Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Kinh nghiệm giáo dục bảo vệ môi trường phòng chống biến đổi khí hậu thông qua dạy bài 8 quang hợp ở thực vật sinh học 11 cơ bản t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.93 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
Mục lục: …………………………………………………………..
Phần 1. MỞ ĐẦU ………………………………………………
1. Lí do chon đề tài………………………………………………
2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………..
3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………..
4. Phương pháp……………………………………………………
Phần 2. NỘI DUNG ……………………………………………...
1. Cơ sở lí luận ………………………… …………………………
2. Thực trạng ………………………………………………………
3. Giải pháp thực hiện ……………………………………………..
4. Kết quả……………………………………………………………
Phần 3. Kết luận …………………………………………………….
Tài liệu tham khảo.............................................................................

Trang
1
2
2
3
3
3
4
4
6
6
16
17
18


1


KINH NGHIỆM GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHÒNG CHỐNG
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THÔNG QUA DẠY “BÀI 8: QUANG HỢP Ở THỰC
VẬT – SINH HỌC 11 CƠ BẢN” TẠI TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chon đề tài:
Biến đổi khí hậu đang là một trong những vấn đề nóng của xã hội. Trong
những năm gần đây khí hậu trên trái đất diễn biến rất phức tạp theo chiều hướng
xấu. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới tình trạng thời tiết cực đoan thường xuyên
xảy ra như: hạn hán kéo dài, lũ lụt, giá tét , băng tuyết. Sự thay đổi của khí hậu
ngày càng lớn và nghiêm trọng hơn ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống sinh vật đặc
biệt là con người. Ở Việt Nam năm 2015- 2016 đang bị tác động mạnh mẽ bởi biến
đổi khí hậu, năm qua chúng ta đã chịu sự thay đổi thất thường liên tục của khí hậu
và ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế xã hội. Như trong trận rét lịch sử từ ngày 22
đến ngày 27 tháng 1 năm 2016 có hơn 20 điểm trên cả nước có băng tuyết. Một số
nơi gây nên hậu quả nặng nề cho nền kinh tế, băng tuyết làm chết gần 1000 con gia
súc, hàng nghìn ha cây hoa màu. Bên cạnh rét đậm rét hại thì một số nơi lại hạn hán
kéo dài, rồi lốc xoáy, mưa bảo, lũ lụt không chỉ tổn hại về kinh tế mà hàng năm còn
có hàng trăm người bị thiệt mạng vì thiên tai.
Bảo vệ môi trường phòng chống biến đổi khí hậu đang là một trong những
vấn đề nóng của toàn xã hội, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà đây là vấn
đề của toàn thế giới. Để giải quyết vấn đề này không chỉ một hay một số người, tổ
chức có thể thục hiện được mà cần sự chung tay của toàn xã hội. Trong đó các em
học sinh ở lứa tuổi THPT có thể góp phần không nhỏ, nếu chúng ta có thể giáo dục
cho các em biết vai trò của mình trong việc bảo vệ môi trường. Thông qua bài:
Quang hợp ở thực vật. Tôi giáo dục cho các em vai trò của quang hợp ở thực vật
trong điều hòa không khí, thông qua đó giúp các em thấy được vai trò của cây
xanh, của những cánh rừng trong việc bảo vệ môi trường. Giúp các em hình thành ý

thức bảo vệ rừng, tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia bảo vệ và trồng mới
các khu rừng, bảo vệ môi trường góp phần phòng chống biến đổi khí hậu.
Thông qua thực tế nhiều năm giảng dạy môn Sinh Học ở trường THPT Cẩm
Thủy 2. Tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm giáo dục học sinh bảo vệ môi
trường góp phần phòng chống biến đổi khí hậu trong dạy Bài 8: Quang hợp ở
thực vật – Sinh học 11 cơ bản.
Đề tài này của tôi được cấu trúc lại từ SKKN với đề tài “kinh nghiệm trong
dạy Bài 8: Quang hợp ở thực vật – Sinh học 11 cơ bản nhằm giáo dục học sinh
bảo vệ môi trường góp phần phòng chống biến đổi khí hậu bằng phương pháp
dạy học tích hợp” của tôi trong năm học 2015 – 2016. Trong bài viết năm nay tôi
đã thay đổi mục đích nghiên cứu, câu hỏi đánh giá học sinh, đối tượng học sinh.
2


2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này trang bị cho học sinh THPT những kiến thức cơ bản về biến đổi khí
hậu và phòng chống thiên tai đặc biệt nhấn mạnh nguyên nhân, hậu quả hiệu
ứng nhà kính và vai trò của cây xanh thông qua quá trình quang hợp để mỗi
học sinh trở thành 1 tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà trường, địa
phương từ đó có ý thức tham gia tích cực các hoạt động phù hợp ở địa phường
nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai. Tôi mong muốn bản
thân và học sinh tích cực tìm hiểu thêm về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó
tới Việt Nam và toàn cầu. Từ đó nhận thức trách nhiệm của bản thân với việc phát
triển sinh thái một cách bền vững, gìn giữ môi trường sống xanh, sạch, đẹp cho
muôn đời sau.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Dạy bài 8: Quang hợp ở thực vật bằng phương pháp dạy học tích hợp tại các
lớp 11A và 11 B trường THPT Cẩm Thủy 2. Mỗi lớp 45 học sinh.
4. Phương pháp:
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết : Phân tích, tổng hợp, so sánh, phân

loại, nghiên cứu tài liệu.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn : Tìm hiểu, quan sát, tiếp xúc trao đổi
với học sinh, thực nghiệm sư phạm.

3


PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lí luận
Trong những năm gần đây khi thời tiết có những thay đổi bất thường, cực
đoan gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người. Chúng ta
thường gọi đó là do biến đổi khí. Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức
lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, đã và đang gây ra những biến đổi mạnh
mẽ thông qua các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường. Điển hình của kiểu thời
tiết dị thường là nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán và nước biển
dâng cao... Trong đó Việt Nam đã và đang phải đương đầu với những biểu hiện
ngày càng gia tăng của những hiện tượng thời tiết này.
Theo các nhà khoa học, một trong những nguyên nhân gây nên biến đổi khí
hậu trong thời gian qua là do sự nóng lên của trái đất. Trong những năm gần đây
nhiệt độ Trái Đất liên tục tăng lên. Ngày 5/1/2017, Cơ quan Biến đổi khí hậu
Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) cho biết năm 2016 đã vượt qua năm 2015
để thiết lập kỷ lục là năm nóng nhất kể từ khi nhân loại bắt đầu lưu giữ các hồ sơ
đáng tin cậy về nền nhiệt trên Trái Đất. Nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất
năm 2016 cao hơn năm 2015 khoảng 0,2 độ C, ở mức 14,8 độ C, tức là cao hơn 1,3
độ C so với giai đoạn trước cuộc Cách mạng công nghiệp. So với thỏa thuận chống
biến đổi khí hậu đạt được tại Paris năm 2015 với đề xuất hạn chế sự nóng lên toàn
cầu ở mức 1,5 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp thì con số 1,3 độ C được xem
là đã sát ngưỡng nguy hiểm[1] . Theo thông báo quốc gia lần thứ 2 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường: Kể từ năm 1958 đến năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở
Việt Nam tăng lên khoảng 0,5-0,7 độ C. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt

độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng phía Nam. Cụ
thể như năm 2007, nhiệt độ trung bình cả năm tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Đà
Nẵng đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931-1940 là 0,8-1,3 độ C; cao hơn thập
kỷ 1990-2000 là 0,4-0,5 độ C.[2]
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy nhiệt độ trái đất hàng
năm tăng lên là hậu quả của một quá trình tích lũy lâu dài của khí nhà kính, chủ yếu
là CO2 và metan. Những khí này khi được thải vào bầu khí quyển sẽ giữ hơi nóng
của ánh Mặt Trời bên trong bầu khí quyển, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên khiến
khí hậu trên toàn cầu bị biến đổi.
Biến đổi khí hậu đã và đang làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên Trái Đất
khiến các hệ sinh thái bị phá hủy, làm thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí bị ô
nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm…Biến đổi khí hậu làm mất đa
dạng sinh học khi nhiệt độ Trái Đất tăng cao khiến các loài sinh vật biến mất hoặc
có nguy cơ tuyệt chủng. Theo thống kê, khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối
mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ Trái Đất tăng thêm từ 1,1
4


đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa,
do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Không chỉ có vậy, tình trạng đất hoang
hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của con người. Vì
khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên
liệu và thu nhập của con người cũng mất đi.
Một biểu hiện đáng lo ngại của biến đổi khí hậu nữa là mực nước biển dâng
đã và đang gây ngập lụt trên diện rộng, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng lớn đến
sản xuất nông nghiệp, gây rủi ro đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế-xã hội
trong tương lai. Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam cho thấy,
tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình hiện nay là 3mm/năm, tương đương
với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Trong 50 năm qua, mực nước biển tại Trạm
Hải văn Hòn Dáu tăng lên khoảng 20cm[2].

Sự tăng nhiệt độ Trái Đất trong vòng 50 năm qua là 1 bằng chứng được
khẳng định nguyên nhân chính là do con người. Tác động của con người là yếu tố
chủ quan đóng vai trò quan trọng trong biến đổi khí hậu toàn cầu. Từ lâu con người
đã tiến hành sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Quá trình đốt quá nhiều nguyên liệu hóa
thạch và phá rừng, công nghiệp phát triển, sử dụng các loại máy móc hiện đại do đó
con người đã chuyển một lượng lớn cacbon được tích lũy hàng triệu năm vào khí
quyển là yếu tố khách quan làm tăng lên hàm lượng khí CO 2 đây là nguyên nhân
chính làm khí hậu toàn cầu nóng lên nhanh chóng. Ngoài ra quá trình sử dụng phân
bón, thuốc trữ sâu, các loại hóa chất phục vụ cho trồng trọt và sinh hoạt, thuốc trừ
sâu... cũng đã góp phần làm biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề mới hoàn toàn, chỉ có điều ngày nay
vấn đề này đang xảy ra đến mức nghiêm trọng thu hút sự chú ý của xã hội, gần đây
báo chí liên tục đưa tin về thảm họa thiên nhiên ở Việt Nam như đợt rét đậm ở miền
Bắc bị mất trắng hoa màu đặc biệt là Lào Cai, Sơn La đã mất phần lớn diện tích
trồng thảo quả, sương muối làm mất phần lớn diện tích chuối sắp thu hoạch.... miền
Trung mưa đá ở Tương Dương- Nghệ An làm thủng mái nhà, mất diện tích hoa
màu của nông dân, các tỉnh Nam Trung Bộ (Bình Thuận, Ninh Thuận...) và Tây
Nguyên hạn hán kéo dài làm cho động vật chết hàng loạt, đất không còn khả năng
canh tác, miền Tây Nam Bộ bị hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn làm một phần lớn
diện tích lúa và hoa màu không còn khả năng thu hoạch sản lượng... Đó là những
hệ quả của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Vì vậy thông qua các bài dạy môn
sinh học tôi đã hướng dẫn cho học sinh hiểu rõ một phân của nguyên nhân và hậu
quả của biến động khí hậu đồng thời giúp học sinh tích cực ứng dụng kiến thức
sinh học góp phần phòng, chống, biến đổi khí hậu như bảo vệ môi trường sống,
trồng cây xanh, bảo vệ rừng.....

5


2. Thực trạng của vấn đề

Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề mà xã hôi quan tâm. Đây là
vấn đề của không chỉ một tổ chức, một quốc gia mà của toàn nhân loại vì vậy việc
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh là điều cấn thiết. Nhưng hiện nay
sự hiểu biết của các em học sinh cũng như nhân dân địa phương về biến đổi khí hậu
chưa chính xác khoa học.
Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm học sinh chưa hiểu tại sao có sự
thay đổi bất thường của khí hậu, các em coi đó là sự vận động vốn có của tự nhiên,
thờ ơ với biến đổi khí hậu và không có các hành động cụ thể để bảo vệ môi trường
sống học sinh khó khăn trong việc trả lời các câu hỏi vận dụng trả lời các câu hỏi
về môi trường
Khảo sát trên 2 lớp 11A, 11B năm học 2016 -2017 tại trường THPT Cẩm Thủy 2
đây là 2 lớp cơ bản có trình độ tương đương trả lời câu hỏi:
- Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân cơ bản gây nên hiệu ứng nhà kính?
- Hậu quả của hiệu ứng nhà kính là gì?
- Em có thể làm gì để góp phần khắc phục hiện tượng đó?
Điểm
Lớp
11A
Lớp
11B

0
0

1
0

2
5


3
5

0

0

7

6

KẾT QUẢ.
4
5
9
18
10

15

6
5

7
2

8
0

9

0

10
0

4

3

0

0

0

Đa số học sinh đều chưa trả lời được các câu hỏi trên hoặc trả lời chưa chính
xác, từ đó cho thấy các em học sinh chưa hiểu gì về nguyên nhân gây ra những biến
đổi khí hâu hiện nay. Qua thực tiễn giảng dạy tại trường THPT Cẩm Thủy 2 tôi
mạnh dạn đưa sáng kiến kinh nghiệm giáo dục học sinh bảo vệ môi trường góp
phần phòng chống biến đổi khí hậu trong dạy Bài 8: Quang hợp ở thực vật –
Sinh học 11 cơ bản
3. Giải pháp
Để có được những tiết dạy tích hợp giúp học sinh phát huy năng lực tư duy,
suy luận, liên hệ, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống bằng
kiến thức của môn học tôi đã có những giải pháp sau:
3.1 Xác định mục tiêu:
Trước hết giáo viên phải xác định được mục tiêu bài học trong bài “Quang
hợp ở thực vật” tôi sẽ tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào mục I - Khái quát
về quang hợp để giúp học sinh thấy được nguyên nhân , hậu quả của hiệu ứng nhà
6



kính, của các hiện tượng thời tiết cực đoan trong những năm gần đây, giúp học sinh
thấy được vai trò của cây xanh trong việc bảo vệ môi trường góp phần phòng chống
biến đổi khí hậu. Từ đó có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh, tuyên truyền cho mọi
người xung quanh thấy được vai trò của rừng, có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi
trường bằng những việc làm thiết thực.
3.2 Tìm hiểu các kiến thức cần tích hợp
Sau khi đã xác định được mục tiêu của bài học thì bản thân giáo viên phải
tìm hiểu về những kiến thức mình sẽ sử dụng để tích hợp.
- Hiệu ứng nhà kính và mối quan hệ giữa tăng nồng độ CO 2 với tăng nhiệt
độ trái đất:
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học giải thích: Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm
cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể
xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại
bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO 2 hấp thu làm cho không khí nóng
lên. CO2 trong khí quyển giống như một tầng kính dày bao phủ Trái đất, làm cho
Trái đất không khác gì một nhà kính lớn. Theo tính toán, nếu không có lớp khí
quyển, nhiệt độ trung bình ở lớp bề mặt Trái đất sẽ xuống tới -23 độ C, nhưng nhiệt
độ trung bình thực tế là 15 độ C, có nghĩa là hiệu ứng nhà kính đã làm cho Trái đất
nóng lên 38 độ C.
Ngoài CO2 ra, còn có metan, ozôn, các halogen và hơi nước cũng có tác dụng quan
trọng gây hiệu ứng nhà kính. Cùng với sự phát triển dân số và công nghiệp với tốc
độ cao, CO2 thải vào khí quyển cũng tăng theo. Rừng lại bị chặt phá quá mức,
CO2 đáng lẽ được rừng cây hấp thu lại không được hấp thu, nên lượng CO 2 ngày
càng tăng, hiệu ứng nhà kính do đó tăng theo không ngừng. Theo phân tích trong
200 năm qua nồng độ CO2 đã tăng lên 25%, nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng
lên 0,5 độ C. Ước tính đến giữa thế kỷ sau, bề mặt Trái đất sẽ nóng thêm 1,5 - 4,5
độ C; trong đó nhiệt độ ở vĩ độ trung và cao tăng lên càng nhiều.[3]
- Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính.

- Ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp
mọc lên ngày càng nhiều, kết hợp với các hoạt động sinh hoạt. Con người đã thải
vào bầu khí quyển các chất gây hiệu ứng nhà kính (đặc biệt là khí CO 2) đã cản trở
sự bức xạ của tia hồng ngoại vào không gian vũ trụ, Làm cho nhiệt độ Trái Đất
ngày càng tăng lên. Theo tính toán của các nhà khoa học khi nồng độ CO 2 trong
không khí tăng lên gấp đôi thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 30 độ C.
Theo báo cáo của tổ chức khí tượng thế giới (WMO), tốc độ thay đổi nhiệt độ kể từ
năm 1976 tăng gấp 3 lần so với tốc độ thay đổi trong vòng 100 năm qua. Theo
nhiều dự báo đến cuối thế kỉ XXI này nhiệt độ trung bình trên Trái Đất sẽ tăng từ
1.4 đến 5.8 độ c. [4]
- Hậu quả của hiệu ứng nhà kính
7


Nhiệt độ Trái Đất tăng lên làm băng ở 2 cực tan, nước biển dâng cao từ 0.2 - 0.9m
sẽ làm ngập chìm những vùng đất thấp ở ven biển, nhấn chìm một số đảo nhỏ ở
Thái Bình Dương. Tình trạng sa mạc hóa, hán hán và lũ lụt sẽ xẩy ra trên diện rộng
làm diện tích đất trồng bị thu hẹp, mùa màng thất bát. Tình trạng thiếu nước ngọt sẽ
diễn ra mạnh ở một số khu vực như Trung Á, Trung Đông, Châu phi, ÔXtrâylia.....Sự biến đổi khí hậu và tình trạng khai thác quá mức của con người đang
làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, nhiều loài đông, thực vật đứng
trước nguy cơ tuyệt chủng hoặc đã bị tuyệt chủng, môi trường sinh thái đang dần bị
phá vỡ đi tính cân bằng vốn có của nó.
Hiện nay diện tích băng ở Bắc Cực đã giảm từ 15% - 20% (trong vòng 30
năm qua) và có thể bị biến mất vào mùa hè cuối của thế kỉ này. Điều này khiến mực
nước toàn cầu sẽ dâng lên 10cm, ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng 4 triệu
người. Xóa sổ ít nhất 226 loài chim, trên 40% loài cá ở châu Âu có thể bị đe dọa.
Gấu Bắc Cực có thể bị xóa sổ vào năm 2100 (Theo báo cáo của khoảng 300 nhà
khoa học thuộc Hội đồng Bắc cực). [4]
-Biện pháp góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính
Ở Việt Nam việc bảo vệ và trồng rừng mới theo dự án 661 (Dự án trồng mới 5 triệu

ha rừng) của chính phủ đã phần nào bảo vệ an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên
tai, bảo vệ nguồn gen và tính đa dạng sinh học....Đã góp phần thiết thực chống lại
hiệu ứng nhà kính đang diễn ra theo chiều hướng xấu đi trên Trái Đất này. ….
3.3 Xác định phương pháp dạy học
Giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với bài học mà
mình sẽ dạy trong đó hướng tới sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tăng
tính tích cực, chủ động của học sinh như dạy học theo dự án, dạy học nêu vấn đề,
thảo luận nhóm, sử dụng phiếu học tập, khăn phủ bàn …..
Với bài giảng này tôi đã sử dụng phương tháp thảo luận nhóm, dạy học theo
dự án giao nhiệm vụ trước cho từng nhóm về nhà tìm hiểu sau đó đến tiết học từng
phần cụ thể sẽ mời từng nhóm lên trình bày. Với cách tổ chức này học sinh rất hứng
thú, chủ động, tích cực tìm hiểu.
3.4 Tổ chức phân nhóm
Mỗi lớp thường phân thành 4 nhóm, mỗi nhóm một nhiện vụ cụ thể. Nhiệm
vụ của các em thường là các vấn đề gắn liền với đời sống thực tiễn để các em có
hướng thú khi tìm hiểu.
Trong dạy tích hợp bài 8 Quang hợp ở thực vật tôi đã phân nhóm như sau:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về sự thải lượng khí CO 2 của các nhà máy, xí nhiệp … Của
nước ta trong những năm gần đây và hậu quả của lượng khí này được thải ra đối
với môi trường.
+ Nhóm 2 : Tìm hiểu về hậu quả của hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu đối với
đời sống con người.
8


+ Nhóm 3: Tìm hiểu về việc trồng cây xanh, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi
trọc của nước ta.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về màu sắc của lá cây trong thiên nhiên.
3.5 Giáo án minh họa: Bài 8 – Quang hợp ở thực vật
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:

1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm quang hợp.
- Nêu được vai trò quang hợp ở thực vật đối với đời sống con người, môi trường.
- Trình bày được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp.
- Liệt kê được các sắc tố quang hợp
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ :
- Giải thích được các hiện tượng tự nhiên về màu sắc của lá cây ở các loài
khác nhau từ đó hình thành tình yêu với thiên nhiên, với khoa học.
- Có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng từ đó tuyên truyền cho
mọi người chung tay bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu.
II. Phương pháp dạy học:
- Nêu vấn đề, Giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm.
III. Chuẩn bị
- Một số thông tin, hình ảnh về tác hại khí CO 2 đối với môi trường và đời sống con
người.
- Hình ảnh về hậu quả của biến đổi khí hậu gây nên cho con người và môi trường.
- Hình ảnh về các biện pháp góp phần làm cho môi trong sạch hơn…
- Trang thiết bị, đồ dùng dạy học liên quan tới CNTT: Máy chiếu Projecter.
- Phiếu học tập.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ :5 phút
- Kiểm tra bài tường trình thực hành của HS?
3. Bài mới:
Năng lượng cho mọi hoạt động sống bắt nguồn từ đâu ? Quang hợp có ý nghĩa gì
vói sự sống ?
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái quát về quang hợp ở thực vật:
- Mục tiêu : Tìm hiểu khái quát về quang hợp ở thực vật:

- Thời gian : 25 phút
- Hình thức : Nêu vấn đề, thảo luận nhóm
Đặt vấn đề: Tại sao ở những nơi công cộng như : bệnh viện, trường học, công
viên, đường phố… lại được trồng nhiều cây xanh ? Quang hợp là gì ? Quang hợp
có vai trò gì ?
9


Hoạt động của thầy - trò
* GV cho quan sát hình 8.1, trả lời
câu hỏi:
- Em hãy cho biết quang hợp là gì?
- Viết phương trình tổng quát.
HS quan sát hình → trả lời câu hỏi.
* GV nhận xét, bổ sung → kết luận.

Nội dung kiến thức
I. Khái quát về quang hợp ở thực vật:
1. Quang hợp là gì ?
- Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng
ánh sáng mặt trời được lá hấp thụ để tạo ra
cacbohidrat và oxy từ khí CO2 và H2O.
- Phương trình tổng quát :
ASMT , DL
6 CO2 + 12 H2O  
 → C6H12O6 +6O2

+ 6 H2O

2. Vai trò quang hợp của cây xanh :

- Cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật, nguyên
* GV cho HS nghiên cứu mục I.2, liệu cho xây dựng và dược liệu cho y học.
kết hợp với kiến thức đã học trả lời - Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động
câu hỏi:
sống.
? Em hãy cho biết vai trò của QH? - Điều hòa không khí.
* HS nghiên cứu mục I.2→ trả lời
câu hỏi.
* GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
Giáo viên nêu các vấn đề
Hiệu ứng nhà kính là gì?
Nguyên nhân gây nên hiệu
ứng nhà kính ?
Hậu quả của hiệu ứng nhà kính ?
Chúng ta nên làm gì để giảm
thiểu hiệu ứng nhà kính?
Giáo viên cung cấp một số thông
Sơ đồ về các yếu tố thải khí CO2
tin về mối quan hệ giữa tăng nồng
độ CO2 với tăng nhiệt độ trái đất:
- Qua nghiên cứu, các nhà khoa học
giải thích: Hiệu ứng nhà kính là
hiệu ứng làm cho không khí của
Trái đất nóng lên do bức xạ sóng
ngắn của Mặt trời có thể xuyên
qua tầng khí quyển chiếu xuống
mặt đất; mặt đất hấp thu nóng
lên lại bức xạ sóng dài vào khí
quyển để CO2 hấp thu làm cho
không khí nóng lên. CO2 trong khí

quyển giống như một tầng kính dày
Sơ đồ giải thích hiệu ứng nhà kính
bao phủ Trái đất, làm cho Trái đất
không khác gì một nhà kính lớn.
10


Theo tính toán, nếu không có lớp
khí quyển, nhiệt độ trung bình ở lớp
bề mặt Trái đất sẽ xuống tới -23 độ
C, nhưng nhiệt độ trung bình thực
tế là 15 độ C, có nghĩa là hiệu ứng
nhà kính đã làm cho Trái đất nóng
lên 38 độ C.
- GV yêu cầu nhóm 1 trình bày kết
quả nhóm của mình đã tìm hiểu
được: Trả lời cho câu hỏi nguyên
nhân gây nên hiệu ứng nhà kính.
- Ngày nay trước sự phát triển
mạnh mẽ của công nghiệp, các nhà
máy xí nghiệp mọc lên ngày càng
nhiều, kết hợp với các hoạt động
sinh hoạt. Con người đã thải vào
bầu khí quyển các chất gây hiệu
ứng nhà kính (đặc biệt là khí CO 2)
đã cản trở sự bức xạ của tia hồng
ngoại vào không gian vũ trụ, Làm
cho nhiệt độ Trái Đất ngày càng
tăng lên.Theo tính toán của các nhà
khoa học khi nồng độ CO2 trong

không khí tăng lên gấp đôi thì nhiệt
độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng
30 độ C. Theo báo cáo của tổ chức
khí tượng thế giới (WMO), tốc độ
thay đổi nhiệt độ kể từ năm 1976
tăng gấp 3 lần so với tốc độ thay
đổi trong vòng 100 năm qua. Theo
nhiều dự báo đến cuối thế kỉ XXI
này nhiệt độ trung bình trên Trái
Đất sẽ tăng từ 1.4 đến 5.8 độ c.
- GV yêu cầu nhóm 2 trình bày
kết quả tìm hiểu của nhóm mình
để trả lới cho câu hỏi hậu quả của
hiệu ứng nhà kính
Nhiệt độ Trái Đất tăng lên làm băng
ở 2 cực tan, nước biển dâng cao từ
0.2 - 0.9m sẽ làm ngập chìm những

Khí thải do các nhà máy

Giao thông đường phố

Rừng bị chặt phá

Băng tan
11


vùng đất thấp ở ven biển, nhấn
chìm một số đảo nhỏ ở Thái Bình

Dương. Tình trạng sa mạc hóa, hán
hán và lũ lụt sẽ xẩy ra trên diện
rộng làm diện tích đất trồng bị thu
hẹp, mùa màng thất bát. Tình trạng
thiếu nước ngọt sẽ diễn ra mạnh ở
một số khu vực như Trung Á, Trung
Đông, Châu phi, Ô-Xtrâylia.....Sự
biến đổi khí hậu và tình trạng khai
thác quá mức của con người đang
làm cho nguồn tài nguyên thiên
nhiên bị cạn kiệt, nhiều loài đông,
thực vật đứng trước nguy cơ tuyệt
chủng hoặc đã bị tuyệt chủng, môi
trường sinh thái đang dần bị phá vỡ
đi tính cân bằng vốn có của nó.
Hiện nay diện tích băng ở Bắc
Cực đã giảm từ 15% - 20% (trong
vòng 30 năm qua) và có thể bị biến
mất vào mùa hè cuối của thế kỉ này.
Điều này khiến mực nước toàn cầu
sẽ dâng lên 10cm, ảnh hưởng đến
cuộc sống của khoảng 4 triệu
người. Xóa sổ ít nhất 226 loài chim,
trên 40% loài cá ở châu Âu có thể
bị đe dọa. Gấu Bắc Cực có thể bị
xóa sổ vào năm 2100 (Theo báo cáo
của khoảng 300 nhà khoa học thuộc
Hội đồng Bắc cực).
Qua phần khái quát về
quang hợp chúng ta thấy quang

hợp không chỉ có vai trò tạo ra
chất hữu cơ làm thức ăn cho con
người , động vật…. mà còn có vai
trò vô cùng quan trọng trong việc
tham gia điều hòa nồng độ khí
- GV yêu cầu nhóm 3 trình
bày kết quả tìm hiểu của nhóm để
trả lời cho câu hỏi các biện pháp

Lụt lội diễn ra thường xuyên do lượng mưa
lớn

Đây được coi là cơn bão nguy hiểm nhất
trong những năm gần đây, gây thiệt hại lớn
đến nhiều quốc gia: Philippines, Trung Quốc,
Việt Nam

Trái đất nóng lên khiến nhiều hồ biến mất

12


góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà
kính
Ở Việt Nam việc bảo vệ và trồng
rừng mới theo dự án 661 (Dự án
trồng mới 5 triệu ha rừng) của
chính phủ đã phần nào bảo vệ an
ninh môi trường, giảm nhẹ thiên
tai, bảo vệ nguồn gen và tính đa Cây được trồng ở công viên, đường phố

dạng sinh học....Đã góp phần thiết
thực chống lại hiệu ứng nhà kính
đang diễn ra theo chiều hướng xấu
đi trên Trái Đất này. ….

Trồng

rừng

mới

bảo

vệ

môi

trường

Rừng trồng phủ xanh đồi trọc
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về lá là cơ quan quang hợp
Mục tiêu : Tìm hiểu cấu tạo của lá là cơ quan quang hợp
Thời gian: 10 phút
Hình thức : Nêu vấn đề, phiếu học tập
Đặt Vấn đề: Quá trình quang hợp được thực hiện ở lá. vậy lá có những đặc điểm
phù hợp nào với chức năng này? Chúng ta cùng nghiên cứu.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
? Lá có cấu tạo thích nghi với chức II. Lá là cơ quan quang hợp :
năng quang hợp như thế nào?

1. Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi
* HS nghiên cứu mục II → trả lời câu với chức năng quang hợp :
hỏi.
a. Hình thái :
* GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
- Diện tích bề mặt lớn : hấp thụ được nhiều
ánh sáng mặt trời.
13


- Phiến lá mỏng : thuận lợi cho khí khuếch
tán vào và ra được dễ dàng.
b. Giải phẫu :
2. Lục lạp là bào quan quang hợp :
- Màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố
quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng.
- Xoang tilacoit là nơi xảy ra các phản ứng
quang phân li nước và quá trình tổng hợp
ATP trong quang hợp.
- Chất nền là nơi xảy ra các phản ứng tối
3. Hệ sắc tố quang hợp :
- Hệ sắc tố quang hợp gồm :
+ Diệp lục a hấp thu năng lượng ánh
sáng chuyển thành năng lượng trong ATP và
NADPH.
+ Các sắc tố phụ : (Carotenoit) hấp thụ
và truyền năng lượng cho diệp lục a
- Sơ đồ :
Carotenoit → Diệp lục b → Diệp lục a
→ Diệp lục a ở trung tâm.


- Hệ sắc tố quang hợp ở thực vật gồm
những nhóm nào? Vai trò của từng
nhóm sắc tố?
- Sắc tố nào tham gia trực tiếp vào
chuyển hóa năng lượng trong quang
hợp?
GV mở rộng
- Tại sao lá cây thường có màu xanh
lục?
- Một số cây lá có màu đỏ, tím,
vàng… những cây này có xảy ra quá
trình quang hợp không?
- Quang hợp mạnh nhất ở bước sóng
Lá cây màu tím
nào?
GV yêu cầu nhóm 4 trình bày kết
quả tìm hiểu của nhóm minh để trả
lời cho mục này
GV chiếu hình và giải thích
giúp hs tìm ra câu trả lời

Lá cây màu đỏ

14


Lá cây màu vàng
4. Củng cố: 4 phút
Giáo viên chốt lại: Qua bài học ta thấy vai trò của quá trình quang hợp ở thực vật là

vô cùng quan trọng. Nếu không có cây xanh thì sẽ không có được sự sống trên trái
đất như này nay. Từ đó HS phải có ý thức trồng bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng. Góp
phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.
5. Hướng dẫn về nhà: 1 phút
- Trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc thêm: “Em có biết”
- Chuẩn bị bài “QUANG HỢP Ở THỰC VẬT C3, C4 và CAM”

15


4. Kết quả của sáng kiến
Sau khi dạy bài này kết quả nhận thức về các câu hỏi:
- Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân cơ bản gây nên hiệu ứng nhà kính?
- Hậu quả của hiệu ứng nhà kính là gì?
- Em có thể làm gì để góp phần khắc phục hiện tượng đó?
Hầu hết học sinh đã trả lời có khoa học nêu được nguyên nhân gây băng tan,
nước biển dâng...và cũng đã đề xuất được các hướng khắc phục đó theo suy nghĩ
của học sinh tại từng địa phương.
Điểm
Lớp
11A
Lớp
11B

0
0

1
0


2
0

3
0

0

0

0

0

KẾT QUẢ.
4
5
1
4
2

5

6
15

7
12


8
8

9
5

10
0

14

13

7

4

0

Sau khi được học tập, có hiểu biết tôi nhận thấy học sinh ở trường THPT
Cẩm Thủy 2 đã có những hành động tích cực góp phần bảo vệ môi trường như:
- Có ý thức trong việc trồng và bảo vệ cây xanh góp phần làm đẹp, trong sạch môi
trường học đường.
- Học sinh đã có ý thức gom rác bỏ tại nơi quy định.
- Tham gia làm sạch môi trường xung quanh trường học, tuyên truyền địa phương
có nơi thu gom rác, không vứt rác bừa bãi sau khi phun thuốc sâu ở ruộng đặc biêt
là gần nguồn nước.... cùng người dân tích cực trồng và bảo vệ rừng.

16



PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận: Sau khi dạy bài 8 quang hợp ở thực vật nhằm giáo dục bảo vệ môi
trường góp phần phòng chống biến đổi khí hậu ở trường THPT Cẩm Thủy 2 tôi
nhận thấy cả về nhận thực của học sinh và hành động đều thiết thực với việc bảo
vệ môi trường góp phần cải thiện nhận thức của nhân dân địa phương.
Kiến nghị: - Sở giáo dục tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về giáo dục
bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu cung cấp thêm cho giáo viên
những thông tin bổ ích để kịp thời giáo dục cho học sinh trong các môn học tại
trường THPT.
Hi vọng với những đúc rút của bản thân nói trên có thể chia sẻ với các đồng
nghiệp khác cách nghĩ, cách làm của mình. Đồng thời cũng mong được sự góp ý
chân thành từ các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm ngày càng hoàn thiện hơn
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Phạm Thị Hương

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
1.
2.

3.
4.

5

6

Tên tài liệu
Sách giáo khoa sinh học 11,
sách giáo viên sinh học 11
[1] Năm 2016 phá kỉ lục trở
thành năm nóng nhất.
[2] Những biểu hiện thời tiết
dị thường của biến đổikhí
hậu ở Việt Nam.
[3] Hiệu ứng nhà kính

Tác giả/ nguồn
Nhà xuất bản giáo dục

TTXVN/VIỆT NAM+
Nguồn: Internet
Báo: Trung tâm khí tượng
thủy văn quốc gia.
Nguồn: Internet
Trang: Khoa học.tv
H.T (Theo Bách khoa tri
thức, Wikipedia)
Nguồn: Internet
[4] Tình hình biến đổi khí

IMHEN Viện khoa học khí
hậu trên thế giới và những
tượng thủy văn và biến đổi
tác hại
khí hậu
Nguồn: Internet
Một số hình ảnh, ô nhiễm Nguồn: Internet
môi trường, chặt phá rùng,
băng tan, hạn hán, lũ
lụt...trồng rừng

Năm XB
2010
6/1/2016
7/4/2016
20/12/2016

27/11/2015

2015,
2016
2017

18



×