Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

HÌNH THÀNH một số NĂNG lực CHO học SINH QUA bài học LỊCH sử ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.23 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
“Hình thành một số năng lực cho học sinh qua bài học lịch sử ở trường
THPT”
A. MỞ ĐẦU

Trang

I. Lý do chọn đề tài…….. ................................................................................. 2-3-4
II. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 4
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
IV. Phương pháp nghiên cứu

............................................................................ 4-5

B. NỘI DUNG
I. Nhận thức khái quát về việc hình thành năng lực cho học sinh …………………….5
1. Năng lực cơ bản của học sinh THPT và năng lực chuyên biệt môn Lịch sử .........5
2. Tầm quan trọng của việc hình thành năng lực cho học sinh qua bài học lịch sử …5
3. Khái quát việc hình thành một số năng lực cho học sinh qua bài học lịch sử ở trường
THPT

...............6-7

II. Những trường hợp vận dụng cụ thể .....................................................................8
1. Với chương trình lịch sử lớp 10 : ..................................................... …..8-9-10-11
2. Với chương trình lịch sử lớp 11 : ............................................ ………….12-14-15
3. Với chương trình lịch sử lớp 12 :...........................................................16-17-18-19
III. Một số vấn đề lưu ý khi hình thành năng lực cho học sinh qua bài học Lịch sử ở
trường THPT……………………………………… ........................................................ 20
C. KẾT LUẬN ............................................................................................................21
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 22



Trang 1


ĐỀ TÀI
“HÌNH THÀNH MỘT SỐ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH QUA BÀI HỌC LỊCH
SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”.
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
«Lịch sử là một trong những môn học có ưu thế đặc biệt trong việc phát triển con
người toàn diện: “...giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ ... có tri thức, sức khỏe, lao
động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính. Đây là hành
trang cần thiết để hình thành nhân cách con người và văn hóa Việt Nam, giúp thế hệ
trẻ vươn lên trong cuộc sống và hội nhập với thế giới».[6]
Học tập để lĩnh hội tri thức là rất quan trọng đối với con người ở mọi thời đại.
Học mọi nơi, mọi lúc, học bằng mọi nguồn tài liệu và kênh thông tin khác nhau, học
rộng, hiểu sâu, biết được nhiều nguồn tri thức của nhân loại. Từ khi các phương tiện
thông tin đại chúng và hệ thống thông tin liên lạc phát triển, việc dạy và học đã có
nhiều thuận lợi. Một vấn đề thiết thực hiện nay tôi thấy là: các môn học trong chương
trình phổ thông đã bao quát một cách khái quát những vấn đề cơ bản của tự nhiên, đời
sống kinh tế, chính trị, xã hội của con người. Các môn học trong chương trình không
hề tách rời thực tế vận dụng vào cuộc sống. Tri thức do con người sáng tạo ra trong
quá trình lao động sản xuất, qua lịch sử phát triển. Đối với các em học sinh, nhận thức
được nguồn tri thức trên nhiều mặt, từ tri thức về khoa học tự nhiên đến tri thức về
khoa học xã hội và nhân văn, là điều rất cần thiết, giúp các em có cách nhìn toàn diện,
nhận thức sâu sắc về tự nhiên, về xã hội loài người, về thế giới, có cách hành dụng để
giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Tri thức của loài người mênh mông, vô tận. Tri thức về lịch sử nói riêng bao hàm
những vấn đề từ quá khứ nhiều triệu năm đến hiện tại và dự đoán cả tương lai. Cái hay
của nguồn tri thức lịch sử là ở chỗ, lịch sử diễn ra khi nào, nhân vật nào, ở đâu, có ý


Trang 2


nghĩa, giá trị và tác động như thế nào. Nói khác đi, nhận thức lịch sử nhằm hiểu quá
khứ, đánh giá hiện tại và dự đoán cả tương lai. Mỗi sự kiện lịch sử dù thành công hay
thất bại đều để lại bài học quý giá. Liên hệ tốt quá khứ giúp con người có cách hành xử
phù hợp trong hiện tại và dự đoán quy luật phát triển. Nắm được tri thức lịch sử không
chỉ nhớ các sự kiện, nhân vật, thời gian, địa danh ... mà còn phải biết đánh giá, nhận
định và hiểu về bản chất của nó.
Sự kiện lịch sử chỉ có một, nhưng cách nhìn, cách hiểu, cách đánh giá về nó sẽ có
rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Một trong những năng lực mà học sinh hiện
nay đang thiếu là quan điểm đánh giá sự kiện lịch sử, đồng thời rút ra bài học từ những
sự kiện quan trọng, giúp ích cho nhận thức và cuộc sống. Muốn đánh giá các vấn đề
lịch sử một cách chính xác, khoa học, đúng đắn phải dựa vào một sự kiện lịch sử cụ
thể, có thật, và phải dựa trên quan điểm lập trường đúng đắn.
Học lịch sử: Để làm tốt bài thi lịch sử; để đánh giá tình hình kinh tế, chính trị, xã
hội trong nước và thế giới, xu thế phát triển của loài người; để «ôn cố tri tân». Chẳng
hạn, khi nhận thức về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước, học sinh cần
nhận thức đúng rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là những vùng lãnh thổ
không thể tranh cãi của Việt Nam. Công ước Luật biển năm 1982 cũng quy định quần
đảo Hàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Học sinh cần phải biết bằng chứng lịch sử về
việc khai phá các quần đảo này của cha ông ta, cũng như bằng chứng pháp lí quốc tế,
trong đó có cả những bản đồ do chính người Trung Quốc vẽ.[6]
Chương trình lịch sử Trung học phổ thông là một lợi thế để học sinh bồi dưỡng
các năng lực của mình, mà một trong những năng lực quan trọng nhất là nhìn nhận,
đánh giá, bày tỏ quan điểm của các em về các nhân vật, các triều đại, các sự kiện lịch
sử tiêu biểu... Muốn làm tốt điều đó, giáo viên cũng phải tốt về nghiệp vụ, chuyên
môn, giúp học sinh hình thành các năng lực cơ bản. Vì lí do đó, tôi chọn nghiên cứu đề
tài: "Hình thành một số năng lực cho học sinh qua bài học lịch sử ở trường THPT”


Trang 3


nhằm trang bị thêm cho các em học sinh những kiến thức lịch sử quan trọng, có giá trị,
từ đó vận dụng giải quyết các tình huống mang tính thực tiễn.
II. Mục đích nghiên cứu.
Từ đề tài nghiên cứu này, giúp học sinh hình thành một số năng lực cơ bản để
nhận thức tốt vấn đề lịch sử, đồng thời có thể áp dụng được các kĩ năng, kĩ xảo trong
từng tình huống cụ thể.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và thực tế dạy học, giúp học sinh ghi nhớ, áp dụng
nhanh chóng, hiệu quả.
Đề tài cũng giúp cá nhân tôi nâng cao nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn, có cơ hội
trao đổi chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm phương pháp dạy học lịch sử, mở rộng
thêm kiến thức về chính trị, văn hóa, xã hội.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu được áp dụng cho học sinh khối lớp 10, 11, 12 - chương trình
THPT - ban Cơ bản.
Với phạm vi một sáng kiến kinh nghiệm ở trường THPT, Đề tài chỉ đề cập đến
một số vấn đề của môn học Lịch sử ở chương trình THPT, đó là:
Học sinh nâng cao hiệu quả học tập, nhận thức lịch sử.
Hướng dẫn cho các em cách hiểu, vận dụng, đánh giá lịch sử trên cả hai phương
diện: yếu tố “sử” (nhớ) và yếu tố “luận” (hiểu, đánh giá, bày tỏ quan điểm...).
VI. Phương pháp nghiên cứu.
Vận dụng kiến thức lịch sử chương trình THPT nhằm lí giải, đánh giá các sự kiện,
hiện tượng, vấn đề lịch sử:
- Mở rộng, lý giải, bình luận, đánh giá các sự kiện lịch sử trong nước từ thời cổ
đại đến thời cận đại, hiện đại;
- Mở rộng, lý giải, bình luận, đánh giá các sự kiện lịch sử thế giới từ thời cổ đại
đến thời cận đại, hiện đại, từ đó liên hệ tình hình trong nước ;


Trang 4


- Liên hệ, so sánh, hướng dẫn, phân loại các hiện tượng, vấn đề lịch sử để có thể
giải quyết các câu hỏi, tình huống, bài tập liên hệ thực tiễn.
B. NỘI DUNG
I. Nhận thức khái quát về việc hình thành một số năng lực cho học sinh.
1. Các năng lực cơ bản của học sinh THPT và năng lực chuyên biệt của bộ
môn Lịch sử.
Hiện nay, việc dạy học hướng tới hình thành cho học sinh các phẩm chất và năng
lực. Các năng lực chung bao gồm 9 năng lực: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sáng tạo; Tự
quản lý; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Sử dụng ngôn ngữ; Tính toán. Trong dạy
học lịch sử, việc hình thành năng lực chuyên biệt bộ môn là rất cần thiết. Học lịch sử,
ngoài những vấn đề như nêu, liệt kê, trình bày, kể tên nhằm tái hiện, khôi phục lại quá
khứ lịch sử đã diễn ra, học sinh cũng cần hướng tới các năng lực cao hơn như giải
thích, phân biệt, trả lời tại sao, vì sao, lí giải, ... và hướng tới vận dụng ở các cấp độ
thấp và cao như xác định, khám phá, dự đoán, liên hệ, so sánh, chứng minh, phân tích,
bình luận, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học, liên hệ thực tiễn. Chẳng hạn, học sinh cần
viết một bài bình luận về vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện
Biên Phủ năm 1954, hoặc viết một bài bình luận về trách nhiệm của triều Nguyễn
trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX...[8] Nhìn chung,
hình thành năng lực cho học sinh, trong đó có năng lực trong học tập bộ môn lịch sử là
cần thiết nhằm giải quyết tốt hơn những tình huống mang tính vận dụng, thực tiễn.
2. Tầm quan trọng của việc hình thành năng lực cho học sinh qua bài học lịch
sử.
Theo lời Tiến sĩ Nguyễn Anh Dũng - Bộ phận thường trực đổi mới chương trình
SGK phổ thông, Bộ GD&ĐT: Chương trình theo cách tiếp cận nội dung thì dạy cho
học sinh biết cái gì; Còn chương trình hướng đến năng lực cho học sinh là học sinh
làm được gì trên cơ sở các em biết. Như vậy năng lực là đích, là đầu ra của giáo dục.

Với cách tiếp cận như vậy nó sẽ chi phối các yếu tố của chương trình như mục tiêu-

Trang 5


tức là dạy để làm gì; nội dung dạy học - tức dạy cái gì; phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học - tức là học bằng cách nào; và cuối cùng là thi, kiểm tra, đánh giá và chất
lượng giáo dục.[9] Với quan điểm như trên thì dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện
nay, nhiều giáo viên cần hướng tới hình thành các phẩm chất và năng lực cho học sinh,
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn
vấn đề: "Hình thành một số năng lực cho học sinh qua bài học lịch sử ở trường
THPT” (chương trình Cơ bản).
Chương trình, SGK Lịch sử ở trường phổ thông trong nhiều năm đã đổi mới về
nội dung và phương pháp biên soạn. Từ năm học 2011 – 2012, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã đưa Chuẩn kiến thức, kĩ năng và Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy
học môn lịch sử, điều đó tạo điều kiện tốt hơn về thời gian để giáo viên có thể hình
thành một số năng lực bộ môn cho học sinh, lược bớt những nội dung rườm rà, trùng
lặp, tiểu tiết, góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong dạy học. Giáo viên và học
sinh cũng có điều kiện thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, góp phần
quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nội dung chương trình lịch sử
THPT-SGK đã được điều chỉnh giảm tải nhưng vẫn còn dài. Do vậy, người dạy và
người học cần hướng tới những nội dung cơ bản, cốt lõi của chương trình, vừa phải
nắm kiến thức khái quát, vừa lĩnh hội kiến thức trọng tâm, cơ bản và có phần chuyên
sâu.
Hình thành một số năng lực cho học sinh qua bài học lịch sử ở trường THPT ngay
trong quá trình dạy và học sẽ giúp các em lĩnh hội lượng kiến thức vừa khái quát lại
vững chắc, từ đó hình thành các kĩ năng hành dụng cụ thể như giải quyết các câu hỏi,
bài tập, liên hệ kiến thức lịch sử quá khứ với hiện tại, trình bày quan điểm nhận thức,
đánh giá vấn đề, hiểu sâu hơn về đời sống chính trị - kinh tế - xã hội, vận dụng giải
quyết các đề thi THPT Quốc gia theo tinh thần mới.

3. Khái quát việc hình thành một số năng lực cho học sinh qua bài học lịch sử
ở trường THPT.

Trang 6


Việc hình thành một số năng lực cho học sinh qua bài học lịch sử ở trường
THPT làm cho hiệu quả của bài học lịch sử nói riêng, môn học Lịch sử nói
chung được nâng cao, giúp cho học sinh hứng thú hơn trong tìm hiểu bài
học, đồng thời làm cho các em hình dung được một cách chân thực, sinh
động về những sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá khứ. Chẳng hạn, khi học
về cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc, học sinh sẽ hình thành
năng lực khái quát về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông ta,
các em sẽ có thái độ biết ơn Tổ tiên, những anh hùng dân tộc có công dựng
nước và giữ nước, tự hào hơn về truyền thống vẻ vang, hào hùng của dân tộc
một thời.
Công cuộc đổi mới đất nước đòi hỏi giáo dục và đào tạo cũng phải đổi
mới. Giáo dục – đào tạo phải đào tạo những con người toàn vẹn, phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới. Mỗi môn học trong nhà trường phổ thông với đặc trưng của
mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ. Môn học Lịch sử với đặc trưng
riêng, phù hợp, có giá trị đặc biệt với việc đào tạo, xây dựng phẩm chất,
nhân cách con người Việt Nam. Mặc dù vậy, môn học Lịch sử hiện nay chưa
được xã hội và học sinh quan tâm đúng mức. Vì Lịch sử là những gì đã xảy
ra trong quá khứ, từ rất xa xưa; những gì còn lại ngày nay chỉ là những ghi
chép chung, khó nhớ... Khổng Tử đã từng nói “Ôn cố nhi tri tân”. Biết được
Lịch sử ta sẽ có cách nhìn nhận, hiểu về hiện tại một cách đúng đắn và dự
đoán tương lai. Lịch sử tái hiện lại những trang sử hào hùng của dân tộc, về
cuộc đấu tranh anh dũng, về công cuộc dựng nước và giữ nước của cha ông
ta từ ngàn xưa. Lịch sử cũng tái hiện đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, sự

tiến hóa đi lên của loài người.[4] Vậy nên, Lịch sử cần phải được tiếp nhận
một cách đúng đắn, được lưu giữ, phải được “nhớ” và “hiểu” một cách trọn
vẹn. Nhớ để học hỏi, để biết ơn, hiểu để rút ra bài học bổ ích, để vận dụng

Trang 7


vào thực tiễn hợp lí. Muốn làm được điều đó, học sinh phải có những năng
lực thực sự.
Trước thực trạng môn Lịch sử chưa được coi trọng đúng mức, bài viết
này, tôi nêu những ví dụ về sử dụng kiến thức lịch sử nhằm phát triển một số
năng lực cho học sinh trong chương trình Lịch sử THPT, ban Cơ bản.
II. Những trường hợp vận dụng cụ thể
1. Với chương trình lịch sử lớp 10
Bài 5: “Trung Quốc thời phong kiến”.[1] Ở bài này, học sinh cần lĩnh
hội kiến thức về thành tựu văn hóa và đối ngoại của Trung Hoa thời phong
kiến, bên cạnh đó, học sinh cần nhận xét, đánh giá khách quan về thành tựu
văn hóa to lớn mà Trung Quốc đạt được đóng góp vào văn hóa-văn minh
chung của nhân loại. Giáo viên có thể định hướng để học sinh suy nghĩ “Em
có suy nghĩ gì về những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Trung Quốc thời
phong kiến?”. Học sinh cũng cần phải đánh giá được về chính sách đối ngoại
của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với láng giềng, trong đó có Việt
Nam. Học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử Trung Quốc, trong đó có chính sách
đối ngoại. Một trong những nét chung về chính sách đối ngoại đó là tư tưởng
bành trướng, bá quyền nước lớn của Trung Quốc từ xưa đến nay. Từ đó, giáo
viên có thể định hướng giúp các em liên hệ với ngày nay, sự hung hăng của
Trung Quốc trong vấn đề biên giới, chủ quyền biển đảo. Học sinh sẽ rút ra
bài học cảnh giác trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trước
mọi âm mưu và thủ đoạn của “người láng giềng khổng lồ” này.
Bài 11: “Tây Âu thời hậu kì trung đại”.[1] Ở bài này, kiến thức được học

sinh lĩnh hội là xác định các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới, liên quan
đến các nước đi tiên phong và các nhà phát kiến nổi tiếng.

Trang 8


[5]
Năng lực hình thành cho học sinh là đánh giá một cách khách quan hệ quả của
công cuộc phát kiến địa lí. Câu hỏi định hướng là “Em hãy đánh giá hệ quả của công
cuộc phát kiến địa lí, cuối thế kỉ XV-đầu thế kỉ XVI”. Về mặt tích cực, nó đem lại cho
loài người nhiều giá trị to lớn về khoa học, địa lí, văn hóa, lịch sử, dân tộc... Tuy nhiên
công cuộc này cũng nảy sinh hậu quả tiêu cực không nhỏ, một trong số đó là chính
sách cướp bóc thuộc địa và nạn buôn bán nô lệ - một vết nhơ trong lịch sử nhân loại.
Bài 15: “Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ”.[1]
Kiến thức học sinh cần lĩnh hội ở bài này là chính sách cai trị của phong
kiến phương Bắc đối với nước ta, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống
lại quân xâm lược phong kiến phương Bắc. Năng lực hình thành cho các em
chính là đánh giá bản chất của các triều đại phong kiến phương Bắc, trong
đó đáng chú ý là chính sách “đồng hóa”. Tuy nhiên, học sinh cũng đánh giá
được rằng qua cả nghìn năm Bắc thuộc, không khi nào nhân dân ta không nổi
dậy đấu tranh, và nhân dân ta cũng không hề bị đồng hóa. Các em có thể liên
Trang 9


hệ ngày nay về chính sách bành trướng của nhà cầm quyền Trung Quốc,
nhưng nhân dân Việt Nam quyết không sợ, phải tìm mọi cách bảo vệ chủ
quyền đất nước. Câu hỏi định hướng năng lực cho học sinh là “Từ tinh thần
yêu nước của cha ông ta, trách nhiệm của thanh niên – học sinh đối với việc
bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc hiện nay?”.


[5]
Bài 19: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong các thế kỉ X –
XV”. [1].Kiến thức học sinh cần lĩnh hội là nắm khái quát các cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm tiêu biểu của nhân dân ta các thế kỉ X-XV. Với một

Trang 10


số thuật ngữ như “tiên phát chế nhân”, “vườn không nhà trống”, … các em
hiểu hơn về nghệ thuật đánh giặc của cha ông. Giáo viên giúp học sinh liên
hệ ngày nay, cha ông ta từng đánh thắng nhiều thế lực ngoại xâm hung bạo
lớn mạnh hơn ta nhiều lần, quyết giữ trọn bờ cõi đất nước, cương vực lãnh
thổ. Không có lí nào ngày nay chúng ta không phát huy tinh thần đó để xây
dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước.
Bài 25: “Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ
Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII”. [1].Kiến thức được học sinh lĩnh hội là diễn biến
quá trình đánh đổ các tập đoàn phong kiến (Lê-Trịnh ở đàng Ngoài, chúa
Nguyễn ở đàng Trong) của nghĩa quân Tây Sơn, thống nhất đất nước và
kháng chiến đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh. Năng lực hình thành cho
các em là đánh giá vai trò của phong trào nói chung, của Nguyễn Huệ nói
riêng trong sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII.
Ngoài ra, cũng cần đánh giá được tính chung thủy của mỗi nhân vật Nguyễn
Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ trong phong trào nông dân Tây Sơn. Nếu
Nguyễn Nhạc đi vào con đường phong kiến hóa sớm, Nguyễn Lữ ít tài, ít
đóng góp cho đất nước thì Nguyễn Huệ là nhân vật chung thủy và có đóng
góp to lớn nhất trong phong trào. Học sinh cũng cần hiểu một điều nữa, là sự
nghiệp thống nhất đất nước vẫn chưa trọn vẹn, vì 3 anh em đã chia đất nước
thành 3 vùng, mỗi người quản một vùng. Như vậy, một số câu hỏi có thể đặt
ra là “Đánh giá ngắn gọn vai trò của phong trào nông dân Tây Sơn đối với
đất nước, cuối thế kỉ XVIII.”, “Công lao của Nguyễn Huệ được thể hiện như

thế nào đối với đất nước cuối thế kỉ XVIII?”...

Trang 11


2. Với chương trình lịch sử lớp 11
Bài 5: «Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX». [2].Ở bài này,
kiến thức học sinh cần nắm là quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân
Trang 12


vào Đông Nam Á và quá trình chống xâm lược của nhân dân Đông Nam Á.
Liên hệ Việt Nam, cũng là một nước Đông Nam Á, có vị trí chiến lược quan
trọng, không tránh khỏi số phận bị phương Tây xâm lược. Tuy nhiên cũng
cần cho các em làm thử phép liên hệ so sánh. Nước Xiêm, nhờ những cải
cách tiến bộ và chính sách ngoại giao mềm dẻo, khéo léo của triều đình
Rama-IV, Rama-V, đã thoát khỏi thân phận bị biến thành thuộc địa. Cũng
trong điều kiện đó nhưng ở Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn đã không làm
được như triều đình Rama-IV, Rama-V ở Xiêm. Từ đó, học sinh xác định
đúng đắn hơn vai trò, trách nhiệm của nhà Nguyễn đối với việc bảo vệ chủ
quyền đất nước. Một bài học nữa cũng được rút ra về công cuộc duy tân, đổi
mới nhằm đưa đất nước thích ứng với những biến đổi to lớn của thời đại.
Giáo viên có thể định hướng hình thành năng lực liên hệ hoặc đánh giá cho
học sinh bằng một số câu hỏi, như: “Hãy đánh giá trách nhiệm của triều đình
nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp, cuối thế kỉ
XIX” (và ghi chú: các em hãy suy nghĩ trước, tới học kì II, phần Lịch sử Việt
Nam 1858-1918, chúng ta sẽ trả lời đầy đủ câu hỏi này), “Đánh giá vai trò
của triều đình Rama-IV, Rama-V trong việc bảo vệ độc lập dân tộc của
Xiêm, cuối thế kỉ XIX.”.
Bài 9 : «Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917... ».[2] Ở bài này, kiến thức

học sinh cần lĩnh hội khá rộng. Từ hoàn cảnh lịch sử đến diễn biến, kết quả,
ý nghĩa to lớn của Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917. Cần hình thành năng
lực lí giải, liên hệ và đánh giá tác động to lớn của Cách mạng tháng 10 đối
với phong trào cách mạng thế giới. Những tư tưởng vĩ đại của Lênin và Cách
mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình cách mạng thế giới
và cách mạng Việt Nam. Liên hệ Cách mạng tháng 10 Nga với cách mạng Việt
Nam là rất cần thiết, bởi lẽ Nguyễn Ái Quốc đã quyết định hướng cách mạng
Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản, đi theo con đường Cách

Trang 13


mạng tháng 10 Nga, theo chủ nghĩa Mác-Lê-nin. Câu hỏi hình thành năng
lực cho học sinh là “Lí giải tại sao năm 1917, nước Nga lại diễn ra 2 cuộc
cách mạng?”, “Hãy liên hệ ảnh hưởng của Cách mạng tháng 10 Nga đối với
cách mạng Việt Nam.”.

Học sinh hiểu hơn về ảnh hưởng của Cách mạng

tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam, như nhà thơ Chế Lan Viên đã
viết: “...Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông, Cây cay đắng đã ra mùa quả
ngọt, Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc, Sao vàng bay theo liềm búa công
nông, Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc, Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin, Bốn
bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp, Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong
tin...”.
[5]

Trang 14



Bài 11 : «Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới». [2].Kiến
thức lĩnh hội qua bài này là sự hình thành trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai Oasinhtơn và nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả to lớn của cuộc đại khủng hoảng kinh tế
thế giới 1929-1933. Học sinh đánh giá được rằng một trong những nguyên nhân dẫn
đến chiến tranh thế giới thứ 2 chính là trật tự thế giới mới theo hệ thống VécxaiOasinhtơn, một trật tự không công bằng làm nảy sinh đầy rẫy những mâu thuẫn trong
tương lai. Một nguyên nhân khác dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2 là do hậu quả của
cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm xuất hiện chủ nghĩa phát xít-một
thứ chủ nghĩa sô vanh gắn liền với chiến tranh. Học sinh cũng đánh giá được bản chất
tàn bạo của chủ nghĩa tư bản thời kì này qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 19291933, quy luật kinh tế của nó, và các cuộc chiến tranh do chính nó gây ra. Câu hỏi định
hướng hình thành năng lực cho học sinh là «Tại sao nói với trật tự thế giới theo hệ
thống Vécxai – Oasinhtơn, hòa bình thế giới chỉ là tạm thời và mỏng manh ?», «Em có
suy nghĩ gì (có quan điểm như thế nào) về trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai –
Oasinhtơn?», «Hãy đánh giá ngắn gọn bản chất của chủ nghĩa tư bản qua cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.».
Bài 13 : «Nước Đức giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới».[2] Kiến thức lĩnh hội qua
bài này là sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít ở nước Đức và nguy cơ chiến tranh của
nước Đức quốc xã. Giáo viên giúp học sinh liên hệ ngày nay, tổ chức nhà nước Hồi
giáo IS, đó là những cỗ máy giết người rất tàn bạo trong lịch sử.
Bài 19 : « Chiến tranh thế giới thứ 2 »[2]. Kiến thức lĩnh hội qua bài này là con
đường (những nguyên nhân) dẫn đến chiến tranh. Giáo viên giúp học sinh lập luận
được rằng, để Chiến tranh thế giới thứ 2 diễn ra, các bên liên quan đều phải chịu trách
nhiệm. Câu hỏi định hướng năng lực là «Đánh giá trách nhiệm của các nước trong việc
để Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ». Chủ nghĩa phát xít là kẻ đầu sỏ gây ra chiến
tranh ; Anh, Pháp và một số nước Tây Âu là kẻ dung dưỡng, thỏa hiệp, khiếp sợ,
nhượng bộ để cho chủ nghĩa phát xít tự do hành động ; Mĩ – một nước có tiềm lực

Trang 15


mạnh - cũng chủ trương nhượng bộ, không can thiệp vào những sự kiện xảy ra bên
ngoài châu Mĩ ; mặt khác, cả Anh, Pháp, Mĩ đều muốn mượn bàn tay phát xít để tiêu

diệt Liên Xô ; Liên Xô đã kí với Đức «Hiệp ước Xô-Đức không xâm lược nhau» để
cho phát xít Đức yên tâm phát động chiến tranh. Như vậy, học sinh sẽ xác định được ai
là kẻ đầu sỏ, ai là kẻ tòng phạm - tiếp tay, ai là kẻ liên đới khiến chiến tranh diễn ra.
Cũng qua bài này, cần hướng dẫn học sinh rút ra bài học cho công cuộc bảo vệ
hòa bình thế giới và khu vực, kiên quyết chống lại âm mưu gây chiến của các thế lực
hiếu chiến. Giáo viên định hướng giúp học sinh dự đoán tương lai «Liệu có chiến tranh
thế giới thứ 3 hay không ?!, và nếu có thì bên nào sẽ thắng ?!.
Bài 21 : «Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những
năm cuối thế kỉ XIX».[2] Ở bài này, học sinh cần xác định được toàn cảnh
phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX: nơi diễn ra vụ biến Kinh
thành Huế, nơi ban chiếu Cần vương, diễn biến phong trào Cần vương, nơi
có các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu,... Học sinh hiểu hơn về lãnh tụ cuộc khởi
nghĩa Hương Khê (Phan Đình Phùng) và đánh giá được rằng tại sao cuộc
khởi nghĩa này được coi là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống
Pháp cuối thế kỉ XIX. Ngoài ra, giáo viên cũng giúp học sinh đánh giá khái
quát được rằng, phong trào Cần vương chống Pháp rất quyết liệt, lực lượng
tham gia đông đảo, quy mô rộng lớn ... nhưng cuối cùng vẫn thất bại. Các
em sẽ rút ra được một số nguyên nhân (khách quan, chủ quan) dẫn tới thất
bại của phong trào Cần vương, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất thuộc
về ngọn cờ phong kiến yêu nước lỗi thời và giai cấp lãnh đạo cũng lỗi thời.
3. Với chương trình lịch sử lớp 12
Bài 1: «Sự hình thành trật tự thế giới mới sau CTTG thứ 2 »[3]

Trang 16


Bản đồ Thế giới năm 1962 với các phe liên kết[5]

Ở bài này, học sinh cần xác định được cục diện toàn thế giới với đặc
trưng nổi bật phân chia 2 cực Đông-Tây (sự hỗ trợ của máy chiếu, chiếu rõ 2

màu nổi bật của mỗi phe). Học sinh sẽ hiểu được về trật tự thế giới, sự phân chia 2
cực Ianta, thế giới trong tình trạng Chiến tranh lạnh. Học sinh cũng có thể hiểu
rằng sự phân chia Đông-Tây không đơn thuần theo mặt địa lí, mà chủ yếu
theo yếu tố địa chính trị. Giáo viên giúp học sinh mở rộng liên hệ ngày nay
và rút ra rằng nhiều quốc gia đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng của mình ra khu vực
và thế giới, quan hệ quốc tế không phải là thứ bất biến mà luôn biến đổi, nhưng xu thế
trong quan hệ quốc tế là hòa bình, ổn định, hợp tác, cùng phát triển, một trật tự thế giới
đa cực đang hình thành, trong đó mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều có vai trò và trách
nhiệm trước những vấn đề toàn cầu đang nảy sinh. Ngoài ra, tổ chức Liên hợp quốc một tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh được giới thiệu qua bài học cũng giúp các em
nắm vững một phần kiến thức quan trọng. Nếu thường xuyên xem chương trình thời sự
quốc tế hoặc nghe đài phát thanh phần tin quốc tế, các em sẽ được giới thiệu và cập
nhật thường xuyên các hoạt động của Liên hợp quốc cũng như vai trò của tổ chức này
trong tình hình hiện nay, đặc biệt là việc giải quyết các vấn đề toàn cầu (biến đổi khí

Trang 17


hậu dẫn đến băng tan và nước biển dâng, vấn đề đói nghèo, bùng nổ dân số, các đại
dịch lớn trên thế giới, chủ nghĩa khủng bố,...), giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột
khu vực. Câu hỏi định hướng hình thành năng lực cho học sinh là «Tại sao nói, bước
sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là hòa bình, ổn định, hợp tác,
cùng phát triển?», «Bước sang thế kỉ XXI, loài người đang phải đối mặt với những
nguy cơ, thách thức nào?», «Anh (chị) có suy nghĩ gì về vai trò của tổ chức Liên hợp
quốc từ khi thành lập đến nay?».[8]
Bài 16: «Phong trào GPDT và Tổng K/N tháng Tám (1939-1945)»[3]. Ở bài này,
kiến thức hình thành cho học sinh với dung lượng khá nhiều, từ vấn đề hoàn
cảnh lịch sử đến chủ trương của Đảng, quá trình chuẩn bị cho cách mạng của
Đảng và nhân dân ta, chủ động tạo thời cơ và đón nhận thời cơ, nắm bắt thời
cơ phát lệnh Tổng khởi nghĩa, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của Cách mạng
tháng Tám. Năng lực hình thành cho học sinh qua bài học này gồm năng lực

ghi nhớ, phân tích, đánh giá, liên hệ. Câu hỏi định hướng năng lực hình
thành cho học sinh là «Đánh giá công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với thắng lợi
của Cách mạng tháng Tám-1945.», «Phân tích sự sáng suốt và nhạy bén của Đảng ta
trong lãnh đạo cách mạng, từ 11/1939 đến 8/1945.», «Phân tích thời cơ của Cách mạng
tháng Tám-1945 ở Việt Nam.», «Hãy rút ra một số bài học kinh nghiệm quan trọng của
Cách mạng tháng Tám-1945. Hãy vận dụng một bài học quan trọng đối với công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.»[7].
Bài 20: «Cuộc kháng chiến chống TD Pháp kết thúc (1953-1954)»[3]. Ở bài này,
học sinh cần nắm vững Kế hoạch Nava của Pháp, dùng lược đồ hình thái
chiến trường Đông Dương xác định cuộc tiến công của ta trong đông xuân
1953-1954,vị trí chiến lược quan trọng của Điện Biên Phủ, diễn biến, kết
quả, ý nghĩa Chiến dịch Điện Biên Phủ, nội dung Hiệp định Giơnevơ,
nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Qua mỗi tiết học (hoặc nếu dạy chuyên đề), giáo viên giúp học sinh hình

Trang 18


thành các năng lực ghi nhớ, phân tích, đánh giá, liên hệ. Các câu hỏi cho học
sinh phát triển tư duy là “Tại sao ta mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954?”, “Phân tích vị trí quan trọng chiến lược của Điện Biên
Phủ.”, “Tại sao nói trận Điện Biên Phủ là chiến thắng lớn nhất của quân dân
ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?”, “Trình bày nội dung cơ
bản của Hiệp định Giơnevơ năm 1954.”, “Tìm những yếu tố giống và khác
nhau giữa nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám-1945 với nguyên
nhân thắng lợi của kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954 .”[7].
Bài 22: «Nhân dân 2 miền trực tiếp chống ĐQ Mĩ xâm lược (1965-1973)»[3]. Học
sinh cần nắm rõ âm mưu, thủ đoạn của Mĩ – ngụy qua các chiến lược chiến
tranh, những thắng lợi tiêu biểu của quân dân ta trên các mặt trận, âm mưu,
thủ đoạn của Mĩ trong 2 lần đánh phá miền Bắc, trận Điện Biên Phủ trên
không, Hiệp định Pari 1973. Giáo viên giúp học sinh hình thành các năng lực

theo hệ thống câu hỏi, như: “Âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong chiến
lược Chiến tranh cục bộ?”, “So sánh rút ra những điểm giống và khác nhau
giữa 2 chiến lược Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh cục bộ.”, “Âm mưu,
thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong 2 lần gây chiến tranh phá hoại miền Bắc?”,
“Tại sao đế quốc Mĩ mở cuộc tập kích đường không bằng máy bay B52 vào
Hà Nội, Hải Phòng ... trong 12 ngày đêm cuối 1972?”, “Trình bày nội dung
cơ bản và phân tích ý nghĩa quan trọng nhất của Hiệp định Pari năm
1973.”[8].
Bài 23: «Giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975)»[3]. Ở bài này, kiến
thức học sinh cần lĩnh hội là hoàn cảnh lịch sử mới sau Hiệp định Pari chủ
trương, kế hoạch giải phóng miền Nam của Bộ Chính trị, diễn biến, kết quả,
ý nghĩa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 qua 3 chiến dịch lớn,
nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống mĩ, cứu
nước 1954-1975. Giáo viên giúp học sinh hinh thành năng lực qua các câu

Trang 19


hỏi định hướng, như: “Phân tích hoàn cảnh lịch sử mới sau Hiệp định Pari
1973 hoặc Tại sao Đảng ta đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam
trong 2 năm 1975-1976?”, “Tại sao ta chọn Tây Nguyên mở màn cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy Xuân 1975?”, “Phân tích nguyên nhân thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống mĩ, cứu nước 1954-1975 và xác định nguyên nhân
quan trọng nhất.”[8]
III. Một số vấn đề lưu ý khi hình thành năng lực cho học sinh qua bài học
Lịch sử ở trường THPT
- Truyền tải các thông tin lịch sử quá khứ, liên hệ hiện tại và dự đoán tương lai là
vai trò của lịch sử. Lịch sử không chỉ có nắm bắt sự kiện. Yếu tố «luận» trong lịch sử
rất quan trọng. Do vậy, hiểu lịch sử và đánh giá được nó, rút ra bản chất và bài học,
liên hệ thực tiễn và vận dụng vào thực tiễn là những nội dung quan trọng nhất.

- Cấp học khác nhau và đối tượng học sinh khác nhau dẫn đến việc nhận thức
lịch sử khác nhau. Do đó, các năng lực hình thành cho học sinh cũng ở cấp độ khác
nhau. Đối với học sinh yếu và trung bình, chỉ nên hình thành cho các em một số năng
lực ở cấp độ thấp ; ngược lại, học sinh khá, giỏi, học sinh yêu thích lịch sử cần giúp
các em hình thành các năng lực ở cấp độ cao, hướng các em tới mức độ đánh giá, nhận
định, bình luận, liên hệ thực tiễn, rút ra bài học, dự đoán tương lai phát triển ...
- Cần vận dụng kiến thức liên môn với một số môn học gần gũi về kiến thức văn
học, văn hóa, địa lí, giáo dục công dân cùng truyền tải những thông tin chính trị - kinh
tế - giáo dục - xã hội liên quan đời sống con người, góp phần khắc sâu và củng cố kiến
thức lịch sử.
- Cần đứng trên quan điểm lập trường chủ nghĩa Mác-Lênin để đánh giá sự kiện,
hiện tượng, giúp học sinh nhận thức đúng đắn, không xuyên tạc, thổi phồng, bóp méo,
nhận thức lệch lạc về lịch sử, góp phần phát triển thế giới quan.

Trang 20


- Hình thành các năng lực cho học sinh không nằm ngoài yếu tố vận
dụng thực tiễn, liên hệ quá khứ để nhận thức, đánh giá hiện tại và ngược lại,
để giải quyết các câu hỏi, bài tập vận dụng, đề thi trong các kì thi.
C. KẾT LUẬN
Xuất phát từ kinh nghiệm của bản thân, từ thực tế giảng dạy, bản thân tôi đúc rút
kinh nghiệm mong muốn đem lại cho các em học sinh hứng thú hơn trong học tập môn
Lịch sử, có thể nhận thức tốt hơn các sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, có thể hiểu
sâu hơn, nhận thức tổng quát và rộng hơn vấn đề, từ đó có thể xử lý trong tình huống
cụ thể. Việc hình thành các năng lực trong học tập bộ môn Lịch sử cũng đòi hỏi các em
phải yêu thích môn lịch sử và có kiến thức tổng hợp rộng từ nhiều môn học.
Tôi đã nêu lên một số tình huống vận dụng cụ thể và định hướng các năng lực
hình thành cho học sinh qua hệ thống câu hỏi, qua hướng dẫn của giáo viên để học
sinh có thể tham khảo, trả lời, kiểm tra sự hiểu biết và nâng cao năng lực phân tích,

đánh giá, bình luận, so sách ... vấn đề lịch sử. Các tình huống nêu trên, học sinh phải
đọc kĩ để lựa chọn năng lực cần hình thành cho bản thân phù hợp với nhận thức.
Sáng kiến này không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự góp
ý, bổ sung của quý thầy cô, những người cùng chuyên môn, kể cả các đồng nghiệp và
các em học sinh, để Sáng kiến được hoàn thiện hơn và tiếp tục được thực hiện trong
năm học tới và những năm học tiếp theo.
Xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Trang 21


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Giáo khoa Lịch sử lớp 10 (Chương trình THPT, ban Cơ bản, xuất bản 2015).
2. Sách Giáo khoa Lịch sử lớp 11 (Chương trình THPT, ban Cơ bản, xuất bản 2015).
3. Sách Giáo khoa Lịch sử lớp 12 (Chương trình THPT, ban Cơ bản, xuất bản 2015).
4. Đại cương Lịch sử Việt Nam, Đại cương Lịch sử thế giới.
5. Tập Bản đồ Giáo khoa Lịch sử THPT.
6. Nguồn thông tin bổ trợ trên mạng Intrenet (những vấn đề lịch sử thế giới và trong
nước đáng chú ý từ 2011 đến nay).
7. Đề thi THPT năm 2015 của Bộ, Sở GD&ĐT(Đề thi thử, Đề thi đề xuất và Đề thi
chính thức).
8. Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm học 2015-2016, môn Lịch sử (tự biên soạn).
9. Các chương trình thời sự trên Đài Truyền hình, Đài Tiếng nói Việt Nam.

Trang 22




×