Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giao an bai 3 sinh 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.91 KB, 7 trang )

Giáo án tập giảng Sinh Học 10

Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước

Sinh viên thực hiện

Giáo viên hướng dẫn

Phạm Quốc Thuận 3092307

Trương Trúc Phương

Sp Sinh KTNN K35

Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC
I.

MỤC TIÊU:
1.

Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh có thể:

- Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào.
- Phân biệt được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng.
- Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết định các đặc tính lý hóa
của nước.
- Nêu được vai trò của nước đối với tế bào.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện được kỹ năng quan sát, tư duy, phân tích, thảo luận nhóm.
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng thực tế.
3. Thái độ:


- Có thái độ học tập tích cực.
- Có hứng thú với khoa học tự nhiên và môn Sinh học.
II.

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP:
1. Phương pháp:
- Hỏi đáp.
- Diễn giảng.
2. Phương tiện:
- Máy chiếu, máy vi tính.
- Tranh vẽ.
- SGK, giáo án và tài liệu tham khảo có liên quan đến bài Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ
HÓA HỌC VÀ NƯỚC.

Trang 1


Giáo án tập giảng Sinh Học 10

III.

Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước

NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

Lưu bảng

Kịch bản của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh


Tế bào cũng như là cơ thể được cấu tạo
từ những đơn vị nào? Nước có vai trò
quan trọng như thế nào đối với mọi cơ
thể sống. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề
đó qua bài hôm nay. Bài 3: CÁC
NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC

Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC
I. Các nguyên tố hóa - Hình công thức cấu tạo của của prôtêin.
học
- Hình công thức cấu tạo của nhựa tổng
hợp.
- H: Quan sát hình sau đó các em hãy cho - Nhựa tổng hợp có các nguyên tố:
biết prôtêin được cấu tạo từ những
C, H, O.
nguyên tố nào ? và nhựa tổng hợp cũng
được cấu tạo gồm những nguyên tố nào? - Prôtêin có các nguyên tố: C, H, O,
N.
→ Prôtêin là thành phần cấu tạo nên cơ
thể sống, còn nhựa là thành phần không - Thế giới sống và không sống
sống nhưng vẫn được cấu tạo từ cùng một được cấu tạo từ các nguyên tố hóa
số nguyên tố hóa học. Vậy các em rút ra học.
được điểm chung gì về thế giới sống và
thế giới không sống?
- Vật sống và không
sống đều được cấu
tạo từ các nguyên tố
hóa học.


- Lưu bảng.

→ Các em học hóa học cũng đã biết
chúng ta đã tìm ra gần 100 nguyên tố hóa - Trả lời: Không. Có khoảng vài
chục
học trong tự nhiên. H: Có phải tất cả
chúng đều cấu tạo nên cơ thể sống hay
không? Theo em thì có khoảng bao nhiêu
nguyên tố cần cho sự sống ?
→ Không phải tất cả chúng đều cần thiết
cho sự sống. Mà cụ thể là ta đã biết được
92 nguyên tố hóa học và chỉ vài chục (25
nguyên tố) trong số đó là cần thiết cho sự
Trang 2


Giáo án tập giảng Sinh Học 10

Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước

sống. Vậy ta rút ra được kết luận sau:
- Có 92 nguyên tố
hóa học nhưng chỉ có
vài chục nguyên tố
hóa học cần thiết cho
sự sống.

- Lưu bảng

- H: Các em tham khảo bảng tỉ lệ % về

các nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ
thể người và có nhận xét gì về % khối
lượng của những nguyên tố đó?

- Các nguyên tố C, H, O, N, Ca, P,
K, S.. có tỉ lệ cao, các nguyên tố I,
Fe, Cu, Mo…có tỉ lệ thấp.

→ Nhóm đa lượng: C, H, O, N, Ca, P, K,
S… Nhóm vi lượng: Cu, Mo, I, Fe, …
Nguyên tố gồm:

- Lưu bảng.

- Đa lượng > 0.01%
- Vi lượng < 0.01%
- H: Giờ chúng ta xét 4 nguyên tố C, H,
O, N các em thấy chúng có gì đặc biệt?

- Nhóm chủ yếu.

- Tham gia cấu tạo
các đại phân tử như
prôtêin, lipit,
cacbohiđrat…

→ 4 Nguyên tố C, H, O, N có tỉ lệ cao
nhất, có mặt trong vật thể sống và không
sống nên chúng ta sẽ đưa chúng vào
nhóm nguyên tố chủ yếu vì chúng có vai

trò rất quan trọng trong cuộc sống.
- Lưu bảng.
→ Nhóm nguyên tố chủ yếu chiếm khối
lượng lớn trong tế bào và cơ thể cùng
với nhóm đa lượng chúng tham gia cấu
tạo nên các đại phân tử như prôtêin, lipit,
cacbohiđrat…
- Lưu bảng.

→ Các nguyên tố vi lượng chiếm một tỉ
lệ rất nhỏ chủ yếu tham gia cấu tạo nên
các enzim, vitamin…
Tham gia cấu tạo nên

Trang 3

- Có tỉ lệ cao nhất.


Giáo án tập giảng Sinh Học 10

các enzim, vitamin…

Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước

- Lưu bảng.
- H: Các nguyên tố vi lượng chiếm 1 tỉ lệ - Chúng ta sẽ không sống được.
rất nhỏ và chúng lại tham gia cấu tạo nên Thức ăn không được tiêu hóa nên cơ
các enzim, vitamin… vậy nếu cơ thể
thể không được hấp thụ → chết.

thiếu đi các nguyên tố vi lượng này thì cơ
thể chúng ta như thế nào? ví dụ như khi
chúng ta ăn thức ăn vào mà cơ thể không
có các enzim để tiêu hóa thì sẽ như thế
nào?
→ Ví dụ: Thiếu iôt sẽ gây ra bệnh bướu
cổ, đần độn và nhiều bệnh lý khác nữa.
Mức Iốt tối đa chấp nhận được là
100mcg/ngày đối với người trưởng thành
và thấp hơn một cách tương đối với các
nhóm tuổi nhỏ hơn trong suốt đời người
chúng ta cần chưa đến 1 muỗng cà phê
iôt. Thiếu Fe sẽ gây ra bệnh thiếu máu
hay cây thiếu Mo thì cây sẽ không phát
triển và thậm chí có thể chết.
Chúng ta có thể nhịn ăn được khoảng 1
tháng nhưng chúng ta chỉ có thể nhịn
uống không quá 1 tuần. Tại sao chúng ta
lại không thể nhịn khát lâu như vậy, Cấu
trúc phân tử nước ra sao? Nước có vai
trò như thế nào? Để hiểu rõ các câu hỏi
vừa nêu ta đi vào phần II. Nước và vai
trò của nước trong tế bào

II. Nước và vai trò
của nước trong tế
bào
1. Cấu trúc và đặc
tính lí hóa của nước
a. Cấu trúc:


- Hình cấu trúc của phân tử nước.
- H: Quan sát hình và hãy cho biết nước
được cấu tạo từ những nguyên tố nào?
→ Phân tử nước được cấu tạo từ một
nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử
hiđrô bằng các liên kết Cộng hóa trị.

Trang 4

- Phân tử nước được cấu tạo từ
nguyên tố ôxi và hiđrô.


Giáo án tập giảng Sinh Học 10

Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước

Phân tử nước được cấu - Lưu bảng.
tạo từ một nguyên tử
ôxi kết hợp với 2
nguyên tử hiđrô bằng
các liên kết Cộng hóa
trị.
→ Liên kết Cộng hóa trị là liên kết được
tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay
nhiều cặp êlectron dùng chung. Nguyên
tử ôxi sẽ góp 2e còn 2 nguyên tử hiđrô
mỗi nguyên tử góp 1e để đạt cấu hình
bền.

b. Đặc tính lí hóa:

- G: Do đôi electron trong mối liên kết
bị kéo lệch về phía ôxi nên nên phân tử
nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau
làm cho phân tử nước có tính phân cực.
Do có tính phân cực nên phân tử nước
này có thể hút phân tử nước kia (bằng
liên kết hiđrô) và hút các phân tử phân
cực khác. Nên ở trạng thái bình thường
phân tử nước rất khó tách rời.

- Phân tử nước có tính - Lưu bảng.
phân cực.
- Phân tử nước này
hút phân tử nước kia.

- Hình Phân tử nước đá và nước thường
và video liên kết hiđrô.
- H: Quan sát hình trên bảng và video
sau đó hãy cho biết có sự khác biệt như
- Nước đá các liên kết hiđrô luôn
thế nào giữa liên kết hiđrô trong nước đá bền vững còn nước thường thì các
và nước thường?
liên kết này bị bẻ gãy và tái tạo liên
→ Các liên kết hiđrô trong nước thường tục.
thì luôn bị bẻ gãy và tái tạo liên tục nên
các liên kết hiđrô trong nước kém bền
còn trong nước đá các liên kết hiđrô luôn
bền vững khả năng tái tạo không có nên

nước đá cứng rắn hơn.
- Hình thịt heo trong tủ lạnh.
- H: Quan sát hình và cho thầy biết khi
để miếng thịt vào trong tủ lạnh thì miếng - Miếng thịt đông lại. Tại các liên
kết hiđrô trong nước (miếng thịt)
Trang 5


Giáo án tập giảng Sinh Học 10

Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước

thịt sẽ như thế nào? Tại sao lại như vậy ? bền nên miếng thịt sẽ đông lại.
→ Tại vì các liên kết hiđrô trong nước
(miếng thịt) bền nên miếng thịt sẽ đông
lại và như vậy chúng ta sẽ bảo quản
được lâu hơn.
2. Vai trò của nước - H: Trong cơ thể chúng ta nước chiếm
đối với tế bào:
khoảng bao nhiêu % có bạn nào biết
không?

- Chiếm 75%.

→ Nước chiếm khoảng 75% khối lượng
cơ thể. Vậy nước chiếm phần lớn trong
mọi tế bào và cơ thể sống.
- Nước chiếm phần
lớn trong mọi tế bào
và cơ thể sống.


- Lưu bảng.
- Vẽ hình: 1 ống nghiệm chỉ chứa
đường, 1 ống nghiệm chứa nước +
đường. Em hãy cho biết ống nghiệm nào
sẽ tạo thành dung dịch nước đường?

- Nước là dung môi
hòa tan các chất.

- Vậy nước có vai trò gì trong dung dịch
trên?

- Ống nghiệm số 2.

- Là dung môi hòa tan.

→ Trong tế bào nước là dung môi hòa
tan các chất cần thiết.
- Hình cây không được tưới nước trong
3 ngày.
- Nếu cây không được tưới nước trong 3
ngày thì cây sẽ như thế nào ?
- Cây thiếu nước trong 3 ngày thì cây sẽ
bị chết, vậy các em có thử nghĩ nếu
chúng ta không uống nước trong 3 ngày
thì cơ thể chúng ta sẽ như thế nào?
→ Cơ thể cảm thấy mệt mỏi tức là các
quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ
thể không được tiến hành hoặc tiến hành

không được liên tục.

- Không thể tiến hành
- Lưu bảng.
chuyển hóa vật chất
nếu không có nước.

→ Vậy nên chúng ta cần cung cấp nước

Trang 6

- Cây bị chết.
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi.


Giáo án tập giảng Sinh Học 10

Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước

đầy đủ cho cơ thể. Một người nặng 60kg
cần cung cấp khoảng 2 – 3 lít nước/ngày.

Trang 7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×