Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giỏi xây dựng ngân hàng câu hỏi tự luận chuyên đề tiến hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.15 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT ĐÔNG SƠN II

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIỎI XÂY DỰNG
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TỰ LUẬN CHUYÊN ĐỀ TIẾN HÓA

Người thực hiện: Ngô Thị Hà
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Sinh Học

1


THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC
Trang
1. Phần mở đầu..............................................................................

1

1.1 Lý do chọn đề tài…………………………………….............

1

1.2. Mục đích nghiên cứu.............................................................

2


1.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................

2

1.4.Phương pháp nghiên cứu.......................................................

2

2. Nội dung....................................................................................

2

2.1. Cơ sở lí luận của skkn.............................................................

2

2.1.1 Cơ sở lí luận xây dựng ngân hàng câu hỏi tự luận............

4

2.1.2 Cơ sở lí luận chuyên đề tiến hoá............................................

4

2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

4

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề......................


5

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường…………………………..

20

3. Kết luận, kiến nghị. ..................................................................

21

3.1. Kết luận..................................................................................

22

3.2 Kiến nghị.................................................................................

22

2


1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm có ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các
lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như trong sản xuất. Trong quá trình giảng dạy, việc
rèn luyện giúp học sinh nắm vững lí thuyết để vận dụng giải các bài tập, giải thích
các hiện tượng ngoài tự nhiên cũng như ứng dụng kiến thức lí thuyết vào các lĩnh vực
khác nhau của cuộc sống là nhiệm vụ rất quan trọng. Khó khăn lớn nhất đó là lượng
kiến thức ở mỗi tiết học lại quá nặng nên hầu như giáo viên không có thời gian để

hướng dẫn HS trả lời câu hỏi tự luận nâng cao. Học sinh không có khả năng phân tích
và tổng hợp kiến thức để giải quyết các câu hỏi tự luận nâng cao ngoài kiến thức học
thuộc trong sách giáo khoa. Mặt khác những năm gần đây cấu trúc đề thi đại học lại
là trắc nghiệm nên kĩ năng trả lời câu hỏi tự luận của học sinh còn lúng túng.
Trong khi đó phần Tiến hóa là một nội dung kiến thức mang tính khái quát cao,
việc xây dựng kiến thức cũng như làm rõ được bản chất vấn đề rất khó; đồ dùng dạy
học minh họa cho các bài dạy không nhiều. Rất nhiều học sinh còn lúng túng khi nắm
kiến thức cũng như trả lời câu hỏi tự luận phần này.Trong khi đó thì đây là phần
kiến thức không thể thiếu được trong các kì thi học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi quốc
gia cũng như thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Qua thời gian giảng dạy sinh học ở trường phổ thông, bản thân tôi đã nghiên
cứu nhiều tài liệu tham khảo và nhiều tác giả khác trên mạng. Các tác giả cũng đã
đưa các câu hỏi và câu trả lời phần tiến hoá. Song chỉ là đơn lẻ một vài câu hỏi
không hệ thống.
Đặc biệt cá nhân tôi nhận thấy trong các đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh , chọn
đội tuyển học sinh giỏi quốc gia và đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia mấy năm trở
lại đây, dạng câu hỏi này xuất hiện khá phổ biến.Nếu nắm vững lí thuyết phần này thì
việc trả lời các câu trắc nghiệm trong đề thi quốc gia cũng sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Trước thực trạng trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Kinh nghiệm hướng dẫn
học sinh giỏi xây dựng ngân hàng câu hỏi tự luận chuyên đề tiến hoá”.
3


1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh nắm vững lí thuyết chuyên đề tiến hoá vốn rất trừu tượng thông qua
việc xây dựng ngân hàng câu hỏi tự luận chuyên đề tiến hoá .
- Rèn luyện kĩ năng trả lời câu hỏi tự luận cho học sinh.
- Giúp đồng nghiệp nâng cao chất lượng đội tuyển thông qua việc xây dựng ngân
hàng câu hỏi tự luận bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên đề tiến hoá.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

- Nghiªn cøu ch¬ng 2: Nguyªn nh©n vµ c¬ chÕ tiÕn hãa - Sinh häc
12 n©ng cao THPT.
- Nghiên cứu : Các tài liệu lí thuyết để xây dựng câu hỏi tự luận bồi dưỡng học sinh
giỏi chuyên đề tiến hoá.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu lí thuyết trong các sách
tham khảo cũng như các tài liệu trên mạng từ đó phân tích và tổng hợp kiến thức rồi
phân loại và hệ thống hoá kiến thức.
- Phương pháp điều tra: Khảo sát học sinh lớp 12 để nắm được khả năng tư duy và
lĩnh hội kiến thức của học sinh cũng như kĩ năng trả lới câu hỏi tự luận phần tiến hoá.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học: Chủ động tác động học sinh để hướng sự phát
triển theo mục tiêu dự kiến của mình.
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu và xem xét lại những
thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn .
- Phương pháp thống kê và xử lí số liệu: Sử dụng xác suất thống kê để xử lí số liệu
thu thập được.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của skkn.
2.1.1 Cơ sở lí luận xây dựng ngân hàng câu hỏi tự luận.
Có rất nhiều cách phân loại câu hỏi khác nhau tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu
của đề tài tôi đi sâu nghiên cứu dạng câu hỏi phân loại theo kiến thức trả lời và mức
độ tư duy của học sinh.
Cơ sở để phân loại câu hỏi là:
4


- Kiến thức mà học sinh phải trả lời: Mức độ khó dễ và dung lượng nhiều ít.
- Mức độ truy xuất các hoạt động tư duy của học sinh để trả lời câu hỏi.
Theo kiểu phân loại này, có 4 loại câu hỏi.
Câu hỏi loại “ phát biểu”

- Kiến thức: Có sẵn, ngắn (một định nghĩa, một khái niệm, một qui luật đã học)
- Mức độ tư duy: Không sáng tạo, chỉ cần tái hiện, lặp lại hoặc bắt chước.
Câu hỏi loại “ trình bày”
- Kiến thức: Đơn giản (trình bày hoặc mô tả một vấn đề, một sự kiện mới được
xem, được nghe,…)
- Mức độ tư duy: Phát biểu không theo khuôn mẫu có sẵn, có lựa chọn và sử dụng
ngôn ngữ của bản thân.
Câu hỏi loại “ giải thích”
Kiến thức: Phải trả lời nhiều, phức tạp.
- Mức độ tư duy: Truy xuất các hoạt động tư duy, tự cấu trúc câu trả lời.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, tìm cách trả lời, trong câu hỏi
này có ngầm chứa một sự gợi ý.
Câu hỏi loại “ luận chứng”
- Kiến thức: Phải trả lời nhiều, phức tạp.
- Mức độ tư duy: Truy xuất các hoạt động tư duy, tự tìm các phương án trả lời, tự
cấu trúc câu trả lời, có sáng tạo.Câu hỏi loại này đòi hỏi học sinh có năng lực tư
duy cao. Tính sáng tạo ở đây là: Tự tìm các phương án trả lời, phương án tối ưu, tự
biện luận lời giải (nếu cần).
Cách xây dựng ngân hàng với 4 loại câu hỏi này có tính ưu việt là:
- Giáo viên có thể xuất phát từ nội dung cần có (câu trả lời của học sinh) để cấu
trúc câu hỏi.
- Tạo điều kiện cho giáo viên khi có ý đồ phát triển tư duy học sinh.
- Tạo điều kiện cho giáo viên có mẫu câu hỏi cho đối tượng cụ thể nhằm tạo động
lực trong học tập của học sinh, nhất là các học sinh yếu kém và học sinh khá giỏi
đảm bảo nguyên tắc về tính vừa sức trong dạy học.
2.1.2 Cơ sở lí luận chuyên đề tiến hoá.
5


Do giới hạn số trang của đề tài nên tôi chỉ trình bày ngắn gọn những đề mục kiến

thức cơ sở của chuyên đề tiến hoá:
Bằng chứng tiến hoá.
Thuyết tiến hoá hiện đại.
Qúa trình hình thành đặc điểm thích nghi.
Hiện tượng đa hình cân bằng di truyền .
Loài sinh học và các cơ chế cách li.
Các cơ chế cách li.
Các con đường hình thành loài.
Phân li tính trạng và sự hình thành các nhóm phân loại .
Chiều hướng tiến hoá chung của sinh giới.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Sau nhiều năm giảng dạy học sinh lớp 12 cũng như đứng đội tuyển tôi nhận ra rằng:
- Phần lớn học sinh khá, giỏi không có khả năng phân tích và tổng hợp kiến thức để
giải quyết các câu hỏi tự luận nâng cao thuộc chuyên đề tiến hoá ngoài kiến thức học
thuộc trong sách giáo khoa
- Rất nhiều học sinh còn lúng túng khi nắm kiến thức cũng như trả lời câu hỏi tự luận
phần tiến hoá.Trong khi đó thì đây là phần kiến thức không thể thiếu được trong các
kì thi học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi quốc gia cũng như thi tuyển sinh đại học, cao
đẳng.
- Bản thân tôi đã nghiên cứu nhiều tài liệu tham khảo và nhiều tác giả khác trên
mạng.Các tác giả cũng đã đưa các câu hỏi và câu trả lời phần tiến hoá. Song chỉ là
đơn lẻ một vài câu hỏi không hệ thống.
Chính vì vậy mà khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm kết quả ôn đội tuyển
không được điểm phần tiến hoá do đề ra kiến thức phần này không thuộc dạng học
thuộc lòng trong sách giáo khoa mà là kiến thức nâng cao.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để giúp học sinh khá, giỏi xây dựng được ngân hàng câu hỏi tôi đã tiến hành các
bước sau:

6



- Đầu tiên tôi nghiên cứu các tài liệu lí thuyết trong các sách tham khảo cũng như các
tài liệu trên mạng từ đó phân tích và tổng hợp kiến thức rồi phân loại và hệ thống hoá
kiến thức chuyên đề tiến hoá.
- Sau đó tôi tiến hành khảo sát học sinh lớp 12 để nắm được khả năng tư duy và lĩnh
hội kiến thức của học sinh cũng như kĩ năng trả lới câu hỏi tự luận phần tiến hoá.
- Tiếp đến tôi giao nhiệm vụ cho học sinh khá ,giỏi trả lời các câu hỏi tự luận tôi đã
hệ thống, gợi ý các em có thể tham khảo các tài liệu các em có và yêu cầu các em trả
lời vào vở.
- Cuối cùng tôi thu vở các em về chấm, chỉnh sửa và bổ sung, hoàn thiện lại kiến thức
cho các em.
Sau đây tôi xin được giới thiệu ngân hàng câu hỏi tự luận chuyên đề tiến hoá
mà tôi đã hướng dẫn học sinh khá, giỏi trả lời. Do hạn chế về số trang nên tôi chỉ giới
thiệu những câu hỏi thuộc dạng giải thích hay luận chứng mà tôi đã nêu ở phần lí
luận xây dựng câu hỏi tự luận:
Câu 1.Tại sao những cơ quan thoái hoá không còn giữ chức năng gì lại vẫn được di
truyền từ đời này sang đời khác mà không bị CLTN đào thải. Vì:
- Các gen quy định các cơ quan thoái hoá không bị CLTN đào thải, do các cơ quan
này thường không gây hại cho các cơ thể sinh vật.
- Những gen này chỉ có thể bị loại quần thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên, có thể thời
gian tiến hoá chưa đủ dài để các yếu tố tiến hoá ngẫu nhiên loại bỏ các gen này.
Câu 2.Tại sao để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về các đặc điểm hình
thái thì người ta lại hay sử dụng cơ quan thoái hoá?
- Cơ quan thoái hoá thường được sử dụng như bằng chứng về mối quan hệ họ hàng
giữa các loài, vì cơ quan thoái hoá không có chức năng gì nên không được CLTN giữ
lại, chúng được giữ lại ở các loài đơn giản là do được thừa hưởng các gen ở loài tổ
tiên.
Câu 3. Tại sao CLTN lại không thể hình thành những sinh vật hoàn hảo nhất? Vì:
- CLTN chỉ tác động lên các biến dị có sẵn trong quần thể, chỉ ủng hộ những kiểu

hình thích nghi nhất trong số những kiểu hình có sẵn, mà các kiểu hình có sẵn trong
quần thể không phải là kiểu hình lý tưởng nhất.
7


- Tiến hoá bị hạn chế bởi các trở ngại lịch sử, mỗi loài đều thừa hưởng từ tổ tiên một
gia tài các cá thể con cháu với các biến dị sẵn có và tiến hoá là một quá trình kế thừa
lịch sử nên nó thừa hưởng những đặc điểm cũ của loài gốc.
- Sự thích nghi thường theo kiểu dung hoà, vì mỗi lúc, mỗi cơ quan của cơ thể phải
thực hiện nhiều chức năng khác nhau.
- Yếu tố ngẫu nhiên, CLTN mà môi trường luôn tương tác với nhau: các yếu tố ngẫu
nhiên sẽ loại bỏ những kiểu gen thích nghi, tác động của môi trường có thể sẽ làm
những cá thể có kiểu gen xấu có thường biến và tồn tại trong quần thể.
Câu 4. a. Vai trò của giao phối không ngẫu nhiên với tiến hoá?
b. Tại sao CLTN chỉ tác động trực tiếp lên kiểu hình mà không tác động trực
tiếp lên kiểu gen?
a. Giao phối không ngẫu nhiên làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, dẫn đến tạo điều
kiện alen đột biến nhanh chóng tổ hợp với nhau thành kiểu gen đồng hợp, biểu hiện
thành kiểu gen đột biến cung cấp nguyên liệu cho CLTN.
b. Trong tự nhiên chỉ có những cá thể nào có kiểu hình phù hợp với môi trường sống
thì được sống sót và sinh sản ưu thế, những cá thể có kiểu hình không phù hợp sẽ có
sức sống kém và bị đào thải. Do vậy, CLTN chỉ tác động lên kiểu hình và hệ quả là
qua nhiều thế hệ sẽ chọn lọc kiểu gen chứ không tác động trực tiếp lên kiểu gen.
Câu 5. So sánh tác động của CLTN với tác động của biến động di truyền đối với
CTDT của quần thể giao phối.
CLTN
Biến động di truyền
- Làm thay đổi tần số alen theo một - Làm thay đổi tần số alen và thành phần
hướng xác định. Cụ thể: làm tăng tần số kiểu gen một các đột ngột không theo xu
các alen có lợi, giảm tần số các alen có hướng xác định, có thể đào thải hoàn toàn

hại.

một alen ra khỏi quần thể bất kể alen có
lợi hay có hại.

- Tác động không phụ thuộc vào kích - Tác động mạnh hay yếu phụ thuộc vào
thước quần thể.

kích thước quần thể, quần thể càng nhỏ
chịu tác động càng lớn.

- Kết quả: giảm tính đa dạng của quần - Kết quả: làm nghèo vốn gen của quần
thể, nhưng lại tăng tần số các kiểu gen thể, trong một số trường hợp có thể làm
8


có giá trị thích nghi cao, tạo ra quần thể quần thể tuyệt chủng.
thích nghi.

Câu 6. Tác động của CL vận động rõ nhất đối với con đường hình thành loài nào?
Trình bày con đường hình thành loài đó?
- Tác động của CL vận động rõ nhất đối với con đường hình thành loài khác khu hay
bằng con đường địa lý. Vì khi khu phân bố của loài được mở rộng hay chia cắt làm
cho điều kiện sống thay đổi do đó, chất lượng CL cũng thay đổi.
- Cơ chế:
+ Khi khu phân bố của loài bị chia cắt do các trở ngại về điều kiện địa lý hình thành
nhiều quần thể cách ly nhau.
+ Do tác động của các nhân tố tiến hoá ( ĐB, giao phối, CLTN) các quần thể ngày
càng xa nhau về tần số alen và thành phần kiểu gen.
+ Sự khác biệt này được tích luỹ dần dưới tác động của CL vận động đến một thời

điểm nào đó có thể xuất hiện trở ngại → cách li sinh sản → hình thành loài mới.
Câu 7. Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và CLTN trong quá trình tiến hoá được thể hiện
như thế nào?
- Các nhân tố bất lợi của ngoại cảnh chính là các nhân tố chọn lọc.
- Ngoại cảnh xác định hướng chọn lọc thể hiện:
+ Ngoại cảnh thay đổi → chọn lọc vận động hình thành đặc điểm thích nghi mới.
+ Ngoại cảnh thay đổi → chọn lọc ổn định, duy trì đặc điểm thích nghi đã có.
+ Ngoại cảnh không đồng nhất → chọn lọc phân hoá.
b.Sau cùng một thời gian tồn tại, loài sinh vật A đã tiến hoá thành một loài khác,
trong khi đó loài sinh vật B gần như ít thay đổi. Điều kiện sống của 2 loài này có gì
khác nhau? Giải thích?
- Có sự khác nhau giữa 2 loài:

9


+ Điều kiện sống của loài A có biến động lớn hơn loài B. Vì điều kiện sống thay đổi
là nhân tố gây ra sự chọn lọc.
+ Loài A phải có sự phân bố rộng hơn loài B, điều kiện sống của loài A không đồng
nhất và không liên tục. Trong điều kiện đó, quá trình cách ly và phân hoá diễn ra
nhanh hơn tạo điều kiện thúc đẩy sự hình thành loài mới.
b, Hiệu quả của CLTN phụ thuộc vào các yếu tố nào? Giải thích?
- Alen được chọn lọc là trội hay lặn: Chọn lọc chống lại alen trội thì nhanh chống làm
thay đổi tần số alen của quần thể, vì alen trội được biểu hiện ra kiểu hình ngay cơ thể
ở trạng thái dị hợp. Còn chọn lọc đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn
vì alen lặn chỉ bị đào thải khi ở trạng thái đồng hợp tử.
- Áp lực chọn lọc: Áp lực chọn lọc càng lớn thì tốc độ thay đổi tần số alen càng cao
và ngược lại.
- Loài sinh sản vô tính hay hữu tính: Loài sinh sản hữu tính tạo ra nhiều biến dị tổ
hợp nên dễ dàng thích nghi hơn khi điều kiện môi trường thay đổi, còn loài sinh sản

vô tính kém đa dạng hơn về di truyền nên khi môi trường biến động dễ bị CLTN đào
thải hàng loạt.
- Tốc độ sinh sản của loài: Nếu loài sinh sản nhanh, vòng đời ngắn thì hiệu quả chọn
lọc sẽ nhanh hơn và ngược lại.
- Loài đó là đơn bội hay lưỡng bội: Nếu là đơn bội thì tất cả các gen đều được biểu
hiện ra kiểu hình nên hiệu quả chọn lọc sẽ nhanh hơn và ngược lại.
Câu 8. Nghiên cứu sự hình thành thay đổi kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp
thu được kết quả:
Thế hệ
Kiểu gen AA
Aa
F1
0,49
0,42
F2
0,49
0,42
F3
0,4
0,2
F4
0,25
0,5
F5
0,25
0,5
Quần thể đang chị tác động của nhân tố tiến hoá nào? Giải thích?

aa
0,09

0,09
0,4
0,25
0,25

- Tần số alen qua các thề hệ:
F1 :

0,7A : 0,3a

F2 :

0,7A : 0,3a
10


F3 :

0,5A : 0,5a

F4 :

0,5A : 0,5a

F5 :

0,5A : 0,5a

Ta thấy tần số alen A và a chỉ thay đổi một cách đột ngột ở gia đoạn từ F 2 sang F3 sau
đó lại duy trì ổn định, điều đó chứng tỏ quần thể đang chịu tác động của các yếu tố

ngẫu nhiên. Vì chỉ các yếu tố ngẫu nhiên mới làm thay đổi tần số alen một cách đột
ngột như vậy.
Câu 9. Giải thích tại sao CLTN là cơ chế tiến hoá duy nhất liên tục tạo nên tiến hoá
thích nghi?
Mặc dù cả dòng gen và phiêu bạt di truyền đều có thể làm tăng tần số alen có lợi
trong quần thể nhưng chúng cũng có thể làm giảm tần số alen có lợi và làm tăng tần
số alen có hại trong quần thể. Chỉ có CLTN mới liên tục làm tăng tần số alen có lợi
và do vậy làm tăng mức độ sống sót và khả năng sinh sản, bởi vậy CLTN là cơ chế
tiến hoá duy nhất liên tục tạo nên tiến hoá thích nghi.
Câu 10. Tác động của CLTN đối với 1 alen lăn trên NST X, không alen trên Y so với
1 alen lặn có cùng giá trị thích nghi trên NST thường có gì khác nhau?
Hiệu quả của CLTN phụ thuộc vào alen được chọn lọc là trội hay lặn. Chọn lọc chống
lại alen trội thì nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể vì alen trội biểu
hiện kiểu hình ngay cả khi ở trạng thái dị hợp. Còn chọn lọc alen lặn sẽ làm thay đổi
tần số alen chậm hơn vì alen lặn chỉ bị đào thải khi ở trường hợp đồng hợp tử.
+ Alen lặn trên NST X, không alen tương ứng trên Y luôn được biểu hiện thành kiểu
hình nên chịu tác động của áp lực CLTN lớn hơn.
+ 1 alen lặn trên cùng giá trị thích nghi trên NST thường thì có thể tồn tại ở trạng thái
dị hợp, không biểu hiện ở kiểu hình nên chịu tác động của CLTN nhỏ hơn.
Câu 11. Tại sao toàn bộ kiểu gen mới là đơn vị chọn lọc mà không phải alen hay tính
trạng?
- Kiểu gen thông qua tác động của ngoại cảnh bên ngoài biểu hiện thành kiểu hình
trong giới hạn mức phản ứng. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, trải qua thời
gian dài tiến hành trên toàn bộ kiểu gen của sinh vật.

11


- Các cá thể trong các quần thể khác nhau ở nhiều tính trạng và nhiều gen. Trong mỗi
cơ thể sinh vật lại có hàng vạn gen nên CLTN không thể tiến hành chọn lọc riêng rẽ

với từng alen hoặc chọn lọc đối với một số ít gen mà tiến hành trên toàn bộ kiểu gen
của cơ thể sinh vật.
- Trong kiểu gen các gen tương tách với nhau một cách hài hoà, thống nhất nên
CLTN tiến hành trên toàn bộ kiểu gen.
- Mức độ biểu hiện kiểu hình của một alen có thể thay đổi từ yếu đến mạnh ở các cá
thể khác nhau → CLTN không thể tiến hành riêng rẽ.
- Trong quá trình tiến hoá, một alen gây hại trong long quần thể, CLTN không tác
động thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác có lợi hơn mà ưu tiên phát
triển các alen thích nghi hơn, hình thành nên kiểu gen thích nghi trong quần thể, đào
thải các dạng kém thích nghi nên kiểu gen là đơn vị chọn lọc.
- Tuy nhiên, trong sự đa hình tạm thời xảy ra khi áp lực của CLTN mạnh, dữ dội
chống lại một kiểu hình → loại bỏ kiểu hình đó ra khỏi quần thể. Trong trường hợp
này, alen lặn của một gen sẽ bị loại khỏi quần thể.
Câu 12.Tại sao phần lớn các ĐB gen đều có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn được
coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho CLTN?
- Phần lớn các ĐB gen tồn tại ở trường hợp di hợp tử nên nếu gen ĐB lặn cũng không
biểu hiện ngay ra kiểu hình. Qua sinh sản sẽ tạo ra nhiều biến dị tổ hợp và gen có hại
lại có thể nằm trong tổ hợp gen mới nêm không gây hại, hoặc trong môi trường mới
gen ĐB lại không có hại.
Câu 13.Giải thích tại sao có những đột biến trội có hại vẫn được nhân lên trong quần
thể nhưng cũng có những đột biến có lợi lại bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể?
* Đột biến trội có hại vẫn được nhân lên trong quần thểt vì:
- Gen trội có hại biểu hiện muộn trong vòng đời, sau khi cá thể đã sinh sản nên
truyền lại cho thế hệ sau.
- Gen trội có hại liên kết chặt chẽ với một gen có lợi khác nên CLTN ưu tiên duy trì
gen có lợi nên ngẫu nhiên duy trì gen có hại.
- Gen trội có hại tồn tại ở trạng thái dị hợp không gây chết hoàn toàn.

12



- Do yếu tố ngẫu nhiên tác động làm cho một gen hại có thể trở nên phổ biến trong
quần thể.
* Đột biến có lợi lại bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể
- Do yếu tố ngẫu nhiên tác động làm cho một gen có lợi bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi
quần thể .
- Gen trội có lợi kết hợp chặt chẽ với với một gen có hại khác nên CLTN loại bỏ gen
có hại nên ngẫu nhiên loại bỏ gen có lợi.
- Gen trội có lợi phát sinh ở tế bào sinh dưỡng nên không di truyền qua sinh sản hữu
tính.
Câu 14.Hiện tượng di – nhập gen ảnh hưởng như thế nào đến vốn gen và tần số alen
của quần thể?
- Di – nhập gen có thể mang đến cho quần thể những alen mới hoàn toàn mà trước đó
quần thể không có. Di – nhập gen có thể chỉ thay đổi tần số alen của quần thể bằng
cách tăng hay giảm tần số alen vốn có sẵn trong quần thể.
- Di – nhập gen có thể biểu hiện dưới nhiều dạng, thậm chí đơn giản truyền hạt phấn
nhờ sâu bọ, gió thổi giữa các quần thể thực vật.
Câu 15. Tại sao khi kích thước quần thể bị giảm mạnh thì tần số alen lại thay đổi
nhanh chóng?
- Khi kích thước quần thể bị giảm mạnh, tức là số lượng các thể của quần thể là rất ít
thì các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen một cách
nhanh chóng một alen nào đó dù có lợi dù có thể nhanh chóng bị loại khỏi quần thể.
Ngược lại, gen có hại lại có thể phổ biến trong quần thể
Câu 16. Biến dị di truyền trong quần thể được lấy từ những nguồn nào? Nêu vai trò
của các nguồn đó?
- Nguồn đột biến: Do đột biến. Vai trò: Là nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá.
- Nguồn biến dị tổ hợp: Do giảm phân và thụ tinh, do tương tác gen. Vai trò: là
nguyên liệu thứ cấp.
- Nhập gen từ quần thể khác: Do sự di cư của các cá thể hoặc giao tử. Vai trò: bổ sung
nguồn nguyên liệu sơ cấp và thứ cấp.


13


Câu 17. Trong điều kiện nào thì đa dạng di truyền của quần thể sinh vật sinh sản hữu
tính bị suy giảm? Giải thích?
- Khi kích thước của quần thể bị giảm quá mức thì các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ một
số alen ra khỏi quần thể cho dù alen đó là lợi hay trung tính → giảm sự đa dạng di
truyền của quần thể.
- Mặt khác, kích thước của quần thể nhỏ thì các cá thể dễ xảy ra giao phối gần làm
giảm tần số kiểu gen dị hợp, tăng tần số kiểu gen đồng hợp → giảm sự đa dạng di
truyền của quần thể.
- Trong điều kiện môi trường liên tục biến đồi theo một hướng xác định, CLTN sẽ
làm thay đổi tần số alen cũng theo một hướng xác định nên sự đa dạng di truyền của
quần thể giảm. Ngoại trừ trường hợp, CLTN luôn duy trì những cá thể có kiểu gen dị
hợp tử và đào thải những cá thể có kiểu gen đồng hợp.
Câu 18.Vì sao quần thể giao phối có tính đa dạng về kiểu gen, kiểu hình?
- Quần thể giao phối có tính đa dạng về kiểu gen, kiểu hình do quá trình biến đổi:
+ Biến đổi gen tạo alen mới qua giao phối tạo ra các biến dị tổ hợp do các biến đổi
ngẫu nhiên trung tính được duy trì một cách ngẫu nhiên làm cho quần thể đa hình cân
bằng.
+ Biến đổi NST: Quá trình giao phối.
- Quần thể giao phối có nhiều gen, mỗi gen có thể có nhiều alen, qua giao phối có
nhiều biến dị tổ hợp.
+ Phát tán các biến đổi trong lòng quần thể và tạo ra sự đa dạng về kiểu gen, kiểu
hình và tạo ra các biến dị tổ hợp.
+ Trung hoà tính có hại của ĐB góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi
+ Tạo ra tỉ lệ kiểu gen dị hợp cao.
- Quá trình HVG, phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST trong giảm phân, sự tổ
hợp của các NST trong thụ tinh, tương tác gen….tạo ra các biến dị tổ hợp.

- Quá trình CLTN tiến hành theo nhiều hướng khác nhau.
Câu 19 .Từ hiểu biết về quá trình hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật hãy
cho biết:
a. Thế nào là đặc điểm thích nghi của sinh vật ?
14


b. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi thể hiện như thế nào? Phụ thuộc vào
những yếu tố nào?
c. Tại sao những đặc điểm thích nghi chỉ mang tính hợp lý tương đối?
Trả lời:
a.Khả năng thích nghi của sinh vật là tổng hợp của nhiều đặc điểm riêng rẽ, nhưng ở
mỗi sinh vật luôn có những đặc điểm chính giúp sinh vậ sống sót tốt hơn gọi là đặc
điểm thích nghi.
b.Quá trình hình thành quần thể thích nghi thể hiện ở các góc độ :
- Hình thành khả năng thích nghi của các sinh vật trong quần thể từ thế hệ này sang
thế hệ khác.
- Làm tăng số lượng cá thể có kiểu gen quy đinh kiểu hình thích nghi trong quần thể
từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào:
+ Quá trình phát sinh và tích luỹ ĐB ở mỗi loài (nếu ĐB phát sinh và tích luỹ nhanh
thì quần thể ĐB sẽ xảy ra nhanh hơn).
+ Tốc độ sinh sản của loài (nếu tốc độ sinh sản nhanh sẽ tạo được nhiều con cháu →
tốc độ tiến hoá nhanh hơn)
+ Áp lực của CLTN (áp lực của CLTN càng lớn thì quá trình hình thành các đặc
điểm thích nghi càng diễn ra nhanh chóng)
c.Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính hợp lý tương đối vì:
- CLTN duy trì một kiểu hình trung hoà với nhiều đặc điểm khác nhau
- Mỗi đặc điểm thích nghi là một sản phẩm của CLTN trong hoàn cảnh nhất định nên
chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp. Khi hoàn cảnh sống thay đổi, một đặc điểm

thích nghi có thể trở thành bất lợi và được thay thế bằng đặc điểm thích nghi khác.
VD: Dơi bay rất giỏi nhưng lại không xuất phát từ mặt đất như các loài khác.
- Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định thì ĐB và biến dị không ngừng phát sinh CLTN
không ngừng tác động do đó các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện.
Câu 20. Bằng kiến thức của mình hãy giải thích làm thế nào mà quần thể cây trồng
trở nên kháng được một số loài sâu hại?

15


Do ĐB gen và biến dị tổ hợp, một số cây trồng tình cờ sản sinh ra một số chất độc
(sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất). Chất này được tích luỹ trong không bào
trong điều kiện bình thường không có sâu hại, những cây có chứa chất độc này phát
triển chậm hoặc yếu hơn vì phải tiêu tốn năng lượng ngăn chặn các tác hại của chất
độc đối với chính mình hoặc bài tiết chất độc ra ngoài nên số lượng cây này không
tăng lên được. Tuy nhiên, khi có sâu hại xuất hiện thì hầu hết các cây khác bị sâu tiêu
diệt, chỉ còn một số cây có chất độc trong lá, thân có thể tồn tại và phát triển được.
Thông qua quá trình sinh sản, dưới tác động của CLTN, một số cây này nhanh chóng
phát triển thành quần thể cây trồng kháng sâu. Nếu áp lực chọn lọc ngày một tăng thì
quá trình hình thành quần thể thích nghi ngày càng nhanh.
Câu 21. Khi chữa các bệnh nhiễm khuẩn bằng thuốc kháng sinh người ta nhận thấy ở
vi khuẩn quen thuốc làm cho tác dụng diệt khuẩn của thuốc nhanh chóng giảm hiệu
lực. Nếu các cơ thể tiến hoá và di truyền làm cho gen kháng thuốc kháng sinh được
nhân rộng trong quần thể.
- ĐB luôn xảy ra và gen kháng thuốc kháng sinh có thể tồn tại sẵn trong quần thể vi
khuẩn.
- CLTN có tác dụng phân hoá khả năng sống sót và sinh sản làm cho những cá thể có
khả năng kháng thuốc sống sót nhiều hơn và truyền gen kháng thuốc cho con cháu
chúng ( di truyền dọc).
- Mặc dù có hình thức sinh sản chủ yếu là trực phân ( sinh sản vô tính) nhưng vi

khuẩn đồng thời có một số hình thức sinh sản hữu tính giả: tiến hợp, biến nạp, tải nạp
( di truyền ngang) làm gen kháng thuốc dễ dàng phát tán trong quần thể vi khuẩn
Câu 22. Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu lá. Đặc điểm thích
nghi này được giải thích như thế nào?
- Sự hình thành đặc điểm thích nghi là kết quả một quá trình lịch sử, chịu sự chi phối
của 3 nhân tố chủ yếu: Đột biến, giao phối, CLTN. Trong đó:
+ ĐB tạo các alen mới cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình chọn lọc.
+ Giao phối giúp phát tán các nguồn ĐB, tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp.
+ CLTN: Sàng lọc các kiểu gen có kiểu hình thích nghi và sinh sản ưu thế nhất.
- Kết quả: Tạo ra các quần thể có kiểu gen thích nghi chiếm ưu thế.
16


Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó khó bị
chim sâu phát hiện và tiêu diệt. Đặc điểm thích nghi này được hình thành do CLTN
tích luỹ các ĐB màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.
Câu 23. Tại sao lúc đầu ta dung một loại hoá chất thì diệt được 90% sâu tơ hại bắp
cải nhưng sau nhiều lần phun thuốc thì hiệu quả giảm dần?
- Khả năng kháng thuốc do nhiều gen quy định dưới tác động của CLTN, các gen
kháng thuốc tích luỹ ngày càng nhiều trong cơ thể → khả năng kháng thuốc ngày
càng hoàn thiện.
Câu 24. Tại sao các loài nấm độc lại có màu sắc sặc sỡ?
- Màu sắc sặc sỡ của nấm được gọi là màu sắc cảnh báo, đây là một đặc điểm thích
nghi vì nó cảnh báo cho các động vật ăn nấm biết chúng có độc. Thực tế, khi động
vật ăn nấm có màu sắc sặc sỡ bị độc thì lần sau nhìn thấy sẽ sợ và không dám ăn.
Câu 25. Tại sao cách ly địa lý lại là cơ chế chủ yếu dẫn đến hình thành loài mới ở
động vật?
- Vì động vật có khả năng di chuyển tới những vùng địa lý khác nhau, tạo ra những
quần thể khác nhau. Tuy nhiên, các loài thực vật cũng có nhiều khả năng phát tán
khác nhau tới các vùng địa lý nhờ động vật, nhờ gió, nhờ nước.

Câu 26. Tại sao nói loài mới là sản phẩm phụ của quá trình tiến hoá?
- Tiến hoá là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể →
hình thành loài mới. Trong quá trình biến đổi vốn gen của quần thể nếu xảy ra sự
cách li sinh sản thì xuất hiện loài mới. Do đó, sự hình thành loài mới trong quá trình
này là ngẫu nhiên.
- Trong tự nhiên, CLTN luôn tác động đến quần thể và quá trình tiến hoá luôn hướng
đến hình thành quần thể thích nghi. Sự hình thành loài mới chỉ là một hệ quả ngẫu
nhiên và không nhất thiết.
Câu 27. Điểm khác biệt chủ yếu giữa quá trình hình thành loài khác khu vực địa lý
cùng với hình thành loài cùng khu vực địa lý. Kiểu hình thành nào phổ biến hơn? Vì
sao?
* Khác nhau:

17


- Hình thành loài khác khu vực địa lý: Loài mới được hình thành do sự cách ly địa lý
với loài mẹ, còn hình thành loài cùng khu vực địa lý loài mới được hình thành không
cần cách ly loài mẹ.
- Hình thành loài khác khu vực địa lý giảm đáng kể dòng gen còn hình thành loài
cùng khu vực địa lý dòn gen dễ xảy ra hơn.
* Cách ly địa lý làm giảm đáng kể dòng gen giữa các quần thể, trong khi đó, dòng
gen dễ xảy ra giữa các quần thể cùng khu vực địa lý. Do vậy, hình thành loài mới
khác khu vực địa lý phổ biến hơn.
Câu 28. Tại sao lai xa và đa bội hoá nhanh chóng tạo ra loài mới ở thực vật nhưng ít
xảy ra đối với các loài động vật?
- Vì đa bội hoá không những ít ảnh hưởng tới sức sống của thực vật mà nhiều khi còn
tăng khả năng sức sống của thực vật. Còn đối với động vật, ĐB đa bội thường làm
mất cân bằng gen, đặc biệt làm rối loạn cơ chế xác định giới tính → gây chết. Tuy
nhiên, ở một số loài động vật hình thành loài bằng ĐB đa bội vẫn xảy ra.

- VD: Thằn lằn có bộ NST tam bội sản sinh bằng cách trinh sản.
Câu 29. Giải thích cơ chế hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá?
- Con lai khác loài nếu được đa bội hoá làm cho các NST mỗi loài đều có NST tương
đồng thì chúng có thể sinh sản bình thường. Chúng được xem loài mới khi lai trở lại
với các loài bố mẹ thì sẽ cho các con lai bất thụ ( cách ly sinh sản với loài bố mẹ).
Chúng phải đứng vững trong môi trường dưới tác động của CLTN và con cháu của
chúng sinh ra phải hữu thụ.
Câu 30. Điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình hình thành loài mới bằng cách li sinh
thái và quá trình hình thành loài bằng đa bội hoá
Nội dung

Cách li sinh thái

Đối tượng Tất cả các loài sinh vật
Cơ chế

Đa bội hoá
Thường xảy ra ở thực vật

Do sống ở những ổ sinh thái khác Do ĐB đa bội hoặc lai xa và các
nhau nên dưới tác động của các yếu tố nhân tố tiến hoá khác kèm theo
ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu đa bội làm phân hoá vốn gen của
nhiên trong quần thề → cách ly sinh các quần thể
sản.
18


Hình

Các đặc điểm của loài được hình Các đặc điểm đặc trưng của loài


thành các thành một cách dần dần diễn ra qua hình thành nhanh chóng.
đặc điểm thời gian dài qua các dạng trung gian
của loài

chuyển tiếp trong suốt quá trình hình

thành.
Sự cách li Cách ly không triệt để

Sự cách li một cách nhanh chóng

giữa

khi loài mới xuất hiện.

các

quần thể
Câu 35. Hình thành loài nhờ lai xa và đa bội hoá diễn ra theo những phương thức
nào?
- 2 phương pháp:
+ Con lai khác loài có khả năng sinh sản vô tính vẫn có thể hình thành loài mới đứng
vững trong tự nhiên.
+ Loài mới đa bội có thể được hình thành do tự đa bội trong nguyên phân hoặc giảm
phân ( dạng 4n cách li sinh sản với 2n ban đầu, hoặc dạng 3n có khả năng sinh sản vô
tính)
Câu 36. Vì sao xu hướng chung của sinh giới là tổ chức ngày càng cao mà ngày nay
bên cạnh những nhóm có tổ chức cao vẫn song song tồn tại các nhóm có tổ chức
nguyên thuỷ?

- Vì nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm.
- Các nhóm có tổ chức nguyên thuỷ vẫn thích nghi với hoàn cảnh sống.
- Áp lực của CLTN thay đổi theo hoàn cảnh cụ thể trong từng thời gian đối với từng
nhánh phát sinh.
- Tần số phát sinh ĐB là khác nhau ở từng kiểu gen.
Câu 37. Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen như thế nào?
- Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể
theo hướng tăng kiểu gen đồng hợp, giảm kiểu gen dị hợp. Do vậy, sự giao phối
không ngẫu nhiên làm sự đa dạng di truyền.
Câu 38. Tại sao nói tiến hóa lớn vừa là hệ quả của tiến hóa nhỏ vừa có những quy
luật riêng của nó?

19


- Tiến hóa nhỏ diễn ra bằng con đường phân li tính trạng, sự phân li tính trạng kéo dài
trên phạm vi loài tất yếu dẫn tới sự hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi,
họ, bộ, lớp, ngành. Do đó tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn diễn ra theo cùng một cơ chế
chọn lọc tự nhiên bằng con đường phân li tính trạng.
- Mặt khác, một số loài thuộc các đơn vị phân loại khác xa nhau nhưng sống trong
cùng một điều kiện giống nhau đã được chọn lọc tự nhiên diễn ra theo cùng một
hướng, tích lũy những đột biến thích nghi tương tự nhau nên hình thành một số đặc
điểm hình thái giống nhau. Đó chính là quá trình chọn lọc theo con đường đồng quy
tính trạng, là nét riêng của tiến hóa lớn.
Ví dụ: cá mập - ngư long - cá voi đều có hình dạng cá nhưng rất khác nhau về mức độ
tổ chức cơ thể vì cá mập là cá sụn, ngư long thuộc lớp Bò sát còn cá voi là thú quay
lại đời sống dưới nước; hoặc chuột túi và gấu túi có những đặc điểm thích nghi tương
tự nhau.
Câu 39. Tại sao lặp gen là một cơ chế phổ biến trong quá trình tiến hóa dẫn đến sự
hình thành một gen có chức năng mới ? Từ vùng không mã hóa của hệ gen, hãy chỉ ra

một cách khác cũng có thể dẫn đến sự hình thành một gen mới.
- Đột biến lặp đoạn NST dẫn tới lặp gen. Quá trình lặp đoạn xảy ra do trao đổi chéo
không cân giữa các đoạn crômatit trong cặp tương đồng. Khi trao đổi, sự bắt chéo
xảy ra ở một vị trí giữa một gen nào đó thì dẫn tới gen này được lặp nhưng không còn
nguyên vẹn (bị thay đổi vị trí của vùng promoter, bị mất một đoạn nuclêôtit), khi đó
sẽ hình thành một gen mới.
- Các vùng không mã hóa thì không có promoter nên không được phiên mã. Nếu đột
biến chuyển đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn làm cho các đoạn promoter gắn vào các vùng
không mã hóa thì các vùng này có khả năng phiên mã tổng hợp mARN và dịch mã
tổng hợp prôtêin → vùng không mã hóa trở thành gen mới
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Trong quá trình giảng dạy, tôi tiến hành thử nghiệm với hai lớp: 12a 4, 12a5
trong đó sử dụng skkn này để hướng dẫn các em ôn thi HSG và ĐH đối với lớp 12a5.
Kết quả kiểm tra phần tiến hoá như sau:
20


Trước khi tiến hành thử nghiệm:
Sĩ số
12 a5
47
12 a4
47
Sau khi thử nghiệm:
12 a5
12 a4

Sĩ số
47

47

Giỏi
0
0

Khá
T.Bình
Yếu
18(38,4%) 23(48,8%) 6(12,8%)
18(38,4%) 23(48,8%) 6(12,8%)

Kém

Giỏi
6(12,8%)
0

Khá
T.Bình
Yếu
20(42,6%) 21(44,6%) 0
18(38,4%) 23(48,8%) 6(12,8%)

Kém
0

Sau một thời gian áp dụng đề tài này trong giảng dạy tôi thấy : Số lượng giỏi,
khá, trung bình đã có tăng lên mặc dù chưa nhiều nhưng đối với tôi, điều quan trọng
hơn cả là đã giúp các em thấy bớt khó khăn trong việc học tập bộ môn sinh, tạo niềm

vui và hưng phấn mỗi khi bước vào tiết học môn sinh , các em đã nắm vững lí thuyết
chuyên đề tiến hoá vốn rất trừu tượng thông qua việc xây dựng ngân hàng câu hỏi tự
luận chuyên đề tiến hoá. Kĩ năng trả lời câu hỏi tự luận cho học sinh đã tăng lên rất
nhiều. Các em cảm thấy bớt khó khăn và tự tin hẳn mỗi khi gặp đề thi tự luận liên
quan đến chuyên đề tiến hoá.Và trong kì thi học sinh giỏi vừa qua các em đã giải
quyết chọn vẹn các câu hỏi phần tiến hoá góp phần năng cao chất lượng đội tuyển
học sinh giỏi trong nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
Để áp dụng có hiệu quả đề tài việc đầu tiên cần làm là phải giúp các em nắm vững lí
thuyết và trả lời các câu hỏi tự luận căn bản của chuyên đề. Muốn vậy cần:
- Xác định mục tiêu bài học sát chuẩn và cụ thể, rõ ràng.
- Căn cứ vào mục tiêu của bài học xây dựng giáo án chi tiết cho từng nội dung
kiến thức.
- Vận dụng linh hoạt hệ thống các phương pháp giảng dạy. Chú trọng việc tạo
tình huống có vấn đề và cách giải quyết các bài tập tình huống. Sử dụng hệ thống câu
hỏi gợi mở, dẫn dắt để HS giải quyết các tình huống đưa ra.
- Giảng dạy Bằng chứng và cơ chế tiến hóa nên theo quy luật của quá trình nhận
thức: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Từ các thí nghiệm, ví dụ thực tế

21


để HS có thể khái quát hoá thành quy luật như con đường các nhà khoa học đã tìm ra
các quy luật, khái quát thành học thuyết.
3.2 Kiến nghị.
Thời gian tiến hành làm đề tài không nhiều, còn hạn chế về trình độ chuyên môn và
số lượng tài liệu tham khảo nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót . Tôi
rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.Mặt khác
tôi cũng mong muốn các bạn đồng nghiệp tiếp tục viết thêm các skkn liên quan đến

chuyên đề tiến hoá ở mảng khác để chúng ta hoàn thiện bổ sung thêm các phương
pháp dạy học giúp các em lĩnh hội tốt chuyên đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 14 tháng 04 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.

Ngô Thị Hà

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Hồng Điệp – Lê Đình Trung : Nâng cao và phát triển sinh học 12. Nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam.
2. Phan Khắc Nghệ: Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học. Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia.
3. Phạm Thị Tâm: Tư duy sang tạo bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia.
4. Đinh Quang Báo: Lí luận dạy học sinh học. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
5. Sách giáo khoa ,sách giáo viên sinh học 12 nâng cao.
6. Www.Google.com

23


24




×