Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh lớp 10 trường THPT quan sơn giúp các em nâng cao kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe sinh sản bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.8 KB, 21 trang )

SKKN năm học 2015 - 2016

Nguyễn Trọng Năm
MỤC LỤC
Nội dung

Phần 1. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
Phần 2. Nội dung
1. Cơ sở lí luận
2. Thực trạng vấn đề
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Phần 3. Kết luận và kiển nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
2
2
4
4
5
6
6
7
8


17
20
20
20
21

Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay trong chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học được bố trí
với các nội dung như sau:
Lớp
Nội dung chương trình
6
Thế giới thực vật
1


SKKN năm học 2015 - 2016

Nguyễn Trọng Năm

7
8
9
10
11
12

Thế giới động vật
Cấu tạo cơ thể người

Di truyền, biến dị, cơ thể và môi trường
Sinh học tế bào và vi sinh vật
Sinh học cơ thể
Biến dị, di truyền, chọn giống, tiến hóa, sinh thái học
Nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản được đề cập tới trong chương trình
lớp 8 (Chương XI: Sinh sản) và lớp 11 (Chương III: Sinh trưởng và phát triển;
Chương IV: Sinh sản) tuy nhiên nội dung chưa nhiều, chủ yếu nói về cơ chế sinh
học sinh giao tử, thụ thai và các biện pháp tránh thai. Trong sách giáo khoa chưa
đi vào tâm lý học của lứa tuổi nên việc giáo dục này trong 1 tiết có nhiều hạn
chế. Chủ yếu chỉ nói rằng có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất và tâm lý chứ
chưa đi vào cụ thể về diễn biến, hành vi và cách điều chỉnh bản thân cho phù
hợp với ngoại cảnh và được an toàn.
Nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản chỉ được giáo dục tích hợp ở một số
bộ môn như Hóa, Sinh, Văn, Địa, GDCD và hoạt động ngoài giờ lên lớp, không
phải là môn học chính thức. Các tài liệu về sức khỏe sinh sản chưa nhiều và
chưa đi vào từng đối tượng cụ thể là học sinh theo từng cấp, từng lớp học. Nội
dung các tài liệu còn dài nên học sinh khó có thể khai thác những kiến thức cơ
bản liên quan đến bản thân mình.
Hiện nay chưa có tài liệu nào bàn sâu về vấn đề này cho học THPT, đặc
biệt là học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao biên giới. Các đồng
nghiệp, các nhà trường còn nhiều lúng túng trong việc tiếp cận, triển khai vấn đề
này nên hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản còn nhiều hạn chế.
Một số giáo viên, các tổ chức cứ nói rằng học sinh thiếu kỹ năng sống khi
học sinh có những sai phạm hoặc hạn chế. Tuy nhiên không phải các giáo viên
đều hiểu thế nào là kỹ năng sống, vì vậy có thể dẫn đến nói chung chung mà
không đưa ra được cách thức thực hiện cụ thể để giải quyết vấn đề được thích
hợp và kịp thời.
Trường THPT Quan Sơn là một trường nằm trên vùng núi cao biên giới,
địa hình phúc tạp, hiểm trở, dân cư thưa thớt. Học sinh chủ yếu là người dân tộc
Thái, một số là dân tộc Kinh, Mường và số ít là dân tộc H ’Mông. Mặt bằng

chung dân trí thấp, đầu vào lớp 10 cũng rất thấp. Học sinh đi học đến trường
đường xa, cách trở. Đa số học sinh phải trọ lại gần trường hoặc ở lại khu bán trú
nhà trường. Cuộc sống sinh hoạt đời thường gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn và
không ít các vấn đề phức tạp, nhạy cảm nảy sinh mà tâm lý học sinh khó kiểm
soát và điều chỉnh cho phù hợp, an toàn.
Xa gia đình, không người kiểm soát, hướng dẫn cho những kỹ năng sống
đời thường, trong đó có vấn đề sức khỏe sinh sản nên học sinh có nhiều lúng
túng trong xử lý các tình huống. Xung quanh có nhiều cám dỗ, mối nguy hiểm
dình dập mà học sinh có thể không lường hết được để đối phó.
Trong thời đại cuộc sống công nghệ, đặc biệt là điện thoại thông minh,
facebook tạo nhiều tình cảm ảo mà học sinh không đủ bản lĩnh, tỉnh táo và hiểu
2


SKKN năm học 2015 - 2016

Nguyễn Trọng Năm

biết để kiểm soát bản thân, xử lý tình huống có thể dẫn đến nhiều hậu quả
nghiêm trọng, không an toàn cho bản thân.
Hằng năm có nhiều học sinh bỏ học do kinh tế khó khăn, học yếu, đi lấy
vợ, lấy chồng… và không ít học sinh mang thai, đẻ con ngay khi còn chưa tốt
nghiệp THPT khiến cho việc học tập gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt một số học
sinh còn có biểu hiện quan hệ tình cảm quá giới hạn, một số còn có biểu hiện
việc đi mua bán dâm. Đã từng có học sinh trở thành nạn nhân của buôn bán
người.
Nhà trường đã có một số lần tổ chức giáo dục sức khỏe sinh sản cho học
sinh, đặc biệt là học sinh nữ. Tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa cao, chuyển biến
trong nhận thức và hành động của học sinh chưa rõ rệt. Tình hình về sức khỏe
sinh sản của học sinh có nhiều vấn đề đáng lo ngại, mang tính cấp thiết:

TT
Nội dung
Thực trạng
Ghi chú
1. Vệ sinh kém
Có, đặc biệt nữ
2. Bệnh đường tình dục

3. Mang thai sớm
Có, thậm chí lớp 10
4. Mua bán dâm

Chiều hướng tăng
5. Hiếp dâm

Chiều hướng tăng
6. Buôn bán người

Chiều hướng tăng
Bản thân tôi đã nhiều đã quan tâm đến vấn đề này và đã thử nghiệm nhiều
phương cách khác nhau để giải quyết và thấy từng bước có hiệu quả và dễ triển
khai, mở rộng quy mô, phạm vi thực hiện góp phần nâng cao kỹ năng sống tự
chăm sóc sức khỏe sinh sản bản thân các em. Việc giáo dục này là rất cần thiết
và càng sớm càng tốt để các em có được an toàn hơn. Nên tôi đã chú trọng giáo
dục ngay từ lớp 10 với phương châm “phòng hơn chống”.
Chính vì các lý do trên nên tôi đã đúc rút thành sáng kiến kinh nghiệm với
đề tài:
“Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh
lớp 10 trường THPT Quan Sơn
giúp các em nâng cao kỹ năng

tự chăm sóc sức khỏe sinh sản bản thân”
Trong khuôn khổ đề tài của một sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ trình bày
một số kinh nghiệm của bản thân tự rút ra trong thực tế những năm qua.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu để tìm ra cách giáo dục cho học sinh kỹ năng sống cơ bản về
tự chăm sóc sức khỏe sinh sản của bản thân các em với các nội dung chủ yếu
sau:
- Giới và giới tính
- Sự phát triển của tuổi vị thành niên
- Tình bạn, tình yêu, hôn nhân
3


SKKN năm học 2015 - 2016

Nguyễn Trọng Năm

- Sức khỏe tình dục
- Sự thụ thai
- Vệ sinh phụ nữ
- Mang thai sớm
- Các biện pháp tránh thai
- Các bệnh lây nhiễm đường sinh sản, tình dục
- Phòng chấm mại dâm
- Phòng chống buôn bán người
Để học sinh được trang bị các kiến thức cơ bản nhất, dễ hiểu nhất và xử lý
các tình huống có thể có trong cuộc sống. Từ đó học sinh có bản lĩnh vững vàng
hơn trong cuộc sống.
Để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp cá nhân có thể ứng xử hiệu quả
trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày, làm chủ bản thân, ứng

xử phù hợp với người khác, ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc
sống. Đảm bảo sức khỏe sinh sản được tốt, tâm hồn luôn được trong sáng của
tuổi học trò.
Các kỹ năng này cần được trang bị ngay từ khi các em mới vào cấp hoc
THPT Quan Sơn. Một môi trường mới có nhiều điều mới lạ mà học sinh cần tiếp
cận ngay. Chứ không để có hậu quả rồi mới rút kinh nghiệm.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tôi chọn là học sinh lớp 10 trường THPT Quan Sơn. Là ngôi trường mà
tôi đã công tác nhiều năm, đã chứng kiến nhiều các sự kiện của nhà trường.
Trong đó có vấn đề sức khỏe sinh sản của học sinh. Nhận thấy kỹ năng của các
em còn nhiều hạn chế.
Học sinh lớp 10 mới vào trường còn nhiều bỡ ngỡ, đa số xa gia đình, sống
tại các nhà trọ đơn sơ, khu bán trú nhiều thiếu thốn. An ninh trật tự phức tạp,
nhiều cái cám dỗ nên dễ bị tổn thương hơn cả.
Phương pháp giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh là những nội dung
gì và cách thức tổ chức như thế nào cho hiệu quả.
Từ đó học sinh có được các kỹ năng tự chăm sóc cho bản thân mình và
những người thân xung quanh. Đó là các kỹ năng tưởng chừng đơn giản nhưng
lại rất quan trọng trong cuộc sống đời thường hằng ngày của mỗi học sinh lớp 10
trường THPT Quan Sơn. Từ đó các em phải tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
sinh sản cho chính bản thân mình. Học sinh có thể nhận ra các thủ đoạn của tội
phạm để ứng phó hiệu quả.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau
để có cái nhìn tổng quan, khách quan hơn để đưa ra các giải pháp cho hợp lý với
đối tượng học sinh của mình. Với đặc thù là vấn đề nhạy cảm nên tôi chọn các
phương pháp cũng nhạy cảm để thu thập số liệu như sau:

4



SKKN năm học 2015 - 2016

Nguyễn Trọng Năm

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Sử dụng phiếu điều
tra như sau (sử dụng phiếu cho học sinh cả 5 lớp 10 cho tự viết câu trả lời mà
không cần ghi tên. Kiểm tra mức độ nhận thức của các em)
Câu hỏi
Câu trả lời
Phân biệt giới và giới tính?
……………………………………..
Tuổi vị thành niên có những phát triển
……………………………………..
quan trọng nào?
Phân biệt tình bạn, tình yêu và hôn
nhân. Là học sinh có nên yêu không? ……………………………………..
Vì sao?
Thế nào là sức khỏe tình dục
……………………………………..
Thụ thai dựa trên cơ sở nào?
……………………………………..
Vệ sinh phụ nữ cần phải làm những gì
……………………………………..
Vệ sinh nam giới cần phải làm những
……………………………………..
gì?
Mang thai sớm là thế nào? Hậu quả?
……………………………………..
Nêu các biện pháp tránh thai. Với em

……………………………………..
biện pháp nào là tốt nhất?
Kể tên các bệnh lây truyền qua đường
sinh sản và tình dục. Nêu các phòng ……………………………………..
tránh.
Thế nào là mại dâm? Cách phòng,
……………………………………..
chống
Thế nào là buôn bán người? Đối
tượng? Thủ đoạn và cách phòng ……………………………………..
chống?
Kết quả cho thấy đa số các em hiểu biết quá ít về các vấn đề này.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Qua các năm học có số liệu thu thập như
sau
+ Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Bệnh viện Đa khoa Quan Sơn và Trung
tâm Y tế dự phòng nhận định
+ Mại dâm: Lấy số liệu từ Ban quản lý bán trú, Ban cờ đỏ, thông tin từ Ban nữ
công, nữ sinh, ý kiến của học sinh ở trong khu bán trú và khu nhà trọ gần
trường, ý kiến từ lễ tân nhà nghỉ
+ Buôn bán người: Xin nhận định của Công an huyện Quan Sơn.
(Không công bố số liệu chi tiết, đích danh vì là vấn đề cần bảo mật)
Phần 2. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Hiện nay giáo dục kĩ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa
vào dạy học cho học sinh các trường phổ thông, dưới nhiều hình thức khác nhau.
Chương trình hành động Dakar về Giáo dục cho mọi người (Senegal – 2000) đã
5


SKKN năm học 2015 - 2016


Nguyễn Trọng Năm

đặt ra trách nhiệm cho mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận
với chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp và kỹ năng sống cần được coi
như một nội dung của chất lượng giáo dục.
Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp
ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục
phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo 4 trụ cột của giáo dục thế kỉ
XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống, đó là: Học để biết, Học để
làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Mục tiêu của giáo
dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang
trang bị kỹ năng cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông
cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, tăng cường
khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tác động đến tình cảm, mang lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được tích hợp trong một số môn học và hoạt
động giáo dục có tiềm năng trong trường phổ thông.
Việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống cần được thông qua nhiều chương
trình, dự án như: Giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống HIV/AIDS, phòng
chống ma tuý, phòng chống tai nạn thương tích... Đặc biệt, rèn luyện kỹ năng
sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các
trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo.
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra kỹ năng chung cho mối quan hệ hiệu quả
của công dân, đó cũng là một trong những đích quan trọng của quá trình giáo
dục. Người Việt Nam thường nói dạy chữ cần đi đôi với dạy người. Dạy người
phải hướng tới tạo cho người học kỹ năng thích ứng với xã hội, ứng xử tích cực

trong các mối quan hệ xã hội, các tình huống trong cuộc sống. Đó là những kỹ
năng thiết thực mà người học cần có để có cuộc sống an toàn, khoẻ mạnh và
hiệu quả.
Trong quá trình dạy học, giáo dục bên cạnh việc hình thành các kỹ năng
mang tính học tập, gắn với chuyên môn, như kỹ năng thực hành kỹ năng đọc
sách, quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp... các kỹ năng đôi khi không chủ
động vẫn được hình thành như diễn đạt trôi chảy, biểu lộ tình cảm, ứng xử nhanh
nhẹn làm chủ bản thân, giải quyết vấn đề, ứng phó, thương lượng... Những kỹ
năng này được hiểu là mục tiêu tiềm ẩn trong quá trình giáo dục nhưng lại là
những thứ mà người học cần có, cần sử dụng dụng trong cuộc sống hàng ngày
để họ trở thành những công dân đích thực trong xã hội hiện đại.
Kỹ năng sống thường gắn với một bối cảnh để người ta có thể hiểu và
thực hành một cách cụ thể. Nó gắn với nội dung nhất định. Các môn học trong
trường THPT Việt Nam đều ít nhiều có khả năng thực hiện giáo dục kỹ năng
sống, trong đó Sinh học là một môn học có nhiều thuận lợi trong giáo dục kỹ
năng sống.
6


SKKN năm học 2015 - 2016

Nguyễn Trọng Năm

Giáo dục kỹ năng sống có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong giai
đoạn hiện nay:
- Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội: thực tế cho thấy có
khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người, có nhận thức đúng chưa
chắc đã có hành vi đúng. Kỹ năng sống còn góp phần vào sự phát triển của xã
hội và bảo vệ con người. Thiếu kỹ năng sống của cá nhân làm phát sinh nhiều
vấn đề của xã hội như nghiện rượu, nghiện ma tuý, mại dâm, cờ bạc...

- Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ, vì chính các em
là tương lai của đất nước, giai đoạn các em đang hình thành giá trị nhân cách,
giàu mơ ước, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá, song thiếu hiểu biết sâu sắc
về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động... đặc biệt là trong xã
hội ngày nay có nhiều yếu tố tích cực nhưng kéo theo nhiều tiêu cực.
- Giáo dục kỹ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông:
thể hiện ở Luật Giáo dục năm 2005 xác định là đào tạo con người Việt Nam phát
triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, thẩm mỹ và nghề nghiệp...
- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là xu thế của nhiều nước trên thế giới,
hiện nay bằng nhiều hình thức (môn học riêng biệt, tích hợp vào vài môn học
chính, tích hợp vào tất cả các môn) có hơn 150 nước đã đưa giáo dục kỹ năng
sống vào nhà trường.
Như vậy giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiếu và có vai trò
đặc biệt quan trọng.
Từ kết quả điều tra cho thấy đáng báo động rằng là học sinh THPT Quan
Sơn chưa có kỹ năng tốt trong việc tự chăm sóc sức khỏe sinh sản bản thân. Nên
chịu nhiều hậu quả cho hiện tại và tương lai.
2. Thực trạng vấn đề
Quan Sơn là một huyện miền núi cao nhất nhì tỉnh Thanh Hoá. Đa số học
sinh là người dân tộc Thái, một số Mường, Mông và Kinh cùng chung sống.
Điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí tương đối thấp.
Trường THPT Quan Sơn được thành lập từ năm 1999 sau khi tách huyện
Quan Hoá thành lập huyện Quan Sơn từ năm 1997. Hiện nay trong trường có
gần một nghìn học sinh (thường xuyên có học sinh bỏ học) đa số các em ở xa,
nhà nghèo, phải trọ lại ở gần trường (ở bán trú, thuê phòng trọ, dựng lều lán ven
sông suối, vách núi để ở...) nên có nhiều khó khăn. Trong điều kiện khó khăn đó,
dân cư thưa thớt ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp, phong trào học tập... với sự
hiện diện của các thầy cô giáo từ miền xuôi lên công tác đã góp phần làm thay
đổi đáng kể đến nhiều mặt của huyện, đặc biệt là vấn đề văn hoá. Cho đến nay
đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tiến bộ, song vẫn còn nhiều hạn chế trong

việc giao tiếp, học tập, sinh hoạt... vì vậy mà rất cần được giáo dục kỹ năng sống
cho các em.
Hiện nay vẫn chưa có môn học chính khoá về kỹ năng sống, việc tích hợp
vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đồng bộ ở các môn, các giáo viên. Tuy nhiên

7


SKKN năm học 2015 - 2016

Nguyễn Trọng Năm

bằng tâm huyết của người thầy mà không chỉ giảng dạy về kiến thức khoa học
mà tôi còn luôn quan tâm tới giáo dục kỹ năng sống cho các em.
Giáo dục kỹ năng sống không phải chỉ trên lớp mà ở mọi nơi, mọi lúc với nhiều
hình thức khác nhau. Tôi rất quan tâm đến điều này nên đã thử nghiệm nhiều, rút
kinh nghiệm qua các năm.
Kết quả cho thấy đa số các em hiểu biết quá ít về các vấn đề này.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Qua các năm học có số liệu thu thập như
sau
+ Bệnh lây truyền qua đường tình dục có chiều hướng giảm do vệ sinh môi
trường tốt hơn, dịch vụ y tế tốt hơn (Bệnh viện Đa khoa Quan Sơn và Trung tâm
Y tế dự phòng nhận định)
+ Mại dâm có chiều hướng gia tăng (do hệ thống nhà nghỉ phát triển, mặt trái
của công nghệ thông tin tác động, một bộ phận học sinh muốn ăn chơi, đua đòi,
gia đình khó quản lý do ở xa): Số học sinh để cho người ngoài vào ngủ qua đêm
tăng, số vụ bị phát hiện lập biên bản tăng, số học sinh đi qua đêm tăng; thậm chí
1 số học sinh còn đi xuống thành phố vào cuối tuần, học hành chểnh mảng, son
phấn lòe loẹt…
+ Buôn bán người có chiều hướng gia tăng với các chiêu bài dụ đi làm ăn với

mức lương hấp dẫn…
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Giáo dục SKSS cho học sinh lớp 10 ngay từ học kỳ I tại các lớp
Cách làm Cách làm
Ưu điểm

mới
Sân khấu Theo khấu Học sinh tập trung hơn, giáo viên kiểm tra năng lực
hóa toàn hóa theo lớp của tất cả học sinh trước và sau hoạt động
trường
HS có cơ hội thực hành, bày tỏ quan điểm, được
thảo luận nhiều hơn
Số học sinh tham gia gần như 100% (Tổ chức cả
trường thường các HS không tham gia là học sinh
không ngoan)
Học sinh Cả nam và Cả học sinh nam và nữ đều cần biết, cần thiết
nữ
nữ
Ít
nội Nhiều
nội Có nhiều thời gian nói chuyên sâu hơn, quản lý học
dung
dung chuyên sinh dễ hơn
chuyên
sâu
sâu
* Vắn tắt về kỹ năng sống
1. Quan niệm về kỹ năng sống
- WHO: KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp cá nhân có
thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày

- UNICEF: KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới
- UNESCO:
8


SKKN năm học 2015 - 2016

Nguyễn Trọng Năm

+ Học để biết (tư duy phê phán, sáng tạo, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả,
kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức…)
+ Học để sống với người khác (Kỹ năng xã hội: giao tiếp, thương lượng, hợp
tác, làm việc nhóm, cảm thông…)
+ Học để làm (Kỹ năng thực hiện công việc như đặt mục tiêu, đảm nhận trách
nhiệm…)
=> KNS là khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với người khác, ứng phó
tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
KNS được hình thành dần trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong
cuộc sống. Vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội.
2. Phân loại KNS
- Giải quyết vấn đề - Suy nghĩ
- Giao tiếp hiệu quả - Ra quyết định
- Giao tiếp ứng xử cá nhân
- Thể hiện sự cảm thông
- Ứng phó với căng thẳng và cảm xúc…
* Kiến thức về SKKS và kỹ năng cơ bản
I. Giới tính và giới
1. Giới tính: là đặc điểm khác biệt về sinh học giữa nam và nữ, chủ yếu liên
quan đến chức năng sinh sản. Vốn có và không thay đổi qua không gian và thời
gian.

2. Giới: chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã hội: vai trò, trách nhiệm,
hành vi, lối sống, mối quan hệ… Thay đổi theo quan niệm xã hội.
* Bình đẳng giới là nam giới, nữ giới được công nhận và hưởng các vị thế ngang
nhau trong xã hội. Hiện nay vẫn tồn tại bất bình đẳng giới: trọng nam khinh nữ,
bạo lực gia đình.
II. Sự phát triển ở tuổi vị thành niên (quá độ từ trẻ con – người lớn, 10 – 19
tuổi)
1 Thể chất: nhiều biến đổi sâu sắc về lượng và chất
+ Ở em gái: Vú phát triển từ nhô lên, quầng vú, bầu vú (có thể không đều 2
bên); phát triển khung chậu, tăng chiều cao, cân nặng; mọc lông mu và lông
nách; da dày, tuyến bã, mồ hôi phát triển thường xuất hiện trứng cá, thường có
mùi hôi; Cơ quan sinh dục phát triển hoàn chỉnh dần
+ Ở em nam: Tinh hoàn phát triển; tăng nhanh chiều cao, cân nặng; hệ thống
lông phát triển; vỡ giọng, trầm; phát triển tuyến bã và mồ hôi, cơ quan sinh dục
hoàn chỉnh dần.
2. Sinh lí: đặc biệt và phức tạp, nữ - kinh nguyệt, nam – mộng tinh
=> Tuổi nổi loạn (bùng nổ):
- Tự trọng, độc lập trong suy nghĩ và hành động;
- Cảm xúc giới tính; mất cân bằng trong tâm lí, tình cảm tạm thời;
- Đánh giá bản thân mình: Muốn khẳng định mình
III. Tình bạn, tình yêu, hôn nhân
9


SKKN năm học 2015 - 2016

Nguyễn Trọng Năm

1. Tình bạn: hợp nhau về tính cách… ý nghĩa quan trọng vì mang lại niềm vui
2. Tình yêu: là loại tình cảm đặc biệt, cao đẹp nhất

3. Hôn nhân: là sự cam kết về mặt pháp lý, với nam từ đủ 20 tuổi, với nữ đủ 18
tuổi. Tảo hôn là việc kết hôn của trẻ chưa đủ tuổi
IV. Sức khỏe tình dục
1. Tính dục: bản năng, muốn khoái cảm, thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lí rất phong
phú.
2. Tình dục: tất cả những gì hai người làm để đem lại cảm xúc, khoái cảm cho
nhau. Không theo công thức nào cả mà do sự sáng tạo.
Mềm như nước (cần cho sự sống, cho thêm tươi tốt, sinh động, sinh sôi nảy
nở…)
Mạnh như nước (nguy hiểm như bão lụt, sóng thần, ô nhiễm… bệnh tật).
Có nhiều dạng biểu lộ và lôi cuốn tình dục đang tồn tại ở mọi miền văn hóa, thay
đổi theo đời sống riêng mỗi người
3. Thủ dâm: Việc tự kích thích vào bộ phận sinh dục của mình để đem lại khoái
cảm
Quan niệm cũ bác bỏ: gây ra thần kinh, vô sinh…
Quan niệm mới: không gây bệnh tật…, nếu lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu.
4. Đồng tính luyến ái: yêu, thích, chú ý đến người đồng giới.
Nguyên nhân chưa rõ.
Nếu phát hiện sớm cần tìm đến các chuyên gia giúp đỡ
V. Sự thụ thai: trứng + tinh trùng -> mầm mống sống duy trì nòi giống.
Trứng tồn tại 12 – 24 giờ
Tinh trùng tồn tại 2 – 3 ngày
Tinh trùng vào tử cung (môi trường toan không thích hợp) cố tiến vào cổ tử
cung, vòi trứng, nếu gặp trứng sẽ thụ tinh ở 1/3 ngoài của vòi trứng -> di chuyển
đến tử cung làm tổ (5-9 ngày), nếu trứng bị tắc trong vòi gây chửa ngoài dạ con
(rất nguy hiểm) => mang thai (không kinh nguyệt)
Nếu là trứng X + tinh trùng X => XX => con gái (ngẫu nhiên, xác suất 0,5)
Nếu là trứng X + tinh trùng Y => XY => con trai (ngẫu nhiên, xác suất 0,5)
VI. Vệ sinh phụ nữ
1. Vệ sinh thân thể hàng ngày: tắm, rửa hàng ngày bằng nước sạch, không nên

ngồi ngâm trong chậu; thay quần áo lót sạch sẽ hàng ngày, quần áo phải thoáng,
rộng; vệ sinh sau khi đi đại tiểu tiện (tốt nhất bằng nước)
2. Vệ sinh kinh nguyệt (hành kinh): rất dễ bị nhiễm khuẩn đường sinh dục
- Rửa nhiều lần bằng nước ấm + xà phòng tắm, dùng vòi hoặc gáo dội, không
ngâm trong chậu, thay khăn sạch (băng…) thường xuyên (tốt nhất ở nhà tắm).
- Vệ sinh thân thể: vẫn tắm bình thường, nhưng tránh nước lạnh, ngâm mình
trong bồn hay ao hồ…
- TDTT bình thường, vừa sức; làm việc vừa sức; ăn uống trách chất kích thích
như ơt, tiêu, cà phê, thuốc lá, rượu, chè đặc…
- Sinh hoạt tình dục: không nên
3. Vệ sinh tình dục:
10


SKKN năm học 2015 - 2016

Nguyễn Trọng Năm

- Đúng mức, vệ sinh cơ quan sinh dục trước và sau quan hệ.
- Tránh khi ốm, mệt, ăn no, say rượu (đột tử)
4. Vệ sinh thai nghén: rất quan trọng – sức đề kháng yếu
- Vệ sinh thân thể: Rửa vùng kín, hậu môn ngày vài lần nơi kín đáo, tránh gió
lùa, tắm nước ấm (tránh: nóng, tắm hơi, ngâm mình, tắm lâu bị lạnh => sảy thai
hay đẻ non)
- Vệ sinh bầu vú: hàng ngày phải lau, rửa bằng khăn mềm nhẹ nhàng (nếu núm
vú bị tụt thì phải kéo nhẹ cho dài ra); nên mặc áo lót rộng, nếu không cần có thể
không mặc cho thoải mái (khi ngủ, chỉ ở nhà…)
- Chế độ ăn uống: cần tăng cả chất và lượng (tránh chất kích thích). Uống thêm
chất canxin, viên sắt cho thai nhi phát triển tốt. Không ăn thức ăn tái, sống dễ
nhiễm độc nguy hiểm cho cả mẹ và con.

- Chế độ lao động: cần hợp lí, nghỉ ngơi nhiều lần, tránh ngâm mình trong nước,
đề phòng trượt ngã, tránh độc hại.
- Sinh hoạt nghỉ ngơi: cần tinh thần thoải mái, yên tĩnh để ngủ ngon. Tránh căng
thẳng, xem các loại kích động, đi lại nhẹ nhàng (tốt nhất là đi bộ - dễ sinh). Tình
dục nên hạn chế và nhẹ nhàng.
VII. Mang thai sớm (trước 18 tuổi)
1. Dấu hiệu mang thai
- Chậm kinh (tắt kinh)
- Vú căng đau, to dần
- Cảm giác mệt mỏi khác thường
- Buồn nôn, muốn ngủ nhiều
- Ra huyết nhẹ hoặc huyết thấm ở âm đạo
* Để khẳng định cần xét nghiệm nước tiểu tại cơ sở khám thai tin cậy.
2. Nguyên nhân
- Thiếu kiến thức về SKSS (chưa được học, ngại nói đến…)
- Lần đầu tiên quan hệ không sử dụng biện pháp tránh thai
- Quan niệm sai lệch về tình yêu chân chính: “Yêu phải hết mình”, mới là thật
lòng
- Thiếu giáo dục, uốn nắn của gia đình, xã hội
- Cơ chế thị trường: văn hóa phẩm đồi trụy, “tìm miền đất hứa”, nhà nghỉ…
- Hoàn cảnh làm không kiềm chế được: picnic xa, ngày lễ hội (Valentin, Noel…)

- Đã xảy ra nhưng thiếu kiến thức để biêt, để xử lí: Không quan tâm đến kinh
nguyệt; biết có thai nhưng không biết cách giải quyết (Sợ dư luận, gia đình,
không có tiền, hai gia đình đổ lỗi cho nhau…
3. Hậu quả
- Nguy hại về sức khỏe: mẹ - con
- Với gia đình, xã hội:
- Tương lai mù mịt
- Phá thai có nhiều nguy cơ: Hút – Nạo - Phá

+ Dấu diếm tại các nơi không an toàn: rất nghiêm trọng
11


SKKN năm học 2015 - 2016

Nguyễn Trọng Năm

+ Phá thai muộn: thường có nhiều tai biến nguy hiểm khôn lường
VIII. Các biện pháp tránh thai
1. Tự nhiên
- Kiềm chế tình dục: chuyển hướng suy nghĩ, kiềm chế cao, tránh đưa dương vật
vào âm đạo.
- Tính vòng kinh: tính ngày an toàn (áp dụng với người chu kỳ đều)
Ngày không an toàn = trước 4 ngày + ngày rụng trứng + 3 ngày sau
(Ngày trứng rụng là ngày thứ 14 nửa sau chu kỳ kinh nguyệt)
- Xuất tinh ngoài âm đạo (áp dụng với nam) – tỉ lệ thất bại cao, không đạt khoái
cảm
- Theo dõi thân nhiệt: thấp hơn – cao hơn khi trứng rụng – Khó áp dụng
- Theo dõi chất nhày tử cung: gần ngày rụng trúng thì có nhiều, trong, kéo thành
sợi (khó áp dụng)
2. Không dùng hoocmôn
- Bao cao su: dễ sử dụng cho mọi người, dễ kiếm, không đắt, không phiền hà,
kín đáo mang theo, an toàn, tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục (đọc kỹ
hướng dẫn trước khi sử dụng)
- Dụng cụ tử cung (vòng tránh thai): Hiệu quả cao, lâu dài, tiện dụng (không nên
áp dụng với người chưa có thai bao giờ, dạ con quá nhỏ, nhiễm trùng đường sinh
dục). Đòi hỏi chuyên môn y tế can thiệp khi đặt và khi có bất thường.
- Triệt sản tự nguyện
+ An toàn, hiệu quả, tiện lợi, kinh tế, lâu dài, ít nguy cơ

+ Phải phẫu thuật, cần can thiệp y tế đảm bảo, rất khó phục hồi sinh đẻ, không
tránh được bệnh lây truyền qua đường tình dục.
3. Dùng hoocmôn (thuốc tránh thai):
+ An toàn, dễ sử dụng, hiệu quả cao, nữ làm chủ
+ Phải uống đều đặn, vào 1 giờ nhất định (bắt đầu từ ngày 1 vòng kinh)
* Viên tránh thai khẩn cấp: biện pháp tình thế
+ An toàn, dễ sử dụng, dễ kiếm, hiệu quả cao trong trường hợp giao hợp không
được bảo vệ, cưỡng dâm, có vấn đề khi sử dụng biện pháp tránh thai (quên
thuốc, quên bao, bao rách, tính ngày sai…)
+ Không có tác dụng lâu dài, cần sử dụng trong thời gian nhanh sau giao hợp
(không quá 3 ngày), gây buồn nôn, rối loạn kinh, không được sử dụng liên tục
(Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng)
IX. Các bệnh lây nhiễm qua đường sinh sản
- Nhiễm khuẩn nội sinh: vệ sinh không tốt
- Nhiễm khuẩn do y tế: do cán bộ y tế
- Lây truyền qua đường tình dục
Nữ: Viêm âm đạo, tử cung, vòi trứng, buồng trứng
Nam: Viêm bao quy đầu, niệu đạo, tinh hoàn…
Cần có sự can thiệp y tế đảm bảo
X. Bệnh lây truyền qua đường tình dục
1.Nhiều loại bệnh: lậu, giang mai, HIV/AIDS…
12


SKKN năm học 2015 - 2016

Nguyễn Trọng Năm

2. Biểu hiện: khí hư âm đạo, đau bụng dưới, ngứa cơ quan sinh dục, loét cơ quan
sinh dục, đau cơ quan sinh dục, u cục hoặc sưng cơ quan sinh dục…

3. Nguy hại
- Sức khỏe: khả năng sinh sản, suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
- Kinh tế: chi phí lớn…
PHẦN 3. PHÒNG CHỐNG MẠI DÂM
1. Khái niệm: quan hệ giới tính với người khác để được trả công (thường bằng
tiền) mang tính hệ thống, có sự thỏa thuận.
Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực
xã hội có tính phổ biến gây ảnh hưởng xấu về đạo đức, truyền thống văn hóa và
những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống văn hóa – xã hội của nhân dân.
Biểu hiện của tệ nạn xã hội là hành vi cụ thể với các đặc trưng cơ bản:
- Là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội
- Mang tính phổ biến, có xu hướng phát triển và lan rộng trong xã hội
- Xảy ra trong một phạm vi nhất định với nhiều chủ thể tham gia trực tiếp và
gián tiếp
- Gây ra hậu quả nghiêm trọng có tính chất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát
triển của xã hội
Thuật ngữ “mại dâm” có nguồn gốc Latinh là “bày ra để bán”. Nó là tệ nạn xã
hội.
2. Phòng chống buôn bán trẻ em vào mục đích mại dâm
Đối tượng tham gia vào tệ nạn mại dâm
- Người bán dâm
- Người mua dâm
- Người chứa gái mại dâm
- Người môi giới mại dâm
- Người bảo kê mại dâm
Mại dâm gây hậu quả nghiêm trọng
- Về kinh tế: họ là người sung sức nhưng lười lao động, tạo ra sản phẩm ít ỏi cho
xã hội. Vì thế sản phẩm kinh tế của xã hội bị giảm sút. Gánh nặng chi phí chữa
trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Ảnh hưởng xã hội: Về sức khỏe giảm sút; suy thoái về đạo đức, nhân phẩm, gia

đình tan vỡ, gây mất ổn định trật tự an toàn xã hội. Mại dâm thường đồng hành
với các tệ nạn khác như tham nhũng, lãng phí…
3. Kỹ năng sống trong giáo dục phòng chống mại dâm:
- Nâng cao kiến thức và hiểu biết về giới, giới tính, SKSS, sức khỏe tình dục và
các biện pháp phòng chống mại dâm
- Tuyên truyền, giáo dục về phòng chống mại dâm
- Điều tra, thống kê, dự báo, phân tích
- Xây dựng xã phường, cơ quan, gia đình văn hóa
- Kiểm tra, truy quét, xử lý nghiêm
- Dạy nghề, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo
- Giáo dục và dạy nghề, hòa nhập cho đối tượng mại dâm
13


SKKN năm học 2015 - 2016

Nguyễn Trọng Năm

- Nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác phòng chống mại dâm.
Sau hoạt động học sinh phải được kiểm tra năng lực bằng hình thức vấn đáp nếu
đạt yêu cầu thì cho về, chưa đạt thì tiếp tục nghiên cứu. Giáo viên vấn đáp học
sinh bằng 2 loại:
- Kiến thức cơ bản
- Xử lý một tình huống
Câu hỏi dành cho mọi người
1. Sau khi triệt sản xong có thể làm mang thai được không?
2. Ai có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục?
3. Khi nào phụ nữ có thể có thai? Nên có thai khi nào?
4. Có nên yêu khi đang là học sinh không?
5. Lỡ yêu rồi thì phải làm gì?

Giải quyết tình huống
1. Làm thế nào để đối mặt với quấy rối của nam giới?
Đi ngang qua mấy đứa đang cười đùa thì chúng đẩy 1 đứa vào, lợi dụng nó ôm
luôn, chúng cười sướng lên. Em không dám nói với ai cả. Làm sao đây?
2. Người đẹp đi học về qua quãng vắng (đang ở phòng 1 mình) bị quỷ háo sắc đe
dọa cưỡng hiếp. Làm sao đây?
3. Người đẹp chưa kết hôn đã có thai. Cần nhờ ai giúp đỡ?
4. Bạn thân em cầu cứu vì đã lỡ quan hệ với người yêu nhân dịp valentin, rất lo
sợ có thai. Làm sao đây?
5. Bạn bị ngứa bộ phân sinh dục thì phải xử lý thế nào?
6. Đi học ban đêm qua quãng vắng (gần trường) rất nguy hiểm. Phải làm thế
nào?
7. Không may đã bị cưỡng hiếp thì phải làm gì?
8. Học sinh làm đẹp với những nội dung gì?
9. Ở phòng trọ có nhiều người đến tán tỉnh thì phải xử lý thế nào?
10. Có người đến rủ đi bán dâm với giá rất cao thì phải xử lý thế nào?
3.2. Giáo dục kỹ năng sống bằng chính nhân cách người thầy
Người thầy không chỉ là người thầy trên bục giảng mà còn là ở mọi lúc,
mọi nơi. Người thầy ngoài xã hội không giảng bài nhưng một số việc làm có thể
góp phần giáo dục học sinh bằng chính tư cách của người thầy từ ăn, nói, trang
phục, đi đứng... trên lớp hay ngoài xã hội.
Từ đó sẽ làm tấm gương cho học sinh noi theo, khi nói học sinh sẽ nghe
hơn khi mà có thầy cô nào đó vẫn còn vi phạm, không gương mẫu...
3.3. Giáo dục kỹ năng trong giờ học lí thuyết môn Sinh học có tích hợp nội
dung về sức khỏe sinh sản
- Không làm bài tập với lí do em chưa làm, không làm được => yêu cầu học sinh
làm vào vở bài tập riêng hoặc vào vở ghi cuối mỗi bài, nếu không làm được câu
nào thì để khoảng trống, giáo viên cho là cuối mỗi tiết sau mỗi bài hoặc đầu tiết
của bài tiếp theo thì công bố đáp án, cách làm các bài tập cuối bài trước đó.
14



SKKN năm học 2015 - 2016

Nguyễn Trọng Năm

- Học sinh mệt mỏi, ngủ gục, không dám trả lời, không khí lớp trầm => giáo
viên nói to, rõ ràng, phát vấn liên tục và gọi học sinh trả lời liên tục, nếu không
trả lời được cho đứng đó rồi gọi em khác cho đến khi có câu trả lời đúng thì cho
các em đang đứng ngồi đồng loạt. Buổi chiều nếu có nhiều em buồn ngủ thì mời
cả lớp đứng dậy rồi cho ngồi xuống
- Học sinh chỉ chờ cho thầy đọc, viết lên bảng rồi chép vào vở => giáo viên
không đọc chép, viết lên bảng ngắn gọn theo các ý gạch đầu dòng, sơ đồ hoá để
giải thích các quá trình sinh học, vừa vẽ vừa vấn đáp, giải thích. Hướng dẫn học
sinh ghi chép theo ý hiểu.
- Học sinh xin đi ra ngoài trong giờ học cần xem xét nếu là vấn đề vệ sinh cần
tạo điều kiện. Cũng là cơ hội để nhắc nhở các em khác về vệ sinh cơ thể và môi
trường, ý thức học tập.
Địa chỉ
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
Bài 6
Bài 7
Bài 8
Bài 9
Bài 10
Bài 11

Bài 12
Bài 13
Bài 14
Bài 15
Bài 16

Nội dung tích hợp
Quán triệt, hướng dẫn về ý thức học tập, vệ sinh cơ thể, môi trường trong lớp,
ngoài lớp
Vì sao cần phải bảo vệ sự đa dạng sinh học
Vai trò của nước trong vệ sinh cơ thể, môi trường sống
Vai trò của cacbohidrat, lipit trong bảo vệ sức khỏe con người
Vai trò của protein với con người
Cần an toàn với các tác nhân gây đột biến
Vì sao trị bệnh đường tình dục thường khó
Cần tắm thường xuyên để loại bỏ các tế bào chết
Coi trọng hô hấp (liên quan đến ti thể)
Việc đào thải trong ghép mô, tạng…
Rửa rau sống bằng nước mối trước khi ăn
Dịch tiêm phải là đẳng trương với máu, tránh nhầm nước cất
Huy động năng lượng hợp lý
Phối trộn thức ăn hợp lý cho dễ tiêu hóa, tránh hóa chất độc hại
Sử dụng oxi già, cồn hợp lý đảm bảo cho sức khỏe
Luyện hô hấp có lợi cho sức khỏe, kiềm chế cảm xúc

3.4. Giáo dục kỹ năng trong giờ thực hành có tích hợp nội dung giáo dục sức
khỏe sinh sản
Giáo viên lưu ý với học sinh về nội quy, cách sử dụng, an toàn trong thực
hành, tuân thủ theo đúng các bước trong quy trình. Một số thực tế:
- Đi lại lộn xộn, chỉ một số ít tham gia còn lại ngồi chơi => phân công nhiệm vụ

cụ thể theo nhóm nhỏ và hướng dẫn cách làm, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc.
- Không có phòng thực hành => có thể cho các em ra khu sân trường hoặc khu
bãi ven sông để không ảnh hưởng đến lớp khác, vẫn đảm bảo tính hiệu quả về
phương pháp. Coi trọng vấn đề an toàn và vệ sinh môi trường. Giáo dục ý thức
nô đùa giữa các bạn khác giới. Tránh đi một mình đến chỗ vắng. Chia nhóm phải
từ 3 người trở lên.
3.5. Giáo dục kỹ năng trong giờ kiểm tra, thi
- Trong đề kiểm tra, thi có tích hợp nội dung về giáo dục kỹ năng sống liên quan
đến sức khỏe sinh sản như nội dung tích hợp:
15


SKKN năm học 2015 - 2016

Nguyễn Trọng Năm

Về ý thức học tập, vệ sinh cơ thể, môi trường trong lớp, ngoài lớp
Vì sao cần phải bảo vệ sự đa dạng sinh học
Vai trò của nước trong vệ sinh cơ thể, môi trường sống
Vai trò của cacbohidrat, lipit trong bảo vệ sức khỏe con người
Vai trò của protein với con người
Cần an toàn với các tác nhân gây đột biến
Vì sao trị bệnh đường tình dục thường khó
Cần tắm thường xuyên để loại bỏ các tế bào chết
Coi trọng hô hấp (liên quan đến ti thể)
Việc đào thải trong ghép mô, tạng…
Rửa rau sống bằng nước mối trước khi ăn
Dịch tiêm phải là đẳng trương với máu, tránh nhầm nước cất
Huy động năng lượng hợp lý
Phối trộn thức ăn hợp lý cho dễ tiêu hóa, tránh hóa chất độc hại

Sử dụng oxi già, cồn hợp lý đảm bảo cho sức khỏe
Luyện hô hấp có lợi cho sức khỏe, kiềm chế cảm xúc
Phòng chống các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh lây truyền qua đường tình dục

3.6. Giáo dục kỹ năng khi về nhà
Kỹ năng
Tự vệ sinh cơ
thể
Theo dõi sức
khỏe sinh sản
Phòng thân
+ Rèn luyện
giao tiếp với
xã hội
+ Quản lý cảm
xúc
+ Đối mặt với
quấy rối của
nam giới

Tập ứng phó của bản thân
Tắm, vệ sinh, thay băng, chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi, chọn quần áo
Phát triển của vú, kinh nguyệt, cách xử lý khi có sự cố

- Học ăn, nói, gói, mở
- Tránh bị mê hoặc bởi lời ân cần, ca tụng, thư tình…
- Ăn mặc trang trọng, lịch sự, gọn gàng không lèo loẹt…
Tập đối diện với khó khăn của cuộc sống: áp lực học tập, cha mẹ, bạn bè…
bằng cách: trút ra, dốc bầu tâm sự, chuyển rời, phân tích
- Chống cự

- Trách móc
- Báo cáo với giáo viên…
- Tăng cường ý thức phòng vệ
- Dám phản kháng đến cùng (cảnh giác lời ngọt, chống cự, cắn xé, đám vào
+ Sau khi bị
phần mềm..)
làm nhục
- Tố cáo
- Dũng cảm làm lại cuộc đời, không căm thù tất cả và phải báo thù
- Hạn chế đi một mình, đặc biệt đêm tối nơi quãng vắng, nên rủ thêm người
thân, nhờ người đèo đi…
- Từ chối bữa tiệc với người lạ
+ Chống bạo
- Nghĩ cách tránh, bình tĩnh, đấu trí
lực, háo sắc
- Báo cáo
- Hét lên cầu cứu
- Ra sức vật lộn tự vệ, tấn công điểm yếu
+ Không dùng
tình dục đổi
Luôn nghĩ về hậu quả, tránh bị buôn người
công việc, tiền
bạc

16


SKKN năm học 2015 - 2016
+
Khi

bị
cưỡng hiếp
+ Khi bị ép
bán dâm

+ Lỡ bị mang
thai

+ Tránh bị thất
thân khi yêu
của bạn gái

+ Đối phó với
thủ dâm

Nguyễn Trọng Năm

- Lạnh lùng, bình tĩnh, kịp thời hô hoán (kể cả nơi hoang vắng, thậm chí kêu
tên ai đó để gây sự cho kẻ gây hại)
- Cố gắng phản kháng: tránh bị ngã, nắm tay, bảo vệ vị trí quan trọng, thúc
mạnh, cào cấu vào vị trí sung yếu, tránh bị sờ mó
- Dám đấu tranh, dùng pháp luật
- Nắm thời cơ, khéo léo thoát thân
- Khéo giành được sự đồng tình của khách tạo cơ hội thoát thân
- Không tuyệt vọng, luôn tìm thời cơ hy vọng
- Nhờ đoàn thể xã hội, cơ quan báo chí tư vấn và giữ bí mật
- Nhờ giáo viên giúp đỡ
- Nhờ gia đình
- Nhờ sự giúp đỡ của đường dây nóng tâm lý
- Nhờ giúp đỡ của bệnh viện

- Tránh hiếu kỳ
- Tránh tâm lý may mắn
- Tâm lý chờ đón
- Tâm lý chiếm hữu
- Tâm lý phuc tùng
- Tâm lý phóng túng
- Tâm lý che dấu
- Nhận thức được tác hại
- Khống chế tâm lý, tìm kiếm hứng thú sang học tập, nghiên cứu…
- Rèn luyện sống tốt, giảm kích thích vào các cơ quan nhạy cảm, chất kích
thích tình dục
- Không xem phim ảnh đồi trụy

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
4.1. Đối với hoạt động giáo dục
- Không khí tiết học vui vẻ hơn
- Học sinh bớt căng thẳng, giảm ghi chép và tăng cường các hoạt động thảo
luận, vấn đáp, xử lý tình huống
- Thầy trò thân thiện và gần gũi hơn. Học sinh phải tự nghiên cứu, tiến hành các
thao tác thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên, không còn tình trạng đọc
chép.
- Học sinh được rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, ứng xử hiệu quả, kiềm chế cảm
xúc, tự chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống cưỡng dâm, buôn bán người.
- Học sinh rèn luyện xử lý tình huống xấu có thể xảy ra trong cuộc sống để
không bất ngờ khi có thể việc xấu rơi vào chính bản thân thì có cách ứng phó tốt
nhất.
4.2. Đối với bản thân
- Nâng cao, củng cố thêm kiến thức chuyên môn, kỹ năng dạy học và giải quyết
các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.
- Rèn luyện cho chính mình các kỹ năng vượt qua khó khăn, kiềm chế cảm xúc,

giao tiếp ứng xử hiệu quả hơn.
4.3. Đối với đồng nghiệp
17


SKKN năm học 2015 - 2016

Nguyễn Trọng Năm

- Nhiều giáo viên hứng thú tham gia và cổ vũ nhiệt tình. Một số giáo viên còn
nhận thức chưa đủ hoặc thậm chí sai về SKSS.
- Qua kiểm tra năng lực, một số giáo viên còn chưa hiểu hết các vấn đề cơ bản
về sức khỏe sinh sản và các kỹ năng sống liên quan.
- Một số giáo viên thường nói về học sinh thiếu kỹ năng sống, song họ lại không
hiểu hiều về kỹ năng sống. Qua tham gia các lớp học về SKSS và kỹ năng sống
giúp các thầy cô hiểu hơn về bản chất vấn đề. Từ đó làm phong phú và hiệu quả
hơn trong bài dạy của họ và các hoạt động giáo dục học sinh cũng như giáo dục
con cái họ.
- Góp phần cùng giáo viên chủ nhiệm và Đoàn thanh niên giáo dục thế hệ trẻ có
nhiều kỹ năng hơn.
- Góp phần rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kiềm chế cảm xúc, lạm dụng đồ uống có
cồn…
4.4. Đối với nhà trường
- Học sinh được rèn luyện kỹ năng sống nhiều hơn
- Số học sinh tự chăm sóc được sức khỏe sinh sản tăng nhằm hạn chế các bệnh
tật lây truyền qua đường sinh sản, tình dục
- Học sinh được nhận thức tốt hơn để tránh rơi vào cạm bẫy của bọn mại dâm và
buôn bán người
- Học sinh đi học ban đêm, ở khu bán trú, nhà trọ có các kỹ năng phòng chống
quấy rối tình dục và hiếp dâm.

- Học sinh có cách ứng xử tốt hơn trong các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè và
xã hội.
- Góp phần giảm bớt các vấn đề nhức nhối đã xảy ra như:
+ Bỏ học về lấy chồng
+ Mang thai sớm
+ Phá thai không an toàn
+ Đánh ghen
+ Mua bán dâm
+ Buôn bán người
+ Nghiện điện tử, thuốc lá, rượu bia
+ Lạm dụng đồ uống có cồn gây những hậu quả đáng tiếc
+ Nhiều người không ý thức được vai trò của tiêm phòng
Như vậy mỗi học sinh trở thành tuyên truyền viên để truyền tải thông điệp về kỹ
năng sống.
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
SKKN được đúc rút trên cơ sở thực tế của bản thân qua 13 năm công tác,
vì vậy nó có ý nghĩa với thực tế bản thân trong quá trình giảng dạy. Tiết dạy trở
nên vui vẻ, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Kích thích tính tự giác học tập, hăng say
phát biểu hơn, học sinh không phải ghi chép nhiều, không cần phải ghi nhớ máy
móc kiểu học thuộc để đối phó với các lần kiểm tra miệng hay kiểm tra viết.
18


SKKN năm học 2015 - 2016

Nguyễn Trọng Năm

Đồng thời giúp các em sớm định hướng nghề nghiệp, lựa chọn cho mình con
đường phù hợp, đúng đắn cho tương lai, tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe sinh

sản của bản thân mình tốt hơn.
Như vậy có thể nói sáng kiến thực sự có hiệu quả trong công tác giảng
dạy môn sinh học, vốn được coi như là môn không quan trọng với đa số học
sinh theo hình thức thi hiện nay thì nay nó trở thành hữu ích giúp học sinh thực
sự trong công tác làm việc nhóm để góp phần vào định hướng nghề nghiệp sớm
cho tương lai, trở nên yêu quý thầy hơn, yêu thích môn học hơn.
Đề tài được đưa ra thảo luận chuyên môn như một chuyên đề đổi mới
phương pháp dạy học, kỹ năng sống để mọi người có thể góp ý cũng như làm
kinh nghiệm cho đồng nghiệp có thể áp dụng ở những nội dung thích hợp. Mỗi
người thầy có thể áp dụng cho mình đồng thời có ý kiến phải hồi từ đó sẽ rút
kinh nghiệm cho nhau để cùng tiến bộ.
Đề tài có hướng lạc quan có thể áp dụng rỗng rãi không chỉ cho môn sinh
học mà còn các môn học khác cũng có thể áp dụng, không chỉ cho học sinh
THPT Quan Sơn mà có thể áp dụng cho những nơi khác, những người làm nghề
“thầy” ở tất cả các cấp học vì vấn đề sức khỏe sinh sản càng được giáo dục sớm
càng tốt và cần được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi.
Đề tài cần được nghiên cứu sâu rộng hơn nữa để góp phần giáo dục kỹ
năng sống, định hướng nghề nghiệp, sao cho không còn cảnh “thừa thầy – thiếu
thợ” và cảnh sinh viên ra trường không có việc làm, cho bản thân hôm nay và
mai sau góp phần phát triển con người một cách toàn diện hơn ở cả học sinh và
người thầy.
2. Kiến nghị
Qua thực tiễn công tác tại trường THPT Quan Sơn được hơn 13 năm, sau
nhiều năm làm SKKN, năm nay tôi lại trăn trở, miệt mài đúc rút kinh nghiệm và
viết SKKN này, tôi xin có một số kiến nghị với các cấp lãnh đạo như sau:
1. Với trường THPT Quan Sơn
- Coi việc đúc rút kinh nghiệm và viết SKKN là rất cần thiết, không chỉ thế cần
quan tâm đến nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, chế tạo đồ dùng dạy học
để nâng cao chất lượng dạy - học hơn nữa, nhất là nơi miền núi cao xa xôi này,
đa số là các giáo viên trẻ, khoẻ, có năng lực, lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề.

Chủ yếu là cần có kế hoạch, tuyên truyền, đôn đốc, tránh hình thức, đối phó của
một bộ phận giáo viên, làm cho có, chỉ 1 đêm có sáng kiến kinh nghiệm.
- Cần có chế độ đãi ngộ kịp thời và thích đáng với các đề tài có giá trị ứng dụng,
cho một công trình “khoa học trí tuệ”. Đặc biệt là các đề tài được xếp loại cấp
tỉnh thì cần được tuyên dương trước toàn trường và thưởng, ưu tiên trong bình
xét thi đua cuối năm nhiều hơn nữa.
- Cần tổ chức hội thảo một cách hoành tráng để mọi người biết và qua đó thảo
luận như là vấn đề chuyên môn, bồi dưỡng thường xuyên để mọi người được
học tập, nghiên cứu, ứng dụng cho bản thân trong cuộc sống và trong giảng dạy.

19


SKKN năm học 2015 - 2016

Nguyễn Trọng Năm

- Các SKKN có chất lượng cần được trưng bày tại thư viện trường để mọi người
biết, cần chống làm đối phó, sao chép của nhau, đặc biệt là copy từ trên mạng
rồi sửa thành của mình.
2. Với Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá
- Tôi xin đề nghị cần phổ biến sáng kiến kinh nghiệm của toàn thể các đề tài
được xếp loại cấp tỉnh qua các năm để các giáo viên được nghiên cứu, học hỏi,
ứng dụng trong giảng dạy và trong cuộc sống của bản thân mỗi người giáo viên
như tôi.
- Tôi rất mong muốn thầy Hoàng Văn Giao – Chuyên viên môn Sinh tổ chức
thành lập trang wed “Diễn đàn sinh học Thanh Hóa” để toàn bộ giáo viên có cơ
hội giao lưu, học hỏi, chia sẻ với nhau về chuyên môn, phương pháp, kỹ năng
sống, tạo ngân hàng đề kiểm tra, thi khổng lồ… là nguồn tài nguyên quý giá cho
giáo viên giảng dạy môn sinh toàn tỉnh, tôi sẽ nhiệt tình hưởng ứng.

- Xin lãnh đạo các cấp được quan tâm hơn đến trường miền núi cao như THPT
Quan Sơn để có thêm cơ sở vật chất phục vụ dạy học được tốt hơn: phòng bộ
môn dạy thực hành sinh học; cần có chế độ đãi ngộ hơn cho các giáo viên như
tôi yên tâm công tác để sống bằng lương.
- Xin được tổ chức tập huấn chuyên môn hàng năm vào các dịp hè để chúng tôi
có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn (Hạn chế tối đa việc tập huấn các
loại vào trong năm học sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy và học của chúng tôi
và cũng gây thiệt hại kinh tế do đường xá xa xôi, nhiều khó khăn và tốn kém).
- Khuyến khích viết đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong toàn
tỉnh, có thể thay SKKN (được chọn 1 trong 2) sẽ tạo cơ hội lựa chọn rộng hơn
cho các cán bộ quản lý, giáo viên.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Quan Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Tác giả

Nguyễn Trọng Năm

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo dục kỹ năng sống trong môn sinh học ở trường THPT. Lê Minh
Châu, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.
20


SKKN năm học 2015 - 2016

Nguyễn Trọng Năm


2. Giáo dục dân số sức khỏe sinh sản vị thành niên. Viện chiến lược và
chương trình giáo dục, 2006.
3. Tài liệu giáo dục giới tính, phòng chống tệ nạn mại dâm cho học sinh sinh
viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2007.
4. 1000 câu hỏi kiến thức cuộc sống dành cho thiếu nữ. Hương Quỳnh, NXB
Văn hóa – Thông tin, 2009.
5. Tích hợp giáo dục dân số sức khỏe sinh sản vị thành niên trong trường
THPT. Viện chiến lược và chương trình giáo dục, NXB Hà Nội, 2006
6. Tài liệu tập huấn giáo viên THPT, Chương trình phòng chống HIV/AIDS
và buôn bán người. Dự án nâng cấp Quốc lộ 217 tỉnh Thanh Hóa. NXB
Hà Nội, 2015.

21



×