Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số cách biến đổi đề từ một bài toán gốc chương halogen để giảng dạy học sinh yếu kém môn hóa học 10 tại trường THPT lê lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.39 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LÊ LAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ CÁCH BIẾN ĐỔI ĐỀ TỪ MỘT BÀI TOÁN GỐC
CHƯƠNG HALOGEN ĐỂ GIẢNG DẠY HỌC SINH YẾU KÉM
MÔN HÓA HỌC 10 TẠI TRƯỜNG THPT LÊ LAI

Người thực hiện: Lê Thị Lan
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Hóa học

THANH HOÁ NĂM 2016


QUY ƯỚC MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12


13
14

Cụm từ
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Giáo viên
Sách giáo khoa
Học sinh
Chương trình chuẩn
Phương trình hóa học
Công thức phân tử
Sách giáo khoa
Điều kiện tiêu chuẩn
Thực nghiệm
Đối chứng
Số liệu
Trung bình

Viết tắt
THCS
THPT
GV
SGK
HS
CTC
PTHH
CTPT
SGK
đktc

TN
ĐC
SL
TB


MỤC LỤC


1. MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Hóa học là một môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm, được xây
dựng theo chương trình đồng tâm, kiến thức nọ lồng trong kiến thức kia, chúng
đan xen móc nối với nhau. Đây là một môn học lí thú, có mối quan hệ khăng
khít giữa lí thuyết với thực tiễn nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao
cho đất nước. Nhưng có rất nhiều học sinh “sợ” môn Hóa học, tại sao lại như
vậy ? Câu trả lời là do các em “mất gốc” các kiến thức cơ bản của môn Hóa.
Vậy gốc của môn Hóa học bắt đầu từ đâu ?
Từ năm lớp 8 của chương trình THCS, học sinh đã bắt đầu được học Hóa
học. Và 2 năm học môn hóa ở THCS đã cung cấp cho các em những kiến thức
cơ bản nhất về môn học. Khi chuyển từ cấp 2 lên cấp 3, giai đoạn đầu các em sẽ
gặp rất nhiều khó khăn về mặt khách quan do sự thay đổi hoàn toàn về cách học
và môi trường học. Với cách học mới, nếu không nắm bắt nhanh các em sẽ khó
theo kịp các giai đoạn tiếp theo bởi lượng kiến thức luôn thay đổi.
Mặt khác, Hóa học là một môn học có tính kế thừa liên tục, không nắm
chắc kiến thức phần trước sẽ khó theo được các học phần tiếp theo (hay còn gọi
là mất gốc). Đối với những học sinh “mất gốc” môn Hóa khi bắt đầu học chương
Halogen, các em sẽ thấy rất khó khăn để làm một bài toán Hóa học, dù là đơn
giản nhất. Bởi lẽ, để làm được một bài toán Hóa học đơn giản nhất cũng phải
qua nhiều bước tư duy và thường phải sử dụng nhiều công thức đã học ở THCS.

Trong khi đó, trường THPT Lê Lai thuộc huyện Ngọc Lặc là một huyện
miền núi ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, trình độ đầu vào của học sinh khá thấp.
Theo khảo sát đầu năm học, số học sinh nắm được kiến thức cơ bản của môn
Hóa đạt yêu cầu chưa đến 20% lượng học sinh. Và môn Hóa trở thành một môn
học khó với phần đông học sinh ở trường khi “gốc” không có, mà lượng bài toán
Hóa học trong sách giáo khoa lại ít và chưa thực sự phù hợp với trình độ của các
em học sinh trong trường đang có.
Chính vì lí do trên, tôi đã trăn trở, tìm tòi cách dạy để có thể giúp các em
học sinh vừa tiếp thu kiến thức mới, lại vừa củng cố được kiến thức cơ bản đã
mất và có thể làm được những bài toán Hóa học. Tôi đã xây dựng hệ thống bài
toán Hóa học phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh bằng: “Một số cách
biến đổi đề từ một bài toán gốc chương Halogen để giảng dạy học sinh yếu
kém môn hóa học 10 tại trường THPT Lê Lai ”. (Để phù hợp với trình độ của
học sinh, trường THPT Lê Lai sử dụng sách giáo khoa chương trình chuẩn)
- Mục đích nghiên cứu
Đề tài này đưa ra một số cách biến đổi đề bài toán Hóa học (bài toán gốc)
thuộc chương Halogen, thành nhiều bài toán Hóa học mới ở các mức độ tư duy
khác nhau giúp học sinh “mất gốc” kiến thức hóa THCS có thể làm được những
bài toán Hóa học cơ bản.
1


- Đối tượng nghiên cứu
Một số cách biến đổi đề từ một bài toán Hóa học cơ bản, thường gặp ở
chương Halogen:
+ Dạng 1: Kim loại tác dụng với đơn chất Halogen.
+ Dạng 2: Kim loại tác dụng với dung Pdịch axit clohiđric.
- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập và phân tích tổng quan các nguồn tài liệu lý luận.
+ Quan sát giờ học để tìm ra những khó khăn trong tư duy của học sinh “mất

gốc”. Trao đổi, tìm hiểu thực trạng việc giải các bài toán Hóa học của học sinh.
+ Sử dụng phương pháp thực nghiệm đối chứng để phân tích kết quả
đạt được.
+ Dùng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục để xử lí.

2


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Thế nào là cách biến đổi đề từ một bài toán (Hóa học) gốc ?
Đó là các cách thức thay đổi dữ kiện từ một bài toán Hóa học ban đầu
(gốc) thành nhiều bài toán Hóa học mới. Có thể đơn thuần là thay đổi số liệu dữ
kiện bài toán hay đảo dữ kiện bài toán, thay đổi tên chất tham gia phản ứng ở
các mức độ khác nhau,…
Việc biến đổi đề từ một bài toán Hóa học gốc sẽ tạo ra được một hệ thống
các bài toán Hóa học tương tự nhau, thường được xếp trong cùng một dạng.
2.1.2. Vì sao cần phải biến đổi đề từ một bài toán gốc chương Halogen để
giảng dạy học sinh yếu kém ?
Căn cứ Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Hóa học lớp
10 của Bộ giáo dục và đào tạo; Căn cứ Kế hoạch giảng dạy môn Hóa học trường
THPT Lê Lai năm học 2015 – 2016, học sinh cần phải làm được bài toán Hóa
học cơ bản của chương Halogen. Tuy nhiên, nhiều học sinh bước vào lớp 10,
yếu kém môn Hóa học hay thường gọi là mất gốc kiến thức môn Hóa học. Đó là
những học sinh không nắm chắc được kiến thức cơ bản của môn học ở THCS,
thường có một, nhiều, hay tất cả các biểu hiện sau:
+ Không biết viết CTPT của các chất, PTHH của các phản ứng.
+ Không biết cách tính số mol từ dữ kiện ban đầu.
+ Không biết tính số mol các chất theo tỉ lệ PTHH.
+ Không biết vận dụng các công thức để tính lượng chất theo yêu cầu của

bài toán.
Vì vậy học sinh mất gốc kiến thức môn Hóa học không thể làm được bài
toán Hóa học như mục tiêu đã đề ra.
Để đáp ứng được mục tiêu môn học cũng như Nguyên tắc đổi mới chương
trình giáo dục, SGK phổ thông: Đáp ứng yêu cầu phát triển từng đối tượng học
sinh và đảm bảo tính khả thi, cần phải xây dựng hệ thống bài toán Hóa học phù
hợp với năng lực và trình độ của học sinh.
Việc biến đổi đề từ một bài toán gốc sẽ tạo ra được nhiều bài toán mới có
những đặc điểm giống bài toán ban đầu để các em vận dụng được phần kiến
thức cũ (đã biết ở bài toán gốc), đồng thời có thể nâng mức độ khó dần để tăng
khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh và phần kiến thức cũng hệ thống hơn.
2.2. Thực trạng của việc dạy – học bài toán Hóa học chương Halogen ở
trường THPT Lê Lai
- Thực trạng của việc học bài toán Hóa học
Chương Halogen thuộc chương 5, SGK lớp 10 chương trình chuẩn, đây
cũng là chương đầu tiên của Hóa học vô cơ chương trình THPT. Và từ chương
này bắt đầu có những bài toán Hóa học phải sử dụng nhiều đến các kiến thức
Hóa đã học ở chương trình THCS. Nên những học sinh đã “mất gốc” học đến
3


chương này cảm thấy rất khó khăn và bế tắc. Mặt khác, trong sách giáo khoa,
chương Halogen lại không có nhiều bài toán Hóa học để các em luyện tập, nội
dung các bài tập này cũng khó so với trình độ nhận thức của các em.
Trước khi dạy chương Halogen, tôi cho các em học sinh ở 2 lớp tôi dạy là
10A6 và 10A8 làm một đề kiểm tra 15 phút để kiểm tra kiến thức và kĩ năng giải
toán Hóa học mà các em đã có. Đề bài chỉ gồm một bài toán Hóa học cơ bản,
đơn giản mà các em đã học ở chương trình THCS.
Đề bài: Cho 2,4 gam magie tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl.
a) Viết PTHH xảy ra.

b) Tính thể tích khí thoát ra ở đktc.
c) Tính nồng độ của dung dịch axit đã dùng.
Kết quả bài kiểm tra tôi thu được như sau:
Lớp


số

10A8 42
10A6 38

Giỏi
SL
%
0
0
0
0

Khá
SL
%
0
0
0
0

TB
SL
5

4

Yếu
Kém
% SL
%
SL %
11,90 11
26,19 26 61,91
10,53 12
31,58 22 57,89

Từ việc chấm bài kiểm tra khảo sát trên, tôi nhận thấy:
+ Rất nhiều học sinh không viết đúng PTHH: Viết sai CTPT, không biết
cân bằng phương trình hóa học.
+ Chỉ có một số học sinh biết cách tính số mol chất mà đề đã cho (Mg).
+ Rất ít học sinh biết cách tính số mol chất mà đề bài yêu cầu.
+ Không có học sinh nào biết cách tính thể tích khí ở đktc.
+ Không có học sinh nào biết cách tính nồng độ dung dịch.
Thực trạng trên thật đáng buồn nhưng đó lại là điều bình thường mà tôi đã
thu được khi khảo sát các lớp dạy hàng năm. Bởi lẽ, trường THPT Lê Lai là một
trường thuộc huyện miền núi, trình độ đầu vào của học sinh còn thấp (Không liệt
môn thi nào là đủ điều kiện vào trường !), đa số phụ huynh chưa quan tâm đúng
mức đến việc học của con em mình (Vì điều kiện kinh tế còn rất nhiều khó
khăn). Hơn nữa, những năm gần đây, môn Hóa học không phải là môn thi vào
trường nên không được học sinh chú trọng và nếu có thì các em cũng đã quên
kiến thức.
- Thực trạng của việc dạy bài toán Hóa học
Trong những năm học trước, bản thân tôi và các đồng nghiệp trong tổ bộ
môn tuy đã có nhiều năm dạy Hóa học 10 vẫn cảm thấy khó khăn, bế tắc trước

việc dạy cho học sinh đại trà có thể vừa nắm được kiến thức lí thuyết của
chương Halogen theo chuẩn kiến thức, vừa có thể làm được bài toán Hóa học ở
chương này. Nhất là khi bản thân các em cảm thấy mình không thể học Hóa và
thường “bỏ rơi” môn học này. Trước khó khăn trên, chúng tôi thường dạy lí
thuyết, yêu cầu các em học thuộc và gần như phải bỏ qua phần làm toán Hóa
4


học. Như vậy việc dạy và học Hóa học chưa thật sự đạt được hiệu quả và mục
tiêu của môn học.
Với mong muốn giúp các em có thể lấy lại kiến thức căn bản của môn
học, tiếp thu được kiến thức mới hiệu quả, tôi đã trăn trở và tìm cách xây dựng
hệ thống bài toán Hóa học đơn giản ở chương Halogen, phù hợp với trình độ
nhận thức của học sinh “mất gốc” bằng : “Một số cách biến đổi đề từ một bài
toán gốc” và hướng dẫn các em các bước làm bài toán cơ bản.
2.3. Một số cách biến đổi đề từ một bài toán gốc thuộc chương Halogen
2.3.1. Kiến thức cần chuẩn bị
Đầu tiên tôi hướng dẫn các em 4 bước cơ bản để giải một bài toán hóa học
đơn giản:
+ Bước 1: Tính số mol của chất mà đề bài đã cho dữ kiện. (Thường sử
V
m
dụng một trong các công thức: n =
, n=
, n = C M .V )
22,4
M
+ Bước 2: Viết PTHH của phản ứng xảy ra.
+ Bước 3: Tính số mol của chất mà đề bài yêu cầu theo số mol chất đã
biết (Dựa vào tỉ lệ của PTHH) .

+ Bước 4: Từ số mol sử dụng các công thức để tính lượng chất mà đề yêu
n
cầu (Khối lượng: m = n.M ; thể tích: V = n.22,4; nồng độ CM = )
V
2.3.2. Một số cách biến đổi đề từ một bài toán hóa học thành các bài toán mới
Với học sinh “mất gốc” kiến thức cơ bản THCS thật khó khăn để có có
thể làm được một bài toán Hóa học dù là đơn giản nhất, bởi lẽ để làm được bài
toán hóa học cần phải qua nhiều bước tư duy. Vì vậy để những học sinh này có
thể làm được bài toán Hóa học, cần đưa ra một bài toán gốc, giải chi tiết và
phân tích kĩ. Sau đó cho học sinh làm những bài toán Hóa học tương tự. Có thể
xây dựng hệ thống dạng bài toán mới theo các mức độ tư duy bằng cách biến
đổi đề như sau:
+ Mức độ 1: Thay số dữ kiện bài toán Hóa học đã cho để biến nó thành
một bài tập mới. Đây là mức độ đơn giản nhất, ở loại này học sinh chỉ cần thay
số dữ kiện trong bài giải mẫu là có thể làm được. Khi đó học sinh chưa thật sự
hiểu cách làm, nhưng khi được làm nhiều bài tương tự sẽ tạo ra “lối mòn” cách
làm dạng bài tập này trong tư duy học sinh, đồng thời thuộc các công thức và
quan trọng nhất là cho các em sự tự tin mình có thể làm được !
+Mức độ 2: Đảo dữ kiện bài toán Hóa học gốc. Ở loại này đặt ra yêu cầu
học sinh phải linh hoạt hơn trong cách vận dụng các công thức, yêu cầu các em
phải tư duy.
+ Mức độ 3: Thay tên nguyên tố Hóa học có hóa trị tương tự trong chất
tham gia phản ứng. (PTHH tương đuơng với PTHH trong bài toán gốc). Ở loại
5


này yêu cầu các em phải tư duy nhiều hơn nữa: Biết viết PTHH mới, biết thay số
linh hoạt hơn.
+ Mức độ 4: Thay nguyên tố có hóa trị khác với nguyên tố trong bài toán
gốc (PTHH có tỉ lệ phản ứng khác với PTHH trong bài toán gốc). Loại này yêu

cầu học sinh phải biết vận dụng kiến thức cũ linh hoạt hơn và sau khi làm được
loại bài tập này học sinh có thể tự tin rằng mình có thể tự làm được một bài toán
hóa học cơ bản.
+ Mức độ 5: Yêu cầu học sinh tự xây dựng bài toán Hóa học mới. Làm
việc này giúp học sinh có khả năng liên kết các dữ kiện bài toán, hiểu được mục
đích của dữ kiện và mối quan hệ với yêu cầu bài toán. Biến học sinh từ một “thợ
xây” bình thường (thực hiện yêu cầu) thành một “kiến trúc sư” (thiết kế ra sản
phẩm), tăng khả năng sáng tạo và nâng tầm tư duy cho học sinh.
2.3.3. Biến đổi đề các dạng bài tập cơ bản ở chương Halogen
Chương Halogen có nhiều nội dung, song theo tôi nội dung cơ bản và
quan trọng nhất là về tính chất của clo và axit clohiđric. Và dạng bài toán cơ
bản và đơn giản nên bắt đầu để dạy cho học sinh mất gốc kiến thức môn Hóa
học là:
- Kim loại tác dụng với clo: + Tính theo PTHH.
+ Xác định tên kim loại.
- Kim loại tác dụng với axit clohiđric: + Tính theo PTHH.
+ Xác định tên kim loại.
+ Bài toán có chất dư.
Tôi dùng thời gian còn lại sau khi dạy lí thuyết ở các tiết học của chương
Halogen và 2 tiết luyện tập của chương để đưa ra hệ thống bài toán tôi đã xây
dựng bằng các cách biến đổi đề bài toán gốc trên, sau cùng là bài kiểm tra tương
ứng để đánh giá kết quả dạy và học.
2.3.3.1. Dạng 1: Kim loại + Clo → Muối clorua.
Thông qua dạng bài toán này, củng cố cho học sinh:
- Thuộc PTHH của phản ứng kim loại + Cl2 → Muối clorua
- Biết cách tính n, m, V liên quan đến 2 công thức cơ bản đã học ở chương
trình hóa học lớp 8:
m = n. M và V = n . 22,4.
Bài toán 1: Tính theo PTHH.
Bài toán gốc: Đốt cháy hoàn toàn 2,4 gam Mg trong khí clo dư.

a) Tính khối lượng sản phẩm thu được.
b) Tính thể tích (ở đktc) khí Cl2 tối thiểu cần cho phản ứng.
HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

Hướng dẫn học sinh vận dụng các
2,4
n Mg =
= 0,1 mol.
a)
Theo
bài
ra:
bước giải bài toán hóa học cơ bản để
24
giải bài tập này, cụ thể các bước:
6


HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

to
- Bước 1: Tính số mol của Mg thông PTHH: Mg + Cl2 
→ MgCl2.
m
qua công thức: n =
(1) .

Theo PTHH: n MgCl2 = n Mg = 0,1 mol.
M
⇒ m MgCl2 = 0,1.(24 + 2.35,5) = 9,5 g .
- Bước 2: Viết PTHH.

- Bước 3: Tính số mol MgCl2 , Cl2 theo b) Theo PTHH: n Cl2 = n Mg = 0,1 mol.
Mg.
⇒ VCl2 = 0,1.22,4 = 2,24 l
- Bước 4: Tính khối lượng của MgCl2
theo công thức (1) (Chú ý hướng dẫn
học
sinh
cách
tính
M MgCl2 = 24 + 2.35,5 ) , thể tích của Cl 2
theo công thức:
V = n . 22,4.
Một số cách biến đổi bài toán gốc ra bài toán mới:
Mức độ 1: Thay khối lượng Mg, giữ nguyên câu hỏi.
Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam Mg trong khí clo dư.
a) Tính khối lượng sản phẩm thu được.
b) Tính thể tích (ở đktc) khí Cl2 tối thiểu cần cho phản ứng.

Tùy đối tượng học sinh mà ta có thể đưa ra một số bài dạng này để học
sinh thật hiểu mới chuyển sang bài toán mới.
Mục đích: Để học sinh dù chưa thật sự hiểu bài nhưng chỉ cần thay số cũng
có thể làm được bài tập và có thêm tự tin để làm các bài tập tiếp theo.
Mức độ 2: Cho thể tích Cl2 (hoặc sản phẩm), yêu cầu tính khối lượng Mg.
Bài 2. Đốt cháy hoàn toàn Mg trong V lít (ở đktc) khí clo vừa đủ đến phản ứng
hoàn toàn, thì thu được 14,25 gam sản phẩm.

a) Tính khối lượng Mg đã tham gia phản ứng.
b) Tính V.

Có thể tiếp tục thay số liệu ở dạng này để học sinh luyện tập thành thạo.
Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn Mg trong 0,672 lít (ở đktc) khí clo vừa đủ đến phản
ứng hoàn toàn.
a) Tính khối lượng Mg đã tham gia phản ứng.
b) Tính khối lượng sản phẩm.
Có thể tiếp tục thay số liệu ở dạng này để học sinh luyện tập thành thạo.
7


Mục đích: Học sinh tiếp tục rèn luyện các thao tác làm một bài toán hóa
học cơ bản và biết vận dụng linh hoạt các công thức tính: n =

V
m
và n = 22, 4 .
M

Mức độ 3: Thay tên Mg bằng các kim loại có hóa trị tương đương như
Zn, Cu…
Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn 16,25 gam kẽm trong khí clo dư.
a) Tính khối lượng sản phẩm thu được.
b) Tính thể tích (ở đktc) khí Cl2 tối thiểu cần cho phản ứng.

Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn kẽm trong V lít (ở đktc) khí clo vừa đủ đến phản
ứng hoàn toàn, thì thu được 27,2 gam sản phẩm.
a) Tính khối lượng kẽm đã tham gia phản ứng.
b) Tính V.

Bài 6. Đốt cháy hoàn toàn kẽm trong 2,24 lít (ở đktc) khí clo vừa đủ đến phản
ứng hoàn toàn.
a) Tính khối lượng kẽm đã tham gia phản ứng.
b) Tính khối lượng sản phẩm.
Mức độ 4: Thay Mg bằng các kim loại có hóa trị khác như Na, Al, Fe…
Bài 7. Đốt cháy hoàn toàn 11,2 gam sắt trong khí clo dư.
a) Tính khối lượng sản phẩm thu được.
b) Tính thể tích (ở đktc) khí Cl2 tối thiểu cần cho phản ứng.
HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài
11,2
n Fe =
= 0,2 mol.
a)
Theo
bài
ra:
toán theo các bước đã học.
56
- Giáo viên lưu ý học sinh:
to
PTHH: 2Fe + 3Cl2 
→ 2FeCl3.

+ Sắt có 2 hóa trị nhưng do clo có tính
n
= n Fe = 0,2 mol.

oxi hóa mạnh nên sản phẩm tạo thành Theo PTHH: FeCl3
là muối sắt (III).
⇒ m FeCl3 = 0,2.(56 + 3.35,5) = 32,5 g .
+ Khi tính số mol của Cl2 cần chú ý do
3
b) Theo PTHH: n Cl2 = n Fe = 0,3 mol.
tỉ lệ phương trình thay đổi.
2
⇒ VCl2 = 0,3.22,4 = 6,72 l

8


Bài 8. Đốt cháy hoàn toàn a gam sắt trong V lít (ở đktc) khí clo vừa đủ đến
phản ứng hoàn toàn, thì thu được 6,5 gam sản phẩm.
a) Tính a.
b) Tính V.
Bài 9. Đốt cháy hoàn toàn nhôm trong 6,72 lít (ở đktc) khí clo vừa đủ đến phản
ứng hoàn toàn.
a) Tính khối lượng nhôm đã tham gia phản ứng.
b) Tính khối lượng sản phẩm.
Mức độ 5: Yêu cầu học sinh tự xây dựng một số bài toán tương tự.
Bài toán 2:

Xác định tên nguyên tố.

Hướng dẫn: Muốn xác định tên một nguyên tố hóa học, ta phải tìm cách tính
m
khối lượng mol của nguyên tố đó. Thường sử dụng công thức: M =
n

Bài toán gốc: Cho 4,6 gam Na tác dụng hoàn toàn với một đơn chất Halogen
X thu được 11,7 gam muối halogenua. Xác định tên X.
HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

- Giáo viên hướng dẫn học sinh: Muốn
4,6
n Na =
xác định tên nguyên tố hóa học, cần
23
tính được khối lượng mol của nguyên
to
tố đó. Yêu cầu học sinh đưa ra được PTHH: 2Na + X2 → 2NaX
các bước giải bài toán này:
Theo PTHH:
+ Bước 1: Tính số mol chất mà đề bài
n NaX = 0,2 mol
cho dữ kiện (Na).
11, 7
⇔ MX = 35,5.

23
+
X
=
+ Bước 2: Viết PTHH.
0, 2

+ Bước 3: Liên hệ số mol chất cần tính

(NaX) với chất đã cho (Na).
+ Bước 4: Tính M NaX =
kết luận.

Vậy X là clo.

m
⇒ M X và
n

Các cách biến đổi bài toán gốc ra một số bài toán mới:
Mức độ 1 : Thay đổi số liệu dữ kiện bài toán.
Bài 1. Cho 1,38 gam Na tác dụng hoàn toàn với một đơn chất halogen Y thu
được 6,18 gam muối halogenua. Xác định tên Y. (Đáp án : Brom)
9


Mức độ 2 :

Đảo dữ kiện

Bài 2. Cho 5,06 gam Na tác dụng vừa đủ với 7,81 gam một đơn chất halogen Z.
Xác định tên Z. (Đáp án : Clo)
Bài 3. Cho m gam Na tác dụng vừa hết với 1,704 gam một đơn chất halogen A
thì thu được 2,808 gam muối halogenua. Xác định m và tên của A. (Đáp án : m
=1,104 g ; A là Clo)
Thông qua bài này còn có thể giới thiệu với các em phương pháp sử dụng định
luật bảo toàn khối lượng.
Mức độ 3 :


Thay đổi tên nguyên tố trong dữ kiện bài toán.

Bài 4. Cho 5,4 gam Al tác dụng vừa đủ với 21,3 gam một đơn chất halogen Y.
Xác định tên Y. (Đáp án : Clo)
Bài 5. Cho 4,8 gam một kim loại hóa trị 2 tác dụng vừa hết với 4,48 lít khí Cl 2
(ở đktc). Xác định tên kim loại. ( Đáp án : Magie)
Bài 6. 5,4 gam một kim loại hóa trị 3 tác dụng vừa đủ với 6,72 lít khí Cl 2 (ở
đktc). Xác định tên kim loại. (Đáp án : Nhôm)
Bài 7. Cho 2,6 gam một kim loại hóa trị 2 tác dụng vừa đủ với Cl 2 thì thu được
5,44 gam muối clorua. Xác định tên kim loại. (Đáp án : Kẽm)
Mức độ 4:

Kim loại không rõ hóa trị.

Bài 8. Cho 6,4 gam một kim loại tác dụng vừa hết với 2,24 lít khí Cl 2 (ở đktc).
Xác định tên kim loại.
HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

to
- Giáo viên hướng dẫn học sinh: Vì PTHH: 2M + nCl2 
→ 2MCln
chưa rõ hóa trị nên đặt hóa trị của kim
2,24
loại là n, liên hệ M với n. Cụ thể Theo bài ra: n Cl =
= 0,1 mol
2
22,4
hướng dẫn học sinh làm theo các bước

đã học:
6,4
nM =
+ Bước 1: Viết PTHH.
M
+ Bước 2: Tính số mol chất mà đề bài
n
cho dữ kiện (Cl2) và số mol của kim Theo PTHH: n Cl2 = 2 n M
loại.
n = 2
n 6,4
⇔ M = 32n ⇒ 
+ Bước 3: Liên hệ số mol chất cần tính ⇒ 0,1 =
2 M
M = 64
(M) với chất đã cho.

+ Bước 4: Liên hệ M với n. Hướng dẫn Vậy kim loại cần tìm là đồng (Cu).
học sinh, hóa trị của kim loại thường từ
1 đến 3 nên n nhận các giá trị từ 1 đến
.
3 và kết luận.
10


Bài 9. Cho 1,08 gam một kim loại tác dụng vừa hết với 1,344 lít khí Cl2 (ở đktc).
Xác định tên kim loại. (Đáp án: Nhôm).
Bài 10. Cho 3,6 gam một kim loại tác dụng vừa hết với khí Cl 2 thì thu được
14,25 gam muối clorua. Xác định tên kim loại. (Đáp án : Magie).
Mức độ 5: Yêu cầu học sinh tự xây dựng một số bài toán tương tự.

2.3.3.2. Dạng 2: Kim loại + axit HCl → Muối clorua + H2.
Điều kiện phản ứng: Kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học.
Kim loại trong muối tạo thành có hóa trị thấp.
Thông qua dạng bài toán này, củng cố cho học sinh:
- Thuộc PTHH của phản ứng kim loại + HCl → Muối clorua + H2.
- Tiếp tục củng cố các công thức: m = n. M và V = n . 22,4.
- Củng cố các công thức tính nồng độ : CM =
Bài toán 1:

n
V

Tính theo PTHH.

Bài toán gốc: Cho 2,8 gam sắt tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl.
a) Tính thể tích khí thoát ra ở đktc.
b) Tính nồng độ CM của dung dịch HCl đã dùng.
HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm theo
2,8
n Fe =
= 0,05 mol
a)
Theo
bài
ra:
các bước đã học.

56
+ Bước 1: Tính số mol chất mà đề bài PTHH: Fe + 2HCl 
→ FeCl2 + H2↑
cho dữ kiện (Fe).
Theo PTHH: n H2 = n Fe = 0,05 mol
+ Bước 2: Viết PTHH.
V
+ Bước 3: Liên hệ số mol chất cần tính ⇒ H 2 = 0,05. 22,4 = 1,12 lít
(H2, HCl) với chất đã cho.
+ Bước 4: Từ số mol tính các đại lượng
mà đề bài yêu cầu.

b) Theo PTHH: n HCl = 2n Fe = 0,10 mol


[ HCl] =

0,1
= 0,2 M.
0,5

Các cách biến đổi bài toán gốc ra một số bài toán mới:
Mức độ 1: Thay số liệu của dữ kiện.
Bài 1. Cho 11,2 gam sắt tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch HCl.
a) Tính thể tích khí thoát ra ở đktc.
b) Tính nồng độ CM của dung dịch HCl đã dùng.
11


Mức độ 2 :

còn lại.

Thay đổi dữ kiện: Cho lượng axit, yêu cầu tính các giá trị

Bài 2. Cho m gam sắt tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl 0,4 M.
a) Tính thể tích khí thoát ra ở đktc.
b) Xác định m.

Mức độ 3 :

Thay đổi tên nguyên tố trong dữ kiện bài toán.

Bài 3. Cho m gam kẽm tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl 0,2 M.
a) Tính thể tích khí thoát ra ở đktc.
b) Xác định m.
Bài 4. Cho 4,8 gam magie tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch HCl.
a) Tính thể tích khí thoát ra ở đktc.
b) Tính nồng độ CM của dung dịch HCl đã dùng.

Mức độ 4: Thay sắt bằng các kim loại có hóa trị khác như Na, Al, …
Bài 5. Cho 1,08 gam nhôm tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl.
a) Tính thể tích khí thoát ra ở đktc.
b) Tính nồng độ CM của dung dịch HCl đã dùng.

Mức độ 5: Yêu cầu học sinh tự xây dựng một số bài toán tương tự.
Bài toán 2: Xác định tên nguyên tố kim loại.
Bài toán gốc: Cho 13 gam một kim loại hóa trị 2 tác dụng hết với dung dịch
HCl thấy thoát ra 4,48 lít khí ở đktc. Xác định tên kim loại.
HOẠT ĐỘNG DẠY


HOẠT ĐỘNG HỌC

- Giáo viên yêu cầu HS đưa ra hướng Gọi tên kim loại cần tìm là M.
giải quyết và các bước đã học.
PTHH: M + 2HCl 
→ MCl2 + H2
+ Bước 1: Tính số mol chất mà đề bài
4,48
n H2 =
cho dữ kiện (H2).
= 0,2 mol
22,4
+ Bước 2: Viết PTHH.
Theo PTHH:
+ Bước 3: Liên hệ số mol chất cần tính
n M = n H2 = = 0,2 mol
(M) với chất đã cho (H2).
+ Bước 4: Tính M =

m
và kết luận.
n

⇒ M=

13
= 65 .
0, 2

Vậy M là kẽm (Zn).


12


Các cách biến đổi bài toán gốc ra một số bài toán mới:
Mức độ 1: Thay số dữ kiện: Có thể thay đổi : Khối lượng kim loại, hóa
trị của kim loại, thể tích H2.
Bài 1. Cho 12 gam một kim loại hóa trị 2 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy
thoát ra 11,2 lít khí ở đktc. Xác định tên kim loại. (Đáp án : Magie)
Bài 2. Cho 10,8 gam một kim loại hóa trị 3 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy
thoát ra 6,72 lít khí ở đktc. Xác định tên kim loại. (Đáp án : Nhôm)
Mức độ 2:
phản ứng.

Đảo dữ kiện: Không cho lượng khí H2, mà cho lượng axit

Bài 3. 5,4 gam một kim loại hóa trị 3 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch
HCl 1,5 M. Xác định tên kim loại (Đáp án : Nhôm)
Mức độ 3:

Thay dung dịch axit HCl bằng dung dịch H2SO4 loãng.

Bài 4. Cho 13 gam một kim loại hóa trị 2 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy
thoát ra 4,48 lít khí ở đktc. Xác định tên kim loại. (Đáp án : Kẽm)
Mức độ 4:

Tìm tên kim loại chưa biết hóa trị.

Bài 5. Cho 25,2 gam một kim loại chưa rõ hóa trị tác dụng hết với dung dịch
HCl, thấy thoát ra 10,08 lít khí (ở đktc). Xác định tên kim loại. (Đáp án: Sắt)

Bài 6. Cho 1,08 gam một kim loại chưa rõ hóa trị tác dụng hết với 400ml dung
dịch HCl 0,15M, thấy thoát ra V lít khí ở đktc. Xác định V và tên kim loại. (Đáp
án: V=6,72 lít và kim loại là nhôm)
Mức độ 5: Yêu cầu học sinh tự xây dựng một số bài toán tương tự.
Bài toán 3: Bài toán có chất dư.
Bài toán gốc: Cho 5,6 gam sắt vào 500 ml dung dịch HCl 0,6 M đến phản ứng
hoàn toàn.
a) Tính thể tích khí thoát ra ở đktc.
b) Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng.
HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

- Giáo viên hướng dẫn HS làm theo
5,6
n Fe =
= 0,1 mol
các bước
56
+ Bước 1: Tính số mol chất mà đề bài n = 0,5.0,6 = 0,3 mol
HCl
cho dữ kiện (Fe, HCl).
PTHH: Fe + 2HCl 
→ FeCl2 + H2
+ Bước 2: Viết PTHH, tính tỉ lệ số mol
0,1 0,3
với hệ số phương trình của Fe và HCl Bđ:
Pư:
0,1 0,2
0,1

0,1
13


HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

Sau:
0
0,1
0,1
0,1 0,3
<
), chất nào có tỉ
1
2
a) VH 2 = 0,1.22,4 = 2,24 lít.
lệ lớn hơn thì dư (HCl), tính các chất
0,1
theo chất có tỉ lệ nhỏ hơn (Fe).
b) [FeCl2] =
= 0,2 M
0,5
+ Bước 3: Liên hệ số mol chất cần tính
(FeCl2, H2) với chất phản ứng hết (Fe)
0,1
[HCldư] =
= 0,2 M
(Trình bày theo cách 3 dòng cho dễ

0,5
hiểu).
rồi so sánh (

0,1

+ Bước 4: Tính các đại lượng mà đề
bài yêu cầu.
Các cách biến đổi bài toán gốc ra một số bài toán mới:
Mức độ 1:

Thay số liệu của dữ kiện: Thay đổi lượng kim loại và axit

Bài 1. Cho 1,96 gam Fe vào 400 ml dung dịch HCl 0,2 M đến phản ứng
hoàn toàn.
a) Tính thể tích khí thoát ra ở đktc.
b) Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng.
Mức độ 2: Thay kim loại có cùng hóa trị với sắt như: Mg, Zn,...(Thay PTHH
tương đương).
Bài 2. Cho 1,2 gam Mg vào 500 ml dung dịch HCl 0,3 M đến phản ứng
hoàn toàn.
a) Tính thể tích khí thoát ra ở đktc.
b) Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng.
Mức độ 3: Thay nguyên tố kim loại có hóa trị khác như: Al,... (Thay PTHH
với tỉ lệ khác).
Bài 3. Cho 2,16 gam nhôm vào 800 ml dung dịch HCl 0,375 M đến phản ứng
hoàn toàn.
a) Tính thể tích khí thoát ra ở đktc.
b) Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng.
Mức độ 4:

kiện còn lại.

Đảo dữ kiện bài toán: Cho lượng axit và H 2, yêu cầu tính các dữ

Bài 4. Cho a gam Fe vào 500 ml dung dịch HCl 0,4 M đến phản ứng hoàn toàn,
thấy thoát ra 1,792 lít khí (ở đktc).
a) Xác định giá trị của a.
b) Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng.
14


Mức độ 5: Yêu cầu học sinh tự xây dựng một số bài toán tương tự.
Như vậy, trên cơ sở các cách biến đổi đề bài toán hóa học đã giới thiệu ở
trên, chúng ta có thể liên hệ, tự xây dựng được nhiều bài toán hóa học phục vụ
cho giảng dạy và học tập.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Đối với bản thân và đồng nghiệp
Trước khi thực hiện những ý tưởng trên, bản thân tôi dù đã trải qua nhiều
năm dạy Hóa học 10 vẫn còn cảm thấy lúng túng, không biết dạy thế nào để các
em học sinh đều có thể tự làm được một bài toán Hóa học. Và quan trọng hơn là
giúp các em học sinh tự tin mình có thể học tốt môn Hóa học. Vì “tự tin là việc
đầu tiên để có thể làm được những việc lớn lao”. (Theo Samuel Johnson).
Với những trăn trở trên, tôi đã có ý tưởng xây dựng hệ thống bài toán Hóa
học đơn giản bằng cách biến đổi đề bài toán gốc dành cho học sinh mất gốc kiến
thức môn Hóa và áp dụng từ chương Halogen, Hóa học 10, chương trình chuẩn.
Bằng cách này bản thân tôi đã giúp nhiều học sinh có kiến thức hóa từ số 0 đã có
thể tự mình làm được các bài toán Hóa học đơn giản, không những vậy các em
còn có thể tự xây dựng một số bài toán Hóa học mới.
Khi tôi đem ý tưởng này trao đổi với các đồng nghiệp trong tổ đã nhận
được sự ủng hộ, xem đây là một tài liệu tham khảo và nhất trí phổ biến ý tưởng

này và dạy cho học sinh mất gốc môn Hóa học để góp phần nâng cao chất lượng
đại trà của nhà trường.
2.4.2. Đối với học sinh
Để thấy rõ hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với học sinh, tôi sử
dụng phương pháp thực nghiệm đối chứng: Tôi chọn lớp 10A8 (42 HS) là lớp
thực nghiệm sư phạm (TN) dạy theo ý tưởng trên và lớp 10A6 (38 HS) là lớp đối
chứng (ĐC) không dạy ý tưởng trên. 2 lớp này có lực học tương đương nhau.
Tôi sử dụng bài kiểm tra 1 tiết (100% tự luận), chấm bài theo thang điểm 10.
Kết quả bài kiểm tra thu được ở các lớp được xử lí tính theo % , sau đó
được biểu diễn bằng đồ thị dạng cột.
Bảng phân loại kết quả thực nghiệm
Lớp


số

TN
ĐC

42
38

Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL

% SL
% SL
%
SL %
1
2,38 12 28,57 26 61,91 3
7,14 0
0
0
0
1
2,63 11 28,95 9
23,68 17 44,74

15


Biểu đồ biểu diễn phân loại kết quả thực nghiệm.

Nhận xét
Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lý số liệu
thực nghiệm sư phạm thu được tôi nhận thấy:
- Chất lượng học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn ở lớp
đối chứng: tỷ lệ % HS đạt điểm giỏi, khá, trung bình ở lớp thực nghiệm cao hơn
ở lớp đối chứng; ngược lại tỷ lệ HS đạt điểm yếu kém ở lớp thực nghiệm thấp
hơn ở lớp đối chứng.
- Học sinh ở lớp thực nghiệm đã biết cách làm bài toán hóa học, nắm kiến
thức chắc hơn, có hứng thú và tự tin với môn học hơn.
Từ đó tôi có thể kết luận: việc áp dụng các biện pháp dạy học mà tôi đã
nghiên cứu và sử dụng đã nâng cao được kết quả học tập của học sinh ở lớp thực

16


nghiệm cao hơn so với ở lớp đối chứng. Như vậy là biện pháp mới đã có hiệu
quả thực sự.
Việc xây dựng hệ thống các bài toán hóa học bằng cách biến đổi đề bài
toán theo 4 mức độ ban đầu đã giúp học sinh củng cố lại các kiến đã mất, giúp
các em tự tin giải được các bài toán hóa học, đồng thời với mức độ 5 (yêu cầu
học sinh tự xây dựng đề) giúp các em tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong
học tập.

17


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài: “Một số cách biến đổi đề từ một bài
toán gốc chương Halogen để giảng dạy học sinh yếu kém môn hóa học 10 tại
trường THPT Lê Lai ”, tôi đã thực hiện được các nhiệm vụ đã đề ra, cụ thể là:
1.

Đã nghiên cứu hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.

2.

Đưa ra 4 bước để giải một bài toán hóa học cơ bản.

Bằng cách biến đổi đề bài toán ban đầu theo các mức độ tư duy đã
xây dựng hệ thống bài toán ở chương Halogen phù hợp với nhận thức của học
sinh thuộc 2 dạng cơ bản:

3.

+ Kim loại tác dụng với clo.
+ Kim loại tác dụng với axit clohiđric.
Sau thực nghiệm nhận thấy, việc sử dụng hệ thống các bài toán trên đã
giúp học sinh từ “mất gốc” môn hóa có thể “bắt chước” (mức độ 1) để làm được
bài → biết cách làm (mức độ 2) → hiểu cách làm (mức độ 3) → Tự làm bài
(mức độ 4), và ở mức độ cao hơn (mức độ 5) với việc tự ra đề, học sinh từ bị
động sang chủ động tìm kiếm và tiếp thu kiến thức. Đề tài đã góp phần giúp học
sinh yêu môn Hóa học hơn.
Sáng kiến kinh nghiệm có thể nâng cao chất lượng đại trà, phù hợp với
thực tế của nhà trường và địa phương. Những ý tưởng này cũng có thể thực hiện
ở các chương khác của môn Hóa học và rộng hơn có thể thực hiện ở các môn tự
nhiên khác đối với các trường có chất lượng đầu vào của học sinh chưa cao. Bản
thân tôi mong muốn thông qua sáng kiến kinh nghiệm này, gửi đến đồng nghiệp,
nhất là những giáo viên dạy học sinh miền núi một kinh nghiệm để góp phần
nâng cao hiệu quả giảng dạy.
- Kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi có một vài kiến nghị:
- Đối với giáo viên: Cần biết được lực học của học sinh, hiểu những khó
khăn của các em với môn học để có các biện pháp giúp đỡ các em kịp thời và
điều chỉnh cách dạy cũng như cho hệ thống bài tập phù hợp với năng lực học
sinh. Đối với học sinh “mất gốc” là những học sinh thường mất cả niềm tin vào
học tập vì vậy khi dạy các em phải kiên trì, nhẫn nại, biết khuyến khích động
viên kịp thời.
- Đối với tổ bộ môn: Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cần chú trọng
trao đổi kinh nghiệm, phương pháp và xây dựng hệ thống bài tập ở mỗi chương
học phù hợp với chất lượng đại trà của học sinh trong trường.
18



- Đối với nhà trường: Thường xuyên tổ chức các hội thảo về phương pháp
giảng dạy để giáo viên có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục đại trà. Đồng thời có hình thức khen thưởng, động viên giáo viên
dạy lớp các đối tượng học sinh yếu kém tiến bộ trong học tập.
- Đối với Sở giáo dục và đào tạo: Cần tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu,
trao đổi kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh yếu kém cho giáo
viên miền núi.
Trên đây là những nghiên ban đầu của tôi về mảng đề tài này, do thời gian
có hạn nên việc triển khai đề tài còn có những hạn chế nhất định. Tôi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp
để tiếp tục phát triển đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 04 năm 2016

ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Lê Thị Lan

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo,( Nguyễn Cương: Tổng chủ biên) (2007), SGK hóa

học 8 , NXB giáo dục.
2. Bộ giáo dục và đào tạo,( Lê Xuân Trọng: Tổng chủ biên) (2007), SGK hóa
học 9 , NXB giáo dục.
3. Bộ giáo dục và đào tạo,( Nguyễn Xuân Trường: Tổng chủ biên) (2007), SGK
hóa học 10 , NXB giáo dục.
4. Nguyễn Xuân Trường (2010), Bài tập Hóa học ở trường phổ thông, NXB
ĐHSP.
5. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông và
đại học. Một số vấn đề cơ bản. NXB Giáo dục.
6. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục
trung học phổ thông môn Hóa học. NXB Giáo dục.

20



×