1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục học sinh nói chung và giáo dục học sinh chưa ngoan nói riêng là
nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục của giáo viên và tập thể hội đồng
sư phạm nhà trường. Giáo dục học sinh chưa ngoan là một phần quan trọng
trong nội dung giáo dục đạo đức là điều mà các nhà giáo dục tâm huyết luôn
quan tâm.
Qua thực tế giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm ở trường Trung học phổ
thông Lê Lai, tôi nhận thấy việc giáo dục học sinh nói chung và giáo dục học
sinh chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm nói riêng có nhiều khó khăn. Mỗi giáo viên
muốn làm tốt cơng tác chủ nhiệm thì phải vừa là giáo viên giỏi về chuyên môn
vừa phải là một nhà tâm lý giỏi để hiểu học sinh, để xử lý các tình huống sư
phạm đầy rắc rối sao cho khéo léo tế nhị, đạt hiệu quả giáo dục cao. Trong quá
trình chủ nhiệm lớp, nhiều câu hỏi khiến tôi băn khoăn, trăn trở: Do đâu mà số
học sinh chưa ngoan ở các lớp có chiều hướng gia tăng? Làm thế nào để giúp
được học sinh trở nên ngoan, lễ phép, có ý thức học tập tiến bộ hơn? Các kinh
nghiệm, các biện pháp tôi đã và đang giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm đã thực
sự hiệu quả chưa?
Biểu hiện của các em thường là: gây gổ đánh nhau, bỏ giờ, trốn học, thậm
chí trốn gia đình vài ngày đi theo bạn bè, người yêu, không chấp hành nội quy
nhà trường… rồi lôi kéo của bạn bè về phía mình nhằm thỏa mãn cá tính hoặc
thỏa mãn nhu cầu giải tỏa tâm lý bị ức chế về hồn cảnh của bản thân mình. Khi
một học sinh nào đó bị đưa vào danh sách học sinh chưa ngoan thì vơ hình
chúng ta đã tách học sinh đó ra và đưa vào chế độ theo dõi đặc biệt. Một số học
sinh coi việc được thầy cô đưa vào danh sách học sinh chưa ngoan là một đẳng
cấp để tham gia nhóm học sinh hư và tự hào đạt được “danh hiệu” đó, một số
học sinh lại cảm thấy việc bị đưa vào danh sách chưa ngoan là đường cùng nên
các em trở nên tự ái, tự ti, chán nản, bất cần, mất niềm tin, khó hịa nhập với tập
thể lớp. Do đó, với tư cách là giáo viên chủ nhiệm lớp, chúng ta cần giúp các em
tránh cảm giác bị xa lánh, tách khỏi tập thể. Cần phân biệt mức độ chưa ngoan,
nguyên nhân của nó để đưa ra cách tiếp cận và giúp các em tiến bộ. Với ý nghĩa
trên, với quan điểm “khơng có học sinh nào là cá biệt”, tơi ln coi các tính cách
khác nhau của mỗi học sinh là một cá tính cần được tôn trọng, yêu thương,
không bắt các em phải sửa đổi cá tính của mình theo một khn mẫu nhất định.
Bản thân luôn suy nghĩ cách nắn chỉnh những cá tính của học sinh theo chiều
hướng tích cực để sau này các em trở thành học sinh ngoan của lớp, trường; là
con ngoan của gia đình và là người có ích của xã hội.
Xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường nói chung, của lớp chủ nhiệm
nói riêng, tôi xin được chia sẻ “Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa
ngoan tại lớp 12B5, trường THPT Lê Lai năm học 2016 - 2017”. Với mong
muốn được góp phần vào việc giảm dần số lượng học sinh chưa ngoan, nâng
cao hiệu quả giáo dục của nhà trường và giảm bớt tệ nạn ngồi xã hội.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1
Tơi viết sáng kiến này với mục đích:
+ Đưa ra những biện pháp mình ứng dụng để suy ngẫm, chọn lọc và đúc
kết thành kinh nghiệm của bản thân.
+ Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công
trong công tác chủ nhiệm lớp.
+ Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí và từ các bạn
đồng nghiệp để tơi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những
thiếu sót, để từng bước nâng cao nghiệp vụ giáo dục cho bản thân.
+ Rèn luyện tinh thần năng động, giữ lửa lòng say mê, sáng tạo, cố gắng
học tập theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng học sinh chưa ngoan có thể ở bất kì cấp học nào, loại hình trường
học nào và ở mỗi lứa tuổi, do thời gian ngắn hạn nên đề tài này chỉ giới hạn đối
tượng học sinh chưa ngoan tại lớp12B5 - Trường THPT Lê Lai - Năm học 2016
- 2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp tiếp cận lý luận khoa học.
+ Phương pháp quan sát thực tế.
+ Phương pháp kiểm tra - đánh giá.
+ Phương pháp đàm thoại.
Trên đây là một số phương pháp tiêu biểu tôi đã áp dụng trong đề tài này.
Vì mỗi phương pháp đều có cái hay trong quá trình áp dụng thực hiện. Nếu
chúng ta áp dụng đúng phương pháp trong từng thời điểm thích hợp thì hiệu quả
đạt được rất tốt trong việc thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giáo dục học
sinh chưa ngoan tại lớp 12B5, trường THPT Lê Lai năm học 2016 - 2017”.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Học sinh chưa ngoan thực chất các em chưa phải là những người bị “hư
hỏng” mà chỉ là có những hành vi chưa đúng quy định của nhà trường và cao
hơn là lệch chuẩn đạo đức xã hội; có thể nhất thời hoặc là thói quen nhưng chưa
trở thành bản chất con người. Chính vì vậy, việc giáo dục cho các em có hành vi
và thói quen đúng đắn phù hợp với các chuẩn mực xã hội là trách nhiệm của cả
nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó, nhà trường giữ vai trò chủ đạo. Ở nhà
trường, trong thực tiễn hoạt động giáo dục, học sinh ln ln có sự phân hố
phức tạp về mức độ phát triển trí tuệ, thể chất và phẩm chất đạo đức. Vì quá
trình tiếp thu giáo dục và quá trình tự giáo dục của mỗi học sinh khác nhau.
Với đề tài “Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tại lớp
12B5, trường THPT Lê Lai năm học 2016 - 2017”, bản thân tôi muốn chia sẻ
với đồng nghiệp một số biện pháp giáo dục tích cực để giúp cho những học sinh
chưa ngoan từng bước thay đổi, nhận thức được sai lầm của mình và biết cải
biến thái độ hành vi theo hướng tích cực. Tơi muốn giúp các em biết tôn trọng
2
bản thân mình và xác định được sự quan trọng của việc học tập, mặt khác làm
cho các em thấy được sự vất vả của bố mẹ nuôi con ăn học và muốn giúp các em
nhận ra sự tận tâm, nhiệt huyết và công lao to lớn của thầy cô trong việc truyền
đạt kiến thức, giáo dục đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống cho học sinh. Từ đó,
các em sẽ hiểu được và biết phải làm gì để khơng phụ lịng mong mỏi của bố
mẹ, thầy cơ.
Đối với học sinh chưa ngoan, người giáo viên chủ nhiệm phải biết nhìn
bằng con mắt tình thương và sự thơng cảm, phải thật sự xem học sinh như người
thân, gia đình của mình. Giáo viên nên có cái hiền từ bao dung mẫu mực của
người mẹ, người cha, cái gần gũi cảm thông của người anh, người chị và cái
thân thiết, đồng cảm của một người bạn.
Nhìn lại và so sánh tình hình chung về đạo đức của học sinh những năm
gần đây tôi nhận thấy tỷ lệ học sinh chưa ngoan vẫn đang tồn tại ở một tỷ lệ
đáng kể, số vụ vi phạm pháp luật của lứa tuổi học sinh đang gia tăng, do đó tơi
nghiên cứu đề tài này nhằm hạn chế số lượng học sinh chưa ngoan, chậm tiến ở
lớp chủ nhiệm. Qua đó góp phần giảm tỷ lệ học sinh vi phạm đạo đức trong nhà
trường và bên ngoài xã hội. Đồng thời cũng qua nghiên cứu này nhằm nâng cao
nghiệp vụ công tác của bản thân và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
2.2. Thực trạng về vấn đề học sinh chưa ngoan.
2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường.
2.2.1.1. Thuận lợi:
- Năm học 2016 - 2017 trường có 55 giáo viên, trong đó 52 giáo viên
chính thức và 3 giáo viên hợp đồng. Tất cả giáo viên đều đạt chuẩn trở lên. Phần
lớn giáo viên còn rất trẻ, tất cả đều nhiệt tình, tâm huyết, năng động và luôn
quan tâm giúp đỡ học sinh.
- Tập thể sư phạm đồng thuận, tạo được bầu khơng khí đồn kết, yêu
thương giúp đỡ nhau, đây là một sức mạnh tổng hợp giúp tập thể giáo viên trong
trường yên tâm công tác và càng bám trường, bám lớp.
- Nhà trường ln nhận được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa
phương và hội phụ huynh học sinh.
- Cơ sở vật chất của nhà trường được trang bị khá đầy đủ, có phịng máy
chiếu, phịng máy tính cho học sinh, sân vận động, trường có đủ phịng học một
ca, khn viên nhà trường rộng rãi và rất đẹp.
2.2.1.2. Khó khăn:
- Trường THPT Lê Lai là trường mới được thành lập, nằm trên địa bàn
huyện Ngọc Lặc, thuộc huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa nên đa số học sinh
là con em dân tộc, cha mẹ là lao động nông nghiệp chủ yếu, đời sống kinh tế cịn
gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nên cha mẹ phải đi làm ăn xa (trong thành phố
Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phịng...). Do đó, con cái chủ yếu sống
với ơng bà hoặc ở một mình khơng có người lớn quản lý nên các em ít được chỉ
bảo, động viên, quan tâm, chăm sóc... Mặt khác, trình độ dân trí chưa đồng đều,
nên mức hiểu biết còn hạn chế, mọi vấn đề liên quan đến học tập đều trông chờ
3
và giao phó cho giáo viên chủ nhiệm, cho nhà trường. Chính vì vậy vai trị của
giáo viên đứng lớp nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng cịn rất vất vả.
- Chất lượng đầu vào của học sinh thấp, trong những năm gần đây, học
sinh thi vào lớp 10 chỉ tránh điểm liệt là đậu vào trường nên ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng học tập cũng như rèn luyện. Phần lớn các em nhà ở xa
trường, có những em ở xã Vân Am nhà cách trường 22km, việc đi lại của học
sinh chưa thuận lợi, đặc biệt vào những ngày mưa lũ, các em không qua sông,
suối được vì nước dâng cao...do đó chưa thu hút được nhiều học sinh trên địa
bàn huyện. Mặt khác, công tác giáo dục học sinh cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ
bên ngoài xã hội.
2.2.2. Thực trạng về vấn đề học sinh chưa ngoan của lớp chủ nhiệm.
Năm học 2016-2017, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 12B5.
Đây là lớp có số học sinh điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 thấp, phổ điểm mơn
tốn là tránh điểm liệt, một số học sinh lưu ban hoặc bị đình chỉ ở các lớp trước
được nhà trường chuyển vào lớp, đối tượng học sinh này thường xuyên gây rối
lớp, ý thức rèn luyện kém làm ảnh hưởng tới tập thể lớp học. Đầu năm bản thân
tôi được phân công vào giảng dạy và làm cơng tác chủ nhiệm cũng có nhận xét
giống giáo viên bộ môn khác: lớp nhốn nháo, ầm ĩ, có hiện tượng nói tục, chửi
bậy; một số học sinh lười học mải chơi hay nói chuyện, nói tự do trong giờ.
Điều này làm giáo viên rất bực mình, ảnh hưởng đến giờ dạy và việc học của
những học sinh ngoan khác. Nếu cứ để tình trạng này thì dần dần những đối
tượng học sinh này không những phá lớp mà cịn lơi kéo những học sinh khác
vào cuộc và người thiệt thòi nhất vẫn là các em học sinh.
Là giáo viên chủ nhiệm được nhà trường tin tưởng giao lớp, tôi luôn băn
khoăn, lo lắng và rất trăn trở:
- Làm thế nào để giáo viên bộ môn khi vào lớp yên tâm, hứng thú, say mê
giảng dạy kiến thức cho tất cả các em học sinh?
- Làm thế nào để 45 học sinh trong lớp đều ngoan, tiếp thu bài tốt và học
hành chăm chỉ?
- Làm thế nào để những học sinh chưa ngoan đều trở nên tiến bộ?
Để làm được những điều này tôi cần phải lựa chọn những biện pháp phù
hợp để giáo dục các em học sinh chưa ngoan.
Sau một tháng học tập và rèn luyện tôi đã tiến hành khảo sát lại chất lượng
học sinh ở lớp chủ nhiệm. Kết quả như sau:
Thời Sĩ
Hạnh kiểm
Học lực
gian số Tốt
Khá
T.bình
Yếu
Giỏi
Khá
T.bình Yếu
Kém
lớp
SL % SL % SL % SL % SL % SL
% SL % SL % SL %
Đầu
45 20 44,4 14 31,1 8 17,7 3
6,8 0 0 10 22,2 25 55,5 7 15,5 3 6,8
HKI
Với những học sinh chưa ngoan, một cách tương đối tôi đã chia thành các
nhóm sau đây:
4
Nhóm thứ 1: Học sinh có tâm lý đua địi, làm “anh hùng” ở tuổi mới lớn,
tuổi dễ bị kích động, lơi kéo thành băng nhóm, thích gây gổ đánh nhau… giữa
học sinh trong lớp, trong trường và ngoài nhà trường như em Nguyễn Tiến
Quỳnh ( xã Minh Tiến), em Lê Thị Trà My( xã Nguyệt Ấn).
Nhóm thứ 2: Một bộ phận học sinh học lực yếu, không tập trung nghe giảng,
tiếp thu chậm dẫn đến năng lực học tập hạn chế, thường xuyên quậy phá. Những
học sinh này dần dần lực học giảm sút, dẫn đến bỏ giờ trốn học và bỏ học, tham
gia các trò chơi trực tuyến như em Lê Văn An ( xã Minh Tiến), em Hồ Đắc
Hưng ( xã Xuân Thiên), em Lê Thị Diệu Linh ( xã Phùng Giáo), em Phạm Thị
Kiều Vân (xã Kiên Thọ).
Nhóm thứ 3: Một số ít học sinh biểu hiện tính ương ngạnh, bướng bỉnh,
khơng chấp hành những quy định của lớp. Khi được lưu ý nhắc nhở có vẻ ăn năn
sửa sai nhưng rồi vẫn “chứng nào tật ấy” rồi thường xuyên vi phạm bất chấp sự
góp ý của bạn bè, sự giáo dục của thầy cô giáo và kể cả những hình phạt cho
những vi phạm vẫn không chấp hành: chẳng hạn như tác phong không nghiêm
túc, áo không bỏ vào trong quần, nhuộm màu, để đuôi sau, bấm lỗ tai, nói tục
với bạn bè, khơng tham gia sinh hoạt lớp, tách rời tập thể như em Phạm Minh
Đức ( xã Xuân Lam), Bùi Văn Điệp ( xã Nguyệt Ấn), Lê Văn Nhân ( xã Phùng
Giáo)...
Ở tất cả các biểu hiện của nhóm học sinh chưa ngoan trên đều ảnh hưởng
đến sự hình thành nhân cách và năng lực học tập của học sinh. Dù ở nhóm học
sinh chưa ngoan nào nếu chúng ta không kịp thời uốn nắn, giáo dục các em từ
những vi phạm nhỏ đến việc làm khơng có ý thức khác, rồi bỏ học và có nguy
cơ trở thành tội phạm. Để giúp các em nhận ra con đường đang đi là con đường
không đúng, cần phải sửa chữa điều chỉnh. Chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ
nguyên nhân, tâm lý của từng nhóm học sinh chưa ngoan để có cách tiếp cận
riêng.
Xuất phát từ thực trạng trên tôi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo
dục học sinh chưa ngoan tại lớp 12B5, trường THPT Lê Lai năm học 2016
-2017”, nhằm hạn chế số lượng học sinh chưa ngoan ở lớp 12B5. Qua đó góp
phần giảm tỉ lệ học sinh vi phạm đạo đức trong nhà trường, bên ngoài xã hội.
Đồng thời cũng qua nghiên cứu này nhằm nâng cao nghiệp vụ công tác của bản
thân và để chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
2.2.3. Nguyên nhân của vấn đề học sinh chưa ngoan
Tất cả những học sinh bình thường trở thành học sinh chưa ngoan đều có
nguyên nhân của nó. Sau đây tôi xin đưa ra một số nguyên nhân cụ thể trực tiếp
hoặc gián tiếp tác động đến học sinh biến các em trở thành học sinh chưa ngoan.
2.2.3.1. Ảnh hưởng từ xã hội.
Cuộc sống đổi mới và hiện đại hơm nay đem lại cho các em nhiều điều
tích cực nhưng cũng đã tạo cho các em một môi trường đầy biến động.Trong đó
có những tác động tiêu cực đến với học sinh với nhiều hình thức khác nhau.
5
Hiện nay, do sự quản lý không chặt chẽ của nhà nước, các dịch vụ bida,
internet, karaoke… mở ra ở gần trường học, lôi kéo, hấp dẫn các em. Đặc biệt là
các trò trơi trực tuyến trên mạng internet (game online), phần lớn các em bỏ học
đều có liên quan đến các trò chơi này. Các em lao vào các trị chơi đó qn hết
thời gian dẫn đến bỏ giờ trốn học và những vi phạm khác. Đồng thời các phim
ảnh được bán ở các cửa hàng và một số được chiếu kênh internet có những cảnh
bạo lực, hoặc những cảnh phim tình cảm quá mức nhạy cảm làm cho các em bị
kích động, gây tị mị hoặc dễ dàng bắt chước. Ngoài ra những tụ điểm ăn chơi
ngày càng nhiều, đập vào mắt các em làm cho các em khơng tự chủ, tham gia
khơng có ý thức, dần dần tiêm nhiễm các thói quen xấu và trở thành đối tượng
học sinh chưa ngoan.
2.2.3.2. Ảnh hưởng của môi trường giáo dục gia đình
Hồn cảnh sống của mỗi học sinh khác nhau, có em may mắn nhận được
sự quan tâm đến suy nghĩ của lứa tuổi và được cha mẹ khuyên bảo như một
người bạn, có học sinh khơng được sự quan tâm đúng mức, hay gia đình q
chiều chuộng. Có em bố mẹ bỏ nhau bơ vơ không biết ở với ai hoặc bố mẹ
không hạnh phúc, thường xuyên phải chứng kiến cảnh bố hay say xỉn, bố tham
gia vào các tệ nạn xã hội như cờ bac, nghiện hút, ngoại tình... dẫn đến bạo lực
gia đình, có em vì gia đình khó khăn nên bố mẹ đi miền Nam, miền Bắc làm ăn
gửi con đang tuổi lớn cho ông bà nội, ngoại nuôi ăn học.
Nếu các em chưa ý thức được việc học tập, đồng thời gia đình khơng quan
tâm và không tạo điều kiện cho các em học tập thì việc học tập các em khơng
đến nơi đến chốn, chất lượng học tập bị ảnh hưởng, các em học tập yếu, thua
kém bạn bè dẫn đến chán học, bỏ học.
Học sinh chưa ngoan phát sinh từ những ảnh hưởng khơng tốt của mơi
trường giáo dục gia đình, chủ yếu là:
+ Gia đình có hồn cảnh kinh tế khó khăn:
Từ những khó khăn về đời sống kinh tế, cha mẹ phải lao động vất vả
không quan tâm đến việc học tập của con em, phó mặc cho nhà trường, có gia
đình con cái phải lao động để phụ giúp bố mẹ hoặc là lao động chính trong nhà,
làm cho các em khơng có thời gian học tập ở nhà như soạn bài, học bài cũ, do đó
khi đến lớp việc tiếp thu bài mới rất khó khăn, khơng làm được bài kiểm tra, lo
lắng sợ sệt khi thầy cô giáo kiểm tra bài cũ... từ đó thua kém bạn bè và phát sinh
tâm lý chán học dẫn đến bỏ giờ trốn học, bỏ học (ở nhóm 2). Ví dụ em Hồ Đắc
Hưng.
+ Gia đình chỉ lo làm ăn, khơng quan tâm đến việc học của con cái:
Nhiều gia đình vì kế sinh nhai, cả vợ chồng đều đi làm xa, phó mặc con
cái cho ơng bà hoặc chị em chăm sóc lẫn nhau. Một số học sinh chưa tự giác và
thiếu sự quản lý chặt chẽ của người lớn nên nảy sinh những tư tưởng khơng lành
mạnh, từ đó ham chơi mà trốn học, bỏ học.
Có gia đình tuy khơng khó khăn về kinh tế nhưng có tham vọng làm giàu,
bỏ mặc con cái, không quan tâm đến việc học tập của con cái kể cả những thói
6
hư tật xấu của con cái, cha mẹ cũng không biết để răn dạy, do đó từ những vi
phạm lỗi nhỏ dần dần đến lỗi lớn (ở nhóm 2). Ví dụ em Lê Thị DiệuLinh.
+ Gia đình có cha mẹ bất hịa, khơng có hạnh phúc:
Gia đình có hồn cảnh éo le, không hạnh phúc: Cha mẹ lục đục, bỏ nhau
hoặc cha mẹ vướng vào cờ bạc, rượu chè không làm gương tốt cho con cái . Sự
to tiếng, bạo lực của người lớn làm cho các em dần dần bị ảnh hưởng [1]. Từ đó
nẩy sinh những việc làm khơng lành mạnh (biểu hiện ở nhóm 1) thích đánh lộn
để giải tỏa tâm lý, bị ức chế, bỏ nhà đi chơi khơng thiết tha đến việc học. Do đó
lực học giảm sút dẫn đến chán học, bỏ học. Ngoài ra, gặp hồn cảnh gia đình có
người cha nát rượu, nghiện hút...cũng ảnh hưởng rất lớn đến học sinh làm các
em trở thành học sinh chưa ngoan. Ví dụ em Nguyễn Tiến Quỳnh.
Với mơi trường giáo dục của gia đình như vậy, học sinh khó có thể trở
thành con ngoan trị giỏi, nếu khơng có sự động viên kịp thời của bạn bè, nhà
trường và thầy cô giáo.
2.2.3.3. Ảnh hưởng từ nhà trường
Có rất nhiều tác động đến học sinh từ nhà trường nhưng chủ yếu là:
* Giáo viên bộ môn:
- Một số giáo viên bộ môn áp dụng phương pháp giảng dạy chưa có sức
lơi cuốn học sinh vào bài giảng, dạy theo cách truyền thống, không đổi mới
phương pháp, khơng sử dụng hoặc rất ít sử dụng đồ dùng dạy học.
- Một số giáo viên bộ môn chưa am hiểu tâm lí, hồn cảnh gia đình của
học sinh, nên chưa quan tâm chu đáo tới học sinh, chưa đồng đều trong đối xử
khiến các em có cảm giác bị thầy cô ghét bỏ, nảy sinh ở các em thái độ bất cần,
hành vi chống đối giáo viên.
- Còn có nhiều giáo viên bộ mơn dạy theo quan điểm hết giờ là xong, là
hết trách nhiệm.
- Tôi là giáo viên GDCD làm công tác chủ nhiệm vừa là giáo viên bộ môn
của các lớp khác, tôi luôn suy nghĩ để đổi mới phương pháp dạy học để các em
phát huy được khả năng tư duy, vận dụng các hiện tượng thực tế trong thực tiễn
đời sống xã hội vào bài học, khuyến khích các em tham gia xây dựng bài giảng,
qua đó gần gũi với các em nhiều hơn… Năm học vừa qua tơi đã có nhiều tiết
dạy theo phương pháp tích hợp, học sinh rất thích thú khi tham gia vào bài
giảng, và được nhà trường đánh giá tốt.
* Giáo viên chủ nhiệm:
Học sinh chưa ngoan không phải hồn tồn do gia đình và xã hội mà một
phần ảnh hưởng khơng nhỏ từ phía nhà trường, nhất là từ giáo viên chủ nhiệm.
Không phải giáo viên chủ nhiệm cứ lên lớp đầy đủ, cứ nhiệt tình là được mà
quan trọng là phương pháp chủ nhiệm như thế nào, cách tiếp cận học sinh ra
sao? Từ đó để làm tốt công tác chủ nhiệm người giáo viên phải giàu lịng nhân
ái, vị tha, kiên trì, nhiệt tình, biết tơn trọng nhân cách học sinh, được các em tin
yêu và phụ huynh tín nhiệm, có sức cảm hóa thuyết phục, có bản lĩnh để xử lý
7
kịp thời các tình huống sư phạm đa dạng, đối xử công bằng trong nhận xét đánh
giá đối với học sinh [2].
- Một số giáo viên chủ nhiệm chưa tìm ra những biện pháp thích hợp
trong việc cảm hóa, giáo dục học sinh chưa ngoan; chưa tạo ra môi trường thân
thiện khi học sinh đến trường, làm cho học sinh thấy nhàm chán khi đến trường.
- Một số giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự quan tâm đến học sinh chưa
ngoan, thường hay sử dụng các biện pháp mạnh như trách mắng, quát nạt, xúc
phạm các em trước lớp làm cho các em mặc cảm, tự ti dẫn đến chán nản, lười đi
học.
- Một số giáo viên chưa thực sự gần gũi với các em nên chưa nắm bắt kịp
thời tâm tư, nguyện vọng của các em do đó có biện pháp giáo dục chưa phù hợp.
* Tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của nhà trường:
Đồn trường trung học phổ thơng Lê Lai có tổ chức các buổi sinh hoạt tập
thể nhưng chưa nhiều, sức thu hút các em học sinh là đoàn viên thanh niên chưa
cao. Đồn trường nên tổ chức những chương trình về giáo dục giới tính, giáo
dục kĩ năng sống, tuyên truyền pháp luật... qua các hoạt động đó để tuyên truyền
cho các em hiểu được các thói hư tật xấu cần tránh xa, thu hút các em học sinh
chưa ngoan về với tập thể, về các hoạt động có ý nghĩa, nhân văn.
2.2.3.4. Ảnh hưởng do sự hiếu động mới lớn của lứa tuổi.
Một số ít học sinh thích thể hiện sự khác biệt với các học sinh khác “chơi
trội” bằng các hành động cử chỉ, trang phục khác các bạn khác. Đối với nhóm
học sinh này (ở nhóm 3) thì việc giáo dục điều chỉnh suy nghĩ định hướng lại
cho các em sẽ đơn giản hơn. Đây là cách thể hiện cá tính của các em, nhưng các
em chưa hiểu như vậy là không đúng với quy định của nhà trường và lứa tuổi
của các em, do các em có thần tượng là các ngôi sao nên muốn trang điểm, hóa
trang giống như thần tượng của mình, điều này làm mất nhiều thời gian vào hình
thức bên ngồi của mình sao nhãng việc học tập.
2.3. Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tại lớp 12B5, trường
trung học phổ thông Lê Lai.
Thấy rõ được những nguyên nhân trên và từ những phân tích sự hình
thành các nhóm học sinh chưa ngoan ở lớp 12B5, tôi xin đề xuất một số biện
pháp nhằm hạn chế sự phát triển và giáo dục học sinh chưa ngoan như sau:
2.3.1. Tìm hiểu về tâm lý của học sinh.
Học sinh trung học phổ thơng, lứa tuổi 15- 18 này có nhiều biến đổi về tâm,
sinh lí. Các em khơng cịn là trẻ con để cần được vỗ về chăm sóc, nhưng cũng
chưa là người lớn để tự mình giải quyết mọi tình huống.Vì vậy, giáo viên chủ
nhiệm cần tìm hiểu tâm sinh lí học sinh bằng cách: Phát phiếu thăm dị về sở
thích, khả năng, mơ ước, cá tính..., qua tìm hiểu bạn bè, người thân của học
sinh[3].
Khi gặp khó khăn, học sinh trung học phổ thơng có rất nhiều cách giải
quyết. Cách thơng thường nhất hiện nay, khi gặp khó khăn các em thường chọn
lựa sự giúp đỡ từ bạn bè. Nhưng có rất nhiều vấn đề mà các em băn khoăn, thắc
8
mắc lại nằm ngoài khả năng tư vấn, giải quyết của các bạn đồng trang lứa. Vì
thế giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm gần gũi với học sinh, đóng vai trò là
người bạn và cùng học sinh tâm sự để chia sẻ vấn đề học sinh đang gặp phải và
chưa biết giải quyết như thế nào. Giáo viên chủ nhiệm phải hòa nhập cùng các
em, quan tâm đến các sở thích của lứa tuổi các em và cần khuyến khích các sở
thích đúng đắn, biểu dương trước lớp sự tiến bộ và thành tích của các em.
Ở lứa tuổi này các em đã có những suy nghĩ độc lập và tính tự giác, biết
suy nghĩ về việc mình làm do đó giáo viên chủ nhiệm phải biết khuấy động tinh
thần tự quản, tự giác của học sinh. Ở lớp tôi chủ nhiệm ngay từ đầu năm học tôi
đã cho các em học nội quy của nhà trường và hướng dẫn cho các em thực hiện
nội quy, và cho các em tự thảo luận thống nhất đề ra quy đinh của lớp phù hợp
với nội quy của nhà trường và giao trách nhiệm cho ban cán sự lớp tổ chức giám
sát thực hiện. Cuối tuần ở buổi sinh hoạt lớp, cơ giáo chủ nhiệm sẽ có chế độ
khen chê cơng bằng, khách quan và đưa ra mục tiêu phấn đấu hằng tuần, hằng
tháng và cả học kỳ, đề ra các hình thức khen thưởng cho cá nhân, cho tập thể lớp
khi đạt thành tích.
Ví dụ: Học kỳ 1 năm học 2016-2017 tôi đã đề ra mục tiêu cho lớp do tôi
chủ nhiệm (12 B5) là phải đạt danh hiệu lớp tiên tiến thì cơ sẽ thưởng là một
chuyến đi thăm quan khu di tích lịch sử Lam Kinh thuộc huyện Thọ Xn với
kinh phí do cơ tài trợ, các em đã rất phấn khởi thi đua rèn luyện, hằng tuần để
được xếp loại nhất, nhì, các em tự giám sát và chấn chỉnh các học sinh chưa
ngoan, yêu cầu thực hiện nội quy của trường, của lớp như đi học đúng giờ, mặc
quần áo đúng quy định, không được mang điện thoại vào trường, lớp... Kết quả
cuối kì I lớp 12B5 của tôi được nhà trường đánh giá là lớp tiên tiến. Tôi đã tổ
chức cho các em đi thăm quan khu di tích lịch sử Lam Kinh. Qua chuyến đi các
em rất phấn khởi và nói với nhau chúng ta sẽ cố gắng để được đi lần tiếp theo.
Bên cạnh đó cịn giúp các em gần gũi, hịa đồng cùng nhau, vui vẻ với nhau.
Đồng thời cũng là điều kiện cơ trị có thể chia sẻ trao đổi cởi mở, thân thiện, gần
gũi.
Đây là phương pháp hữu hiệu để ngăn chặn các em học sinh ngoan chuyển
thành học sinh chưa ngoan. Đồng thời thu hút các em học sinh chưa ngoan hịa
nhập với tập thể lớp qua đó cảm biến dần dần giúp các em xóa những tự ti, mặc
cảm là học sinh chưa ngoan để hịa mình với bạn bè.
Như vậy tìm hiểu tâm lý học sinh để từ đó nắm bắt được tâm lý học sinh là
việc rất cần thiết đối với giáo viên chủ nhiệm, đặc biệt là việc giáo dục và giảm
tỷ lệ học sinh chưa ngoan. Nắm bắt tâm lý học sinh là chìa khóa để giáo viên tìm
hiểu thế giới tinh thần phức tạp của học sinh, từ đó tìm ra được phương pháp
giáo dục phù hợp.
2.3.2. Gần gũi học sinh, là người bạn, người chị của học sinh.
Ngành giáo dục đang thực hiện phong trào "Xây dựng truờng học thân
thiện, học sinh tích cực", vì thế giáo dục học sinh chưa ngoan bằng tình yêu
thương là phương pháp giáo dục nhân văn, có hiệu quả. Hưởng ứng phong trào
đó sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm và gặp nhiều trường hợp học sinh
9
chưa ngoan khác nhau, tôi nhận ra rằng trong quá trình giáo dục học sinh chưa
ngoan, trước hết thầy, cơ giáo chủ nhiệm phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao học
sinh chưa ngoan để từ đó đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp.
Ví dụ: Nếu học sinh khơng thuộc bài hoặc khơng làm bài, giáo viên cần
tìm hiểu tại sao như vậy: do em không hiểu bài, em mất kiến thức cơ bản ở
những lớp dưới hay do gia đình em có vấn đề, do em bất mãn một việc gì đó
trong lớp, trong trường... Biết được chính xác nguyên nhân rồi sẽ có cách giải
quyết phù hợp. Sự tìm hiểu, gần gũi, quan tâm đến học sinh phải thật sự xuất
phát từ tình yêu thương của thầy giáo. Khi học sinh nhận biết được tình cảm đó
thì việc giáo dục các em sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Quan điểm giáo dục của tôi là
không nặng về kiểm điểm, phê bình và hạn chế sử dụng các hình phạt để khi em
nào mắc lỗi mà bị phạt thì các em tự hiểu được mình đã mắc lỗi rất nặng.
Ví dụ: Đối với nhóm học sinh thuộc nhóm 2 điển hình là Phạm Thị Kiều
Vân là học sinh học rất yếu, em thường xuyên không học bài cũ, không làm bài
tập ở nhà nên bị thầy cô nhắc nhở nhiều, dẫn đến chán nản và muốn bỏ học,
nhưng vì gia đình bắt phải đi học nên em đành tuân theo. Vì thế, em tỏ ra lầm lì
ít nói, mặc cảm với bạn bè, thầy cô, mọi người và nhất là đối với tôi em càng né
tránh hơn.
Thấy vậy, tôi gần gũi em bằng cách: Gặp riêng để trao đổi, trị chuyện,
tâm sự. Lúc đầu tơi hỏi thăm em về hồn cảnh gia đình, cuộc sống hằng ngày
của em vì tôi biết mẹ của em bệnh tim phải nằm viện thường xuyên, bố lao động
chính trong nhà nên kinh tế gia đình khá vất vả, nhưng ngun nhân chính làm
em trở thành học sinh chưa ngoan khơng phải vì lý do đó bởi năm học trước em
học rất tốt. Qua tìm hiểu từ bạn bè của Kiều Vân, tơi biết em có bạn trai gần nhà,
phải chăng đây chính là nguyên nhân làm em học hành giảm sút. Tôi thân thiện,
cởi mở hỏi chuyện: Dạo này đến lớp, cô thấy em khơng được vui, thi thoảng
khóc trong lớp học, thầy cô bộ môn và các bạn nhắc nhở em rất nhiều,có chuyện
gì vậy em? Như được cởi mở tấm lịng với bao nỗi niềm thầm kín chất chứa bấy
lâu, em đã tâm sự với tôi. Cô ơi! Nhiều lần em muốn nói với cơ nhưng lại khơng
dám vì em thấy mình chẳng ra gì. Giờ cơ hỏi vậy em cũng khơng muốn giấu
nữa. Em có u một anh ở gần nhà, hơn em 2 tuổi, làm nghề thợ mộc với bố em
và ở tại nhà em, sau thời gian ngắn tìm hiểu, em và anh ấy u nhau. Sau đêm
Nơen, em đã trao thân mình cho anh ấy. Khi biết tin em có thai, anh ấy khơng
tơn trọng nữa, thường xuyên chửi bới, xúc phạm và thời gian gần đây anh tìm
mọi cách trốn tránh bỏ đi đâu em cũng không biết, không liên lạc với em nữa cô
ạ, em rất thương bố, mẹ, thấy xấu hổ khơng dám nhìn thầy cơ và các bạn nên đã
nghĩ quẩn, tự tìm đến cái chết, em uống thuốc diệt cỏ, rất may bố em phát hiện
đưa đến bệnh viện kịp thời không thì...Nghe em nói vậy, lịng tơi khơng khỏi
xót xa và thấy thương em vơ cùng. Tơi ơm em vào lịng như đứa con của tôi, vỗ
về và ân cần hỏi: Bố, mẹ có biết em có thai khơng? em định xử lý như thế nào?
Cô ơi, bố mẹ em chưa biết, em sợ bố mẹ biết nên tự mua thuốc phá thai rồi và
liên tục hỏi tôi, cô ơi phá thai như thế sau em có cơ hội làm mẹ nữa khơng? em
khóc thật nhiều... tơi giảng giải cho em: Trong cuộc đời của em ai là người quan
trọng nhất đó là bố, mẹ phải khơng, người sinh thành, dưỡng dục em khôn lớn
10
đến ngày hơm nay. Vì vậy, trước khi làm điều gì em hãy nghĩ đến bố mẹ nhé,
khơng may em nghĩ điều dại dột, người khổ nhất là bố, mẹ. Em cố gắng quên đi
những chuyện đã qua, để chuộc lỗi lầm với bố, mẹ khơng cịn cách nào khác, cố
gắng học em nhé, tương lai tốt đẹp đang chờ em. Từ đó, tơi thường xun động
viên, an ủi đồng thời gặp gỡ gia đình em trao đổi để bố, mẹ cùng phối hợp giúp
em vượt qua khủng hoảng tâm lí. Sau một thời gian, tơi thấy em hịa đồng với
các bạn, khơng cịn hiện tượng khóc thầm trong lớp, không xa lánh bạn bè đặc
biệt là xa lánh tôi .Trong lớp tơi cử một bạn học giỏi, nhiệt tình ngồi bên cạnh và
kèm em học, đồng thời tôi nhờ đến các giáo viên bộ môn quan tâm em hơn. Dần
dần em tự tin hơn, học lực của em đã tiến bộ rất nhiều và kết quả cuối năm em
đã đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.
Học sinh lứa tuổi trung học phổ thông tự ái rất cao, các em ln nghĩ
mình đã là người lớn. Lịng tự trọng của học sinh trung học phổ thông đã phát
triển nên trong việc giáo dục khen thưởng hay phê bình, uốn nắn học sinh cần tế
nhị [4] . Vì vậy thầy cơ giáo phải tôn trọng các em, không thể tùy tiện la mắng
các em trước mặt các bạn cùng lớp, cùng trường. Người thầy cư xử mà để học
sinh của mình xấu hổ với bạn bè rồi dẫn đến bất mãn thì các em sẽ chống trả
quyết liệt, khơng thể giáo dục được. Giáo viên cần gần gũi, yêu thương học sinh
để hiểu các em hơn, sẵn sàng bỏ qua những lỗi lầm để uốn nắn từ từ, giáo dục
các em trở thành người tốt. Nghề giáo là nghề dạy dỗ, có nghĩa là cần phải vừa
dạy, vừa dỗ.
Là cương vị của người thầy, chúng ta hãy mở rộng “vòng tay tình bạn”
nối liền đến trái tim học trị. Hãy coi học trò là những người bạn để sẻ chia, để
đồng cảm, từ đó mới có thể phác hoạ được chân dung đời sống tâm hồn của học
sinh. Dạy học phải truyền cả niềm tin chứ không chỉ là một khối lượng kiến thức
đơn thuần.
Chúng ta hãy vừa là một đạo diễn vừa là một diễn viên trên sân khấu
nhưng đồng thời cũng là người anh, người chị, người bạn chân thành của các
em. Khơng chỉ là nhà giáo mà cịn là một nhà tư vấn tâm lí.
Trong thời đại hiện nay cơng nghệ thơng tin bùng nổ, mọi người có thể
tham gia các mạng xã hội một cách dễ dàng, ví dụ như mạng xã hội Facebook,
zalo…nên việc các em tham gia cũng là chuyện bình thường. Để hiểu các em thì
thầy cơ giáo cũng nên tham gia và có thể online nói chuyện với các em trên các
trang mạng này bằng cách kết bạn trực tiếp (dùng ngay nick của mình) hoặc gián
tiếp (lập một nick mới), có rất nhiều chuyện khi đối thoại trực tiếp sẽ rất khó nói
và khó chia sẻ, nhưng ngồi ở hai đầu máy tính thì mọi việc dễ dàng hơn rất
nhiều, câu chuyện được cởi mở hơn. Và có khi đóng vai trị là giáo viên để nói
chuyện với các em, các em sẽ rụt rè, ngại không dám bộc bạch hết nhưng khi là
một người bạn thì các em có thể dốc hết bầu tâm sự. Khi hai người bạn đã hợp
nhau rồi thì bất kể niềm vui hay nỗi buồn đều có thể tâm sự. Cũng qua các mạng
này chúng ta có thể biết mối quan hệ của các em học sinh, các em đang suy nghĩ
và làm những việc gì.
11
Ví dụ: Em Lê Thị Thu Trang (12B5) khi tơi thấy kết quả học tập của em
giảm sút, tôi đã tìm hiểu ngun nhân thơng qua bạn bè, mạng xã hội Facebook
thì biết em học sút vì đang yêu và biết ai là người em đang yêu, ban đầu tôi đã
vào Facebook lập một nick mới kết bạn với em nói chuyện với em như một
người bạn. Sau hai tuần kết bạn tơi đã nắm được tâm tư tình cảm của em, tơi gặp
riêng em nói chuyện, sau đó chúng tơi đã cùng nói chuyện thoải mái trên
Facebook. Tơi đã khuyên bảo em, nói về tầm quan trọng của việc học, phân tích
mặt trái của tình u học trị. Mặt khác tôi đã gặp riêng bạn trai của em (Nguyễn
Tiến Quỳnh) cùng lớp trao đổi và khuyên bảo các em bằng kinh nghiệm của một
người chị đã đi trước. Kết quả là các em đã nhận ra được tầm quan trọng của
việc học và cả hai em đều biết kiềm chế tình cảm, chỉ dừng lại ở tình bạn để
cùng nhau cố gắng học tập và sau đó kết quả học tập của em đã tiến bộ rõ rệt.
2.3.3. Đưa học sinh vào các công việc chung của tập thể lớp.
Việc giáo viên chủ nhiệm giao cho các em các công việc của tập thể lớp
phù hợp với khả năng cũng thể hiện niềm tin của giáo viên vào sự tiến bộ của
học sinh; đồng thời phát huy được những ưu điểm, năng lực tiềm ẩn ở học sinh.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm để các em thấy được vai trị của mình trong tập
thể lớp, xóa đi mặc cảm tự ti ở các em.
Ví dụ: Em Phạm Minh Đức, em có năng khiếu về văn nghệ, tơi và tập thể
lớp bầu cử em làm lớp phó văn thể. Trong q trình làm việc, tơi ln động viên
và cùng em xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động văn nghệ của lớp nhân
ngày lễ lớn của nhà trường do Đoàn trường phát động. Em tham gia nhiệt tình,
trách nhiệm cao và kết quả là lớp tôi đạt giải 3 văn nghệ nhân dịp chào mừng
ngày nhà giáo Việt Nam.
Em Nguyễn Tiến Quỳnh có năng khiếu về thể dục thể thao, tôi và tập thể
bầu cử em làm đội trưởng đội thể thao của lớp. Trong các ngày lễ thành lập
đoàn, trường tơi thường tổ chức giao lưu bóng chuyền giữa các khối lớp, em
tham gia nhiệt tình và tích cực tập luyện cho các bạn và kết quả là trong đợt thi
đua chào mừng ngày thành lập đồn, lớp tơi đạt giải khuyến khích .
Em Lê Thị Trà My, em có năng khiếu tổ chức các trị chơi tập thể lớp,
trong các buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, đặc biệt tuần thứ 4 của tháng, tôi giao cho
em tổ chức trị chơi cho các bạn để thay đổi khơng khí sinh hoạt lớp cuối tuần.
Phân công công việc phù hợp với sở thích của em nên em tham gia nhiệt tình và
đạt hiệu quả cao đó là các bạn trong lớp rất hào hứng, giờ sinh hoạt lớp thú vị,
không nhàm chán.
Em Lê Thị Diệu Linh được giao làm cán sự phụ trách công tác vệ sinh của
lớp: Đi học sớm, nhắc nhở các bạn trực nhật lớp, đóng chốt khóa cửa, tắt điện
sau mỗi buổi học. Em làm việc rất nhiệt tình và kết quả là lớp tơi được tuyên
dương trong những lần nhà trường phát động tổng dọn vệ sinh lớp học.
Thông qua giao việc cho các em vào công việc chung của tập thể, các em
dần dần ý thức được trách nhiệm của mình đối với tập thể và thơng qua đó, các
em tự ý thức, rèn luyện bản thân mình ngày một tiến bộ hơn.
12
2.3.4. Lồng ghép giáo dục ý thức xã hội cho học sinh.
Hiện nay an tồn giao thơng là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm.
Khẩu ngữ “An tồn giao thơng là hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và
tồn xã hội” trên các nẻo đường như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với
những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thơng để đem
lại an tồn, hạnh phúc cho mình cho gia đình và mọi người.
Việc giáo dục ý thức cho học sinh tham gia giao thông cần phải làm từ từ
từng bước, bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm ra đường,
dừng, đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao
thơng... Cần phải xác định việc hình thành và duy trì văn hóa giao thơng trong
lứa tuổi học sinh khơng phải là trách nhiệm của ngành văn hóa hay của lực
lượng CSGT mà đó là trách nhiệm chung của tồn xã hội, phải có sự phối hợp
đồng bộ và hiệu quả của tất cả các cấp, các ngành và các đơn vị trên địa bàn.
Để cụ thể hóa chương trình này tôi đã tổ chức cho các em xem các Clip vi
phạm giao thông, các tai nạn do vi phạm an tồn giao thơng thơng qua các tiết
học ngoại khóa ở trường, tích hợp vào nội dung các tiết dạy pháp luật lớp 12
trong bộ môn GDCD và tâm sự với các em các trường hợp cụ thể gần với các
em. Tôi đã giao nhiệm vụ cho Ban chấp hành chi đồn giám sát việc chấp hành
an tồn giao thơng khi các em đi học, cụ thể là việc đội mũ bảo hiểm. Tôi cũng
thường xuyên kiểm tra đột xuất việc tham gia giao thông của các em trên các
tuyến đường đến trường. Qua đó giúp các em có những suy nghĩ và hành động
cụ thể để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thơng, các em đóng vai trị là một
tuyên truyền viên tuyên truyền luật giao thông.
2.3.5. Phối hợp với các giáo viên bộ môn khác .
Giáo viên chủ nhiệm nên thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ mơn về
những học sinh cần quan tâm. Qua đó biết được tình hình học tập và thái độ của
các em để có phương án phối hợp với các giáo viên bộ mơn trong q trình giáo
dục các em học sinh chưa ngoan. Vì thời gian gặp gỡ của các em với các giáo
viên bộ môn cũng khá nhiều nên giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi với giáo viên
bộ môn những biểu hiện đặc biệt về tâm sinh lý của học sinh, hồn cảnh gia đình
học sinh để từ đó có cách phối hợp giáo dục và dạy dỗ.
Ví dụ: Đối với em học sinh Lê Thị Thắm ( xã Minh Tiến), bố mẹ em mất
từ khi em học lớp 6, em ở với ông bà ngoại. Sự thiếu thốn tình cảm khiến cho
em buồn chán, mặc cảm, tự ti, ít giao tiếp với mọi người. Tôi đã trao đổi với
giáo viên bộ mơn về hồn cảnh gia đình của em. Vì thế các thầy cơ giáo đã quan
tâm, gần gũi với em hơn và giúp em xóa đi những mặc cảm tự ti. Kết quả em đã
hoàn toàn trở thành một con người khác, vui vẻ, hòa đồng cùng bạn bè và cuối
năm học em đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.
Ví dụ: Đối với các em Nguyễn Tiến Quỳnh, Lê Văn Nhân, Lê Thị Trà My,
Lê Văn An...(các em học sinh chưa ngoan) tôi thường trao đổi với các giáo viên
13
bộ môn quan tâm gần gũi các em hơn. Trong các giờ bài tập, các thầy cô hướng
dẫn cho các em làm bài và gọi em lên bảng làm, qua đó khích lệ tinh thần học
tập của các em. Như vậy việc phối hợp với giáo viên bộ môn là việc làm không
thể thiếu của người giáo viên chủ nhiệm. Bằng cái tâm của người thầy, bằng sự
nhiệt huyết của nghề giáo…có thể giáo dục và giảm tỷ lệ học sinh chưa ngoan.
2.3.6. Phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh học sinh, nhà trường và xã hội
- Liên lạc thường xuyên với phụ huynh
Học sinh lớp tôi chủ nhiệm đa số là học sinh ở xa cách trường từ 7km đến
22 km. Vì vậy để phụ huynh có thể thường xuyên gặp gỡ trao đổi với giáo viên
chủ nhiệm là rất khó. Do đó tơi ln liên lạc với phụ huynh học sinh qua sổ liên
lạc điện tử, đây là phương tiện rất tiện ích để giáo viên có thể liên lạc thường
xun với phụ huynh. Ngồi ra tơi thường xuyên liên lạc với phụ huynh qua
điện thoại di động để trao đổi với gia đình các biểu hiện khác lạ của các em, qua
đó tìm hiểu ngun nhân và kết hợp với gia đình kịp thời uốn nắn các em qua
các biện pháp giáo dục như:
+ Hạn chế cho các em tham gia vào các nhóm thanh niên hư hỏng ở địa
phương cũng như không tham gia vào các tệ nạn xã hội như: đánh bài, uống
rượu, ma túy.
+ Hạn chế cho các em tham gia chơi game trên máy tính, trên mạng
internet. Quy định cụ thể thời gian các em được phép chơi game, online trên các
mạng xã hội khi đã hoàn thành bài tập.
+ Hạn chế việc đáp ứng mọi nhu cầu, quản lý chế độ chi tiêu của các em,
không cưng chiều các em quá mức khiến các em có cảm giác đầy đủ khơng cần
cố gắng học tập để sau này lập nghiệp.
+ Mời phụ huynh đến trường để trao đổi:
Cơng bằng mà nói, đây là hình thức kỷ luật mạnh đối với bản thân học
sinh và cả cha mẹ học sinh. Tuy nhiên cũng cần xem xét tới hiệu quả của nó.Tơi
rất hạn chế dùng biên pháp này. Chỉ khi nào tôi đã cho học sinh nhiều cơ hội để
sữa chữa nhưng các em vẫn tái phạm tôi mới gửi thông báo mời phụ huynh đến
trường để trao đổi. Phải cố gắng để phụ huynh hiểu việc mời họ đến trường mục
đích cuối cùng là để tìm ra tiếng nói chung trong việc giúp con em họ tiến bộ.
- Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường:
Giáo viên chủ nhiệm là người thừa lệnh hiệu trưởng, Ban giám hiệu để
thay mặt nhà trường tổ chức, quản lý, giáo dục học sinh trong lớp, xây dựng"
trường học thân thiện, học sinh tích cực".
Để giáo dục những đối tượng học sinh không ngoan, tôi thường xuyên
báo cáo tình hình và kết quả giáo dục những học sinh đó và đề xuất xin ý kiến
về biện pháp giáo dục. Nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo và cố vấn của thầy
Hiệu trưởng những học sinh chưa ngoan lớp tơi đã có kết quả giáo dục tốt.
- Phối hợp với chính quyền địa phương:
14
Qúa trình giáo dục học sinh chưa ngoan cần kết hợp ba mơi trường gia
đình - nhà trường - xã hội. Ở đây cần phát huy vai trò và sự tham gia của chính
quyền địa phương và các tổ chức, đồn thể xã hội.
Trường tơi, thầy Hiệu trưởng làm rất tốt về phối kết hợp với chính quyền
địa phương, cụ thể là ngày 26 hàng tháng, giáo viên chủ nhiệm báo cáo tình hình
học sinh lớp mình, đặc biệt là học sinh chưa ngoan trong tháng vào trang tính
của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm ghi rõ họ, tên học sinh, họ và tên bố mẹ,
nơi ở, lỗi vi phạm của học sinh để nhà trường thơng báo tới chính quyền địa
phương cùng phối hợp giáo dục. Tôi thấy biện pháp này rất hiệu quả nhằm giúp
các em có ý thức hơn trong học tập và rèn luyện.
2.3.7. Khen thưởng-kỷ luật học sinh
2.3.7.1 Khen thưởng học sinh:
Mục đích của việc thi đua - khen thưởng là nhằm động viên, khích lệ, giáo
dục, để sau khi được biểu dương, khen thưởng cá nhân được khen phát huy được
tính tích cực trong học tập và rèn luyện. Tâm lý làm giáo viên ai cũng muốn
nghiêm khắc, đòi hỏi học sinh trên khả năng vốn có, nếu khen ngợi nhiều thì các
em sẽ e ngại, làm các em ảo tưởng dẫn đến hư hỏng. Song, nếu biết đặt mình
vào vị trí của các em học sinh, nhận thấy được sự vui mừng, hạnh phúc của các
em khi được thầy cơ khen ngợi, thì thầy cô sẽ biết đưa ra lời khen vừa đủ, để
khuyến khích các em tự hào, vững tin vào bản thân; từng bước tiếp tục khẳng
định mình và trở nên mạnh mẽ, sẵn sàng chủ động hoà nhập vào cuộc sống.
Nhưng khen sao cho phải, cho chừng mực và kích thích được tính tích cực của
học sinh thì khơng phải giáo viên nào cũng có thể thực hiện hiệu quả.
Đừng hà tiện lời khen:
Kỷ luật và mắng mỏ học sinh không làm cho các em thấy cần phải phấn
đấu hơn mà hãy tìm được các mặt tốt, mặt mạnh, các hành động đẹp để khen,
các em sẽ thấy tự tin hơn và yêu thầy cô, bạn bè nhiều hơn, phần nào giảm đi sự
mặc cảm của học sinh chưa ngoan.
Khen ngợi đúng mức và kịp thời:
Các em học sinh phổ thơng hồn tồn có thể nhận biết được thế nào là
một lời khen chân thành hay giả dối. Vì thế, khi khen ngợi, khuyến khích các
em, cần phải xuất phát từ tấm lòng bao dung, độ lượng và cách bộc lộ khéo léo.
Ngồi ra, thầy cơ nên khen các em một cách nghiêm túc và có cơ sở, khen
đúng ưu điểm và sự vượt trội của các em. Hãy bắt đầu bằng việc đánh giá đúng
thực lực của các em, nhìn thấy triển vọng của các em để có sự trợ giúp cần thiết.
Lời khen sẽ thiết thực và hiệu quả hơn khi thầy cô kết hợp khéo léo với các phần
thưởng vật chất xứng đáng.
Khen ngợi, động viên là hệ thống những biện pháp kích thích, nhằm củng
cố lịng tin, nâng cao bản lĩnh ý chí cho các em trong học tập và hòa nhập vào
cuộc sống. Bất kỳ một đứa trẻ phát triển bình thường nào đều có nhu cầu vươn
lên khẳng định chính mình. Do đó, thầy cơ cần phải tìm mọi cách thức để kịp
thời động viên, khích lệ sự vươn lên đó. Khen ngợi đúng mức và kịp thời sẽ kích
15
thích các em đem hết năng lực của mình để hoạt động. Ngược lại, nếu khơng có
sự khích lệ đúng đắn của thầy cô trước những thành quả mà các em đạt được, thì
sẽ làm thui chột những ý tưởng sáng tạo của các em.
Giáo viên trao phần thưởng cuối năm đối với học sinh đạt thành tích
cao trong học tập
Vì thế, khi khen ngợi, động viên các em, thầy cơ phải thực hiện một cách
kịp thời, chính xác, cơng khai và mang tính giáo dục cao, có tác dụng thúc đẩy
tính tích cực, mặt ưu điểm của các em. Khen các em là phải có niềm tin vào sự
tiến bộ của chúng, phải biết “gạn đục khơi trong” để kịp thời khích lệ các em.
2.3.7.2. Kỷ luật học sinh:
Kỷ luật học sinh là biện pháp cuối cùng sau khi giáo viên đã sử dụng các
biện pháp nêu trên mà không mang lại hiệu quả chuyển biến của học sinh. Đối
tượng học sinh chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm của tơi thì tơi chưa cần dùng đến
biện pháp này. Trong một số trường hợp nhất định việc sử dụng hợp lý các biện
pháp kỷ luật đã đem tới hiệu quả rõ rệt.
Như vậy cần phải phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh học sinh, nhà trường và
xã hội để phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hành vi sai lệnh của học sinh.
2.4. Hiệu quả đạt được.
2.4.1. Kết quả hạnh kiểm, học lực của lớp 12B5 năm học 2016-2017
Sau khi kết hợp các biện pháp trên tôi đã đạt được kết quả như sau:
Thời Sĩ
gian số
Tốt
lớp SL %
Đầu
45 20 44,4
HK1
Cuối
45 28 62,3
HK1
Cuối
45 38 84,4
năm
Hạnh kiểm
Khá
T.bình
Yếu
Giỏi
Khá
SL % SL % SL % SL % SL %
14 31,1 7 15,5 4
9,7 0
0
Học lực
T.bình
Yếu
Kém
SL % SL % SL %
10 22,2 25 55,5 7 15,5 3 6,8
11 24,4 6 13,3 0
0
1 2,2 15 33,3 24 53,4 5 11,1 0
0
7 15,6 0
0
2 4,4 28 62,3 15 33,3 0
0
0
0
0
0
16
Số liệu trên cho thấy sự chuyển biến của số lượng học sinh chưa ngoan
thông qua tỷ lệ hạnh kiểm tốt và học lực khá giỏi đã tăng lên rõ rệt.
2.4.2. Kết quả chung của lớp 12B5:
Đặc biệt, cuối năm học 2016 - 2017 lớp 12B5 đạt danh hiệu tập thể lao
động xuất sắc. Các em Phạm Thị Kiều Vân, Nguyễn Tiến Quỳnh, Lê Thị Trà
My, Lê Thị Thắm...đều đạt học sinh tiên tiến và làm hồ sơ dự thi trung học phổ
thơng quốc gia có xét tuyển đại học.
Số liệu trên cho thấy sự chuyển biến của số lượng học sinh chưa ngoan
thông qua tỷ lệ hạnh kiểm trung bình giảm, tỷ lệ khá, tốt đều tăng lên, cịn về
học lực tỷ lệ yếu, kém giảm, tỷ lệ khá giỏi đã tăng lên đáng kể.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về giáo dục học sinh chưa ngoan, tôi đã đi sâu
nghiên cứu thực trạng vấn đề học sinh chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm trong năm
học 2016-2017. Cụ thể:
+ Đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh lớp chủ nhiệm về hai mặt
hạnh kiểm và học lực.
+ Phân nhóm các đối tượng học sinh chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm.
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng học sinh chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm và
tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến việc học sinh chưa ngoan tôi đã tổng kết được
bảy biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan áp dụng trong năm học 2016-2017.
Các biện pháp tôi đã lựa chọn áp dụng đều thể hiện sự phù hợp với đối
tượng học sinh chưa ngoan của lớp, biểu hiện: Cuối năm học 2016-2017, 100%
17
học sinh chưa ngoan của lớp có tiến bộ, trong đó có 04 học sinh tiến bộ rõ rệt.
Các em không chỉ tiến bộ về ý thức kỉ luật mà còn tự giác hơn trong học tập. Kết
quả tập thể lớp 12B5 được xếp loại 3 về giờ học và thứ 3 về nề nếp trong các đợt
thi đua do Đoàn trường phát động.
Các biện pháp được nêu trong đề tài không chỉ phù hợp với đối tượng học
sinh chưa ngoan ở lớp 12B5 mà cịn có thể áp dụng trong việc giáo dục học sinh
chưa ngoan trong toàn trường: Do vậy, các biện pháp này có tác dụng tham khảo
tốt cho đồng nghiệp.
Từ kết quả đạt được của đề tài, trong những năm học tới, tôi sẽ tiếp tục đi
sâu nghiên cứu các nguyên nhân tác động tiêu cực đến học sinh, hoàn thiện và
làm phong phú thêm các biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan phù hợp với
đối tượng.
Tôi thiết nghĩ: Công tác giáo dục luôn phải kiên trì, nhẫn nại, khơng phải
lúc nào cũng thành cơng. Vì vậy, địi hỏi người giáo viên phải có tâm với nghề
và phải người thầy, người cơ có trái tim nồng ấm yêu thương cộng với phương
pháp sư phạm mềm dẻo, linh hoạt thì việc giáo dục học sinh chưa ngoan sẽ
khơng cịn là nỗi trăn trở ở các trường phổ thông hiện nay.
Với đề tài“Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tại lớp
12B5, trường THPT Lê Lai năm học 2016 - 2017”. Bản thân muốn chia sẻ với
đồng nghiệp một số biện pháp giáo dục tích cực để giúp cho những học sinh
chưa ngoan từng bước thay đổi, nhận thức được sai lầm của mình và biết cải
biến thái độ hành vi theo hướng tích cực. Đồng thời, giúp các em biết tơn trọng
bản thân mình và xác định được sự quan trọng của việc học tập. Mặt khác làm
cho học sinh thấy được sự vất vả của bố mẹ nuôi con ăn học và muốn các em
nhận ra sự tận tâm, nhiệt huyết và công lao to lớn của thầy cô trong việc truyền
đạt kiến thức, giáo dục đạo đức nhân cách, kĩ năng sống. Từ đó, học sinh sẽ hiểu
được và biết phải làm gì để khơng phụ lịng mong mỏi của bố mẹ, thầy cô.
3.2. Kiến nghị.
Vấn đề giáo dục và giảm tỷ lệ học sinh chưa ngoan không phải chuyện
một sớm, một chiều mà là nhiệm vụ trọng tâm lâu dài xuyên suốt cả năm học, cả
q trình giáo dục; khơng chỉ là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm mà là của cả
tập thể giáo viên, của gia đinh, nhà trường và của tồn xã hội. Vì vậy tơi có một
số đề xuất như sau:
Đối với giáo viên:
+ Cần hiểu rõ được đối tượng giáo dục, đặc biệt là đối tượng học sinh
chưa ngoan.
+ Cần phải phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên
bộ môn trong việc giáo dục và giảm tỉ lệ học sinh chưa ngoan để đạt hiệu
quả cao.
+ Các thầy cô cần phải nhiệt tình, tận tâm, kiên trì, khơng nóng vội và phải
giàu tình u thương đối với học trị.
Đối với nhà trường:
18
+ Đoàn thanh niên nên tổ chức các sân chơi bổ ích cho học sinh. Cần tăng
cường cơng tác giáo dục kỹ năng sống cho các em, để các em hiểu thêm về vai
trò, trách nhiệm của lứa tuổi học đường.
+ Ban Giám hiệu nên tổ chức các buổi báo cáo về tình hình xã hội khu
vực gần nhà trường, các diễn biến phức tạp có ảnh hưởng đến học sinh và đặc
điểm tâm lý của học sinh THPT nói chung và học sinh đang theo học tại trường
nói riêng. Để từ đó giáo viên hiểu rõ hơn về đối tượng học sinh của mình và lựa
chọn biện pháp giáo dục phù hợp hiệu quả.
+ Ban giám hiệu nên tăng cường tổ chức hội thảo về công tác chủ nhiệm
theo các chuyên đề, đặc biệt là chuyên đề giáo dục học sinh chưa ngoan . Qua đó
các giáo viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm cho nhau.
+ Nhà trường cần phối hợp với chính quyền địa phương để có biện pháp
ngăn chặn các hình thức kinh doanh khơng lành mạnh ngoài nhà trường. Chỉ đạo
cho giáo viên chủ nhiệm tăng cường công tác phối hợp với cha mẹ học sinh để
kịp thời giáo dục những học sinh chưa ngoan có hiệu quả.
+ Tổ chủ nhiệm cần thường xuyên tập huấn kĩ năng giáo dục học sinh
chưa ngoan cho giáo viên chủ nhiệm các lớp để các giáo viên chủ nhiệm trong
trường có cơ hội trao đổi kinh nghiệm giáo dục học sinh chưa ngoan. Đồng thời
tuyên dương các giáo viên có thành tích trong việc giáo dục học sinh chưa
ngoan.
Trên đây là một số kinh nghiệm giáo dục học sinh chưa ngoan của bản
thân tơi trong q trình làm công tác chủ nhiệm lớp. Tuy nhiên, với thời gian
công tác tại trường chưa nhiều nên những kinh nghiệm chia sẻ có thể cịn chưa
sâu sắc. Thời gian tới, tơi sẽ tiếp tục nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ đồng
nghiệp cùng với sự nỗ lực không ngừng của bản thân để đề tài này được hồn
thiện hơn. Kính mong q thầy, cơ đóng góp và bổ sung.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Ngọc Lặc, ngày 24 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác
Người thực hiện
Lê Thị Thúy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet
19
-Nguồn: “Khơng có học sinh hư, chỉ có học sinh chưa
ngoan”.
[2]. Mô đun THPT 32:”Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm” của Bộ giáo
dục và Đào tạo.
[3]. Tư vấn tâm lí tuổi vị thành niên – Nguyễn Cơng Khanh – NXB Đại học
sư phạm.
[4]. Tâm lí học ứng xử - Lê Thị Bừng – NXB Giáo dục.
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGHÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
20
Họ và tên tác giả: Lê Thị Thúy
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THPT Lê Lai.
TT
Tên đề tài SKKN
1.
Một số biện pháp nâng
Cấp đánh giá xếp Kết quả
loại
đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
(A, B,
huyện/tỉnh;
hoặc C)
Tỉnh…)
Cấp tỉnh
C
cao hiệu quả giờ sinh
Năm học
đánh giá
xếp loại
Năm học
2015 - 2016.
hoạt lớp cuối tuần tại lớp
11B5, trường THPT Lê
Lai.
----------------------------------------------------
21