Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm và nghiên cứu một số tác dụng dược lý của phương thuốc vị tràng an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

PHÙNG BÁ ĐỨC

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM
VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÁC DỤNG DƢỢC LÝ
CỦA PHƢƠNG THUỐC VỊ TRÀNG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

PHÙNG BÁ ĐỨC

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM
VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÁC DỤNG DƢỢC LÝ
CỦA PHƢƠNG THUỐC VỊ TRÀNG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 60720406



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. T.S Bùi Hồng Cƣờng
2. P.G.S T.S Phùng Hòa Bình

HÀ NỘI 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã nhận đƣợc sự giúp quý
báu của các thầy cô giáo, các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu cùng đồng nghiệp
và gia đình.
Trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Sau Đại học Trƣờng
Đại học Dƣợc Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Phùng Hòa Bình và TS. Bùi Hồng
Cƣờng đã tận tình hƣớng dẫn, luôn quan tâm chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Công ty TNHH Anvy Miền Bắc đã tạo điều
kiện và tài trợ kinh phí cho tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin cảm ơn PGS. TS Nguyễn Mạnh Tuyển cùng các thầy cô bộ môn Dƣợc Học
Cổ Truyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm thực nghiệm.
Tôi xin cảm ơn PGS TS. Đào Thị Vui cùng các thầy cô, anh chị kỹ thuật viên Bộ
môn Dƣợc lực và TS. Phạm Thị Nguyệt Hằng cùng các anh chị trong khoa Dƣợc lý
Sinh hóa Viện Dƣợc liệu đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu tác dụng sinh học.
Tôi xin cảm ơn PGS. TS Trần Việt Hùng cùng các đồng nghiệp trong Phòng
Nghiên cứu phát triển Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ƣơng đã giúp đỡ tôi trong quá
trình khảo sát tiêu chuẩn định lƣợng.
Cuối cùng là lời cảm ơn sâu sắc nhất, tôi muốn gửi tới gia đình, ngƣời thân và bạn
bè đã luôn bên cạnh ủng hộ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2017


Phùng Bá Đức


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1
Phần 1. TỔNG QUAN .................................................................................................... 2
1.1.

Bệnh viêm đại tràng mạn tính theo y học hiện đại ............................................ 2

1.1.1. Nguyên nhân .................................................................................................. 2
1.1.2. Triệu chứng lâm sàng ..................................................................................... 2
1.1.3. Điều trị ............................................................................................................ 3
1.1.4. Tiến triển và tiên lƣợng .................................................................................. 4
1.2.

Bệnh viêm đại tràng mạn theo y học cổ truyền ................................................. 4

1.2.1. Tiêu chảy mạn tính thể tỳ vị hƣ hàn ............................................................... 4
1.2.2. Tiêu chảy mạn tính thể can tỳ bất hòa ............................................................ 5
1.2.3. Lỵ mạn tính: ................................................................................................... 5
1.2.4. Vị quản thống thể tỳ vị hƣ hàn ....................................................................... 5
1.3.

Phƣơng thuốc Vị tràng an .................................................................................. 6

1.3.1. Mộc hƣơng ...................................................................................................... 6
1.3.2. Sa nhân .......................................................................................................... 11
1.3.3. Hoàng liên ..................................................................................................... 13

1.4.

Tiêu chuẩn chất lƣợng cao thuốc ..................................................................... 19

1.4.1. Khái niệm ..................................................................................................... 19
1.4.2. Yêu cầu tiêu chuẩn chất lƣợng cao thuốc...................................................... 20
Phần 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 21
2.1. Đối tƣợng và phƣơng tiện nghiên cứu ................................................................ 21
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 21
2.1.2. Phƣơng tiện nghiên cứu................................................................................. 21
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 23
2.2.1. Bào chế cao đặc ............................................................................................. 23
2.2.2. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cao đặc...................................................... 23
2.2.3. Nghiên cứu tác dụng sinh học ....................................................................... 26


Phần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 36
3.1. Bào chế cao đặc .................................................................................................. 36
3.2. Khảo sát các chỉ tiêu của cao đặc Vị tràng an .................................................... 36
3.2.1. Khảo sát các chỉ tiêu vật lý ............................................................................ 36
3.2.2. Xác định hàm ẩm của cao đặc ....................................................................... 37
3.2.3. Xác định pH của cao đặc ............................................................................... 37
3.2.4. Khảo sát chỉ tiêu định tính ............................................................................. 38
3.2.5. Khảo sát chỉ tiêu định lƣợng ......................................................................... 44
3.2.6. Xác định giới hạn kim loại nặng ................................................................... 48
3.2.7. Xác định giới hạn nhiễm khuẩn .................................................................... 48
3.3. Nghiên cứu tác dụng sinh học ............................................................................ 50
3.3.1. Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn ................................................................ 50
3.3.2. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp tính .................................................... 51
3.3.3. Nghiên cứu tác dụng chống viêm ở đại tràng ............................................... 52

3.3.4. Nghiên cứu tác dụng giảm co thắt cơ trơn .................................................... 58
3.3.5. Nghiên cứu tác dụng chống tiêu chảy ........................................................... 60
3.3.6. Nghiên cứu tác dụng lợi mật ......................................................................... 62
4.1. Cơ sở lý luận của phƣơng thuốc Vị tràng an ...................................................... 64
4.1.1. Biện giải tác dụng phƣơng thuốc Vị tràng an theo lý luận y học cổ truyền .. 64
4.1.2. Biện giải tác dụng phƣơng thuốc Vị tràng an theo cơ chế tác dụng của y học
hiện đại ……………………………………………………………………………………………………………………………64
4.2. Điều trị viêm đại tràng theo y học hiện đại ........................................................ 65
4.3. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................. 66
4.3.1. Kết quả nghiên cứu tác dụng sinh học .......................................................... 66
4.3.2.Kết quả nghiên cứu về vật lý, hóa học, vi sinh ............................................. 66
4.4. Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn chất lƣợng cao đặc Vị tràng an............................ 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................... 70


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DĐVN IV: Dƣợc điển Việt Nam IV
HL: Hoàng liên
HPLC: Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Kgtt: Kg thể trọng
MH: Mộc hƣơng
MNC: Mẫu nghiên cứu
SN: Sa nhân
SKLM: Sắc ký lớp mỏng
TT: Thuốc thử
VTA: Vị tràng an


DANH MỤC BẢNG, SỐ LIỆU
Bảng


Trang

Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá mức độ tổn thƣơng của đại tràng.

30

Bảng 2.2. Thang đánh giá tổn thƣơng theo Vilaseca et al (1990).

31

Bảng 3.1. Kết quả bào chế cao.

36

Bảng 3.2. Kết quả hàm ẩm của cao đặc.

37

Bảng 3.3. pH của cao đặc.

37

Bảng 3.4. Đánh giá kết quả định tính cao đặc bằng các phản ứng hóa học

38

chung.
Bảng 3.5. Kết quả phân tích dịch chiết HL và cao VTA bằng SKLM (hệ dung


40

môi n-butanol: acid acetic: nƣớc (7:2:1) hiện màu bằng soi UV 366).
Bảng 3.6. Kết quả phân tích dịch chiết MH và cao VTA bằng SKLM (hệ

42

dung môi n-hexan: aceton (7:4) hiện màu bằng phun thuốc thử).
Bảng 3.7. Kết quả phân tích dịch chiết SN và cao VTA bằng SKLM (hệ dung

44

môi
toluent: ethylacetat: acid formic: nƣớc (6: 5: 1,5 :1) hiện màu soi UV λ = 254).
Bảng 3.8. Kết quả định lƣợng berberin và palmatin trong Hoàng liên.

47

Bảng 3.9. Kết quả định lƣợng berberin và palmatin trong cao đặc.

47

Bảng 3.10. Kết quả thử mức độ nhiễm vi khuẩn.

49

Bảng 3.11. Kết quả thử mức độ nhiễm vi nấm.

50


Bảng 3.12. Kết quả thử nghiệm tác dụng kháng khuẩn của cao đặc.

50

Bảng 3.13. So sánh tác dụng giảm phù của VTA với lô chứng bệnh lý (n=8-9)

51

ở 3 thời điểm.
Bảng 3.14. Tác động của cao đặc VTA đến đại thể đại tràng.

53

Bảng 3.15. Tác động cao đặc VTA lên vi thể đại tràng (theo thang điểm

55

Vilaseca).


Bảng 3.16. Tác động của cao đặc VTA đến mức độ hoại tử đại tràng.

57

Bảng 3.17. Tác động của cao VTA lên biên độ co bóp cơ trơn hỗng tràng cô

58

lập thỏ.
Bảng 3.18. Tác động của cao VTA trên tần số co bóp cơ trơn hỗng tràng cô


59

lập thỏ.
Bảng 3.19. Tác động của cao đặc VTA lên thời gian tiềm tàng xuất hiện tiêu

60

chảy.
Bảng 3.20. Tác động của cao đặc VTA lên số lần tiêu chảy.

60

Bảng 3.21. Tác động của cao đặc VTA lên tỉ lệ số lần đại tiện phân ƣớt /tổng

61

số lần đại tiện.
Bảng 3.22. Tác động của cao đặc VTA lên khối lƣợng phân.

62

Bảng 3.23. Tác dụng làm tăng dịch mật của VTA so với lô chứng sinh lý.

63


DANH MỤC HÌNH, ẢNH
Hình
Hình 3.1. Sắc kí đồ phân tích dịch chiết HL, cao đặc VTA, Berberin và


Trang
40

Palmatin.
Hình 3.2. Sắc kí đồ phân tích dịch chiết MH và cao đặc VTA.

42

Hình 3.3. Sắc kí đồ phân tích dịch chiết SN và cao đặc VTA.

44

Hình 3.4. Sắc kí đồ định lƣợng berberin và palmatin trong mẫu chuẩn.

45

Hình 3.5. Sắc kí đồ định lƣợng berberin và palmatin trong HL.

46

Hình 3.6. Sắc kí đồ định lƣợng berberin và palmatin trong cao đặc VTA.

46

Hình 3.7. Hình ảnh đại thể đại tràng.

52

Hình 3.8. Mức độ tổn thƣơng đại tràng đại thể.


53

Hình 3.9. Hình ảnh biểu hiện mức độ viêm đại tràng ở các lô thử.

54

Hình 3.10. Hình ảnh về độ sâu của tổn thƣơng đại tràng ở các lô thử.

55

Hình 3.11. Hình ảnh về mức độ hoại tử đại tràng ở các lô thử.

56


ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm đại tràng mạn là một bệnh phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, theo thống kê
của hiệp hội tiêu hóa Việt Nam thì tỉ lệ mắc viêm đại tràng mạn là khoảng 15-20% dân
số. Sở dĩ có con số cao nhƣ trên là do chế độ dinh dƣỡng không hợp lý, không đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm và con ngƣời thiếu nhận thức về bệnh viêm đại tràng. Nhiều
ngƣời không biết mình mắc bệnh viêm đại tràng hoặc có bệnh nhƣng tự điều trị không
theo phác đồ y học dẫn tới bệnh trở nên trầm trọng.
Các nhà y dƣợc học thế giới đã chứng minh đƣợc tác dụng và hiệu lực điều trị bệnh
bằng thuốc thiên nhiên. Điều đó mở thêm một hƣớng lựa chọn phù hợp. Trƣớc những
căn bệnh mạn tính, việc điều trị kéo dài: hàng tháng, hàng năm thì sự lựa chọn theo 2
yêu cầu: hiệu lực và an toàn là rất cần thiết. Thuốc thiên nhiên thƣờng gây tác dụng bất
lợi ít hơn và ít độc hại hơn so với tân dƣợc. Xu hƣớng lựa chọn sử dụng thảo dƣợc
không chỉ ở Việt Nam mà là nhu cầu của nhiều nƣớc trên thế giới.
PGS. TS. Phùng Hòa Bình đã thiết kế công thức phƣơng thuốc Vị tràng an dựa trên

lý luận đông y kết hợp với bằng chứng nghiên cứu của khoa học hiện đại. Thực tế trị
bệnh đƣợc tổng kết đánh giá qua 30 năm cho thấy: Vị tràng an có tác dụng tốt với các
chứng tiêu chảy, viêm đại tràng cấp và mạn lại an toàn cho ngƣời dùng. Nhằm hƣớng
tới mục đích: đƣa ra một chế phẩm từ nguyên liệu thảo dƣợc điều trị bệnh viêm đại
tràng cho cộng đồng chúng tôi thực hiện đề tài:
“Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm và nghiên cứu một số tác dụng dƣợc lý của
phƣơng thuốc Vị tràng an”. Đề tài gồm có 2 mục tiêu:
-

Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn chất lƣợng cao đặc Vị tràng an.

-

Đánh giá một số tác dụng dƣợc lý của cao đặc Vị tràng an theo hƣớng tác dụng điều

trị viêm đại tràng.

1


Phần 1. TỔNG QUAN
1.1. Bệnh viêm đại tràng mạn tính theo y học hiện đại
Viêm đại tràng mạn là tổn thƣơng mạn tính của niêm mạc đại tràng, tổn thƣơng có
thể khu trú một vùng hoặc lan tỏa khắp đại tràng. Viêm đại tràng mạn là bệnh phổ biến
trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam [8].
1.1.1. Nguyên nhân
-

Sau các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm kí sinh trùng đƣờng ruột cấp:
+ Nhiễm khuẩn: lao, Clostridium, Shigella, Escherichia coli, Salmonella,


Campylobacter…những vi khuẩn thƣờng gây nhiễm trùng và mất nƣớc do tiêu chảy.
+ Nhiễm ký sinh trùng: lỵ amip, Giardia lamblia.
+ Nhiễm virus: Cytomegalovirus, Herpes simplex.
+ Nhiễm nấm: Candida albican.
-

Nguyên nhân dị ứng.

-

Nguyên nhân bệnh miễn dịch (viêm đại tràng, loét không đặc hiệu, bệnh Crohn).

-

Rối loạn thần kinh thực vật (lúc đầu là rối loạn chức năng về sau thành tổn thƣơng

viêm loét…)
-

Sau các trƣờng hợp nhiễm độc: thyroxin, arsen, phosphor, nhiễm toan máu, ure máu

cao…
-

Do xạ trị vùng chậu.

-

Do thiếu máu.


-

Do thuốc chống viêm NSAID.

-

Viêm loét đại tràng không rõ nguyên nhân [8].

1.1.2. Triệu chứng lâm sàng
1.1.2.1. Triệu chứng toàn thân
-

Ngƣời mệt mỏi, ăn ngủ kém, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, có thể có sốt, nếu

bị nặng thì cơ thể gầy sút, hốc hác [8].
1.1.2.2. Triệu chứng cơ năng

2


-

Đau bụng: xuất phát đau thƣờng ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sƣờn phải,

trái (vùng đại tràng góc góc, góc lách). Đau lan dọc theo khung đại tràng, thƣờng đau
quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ; khi đau thƣờng buồn đại tiện, khi đại tiện đƣợc thì
giảm đau. Cơn đau dễ tái phát.
-


Rối loạn đại tiện:
Chủ yếu là đại tiện lỏng nhiều lần 1 ngày, phân có lẫn nhầy máu.
Táo bón, sau bãi phân có nhầy máu.
Táo lỏng xen kẽ nhau (hay gặp ở viêm đại tràng khu vực).
Mót rặn, đại tiện giả, sau đại tiện đau trong hậu môn [8].

1.1.2.3. Triệu chứng thực thể
-

Ấn hố chậu hai bên có thể có tiếng óc ách, chƣớng hơi, ấn dọc khung đại tràng đau.

-

Có thể sờ thấy thừng sig - ma (+): co thắt nhƣ một ống chắc ít di động [8].

1.1.3. Điều trị
1.1.3.1. Chế độ ăn uống, sinh hoạt
-

Chế độ ăn uống sinh hoạt rất quan trọng, cần phải :
+ Ăn các chất dễ tiêu, giàu năng lƣợng, giảm mỡ, giảm rau sống và rau quả xanh.
+ Giảm các chất kích thích.
+ Không ăn các thức ăn ôi thiu, các chất có nhiều xơ.
+ Hạn chế mỡ, cá, những thức ăn gây ỉa lỏng.
+ Ăn uống đúng giờ giấc.

-

Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; tập thể dục đều đặn và thƣờng xuyên.


-

Đại tiện đúng giờ giấc [8].

1.1.3.2. Dùng thuốc
a. Điều trị nguyên nhân
-

Do nhiễm khuẩn: dùng kháng sinh đặc hiệu nhƣ: klion (metronidazol), flagentyl

(secnidazol), intestrix (bao gồm tiniquinol, tiniquinol laurylsulfat và tibroquinol).
-

Viêm đại tràng tự miễn dùng corticoid liệu pháp (liều dùng 30 - 40mg/50kg/24h rồi

giảm liều dần).
3


-

Điều trị viêm loét đại tràng: kiểm soát quá trình viêm [8].

b. Điều trị triệu chứng
-

Điều trị rối loạn tiêu hóa:
+ Táo bón dùng thuốc nhuận tràng nhƣ macrogol, nhóm xơ thực vật…
+ Tiêu chảy: dùng thuốc băng se niêm mạc đại tràng (smecta, actapulgit…).


-

Giảm đau

-

Điều chỉnh nhu động đại tràng: điều hòa rối loạn cơ năng nhu động đại tràng: nhóm

trimebutin, nhóm mebeverin hydroclorid.
-

Ngoài ra còn có thể dùng thêm thuốc an thần, tâm lý liệu pháp [8].

c. Tăng sức bền cho niêm mạc
Thƣờng dùng vitamin B1, vitamin C [8].
1.1.4. Tiến triển và tiên lƣợng
Điều trị không tốt sẽ đƣa tới tình trạng cơ thể gầy yếu, ăn kém, có thể dẫn tới suy
kiệt và tử vong.
Bệnh dễ tái phát, dai dẳng khó điều trị khỏi hoàn toàn; mỗi khi có những sai lầm về
ăn uống, lo nghĩ bệnh lại tăng lên [8].
1.2. Bệnh viêm đại tràng mạn theo y học cổ truyền
Y học cổ truyền không có bệnh danh viêm đại tràng mạn, căn cứ vào triệu chứng
của một số thể bệnh trong các chứng tiêu chảy, lỵ, phúc thống ta thấy có sự tƣơng đồng
với triệu chứng của viêm đại tràng mạn.
Một số thể bệnh liên quan đến viêm đại tràng mạn theo y học cổ truyền:
1.2.1. Tiêu chảy mạn tính thể tỳ vị hƣ hàn
Triệu chứng: phân sống và nát, ngƣời mệt mỏi, sắc mặt vàng nhợt, có thể phù, chất
lƣỡi nhợt, mạch nhu hoãn.
Phƣơng pháp điều trị: bổ tỳ vị
Phƣơng thuốc: có thể dùng các phƣơng thuốc tứ quân tử gia vị [5], [6].

Bạch truật

12g

Hoài sơn sao

12g

Bạch linh

8g

Ý dĩ sao

12g
4


Đẳng sâm

12g

Trần bì

8g

Cam thảo

6g


Sa nhân

6g

1.2.2. Tiêu chảy mạn tính thể can tỳ bất hòa
Triệu chứng: thần kinh bị kích động gây ỉa chảy hoặc ỉa chảy nhiều hơn; đầy bụng,
đau bụng, sôi bụng, ngực sƣờn đầy tức, ợ hơi.
Phƣơng pháp điều trị: điều hòa can tỳ.
Phƣơng thuốc: Thống tả yếu phƣơng hợp với tứ nghịch tán gia giảm [5], [6].
Phòng phong

8g

Sài hồ

12g

Bạch thƣợc

8g

Trần bì

6g

Bạch truật

8g

Chỉ xác


6g

Cam thảo

4g

1.2.3. Lỵ mạn tính:
Triệu chứng: bệnh lỵ kéo dài, dùng thực phẩm không hợp lý hoặc bị lạnh bệnh lại
tái phát. Đại tiện lúc lỏng lúc táo, có thể kèm theo máu, dịch nhầy có thể sa trực tràng,
bụng đau âm ỉ, thích chƣờm nóng, xoa bóp, sợ lạnh, sắc mặt xanh vàng.
Phƣơng pháp điều trị: ôn bổ tỳ vị, cố sáp.
Phƣơng thuốc: chân nhân dƣỡng tạng thang [5], [6].
Đảng sâm

12g

Nhục đậu khấu

6g

Bạch truật

12g

Thạch lựu bì

6g

Gừng nƣớng


6g

Kha tử

6g

Nhục quế

4g

Mộc hƣơng

6g

Đƣơng quy

12g

Cam thảo

6g

1.2.4. Vị quản thống thể tỳ vị hƣ hàn:
Triệu chứng: đau vùng thƣợng vị liên miên, nôn nhiều, mệt mỏi, thích xoa bóp,
chƣờm nóng, đầy bụng, nôn ra nƣớc trong, sợ lạnh, chân tay lạnh, phân nát có lúc táo,
rêu lƣỡi trắng, chất lƣỡi nhạt, mạch hƣ tế.
Phƣơng pháp điều trị: ôn trung kiện tỳ.
Phƣơng thuốc: Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm [5], [6].
5



Hoàng kỳ

16g

Quế chi

8g

Sinh khƣơng

6g

Bạch thƣợc

8g

Cam thảo

6g

Đại táo

12g

Hƣơng phụ

8g


Cao lƣơng khƣơng

6g

1.3. Phƣơng thuốc Vị tràng an
Phƣơng thuốc xuất phát từ cổ phƣơng Hƣơng liên hoàn gia thêm vị thuốc Sa nhân
để tăng tác dụng hành khí hóa thấp.
Công thức
Mộc hƣơng

20g

Sa nhân

12g

Hoàng liên

6g

1.3.1. Mộc hƣơng:
-

Tên khoa học: Radix Saussureae lappae [3], [7].

-

Bộ phận dùng: rễ đã phơi hay sấy khô của cây Mộc hƣơng (Saussurea lappa (DC)

C.B.Clarke, họ Cúc (Asteraceae) [3], [7].

1.3.1.1.

Tóm tắt thành phần hóa học

-

Alcaloid: Saussurin 0,05% [2], kushtin [20].

-

Tinh dầu:
+ Sesquiterpen lacton: chứa dehydrocostus lacton và costusolid với tỷ lệ 50%; α

và β-cyclocostunolid; alantolacton; isoalantolacton; cynaropicrin [2].
+ Nhiều sesquiterpen khác nhƣ: α, β- costol; elema- 1,3,11(13)- trien-12-ol; α, βselinen; β- elemen; elemol; caryophylen; caryophylen oxyd; ar- curcumen; α-costal;
(E)-9-isopropyl-6-methyl- 5,9- decadien-2-on; phelandren; ionon; myrcen; p-cymen;
linalol;

humulen;

cedren;

cedrol;

α



β-costen15-hydroxycostuslacton;


isodehydrocotus lacton; isozaluzanin C [2].
1β-hydroxycolartin; 5α-hydroxy-β-costic acid; 11α,13-dihydroxydehidrocostuslacton;
11,13-dihydro-7,11-dehydro-13-hydroxy-3-desoxyzaluzanin C; Scopoletin [22], [53];
10α-hydroxyl-artemisinic acid [22].
6


-

Flavonoid [14], [35], saponin, tanin [14].

-

Sterol: Stigmasterol [2], β-sitosterol, daucosterol [19].

-

Các saussureamin A,B,C,D,E; 5-aminosesquiterpen; saussureal;

và một ligan

glycosid là massoniresiniol-4’’-O-β-D-glucopyranosid [2].
-

Một số thành phần khác nhƣ: Belutin; 18% inulin và chất nhựa;

acid amin;

cholamin[2] ; trans-syingin [22].
1.3.1.2. Tác dụng sinh học:

-

Tác dụng kháng khuẩn, kháng đơn bào:
Cao chiết ethanol MH ức chế in vitro các chủng vi khuẩn: Staphylococus aureus,

Shigella shigae, Enterococus faecalis, Escherichia coli, Shigella sonnei , Pseudomonas
aeruginosa, Salmonella typhi, Salmonella paratyphi. Ngoài ra, còn có tác dụng ức chế
Trichophyton rubrum và Entamoeba histolytica [2].
Tinh dầu MH có tác dụng kháng khuẩn và tẩy uế mạnh đặc biệt với liên cầu và tụ
cầu [2].
-

Tác dụng kháng virus: các hoạt chất phân lập từ MH nhƣ costunolid,

dehydrocostus lacton ức chế sự biểu hiện của HBsAg với IC50 là 1,0 và 2,0 mmol/l
[50].
-

Tác dụng kháng nấm: 4 flavonoid phân lập từ cao chiết ethanol của MH kháng

các chủng nấm: Aspergillus niger, Aspergillus ochraceus, Aspergillus versicolor,
Aspergillus flavus, Penicillium ochrochloron, Penicillium funiculosum, Trichoderma
viride, Cladosporium cladosporiodes và Alternaria [35].
-

Tác dụng giảm đau, chống viêm:
+ MH có tác dụng giảm đau: giảm cơn đau quặn khi tiêm phúc mạc dung dịch

acid acetic 1% trên chuột nhắt trắng [2].
+ Tác dụng chống viêm: trên chuột cống trắng gây phù bàn chân với kaolin và gây

u hạt thực nghiệm với amian; gây thu teo tuyến ức ở chuột cống non [2].
Tác dụng chống viêm có thể là do ổn định màng lyzosom của secquiterpen lacton
[2], [19].
7


Cao chiết ethanol MH với liều 50 - 200mg/kgtt có tác dụng chống viêm cấp trên
chuột gây ra bởi carrageenan [50].
Costunolid ức chế protein và sự biểu hiện mRNA của interleukin - 1b và phiên mã
AP -1 [50].
-

Tác dụng trên hệ tiêu hóa:
+ Tác dụng trên nhu động ruột và cơ trơn:
Tinh dầu MH ức chế nhu động ruột. Cao toàn phần tinh dầu đã khử lacton và

dihydrocotusnolid, các phân đoạn lacton và dihydrocostunolid đều ức chế sự co thắt
hồi tràng cô lâp của chuột lang gây bởi acetylcholin, histamin và BaCl2. Hầu hết các
phân đoạn của tinh dầu đều có tác dụng làm giảm sự co thắt phế quản gây bởi khí dung
histamin và acetylcholin trên chuột lang [2], [15].
Alcaloid saussurin gây giãn cơ trơn, đặc biệt là cơ trơn phế quản tƣơng tự adrenalin,
xuất hiện chậm nhƣng tồn tại dài hơn. Tác dụng chủ yếu thông qua trung tâm phế vị ở
tủy sống [2], [15].
MH làm giảm co thắt gây ra bởi cacbachol liều 30µmol/L. Thành phần có tác dụng
có thể là sesquiterpen. Sesquiterpen kích thích bài xuât ion K+ và làm giảm nồng độ ion
Ca++ thông qua con đƣờng hoạt hóa cGMP và PKG [50].
+ Ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori với nồng độ ức chế tối thiểu 40µg/ml đối
với cao chiết ethanol 95% và >100 µg/ml đối với cao chiết nƣớc [29].
+ Bảo vệ niêm mạc dạ dày: costunolid, saussureamines, dehydrocotus lacton phân
lập từ cao chiết methanol của MH có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày chuột trên mô

hình gây tổn thƣơng dạ dày bằng ethanol với liều 5mg và 10mg/kgtt [50].
+ Tác dụng lên chức năng dạ dày: cao chiết nƣớc MH có tác dụng làm tăng tốc độ
tháo rỗng dạ dày nhƣng không ảnh hƣởng đến nồng độ gastrin, acid dạ dày và
somatostatin [50].
+ Tác dụng cầm tiêu chảy: Cao chiết methanol MH với liều 100, 300, 500mg/kgtt
chuột Wistar có tác dụng ức chế tiêu chảy tƣơng ứng 26.33, 32.28, 66.77% trên mô
hình gây tiêu chảy bằng dầu thầu dầu [32].
8


+ Tác dụng lợi mật: Cao chiết aceton MH lợi mật trên chuột cống trắng, chuột
lang [2].
+ Tác dụng bảo vệ gan: cao chiết methanol - nƣớc MH liều 150, 300 và
600mg/kgtt chuột có tác dụng hạn chế tổn thƣơng gan gây ra bởi D-glactosamin và
lipopolysaccarid, làm giảm đáng kể nồng độ transaminase trong huyết tƣơng, cải thiện
cấu trúc của tế bào gan, làm giảm đáng kể các tế bào viêm và chết [47].
Bảo vệ gan chống lại tổn thƣơng gan do CCl4 [2].
+ Tác dụng làm mòn sỏi mật in vitro [2] .
-

Tác dụng trên hệ thần kinh:
+ Tác dụng hiệp đồng, làm kéo dài thời gian gây ngủ của natri barbital. Những

thành phần bay hơi trong tinh dầu có tác dụng ức chế thần kinh trung ƣơng. Hít khói
của bột MH gây ức chế rõ rệt thần kinh trung ƣơng [2].
+ Tác dụng chống co giật: cao chiết ethanol liều 300mg/kgtt, cao chiết nƣớc liều
300mg/kgtt và cao chiết ete dầu hỏa liều 100mg/kgtt MH có tác dụng chống co giật
gây bởi pentylenetetrazol và picrotoxin ở chuột. Cơ chế tác dụng đó là tăng ngƣỡng
đáp ứng thông qua thụ thể GABA [37].
-


Tác dụng trên hệ tim mạch:
Cao chiết methanol MH liều 0,5; 2,5; 5µg làm tăng lực co bóp cơ tim thỏ cô lập

bằng phƣơng pháp Langendorff [12].
Tinh dầu gây giãn mạch ở nội tạng và kích thích tuần hoàn. Tinh dầu loại bỏ thành
phần lacton có tác dụng hạ huyết áp. Một số phân đoạn lacton từ tinh dầu nhƣ lacton
toàn phần, costunolid, dihyrocostunolid, dihydrocostus lacton có tác dụng làm hạ huyết
áp yếu hơn [2].
-

Tác dụng trên hệ hô hấp, tiết niệu:
Tác dụng long đờm, lợi tiểu: tinh dầu MH đƣợc hấp thụ qua đƣờng tiêu hóa, bài tiết

một phần qua phổi gây tác dụng long đờm, một phần qua thận gây tác dụng lợi tiểu [2].
-

Tác dụng trên chuyển hóa:

9


+ Tác dụng hạ lipid máu: cao chiết nƣớc MH dùng bằng đƣờng uống liều 2mg/kgtt
thỏ làm hạ lipid máu [50].
+ Tác dụng trên đƣờng huyết: cao chiết nƣớc MH dùng bằng đƣờng uống liều
500mg/ngày, thời gian 30 ngày có tác dụng hạ đƣờng huyết trên lâm sàng [2].
-

Tác dụng chống ung thƣ:
Dehydrocostus lacton và costunolid trong MH ức chế tế bào ung thƣ đại trực tràng


thông qua ức chế con đƣờng Wnt/β-catenin [21].
Dehydrocostus lacton và costunolide có tác dụng gây độc tế bào đối với các dòng tế
bào thần kinh IMR-32, NB-39, SK-N-SH và LA-N-1[39].
-

Độc tính cấp:
+

-

LD50 là 327,5g/kgtt chuột nhắt trắng đƣờng uống [2].

Tác dụng dụng khác:
Nhiều bài thuốc có MH phối hợp với các dƣợc liệu khác đã thể hiện có hiêu quả tốt

trong điều trị các chứng bệnh tiêu chảy ở trẻ em và ngƣời lớn, lỵ trực khuẩn và lỵ amip,
viêm đại tràng mạn tính thể co thắt, rối loạn tiêu hóa kéo dài, viêm đại tràng mạn tính
thể phân nát có máu [2].
1.3.1.3. Tác dụng theo y học cổ truyền.
-

Tính vị: cay, đắng; tính ấm.

-

Quy kinh: phế, can, tỳ.

-


Công năng: hành khí chỉ thống, bình can giáng áp, kiện tỳ hòa vị [3], [7].

-

Chủ trị:
+ Can, tỳ, vị khí trệ, ngực bụng đầy trƣớng, đau bụng, đại tiện lỏng [3].
+ Bệnh can đởm cƣờng thịnh gây cao huyết áp [3].
+ Viêm túi mật, sỏi mật [44].
+ Loét dạ dày, ruột [44].
+ Ngộ độc thức ăn, chữa ho, làm an thai [2].

Ngoài ra còn chữa [2]:
+

Sốt rét từng cơn (sao với gừng và các vị thuốc khác).
10


+

Dùng làm thuốc gây ngủ, trừ giun, cầm máu, giải độc, trị rắn cắn, sâu bọ cắn,

nhiễm độc thai nghén.
-

Cách dùng: ngày 6-12 g dạng thuốc sắc hoặc bột [3].

-

Kiêng kị: các chứng bệnh do khí hƣ, huyết hƣ mà táo thì không dùng [3], âm hƣ


nội nhiệt [44].
1.3.2. Sa nhân
-

Tên khoa học: Fructus Amomi [3], [7].

-

Bộ phận dùng: quả gần chín đã bóc vỏ và phơi khô của cây Sa nhân (Amomum

vilosum Lour. ), họ Gừng (Zingiberaceae) [7].
1.3.2.1.
-

Tóm tắt thành phần hóa học

Tinh dầu có hàm lƣợng 2-3% gồm: D-camphor (33,2%), d-bornyl acetat (26,5%),

borneol (19,4%), d-limonen (7%), camphen (7%), paramethoxy trans- cinnamat,
phellandren (2,3%), pinen (1,1%), myrcen, ethyl octacosat, docosyl hexylat, stigmat-4en-3-dion [2].
-

Saponin (0,69%) [9].

-

Flavonoid: Quercitrin (quercetin-3-O-alpha-L-rhamnoside) và

isoquercitrin


(quercetin-3-O-beta-D-glucosid), [38], flavanocoumarin, isoflavanocoumarin [16].
-

Sterol: β-sitosterol, daucosterol [2].

-

Polysaccharid [51].

-

Một số hợp chất phenolic: 3-ethoxy-hydroxy benzoic acid, vanillic acid-1-beta-D-

glucopyranosyl ester , isorhamnetin-3-beta-D-glucosid [16].
-

Các nguyên tố vi lƣợng nhƣ: Zn, Cu,Co [2].

1.3.2.2.
-

Tác dụng sinh học

Kháng khuẩn, kháng đơn bào:
Tinh dầu SN có tác dụng ức chế các vi khuẩn theo thứ tự hoạt tính giảm: Bacillus

subtilis, Bacillus mycoides, Diplococus pneumoniae, Mycobacterium tuberculosis,
Proteus vulgaris, Shigella dysenteriae, Salmonella typhi. Có tác dụng diệt Entamoeba
moshkowskii với nồng độ ức chế thấp nhất là 1:2560 [2].

11


-

Tác dụng giảm đau, chống viêm:
+ Bornyl acetate trong tinh dầu SN làm giảm đau do acid acetic và mâm nóng

[45], [46]. Cơ chế tác dụng của nó có thể liên quan đến cả tác dụng giảm đau trung
ƣơng và giảm đau ngoại vi (nhƣng không có liên quan đến các thụ thể opioid) [46].
+ Bornyl acetate có tác dụng chống sƣng tai chuột do dimethylbenzen [45].
-

Tác dụng khác
+ Tác dụng trên chuyển hóa lipid: thuốc hoàn bào chế từ SN, Câu đằng, Lá tre non

và 7 dƣợc liệu khác điều trị trên 32 bệnh nhân bị xơ vữa động mạch sau 30-60 ngày.
Kết quả tốt 22, vừa 9 ngƣời. Kết quả tốt hơn ở bệnh nhân tăng cholesterol máu mà
không kèm tăng huyết áp [2].
+ Tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ tế bào gan: polysaccharide trong SN ức chế
sự tăng trƣởng tế bào HepG2, tác dụng quét gốc tự do mạnh trong ống nghiệm, ngăn
chặn đáng kể sự hình thành malondialdehyd, tăng cƣờng hoạt động của các enzym
chống oxy hóa ở chuột bị tổn thƣơng gan gây bởi CCl4 [51].
+ Tăng thời gian sống ở chuột: Cao chiết nƣớc đƣợc bào chế từ SN, Nhân sâm,
Cam thảo, Kim ngân và một số dƣơc liệu khác làm tăng thời gian sống của chuột nhắt
trắng đƣợc cấy sarcom 180 trong phúc mạc.
+ Làm giảm tác dụng hại thận của cis-platin ở chuột nhắt trắng và chuột cống
trắng, giảm độc tính về huyết học của cis-plantin trên hồng cầu và bạch cầu [2].
Có hoạt tính estrogen tƣơng đối cao [25].
1.3.2.3.


Tác dụng theo y học cổ truyền.

-

Tính vị: vị cay, tính ấm.

-

Quy kinh: tỳ, thận, vị.

-

Công năng: lý khí hóa thấp, trừ phong thấp giảm đau, an thai.

-

Chủ trị:
+ Đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, ỉa chảy, đại tiện ra máu.
+ Phong thấp: đau nhức cơ, thần kinh ngoại biên.
+ Động thai hoặc có xuất huyết [3] [7].
12


Ngoài ra còn dùng:
+ Dùng làm gia vị và chế rƣợu mùi [2], [9].
+ Chữa đau răng: SN giã nhỏ thành bột chấm vào răng hoặc ngâm rƣợu cho đặc
rồi chấm vào răng [10].
+ Điều trị phụ nữ có thai nghén, nôn vào buổi sáng [44].
-


Cách dùng: Ngày dùng từ 3-6g [3].

-

Kiêng kị: Âm hƣ nội nhiệt không nên dùng [3].

1.3.3. Hoàng liên
-

Tên khoa học: Rhizoma Coptidis [3], [7].

-

Bộ phận dùng: thân rễ phơi loài Hoàng liên chân gà nhƣ Coptis chinensis Franch.,

họ Hoàng liên (Ranunculaceae) [3], [7].
1.3.3.1. Tóm tắt thành phần hóa học:
-

Alcaloid: Berberin, palmatin, coptisin, worenin, jatrorrhizin, columbamin,

epiberberin, berberastin, magnoflorin, groenlandicin, obacunon, obaculacton, acid
ferulic, urbenin [1].
-

Polysaccharid [49].

-


Flavonoid: rhamnetin, wogonin [17].

-

Phenylpronanoid: chlorogenic acid, ferulic acid, z-octadecyl caffeat [17].

-

Acid phenolic: acid vanillic [17].

-

Ligan:

erythro-guaiacylglycerol-8-O-4'-(coniferyl

alcohol)

ether,

threo

-

guaiacylglycerol-8-O-4'-(coniferyl alcohol) ether, (+)-pinoresinol, (+)-medioresinol,
(+)-lariciresinol, (+)-5'-methoxylariciresinol, (+)-isolariciresinol [17].
-

Các chất vô cơ (Cu, Mn, Zn, Se…..) [1].


1.3.3.2. Tác dụng sinh học
-

Tác dụng kháng khuẩn:
Dịch chiết nƣớc HL có phổ kháng khuẩn rộng với các vi khuẩn gram (+) và gram (-):

Shigella dysenteriae, Shigella shigae, Shigella sonnei, Shigella flexneri, Bacillus
tuberculosis,

Bacillus

pertis,

Streptococcus,
13

Vibri

cholera,

Pneumococcus,


Staphylococus aureus, Bacillus parathyroid A, Escherichia coli, Bacilus proteus,
Bacillus pyocyaneus [1].
Berberin ức chế các vi khuẩn: Streptococcus, Pneumococcus, Vibri cholera,
Bacillus anthracis, Staphylococcus aureus, Streptococcus viridans, Shigella shiga,
Shigella flexneri, Bacillus subtilis, Bacilus proteus, Bacillus typhoid [1].
Đối với Vibrio cholera đã đƣợc xử lý trƣớc với berberin truyền cho thỏ non thì
không gây nên những triệu chứng ỉa chảy thực nghiệm. Điều đó chứng tỏ độc tố của vi

khuẩn đã bị bất hoạt. Trên thỏ non, cho uống trƣớc berberin, sau 18 - 24h bơm vào ruột
thỏ liều độc tố vi khuẩn tả gây chết thì phòng ngừa đƣợc triệu chứng tiêu chảy do độc
tố gây lên và kéo dài thời gian sống của thỏ [1].
Cơ chế tác dụng của berberin: ức chế sinh tổng hợp RNA. DNA, protein của vi
khuẩn. Nhóm amin bậc 4 rất cần thiết cho tác dụng kháng khuẩn [1].
-

Tác dụng kháng virus
Dịch chiết nƣớc HL với nồng độ 50% ức chế sự phát triển của virus cúm PR8,

56S8, P.M [1].
-

Tác dụng kháng nấm
Berberin sulfat với nồng độ 10 - 25mg/ml ức chế sự sinh trƣởng của các nấm

Alternaria spp., Aspergillus flavus, Aspergillus fumigatus, Candida albicans,
Curvularia spp., Derechslera spp., Fusarium spp., Rhizopus oryae, Scopulariopsis spp.
[1].
-

Tác dụng kháng đơn bào
Berberin trên ống kính với nồng độ 1:5000 và trên chuột nhắt trắng đã gây nhiễm

amip với liều 50mg/kg bằng đƣờng uống có tác dụng ức chế sự sinh trƣởng của amip.
Đối với kí sinh trùng sốt rét hoàng liên không có tác dụng nhƣng lại có tác dụng với
Leishmania.
Berberin có tác dụng diệt Typanosoma brucei rhodesiense với nồng độ ức chế 50%
IC50 0,4mg/ml [1]
-


Tác dụng trên hệ tiêu hóa
14


+ Tác dụng chống viêm loét đƣờng tiêu hóa:
Cao chiết bằng methanol và alcaloid chiết từ HL: ức chế loét dạ dày do stress trên
chuột cống trắng bằng đƣờng uống. Berberin tiêm dƣới da chuột cống trắng ức chế sự
hình thành vết loét và hiện tƣợng chảy máu dạ dày trong mô hình gây loét do thắt môn
vị [1].
Cao chiết nƣớc HL, Hoàng bá bắc và berberin có tác dụng ức chế enzyme urease
của vi khuẩn Helicobacter pylori. Tác dụng ức chế của cao chiết nƣớc HL tốt hơn so
với cao chiết nƣớc Hoàng bá bắc và berberin tinh khiết. Cơ chế tác dụng có thể do
tƣơng tác với nhóm sulfuhydryl tại trung tâm hoạt động của enzyme urease. Đây là loại
ức chế không cạnh tranh và có thể đảo ngƣợc bằng glutathione [28].
Berberin liều 30 và 120mg/kgtt chuột, cao chiết nƣớc HL (chứa 9,9% berberin) liều
300mg/kgtt chuột ức chế sự tăng tumor necrosis factor-a (TNF –α), interleukin-1b (IL1β), NO huyết tƣơng và ức chế sự hoạt hóa thụ thể toll-like receptor 4 (TLR4), nuclear
factor-jB (NF-jB) ở hồi tràng do lipopolysaccharide gây ra. Ngoài ra berberin và cao
chiết nƣớc HL còn làm tăng đáng kể nồng độ superoxide dismustase, glutathion
peroxidase, ngăn cản sự tăng malondialdehyde, NO và tổn thƣơng nhung mao ở hồi
tràng [52].
+ Tác dụng lợi mật:
Thí nghiệm trên chuột cống trắng berberin bằng đƣờng uống, tiêm tĩnh mạch hoặc
tiêm dƣới da làm tăng cƣờng sự phân tiết bilirubin mật. Berberin sulfat tiêm tĩnh mạch
(liều 10mg/kgtt) tăng cƣờng lƣu lƣợng mật [1].
-

Tác dụng trên hệ thần kinh
Berberin có tác dụng an thần trên mèo bằng đƣờng tiêm phúc mạc, tăng cƣờng thời


gian gây ngủ của pentobarbital nhƣng không có tác dụng kháng co giật, giảm đau [1].
Tác dụng ức chế acetylcholinesterase: bằng phƣơng pháp Ellman, cao chiết
methanol và nƣớc HL có tác dụng ức chế acetylcholinesterase với IC50 lần lƣợt là
0,031µg/ml và 2,5µg/ml - gấp hơn 100 lần so với chất ức chế acetylcholinesterase đã
biết là galantamine (IC50 là 4.33µg/ml). Sự kết hợp của các alcaloid berberin, coptisin
15


và palmatin có tác dụng hiệp đồng tác dụng ức chế acetylcholinesterase. Nghiên cứu
trên dòng tế bào COS7 thấy rằng không có chất nào gây độc tế bào ở nồng độ ức chế
acetylcholinesterase [27].
-

Tác dụng chống viêm:
Trên mô hình gây viêm bằng tiêm màng bụng chuột lipopolysaccharid (LPS) liều

35mg/kgtt, cao chiết nƣớc HL với liều dùng 500 - 1000mg/kgtt làm giảm thay đổi mô
bệnh học ở gan chuột. HL ức chế sự bài tiết các cytokines tiền viêm (do LPS) nhƣ
interleukin - 6 (IL-6), ức chế sự hoạt hóa NF-ĸB thông qua sự ức chế IĸB-α phosphoryl
hóa, cũng nhƣ ức chế sự phosphoryl hóa của ERK1/2, JNK, and p38 MAPKs. Kết quả
này có liên quan tới sự giảm biểu hiện của cyclooxygenase-2 (COX-2) và và có khả
năng kích thích nitric oxide synthase (I-NOS) [18].
-

Tác dụng trên hệ tim mạch
+ Tác dụng trên huyết áp
Berberin sulfat tiêm truyền tĩnh mạch thỏ gây hạ huyết áp. Dịch chiết nƣớc HL tiêm

dƣới da chuột cống trắng cũng có tác dụng hạ huyết áp.
Berberin clorid dùng liều từ 0,5mg/kg cho thỏ gây mê bằng urethane gây hạ huyết

áp kéo dài. Tác dụng hạ huyết áp có thể do ức chế các thụ thể α-adrenoreceptor chứ
không phải do tác dụng giãn mạch.
+ Tác dụng trên tim: làm chậm nhịp tim. Tác dụng này cũng xuất hiện ở chuột
cống trắng đã cắt dây X ở cả hai bên.
+ Tác dụng trên mạch: đối kháng với tác dụng co mạch do các chất giống
adrenalin gây nên [1].
-

Tác dụng trên chuyển hóa
+ Tác dụng trên chuyển hóa glucid
Cao chiết nƣớc từ HL thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, berberin thí nghiệm trên

chuột bình thƣờng và chuột tiểu đƣờng do alloxan gây nên đều có tác dụng hạ đƣờng
huyết. Trên chuột nhắt trắng berberin cũng có tác dụng đối kháng với hiện tƣợng tăng
đƣờng huyết do tiêm glucose hoặc adrenalin gây lên [1].
16


×