Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Tuyển tập bộ 46 đề thi đai học khối c môn lịch sử thi THPT Đại học Cao đẳng 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.05 MB, 177 trang )

TUYỂN TẬP ĐỀ THI
TÀI LIỆU ÔN THI
MÔN LỊCH SỬ


Bí quyết ghi nhớ kiến thức ôn thi THPT quốc gia môn Lịch sử: Hiểu về sự kiện; Làm nháp
đề cương; Trả lời tất cả các câu hỏi… là một trong những bí quyết giúp bạn ghi nhớ kiến
thức môn Lịch sử cho kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Nhận định chung về xu hướng ra đề thi THPT quốc gia môn Lịch
sử năm 2018
1. Về cấu trúc: Một đề thi Đại học (bao gồm cả đề thi Cao đẳng) môn Lịch sử hàng năm
vẫn luôn bao gồm hai phần chính: Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới. Trong đó phần
Lịch sử Việt Nam luôn luôn chiếm 7 điểm và Lịch sử thế giới chiếm 3 điểm. Trong đề
thi, thường sẽ có 3 câu hỏi thuộc phần Lịch sử Việt Nam và 1 câu hỏi thuộc phần Lịch
sử thế giới.
Từ năm 2014 trở về trước, đề thi bao gồm hai phần Phần tự chọn và phần chung. Phần
tự chọn luôn luôn rơi vào phần Lịch sử thế giới. Từ năm 2014, đề thi chỉ bao gồm 1
phần, không còn phần tự chọn như trước. Điều này phù hợp với xu hướng thay đổi
trong cách ra đề thi của Bộ giáo dục và đào tạo và nhất quán với tất cả các môn khác.
Tức là, tất cả các thí sinh sẽ chỉ làm chung một đề thi.

Đối với từng phần thì cụ thể như sau:
Phần Lịch sử Việt Nam: Bao gồm tất cả các vấn đề của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX (cụ
thể là mốc năm 19B19 với Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở
Đông Dương cho đến năm 2000). Trong đó bao gồm các giai đoạn:



Giai đoạn 1: 1919 – 1930
Giai đoạn 2: 1930 – 1945




Giai đoạn 3: 1945 – 1954
Giai đoạn 4: 1954 – 1975
Giai đoạn 5: Từ 1975 đến năm 2000.
Phần Lịch sử thế giới: bao gồm các vấn đề sau (Tính từ giai đoạn sau khi kết thúc đại chiến
thế giới thứ hai đến năm 2000):
 Vấn đề 1: Liên Xô, Đông Âu từ 1945 đến 1991. Liên bang Nga (1991 – 2000)
 Vấn đề 2: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai
 Vấn đề 3: Các nước Á, Phi, Mĩ La tinh và Đông Bắc Á (1945 – 2000)
 Vấn đề 4: Đông Nam Á và ASEAN
 Vấn đề 5: Châu Phi và Mĩ La Tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai.
 Vấn đề 6: Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai
 Vấn đề 7: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh.
 Vấn đề 8: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa.
2. Về độ khó: Trước đây, trong bài thi môn Lịch sử, số câu hỏi kiểm tra mức độ “Nhớ”
của học sinh khá nhiều. Những thí sinh chăm chỉ, chịu khó thì không khó để có thể lấy
điểm. Những câu hỏi mang tính tổng hợp, phân tích rất ít xuất hiện hoặc nếu xuất hiện
thì chiếm số điểm không cao. Do đó, đề thi chưa mang tính phân loại.
Từ năm 2014, đề thi có sự thay đổi đột phá trong cả cấu trúc và độ khó. Theo đó, số
câu hỏi chỉ kiểm tra ở mức độ Nhớ của thí sinh khá ít (2 điểm tương đương 20%). Tất
cả các câu hỏi còn lại đều không đơn thuần kiểm tra mức độ Nhớ (tái hiện kiến thức)
mà đều mang tính tổng hợp, vận dụng thậm chí là ứng dụng thực tiễn khá nhiều (Vận
dụng cao). Để làm được các câu hỏi này, thí sinh không chỉ phải nắm kiến thức nền
tảng trong SGK phổ thông mà cần biết liên hệ và móc nối các kiến thức rời rạc thành
một vấn đề lớn thậm chí là phải có sự hiểu biết về tình hình thời sự đang diễn ra để giải
quyết vấn đề mà đề thi yêu cầu (Ví dụ: Câu hỏi Lịch sử thế giới của đề thi năm 2014 đòi
hỏi thí sinh phải chăm chỉ theo dõi tình hình thời sự để giải quyết câu hỏi liên quan đến
ASEAN).





Các câu hỏi ở mức độ Khó còn được thể hiện ở hình thức các câu hỏi có tính xuyên
suốt của Lịch sử, từ đó kiểm tra được mức độ hiểu biết lịch sử của thí sinh. Các câu hỏi
còn ngầm kiểm tra quan điểm của thí sinh về một số vấn đề của Lịch sử và có nội dung
tương đối mở.
Sự thay đổi của Bộ giáo dục còn được thể hiện ở cách xây dựng thang điểm chấm thi.
Theo đó, với những câu hỏi mở sẽ không có đáp án fix cứng, không gò bó thí sinh vào
một khuôn mẫu đã định sẵn mà chỉ xây dựng các tiêu chí cho điểm. Đây là một điều
kiện tương đối rộng mở cho các thí sinh, góp phần thay đổi tư duy về cách thức học
môn Lịch sử ở các nhà trường phổ thông như hiện nay.
Với nhiều học sinh, Lịch sử là môn học khô khan và kém thời thượng nhưng lại chính là
một học chứa đựng linh hồn của cả dân tộc.
Xu hướng ra đề thi THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2018
Căn cứ vào việc phân tích cụ thể xu hướng ra đề thi môn Lịch sử vài năm gần đây mà
điển hình nhất là năm 2014, có thể thấy việc ra đề thi THPT quốc gia môn Lịch sử sẽ có
nhiều biến chuyển trong các năm tiếp theo. Sự thay đổi này là phù hợp với tinh thần đổi
mới giáo dục nói chung cũng như định hướng phát triển, thay đổi cách dạy và học lịch


sử ở các nhà trường phổ thông hiện nay. Theo đó, sự đổi mới sẽ được thể hiện ở vài
điểm chính như sau:
 Đề thi sẽ chỉ bao gồm 1 phần chung cho tất cả các thí sinh, không còn phần tự chọn như
trước.
 Xu hướng câu hỏi kiểm tra mức độ Nhớ (kiểm tra mức độ tái hiện kiến thức của thí sinh)
sẽ giảm hẳn và chiếm tỉ lệ điểm rất nhỏ trong đề.
 Đề thi vẫn sẽ bao gồm 2 phần chính là Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam, trong đó
phần Lịch sử Việt Nam vẫn sẽ bao gồm 7 điểm và Lịch sử thế giới vẫn là 3 điểm. Tuy
nhiên, sẽ có sự dịch chuyển trong cách ra đề mà cụ thể là sẽ không tách Việt Nam ra một

vấn đề riêng lẻ như trước mà sẽ có xu hướng gắn các vấn đề ở Việt Nam trong các vấn đề
nổi cộm ở khu vực và trên thế giới theo đúng tinh thần Việt Nam là một bộ phận của thế
giới, là một thành tố trong quan hệ quốc tế giai đoạn hiện nay. Đây chính là một điểm nổi
bật, một điểm thể hiện rõ sự đổi mới trong cách ra đề thi của Bộ và trở về với quan điểm
học phải đi đôi với hành, học phải gắn liền với thực tiễn, kiến thức không được xa rời thực
tiễn.
 Xu hướng ra câu hỏi theo một vấn đề cũng sẽ là xu thế. Các vấn đề này thường có tính
xuyên suốt quá trình phát triển của lịch sử chứ không hẳn là một vấn đề của 1 giai đoạn ví
dụ như: vấn đề dân tộc và dân chủ, vấn đề đoàn kết dân tộc, vấn đề các hình thức tổ chức
mặt trận…Đây là các câu hỏi ở mức độ vận dụng cao, đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức
nền tảng vững, biết xâu chuỗi các vấn đề đã học một cách liền mạch.
 Một ý nhỏ nữa là đề thi có xu hướng gắn các vấn đề lịch sử đã qua với các vấn đề thời sự
đang diễn ra để đưa vào đề. Mặc dù, điềm cho phần này thường không nhiều nhưng lại là
các câu hỏi kiếm điểm tuyệt đối, là câu hỏi thể hiện sự phân loại trong đề thi. Những thí
sinh chăm chỉ theo dõi tình hình thời sự và có tư duy tốt, liền mạch sẽ có thể kiếm điểm ở
phần này. Tuy nhiên, việc kiếm điểm tuyệt đối rất khó và chỉ dành cho những thí sinh thực
sự rất xuất sắc.
Nhìn chung, Lịch sử là môn học “nóng” trong các nhà trường phổ thông hiện nay nói
riêng và các kênh truyền thông nói chung. Xu hướng học sinh yêu và thích học Lịch sử
là rất ít thậm chí là quý và hiếm. Điều này một phần không nhỏ liên quan đến việc dạy,
học và thi cử ở nhà trường cũng như vai trò định hướng của xã hội. Sự thay đổi của Bộ
trong việc ra đề thi hàng năm cũng là một động thái đầu tiên tác động vào cách dạy và
học môn học này ở trường phổ thông từ đó thay đổi cách nhìn nhận và thái độ của học
sinh với môn học có phần “xưa cũ” và chẳng “thời thượng” này.
Bí quyết điểm cao môn Lịch sử ở kỳ thi THPT quốc gia năm 2018
1. Hiểu về sự kiện: Với môn Lịch sử, mặc dù phải nhớ mốc lịch sử đó là năm tháng
nhưng vấn đề là thí sinh của kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 phải hiểu sự kiện ấy có ý
nghĩa như thế nào chứ không phải trình bày các con số khô khan, vô nghĩa.
Bởi thí sinh sẽ khó đạt được điểm cao nếu chỉ đưa ra con số, số liệu mà không có phân
tích, chứng minh. Do đó, các sĩ tử ôn thi đại học – cao đẳng nên chia từng thời kỳ ra để

học và trong từng thời kỳ phải định ra những sự kiện và hiểu nó chứ không chỉ thuộc
lòng một cách máy móc theo sách giáo khoa. Có nghĩa là bạn phải sắp xếp các kiến
thức ấy vào đúng nội dung, yêu cầu để trả lời câu hỏi đưa ra. (Các câu hỏi có thể là về
hoàn cảnh lịch sử, người mở chiến dịch, nội dung văn kiện, diễn biến như thế nào, mục
tiêu – ý nghĩa các lĩnh vực chính trị – xã hội ra sao…).


Thí sinh nên học theo trình tự chặt chẽ từ chương, bài, mục trong sách giáo khoa.
Không phải là quên gì học đó, mà nên ôn tập có hệ thống để dễ dàng liên kết được các
vấn đề.
2.Làm nháp đề cương: Các thí sinh trong quá trình làm bài không nên sa đà vào sự kiện
mà phải nêu bật được tính khái quát của vấn đề. Đó là cần phân tích đề bài, đề hỏi điều
gì thì trả lời cái đó. Vì thế, nên làm đề cương sơ lược trước khi bắt tay vào viết để tạo
ra trật tự, trình tự viết mạch lạc. Cách này sẽ giúp cho bạn không bị mất ý lớn, không
bỏ sót điều quan trọng hoặc nếu có mất, chỉ mất những chi tiết nhỏ (mất điểm ít thôi).
Làm đề cương có nghĩa là nhằm vào nội dung chứ không phải là làm văn (lập mở bài,
thân bài, kết luận). Nháp được nội dung đề cương, bạn dễ dàng viết được mở bài. Cứ
làm bài đến hết nội dung, bạn sẽ đi đến được kết luận. Môn Lịch Sử không cần quá chú
trọng nhập đề, mở bài như môn Văn, mà phải nhằm vào thân bài, vào nội dung, ăn
điểm là nằm ở phần này.
Suy nghĩ kỹ câu hỏi
Lỗi thường gặp của các thí sinh khi làm bài là không suy nghĩ kỹ câu hỏi đã làm bài.
Câu hỏi không đòi hỏi viết nhiều lại viết rất dài. Không phải cứ viết dài là được điểm
nhiều mà cách này sẽ hao tốn rất nhiều thời gian làm bài. Ví dụ hỏi về vấn đề “thuận
lợi” thì các bạn không cần phải nêu nhiều về vấn đề “khó khăn” làm gì. Hoặc hỏi nội
dung về quyền dân tộc cơ bản trong Hiệp định Genever, Hiệp định Paris… chẳng hạn,
thì bạn chỉ trả lời cụ thể về quyền dân tộc trong hiệp định chứ không trình bày toàn bộ
hiệp định.
Đây là lỗi phổ biến, do chủ quan với các câu hỏi, đọc đại khái, viết theo ý mình dẫn đến
việc thừa thiếu không cần thiết trong bài làm. Tuy không bị trừ điểm nhưng bạn đã tự

trừ điểm của mình vào chỗ khác.
3. Trả lời tất cả các câu hỏi: Các thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia cũng như các thí
sinh đăng kí tuyển sinh ĐH, CĐ 2015 không được làm một câu thật tốt mà bỏ câu khác
không làm. Bố trí thời gian cho từng câu và chia theo tỷ lệ điểm và tránh việc dành thời
gian chỉ cho một vài câu. Câu nào dễ làm trước, khó làm sau.
Khi ôn thi nên bám sát sách giáo khoa, không nên đọc quá nhiều tài liệu và cũng không
nên học tủ vì câu hỏi thường hay lô -gíc với nhau.
Trình bày kiến thức phải rõ ràng, mạch lạc
Trần Trung Hiếu – giáo viên Sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An đưa
ra lời khuyên với các thí sinh: “Khi làm bài thi môn Sử, các thí sinh nên lưu ý rằng, dù
các câu hỏi của đề thi dễ hay khó, đề thi yêu cầu trình bày sự kiện, kiến thức hay so
sánh, phân tích, nhận xét, đánh giá một vấn đề lịch sử, khi trình bày kiến thức phải rõ
ràng, mạch lạc giữa các luận điểm. Không viết gộp nhiều luận điểm trong khi trình bày.
Phải tách ý, hết một ý lớn nên xuống hàng chứ không được trình bày bài thi theo kiểu
gạch đầu dòng, lập dàn ý. Khi các em trình bày hết những phần kiến thức cụ thể, nên
có thêm ít dòng tiểu kết lại bằng những cụm từ kiểu như “Như vậy”, “Tóm lại”… mà nội
dung của nó thường khái quát, khẳng định lại hay nhận xét, đánh giá chung một cách
cô đọng phần mà các em vừa trình bày.”


 Châu Tiến Lộc

Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Mơn Lịch sử

Bộ đề ôn tập
Kì thi tuyển sinh đại học & cao đẳng

TUYỂN TẬP 46 ĐỀ THI
ƠN THI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG


MƠN LỊCH SỬ
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 - 2010

TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 3 năm 2013
Trang 166


 Châu Tiến Lộc

Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử

PHẦN 1.

BỘ ĐỀ LUYỆN TẬP
 

Tài liệu được biên soạn bởi Châu Tiến Lộc (Sinh viên ngành Quản lý Nhà
nước Học viện Hành chính Quốc gia);
 Mọi thắc mắc, đóng góp ý kiến xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại:
012.1390.4899 hoặc qua thư điện tử:
CÂU LẠC BỘ LÝ LUẬN TRẺ
KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C


Trang 167


Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử


 Châu Tiến Lộc

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát
đề

ĐỀ THI THỬ SỐ 1

PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Nêu chủ trương điều chỉnh chiến lược cách mạng thế giới được đề ra tại Đại
hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7 – 1935). Những chủ trương đó đã tác động
đến tình hình Việt Nam trong những năm 1936 – 1939 như thế nào?
Câu II (3,0 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử trong thời kì tiền khởi nghĩa và trong thời gian tiến
hành tổng khởi nghĩa tháng 8 – 1945, hãy chứng minh rằng Cách mạng tháng Tám đi
từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
Câu III (2,0 điểm)
Trình bày những điểm giống và khác nhau giữa chiến thắng Điện Biên Phủ
năm 1954 với chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Hãy trình bày sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập ở châu Âu sau Chiến
tranh thế giới thứ hai.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Trình bày vai trò quốc tế của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết từ
năm 1945 đến năm 1991.

---------- Hết ----------


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.....................................................; Số báo danh:..........................

CÂU LẠC BỘ LÝ LUẬN TRẺ

KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013
Trang 168


 Châu Tiến Lộc

ĐỀ THI THỬ SỐ 2

Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát
đề

PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Phân tích điều kiện bùng nổ và ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng
1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ – Tĩnh.
Câu II (3,0 điểm)
Nêu và nhận xét nhiệm vụ cách mạng được đề ra tại Hội nghị thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam (1 – 1930), Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm
thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 – 1930) và Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941).
Câu III (2,0 điểm)
Hãy chứng tỏ rằng trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
1986 – 2010, Việt Nam ngày càng “tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng

đồng quốc tế và hội nhập ngày càng sâu rộng vào thế giới hiện đại”.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Trình bày sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu trong những năm
1945 – 1973. Những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển kinh tế đó?
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Những nhân tố nào thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai?

---------- Hết ----------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.....................................................; Số báo danh:..........................

Trang 169


Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử

 Châu Tiến Lộc
CÂU LẠC BỘ LÝ LUẬN TRẺ
ĐỀ THI THỬ SỐ 3

KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát
đề

PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)

Câu I (2,0 điểm)
Nêu những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong
những năm 1920 – 1925.
Câu II (2,0 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, hãy nêu rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc
trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu III (3,0 điểm)
Quân và dân miền Bắc đã đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc
của đế quốc Mĩ như thế nào? Nêu ý nghĩa của những thắng lợi đó đối với tiến trình
phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1945).
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Trình bày các xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Qua đó, hãy cho biết thế
nào là những thời cơ và những thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỷ XXI ?
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Tại sao hai siêu cường Liên Xô và Mĩ lại tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh?
Nêu những biến đổi to lớn của tình hình kinh tế thế giới sau sự kiện đó.

---------- Hết ----------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.....................................................; Số báo danh:..........................

Trang 170


Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử

 Châu Tiến Lộc


CÂU LẠC BỘ LÝ LUẬN TRẺ
ĐỀ THI THỬ SỐ 4

KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát
đề

PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Nêu rõ sự ra đời và hoạt động của Xô viết Nghệ – Tĩnh.
Câu II (3,0 điểm)
Trình bày và nhận xét nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam được đề ra
tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1 – 1930), Đại hội đại biểu lần thứ
hai của Đảng Cộng sản Đông Dương (2 – 1951) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
ba của Đảng Lao động Việt Nam (9 – 1960).
Câu III (2,0 điểm)
Phân tích vai trò hậu phương của miền Bắc từ sau Hiệp định Pari về Việt Nam
(1973) chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Thế nào là khoa học đã trở thành lược lượng sản xuất trực tiếp? Nêu những
thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong nửa sau thế kỷ XX.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Hãy nêu những nét nổi bật của quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỷ XX.
Trình bày nguyên nhân dẫn tới tình hình đó.

---------- Hết ----------


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.....................................................; Số báo danh:..........................

Trang 171


 Châu Tiến Lộc

CÂU LẠC BỘ LÝ LUẬN TRẺ
ĐỀ THI THỬ SỐ 5

Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử

KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát
đề

PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941).
Câu II (3,0 điểm)
Tại sao nói từ sau chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 cuộc kháng chiến
chống Pháp của nhân dân ta đã có những bước phát triển mới, giữ vững và phát huy
quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ?
Câu III (2,0 điểm)
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1975), Việt Nam
chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa trong những điều kiện thuận lợi và

khó khăn như thế nào?
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Nêu những thành quả của cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi
sau Chiến tranh thế giới thứ hai và những khó khăn mà châu lục này đang phải đối
mặt trên bước đường phát triển.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Trình bày những nét chính về tình hình nước Mĩ trong thập kỷ 90 của thế
kỷ XX. Mục tiêu cơ bản của chiến lược Cam kết và mở rộng dưới thời Tổng thống
B.Clintơn có điểm gì giống so với các đời Tổng thống trước đó?
---------- Hết ----------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.............................................; Số báo danh:..................................

Trang 172


 Châu Tiến Lộc

CÂU LẠC BỘ LÝ LUẬN TRẺ
ĐỀ THI THỬ SỐ 6

Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử

KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát
đề


PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Tại sao ngày 9 - 3 - 1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương ?
Nêu chủ trương của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra
trong chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
Câu II (3,0 điểm)
Từ năm 1930 đến năm 1945, qua các thời kỳ lịch sử, Đảng ta đã giải quyết
hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ như thế nào? Phân tích sự sáng tạo của Đảng trong
việc giải quyết hai nhiệm vụ đó.
Câu III (2,0 điểm)
Nghị quyết của Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam ngày 2 - 3 - 1975 nêu
rõ: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải
phóng miền Nam…”. Nghị quyết đó đã đưa đến thắng lợi nào trong cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy mùa Xuân 1975?
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Nêu những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các
nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai và những thành tựu, khó khăn của
các nước này trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước (đến năm 2000).
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Trình bày và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai siêu
cường Liên Xô và Mĩ; giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong
những năm 70 và 80 của thế kỷ XX.

---------- Hết ----------

Trang 173



 Châu Tiến Lộc

Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.............................................; Số báo danh:..................................

CÂU LẠC BỘ LÝ LUẬN TRẺ
ĐỀ THI THỬ SỐ 7

KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát
đề

PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (1,0 điểm)
Trình bày hoàn cảnh ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Câu II (3,0 điểm)
Tại sao Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra đường lối kháng chiến toàn diện ?
Kháng chiến toàn diện đã thể hiện trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và
sự can thiệp của đế quốc Mĩ (1946 – 1954) như thế nào?
Câu III (3,0 điểm)
Bốn thắng lợi quân sự nào của quân và dân miền Nam có ý nghĩa đánh dấu
sự phá sản hoàn toàn của các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ ở miền Nam
Việt Nam? Hãy giải thích vì sao?
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)

Nêu những quyết định quan trọng của Hội nghị cấp cao Ianta (2 – 1945) và
phân tích hệ quả của những quyết định đó.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Trình bày những nét chính về chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kì
Chiến tranh lạnh.

---------- Hết ----------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.............................................; Số báo danh:..................................

Trang 174


 Châu Tiến Lộc

CÂU LẠC BỘ LÝ LUẬN TRẺ
ĐỀ THI THỬ SỐ 8

Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử

KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát
đề

PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Trình bày mối quan hệ giữa chiến thắng Điện Biên Phủ với việc kí kết Hiệp định
Giơnevơ về Đông Dương năm 1954. Ý nghĩa quốc tế của chiến thắng Điện Biên Phủ?

Câu II (3,0 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử, hãy chứng minh câu nói của Chủ tịch Hồ Chí
Minh tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3 – 1964): “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước
ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và
con người đều đổi mới”.
Câu III (2,0 điểm)
Nêu những thành tựu và yếu kém về kinh tế - xã hội ở nước ta trong kế hoạch
Nhà nước 5 năm 1986 – 1990 thực hiện đường lối Đổi mới.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) từ
đầu thập niên 50 đến cuối thập niên 90 của thế kỉ XX.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Trình bày hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và nội dung chính của Hiệp
ước Bali năm 1976. Triển vọng của ASEAN?
---------- Hết ----------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.............................................; Số báo danh:..................................

Trang 175


 Châu Tiến Lộc

CÂU LẠC BỘ LÝ LUẬN TRẺ
ĐỀ THI THỬ SỐ 9

Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử


KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát
đề

PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Trình bày nội dung cơ bản của con đường giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái
Quốc đã xác định cho cách mạng Việt Nam trong những năm 20 (thế kỷ XX).
Câu II (3,0 điểm)
Tại sao trong 3 năm liên tiếp 1939, 1940, 1941, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng đều triệu tập hội nghị? Từ việc trình bày nội dung chính của các Hội nghị, hãy
cho biết vấn đề quan trọng nhất được các hội nghị đề cập đến là gì?
Câu III (2,0 điểm)
Nêu những lợi chung của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên các mặt
quân sự, chính trị và ngoại giao trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam
hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ (1969 – 1973).
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Trình bày những nét chính trong quá trình đấu tranh giành độc lập và công
cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Ấn Độ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến
năm 2000.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Tại sao tình hình các nước Trung Đông luôn căng thẳng, không ổn định? Hãy
trình bày một số nét chính về sự khởi đầu của cuộc xung đột giữa Ixraen với
Palextin và tình hình khu vực từ năm 1993 đến năm 2005.

---------- Hết ----------


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Trang 176


Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử

 Châu Tiến Lộc

Họ và tên thí sinh:.............................................; Số báo danh:..................................

CÂU LẠC BỘ LÝ LUẬN TRẺ
ĐỀ THI THỬ SỐ 10

KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát
đề

PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Anh (chị) hãy phân tích bài học kinh nghiệm về bạo lực cách mạng và khởi
nghĩa vũ trang trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
Câu II (2,0 điểm)
Trong thời kỳ 1954 – 1954, thắng lợi quân sự nào của quân dân ta đã buộc
thực dân Pháp phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta?
Nêu âm mưu của Pháp, chủ trương của Ta và kết quả của chiến dịch đó.
Câu III (3,0 điểm)
Sự kết hợp tài tình giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao được thể
hiện như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta từ

năm 1954 đến năm 1975?
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Nêu nội dung cơ bản của đường lối cải cách của Trung Quốc và những thành
tựu chính mà Trung Quốc đạt được trong những năm 1978 – 2000.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và
Đông Âu? Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga đã làm những gì với vai trò kế tục
Liên Xô trong những năm 1991 – 2000?
---------- Hết ----------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.............................................; Số báo danh:..................................

Trang 177


 Châu Tiến Lộc

CÂU LẠC BỘ LÝ LUẬN TRẺ
ĐỀ THI THỬ SỐ 11

Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử

KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát
đề


PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Vì sao các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản trong
những năm 1919 - 1930 lại bị thất bại nhanh chóng?
Câu II (3,0 điểm)
Nêu những điểm giống và khác nhau giữa Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về
Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam : hoàn cảnh kí kết, nội dung cơ
bản và tương quan lực lượng ở miền Nam Việt Nam sau khi Hiệp định có hiệu lực.
Câu III (3,0 điểm)
Phân tích vai trò của miền Bắc xã hội chủ nghĩa đối với thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975).
PHẦN RIÊNG (8,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và Tổ chức Hiệp ước Vácsava được
hình thành và tác động đối với tình hình thế giới như thế nào?
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Nêu những sự kiện tiêu biểu trong quá trình đấu tranh của cách mạng Cuba từ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1961.
---------- Hết ----------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.............................................; Số báo danh:..................................

Trang 178


 Châu Tiến Lộc

CÂU LẠC BỘ LÝ LUẬN TRẺ

ĐỀ THI THỬ SỐ 12

Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử

KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát
đề

PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất là gì ? Tại sao lại có những mâu thuẫn đó?
Câu II (3,0 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, hãy chứng minh Cách mạng tháng Tám năm
1945 thắng lợi là kết quả của 15 năm (1930 – 1945) chuẩn bị lực lượng và lãnh đạo
đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu III (2,0 điểm)
Tại sao năm 1986, Việt Nam phải thực hiện đường lối đổi mới đất nước? Nêu ý
nghĩa của những thành tựu về kinh tế xã hội nước ta trong 15 năm (1986 – 2000) thực
hiện đường lối đổi mới.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Những yếu tố nào thúc đẩy Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu vươn lên trở thành ba trung
tâm kinh tế - tài chính hàng đầu thế giới trong nửa sau thế kỷ XX?
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Chiến tranh lạnh là gì? Phân tích những ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh lạnh đến
tình hình châu Á.
---------- Hết ----------


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.............................................; Số báo danh:..................................

Trang 179


Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử

 Châu Tiến Lộc

CÂU LẠC BỘ LÝ LUẬN TRẺ
ĐỀ THI THỬ SỐ 13

KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát
đề

PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (3,0 điểm)
Tại sao nói: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm lịch sử cuộc đấu
tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam trong ba thập niên đầu thế kỷ XX?
Câu II (2,0 điểm)
Trong Cách mạng tháng Tám 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã vận
dụng những bài học kinh nghiệm gì từ phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong
trào dân chủ 1936 – 1939?
Câu III (2,0 điểm)
Phân tích tính chất chính nghĩa và tính nhân dân của đường lối kháng chiến
chống Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương.

PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Trình bày quá trình phân hóa về chính trị trong đường lối đối ngoại của các
nước Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc đã ra đời
như thế nào? Quan hệ giữa hai miền Nam – Bắc bán đảo Triều Tiên có những chuyển
biến gì kể từ những năm 70 đến năm 2000?

---------- Hết ----------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Trang 180


Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử

 Châu Tiến Lộc

Họ và tên thí sinh:.............................................; Số báo danh:..................................

CÂU LẠC BỘ LÝ LUẬN TRẺ
ĐỀ THI THỬ SỐ 14

KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát
đề


PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I (4,0 điểm)
Dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
- Giải thích khái niệm và cho biết bối cảnh xuất hiện hai nhiệm vụ này trong
lịch sử cận đại Việt Nam.
- Trong những năm 30 thế kỉ XX, những người Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc đã xác định hai nhiệm vụ này như thế nào? Nêu nhận xét.
Câu II (2,0 điểm)
Trình bày nguyên nhân bùng nổ và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới 1929 – 1933. Nêu thực trạng kinh tế – xã hội Việt Nam trong những năm khủng
hoảng kinh tế thế giới.
Câu III (2,0 điểm)
Trình bày những điểm giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục
bộ” với chiến lược “Việt Nam hóa Chiến tranh” của đế quốc Mĩ.
PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Phân tích tính chất và ý nghĩa của cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949).
Câu IV.b. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Nêu những biến đổi to lớn của khu vực Đông Bắc Á từ sau Chiến tranh thế giới
thứ hai đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX.

---------- Hết ---------Trang 181


 Châu Tiến Lộc

Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:.............................................; Số báo danh:..................................

CÂU LẠC BỘ LÝ LUẬN TRẺ
ĐỀ THI THỬ SỐ 15

KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (3,0 điểm)
Trình bày nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong giai
đoạn bị chiếm đóng và tình hình Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973.
Câu II (2,0 điểm)
Chứng tỏ rằng phong trào công nhân nước ta đã phát triển lên một bước cao
hơn từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (1925)
có những điểm gì mới so với các phong trào trước đó?
Câu III (2,0 điểm)
Trình bày hoàn cảnh lịch sử của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941). Nêu vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc trong Hội nghị trên.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) là chiến dịch nào? Tóm tắt
hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của ta và kết quả của chiến dịch đó.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Trong thời kì 1954 – 1975, thắng lợi quân sự nào của quân và dân miền Nam đã
buộc đế quốc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam? Tóm tắt

diễn biến và kết quả của thắng lợi đó.

Trang 182


 Châu Tiến Lộc

Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử

---------- Hết ----------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:...................................................; Số báo danh:..................................

CÂU LẠC BỘ LÝ LUẬN TRẺ
ĐỀ THI THỬ SỐ 16

KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,5 điểm)
Trình bày tác động của hai sự kiện lịch sử sau đây đối với cách mạng Việt
Nam trong thập niên 30 của thế kỉ XX :
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).
- Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7 – 1935).
Câu II (2,5 điểm)
Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945, những cuộc nổi dậy nào
được xem là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc? Tóm tắt

nguyên nhân bùng nổ, diễn biến và kết quả của các sự kiện này.
Câu III (2,0 điểm)
Nêu nhiệm vụ và tính chất của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Nêu âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong việc tiến hành chiến lược
“Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh”. Từ đó, hãy tìm ra điểm giống
nhau và khác nhau giữa hai chiến lược trên.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Bằng tư liệu lịch sử chọn lọc, hãy nêu những điểm giống và khác nhau giữa
chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 với Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975.

---------- Hết ---------Trang 183


 Châu Tiến Lộc

Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:...................................................; Số báo danh:..................................

CÂU LẠC BỘ LÝ LUẬN TRẺ
ĐỀ THI THỬ SỐ 17

KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề


PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Nêu và nhận xét về nhiệm vụ chiến lược cách mạng tư sản dân quyền được
xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận
cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu II (3,0 điểm)
Ngày 2 - 9 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố về sự ra đời của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như thế nào? Tại sao nói ngay khi mới thành lập, nước
ta đã ở vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc?
Câu III (2,0 điểm)
Những thắng lợi quân sự nào của quân và dân ta đã tác động trực tiếp đến việc
triệu tập Hội nghị và ký kết Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam? Thắng lợi lớn
nhất trong Hiệp định Pari là gì? Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định này.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Sự kiện lịch sử nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một
nước, trở thành một hệ thống trên thế giới? Trình bày sự ra đời và vai trò của Hội
đồng tương trợ kinh tế từ năm 1949 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Trong nửa sau thế kỷ XX, hệ thống tư bản chủ nghĩa đã có những chuyển biến
quan trọng nào? Giải thích vì sao nói Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực
lớn nhất trên thế giới?

Trang 184


 Châu Tiến Lộc

Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử

---------- Hết ----------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:..............................................; Số báo danh:..................................

CÂU LẠC BỘ LÝ LUẬN TRẺ
ĐỀ THI THỬ SỐ 18

KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
So với phong trào yêu nước trong những năm trước và trong chiến tranh thế giới
thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1925 có
những nét gì nổi bật?
Câu II (2,0 điểm)
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương
trong những năm 1946 - 1954 được thể hiện trong những văn kiện nào? Phân tích tính
chất chính nghĩa của đường lối kháng chiến đó.
Câu III (3,0 điểm)
Tại sao Đảng Lao động Việt Nam chủ trương tiến hành đồng thời ở hai miền Bắc,
Nam hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau trong thời kỳ 1954 - 1975? Nêu nội dung và ý
nghĩa của chủ trương đó.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Vì sao từ liên minh cùng nhau chống phát xít, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai
cường quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu? Nêu những nét nổi bật

trong tình hình nước Đức từ tháng 5 - 1945 đến tháng 10 - 1949.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Tại sao trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bán đảo Triều Tiên lại bị chia cắt thành
hai quốc gia với hai chế độ chính trị khác nhau? Tóm tắt diễn biến và nêu kết quả của
cuộc Chiến tranh Triều Tiên từ năm 1950 đến năm 1953.

Trang 185


×