SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ VĂN HƯU
---------- ----------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
TRONG GIỜ LỊCH SỬ VÀ VIỆC LIÊN HỆ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ THỜI SỰ Ở LỚP 12
Người thực hiện:
Lê Thị Bình
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác:
THPT Lê Văn Hưu
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch Sử
THANH HÓA, NĂM 2016
MỤC LỤC
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………1
I.1:Lý do chọn đề tài ……………………………………………………………1
I.2.Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………2
I.3.Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………… 2
I.4.Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………2
II.PHẦN NỘI DUNG ……………………………………………………….......3
II.1.Cơ sở lí luận của đề tài …………………………………………………...... 3
II.2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu ……………………………………………...3
II.3.Các biện pháp nhằm kích thích sự hứng thú học tập lịch sử của học sinh ở
trường phổ thông……………………………………………………………… .5
II.4.Hiệu quả thực hiện đối với hoạt động giáo dục ở trường phổ thông …….. 9
III.PHẦN KẾT LUẬN ……………………………………………………….. 14
III,1 Kết luận …………………………………………………………………. 14
III.2.Một số kiến nghị………………………………………………………… 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………. 15
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài :
Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với giáo dục .Giáo dục là một
nhu cầu không thể thiếu được của xã hội loài người ,giao duc la chìa khóa dẫn
tới một cuộc sống tốt đẹp hơn ,tiến tới một xã hội tốt đẹp hơn
Giáo dục lịch sử là một môn khoa học,việc nghiên cứu giảng dậy lịch sử ở
trương phổ thông gắn liền với nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ,phục vụ các chế độ
chính trị khác nhau.Việc dạy học lịch sử được coi trọng vì :”Con người tương lai
phải nắm vững kiến thức lịch sử dân tộc và thế giới để có thể giúp họ trở thành
người chủ có ý thức trên hành tinh chúng ta…”
Môn lịch sử ở trường phổ thông có vị trí chức năng và nhiệm vụ quan trọng
để đào tạo,giáo dục thế hệ trẻ.Chương trình lịch sử ở trường phổ thông bao gồm
các kiến thức khái quát,cụ thể về lịch sử từng quốc gia dân tộc.Do vậy lượng
kiến thức vô cùng rộng lớn cả với thầy và trò.Việc học tập lịch sử không phải
cung cấp một số kiến thức,và mẩu chuyện về quá khứ mà trang bị cho học sinh
những kiến thức khoa học.Lịch sử là hiện tượng khách quan,tồn tại độc
lập,không lệ thuộc vào nhận thức của con người.Nhận thức là một quá trình từ
không biết đến biết,từ hiểu sơ lược đến hiểu sâu sắc.Vì vậy nội dung dậy học
lịch sử tuy gồm những kiến thức tương đối ổn định song vẫn phản ánh kịp thời
những thành tựu mới của khoa học lịch sử.
Qúa trình dạy học lịch sử là quá trình nhận thức,nó không chỉ có nội dung
mà còn có phương pháp dạy học,bởi vậy việc đổi mới nội dung gắn liền với đổi
mới phương pháp.Vì vậy dạy học lịch sử theo phương pháp “ Lấy học sinh làm
trung tâm” là nhằm để phát huy tính chủ động,năng lực tư duy sáng tạo của học
sinh trong học tập lịch sử có hiệu quả.Từ đó giúp cho học sinh có nhận tức đúng
đắn trong việc nắm bắt những kiến thức của khoa học lịch sử cơ bản ở trường
phổ thông Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu sống còn của việc xây dựng
một nền giáo dục hiện đại phù hợp sự phát triển của khoa học công nghệ và
cũng là một tất yếu khách quan trong một thế giới hợp tác đa phương cùng sự
cạnh tranh gay gắt về kinh tế, về nguồn lực có chất lượng trí tuệ cao
Lịch sử là nguồn cảm hứng mạnh mẽ đói với học sinh vì qua lịch sử các em
hiểu được sức mạnh cội nguồn dân tộc qua các thời kì lịch sử ,hiểu được mối
quan hệ giữa lịch sử dân tộc và thế giới ,những vấn đề thời sự nóng hổi luôn
được gắn liền trong việc giáo dục lòng yêu nước .Đó cũng chính là ưu điểm của
1
phương pháp “Làm thế nào để gây hứng thú của học sinh trong giờ học lịch sử
và việc liên hệ những vấn đề thời sự ở lớp 12 trường THPT ”mà bản thân tôi
trong quá trình dạy lịch sử ở trường phổ thông đúc rút.Tuy nó không là mới mẻ
song cũng không phải là vô ích đối với người giáo viên khi phát huy tính tích
cực chủ động sáng tạo của học sinh,gây hứng thú trong giờ học lịchsử có liênhệ
những vấn đề thời sự trong khai thác,hiểu về kiến thức lịch sử , yêu nước ,trách
nhiệm bản thân đối với đất nước
I.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của tôi nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy bộ môn Lịch sử 12 ở trường THPT ,kích thích sự hứng thú say mê của
học sinh trong học tập đặc biệt ở những tiết học có gắn liên hệ với những vấn đề
thời sự
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 12 THPT
I.4. Phương pháp nghiên cứu
Tôi đã vận dụng vào quá trình dạy học của mình ở lớp 12 phổ thông trung
học trong đó đặt học sinh vào vị trí trung tâm để phát huy được tính tích cực
của học sinh.sự say mê hứng thú của học sinh trong từng bài học cụ thể
2
II. NỘI DUNG
II.1 Cơ sở lí luận của đề tài :
Như chúng ta đã biết : Giảng dạy lịch sử là một công việc hết sức phức
tạp,rất dễ sa vào nêu các sự kiện một cách khô khan,nặng nề thiếu sinh động,bởi
vậy đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp lịch sử,trình bày rõ sự phát
triển của lịch sử đúng như nó đã diễn ra với những sự kiện và tư liệu chính
xác.Trong đó việc phát huy tính tích cực chủ động của học sinh được coi trọng
đặc điểm.Bởi vậy,với vai trò chủ đạo,người giáo viên phải biết gây hứng thú
học tập bộ môn.Phải hướng học sinh thực hiện vai trò chủ động của mình,từ đó
giúp cho học sinh gắn liền kiến thức với tri thức cuộc sống,học sinh sẽ hứng
thú ,say mê cùng môn học
II.2 . Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Một thực tế hiện nay là học sinh rất ít chú ý đến bộ môn này (Trừ nhũng
học sinh theo khối C),tự bản thân các em coi đó là môn phụ,bởi vậy trong giờ
học các em chỉ ghi chép những điều mà giáo viên ghi lên bảng (hoặc đọc chậm)
và nhắc lại nội dung các vấn đề vừa nghe thầy giảng.Rõ ràng như vậy là không
gây hứng thú như học sinh và không phát huy được tính tích cực chủ động của
học sinh.Bởi vậy để một giờ học lịch sử đạt hiệu quả,học sinh có hứng thú ham
học thì với vai trò chủ đạo người giáo viên phải phát huy tính tích cực,chủ động
sáng tạo trong học tập của học sinh, cần có sự liên hệ giáo dục kịp thời cùng
những vấn đề thời sự .Từ sự kiện,hiện tượng lịch sử phải đi sâu phân tích vào
vấn đề,tiến tới hiểu cả một quá trình lịch sử,qua đó học sinh tiếp thu được những
kiến thức mới và xây dựng tích cực bài học trên lớp sáng tạo,chủ động trong lĩnh
hội kiến thức.
Những năm gần đây, việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông đã có nhiều
tiến bộ về nhận thức, nội dung và phương pháp dạy học, đa số giáo viên đã có sự
say mê, tâm huyết với nghề, nhiều học sinh đã yêu thích môn lịch sử. Nhưng
nhìn chung, bộ môn lịch sử vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng
nước ta hiện nay. Chất lượng bộ môn khá thấp, tập trung ở những lí do sau:
Thứ nhất :Nhiều giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc
đổi mới phương pháp dạy học lịch sử và hướng đổi mới là phát huy tính tích
cực, độc lập nhận thức của học sinh trong học tập. Để thực hiện điều này, một số
giáo viên đã vận dụng kết hợp các phương pháp dạy học, trong đó có biện pháp
“hỏi – đáp” nhưng không ít giáo viên chưa nhận thức được điều này.
3
Thứ hai: Một số giáo viên nhận thức được điểm mấu chốt của đổi mới
phương pháp dạy học là phải thay đổi quan niệm cũ trước đây: chuyển từ vai trò
thầy làm trung tâm sang trò làm trung tâm của quá trình dạy học. Giáo viên là
người hướng dẫn, điều khiển quá trình nhận thức của học sinh. Muốn vậy, phải
phát huy các năng lực nhận thức độc lập, phát triển tính tích cực học tập của các
em. Song về biện pháp phát huy tính tích cực trong nhận thức của các em thì
chưa tốt. Thường giáo viên quan niệm rằng, đặt nhiều câu hỏi là đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực. Vì vậy, giờ học biến thành giờ “hỏi – đáp”
quá căng thẳng, khô khan, làm học sinh không hứng thú học tập. Bởi vì, hỏi –
đáp chỉ là một cách, muốn phát huy cách dạy học này phải kết hợp với các
phương pháp khác, đặc biệt là phương pháp bộ môn.
Thứ ba: Không ít giáo viên, nhất là giáo viên ở các vùng nông thôn, vùng
sâu, vùng xa… ít được cập nhật thông tin khoa học, chưa nhận thức được tầm
quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay và chưa hiểu rõ nội
dung của công việc này. Vì vậy trong giờ học lịch sử, thầy làm việc là chủ yếu,
trò thụ động ghi chép còn khá phổ biến. Thậm chí, hiện tượng đọc chép còn tràn
lan. Mặt khác, một số giáo viên tuy nhận thức được vấn đề của đổi mới phương
pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng nhưng lại lấy nguyên nhân
học sinh yếu kém không thể vận dụng các biện pháp đổi mới nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh được, cũng chỉ đọc chép, nhồi nhét kiến thức cho học sinh,
cho nên không rèn luyện cho các em năng lực độc lập chiếm lĩnh kiến thức và
trang bị phương pháp học tập tốt. Đây là một thực tế đáng buồn hiện nay, dẫn tới
tình trạng học sinh không thích học môn lịch sử.
Thứ tư: Hiện nay SGK lịch sử đã được biên soạn theo tinh thần đổi mới,
được sử dụng đại trà. Thực tiễn sử dụng SGK mới ở trường phổ thông cho thấy
phương pháp dạy học của giáo viên chưa theo kịp việc đổi mới nội dung của
sách. Bài viết trong sách trình bày ngắn gọn có tính gợi mở thì giáo viên chưa có
đủ độ sâu về kiến thức để hướng dẫn học sinh tìm ra những kiến thức chìm trong
sách (ví như: nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của sự kiện, đánh giá nhân
vật…). Kênh hình tăng lên so với sách cũ rất nhiều làm đa dạng nhận thức và bài
học sinh động hơn, học sinh học tập nhẹ nhàng hơn, song nhiều giáo viên chưa
hiểu hết nội dung kênh hình, hiệu quả sử dụng chưa cao. Vẫn còn nhiều giáo
viên quan niệm: hỏi thật nhiều là đổi mới, cho nên chỉ sử dụng câu hỏi mà
không khai thác hết các nguồn kiến thức khác.
4
Thứ năm: Ở các trường phổ thông hiện nay, giáo viên chỉ tập trung vào các
giờ lên lớp, chưa quan tâm đến các hoạt động ngoài lớp.
Thứ sáu : Trong giảng dạy lịch sử hiện nay có nhiều vấn đề thời sự nóng
hổi phải được lồng ghép để giáo dục cho học sinh ,nhiều vấn đề “mở” phải nêu
ra để cho học sinh được phát huy hết tính chủ động tìm tòi của mình để kích
thích sự say mê học tập của các e đối với bộ môn cũng như hiểu biết chính xác
của học sinh về các vấn đề thời sự đang diễn ra tác động đến lịch sử
Như vậy, việc học sinh không thích học lịch sử, chưa tích cực trong hoạt
động học tập nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ phương pháp dạy học của giáo
viên. Vì vậy, việc đề xuất các biện pháp sư phạm giúp học sinh phát huy tính
tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học lịch sử là vấn đề cấp thiết.
II.3 Các biện pháp nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh
trong học tập lịch sử ở trường THPT
a/ Các biện pháp chung :
- Để có một giờ học mà trong đó học sinh có điều kiện phát triển tối đa
năng lực hoạt động, sáng tạo theo tôi ngoài việc xác định rõ ràng mục đích yêu
cầu giờ học , người giáo viên phải lựa chọn nội dung bài học đảm bảo tính khoa
học , tính cơ bản , chính xác và rõ ràng để tạo điều kiện, cơ sở giúp học sinh
hiểu biết lịch sử . Những sự kiện cơ bản này phải được đặt trong một không gian
và thời gian mà sự kiện lịch sử đó diễn ra. Tính khoa học còn thể hiện ở việc
đánh giá, giải thích tìm ra bản chất, mối quan hệ nhân quả, sự phát triển có tính
qui luật của sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Phát triển các hoạt động nhận thức độc lập, nhất là tư duy độc lập sáng tạo
của học sinh có ý nghĩa đặc biệt đối với hiệu quả bài học. Hoạt động độc lập,
nhận thức của học sinh đảm bảo kết quả lĩnh hội kiến thức của các em. Có hai
loại lĩnh hội kiến thức: Lĩnh hội sáng tạo dựa trên cơ sở hoạt động tư duy
độc lập và lĩnh hội tái tạo dựa trên cơ sở nhớ lại và hiểu biết những kiến thức có
sẵn. Trong giờ học lịch sử, giáo viến cần kết hợp hai loại lĩnh hội này, song đặc
biệt chú ý tới lĩnh hội sáng tạo trên cơ sở hoạt động tư duy độc lập.
- Trình bày miệng của giáo viên không chiếm quá nhiều thời gian và phải
thật sinh động, gợi hình ảnh, gây xúc cảm lịch sử cho học sinh. Thiếu hình ảnh
trong trình bày kiến thức, học sinh rất khó hình dung cụ thể sự kiện quá khứ.
Trình bày có hình ảnh không chỉ là điểm tựa của nhận thức cảm tính, mà còn là
nguồn gốc của tư duy trong việc hiểu bản chất và đánh giá sự kiện lịch sử.
5
Trình bày có hình ảnh gợi cảm còn gây sự hồi hộp, xúc động của học sinh,
đồng tình hay phản đối, vui sướng hay đau khổ... sự hồi hộp xúc động làm tăng
hứng thú của học sinh đối với lịch sử, hình thành nhân cách của các em, nâng
cao chất lượng tri giác, nhớ lại và tư duy. Trong quá trình bày của giáo viên, việc
sử dụng đa dạng phong phú các loại tài liệu như đoạn trích tài liệu lịch sử đồ
dùng trực quan...Có tác dụng rất tốt, tạo nên hình ảnh lịch sử cho học sinh.
-Sử dụng một cách đa dạng, kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lý các phương
pháp, cách dạy học cho một bài lịch sử, đặc biệt chú ý tới dung lượng của các
phuơng pháp để không làm nặng nề giờ học, trình bày nhồi nhét, song vẫn đạt
được kết quả tối đa.
b/ Các phương pháp dạy học cụ thể nhằm kích thích hoạt động tích
cực, độc lập của học sinh gây hứng thú say mê trong học tập lịch sử
* Thiết kế giờ học phù hợp với hoạt động tích cực của học sinh.
Trong thực tế giảng dạy, để bài dạy có hiệu quả cần đặc biệt chú ý
tới vấn đề tổ chức hoạt động tư duy độc lập của học sinh. Khẳng định rằng, cấu
trúc của một bài học có thể và cần phải đa dạng, phong phú. Cấu trúc của một
bài học tốt thể hiện ở việc vận dụng sáng tạo ác quy luật dạy học và điều kiện cụ
thể của quá trình dạy học ở từng lớp. Thiết kế một giờ học theo hướng tích cực
hoá học tập của học sinh đòi hỏi người Thầy nhiều công sức, suy ngẫm nội dung
bài giảng. Qua nội dung của bài, xác định những kiến thức cơ bản, những ý
chính, những vấn đề quan trọng nhất. Từ đó dự kiến các phương pháp và biện
pháp giảng dạy trên lớp để phù hợp với các loại đối tượng học sinh. Cũng từ đó,
dự kiến và xác định các tình huống sẽ xảy ra trên lớp và dự kiến biện pháp xử lý
giải quyết. Làm được những việc trên, người giáo viên lịch sử hoàn toàn chủ
động trong tiết dạy của mình , mặt khác biết chuyển giao một cách khéo léo ,
hợp lý một phần công việc cho học sinh, tạo nên sự đồng bộ giữa việc dạy và
học, giữa việc làm của thầy và hoạt động của trò trong cùng một tiết học trên
lớp.
* Tổ chức trao đổi, đàm thoại trong dạy học Lịch sử :
Một trong những hướng quan trọng để chống lối dạy “ Thầy
thuyết trình, trò nghe nghi ”là tổ chức tốt giờ học theo phương pháp trao đổi ,
đàm thoại. Việc trao đổi đàm thoại giữa thầy với trò, giữa trò với trò bằng cách
thảo luần nhóm không phải là một vấn đề mới mẻ trong lý luận dạy học, song
trong thực tế dạy học hiện nay, đặc biệt là các bộ môn khoa học xã hội nhân văn
6
thì việc tổ chức trao đổi đàm thoại còn nhiều han chế , ít được sử dụng . Điều đó
có nhiều nguyên nhân : Giáo viên sợ mất thời gian, chuẩn bị công phu , học sinh
không mạnh dạn trao đổi... Mặc dù vậy, theo tôi việc trao đổi đàm thoại trong
dạy học lịch sử vẫn là rất cần thiết .
Việc trao đổi đàm thoại trong dạy học lịch sử được tôi áp dụng tiến hành
dưới các hình thức chủ yếu sau:
- Trao đổi tái hiện : Nhằm gợi lại những kiến thức đã học để tiếp thu kiến
thức mới, để khái quát hoá và hệ thống hoá kiến thức . Nó giúp học sinh củng cố
, hiểu sâu hơn kiến thức cũ , làm cơ sở cho việc tiếp nhận kiến thức mới, không
bị gián đoạn trong nhận thức.
- Trao đổi theo hình thức thảo luận nhóm
Sau khi áp dụng hình thức trao đổi tái hiện .nhóm như vậy, học sinh rất
hứng thú học tập, chuẩn bi mọi điều kiện chờ đón cho một tiết học mới.
Ngoài ra , phương pháp trao đổi, đàm thoại trong dạy học lịch sử được
thực hiện bằng cách giáo viên hỏi và tổ chức để học sinh trả lời , cũng có thể
tiến hành giữa học sinh với nhau, bản thân mỗi học sinh tự đặt câu hỏi và trả lời.
Song, vấn đề đặt ra là phải tuân thủ những yêu cầu sư phạm . Các câu hỏi và tổ
chức trao đổi thế nào cho đúng với dự định sư phạm.
* Phương pháp sử dụng hệ thống các câu hỏi trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông.
- Khi xây dựng và sử dụng hệ thống các câu hỏi nhằm phát huy năng lực
hoạt động độc lập của học sinh tôi dã thực hiện những yêu cầu về mặt sư phạm
sau :
Câu hỏi phải rõ ràng: Nêu được vấn đề cần đặt ra để có thể hiểu đúng , sâu
hơn sự kiện. Câu hỏi như vậy đòi hỏi học sinh phải có những thao tác tư duy
mới tìm được câu trả lời thích đáng . Không nên đặt câu hỏi mà học sinh chỉ cần
trả lời một cách đơn giản có hay không.
Câu hỏi phải mang tính chất bài tập nhận thức: Liên quan đến hứng thú,
những cảm xúc mạnh mẽ của học sinh, phải gây ra cảm giác ngạc nhiên khi đối
chiếu cái chưa biết và cái đã biết sau khi trả lời đúng câu hỏi.
Câu hỏi phải vừa sức đối với học sinh, không nên để học sinh thoả mãn đi
đến chủ quan về vốn hiểu biết của mình. Dù học sinh đã trả lời đúng và đủ yêu
cầu của câu hỏi nêu ra, song cần phải tiếp tục suy nghĩ để trả lời hay hơn, sâu
sắc hơn
7
*Biện pháp sử dụng tranh ảnh với khả năng độc lập học tập lịch sử của
học sinh .
- Các loại tranh, ảnh được sử dụng trong dạy học lịch sử, dưới nhiều hình
thức khác nhau, là nguồn tri thức cung cấp cho học sinh, chứ không phải chỉ là
phương tiện minh hoạ, tăng “mầu sắc”, “hình ảnh” cho sách giáo khoa vào giờ
học. Do đó, việc chống “dạy chay” trong dạy học Lịch sử không có nghĩa là phải
sử dụng bản đồ , mà phải sử dụng mọi đồ dùng, phương tiện trực quan khác phù
hợp với nội dung, điều kiện của giờ học.
Tranh ảnh dùng trong dạy học lịch sử là loại tư liệu trực quan, nghệ thuật
tạo hình khác nhau, phản ánh hiện thực lịch sử ở những góc độ khác nhau.
Chính vì vậy, để tạo cho giờ học sinh động , học sinh hiếu rõ hơn về bản chất
lịch sử, nhân vật lịch sử, tôi đã áp dụng tối đa- triệt để đồ dùng hơn nữa phải
khai thác được những kênh hình trong sách giáo khoa.
Việc sử dụng tranh, ảnh trong giờ học Lịch sử phải dựa vào những nguyên
tắc của phương pháp trực quan. ở đây chúng ta tập trung trình bày một số vấn đề
về việc phát huy năng lực độc lập tư duy theo hương hoạt động hoá người học.
- Việc giáo viên cung cấp kiến thức bao giờ cũng phải gắn liền với trang bị
cho học sinh phương pháp, kĩ năng lĩnh hội kiến thức. Mối quan hệ giữa tri thức
và kĩ năng quy định việc phát huy hoạt động hoá người học trong học tập nói
chung, trong sử dụng tranh ảnh nói riêng. Cần tránh tình trạng đưa tranh, ảnh
trong giờ học mà học sinh không được quan sát, nhật xét về nội dung hoặc chỉ
thấy “đẹp” hay “ xấu”. Cách dạy này không gây được hứng thú, lại ảnh hưởng
đến nhận thức của học sinh.
Tranh, ảnh đuợc sử dụng phải nhằm các mục đích chủ yếu sau:
+ Bằng chứng về sự tồn tại của hiện thực Lịch sử.
+ Khôi phục hình ảnh của quá khứ có liên quan.
+ Giải thích về sự kiện để rút ra kết luận khái quát, bài học cho cuộc sống
hiện nay...
Vì vậy, sau khi xác định tranh, ảnh là tài liệu gốc, phản ảnh đúng sự kiện
đang học, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát kỹ, rồi trình bày những nhận
xét về hiện vật. Những chi tiết nào phản ánh được toàn bộ, hay từng bộ phận của
sự kiện. ở đây cần lưu ý cho học sinh đến các chi tiết quan trọng, về những nội
dung cơ bản, tránh việc bị thu hút vào các chi tiết phụ, nêu những sự kiện không
cơ bản, không bản chất, chỉ miêu tả hiện tượng bề ngoài mà không đi sâu vào
8
bản chất sự vật. Những chi tiết của tranh, ảnh được nêu ra, được dẫn dắt kem
theo các loại tài liệu khác có liên quan càng giúp cho học sinh hiểu sâu sắc sự
kiện. Tiếp đó giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày tổng hợp nội dung sự kiện
qua tranh, ảnh dưới hình thức một bài miêu tả hay tường thuật.
Việc sử dụng tranh, ảnh trong dạy – học Lịch sử như vậy không hề làm thời
giờ vốn ít trong giảng dạy mà còn tiết kiệm thời gian, huy động tối đa năng lực
tư duy độc lập của học sinh, làm cho các em hứng thú hiệu quả bài học cao.
Ngoài việc sử dụng tranh, ảnh trong bài cung cấp kiến thức mới, giáo viên cần
lưu ý đến việc sử dụng các loại bài học khác, đặc biệt là bài kiểm tra.
Để thực hiện tốt việc sử dụng tranh, ảnh trong dạy học Lịch sử theo hướng
“Hoạt động hoá người học”, giáo viên cần phải sưu tầm tài liệu nắm vững nội
dung tranh, ảnh, chủ động quản lý giờ học, phát huy năng lực độc lập, hoạt động
tư duy của học sinh. Công việc này không chỉ đòi hỏi tinh thần, ý thức trách
nhiệm mà còn đòi hỏi cả về trình độ lẫn chuyên môn, nghiệp vụ cao cuả giáo
viên.
II.4. Hiệu quả thực hiện đối với hoạt động giáo dục ở trường THPT
a/ Minh họa liên hệ
Trong quá trình giảng dạy của mình ,bản thân tôi đã áp dụng tất cả những
biện pháp nêu trên vào giờ dạy và kết quả là đã tạo nên sự hứng thú say mê của
học sinh trong học tập rất cao ,các e say mê môn học ,chủ động sáng tạo với
kiến thức bộ môn .Đặc biệt ở lớp 12 những bài có tính liên hệ thực tế đã tạo cho
các em sự thích thú ,ham học
Ví dụ1 : Dạy bài 4-phần Lịch sử thế giới “Các nước Đông Nam á và Âns
độ ” đặc biệt ở mục thứ 3 “Sự ra đời của tổ chức ASEAN”.Sau khi giáo viên
dạy cho học sinh hiểu về hoàn cảnh,quá trình ra đời cũng như nguyên tắc hoạt
động ,quá trình phát triển và vai trò của tổ chức thì giáo viên sẽ liên hệ đến sự
kiện ngày 31/12/2015 về sự ra đời của Cộng đồng ASEAN .
9
Qua sự kiện này Giaó viên có thể nêu một số câu hỏi như:
- Em biết gì về cộng đồng ASEAN?
- 3 Trụ cột chính của cộng đồng này là gì ?
- Nêu ý nghĩa sự ra đời của Cộng đồng này đối với Hiệp hội ,Khu vực và
từng nước (đặc biệt là nước ta)…………..
Giáo viên có thể dùng máy chiếu những đoạn băng ,hình ảnh về sự thành
lập cộng đồng ở những vấn đề sau:
- Sự thành lập cộng đồng ASEAN 2015 là mốc lịch sử của tiến trình liên
kết ASEAN sau gần 5 thập kỉ tồn tại, phát triển ,ASEAN đã,đang và sẽ mang lại
những lợi ích quan trọng ,thiết thực cho các nước thành viên ,mà quan trọng là
tạo môi trường khu vực hòa bình và ổn định để mỗi nước tập trung phát triển
kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế .
- Cộng đồng ASEAN gồm ba trụ cột chính cộng đồng Chính trị an ninh
( APSC), Cộng đồng kinh tế ( AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ( ASCC).
- Cộng đồng ASEAN là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo
hòa bình ,ổn định và hợp tác vì phát triển ở khu vực .Đó là kết quả của những
liên kết nội khối ,hợp tác về chính trị an ninh(kể cả với đối tác )nhất là ngăn
ngừa xung đột thông qua việc xây dựng lòng tin và chia sẻ các qui tắc ứng xử
- Cơ hội của Việt Nam khi gia nhập Cộng đồng:
+ Việt Nam có được một thị trường rộng lớn hơn
+ Cơ hội mở rộng xuất nhập khẩu
10
+ Cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất nhập khẩu của Việt
Nam
+ Cơ hội thu hút các nguồn đầu tư…
- Thách thức của Việt Nam khi gia nhập Cộng đồng:
+ Sự chênh lệch về trình độ phát triển so với các nước ASEAN thể hiện ở
cả qui mô vốn kinh tế , các doanh nghiệp ,trình độ khoa học kĩ thuật ,tay nghề
lao động …
+ Năng suất lao động của Việt Nam thấp (bằng nửa so với Phi líp pin,2 lao
động Thái lan ,Mianma bằng 5 người lao động Việt nam ,1 lao đông Sinh ga po
bằng 15 lao động Việt Nam..
+ Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt ,khốc liệt cho các doanh nghiệp Việt
Nam (khi hàng rào thuế quan và phi thuế quan bị xóa bỏ)….
11
Ví dụ2 : Dạy bài 10 Lịch sử Thế giới ở phần II “Xu thế toàn cầu hóa và
ảnh hưởng của nó ”
- Sau khi người giáo viên dạy cho Học sinh về khái niệm ,biểu hiện của xu
thế này cũng như những mặt tichs cực và hạn chế của xu thế khi hội nhập của
các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam .Từ đó học sinh sẽ có những
sự liên hệ thực tiễn ,nhận thức đúng được những khó khăn thách thức cũng như
cơ hội của đất nước trước tác động của Toàn cầu hóa .
- Giáo viên sẽ đưa vấn đề thời sự “Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia
nhập TPP”.Qua phần liên hệ này cần làm cho học sinh nhận thức:
+Tham gia bất kì một hiệp định thương mại tự do nào cũng bao gồm nhiều
cơ hội và thách thức mới.Bên cạnh những sức ép về cạnh tranh giữa các nước
thành viên còn là những trận đọ sức quyết liệt giữa các doanh nghiệp ngay trên
sân nhà .Đặc biệt là trong 3 ngành :Ngân hàng ,viễn thông và phân phối .TPP sẽ
mang lại quyền tiếp cận tự do cho các ngành dịch vụ
+ Hiện nay ,năng lực xâm nhập thị trường nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế ,thậm chí bị lấn lơ]ts ngay thị trường trong
nước khi doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt vào nước ta khi TPP có hiệu lực .Để có
thể quản lí tốt Việt Nam cần có hệ thống hành lang pháp lí mới về công đoàn
,người lao động .bản quyền sở hữu trí tuệ ,bảo hộ ,môi trường…
+ Nếu không làm tốt hành lang này Việt Nam rất dễ bị sa lầy trong những
rủi ro lâu dài .Qui luật sinh tồn và đào thải sẽ ngày một rõ nét hơn khi hội nhập
kinh tế sâu rộng .Nếu không chuẩn bị thật tốt và không chú trọng nâng cao năng
lực ,mở rộng tầm nhìn thì doang nghiệp Việt sẽ không thể bơi xa theo xu hướng
mua bán hoặc sát nhập mạnh mẽ ….
Như vậy thông qua sự liên hệ này ,học sinh sẽ có thêm sự nhìn nhận về một
vấn đề thời sự có liên quan và từ đó có những nhận thức đúng hơn cho bản thân
trước ngưỡng cửa của quá trình hội nhập
b/Kết quả cụ thể
Kết quả cụ thể, tôi xin được minh chứng bằng 3 lớp đại diện trong tổng số
các lớp tôi được phân công trực tiếp giảng dạy trong 2015 – 2016 như sau:
Bảng thống kê kết quả học tập của các lớp học sinh tại trường THPT
Lê văn Hưu năm học 2015-2016
Xếp loại
Lớp 12C1
Sĩ số 43
Lớp 12C2
Sĩ số 46
Lớp 12C6
Sĩ số 45
12
Giỏi
Khá
Trung bình
40%
60%
45%
55%
17,7%
65,1%
2,2%
13
III. KẾT LUẬN
1/Kết luận
Như vậy, quá trình học tập lịch sử của học sinh về bản chất là quá trình
hoạt động nhận thức.Qúa trình này diễn ra tương tự như quá trình con ngươi
nhận thức hiện thực và có nhiều nét giống với quá trình nhà khoa học đi tìm
chân lí khách quan.Trên đại thể, quá trình nhận thức của học sinh trong học tập
sẽ diễn ra như sau:Trước hết họ tiếp cận với những sự kiện ,hiện tượng giáo
trình lịch sử cụ thể thông qua bài giảng của người giáo viên và qua các tài liệu
học tập như sách giáo khoa ,sách đọc thêm ,tranh ảnh ,bản đồ và các tài liệu
khác.Sự tiếp cận với kiến thức cụ thể này sẽ tạo ra ở học sinh những tri giác,
biểu tượng lịch sử.Chính nhờ quá trình nhận thức này sẽ giups học sinh hứng
thú, say mê trong dạy học lịch sử.
2/ Kiến nghị
-Về phía phụ huynh học sinh: Kiểm tra đôn đốc việc chuẩn bị bài, học bài
của học sinh ở nhà. Tạo điều kiện và khuyến khích học sinh học tập
-Về phía trường: Hỗ trợ tích cực cho giáo viên trong việc áp dụng phương
pháp mới vào dạy học .Động viên khuyến khích giáo viên cả về vật chất lẫn
tinh thần
-Về phía ngành: Hỗ trợ thêm về phương tiện thiết bị nhằm phục vụ tốt hơn
cho công tác dạy học của giáo viên.
Với những vấn đề trình bày ở trên, dựa vào thực tế giảng dạy nhiều năm và
đặc biệt trong năm học 2015 – 2016 này. Tôi có một ít kinh nghiệm nhỏ nhoi về
cơ sở lý luận và thực tiễn. Đề tài này chắc chắn còn những hạn chế nhất định, rất
mong được sự góp ý của các bạn bè đồng nghiệp, các thầy cô giáo và các bạn có
quan tâm đến vấn đề này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thiệu Hóa, ngày 03 tháng 6 năm 2016
CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP
Lê Thị Bình
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phát triển tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học
Bộ giáo dục và đào tạo 1993
2. Việc dạy học môn lịch sử ở các trường phổ thông
NXBĐHQG HN 1996
3. Tài liệu chuẩn kiến thức Lịch sử – chương trình Lịch sử THPT Việt nam
– NXB Giáo dục, Hà nội
4. Phương pháp dạy học Lịch sử (Tập 2) – Phan Ngọc Liên – NXB Đại
học sư phạm, Hà nội – 2007.
5. SGK, GV 12THPT
6. Một số tài liệu khác
15