Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Giúp học sinh hứng thú học vật lý bằng những thí nghiệm đơn giản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC VẬT LÝ BẰNG NHỮNG THÍ
NGHIỆM ĐƠN GIẢN

Người thực hiện: Phạm Thị Phượng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Vật Lý

1


MỤC LỤC
Nội dung
Mục lục
A. Mở đầu:
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu.
III. Đối tượng nghiên cứu.
1. Khách thể nghiên cứu
2. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
1.Giả thuyết khoa học
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Phạm vi đề tài nghiên cứu
B. Nội dung
I. Cơ sở lí luận


1. Những định hướng đổi mới của phương pháp dạy học.
2. Những căn cứ của biện pháp giúp học sinh hứng thú
II. Thực trạng vấn đề
1. Thực trạng nhận thức, hứng thú của học sinh đối với môn Vật lý
2. Thực trạng về việc sử dụng thí nghiệm Vật lý nói chung và thí
nghiệm Vật lý ở nhà nói riêng
III. Sự cần thiết của đề tài
IV. Nội dung vấn đề
1. Vấn đề đặt ra
2. Biện pháp
3. Hiệu quả của việc áp dụng giải pháp vào thực tế
C. Kết luận, kiến nghị
I. Kết luận.
II. Kiến nghị, đề xuất
III. Lời cảm ơn
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Tài liệu tham khảo

2

Trang
2
3
3
4
4
4
4

4
4
5
5
5
5
5
6
6
8
8
9
12
12
12
12
21
19
19
19
20


A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trước xu thế phát triển và hội nhập trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu đã đòi
hỏi nghành giáo dục phải đổi mới một cách mạnh mẽ, đồng bộ cả mục tiêu, nội dung,
phương pháp và phương tiện dạy học, cũng như phương pháp kiểm tra đánh giá học
sinh để có thể đào tạo ra những lớp người lao động mới mà xã hội đang cần. Trong đó,
việc đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học phải được đặc biệt chú ý. Chính vì

lẽ đó mà 10 năm ra trường, được tiếp cận mạnh mẽ với những yêu cầu đổi mới của
ngành giáo dục bản thân tôi – là một giáo viên Vật lý – tôi rất trăn trở với yêu cầu đổi
mới phương pháp và phương tiện dạy học! Trong những sáng kiến kinh nghiệm trước
đây tôi đã đề cập đến những phương pháp giải nhanh và phương pháp giải bài toán
khó, trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi muốn đề cập đến một khía cạnh khác đó là
phương tiện dạy học giúp khơi dạy sự tò mò, hứng thú học tập của học sinh đối với
môn Vật lý!
“Khó như Lý” là câu mà các thế hệ học trò thường truyền tai nhau! Và đây cũng là
câu đố khó cho các thầy, cô dạy Vật lý làm sao để các em học sinh học tốt và thích
môn học này? Bao nhiêu thế hệ nhà giáo với nhiệt huyết của người làm thầy đã trăn
trở đi tìm phương pháp, giải pháp, phương tiện giúp học sinh tiếp cận với Vật lý dễ
dàng nhất, thấy được, ứng dụng được Vật lý vào cuộc sống thường ngày– Đó là tìm
những cách giúp tạo hứng thú cho học sinh học Vật lý!
Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có vai trò quan trọng
trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia
tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù có khó khăn
nhưng con người vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động
học tập hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với các
bộ môn tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em. Vì vậy quá trình dạy học tích cực
đòi hỏi sự biến đổi không ngừng cả tư duy lẫn hành động của người dạy và người học.
Trong quá trình đó không thể thiếu niềm đam mê khoa học.
Vật lý là môn khoa học thực nghiệm nên một trong những khâu quan trọng của
quá trình đổi mới phương pháp dạy học vật lý là phải tăng cường các hoạt động thực
nghiệm của học sinh trong quá trình học tập. Vì vậy, việc đưa thí nghiệm vào dạy học
để học sinh tiếp cận với con đường nghiên cứu khoa học và hiểu sâu sắc các kiến thức
Vật lý là hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn. Bởi thông qua thí nghiệm, học
sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, giáo dục tổng hợp, hình thành tư duy sáng tạo
và tinh thần làm việc tập thể. Việc hình thành kiến thức dựa vào thí nghiệm và từ thực
tế kiểm chứng lại những kiến thức lý thuyết đã học sẽ làm cho học sinh hiểu sâu sắc
vấn đề đã học và tính bền vững của kiến thức mới sẽ cao.

Việc nghiên cứu nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các thiết bị thí nghiệm
trong dạy học Vật lý là một yêu cầu có tính cấp thiết. Đó cũng là một trong những
mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay trong hà trường phổ thông
đã được quán triệt trong nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX: “ Đổi mới phương pháp
dạy là phải theo hướng phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người
3


học, trong dạy học cần coi trọng thực hành, tránh kiểu dạy học nhồi nhét, học vẹt,
dạy chay”.
Trong các loại thí nghiệm Vật lý mỗi loại có một vai trò riêng và tùy theo mục
đích mà chúng ta có thể sử dụng sao cho nó có thể phát huy tác dụng cao nhất. Thí
nghiệm Vật lý học sinh có thể tự chế tạo ở nhà là một thí nghiệm rất quan trọng trong
việc phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của người học. Với những dụng cụ đơn
giản, dễ kiếm, dụng cụ tự tạo ít tốn kém, chi phí rất phù hợp với tình hình khó khăn về
đồ dùng dạy học hiện tại. Mặt khác học sinh có thể tự mình tạo ra được những thí
nghiệm thành công, thí nghiệm vui, lạ…..giúp các em có thể giải thích những vấn đề,
hiện tượng thực tế xung quanh mình, tạo cho học sinh tác phong như những nhà
nghiên cứu vì thế các em sẽ rất thích thú. Do đó thí nghiệm Vật lý học sinh có thể tự
chế tạo sẽ góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh đồng thời giúp các em có khả
năng thực hành đơn giản giúp ích cho cuộc sống!
Từ những lí do như trên tôi quyết định tìm hiểu biện pháp: “Giúp học sinh
hứng thú học vật lý bằng những thí nghiệm đơn giản” với mong muốn góp một ý
tưởng nhỏ vào các phương pháp tìm hiểu, dạy học trong một biển khơi tri thức lớn
của Vật lý.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Trên cơ sở lí luận và thực trạng việc tìm hiểu về thí nghiệm Vật lý nói chung , thí
nghiệm đơn giản, rẻ tiền, thí nghiệm hữu ích mà học sinh có thể tự tạo ở nhà nói riêng
– giáo viên xác lập các biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn Vật lý thông qua
“những thí nghiệm đơn giản, ít tốn kém học sinh có thể tự làm ở nhà” . Từ đó áp

dụng vào thực tế dạy học ở trường THPT Triệu Sơn 5.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Khách thể nghiên cứu:
Hứng thú học của học sinh đối với môn học Vật lý
Việc sử dụng thí nghiệm với những dụng cụ đơn giản, tự tạo của học sinh
2. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn Vật lý thông qua những thí nghiệm
đơn giản, rẻ tiền ở nhà của học sinh trên địa bàn trường THPT Triệu Sơn 5
Một số thí nghiệm trong chương trình THPT mà học sinh có thể tự chế tạo
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Giả thuyết khoa học:
Nếu tất cả các giáo viên Vật lý đều đồng bộ thấy được vai trò của thí nghiệm Vật
lý ở nhà của học sinh và thực hiện đúng yêu cầu, phát huy tác dụng của thí nghiệm
Vật lý với dụng cụ đơn giản, rẻ tiền, thí nghiệm tự tạo của học sinh thì học sinh sẽ
phát huy được tính chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực thí nghiệm-thực hành. Từ
đó các em sẽ yêu thích môn Vật lý và hứng thú với môn học.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về hứng thú của học sinh, về thí nghiệm Vật lý ở nhà,
thí nghiệm với những dụng cụ tự tạo, đơn giản, rẻ tiền của học sinh.
Khảo sát đánh giá thực trạng về hứng thú của học sinh, về thí nghiệm Vật lý ở
nhà, thí nghiệm với những dụng cụ tự tạo, đơn giản, rẻ tiền của học sinh.
4


Xác lập các biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn Vật lý thông qua thí
nghiệm Vật lý ở nhà, thí nghiệm với những dụng cụ tự tạo, đơn giản, rẻ tiền của học
sinh trên địa bàn trường THPT Triệu Sơn 5.
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1 Nhóm các phương pháp lí luận:
Phân tích và tổng hợp tài liệu.

Phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.
 Nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài
3.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương páp điều tra.
Phương pháp quan sát sư phạm.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
 Nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng về việc sử dụng dụng cụ thí nghiệm ở
nhà với hứng thú của học sinh đối với môn học Vật lý.
3.3 Phương pháp thống kê toán học:
 Nhằm sử lý kết quả nghiên cứu
4. Phạm vi đề tài nghiên cứu:
Biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn Vật lý thông qua những thí nghiệm
đơn giản, ít tốn kém ở nhà của học sinh trên địa bàn trường THPT Triệu Sơn 5

B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Những định hướng đổi mới phương pháp dạy học:
Theo công văn Số: 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 hướng dẫn
sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức
và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường
xuyên có nêu: “tập trung vào thực hiện đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng
phát triển năng lực học sinh” và “Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ
ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, khuyến khích học sinh hợp tác với nhau
khi thực hiện nhiệm vụ học tập”
Chỉ thị 40-CT/TƯ về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lí giáo dục ghi rõ: “ Đặc biệt đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo
dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lí thuyết, ít khuyến khích tư duy
sáng tạo; bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề, phát triển
năng lực thực hành sáng tạo cho người học…”
2. Những căn cứ của biện pháp giúp học sinh hứng thú:

Mỗi loại thí nghiệm Vật lý đều có ý nghĩa, tầm quan trọng riêng của nó. Theo
tôi thí nghiệm Vật lý ở nhà với những dụng cụ tự chế tạo, đơn giản, học sinh tự khám
phá, tự làm thí nghiệm sẽ góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Qua thí
nghiệm ở nhà các em có thể kiểm chứng một cách dễ dàng một số kiến thức đã học,
các em sẽ tự tin vào khoa học hơn, đồng thời cũng tạo cho các em cơ hội tiếp cận với
các thí nghiệm thực tế sẽ rất có ích cho việc thích nghi với đời sống xã hội khi các em
ra trường. Vì vậy, tôi đi sâu tìm hiểu và đưa ra biện pháp giúp học sinh hứng thú học
môn Vật lý thông qua việc tự tạo dụng cụ thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền ở nhà
5


2.1 Thí nghiệm Vật lý ở nhà:
Thí nghiệm Vật lý ở nhà là một loại bài thực hành mà giáo viên giao cho từng học
sinh hoặc từng nhóm học sinh thực hiện ở nhà với những dụng cụ thông thường, đơn
giản, dễ kiếm, nhằm tìm hiểu một hiện tượng, xác định một đại lượng, kiểm chứng
một định luật, một quy tắc Vật lý nào đó.
Thí nghiệm ở nhà được tiến hành trong điều kiện không có sự giúp đỡ, hướng dẫn
và kiểm tra trực tiếp của giáo viên. Do đó nó có tác dụng tốt trong việc phát huy tính
tự giác, tự lực của học sinh trong học tập. Ngoài ra năng lực sáng tạo của học sinh còn
được rèn luyện qua việc đề xuất, thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm nhằm thực
hiện các nhiệm vụ học tập.
Thí nghiệm ở nhà có tác dụng mạnh mẽ đối với học sinh trên cả hai mặt giáo dục
và giáo dưỡng thông qua việc tự lực thiết kế các phương án thí nghiệm, chế tạo hoặc
lựa chọn các dụng cụ, bố trí tiến hành thí nghiệm và xử lý kết quả…Thí nghiệm Vật lý
ở nhà có tác dụng tiếp tục rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành, những thói quen của
người làm thực nghiệm mà học sinh thu được qua thí nghiệm trực diện và thí nghiệm
Vật lý ở lớp.
Khi tiến hành thí nghiệm ở nhà đòi hỏi học sinh phải phát huy nhiều mặt, nhiều
năng lực khác nhau, nên nó có tác dụng tốt đối với sự phát triển toàn diện của học
sinh.

Khi sử dụng loại thí nghiệm này giáo viên cần lựa chọn những đề tài phù hợp với
khả năng và điều kiện của học sinh nhất là trong khâu tìm kiếm dụng cụ cũng như
điều kiện tiến hành thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm phải được báo cáo trước lớp và
phải nhận được sự đánh giá của giáo viên, nhằm động viên khuyến khích học sinh.
Nội dung của thí nghiệm ở nhà rất phong phú và đa dạng, có thể là đề xuất các
phương án thí nghiệm, chế tạo dụng cụ thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, giải thích
các hiện tượng…Thí nghiệm ở nhà cũng có thể là thí nghiệm định tính hoặc thí
nghiệm định lượng.
Ví dụ 1: Khi học bài con lắc đơn của chương trình Vật lý 12, yêu cầu học sinh về
nhà tự tạo một con lắc đơn sao cho dây không co giãn, vật có hình dạng, kích thước,
khối lượng, phù hợp sao cho lực cản của không khí là nhỏ nhất. Đồng thời yêu cầu
học sinh quan sát chuyển động của con lắc và rút ra kết luận định tính về chuyển động
ấy.
Ví dụ 2: Khi học bài: Kính lúp của chương trình Vật lý 11, yêu cầu học sinh tìm
kính lúp nhỏ và tập quan sát ( ngày nay kính lúp nhỏ được gắn trên đầu bút bi giá
khoảng 3.500đ/ bút), tập tự tính tiêu cự của kính lúp…
Ví dụ 3: Bài Cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai lực và ba lực
không song song trong chương trình Vật lý 10, giáo viện yêu cầu học sinh về nhà tìm
mỗi học sinh một số vật mỏng, phẳng, có hình dạng bất kì và xác định trọng tâm của
chúng…
2.2 Sử dụng thí nghiệm đơn giản, ít tốn kém:
2.2.1Thí nghiệm đơn giản, ít tốn kém:
Là những thí nghiệm được tạo ra với những dụng cụ thí nghiệm đơn giản, dễ kiếm
trong đời sống hàng ngày hoặc phải mua nhưng giá thành thấp. Như chúng ta đã biết
6


thí nghiệm hiện đại luôn gắn với những thí nghiệm định lượng, những thí nghiệm đòi
hỏi độ chính xác cao, trái lại đối với những thí nghiệm định tính thì thí nghiệm đơn
giản, rẻ tiền lại chiếm ưu thế.

2.2.2 Ưu điểm của thí nghiệm đơn giản, ít tốn kém:
Dụng cụ dùng cho thí nghiệm là những dụng cụ đơn giản, dễ kiếm.
Dễ thao tác và dễ thành công, vì những thí nghiệm này do chính giáo viên tự thiết
kế, chế tạo và khai thác để sử dụng trong giảng dạy hoặc hướng dẫn cho học sinh làm
ở nhà.
Thí nghiệm gắn với các hiện tượng gần gũi hàng ngày nên cho kết quả dễ dàng,
thuyết phục.
Thí nghiệm đơn giản, ít tốn kém không đòi hỏi người sử dụng những kỹ năng thực
hành đặc biệt, nên ai cũng có thể tiến hành được khi hiểu về nó.
Thí nghiệm đơn giản, ít tốn kém không đòi hỏi điều kiện thí nghiệm như phòng bộ
môn, mạng điện, thiết bị…nên ở đâu cũng có thể tiến hành thí nghiệm được.
Hiện tượng và kết quả thí nghiệm có sức hấp dẫn, lôi cuốn, vì vậy nó có tác dụng
kích thích hứng thú học tập của học sinh.
2.3 Vai trò của hứng thú đối với học tập và cách phát triển hứng thú của học
sinh:
Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận
thức, tăng sức làm việc. Vì thế cùng với nhu cầu hứng thú là một trong những hệ
thống động lực của nhân cách.
Trong bất kỳ hoạt động nào, tạo được hứng thú là một điều hết sức quan trọng, làm
cho các em hăng say với công việc của mình, đậc biệt là học tập.
Đối với môn Vật lý có hứng thú các em sẽ có tinh thần học bài, tìm thấy cái lý thú,
cái hay trong môn học, không cảm thấy khô cứng, khó hiểu nữa. Từ đó tạo niềm tin
say mê học tập, đồng thời nó làm cho các em nhận thức đúng đắn hơn.
Học sinh sẽ biết coi trọng tất cả các môn học, có sự đầu tư phân chia thời gian hợp
lý để kết quả học tập của mình có sự đồng đều, không coi nhẹ môn phụ hay môn chính
nào cả.
Muốn học sinh hứng thú say mê hoạt động nào thì đối tượng của nó chứa đựng
những nội dung phong phú, hấp dẫn mới mẻ, càng tìm tòi, học hỏi, sáng tạo càng phát
hiện trong hoạt động có nhiều cái thú vị, cái hay có giá trị.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:

1. Thực trạng nhận thức, hứng thú của học sinh đối với môn Vật lý:
Để khảo sát, nghiên cứu hứng thú học tập môn Vật lý THPT, đầu năm học 2015 –
2016 tôi đã tiến hành lập phiếu điều tra, gồm một số câu hỏi ( Phụ lục 1) tại lớp
12B1(39 học sinh) và lớp 11A2(40 học sinh), lớp 11A3 (45 học sinh) Trường THPT
Triệu Sơn 5. Đây là những lớp tôi trực tiếp giảng dạy trong năm học.Tổng số học sinh
khảo sát là 124. Sau khi thu thập số liệu tôi có kết quả như sau:
1.1 Để xem học sinh có thích học môn Vật lý không tôi đặt câu hỏi số 1: “ Em có
thích học môn Vật lý không?”
STT
Phương án
Số HS
Tỉ lệ %
A
Rất thích
10
8,1%
7


B
Thích
44
35,5%
C
Không thích lắm
62
50%
D
Không thích
8

6,4%
Như vậy qua bảng số liệu cho thấy: Đối với môn Vật lý thì ý kiến “không thích
lắm” chiếm tỉ lệ cao nhất 50%, tiếp đến là “thích” chiếm 35,5%. Điều này thể hiện
quan điểm của học sinh về môn Vật lý là chưa thật cao. Nhưng cũng không phải là
điều đáng ngại vì tỉ lệ không thích là 6,4%.
Các em đã có sự thích thú với môn Vật lý nhưng chưa thật thích hẳn.
1.2 Để biết học sinh đánh giá khó hay dễ đối với môn Vật lý, tôi đặt câu hỏi số 2:
“ Em thấy môn Vật lý khó hay dễ so với các môn học khác?”
STT
Phương án
Số HS
Tỉ lệ %
A
Rất khó
2
1,6%
B
Khó
20
16,1%
C
Bình thường
101
81,5%
D
Dễ
1
0,8%
Qua số liệu điều tra chúng ta thấy rằng học sinh đánh giá môn Vật lý không phải
là quá khó với môn học khác, nhưng cũng không phải là dễ.

1.3 Để biết sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, tôi đặt câu hỏi số 3: “ Em có
chuẩn bị bài trước khi tới lớp không?”
STT
Phương án
Số HS
Tỉ lệ %
A
Chuẩn bị bài kỹ
64
51,6%
B
Thỉnh thoảng
20
16,1%
C
Không chuẩn bị bài
0
0%
D
Chỉ làm bài tập
25
20,2%
E
Chỉ học lý thuyết
15
12,1%
Với kết quả 51,6% “chuẩn bị bài kỹ” cho thấy các em có ý thức tự giác, tự lực
nghiên cứu, chuẩn bị bài ở nhà. Nhưng cũng còn những em “ thỉnh thoảng” mới chuẩn
bị, nghĩa là những em này có thể chuẩn bị có thể không, ý thức học tập của những em
này chưa cao. Một số học sinh “chỉ làm bài tập” hoặc “ chỉ học lý thuyết” sự chênh

lệch này có thể gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng bài.
1.4 Để biết các em dành thời gian như thế nào cho môn Vật lý, tôi đặt câu hỏi 4:
“ Em thường chuẩn bị bài môn Vật lý khoảng bao nhiêu thời gian?”
STT
Phương án
Số HS
Tỉ lệ %
A
Trong vòng 30 phút
48
33,7%
B
Trong vòng 30 đến 45 phút
30
24,2%
C
Trong vòng 45 đến 60 phút
40
32,3%
D
Từ 60phút trở lên
6
4,8%
Từ những số liệu trên cho thấy tỷ lệ học sinh có chuẩn bị và chuẩn bị nhiều thời
gian là gần như tương đương. Điều đó cho thấy sự phù hợp giữa kết quả này với kết
quả câu hỏi số 2 cho rằng Vật lý “ bình thường” so với các môn khác. Tuy nhiên cũng
dễ thấy rằng các em chưa có hứng thú nhiều với môn Vật lý .
1.5 Để tìm hiểu hứng thú ở môn Vật lý của học sinh tôi đặt câu hỏi số 5: “Điều gì
ở môn Vật lý khiến em thích thú nhất?”:
8



Đa số các ý kiến khẳng định: “ Thích môn Vật lý nhất vì được làm các thí nghiệm
trực quan và giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên quanh mình”. Điều này cho
thấy: Thí nghiệm Vật lý có sức thu hút các em, tạo được hứng thú cho các em; thể
hiện tinh thần hợp tác nhóm trong học tập, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ.
2. Thực trạng về việc sử dụng thí nghiệm Vật lý nói chung và thí nghiệm Vật lý ở
nhà nói riêng:
2.1Thực trạng về việc sử dụng thí nghiệm Vật lý
Giáo viên cố gắng thực hiện đầy đủ các thí nghiệm theo yêu cầu của sách giáo khoa
và trong phạm vi cho phép của các thiết bị thí nghiệm trong trường.
Tận dụng tối đa các dụng cụ thí nghiệm nhà trường có
Tích cực làm đồ dùng dạy học bổ sung vào những dụng cụ không có ở trường.
Tuy nhiên trong quá trình làm thực nghiệm, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn:
Dụng cụ thí nghiệm đa số được cấp từ năm 2006, do đó hư hỏng khá nhiều.
Không có phòng chức năng nên việc sử dụng không khoa học triệt để.
Thí nghiệm Vật lý chưa phát huy hết vai trò của nó trong quá trình giảng dạy, chưa
thực sự hút học sinh, tạo hứng thú mạnh cho học sinh.
2.2 Thực trạng về việc sử dụng thí nghiệm Vật lý ở nhà của học sinh
Để nắm được thực trạng về việc sử dụng thí nghiệm Vật lý ở nhà của học sinh như
thế nào? Tôi dựa vào kết quả điều tra của câu 6 như sau: “ Có khi nào các em làm thí
nghiệm Vật lý ở nhà không?’
STT
Phương án
Số HS
Tỉ lệ %
A
Không làm
98
79%

B
Chỉ làm khi giáo viên yêu cầu
26
21%
C
Thường xuyên tự làm
0
0%
Từ kết quả trên cho thấy tỉ lệ học sinh làm thí nghiệm ở nhà là rất thấp, mà đó là chỉ
làm khi giáo viên yêu cầu (21%). Học sinh chưa tích cực trong việc thực hiện các thí
nghiệm ở nhà, chưa hứng thú, chưa phát hiện cái hay của loại thí nghiệm này.

III. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ những thực trạng nêu trên cùng với vai trò đặc biệt của thí nghiệm vật lý ở
nhà, tôi thiết nghĩ là một giáo viên Vật lý, chúng ta phải làm thế nào để phát huy tối đa
vai trò của thí nghiệm Vật lý ở nhà của học sinh, giúp học sinh tích cực, chủ động,
sáng tạo hơn. Từ đó làm học sinh hứng thú, say mê học môn Vật lý.
Trong nội dung của đề tài này tôi chỉ đề cập một số thí nghiệm đơn giản, hữu ích
và tốn kém rất ít để hướng dẫn học sinh.

IV. NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
1. Vấn đề đặt ra:
Để giúp học sinh hứng thú học tập với môn Vật lý thông qua việc tự tạo dụng cụ
thí nghiệm đơn giản, ít tốn kém ở nhà thì:
Giáo viên cần nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của thí nghiệm Vật lý ở nhà
và hướng dẫn học sinh thực hiện sao cho hiệu quả cao nhất.
Giáo viên phải làm như thế nào để thí nghiệm Vật lý ở nhà của học sinh mang lại
hiệu quả cao, hứng thú đối với học sinh:
9



Những thí nghiệm, bài tập nào cho học sinh làm ở nhà là hợp lý, kích thích hứng
thú của học sinh?
Thí nghiệm yêu cầu học sinh làm nhằm mục đích gì: Thí nghiệm để củng cố kiến
thức hay thí nghiệm để tìm hiểu kiến thức mới?
Dụng cụ cần thiết học sinh cần chuẩn bị là gì? Chuẩn bị, gia công dụng cụ như thế
nào? Tìm các dụng cụ ở đâu? Cách tiến hành thí nghiệm như thế nào?
Khi tiến hành thí nghiệm ở nhà đó có lưu ý học sinh vấn đề gì không?
2. Biện pháp:
2.1 Đối với giáo viên:
Giáo viên cần nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của thí nghiệm Vật lý ở nhà
và hướng dẫn học sinh thực hiện sao cho hiệu quả cao nhất.
Đưa ý kiến ra tổ chuyên môn thảo luận để đi đến thống nhất về vai trò của thí
nghiệm Vật lý ở nhà đối với việc giúp học sinh hứng thú học môn Vật lý.
Thành lập câu lạc bộ, nhóm học sinh yêu thích môn Vật lý.
Tích cực đầu tư, suy nghĩ để bổ sung ngày càng nhiều những thí nghiệm gần gũi,
lí thú để giao cho học sinh.
Khi giao thí nghiệm cho học sinh thì đồng thời phải theo dõi, đôn đốc, động viên
các em hoàn thành.
Khi có kết quả thí nghiệm, giáo viên phải khuyến khích, khích lệ tinh thần nhóm
nào làm việc tốt.
2.2 Đối với học sinh:
Tích cực hoàn thành nhiệm vụ mà giáo viên giao cho, có thể làm việc cá
nhân và theo nhóm. suy nghĩ và đưa ra ý kiến, những câu hỏi tình huống mà các em
không giải thích được.
Ngoài những bài tập, thí nghiệm mà giáo viên giao cho học sinh, các em có
thể tự mình đưa ra một số phương án thí nghiệm, giải thích một số hiện tượng theo
khả năng của các em. Sau đó báo cáo kết quả cho giáo viên.
c. Một số ví dụ áp dụng. minh họa trong các bài học cụ thể ở trường THPT
Triệu Sơn 5.

Ví dụ 1: Khi dạy học sinh xong bài 18: “ Thực hành: KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH
CHỈNH LƯU CỦA ĐIÔT BÁN DẪN VÀ ĐẶC TÍNH KHUYẾCH ĐẠI CỦA
TRANZITO” trong chương trình Vật lý 11 cơ bản, giáo viên có thể ra nhiệm vụ cho
học sinh chế tạo hệ thống đèn Led nhấp nháy đơn giản.
Giáo viên: Cô có thể hướng dẫn các em làm hệ thống hai bóng đèn Led nhấp nháy
bằng Điôt và tranzito
Học sinh: Cảm thấy hứng thú và đề nghị giáo viên hướng dẫn ngay.
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh qua sơ đồ, nêu những dụng cụ cần và hướng dẫn học
sinh nơi mua hoặc tìm đồ tận dụng
Học sinh: Qua sơ đồ tìm cách làm, tự chia nhóm về nhà làm
Học sịnh: Khi làm xong mang thí nghiệm đến lớp báo cáo
Giáo viên: Nhận xét, góp ý, khích lệ các nhóm
Đồng thời có thể mở rộng cho học sinh làm hệ thống nhiều đèn lép nhấp nháy.
 Cách làm:
10


• Sơ đồ nguyên lý:

Dụng cụ:
1. 02 đèn led ( Có thể mua mới với giá 500đ/1đèn hoặc tận dụng từ dây bóng
nháy bị hỏng bộ điều khiển ở nhà).
2. 02 tụ điện 10µF (Có thể mua mới với giá 1.500đ/1tụ hoặc tận dụng từ bảng
điều khiển dây bóng nháy bị hỏng ở nhà)
3. 02 Tranzito PNP, PN 2907A (Có thể mua mới với giá 1.000đ/1tranzito hoặc tận
dụng từ bảng điều khiển dây bóng nháy bị hỏng ở nhà)
4. 02 Điện trở có giá trị 470Ω(Có thể mua mới với giá 1.000đ/1điện trở hoặc tận
dụng từ bảng điều khiển dây bóng nháy bị hỏng ở nhà)
5. 02 Điện trở có giá trị 100 kΩ (Có thể mua mới với giá 1.000đ/1điện trở hoặc
tận dụng từ bảng điều khiển dây bóng nháy bị hỏng ở nhà)

6. Bảng lắp thiết bị ( Có thể mua 5.000đ/ bảng hoặc tự chế bằng bìa cứng rồi
khoét lỗ).
7. Dây điện ( tận dụng một số mẩu dây ngắn và nhỏ là được).
8. 02 pin (Mua ngoài hàng 3.000đ/ 1 đôi hoặc thay thế pin bằng nguồn điện một
chiều khoảng 9 V)
Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Gắn tranzito lên bảng điều khiển:
Gắn hai tranzito PNP và dùng các dây nối cấp nguồn từ + Vcc tới Emitter của mỗi
bóng bán dẫn.

11


Bước 2: Gắn thêm các tụ điện

Khi kết nối hai tụ điện vào mạch thì: Kết nối cực dương của tụ điện đầu tiên tới
collector của tranzito 2, sau đó kết nối cực âm của tụ điện này tới chân base của
tranzito 1.
Lặp lại quá trình trên cho tụ thứ hai: Kết nối cực dương của tụ điện đầu tiên tới
collector của tranzito 1, sau đó kết nối cực âm của tụ điện này tới chân base của
tranzito 2.

Bước 3: Gắn thêm các điện trở có giá trị 100 kΩ
Nối một đầu điện trở với các chân Base của tranzito, đầu còn lại kết nối với GNT.
Làm như vậy với cả hai tranzito.

Bước 4: Gắn thêm các đèn LED:
12



Cuối cùng gắn thêm hai điện trở R2 có giá trị 470Ω cùng với hai đèn LED. Xác định
các chân Emitter, Base và collector của tranzito như hình dưới đây
Kết nối một đầu của điện trở R2 với collector của tranzito T1 như hình dưới đây.
Đầu còn lại của điện trở này kết nối với cực dương của đèn LED đầu tiên. Cực âm của
đèn LED được kết nối với đất ( hoặc cực âm của cả mạch).
Thực hiện theo các bước tương tự cho điện trở R2 và đèn LED còn lại theo sơ đồ
nguyên lý.

Bước 5: Cung cấp điện và xem các đèn LED nhấp nháy
Cung cấp nguồn và xem các đèn lép nhấp nháy. Nguồn pin 9V. Có thể thay tụ khác
nhau để thay tốc độ nhấp nháy của các đèn

Ví dụ 2: Khi dạy học sinh xong bài 34: “KÍNH THIÊN VĂN” trong chương trình
Vật lý 11 cơ bản, giáo viên có thể ra nhiệm vụ cho học sinh chế tạo Kính thiên văn
khúc xạ đơn giản.
Giáo viên: Cô có thể hướng dẫn các em làm Kính thiên văn khúc xạ đơn giản
13


Học sinh: Cảm thấy hứng thú và đề nghị giáo viên hướng dẫn ngay.
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh qua sơ đồ, nêu những dụng cụ cần và hướng dẫn học
sinh nơi mua hoặc tìm đồ tận dụng
Học sinh: Qua sơ đồ tìm cách làm, tự chia nhóm về nhà làm
Học sịnh: Khi làm xong mang thí nghiệm đến lớp báo cáo
Giáo viên: Nhận xét, góp ý, khích lệ các nhóm
2.1 Cách làm:
Sơ đồ nguyên lý:
A∞
B∞
F’1 F2

O2
F1

A1

O1

B1

A2∞

B2∞

2.2 Dụng cụ:
1. Vật kính là kính viễn có độ tụ 1đi ốp, đường kính 65mm( Có thể xin mắt của các
ông cụ bà cụ có kính bị gãy cọng hoặc mua giá 10.000đ)
2. Thị kính là kính lúp đường kính khoảng 40mm ( Hiện nay trên đầu bút bi trẻ em
có loại kính này, mua giá 3.500đ/1 bút)
3. Một ống nhựa PVC ∅60 ( 8.000đ)
4. Một cái chuyển bậc 60 -65 (3.000đ)
5. Một cái chuyển bậc 50 -60 (2.500đ)
6. 20cm ống nhựa đường kính ∅42 (2.000đ)
7. 1 cuộn băng dính trong loại nhỏ(500đ)
8. 1 cuộn băng dính to (7.500đ)
9. 02 đai sắt và chân đế( tận dụng từ những vật dụng bỏ đi ở nhà các em)
10. Một vỏ lon bia
11. Một ít đất sét
12. Chuẩn bị thước, giấy, kéo, cưa ống nước

14


F’2


2.3 Cách lắp ráp:
Vật kính
Cắt vỏ lon bia như trong ảnh
Sau đó quấn thêm băng dính, giấy bìa vào ống nối thẳng ∅ 60 sao cho vừa khít
với vỏ lon bia.Đặt mắt kính viễn lên ồng nối thẳng rồi lắp vỏ lon bia để giữ chặt vật
kính

Bộ phận lấy nét:
Đây là bộ phận giúp điều chỉnh khoảng cách giữa Vật kính và thị kính nhằm lấy ảnh
rõ nét. Tùy theo khoảng cách giữa đối tượng quan sát và kính thiên văn.
Dùng băng dính và giấy bìa để làm một vòng đệm chèn vào giữa ống ∅34 và đầu
nối chuyển bậc sao cho ống ∅34 có thể chuyển động tịnh tiến dễ dàng trong vòng
đệm này.
Sau đó dùng thêm băng dính xốp, giấy bìa….cắt ra rồi dán lại với nhau để hoàn
chỉnh miếng đệm. Chú ý trong lòng miếng đệm cần dán thêm băng dính trơn hoặc
15


băng dính xanh nếu cần để có đủ ma sát giúp ống ∅34 có thể tịnh tiến dễ dàng nhưng
không quá lỏng. Cuối cùng lắp thị kính vào ống ∅34.

2.4 Thân kính:
1. Đầu tiên lắp Vật kính và bộ phận lấy nét vào ống ∅60 rồi đo chiều dài tối đa và tối
thiểu của toàn bộ kính rồi để chiều dài của ống ∅60 cho phù hợp
2. Làm miếng đệm có zen để gắn kính thiên văn vào đế
3. Dùng ống PVC ∅60 thừa ở trên cưa đôi theo chiều dọc rồi khoan một lỗ ở chính

giữa để vít kính vào đế.

Đặt thân kính lên miếng đệm rồi dùng 2 đai sắt siết chặt miếng đệm với thân
kính. Chú ý tính toán vị trí của miếng đệm so với thân kính sao cho cân bằng.
Nếu muốn Kính thiên văn có mầu khác các em có thể sơn xanh hoặc mầu các em
thích. Đây là khâu cuối cùng của việc làm kính.
Chú ý có thể làm đế và giá đỡ bằng gỗ hay bằng thép tùy vào điều kiện của học
sinh.
16


3. Hiệu quả của việc áp dụng giải pháp vào thực tế:
3.1Trước khi áp dụng sáng kiến vào thực tế:
Từ thực tiễn nêu trên có thể thấy học sinh lúc đầu quan niệm Vật lý là môn học
không quan trọng lắm nhưng cũng không xem nhẹ môn học này.
Hứng thú học tập của các em với môn học này chưa cao, biểu hiện ở chỗ các em
không dành nhiều thời gian cho môn học này, chuẩn bị bài chưa kỹ..
Đối với thí nghiệm Vật lý nói chung và thí nghiệm Vật lý ở nhà nói riêng, các em
chỉ làm theo yêu cầu của giáo viên. Thí nghiệm chưa làm các em thích thú, chưa phát
huy được tính tích cự, chủ động sáng tạo của các em.
3.2 Trước khi áp dụng sáng kiến vào thực tế:
Sau khi tiến hành áp dụng biện pháp trên tôi tiến hành khảo sát lại ý kiến học sinh
bằng phiếu khảo sát ở phụ lục 2 tại lớp 12B1(39 học sinh) và lớp 11A2(40 học sinh),
lớp 11A3 (45 học sinh) Trường THPT Triệu Sơn 5. Đây là những lớp tôi trực tiếp
giảng dạy trong năm học.Tổng số học sinh khảo sát là 124. Sau khi thu thập số liệu
tôi có kết quả như sau:
Để khảo sát xem học sinh có hứng thú khi làm thí nghiệm ở nhà không tôi đặt
câu hỏi số 1: “Em có thích làm thí nghiệm Vật lý ở nhà không?”
STT
Phương án

Số HS
Tỉ lệ %
A
Rất thích
59
47,6
B
Thích
50
40,3
C
Không thích lắm
15
12,1
D
Không thích
0
0
Qua bảng số liệu trên, cho thấy sự tiến bộ rõ rệt trong hứng thú học Vật lý của các
em so với trước khi áp dụng phương pháp có tới hơn 50% các em không thích hoặc
không thích học Vật lý lắm.
Để biết học sinh thích thí nghiệm Vật lý ở nhà như thế nào tôi đặt câu hỏi số 8:
“Vì sao em thích tiến hànhthí nghiệm Vật lý ở nhà?”
Đa số các em đều cho rằng thí nghiệm ở nhà thoải mái, kết quả dễ dàng áp dụng
vào thực tiễn. Các em được hoạt động nhóm nên việc tạo dụng cụ khá thú vị.
Một số em cho rằng hiệu quả thí nghiệm ở nhà cao.
17


Để biết thái độ của các em với thí nghiệm Vật lý ở nhà tôi đặt câu hỏi số 3: “Theo

em nếu được đề nghị giáo viên cho bài tập thí nghiệm ở nhà thì em thích?”
STT
Phương án
Số HS
Tỉ lệ %
A
Chỉ làm những thí nghiệm theo yêu cầu SGK
9
7,3
B
Làm những thí nghiệm gần gũi cuộc sống gắn liền
72
58,1
với kiến thức trong SGK
C
Làm những thí nghiệm lạ, vui
28
22,6
D
Tất cả các ý kiến trên.
15
12
Qua bảng số liệu ta thấy học sinh rất hứng thú với thí nghiệm Vật lý đặc biệt là
những thí nghiệm ứng dụng vào thực tiễn, vui lạ.
Từ thí nghiệm Vật lý có thể khơi dạy niềm thích thú, đam mê với Vật lý.
Về thái độ học của học sinh đối với môn Vật lý sau khi áp dụng phương pháp tôi
đặt các câu hỏi tiếp theo
*. Để xem mức độ hiểu bài của các em khi giáo viên giảng bài, tôi đặt câu hỏi số 4:
“Khi giáo viên giảng bài, em có thấy hiểu bài không?”
STT

Phương án
Số HS
Tỉ lệ %
A
Em hiểu tất cả các nội dung bài học
65
52,4
B
Trên lớp em thấy khó hiểu, về nhà đọc sách giáo
44
35,5
kkhoa thì em đã hiểu hơn.
C
Em hiểu lý thuyết, nhưng không áp dụng được để
15
12,1
giải bài tập
D
Không hiểu gì cả.
0
0
Kết quả này khiến bất kỳ ai dạy Vật lý cũng đều thấy vui mừng vì các em đa số
hiểu bài, về nhà có đầu tư tìm hiểu môn học.
Để biết thí nghiệm Vật lý có tác dụng gì đối với các em tôi đặt câu hỏi số 8:
“Em thấy những thí nghiệm Vật lý có tác dụng gì?”
STT
Phương án
Số HS
Tỉ lệ %
A

Giúp em hiểu sâu lý thuyết
10
8,0
B
Mở ra nhiều điều mới mẻ cho em.
12
9,7
C
Em thấy bài học sinh động, hấp dẫn hơn.
16
12,9
D
Làm cho bài học dễ hiểu hơn.
12
9,7
E
Khiến em nhớ lâu các kiến thức hơn.
12
9,7
F
Tất cả các ý kiến trên.
62
50
Qua số liệu trên cho thấy các em đã có nhận thức đúng đắn về tác dụng của thí
nghiệm Vật lý. Đa số các em thấy bài học sinh động, hấp dẫn và khắc sâu kiến thức .
Để biết các em có tâm tư nguyện vọng gì khi học môn Vật lý với tôi, tôi đặt ra
câu hỏi số 9 “Em có đề xuất gì với cô giáo về việc học môn Vật lý?”
Kết quả cho thấy các em đa số đều đề xuất cô cho thêm thí nghiệm thú vị nữa về nhà
cho các em làm.
Một số em đề nghị những thí nghiệm nào có thể tự chế tạo thì cô chấm điểm ….


18


C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
1. Những kết quả ban đầu:
Qua những điều tra trên đây cho thấy học sinh đã hứng thú học môn Vật lý hơn
rất nhiều so với khi chưa áp dụng đề tài này.
Học sinh trường THPT Triệu Sơn 5 chúng tôi là trường chuyển từ trường bán
công sang công lập nên số học sinh học tốt và theo các môn khối A các năm trước gần
như rất ít vì học sinh đầu vào thấp nên nản luôn nghĩ khối A khó - Nhưng từ việc
cung cấp những phương pháp ngắn gọn, những thí nghiệm đơn giản, ít tốn kém như
trên đã tạo hứng thú, sự tự tin trong học tập và bước đầu có những kết quả từ các kì
thi cấp tỉnh đến các kì thi cấp quốc gia - Nhất là môn Vật Lý - Các em đã cảm nhận
môn Vật lý gần gũi hơn trong cuộc sống và có một bộ phận học sinh theo đuổi đam
mê môn này !
Giải pháp đã góp phần phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho học sinh,
giúp các em có kỹ năng thực hành trong cuộc sống. Đây là vấn đề quan trọng nhất của
giải pháp, phù hợp với chủ trương của phương pháp dạy học mới.
2. Hướng phổ biến, áp dụng của đề tài:
Trước hết, giải pháp đã được tôi áp dụng trong các lớp tôi dạy nhằm giúp học sinh
hứng thú, tích cực, chủ động học môn Vật lý. Ngoài ra, giải pháp này có tính khái quát
cao do đó nó còn có thể áp dụng cho các lớp khác trong trường và trong các trường
THPT khác, tùy theo điều kiện từng trường, từng lớp mà ta có thể điều chỉnh cho phù
hợp.
3. Hướng nghiên cứu của đề tài
Chính vì giải pháp có tính khái quát, là một phương pháp chung, có thể phát huy
được vai trò tích cực của người học và quan trọng hơn khi nó làm cho kiến thức có ý
nghĩa thực tế khi học sinh áp dụng vào cuộc sống, làm cho các em hứng thú, yêu thích

môn học, tin tưởng vào khoa học. Do đó trong tương lai bản thân tôi sẽ tiếp tục tìm
hiểu và mở rộng đề tài. Nhưng dù có giải pháp nào đi nữa thì tôi cũng không quên
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; đưa ra phương pháp dạy học
kiến tạo đúng theo chủ trương của chương trình cải cách giáo dục.
II. Kiến nghị, đề xuất:
Qua thực tế giảng dạy, cũng như kết quả ban đầu từ tổ chức thực hiện, tôi có một số ý
kiến đề xuất như sau:
1. Kiện toàn đội ngũ giáo viên: Định kì tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên
môn, phương pháp giảng dạy, cập nhập những vấn đề mới sát thực tế cho đội ngũ cán
bộ giáo viên.
2. Tập huấn, bổ sung kiến thức thực hành cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên Vật lý,
Hóa học, Sinh học…
3. Xây dựng hệ thống tài liệu tham khảo: Mỗi giáo viên cần và luôn tự học tập để
nâng cao trình độ của mình do đó rất cần nguồn tư liệu tham khảo. Vì vậy đề nghị các
cấp quản lý giáo dục mở những trang thông tin có một cách đầy đủ các đề thi cấp tỉnh
của tỉnh nhà ( như đề thi ca si ô các môn đều do học sinh chép tay về cho các thầy cô
19


ghi lại do đề phát thì thu luôn mà nguồn cung cấp đề không có) và những tư liệu tham
khảo khác phục vụ công tác giảng dạy………..
4. Tôi cũng rất mong muốn được nhà trường, các cấp quản lý giáo dục quan tâm,
giúp đỡ, tạo điều kiện để có thể sử dụng giải pháp này trong giảng dạy môn vật lý
trong những năm học tiếp theo để có thể rút ra kết luận chính xác hơn - góp phần
cùng toàn trường, toàn ngành nâng cao chất lượng giáo dục.
III. Lời cảm ơn
Mong muốn lớn nhất của bản thân tôi khi thực hiện đề tài này là giúp học sinh tích
cực, chủ động, sáng tạo nắm bắt kiến thức, hứng thú học Vật lý, tự tìm tòi thực hành
vật lý – Từ đó bước đầu hình thành cho các em kỹ năng thực hành. Do trong thời
lượng của một SKKN nên tôi chỉ trình bày tập trung nhất một số thí nghiệm đơn giản,

ít tốn kém cho học sinh tự làm – còn trong thực tế có nhiều thí nghiệm hơn nữa gần
gũi với đời sống và thú vị giúp khơi dạy trí tò mò, óc sáng tạo của các em – rất mong
có dịp trao đổi ý kiến với các thầy cô đồng nghiệp để đề tài của tôi được mang tính
sâu hơn, rộng hơn, hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, các thầy
giáo cô giáo giảng dạy tôi, bạn bè, đồng nghiệp, các em học sinh trong những năm
qua đã nhiệt tình quan tâm, hưởng ứng, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin thành tâm cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng05 năm2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Phạm Thị Phượng

20


PHỤ LỤC 1
PHIẾU LẤY Ý KIẾN HỌC SINH
( Trước khi tiến hành áp dụng phương pháp)
Câu 1: Em có thích học môn Vật lý không?”
A. Rất thích
C. Không thích lắm
B. Thích
D. Không thích
Câu 2: Em thấy môn Vật lý khó hay dễ so với các môn học khác?
A. Rất khó

C. Bình thường
B. Khó
D. Dễ
Câu 3: Em có chuẩn bị bài trước khi tới lớp không?
A. Chuẩn bị bài kỹ
B. Thỉnh thoảng
C. Không chuẩn bị bài
D. Chỉ làm bài tập
E. Chỉ học lý thuyết
Câu 4: Em thường chuẩn bị bài môn Vật lý khoảng bao nhiêu thời gian?
A. Trong vòng 30 phút
B. Trong vòng 30 đến 45 phút
C. Trong vòng 45 đến 60 phút D. Từ 60phút trở lên
Câu 5: Điều gì ở môn Vật lý khiến em thích thú nhất?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
Câu 6: Có khi nào các em làm thí nghiệm Vật lý ở nhà không?
A. Không làm
B. Chỉ làm khi giáo viên yêu cầu
C. Thường xuyên tự làm

21


PHỤ LỤC 2

PHIẾU LẤY Ý KIẾN HỌC SINH
( Sau khi tiến hành áp dụng phương pháp)
Câu 1: Em có thích làm thí nghiệm Vật lý ở nhà không?
A. Rất thích
B. Thích
C. Không thích lắm
D. Không thích
Câu 2: Vì sao em thích tiến hànhthí nghiệm Vật lý ở nhà?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
Câu 3: Theo em nếu được đề nghị giáo viên cho bài tập thí nghiệm ở nhà thì em
thích:
A. Chỉ làm những thí nghiệm theo yêu cầu SGK
B. Làm những thí nghiệm gần gũi cuộc sống gắn liền với kiến thức trong SGK
C. Làm những thí nghiệm lạ, vui
D. Tất cả các ý kiến trên.
Câu 4: Khi giáo viên giảng bài, em có thấy hiểu bài không?
A. Em hiểu tất cả các nội dung bài học
B. Trên lớp em thấy khó hiểu, về nhà đọc sách giáo kkhoa thì em đã hiểu hơn.
C. Em hiểu lý thuyết, nhưng không áp dụng được để giải bài tập.
D. Không hiểu gì cả.
Câu 5:Em có thường xuyên trao đổi, học hỏi bạn bè về môn Vật lý không?
A. Có
B. Trao đổi thường xuyên
C. Không trao đổi
Câu 6: Khi gặp bài khó, câu hỏi khó về Vật lý em thường làm thế nào?
A. Em sẽ chờ giáo viên chữa bài tập trên lớp.
B. Em sẽ hỏi bạn bè cáh giải.

C. Em sẽ đọc lại lý thuyết, tự tìm kiếm cách giải.
Câu 7: Em có làm thêm bài tập Vật lý ngoài bài cô giáo cho hay không? Tại sao?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
Câu 8:Em thấy những thí nghiệm Vật lý có tác dụng gì?
A. Giúp em hiểu sâu lý thuyết
B. Mở ra nhiều điều mới mẻ cho em.
C. Em thấy bài học sinh động, hấp dẫn hơn.
D. Làm cho bài học dễ hiểu hơn.
E. Khiến em nhớ lâu các kiến thức hơn.
F. Tất cả các ý kiến trên.
Câu 9: Em có đề xuất gì với cô giáo về việc học môn Vật lý?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
22


PHỤ LỤC
MỘT SỐ THÍ NGHIỆM CÓ THỂ CHO HỌC SINH LÀM Ở NHÀ
Lớp
Thí nghiệm
Các dụng cụ
Cách làm
Lớp 10
Chuyển động bằng phản lực
Một số quả bóng Cho ống trúc vào
( Sau bài
bay

miệng quả bóng
“Động
1 sợi kẽm
bay và buộc chặt.
lượng,
3 tờ giấy màu
Thổi bóng lên và
định luật
1 cuôn băng dính nút chặt.
bảo toàn
nhỏ
Căt giấy màu gấp
động
1 cái kéo
thành dạng cánh
lượng”)
1 cây tre hoặc tên lửa.
trúc nhỏ
Dùng băng dính
dán các cánh tên
lửa vào quả bóng
bay
Dùng tay thả nút
quả bóng bay và
quan sát hiện tượng
Lớp 10
Làm “ điêu hòa” hơi nước đá
1 thùng xốp lớn Khoét hai lỗ hình
( Sau khi
1 quạt điện mini tròn trên thùng xốp

học xong
1 ông PVC lớn
sao cho vừa quạt
bài “Sự
Keo dán
điện và ống PVC.
chuyển
Dính băng dính
thể
của
quanh thùng
các chất”
Bỏ đá vào, khởi
và đang ở
động quạt và cảm
đầu mùa
nhận
hè)

Lớp 11
Làm thấu kính hội tụ
( Sau khi
học xong
bài
:
“Thấu
kính”

Một nửa bòng Đổ nước vào nửa
đèn hỏng

bóng đèn
Giá đỡ
Hứng ánh sáng mặt
trời vào hệ thống
và quan sát

23


Lớp 11
(Sau khi
học xong
bài: “Từ
trường” )

Từ phổ

1 đinh sắt
1 dây đồng nhỏ
1 pin 1,5 V
1 ít mạt sắt
Tấm bìa cứng

Lớp 12
Máy phát điện công suất bé
( Sau khi
học xong
bài: “ Máy
phát điện
xoay

chiều”)

Ba lõi sắt non
Cuộn dây
2 điốt
1 nam châm
3 tụ điện
6 pin tiểu

Bọc đinh sắt một
lớp giấy, quấn đinh
sắt bằng dây đổng
khoảng 40 vòng.
Đặt nam châm điện
này vào giữa rãnh
tờ giấy.
Nối nguồn điện vào
hai đầu cuộn dây.
Rắc mạt sắt và
quan sát.
Nối như hình vẽ và
quan sát đèn sáng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
24


1. Sách giáo viên Vật lý lớp 10- lớp 11- lớp12………… Nhà xuất bản Giáo dục
2. Sách giáo khoa Vật lý lớp 10- lớp 11- lớp12…………Nhà xuất bản Giáo dục
3. Sách bài tập Vật lý lớp 10- lớp 11- lớp12…………….Nhà xuất bản Giáo dục

4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương …..….Nhà xuất bản Giáo dục
trình sách giáo khoa Vật lý lớp 10 – lớp 11 – lớp 12
Biên soạn: Vũ Quang
Nguyễn Phúc Thuần
Lương Duyên Bình
Vũ Thanh Khiết
Nguyễn Hải Châu
Nguyễn Trọng Sửu
Phạm Xuân Quế
Phạm Đình Thiết
Nguyễn Xuân Thành
5. Thí nghiệm Vật lý ở trường THPT………..……….…Nhà xuất bản Giáo dục
Biên soạn: Phạm Đình Cương
6. Cơ học vui…………………………………………….Nhà xuất bản Giáo dục
Biên soạn: IA.I PÊRENMAN
7. Thực hành Vật lý đại cương…………………………..Trường ĐH Hồng Đức
Biên soạn: Khoa khoa học tự nhiên
8. Sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên Lê Hoàng Long THCS Thị Trấn Bến Cầu
– Tây Ninh
9. Hướng dẫn tạo mạch đèn LED nhấp nháy đơn giản……Nguồn: youtube.com
Tác giả: Kỹ sư Hồ Sỹ Hùng.
10. Hướng dẫn chế tạo kính thiên văn khúc xạ………. ……Nguồn: youtube.com
Tác giả: Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM

25


×