Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua hệ thống câu hỏi mang hơi thở cuộc sống trong chương i thành phần hóa học của tế bào sinh học 10 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.97 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

Trang

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Sinh thời Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “ Học phải đi đôi với hành” hay “ Lý
luận phải gắn liền với thực tiễn” nghĩa là học phải suy nghĩ, phải liên hệ với
thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04
tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế cũng đã xác định mục tiêu giáo dục phổ thông: "Đối với giáo dục
phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực
công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học
sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng,
truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực
hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Như vậy muốn đổi mới giáo dục thì phải đổi mới cách dạy và cách học,
người giáo viên cần coi trọng việc hình thành và phát triển tiềm lực trí tuệ cho
học sinh, đặc biệt là năng lực tư duy, năng lực hành động. Cần tạo điều kiện cho
học sinh có ý thức và biết vận dụng tổng hợp kiến thức vào cuộc sống thực tiễn,
đồng thời chú ý rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo; chú ý các thao
tác tư duy cơ bản như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, chống thói
quen áp đặt, truyền thụ kiến thức theo một chiều, phải tạo cơ hội cho học sinh
phát hiện kiến thức và tiếp cận kiến thức để giải quyết vấn đề một cách linh hoạt
và sáng tạo.
Là một giáo viên giảng dạy môn Sinh học ở trường THPT luôn hiểu rõ môn
Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm, có nhiều nội dung kiến thức gắn liền
với thực tiễn đời sống. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm


phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh là vô cùng quan trọng, đặc biệt là kĩ năng
vận dụng kiến thức sinh học để giải quyết các vấn đề thực tiễn là rất thiết thực
và cần phải đặc biệt quan tâm. Nhưng thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông
hiện nay, hầu hết các giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết,
rèn luyện kĩ năng làm các bài thi, bài kiểm tra bằng các câu hỏi lí thuyết, trắc
nghiệm còn việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học vào giải quyết
các vấn đề thực tiễn từ đó làm tăng hứng thú học tập của học sinh với môn học


vẫn chưa được chú trọng. Vì vậy ở các tiết học tạo ra sự khô khan, nhàm chán
cho học sinh, các em ngày càng mất dần hứng thú với bộ môn, coi đây chỉ là
môn phụ, không học hoặc học đối phó dẫn đến kết quả học tập không cao, năng
lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn hạn chế. Trong khi thế kỉ XXI, thế kỉ được
coi là bùng nổ công nghệ thông tin nhưng cách mạng sinh học vẫn đang tiếp tục,
dân số và môi trường là vấn đề nhân loại đang quan tâm, môn sinh lại đóng vai
trò quan trọng về các vấn đề đó. Trước bối cảnh đó, đổi mới phương pháp dạy
học sinh học là một yêu cầu cấp thiết để giúp người dạy và người học không
dừng lại ở việc nắm vững lí thuyết mà phải biết vận dụng kiến thức vào đời
sống.
Qua những năm giảng dạy cùng với sự nỗ lực tìm tòi, thay đổi phương pháp
dạy học phù hợp với đặc điểm học sinh và trường sở tại, tôi phát hiện ra sự hiệu
quả của phương pháp dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống, mang hơi thở của
cuộc sống vào tiết học làm cho học sinh hứng thú học tập hơn, có khả năng áp
dụng những kiến thức đã học trên ghế nhà trường vào cuộc sống hàng ngày.Vì
vậy, tôi chọn đề tài:
“Hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua hệ
thống câu hỏi mang hơi thở cuộc sống trong chương I: Thành phần hóa học
của tế bào - Sinh học 10 cơ bản” làm sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Hình thành kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh nhằm

giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh qua hệ thống câu
hỏi mang hơi thở cuộc sống vào dạy học các bài thuộc chương I. Thành phần
hóa học của tế bào – Phần II. Sinh học tế bào - Sinh học 10 trong chương trình
THPT. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả dạy - học của giáo viên và học sinh,
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà.
Đưa ra để các đồng nghiệp cùng tham khảo, để cùng nhau xây dựng hệ thống
các phương pháp dạy học hiệu quả cụ thể với từng phần kiến thức, nâng cao thế
mạnh của môn Sinh học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu về vấn đề sử dụng kiến thức bộ môn gắn liền với thực tiễn
cuộc sống, mang hơi thở cuộc sống để dạy học Sinh học theo hướng dạy học
tích cực trong phạm vi dạy học các bài dạy về “Sinh học tế bào” thuộc chương I.
Thành phần học học của tế bào - Sinh học 10 cơ bản ở trường THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài, tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích lý thuyết, khái quát, tổng hợp các
kinh nghiệm được rút ra từ việc trao đổi, học hỏi ở các tiết dự giờ của đồng
nghiệp.
- Phương pháp điều tra sư phạm
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp xử lí số liệu thu được từ đó khẳng định đề tài.

2


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Để đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong thời đại bùng nổ công
nghệ thông tin, vai trò của giáo dục là phải tạo nên những con người không
những giỏi lý thuyết mà còn phải biết áp dụng lý thuyết một cách thành thạo vào

cuộc sống hàng ngày. Trong giáo dục nói chung và dạy học môn Sinh học nói
riêng, muốn làm được điều đó không thể không nhắc đến vai trò của phương
pháp “Dạy học Sinh học gắn với thực tế bộ môn”, mang hơi thở cuộc sống vào
bài học, qua đó hình thành cho học sinh các kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn cuộc sống. Vậy:
2.1.1 Thế nào là hình thành kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho
học sinh trong dạy học môn Sinh học ở bậc THPT
Vận dụng kiến thức vào thực tiễn bao gồm cả việc vận dụng kiến thức đã có
để giải quyết các vấn đề thuộc về nhận thức và việc vận dụng kiến thức vào thực
tiễn sản xuất trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày như làm bài thực hành, làm thí
nghiệm, áp dụng trong chăn nuôi, trồng trọt, giải thích các hiện tượng tự nhiên,
các vấn đề sinh học trong nông nghiệp.
Kĩ năng vận dụng kiến thức thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực
hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theo
phương châm "học đi đôi với hành".
Như vậy, kĩ năng vận dụng kiến thức là năng lực hay khả năng của chủ thể
vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng
vào thực tiễn.
2.1.2. Một số lưu ý khi rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
cho học sinh trong dạy học Sinh học
Để thực hiện nguyên tắc kết hợp lí luận với thực tiễn trong việc dạy học
Sinh học, cần:
- Đảm bảo cho học sinh nắm vững kiến thức Sinh học để có thể vận dụng chúng
vào thực tiễn.
- Chú trọng nêu các ứng dụng của Sinh học vào thực tiễn.
- Chú trọng đến các kiến thức Sinh học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.
- Chú trọng rèn luyện cho học sinh có những kĩ năng sinh học vững chắc.
- Chú trọng công tác thực hành sinh học trong học chính khóa cũng như ngoại
khóa.
Đồng thời để dạy theo cách tích hợp như trên, người giáo viên phải biết chọn

3


những vấn đề quan trọng, mấu chốt nhất của chương trình để giảng dạy còn
phần kiến thức dễ hiểu nên hướng dẫn học sinh về nhà đọc sách giáo khoa hoặc
các tài liệu tham khảo. Ngoài ra giáo viên phải chọn lựa các hiện tượng thực tiễn
phù hợp với nội dung bài mới tăng hứng thú, say mê học tập và tìm hiểu bộ
môn của học sinh.
Nếu người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp sử dụng các
hiện tượng, ứng dụng thực tiễn, ngoài việc giúp học sinh chủ động, tích cực say
mê học tập còn lồng ghép được các nội dung khác nhau như: bảo vệ môi trường,
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người thông qua các kiến thức thực tiễn đó.
Đây cũng là hướng đi mà ngành giáo dục nước ta đang đẩy mạnh trong các năm
gần đây.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Chương trình Sinh học trung học phổ thông ở nước ta hiện nay bao gồm
nhiều phần khác nhau như: Di truyền học, tế bào học, sinh học vi sinh vật …
Mỗi phần được thể hiện bằng nhiều đơn vị kiến thức khác nhau, tương ứng với
các cách tiếp cận kiến thức khác nhau. Những tưởng, với một khối lượng kiến
thức đồ sộ như vậy, thực tế cuộc sống của các em sẽ vô cùng phong phú, các em
hoàn toàn có khả năng làm chủ được kiến thức của mình, việc vận dụng kiến
thức đã học vào đời sống thực tế ở chính gia đình của mình, hoặc giải thích
những hiện tượng xảy ra hàng ngày xung quanh các em chỉ là “vấn đề đơn
giản”. Nhưng điều đó đã không diễn ra như những gì chúng ta mong đợi. Bởi vì,
trên thực tế sau khi học xong chương trình sinh học 10, nhiều học sinh vẫn còn
ngỡ ngàng không biết tại sao trong khẩu phần ăn hàng ngày phải đa dạng các
món ăn mà không ăn liên tục một món mặc dù món này rất bổ dưỡng? Thực tế
cho thấy nhiều học sinh có thể mô tả một cách đầy đủ và chính xác về cấu trúc
axit nucleotit, cấu trúc protein... Thế nhưng, với những câu hỏi đại loại như: Tại
sao khi cho rau vào ngăn đá tủ lạnh, khi lấy ra ngoài thì rau lại bị nhàu nát?

Hoặc: Tại sao những người mắc bệnh tiểu đường lại không nên ăn các sản phẩm
giàu tinh bột? cũng thực sự làm cho các em lúng túng mà đúng ra sau khi học
xong chương trình sinh học 10 các em phải giải thích được tất cả những vấn đề
đó.
Trao đổi vấn đề này với nhiều đồng nghiệp, hầu như họ cũng có nhận định
như vậy. Trăn trở với thực trạng đáng buồn trên, tôi đã thử đi tìm đâu là những
nguyên nhân cơ bản của vấn đề và những nguyên nhân ấy bộc lộ dưới những
hình thức nào?
Sau khi tìm hiểu tôi thấy rằng, nguyên nhân cơ bản phải kể đến, là sự quá tải
của chương trình sách giáo khoa hiện nay. Trong khoảng thời gian 45 phút của
một tiết học, với nội dung kiến thức tương đối nhiều, đối với nhiều bài học theo
phân phối chương trình quy định việc làm cho học sinh hiểu được kiến thức bài
học thôi cũng đã là khó khăn, vì thế giáo viên không còn đủ thời gian để liên hệ
kiến thức mà học sinh vừa lĩnh hội được với thực tế đời sống, hoặc nếu có liên
hệ được thì cũng chỉ thể hiện ở phần củng cố kiến thức ở cuối tiết học mà thôi.

4


Nguyên nhân thứ hai là việc giảng dạy kiến thức cho học sinh nói chung và
kiến thức sinh học nói riêng ở nhiều trường vẫn còn tiến hành theo lối “thông
báo - tái hiện”. Do những khó khăn nhất định về kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị
mà nhiều trường trung học phổ thông đã chưa khuyến khích được giáo viên đổi
mới phương pháp dạy học, không tạo được cho họ những điều kiện tốt để có thể
sử dụng các hình thức dạy học tiên tiến (sử dụng các phương tiện dạy học như
tranh ảnh tự làm, tự sưu tầm, máy tính, thực hiện các tiết học bằng bài giảng
điện tử, dã ngoại ...) và do đó lối “dạy chay” vẫn là cách dạy học ngự trị ở nhiều
trường trung học phổ thông hiện nay.
Nguyên nhân thứ ba thuộc về chủ quan của mỗi giáo viên đứng lớp, nhiều
giáo viên chưa có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng, giáo án còn thiên về cung

cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trọng việc soạn và sử dụng
bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, điều này
làm cho học sinh khá thụ động trong việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức. Đồng
thời cũng phải thừa nhận rằng, nhiều địa phương hiện nay còn thiếu các tài liệu
liên quan đến câu hỏi thực tế, thiếu các phương tiện nghe nhìn, thiếu các thông
tin dưới dạng băng đĩa hình, thiếu các tài liệu lí luận về đổi mới phương pháp
dạy học, nhất là các trường ở vùng nông thôn và miền núi. Điều đó gây không ít
khó khăn cho giáo viên khi xây dựng bài giảng theo ý muốn của mình.
Nguyên nhân thứ tư không thể không nhắc tới là cách kiểm tra đánh giá hiện
nay. Nội dung các bài thi và kiểm tra ở nhiều trường phổ thông chủ yếu tập
trung vào nội dung kiến thức mà chưa có những câu hỏi mang tính vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, đây chính là một nguyên nhân khá rõ để giải thích cho
thực trạng nêu trên. Mặt khác học sinh THPT hiện nay học tập mang tính thực
dụng, tức là các em chỉ tập trung học các môn phục vụ cho khối thi Đại học cao đẳng, trong khi đó số lượng học sinh ở các trường phổ thông học khối B lại
rất ít. Vì vậy hầu hết học sinh xem môn Sinh học như là “môn phụ” nên không
chịu học hoặc học một cách đối phó.
Nguyên nhân thứ năm phải kể đến đó là: một bộ phận giáo viên không muốn
đầu tư cho môn Sinh học 10 vì nội dung chương trình hầu như không có hoặc
có rất ít trong các đề thi học sinh giỏi đặc biệt là kì thi THPT quốc gia hiện nay.
Giải quyết thực trạng trên như thế nào? đó là một vấn đề khó. Như đã nêu,
tôi chỉ xin đưa ra một số giải pháp mang tính đơn lẻ, mong rằng những giải pháp
này có thể giúp ích cho chúng ta cải thiện được ít nhiều thực trạng trên, nhằm
giúp học sinh hứng thú học tập qua hệ thống câu hỏi mang hơi thở cuộc sống
trong dạy học các bài thuộc chương I. Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học
10 cơ bản.
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Hướng dẫn chung
Trước hết, giáo viên cần phải xác định rõ các hình thức dạy học mang hơi
thở cuộc sống từ đó hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học
sinh, gồm một số hình thức sau:

2.3.1.1 Đặt tình huống vào bài mới.
5


Tiết dạy có gây sự chú ý của học sinh hay không nhờ vào người hướng dẫn
(giáo viên) rất nhiều. Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta biết đặt
ra một tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cầu học sinh cùng
tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ cuốn hút được sự chú ý của học sinh trong tiết
dạy.
2.3.1.2 Lồng ghép tích hợp kiến thức có liên quan đến thực tiễn đời sống về
môi trường vào bài dạy.
Vấn đề môi trường: nước, không khí, đất,...đang được con người nhắc đến
rất nhiều. Trong cuộc sống hằng ngày các hiện tượng thường xuyên bất gặp như:
nước thải của một ao cá, chuồng heo, chuồng vịt...; khói bụi của các nhà máy
xay lúa, các lò gạch, các cánh đồng sau thu hoạch,... có liên quan gì đến những
diễn biến bất thường của thời tiết hiện nay không. Giáo viên dạy học bộ môn
sinh có thể lồng ghép các hiện tượng đó vào phần sản xuất các sản phẩm sinh
học, hay ứng dụng của một số vi sinh vật... Ngoài việc gây sự chú ý của học sinh
trong tiết dạy còn giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho từng học
sinh. Tùy vào thực trạng của từng địa phương mà ta lấy các hiện tượng cho cụ
thể và gần gủi với các em.
2.3.1.3 Liên hệ kiến thức có liên quan đến thực tiễn đời sống trong bài dạy.
Khi học xong vấn đề gì học sinh thấy có ứng dụng thực tiễn cho cuộc sống
thì các em sẽ chú ý hơn, tìm tòi, chủ động tư duy để tìm hiểu, để nhớ hơn. Do đó
mỗi bài học giáo viên đưa ra được một số ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được
sự chú ý của học sinh. Giáo viên cũng cần chú ý khi sử dụng các hiện tượng sinh
học thực tiễn nên khéo léo trong giải thích vấn đề, vì cấp độ bộ môn sinh ở
THPT nhiều khi chưa tìm hiểu sâu quá trình diễn biến của sự việc hay hiện
tượng. Do đó giáo viên phải biết lựa chọn cách giải thích cho phù hợp, nếu học
sinh tỏ ra tìm tòi hơn chúng ta có thể khích lệ, mở ra hướng giáo dục vai trò

quan trọng của bộ môn mà các em sẽ được tìm hiểu ở các cấp cao hơn.
Lưu ý: Không phải bài nào cũng có thể áp dụng tất cả các hình thức nêu
trên mà phải tuỳ từng bài, từng nội dung mà giáo viên có thể sử dụng từng hình
thức để từ đó có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
Đồng thời để hướng tới được mục tiêu cao nhất là dạy học hình thành cho
học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn cuộc sống thì giáo
viên phải xác định rõ mục tiêu bài học, phần nào thuộc kiến thức trọng tâm thì
xây dựng cách dạy, cách học phù hợp (ví dụ: thảo luận nhóm, hướng dẫn về nhà
tự học...), để rút ngắn thời gian, dành thời gian cho phần kiến thức thực tiễn từ
đó làm tăng hứng thú học tập của học sinh với môn học.
Dưới đây là một số câu hỏi mang hơi thở cuộc sống, tôi xin đưa ra để các
bạn đồng nghiệp cùng tham khảo từ đó có thể áp dụng để dạy học chương I:
Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 cơ bản nhằm hình thành kĩ năng
vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh. Vì thời lượng của một tiết học chỉ có
45 phút nên trong quá trình sử dụng giáo viên phải tùy đối tượng học sinh để áp
dụng cho phù hợp, có những câu hỏi không sử dụng dạy trên lớp thì có thể giao
bài tập về nhà cho các e tìm hiểu.
6


2.3.2. Hệ thống câu hỏi mang hơi thở cuộc sống để hình thành kĩ năng vận
dụng. kiến thức thực tiễn cho học sinh trong dạy học chương I: Thành phần
hóa học của tế bào - Sinh học 10 cơ bản
Tiết 4 – Bài 3: Nước và vai trò của nước
Chú ý: Đối với bài này, không phải là một bài nặng về kiến thức lý thuyết, giáo
viên có thể lựa chọn cách tổ chức hoạt động dạy - học, song song giữa việc tìm
hiểu kiến thức lý thuyết đồng thời lồng ghép kiến thức thực tế mang hơi thở cuộc
sống vào bài học nhằm làm tăng hứng thú học tập cho học sinh bằng hệ thống
câu hỏi mang hơi thở cuộc sống sau đây:
Câu 1: Sinh vật nói chung và cơ thể người nói riêng được cấu tạo từ những

nguyên tố nào?
Giải thích: Trong tất cả các nguyên tố hóa học có trong tự nhiên thì chỉ có
khoảng hơn 20 nguyên tố cấu tạo nên tế bào của sinh vật nói chung và cơ thể
người nói riêng. Trong đó nhóm nguyên tố C, H, O, N là nhóm chính và cacbon
là nguyên tố quan trọng nhất.
Áp dụng: Có thể sử dụng cho phần đặt vấn đề vào bài mới “ Các nguyên tố hóa
học và nước” nhằm kích thích sự tò mò của học sinh khi muốn tìm hiểu về các
nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể mình, từ đó lôi cuốn các em vào tìm hiểu
nội dung của bài học.
Câu 2: Tại sao trong cơ thể người hàm lượng nguyên tố iốt, sắt chiếm khối
lượng rất ít nhưng nếu thiếu chúng sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng?
Giải thích: Vì cả iốt, sắt đều là những nguyên tố vi lượng có hàm lượng rất nhỏ
trong tế bào nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng: Tham gia vào các quá trình
sống cơ bản của tế bào, cấu trúc các enzim, hoocmon hay vitamin,.... cụ thể:
+ Iốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp hormon tiroxin điều chỉnh quá
trình phát triển của cơ thể, thiếu iốt sẽ làm cơ thể phát triển không bình thường
gây một số bệnh: bướu cổ, trí tuệ chậm phát triển ở trẻ em...
+ Sắt là một trong những nguyên tố vi lượng tham gia cấu tạo nên hemoglobin là
chất có mặt trong tế bào hồng cầu ở người, tham gia vào quá trình vận chuyển
ôxi trong máu. Nếu thiếu sắt, sự vận chuyển oxy đến các mô cơ thể cũng như sự
dự trữ oxy ở mô cơ vân sẽ giảm sút, làm cho cơ thể hoạt động không hiệu quả,
mau mệt mỏi, kém tập trung, trí nhớ kém, hay quên....
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi cho phần liên hệ thực tế ở mục I. Các
nguyên tố hóa học, hoặc phần củng cố cuối bài từ đó giáo dục cho học sinh cách
ăn uống khoa học để bảo vệ sức khỏe.
Câu 3: Tại sao phải bón phân hợp lí cho cây trồng?
Giải thích: Vì cây trồng muốn sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao thì
phải được cung cấp đầy đủ các nguyên tố vi lượng và đa lượng. Mà nguồn các
nguyên tố này được bổ sung phần lớn là từ phân bón, nhưng nếu bón quá nhiều
hoặc quá ít đều ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng của cây. Vì vậy ta phải

bón một cách hợp lí.

7


Áp dụng: Giáo viên sử dụng để dạy phần liên hệ thực tế mục: Các nguyên tố
hóa học trong bài “ Các nguyên tố hóa học và nước” từ đó liên hệ đến việc nâng
cao năng suất cây trồng trong trồng trọt.
Câu 4: Tại sao ở một số vùng trồng táo, người ta lại đóng các đinh bằng kẽm
vào thân cây?
Giải thích: Vì kẽm là một nguyên tố vi lượng rất cần cho sự sinh trưởng của
cây, một số vùng đất bị thiếu kẽm nên trong quá trình trồng táo người ta đóng
đinh kẽm vào cây táo để kẽm từ đinh sẽ khuếch tán từ từ vào cây bổ sung lượng
kẽm bị thiếu hụt từ đất giúp cây sinh trưởng bình thường.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng để dạy phần liên hệ thực tế mục: Các nguyên tố
hóa học trong bài “ Các nguyên tố hóa học và nước” từ đó liên hệ đến việc nâng
cao năng suất cây trồng trong trồng trọt.
Câu 5: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh trong vũ trụ, các nhà khoa
học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không?
Giải thích: Vì nước là thành phần chủ yếu của tế bào, không có nước tế bào sẽ
chết. Vì thế không có nước sẽ không có sự sống.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho phần chuyển tiếp từ mục I sang mục II hoặc
phần liên hệ thực tế của bài “ Các nguyên tố hóa học và nước” từ đó giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường đặc biệt là bảo vệ nguồn tài nguyên nước cho học sinh.
Câu 6: Nếu trong vài ngày cơ thể không được uống nước thì điều gì sẽ xảy ra?
Giải thích: Mọi sinh vật sống trên Trái Đất đều cần nước để tồn tại. Nước chiếm
khoảng 65% khối lượng của cơ thể người trưởng thành và nó là chất dung môi
"chung" mang các dưỡng chất và hoóc-môn đi đến mọi cơ quan nội tạng, điều
hòa nhiệt độ cơ thể, bôi trơn các khớp gối ... Nếu trong vài ngày chúng ta không
uống nước thì cơ thể sẽ có biểu hiện: đầu tiên là khô miệng, sau đó nước tiểu sẽ

tối màu lại và mùi nặng hơn vì cơ thể đã mất khả năng giữ nước. Thực tế, lúc
thiếu nước thì não trở nên teo lại, nếu không được cung cấp nước trong 1-2
ngày, bạn sẽ dừng tiểu, gặp khó khăn khi nuốt, các cơ bắp bị co thắt và buồn ói.
Nếu thiếu nước lâu ngày sẽ dẫn đến tử vong, vì vậy khi gặp những dấu hiệu
"khát nước" trên, hãy bổ sung nước cho cơ thể càng sớm càng tốt.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho phần củng cố cuối bài của bài “ Các nguyên
tố hóa học và nước” từ đó giáo dục thói quen uống nước một cách khoa học cho
học sinh để bảo vệ sức khỏe đồng thời giúp học sinh có ý thức bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên nước.
Câu 7: Tại sao ở người khi bị sốt cao lâu ngày hay bị tiêu chảy, cơ thể bị mất
nước phải bù lại lượng nước đã mất bằng cách uống ozezon?
Giải thích: Vì mọi sinh vật sống trên Trái Đất đều cần nước để tồn tại, nước là
dung môi mang các dưỡng chất và hooc môn đi đến mọi cơ quan nội tạng, điều
hòa nhiệt độ cơ thể, bôi trơn các khớp gối ...Người bị sốt cao lâu ngày hay bị
tiêu chảy sẽ làm cơ thể bị mất nước và một số chất điện giải làm cho mọi hoạt
động sống của cơ thể diễn ra không bình thường, ozeron có tác dụng giúp cơ thể
bù lại lượng nước và những chất điện giải đã mất, điều hòa hoạt động của cơ thể.

8


Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho phần củng cố cuối bài của bài “ Các nguyên
tố hóa học và nước” từ đó giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe cho học sinh.
Câu 8: Tại sao không nên bỏ rau quả tươi vào ngăn đá tủ lạnh?
Giải thích: Vì khi bỏ rau quả tươi vào ngăn đá tủ lạnh sẽ làm cho nước trong tế
bào của rau quả bị đông thành đá, ở trạng thái rắn khoảng cách của các phân tử
nước tăng lên làm thể tích tế bào tăng từ đó phá vỡ thành tế bào làm cho rau quả
bị mềm nhũn giảm chất lượng.
Áp dụng: Sử dụng cho dạy mục “Nước và vai trò của nước trong tế bào”, ở bài:
“Các nguyên tố hóa học và nước” hoặc phần liên hệ thực tế cuối bài cho học

sinh, từ đó giáo dục cho học sinh cách bảo quản rau quả trong cuộc sống hàng
ngày.
Câu 9: Tại sao lá rau để vào ngăn đá tủ lạnh, khi đã ra ngoài lại rất nhanh bị hỏng
trong khi đó lá của một số cây sống ở vùng băng tuyết lại vẫn xanh?
Giải thích:
Lá rau bỏ trong ngăn đá tủ lạnh khi lấy ra ngoài rất nhanh bị hỏng vì: khi bỏ
lá rau vào ngăn đá tủ lạnh sẽ làm cho nước trong tế bào của lá bị đông thành đá,
ở trạng thái rắn khoảng cách của các phân tử nước tăng lên làm thể tích tế bào
tăng từ đó phá vỡ thành tế bào làm cho lá rau bị mềm nhũn giảm chất lượng khi
lấy ra ngoài.
Trong khi đó, lá của một số cây sống trong vùng băng tuyết vẫn xanh vì:
Những cây chịu rét được duy trì được tính ổn định của màng, có tỷ lệ các axit
béo không no, tế bào chất có khả năng giữ nước cao, tổng hợp các chất thẩm
thấu như: axit amin prolin, saccarozơ và đặc biệt sản sinh ra một loại protein
chống lại sự đóng băng nước trong tế bào lá khi nhiệt độ xuống thấp.
Áp dụng: Đây là một câu hỏi liên hệ thực tế rất hay, dựa vào tính chất của nước
và kết hợp với kiến thức vật lý đã học, học sinh có thể giải thích ý đầu vì vậy
giáo viên có thể sử dụng cho dạy mục “Nước và vai trò của nước trong tế bào”,
ở bài: “Các nguyên tố hóa học và nước” hoặc phần liên hệ thực tế cuối bài cho
học sinh, từ đó giáo dục cho học sinh cách bảo quản rau quả trong cuộc sống
hàng ngày. Tuy nhiên với ý thứ hai là một câu hỏi nâng cao rất khó với học sinh
vì vậy giáo viên có thể hỏi ở một số lớp có học sinh giỏi và gợi ý cho học sinh
trả lời, với những lớp học lực bình thường có thể yêu cầu các em về nhà tìm hiểu
thêm.
Câu 10: Tại sao khi nghe dự báo có mưa tuyết sắp đến, nhiều nông dân tưới
nước lên cây trồng để bảo vệ cho cây?
Giải thích: Khi tưới nước lên cây tạo lớp nước bao phủ trên bề mặt tế bào của
cây:
- Tuyết được tạo nên do liên kết hidro giữa các phân tử nước với mật độ thấp
hơn so với nước lỏng, nổi trên nước lỏng.

- Cùng với nhiệt độ lạnh của tuyết, mặt trên lớp nước tạo nên lớp băng mỏng
như lớp rào cản che chắn bảo vệ nước lỏng bên dưới khỏi không khí lạnh.

9


Vì vậy, nhiệt độ trong tế bào không bị thay đổi lớn nên ít ảnh hưởng đến hoạt
động của tế bào, nước trong tế bào không bị đóng băng bởi nhiệt độ thấp, cấu
trúc tế bào không bị hủy.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng để dạy phần liên hệ thực tế mục: “Nước và vai trò
của nước” trong bài “ Các nguyên tố hóa học và nước” từ đó liên hệ đến việc
bảo vệ cây trồng chống lại các điều kiện bất lợi của thời tiết, từ đó nâng cao
năng suất cây trồng trong trồng trọt.
Câu 11: Tại sao khi cơ thể đang ra mồ hôi, nếu có gió thổi sẽ có cảm giác mát
hơn?
Giải thích: Do nước trong mồ hôi bay hơi phải lấy nhiệt của cơ thể giúp giảm
bề mặt cơ thể. Có gió sẽ giúp nước trong mồ hôi bay hơi nhanh hơn → làm giảm
nhiệt nhanh hơn → tạo cảm giác mát hơn khi có gió.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho phần củng cố cuối bài của bài “ Các nguyên
tố hóa học và nước” từ đó giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe cho học sinh.
Câu 12: Tại sao trên bề mặt phía ngoài của cốc nước đá thường có các giọt nước
được hình thành?
Giải thích: Do hơi nước trong không khí quanh cốc nước đá có nhiệt độ cao
hơn thành cốc→ bị mất nhiệt khi tiếp xúc với thành cốc → hình thành liên kết
hidro giữa các phân tử nước trên bề mặt cốc → tạo thành các giọt nước.
Áp dụng: Sử dụng cho dạy mục “Nước và vai trò của nước trong tế bào”, ở bài:
“Các nguyên tố hóa học và nước” hoặc phần liên hệ thực tế cuối bài cho học
sinh, từ đó giải thích các hiện tượng thực tế trong cuộc sống hàng ngày giúp học
sinh yêu thích môn học hơn.
Câu 12: Hãy giải thích hiện tượng: con gọng vó di chuyển trên mặt nước mà

không bị dính ướt?
Giải thích: Con gọng vó di chuyển trên mặt nước mà không bị dính ướt vì: giữa
các phân tử nước ở bề mặt thoáng hình thành liên kết hiđrô khiến các phân tử
nước liên kết với nhau tạo thành sức căng bề mặt giúp gọng vó di chuyển được
trên bề mặt nước, đồng thời giữa lông cực nhỏ trên chân nhện và nước hình
thành liên kết kị nước khiến chân nhện không bị dính ướt.
Áp dụng: Sử dụng cho dạy mục “Nước và vai trò của nước trong tế bào”, ở bài:
“Các nguyên tố hóa học và nước” hoặc phần liên hệ thực tế cuối bài cho học
sinh, từ đó giải thích các hiện tượng thực tế trong cuộc sống hàng ngày giúp học
sinh yêu thích môn học hơn.
Câu 13: Tại sao con tôm có thể sống được dưới lớp băng?
Giải thích: Băng được tạo thành từ nước, do các phân tử nước ở trạng thái này
có mật độ thấp hơn so với nước lỏng, khối lượng sẽ nhẹ hơn nên nổi trên nước
lỏng. Cùng với nhiệt độ thấp, lớp băng ở phía trên mặt nước như lớp rào cản che
chắn bảo vệ nước lỏng bên dưới khỏi không khí lạnh.
Vì vậy, tôm sống ở dưới lớp băng, nhiệt độ không quá thấp cấu trúc tế bào
không bị hủy nên vẫn có thể sống bình thường.
Áp dụng: Sử dụng cho dạy mục “Nước và vai trò của nước trong tế bào”, ở bài:
“Các nguyên tố hóa học và nước” hoặc phần liên hệ thực tế cuối bài cho học
10


sinh, từ đó giải thích các hiện tượng thực tế trong cuộc sống hàng ngày giúp học
sinh yêu thích môn học hơn.
Câu 14: Tại sao khi quy hoạch đô thị người ta thường dành 1 khoảng đất thích
hợp để trồng cây xanh và hồ nước?
Giải thích: Vì cây xanh là một mắt xích quan trọng trong chu trình cacbon, mà
cacbon là nguyên tố chính cấu tạo nên cơ thể sinh vật, bên cạnh đó nước cũng là
thành phần không thể thiếu đối với sự sống.
Áp dụng: Sử dụng cho dạy mục “Nước và vai trò của nước trong tế bào”, ở bài:

“Các nguyên tố hóa học và nước” hoặc phần liên hệ thực tế cuối bài giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường ở học sinh, hoặc cũng có thể sử dụng cho phần “kiểm tra
bài cũ” ở phần tiếp theo nhằm khắc sâu kiến thức đã học.
Tiết 5 - Bài 4, 5: Cacbonhydrat, Lipit và Prôtêin
Chú ý: Đây là một bài học, về lý thuyết có rất nhiều nội dung kiến thức trọng
tâm cần phải làm rõ trong khi đó thời lượng dạy chỉ trong một tiết học, mặt
khác nội dung phần liên hệ thực tế của bài cũng rất nhiều. Vì vậy để có thể có
nhiều thời gian cho việc dạy học mang hơi thở cuộc sống vào bài học nhằm
hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh, thì phần kiến
thức cơ bản giáo viên có thể phát phiếu học tập dưới dạng cho học sinh so sánh
3 đại phân tử hữu cơ: cacbonhydrat, lipit, protein, đồng thời hướng dẫn học
sinh về nhà tìm hiểu thêm (với thời lượng khoảng 25 phút), thời gian còn lại
dành để liên hệ thực tế nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh qua hệ thống
câu hỏi sau:
Câu hỏi đặt vấn đề vào bài mới: Trong tế bào của sinh vật gồm có những đại
phân tử hữu cơ nào?
Trả lời: Gồm: Cacbonhydrat, lipit, protein, axitnucleic → Từ đó dẫn dắt học sinh
vào tìm hiểu kiến thức bài mới.
Câu 1: Làm thí nghiệm:
+ Hòa 1 thìa đường vào 1 cốc nước lọc.
+ Hòa 1 thìa mỡ hoặc dầu TV vào 1 cốc nước lọc.
Nhận xét hiện tượng và giải thích tại sao?
Trả lời: Hiện tượng:
+ Cốc nước đường thì tan
+ Cốc nước có mỡ hoặc dầu thực vật thì không tan, các phân tử mỡ (dầu) sẽ nổi
trên mặt nước.
Giải thích: Vì đường là phân tử phân cực mà nước là môi trường dung môi
phân cực nên đường có thể tan trong nước. Nhưng dầu (mỡ) không tan được
trong nước vì: Dầu (mỡ) là chất không phân cực có tính kị nước.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi cho phần liên hệ thực tế cuối bài để

củng cố kiến thức về tính chất của cacbonhydrat và lipit.
Câu 2: Tại sao có người không uống được sữa?
Giải thích: Vì người đó không có enzim phân giải đường lactozo (đường sữa)
thành đường đơn (glucozo) nên cơ thể không hấp thụ được.

11


Áp dụng: Giáo viên sử dụng để giải thích hiện tượng thực tế, từ đó giáo dục
thói quen ăn uống khoa học đảm bảo sức khỏe cho học sinh.
Câu 3: Tại sao càng nhai cơm kĩ ta càng thấy có vị ngọt?
Giải thích: Vì thành phần chính của cơm là tinh bột, đây là một loại đường đa
gồm nhiều phân tử glucozo tạo nên. Khi ăn cơm, trong khoang miệng chứa
enzim Amilaza sẽ biến đổi tinh bột thành đường glucozo, nếu người nào ăn cơm
có thói quen nhai kĩ thì quá trình này diễn ra càng nhiều, vì vậy sẽ thấy vị ngọt
càng nhiều.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng để giải thích hiện tượng thực tế trong mục “
Cacbonhydrat”, từ đó giáo dục thói quen ăn uống khoa học đảm bảo sức khỏe
cho học sinh
Câu 4: Tại sao người tiêu hóa được tinh bột nhưng không tiêu hóa được
xenlulozo? Mà tại sao ta vẫn phải ăn rau xanh hàng ngày?
Giải thích: Vì cơ thể nguời có ezim tiêu hóa tinh bột nhưng không có enzim
tiêu hóa xenlulozo. Tuy nhiên chúng ta vẫn phải ăn rau xanh để cung cấp
vitamin đồng thời xenlulozo có trong rau xanh giúp tăng khả năng đồng hóa
thức ăn giúp cơ thể chống lại một số bệnh nguy hiểm: ung thư ruột già, béo
phì...
Áp dụng: Giáo viên sử dụng để dạy phần liên hệ kiến thức thực tế trong mục “
Cacbonhydrat”, từ đó giáo dục thói quen ăn uống khoa học đảm bảo sức khỏe
cho học sinh.
Câu 5: Tại sao khi bị dầu mỡ bắn lên quần áo người ta thường tẩy bằng xăng

(benzen)?
Giải thích: Vì dầu (mỡ) là lipit, là đại phân tử hữu cơ có tính kị nước (không
tan trong nước) nhưng lại tan trong các dung môi hữu cơ như xăng (benzen),
nên có thể dùng xăng để tẩy các vết dầu mỡ dính trên quần áo.
Áp dụng: Sử dụng cho phần liên hệ thực tế của bài giúp học cho học sinh giải
thích các hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó vận dụng sự hiểu biết
của mình vào thực tiễn cuộc sống (việc giặt quần áo).
Câu 6: Giải thích tại sao về mùa đông người ta thường bôi kem (sáp) chống nẻ?
Giải thích: Về mùa đông độ ẩm không khí thấp da rất dễ bị mất nước dẫn đến
nứt nẻ. Để hạn chế hiện tượng này ta thường bôi sáp vì sáp là một loại lipit, lipit
có đặc tính kị nước nên khi bôi một lớp sáp lên da sẽ làm cho da không bị mất
nước khiến da mềm mại hơn.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng để dạy phần liên hệ kiến thức thực tế của bài, từ đó
giáo dục thói quen sống khoa học đảm bảo sức khỏe cho học sinh.
Câu 7: Giải thích câu nói “nước đổ lá khoai” bằng kiến thức sinh học?
Giải thích: Vì: ở bề mặt của một số loại lá cây như khoai nước, sen, súng có
phủ một lớp sáp màu bàng bạc. Do tính chất không thấm nước của sáp nên khi
dội nước vào các loại lá này thì nước trôi tuột đi, không có ý nghĩa gì cả, gọi là
“nước đổ lá khoai” (thường dùng với ý bảo ban, khuyên răn mà không nghe lời,
không có hiệu quả).

12


Áp dụng: Giáo viên sử dụng để dạy phần liên hệ kiến thức thực tế của bài, giải
thích câu thành ngữ qua đó tích hợp kiến thức liên môn nhằm tăng hứng thú học
tập cho học sinh.
Câu 8: Tại sao khi ăn thịt, cá, người ta thường chấm vào nước mắm giấm hoặc
chanh thì thấy ngon và dễ tiêu hóa hơn?
Giải thích: Vì trong nước mắm giấm hoặc chanh có axit, mà trong môi trường

axit, protein của cá hoặc thịt dễ phân hủy hơn nên khi chấm thấy ngon và dễ tiêu
hóa hơn.
Áp dụng: Sử dụng cho phần liên hệ thực tế của bài từ đó giáo dục thói quen ăn
uống hợp lí, khoa học cho học sinh.
Câu 9: Tại sao về mùa đông những động vật như: gấu....lại có lớp mỡ rất dày?
Giải thích: Mỡ là chất dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể sẽ giúp cho một
số động vật có tập tính ngủ đông (mùa đông không đi kiếm ăn vẫn tồn tại được).
Áp dụng: Sử dụng cho phần liên hệ thực tế của bài từ đó giải thích các hiện
tượng thực tế nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh
Câu 10: Tại sao người ta lại cho rằng: quan điểm sử dụng dầu thực vật thay thế
hoàn toàn mỡ động vật trong khẩu phần ăn là quan điểm sai lầm?
Giải thích: Vì dầu thực vật chứa nhiều axit béo không no, cơ thể dễ tiêu hóa
hơn axit béo no có chủ yếu trong mỡ động vật, hơn nữa trong mỡ động vật chứa
rất nhiều colesteron, nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu loại
bỏ hoàn toàn mỡ động vật ra khỏi khẩu phần ăn thì sẽ làm cơ thể thiếu
colesteron và axit béo no, hai thành phần này có tác dụng làm bền vững các mao
mạch máu, bảo vệ tuần hoàn của cơ thể, dự phòng tai biến mạch máu não và các
bệnh về tim mạch. Như vậy không được loại bỏ hoàn toàn mỡ động vật ra khỏi
khẩu phần ăn để thay bằng dầu thực vật, vì trong ăn uống cái gì quá nhiều cũng
sẽ không tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tỷ lệ hợp lí
giữa dầu thực vật và mỡ động vật trong khẩu phần ăn là 3:2.
Áp dụng: Sử dụng cho phần liên hệ thực tế của bài từ đó giáo dục thói quen ăn
uống hợp lí, khoa học cho học sinh.
Câu 11: Tại sao người già không nên ăn nhiều dầu mỡ?
Giải thích: Vì các cơ quan trong cơ thể người già đã bị già hóa, người già ít
hoạt động hơn nên việc cung cấp năng lượng cho hoạt động không cần thiết như
trước đây. Ăn nhiều dầu (mỡ) là chất giàu năng lượng, giàu colesteron sẽ làm
tăng colesteron trong máu gây xơ vữa động mạch và gây tắc mạch dẫn đến nguy
cơ huyết áp cao, tim mạch và đột quỵ.
Áp dụng: Sử dụng cho phần liên hệ thực tế của bài từ đó giáo dục thói quen ăn

uống hợp lí, khoa học cho học sinh.
Câu 12: Tại sao trẻ em không nên ăn nhiều bánh kẹo?
Giải thích: Do bánh kẹo là loại thức ăn giàu năng lượng (chứa nhiều đường)
nhưng nghèo dinh dưởng, ăn nhiều bánh kẹo sẽ làm trẻ không muốn ăn cơm vì
có cảm giác “no giả” từ đó dẫn đến trẻ bị béo phì nhưng lại suy dinh dưỡng, tăng
nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và làm khả năng hấp thụ canxi kém làm hạn chế

13


phát triển chiều cao, đồng thời dễ làm trẻ bị sâu răng vì nhiều đường sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
Áp dụng: Sử dụng cho phần liên hệ thực tế của bài từ đó giáo dục thói quen ăn
uống hợp lí, khoa học cho học sinh.
Câu 13: Vì sao tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà, thịt lợn đều được cấu tạo
từ protein nhưng chúng khác nhau về nhiều đặc tính?
Giải thích: Do protein của chúng khác nhau về số lượng thành phần và trình tự
sắp xếp của các axit amin trên chuỗi polipeptit.
Áp dụng: Sử dụng cho phần liên hệ thực tế của bài từ đó giải thích các hiện
tượng thực tế nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh
Câu 14: Tại sao một số vi sinh vật sống ở suối nước nóng 100 0C mà prôtein
không bị biến tính ?
Giải thích: Vì prôtein của các vi khuẩn này có cấu trúc đặc biệt có khả năng
chịu nhiệt độ cao nên mặc dù ở nhiệt độ 1000C, protein vẫn không bị biến tính.
Áp dụng: Sử dụng cho phần liên hệ thực tế của bài từ đó giải thích các hiện
tượng thực tế nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh
Câu 15: Tại sao khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta lại cần phải phong phú đa
dạng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau mà không nên ăn mãi một món mặc
dù món đó rất bổ dưỡng?
Giải thích: Vì mỗi loại thức ăn cung cấp một loại protein khác nhau, ăn các

nguồn thức ăn khác nhau sẽ cung cấp nhiều loại protein khác nhau từ đó sẽ cung
cấp đủ các axit amin thay thế và không thay thế (triptôphan, mêtiônin, valin,
thrêônin, phenyl alanin, lơxin, izôlơxin, lizin) từ đó giúp cơ thể phát triển cân
đối, toàn diện. Nếu vì thích mà chỉ ăn mãi một món mặc dù món đó rất bổ
dưỡng cũng sẽ làm cơ thể thiếu chất dẫn đến bệnh tật.
Áp dụng: Sử dụng cho phần liên hệ thực tế của bài từ đó giáo dục thói quen ăn
uống hợp lí, khoa học cho học sinh.
Câu 16: Tại sao khi bị đói lả (hạ đường huyết) người ta thường cho uống nước
đường thay vì cho ăn cơm cùng các loại thức ăn khác?
Giải thích: Vì khi bị hạ đường huyết thì cơ thể cần cung cấp năng lượng ngay
lập tức mà như chúng ta đã biết đường là một loại hợp chất rất giàu năng lượng,
có các dạng đường đơn, đường đôi và đường đa. Nếu chúng ta ăn cơm (tức là sử
dụng đường đa) thì cần phải có thời gian phân giải đường đa thành đường đơn,
nên hiệu quả không cao, thay vào đó chúng ta sử dụng đường đơn glucozo hoặc
đường đôi (ở nước hoa quả) là loại đường dữ trữ năng lượng ngắn hạn sẽ có tác
dụng làm tăng đường huyết rất tốt.
Áp dụng: Sử dụng cho phần liên hệ thực tế ở mục “cacbonhydrat” của bài từ đó
giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe cho học sinh.
Câu 17: Vì sao khi ta nấu canh cua thì có hiện tượng đóng lại từng mảng nổi lên
mặt nước nồi canh?
Giải thích: Hiện tượng đóng thành mảng là do protein của cua ở nhiệt độ cao bị
biến tính dẫn đến kết tủa (bị vón cục lại).

14


Áp dụng: Sử dụng cho phần liên hệ thực tế mục “Protein” của bài từ đó giải
thích các hiện tượng thực tế nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh
Câu 18 : Khi bị nhiễm khuẩn cơ thể thường phản ứng lại bằng cách làm cho ta
bị sốt. Phản ứng như vậy có tác dụng gì?

Giải thích: Phản ứng như vậy có tác dụng làm biến tính protein của vi khuẩn vì
vậy hạn chế sự sinh sản và phát tán của vi khuẩn trong cơ thể giúp cơ thể khỏi
bệnh.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho phần liên hệ thực tế của bài, từ đó giáo dục
kiến thức chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho học sinh một cách khoa học.
Tiết 6 - Bài 6: Axit Nuclêic
Chú ý: Đây là một bài rất quan trong trong chương trình Sinh học THPT, mặc
dù kiến thức đã được học ở lớp 9 nhưng được phát triển sâu thêm và sẽ được sử
dụng rất nhiều cho kiến thức phần “Cơ chế di truyền và biến dị” của Sinh học
12. Vì vậy, giáo viên cần làm rõ các kiến thức trọng tâm về cấu trúc và chức
năng của ADN và ARN.
Mặt khác có thể nói, đây là một bài rất nặng về lý thuyết, phần lớn thời gian
của tiết học chúng ta dành để tìm hiểu cấu trúc và chức năng của ADN và ARN,
vì vậy phần dành cho kiến thức liên hệ thực tế rất ít. Để rút ngắn thời gian của
bài mà vẫn đảm bảo làm rõ kiến thức trọng tâm nhằm có thêm thời gian để củng
cố kiến thức bài học, giáo viên có thể tổ chức dạy học theo hình thức sử dụng đồ
dùng trực quan là mô hình cấu trúc của ADN và kết hợp dạy bằng giáo án
powerpoint có sử dụng nhiều hình ảnh nhằm làm tăng hứng thú học tập của học
sinh, đồng thời giáo viên chia nhóm, phát phiếu học tập dưới dạng so sánh các
phân tử ADN và ARN, ADN và Prôtêin để kiến thức bài học dễ hiểu hơn, được
khắc sâu hơn làm nền tảng cho kiến thức Sinh học 12 sau này.
Xác định mục tiêu rõ ràng như vậy, để giáo viên và học sinh có thể tổ chức
hoạt động dạy - học một cách hiệu quả, bên cạnh đó còn có thể lồng ghép một
số kiến thức thực tế, mang hơi thở cuộc sống vào bài học để hình thành kĩ năng
vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh nhằm tăng hứng thú học tập cho học
sinh làm cho một bài – nặng về kiến thức lý thuyết như bài: “Axit Nuclêic” trở
nên sinh động hơn bớt sự khô khan nhàm chán, cụ thể gồm một số câu hỏi sau:
Câu 1: Vì sao chỉ có 4 loại nuclêôtit mà có thể tạo ra vô số các ADN khác nhau
ở các loài sinh vật?
Giải thích: Tuy phân tử ADN của các loài sinh vật chỉ được cấu tạo từ 4 loại

nuclêôtit, nhưng do số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nu trong các
phân tử ADN khác nhau, nên từ 4 loại nuclêôtit có thể tạo nên vô số các phân tử
ADN khác nhau, các phân tử ADN lại điều khiển sự tổng hợp của các phân tử
Prôtêin khác nhau, quy định các tính trạng rất đa dạng nhưng đặc thù của các
loài sinh vật khác nhau.
Áp dụng: Giáo viên có thể lồng ghép dạy trong phần kiến thức trọng tâm của
bài khi nói về cấu trúc của ADN, cũng có thể sử dụng dạy ở phần củng cố kiến
thức để liên hệ kiến thức thực tiễn cho học sinh để giải thích tính đa dạng trong
đặc điểm của các loài sinh vật, từ đó làm tăng hứng thú học tập cho học sinh.
15


Câu 2: Dựa vào cơ sở khoa học nào mà người ta có thể xác định quan hệ huyết
thống giữa 2 người, xác định thân nhân của các hài cốt hay truy tìm dấu vết thủ
phạm thông qua việc phân tích ADN?
Giải thích: Trên thực tế rất khó có trường hợp 2 người khác nhau (không cùng
quan hệ huyết thống) lại có cấu trúc ADN hoàn toàn giống nhau (xác suất trùng
hợp chỉ xảy ra

1
lần). Dựa vào tính chất này mà kĩ thuật phân tích ADN đã
2.10 8

ra đời và có ứng dụng rộng rãi trong việc: Xác định quan hệ huyết thống giữa 2
người, xác định thân nhân của các hài cốt hay truy tìm dấu vết thủ phạm.
Ví dụ nguời ta có thể tách ADN từ một sợi tóc còn sót lại trên hiện trường vụ
án rồi so sánh ADN này với ADN của những người bị tình nghi. Nếu nguời tình
nghi có ADN giống với ADN lấy từ sợi tóc để lại trên hiện trường thì có thể
người đó liên quan đến vụ án. Tương tự như vậy bằng cách này người tacũng
có thể xác đinh quan hệ huyết thống giữa 2 người với nhau.

Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi này trong phần liên hệ thực tế của
phần củng cố cuối bài, nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh.
Câu 3: Tại sao nói việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức của con người
là một trong những nguyên nhân làm giảm sự đa dạng sinh học? Để khắc phục
hiện tượng đó chúng ta cần phải làm gì?
Giải thích: Chúng ta biết rằng đa dạng sinh học thể hiện ở 3 cấp độ: là đa dạng
di truyền (đa dạng gen), đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Trong khi đó, việc
khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức của con người sẽ đồng thời làm giảm
cả ba cấp độ trên. Ví dụ: Khi con người khai thác tài nguyên gỗ, củi quá mức sẽ
trực tiếp làm giảm số lượng các loài thực vật, từ đó gián tiếp tiêu diệt các loài
sống trên cơ thể thực vật (chim, sâu...) và vì vậy sẽ làm giảm đa dạng di truyền
và đa dạng sinh thái.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi trong phần liên hệ thực tế cuối bài
từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, ví dụ trong việc khai thác
tài nguyên thiên nhiên phải luôn khai thác theo hướng phát triển và bền vững.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Đối tượng thực nghiệm
Để đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của đề tài, tôi đã tiến hành thực
nghiệm sư phạm trên đối tượng học sinh ở hai lớp 10A5 và 10A6 của trường
THPT Hoằng Hóa 4, năm học 2015-2016. Số lượng học sinh ở lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng bằng nhau( 40 HS), trình độ nhận thức như nhau (đều là học
sinh học ban cơ bản của trường) và cùng một giáo viên thực hiện.
Trong quá trình thực nghiệm, đề tài áp dụng giảng dạy ở lớp 10A5 làm lớp
thực nghiệm và lấy lớp 10A6 làm lớp đối chứng.
2.4.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm:
Sau khi áp dụng đề tài, khảo sát tìm hiểu cảm nhận của học sinh khi đến
giờ và khi học môn Sinh học, thu được kết quả như sau:
Mức độ hứng
Lớp 10A5
Lớp 10A6

thú học tập Số học sinh
Tỷ lệ %
Số học sinh
Tỷ lệ %
16


Rất hứng thú
7
17,5%
3
7,5%
Hứng thú
22
55%
6
15%
Bình thường
7
17,5%
11
27,5%
Ghét học
4
10%
16
40%
Rất ghét
0
0%

4
10%
Qua bảng số liệu trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy ở lớp 10A6 đại đa số học
sinh không thích học môn Sinh học, đây là đặc điểm chung của học sinh khi
chưa tiến hành thực nghiệm. Trong khi đó, lớp 10A5 đã có sự chuyển biến tích
cực: Số học sinh tỏ ra hứng thú và rất hứng thú tăng lên chiếm 72,5%, còn tình
trạng học sinh không thích học môn Sinh đã giảm đi, chỉ còn khoảng 10%.
Mặt khác, khi tiến hành đo lường chất lượng học tập thu được từ kết quả bài
kiểm tra 15 phút với nội dung đề kiểm tra có sử dụng một số kiến thức thực tiễn
trong chương I. Thành phần hóa học của tế bào (chương áp dụng làm đề tài) của
hai lớp như sau:
Lớp
Số học sinh Số lượng học sinh đạt điểm
kiểm tra
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Thực nghiệm 10A5 40
0 0 2 2 4
4 12 9 4 3
Đối chứng 10A6
40
0 3 3 2 11 7 7 6 1 0
Qua kết quả thực nghiệm trên ta thấy rằng: ở lớp 10A6 số học sinh có điểm
kiểm tra 15 phút ≤ 5 điểm rất cao là 19 học sinh, còn số học sinh có điểm ≥ 6 là
21 học sinh trong đó chủ yếu là học sinh được điểm 6 và 7, riêng học sinh được
8 và 9 rất ít và không có học sinh đạt điểm 10. Nhưng với lớp thực nghiệm thì
khác, số học sinh có điểm kiểm tra 15 phút ≤ 5 chỉ chiếm 8 học sinh, còn số học
sinh có điểm ≥ 6 lên tới 32 học sinh, trong đó chủ yếu là học sinh được điểm 7,
riêng học sinh được 6 rất ít và số học sinh đạt điểm 8, 9 lên tới 13 học sinh, đặc
biệt có tới 3 học sinh đạt điểm 10.
Nhận xét: Như vậy, ta thấy việc dạy học sử dụng câu hỏi mang hơi thở cuộc

sống để hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh đã tạo
được hứng thú học tập cho học sinh trong việc học tập bộ môn Sinh học, từ đó
làm tăng kết quả học tập của học sinh lên rất nhiều. Vì vậy, trong dạy học người
giáo viên cần tích cực áp dụng việc dạy học theo hướng gắn liền kiến thức liên
hệ thực tiễn như trên.

17


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Như vậy, phương pháp dạy học gắn liền với kiến thức thực tiễn mang hơi
thở cuộc sống vào bài học là một phương pháp khá hay và hiệu quả đang được
đưa vào áp dụng rộng rãi trong dạy học ở nước ta. Việc dạy học gắn kiến thức
thực tiễn với kiến thức bộ môn đã tạo cho học sinh cảm giác gần gũi, thoải mái
hơn trong giờ học, phát huy được tính sáng tạo của học sinh, kích thích học sinh
suy nghĩ tích cực hơn, tăng khả năng tư duy của học sinh và rèn kỹ năng sống
theo một hệ thống logic.
Mặt khác, trong quá trình giảng dạy, việc sử dụng câu hỏi gắn với thực tiễn
cuộc sống kết hợp linh hoạt với nhiều phương pháp học khác sẽ tạo hứng thú
trong giờ học, phát huy tính chủ động, tìm tòi từ đó giúp học sinh ghi nhớ bài
nhanh hơn và tiết kiệm thời gian hơn trong quá trình ôn tập và củng cố kiến
thức. Song bên cạnh kết quả đạt được mà thực nghiệm đã chứng minh, chúng ta
cũng không thể phủ nhận rằng việc dạy học mang hơi thở cuộc sống vào bài học
đòi hỏi sự nỗ lực cao và năng lực tốt của giáo viên....Do đó mỗi giáo viên khi
dạy học cần nghiên cứu kĩ về mục tiêu, nội dung bài học và có sự cân nhắc,
chọn lựa kĩ lưỡng để có phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh và
trường sở tại nhằm đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học.
3.2. Kiến nghị
Các nhà trường cần nghiêm túc chỉ đạo việc dạy học gắn kiến thức bộ môn

vào thực tiễn cuộc sống, đồng thời tích cực kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan,
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học, góp phần nâng cao hiệu
quả trong việc dạy học mang hơi thở cuộc sống vào bài học để hình thành kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống cho học sinh.
Sở giáo dục cần tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn cho giáo viên về những
kĩ năng, phương pháp dạy học gắn kiến thức thực tiễn với kiến thức bộ môn. Về
phần giáo viên được cử đi học tập huấn phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tiếp
thu và triển khai về trường một cách có hiệu quả.
Ngoài ra để góp phần tạo động lực cho giáo viên và học sinh, Sở giáo dục
cần tổ chức các cuộc thi chọn học sinh giỏi lớp 10, 11 như các tỉnh khác.

18


Trên đây là một số ý kiến nhỏ giúp các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp giảng
dạy môn Sinh học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học làm tăng khả năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống cho học sinh từ đó làm tăng hứng
thú học tập bộ môn cho học sinh đối với môn Sinh học. Kinh nghiệm này bản
thân tôi đã từng áp dụng, đồng thời phổ biến cho giáo viên trong trường cùng
thực hiện và thấy hiệu quả rõ rệt. Mong rằng, nó sẽ góp phần vào quá trình đổi
mới phương pháp dạy học môn Sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn
Sinh học ở trường THPT hiện nay.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh hoá, ngày 30/5/2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Người viết SKKN

Lê Thị Thu Hoài

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý luận dạy học sinh học - Đinh Quang Báo – NXB giáo dục
2. Sách giáo khoa Sinh học 10 - Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên) - NXB Giáo dục.
3. Sách giáo viên Sinh học 10 - Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên) - NXB Giáo dục.
4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ
thông - Môn Sinh học Lớp 10 (Cấp THPT) – Ngô Văn Hưng (Chủ biên) - Lê Hồng
Điệp - Nguyễn Thị Hồng Liên - NXB GD 2009
5. Hỏi đáp sinh học - Trần Ngọc Oanh (Nhà xuất bản Giáo dục, 2006)
6. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông môn Sinh học - Vũ Đức
Lưu (chủ biên) - NXB GD 2004.

20



×