Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Phân tích chi phí trực tiếp điều trị bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng tại bệnh viện lao và bệnh phổi thái nguyên năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC TÚ

PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRỰC TIẾP ĐIỀU TRỊ
BỆNH VIÊM PHỔI MẮC PHẢI Ở CỘNG ĐỒNG
TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI
THÁI NGUYÊN NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƢỢC
MÃ SỐ: 60720412
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề
tài tôi đã nhận đƣợc sự ủng hộ, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia đình,
đồng nghiệp và bạn bè.
Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới:
PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng – Phó Trƣởng bộ môn Quản lý kinh tế dƣợc, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong quá
trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo Trƣờng Đại Học
Dƣợc Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô Bộ môn quản lý và kinh tế dƣợc đã truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại trƣờng.


Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám đốc, Phòng kế hoạch tổng hợp,
Khoa dƣợc Bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên đã tạo điền kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu tại bệnh viện.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè, những
ngƣời đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành cuốn luận văn này.

Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2017
Học viên

Nguyễn Ngọc Tú


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chƣơng I. TỔNG QUAN ...................................................................................... 3
1.1. Sơ lƣợc về bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng .....................................3
1.1.1. Định nghĩa bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng ..............................3
1.1.2. Dịch tễ học bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng..............................3
1.1.3. Đánh giá mức độ nặng của bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng ....5
1.1.4. Điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng ............................................6
1.2. Phƣơng pháp phân tích chi phí....................................................................9
1.2.1. Khái niệm và phân loại chi phí .............................................................9
1.2.2. Phương pháp phân tích chi phí bệnh tật............................................ 10
1.3. Một số nghiên cứu về chi phí bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng .... 10
1.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 10
1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................... 21

1.4. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 23
1.5. Vài nét về Bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên .............................. 23
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 25
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................. 25
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
2.2.1. Các biến số nghiên cứu ...................................................................... 25
2.2.2. Mô hình thiết kế nghiên cứu............................................................... 28
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 28
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu................................................................... 31
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 33
3.1. Phân tích cơ cấu chi phí trực tiếp điều trị bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng
đồng tại Bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên......................................... 33


3.1.1. Cơ cấu chi phí trực tiếp theo nguồn kinh phí chi trả......................... 33
3.1.2. Cơ cấu chi phí trực tiếp điều trị bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng
tại Bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên ............................................... 33
3.1.3. Cơ cấu chi phí thuốc điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng........ 35
3.1.4. Cơ cấu chi phí thuốc kháng sinh ....................................................... 36
3.1.5. Cơ cấu chi phí chẩn đoán .................................................................. 37
3.1.6. Chi phí trực tiếp theo đợt điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng 40
3.1.7. Chi phí trực tiếp theo phác đồ điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng
đồng .............................................................................................................. 41
3.2. Mối liên quan giữa chi phí trực tiếp điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng
đồng với một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu.............................................. 42
3.2.1. Mối liên quan giữa chi phí trực tiếp điều trị với bệnh lý mắc kèm .. 45
3.2.2. Mối liên quan giữa chi phí trực tiếp điều trị với mức độ nặng của
bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng ........................................................ 46
3.2.3. Mối liên quan giữa chi phí trực tiếp điều trị với phác đồ điều trị của
bệnh nhân viêm phổi mắc phải ở cộng đồng ............................................... 48

3.2.4. Mối liên quan giữa chi phí trực tiếp điều trị với số ngày điều trị của
bệnh nhân viêm phổi mắc phải ở cộng đồng ............................................... 51
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ...................................................................................... 55
4.1. Cơ cấu chi phí trực tiếp điều trị bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng tại
Bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên ....................................................... 55
4.1.1. Cơ cấu chi phí trực tiếp theo nguồn kinh phí chi trả......................... 55
4.1.2. Cơ cấu chi phí trực tiếp điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng. .. 55
4.1.3. Cơ cấu chi phí thuốc điều trị ............................................................. 58
4.1.4. Cơ cấu chi phí thuốc kháng sinh ....................................................... 59
4.1.5. Cơ cấu chi phí chẩn đoán .................................................................. 59
4.1.6. Chi phí trực tiếp theo đợt điều trị ...................................................... 60
4.1.7. Chi phí trực tiếp theo phác đồ điều trị .............................................. 61
4.2. Mối liên quan giữa chi phí trực tiếp điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng
đồng với một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu.............................................. 62


4.2.1. Mối liên quan giữa chi phí điều trị trực tiếp với bệnh mắc kèm của
bệnh nhân viêm phổi mắc phải ở cộng đồng. .............................................. 62
4.2.2. Mối quan hệ giữa chi phí trực tiếp điều trị với mức độ nặng............ 63
4.3.3. Mối liên quan giữa chi phí điều trị trực tiếp với phác đồ điều trị..... 64
4.2.4. Mối liên quan giữa chi phí điều trị trực tiếp với số ngày nằm viện .. 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết

Tiếng Việt


tắt

Tiếng Anh

ATS

Hội lồng ngực Hoa Kỳ
American Thoracic Society

BTS

British Thoracic Society

CĐHA

Hội Lồng ngực Anh
Chẩn đoán hình ảnh

Chronic Obstructive Pulmonary
COPD

Disease

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

CT

Computed Tomography


Chụp cắt lớp vi tính

Confusion, Uremia, Respiratory - Ý thức - Ure huyết
CURB

Rate, Blood Pressure

-Nhịp thở - Huyết áp

ICU

Intensive Care Unit

Khoa điều trị tích cực

Infectious Diseases Society of Hội bệnh nhiễm khuẩn Hoa Kỳ
IDSA

America

KRW

Korea won

Đơn vị tiền tệ Hàn Quốc
Chỉ số mức độ nặng của bệnh viêm

PSI

Pneumonia Severity Index


phổi

TB

Trung bình

TM

Tĩnh mạch

VP

Viêm phổi

VPMPCĐ

Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng

WHO

World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Thứ

Tên bảng


tự

Trang

1.1

Đánh giá nguy cơ theo thang điểm CURB-65

6

1.2

Tóm tắt hƣớng dẫn điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng

7

đồng của Bộ Y tế
1.3

Tóm tắt một số nghiên cứu trên thế giới

11

2.4

Các biến số nghiên cứu

25


2.5

Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu

30

3.6

Tỉ lệ chi phí ngƣời bệnh phải chi trả trong mẫu nghiên cứu

33

3.7

Cơ cấu chi phí trực tiếp điều trị viêm phổi mắc phải ở
cộng đồng tại Bệnh viện lao và bệnh phổi năm 2015

34

3.8

Cơ cấu chi phí thuốc điều trị

35

3.9

Cơ cấu chi phí kháng sinh theo tên thƣơng mại

36


3.10

Cơ cấu chi phí chẩn đoán

37

3.11

Cơ cấu chi phí xét nghiệm

38

3.12

Cơ cấu chi phí chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng

39

3.13

Chi phí trung bình theo đợt điều trị viêm phổi mắc phải ở
cộng đồng tại Bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên

40

3.14

Chi phí trung bình theo phác đồ điều trị


41

3.15

Tóm tắt mô hình hồi quy

43

3.16

Kết quả mô hình hồi quy

44

3.17

Mối liên quan giữa chi phí trực tiếp với bệnh mắc kèm

45

3.18

Mối liên quan giữa chi phí trực tiếp với mức độ nặng

47

3.19

Mối quan hệ giữa chi phí trực tiếp với phác đồ điều trị


49

3.20

Đặc điểm về số ngày điều trị

51

3.21

Mối liên quan giữa chi phí trực tiếp với số ngày nằm viện

53


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Thứ

Tên biểu đồ

tự

Trang

2.1

Cơ cấu tổ chức Bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên

24


2.2

Sơ đồ lựa chọn bệnh án

29

3.3

Phân bố chi phí trực tiếp theo bệnh mắc kèm

46

3.4

Phân bố chi phí trực tiếp theo mức độ nặng

3.5

Phân bố chi phí trong các phác đồ điều trị

50

3.6

Phân bố ngày điều trị

52

3.7


Phân bố chi phí theo ngày điều trị

54

48


ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng là một bệnh nhiễm trùng phổ biến, có tỉ
lệ mắc cao và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các
bệnh nhiễm trùng. Tỉ lệ mắc chung của viêm phổi mắc phải ở cộng đồng khoảng
5,16-6,11/1000 ngƣời/năm và tăng lên ở ngƣời cao tuổi. Tử vong do viêm phổi
mắc phải ở cộng đồng hay gặp ở nhóm phải nhập viện điều trị, tỉ lệ tử vong
chung lên tới 28% mỗi năm. Tại Mỹ, gánh nặng kinh tế của viêm phổi mắc phải
ở cộng đồng hàng năm vẫn trên 17 tỷ USD. Mặc dù đã có nhiều hƣớng dẫn điều
trị đƣợc áp dụng nhƣng viêm phổi mắc phải ở cộng đồng vẫn gây ra gánh nặng
kinh tế đáng kể, đặc biệt là ở những nƣớc dân số ngày càng già đi [18]. Tại Châu
Âu, gánh nặng kinh tế của bệnh là 10,1 tỉ Euro mỗi năm. Trong đó chi phí chăm
sóc nội trú là 5,7 tỉ Euro, ngoại trú là 0,5 tỉ Euro, chi phí thuốc 0,2 tỉ Euro và chi
phí gián tiếp do mất sức lao động là 3,6 tỉ Euro [51].
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê trong cả nƣớc năm 2013, các bệnh
viêm phổi mà chủ yếu là viêm phổi mắc phải ở cộng đồng có tỉ lệ mắc cao nhất
470/100000 ngƣời/năm và tỉ lệ tử vong đứng thứ hai 1,28/100000 ngƣời/năm [3].
Với tỉ lệ mắc bệnh luôn ở mức cao nên viêm phổi mắc phải cộng đồng vẫn đang
gây ra gánh nặng cho ngƣời dân và cho nguồn ngân sách bảo hiểm y tế. Mặc dù
là một bệnh nhiễm khuẩn phổ biến nhƣng hiện nay tại Việt Nam vẫn chƣa có
nghiên cứu mang tính toàn diện, đánh giá tổng thể gánh nặng kinh tế của bệnh
viêm phổi mắc phải ở cộng đồng. Mới chỉ có một vài nghiên cứu riêng lẻ đƣợc
thực hiện tại một số bệnh viện. Các nghiên cứu về viêm phổi mắc phải ở cộng
đồng mới chỉ tập trung đánh giá về sử dụng kháng sinh, xác định nguyên nhân

gây bệnh, tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh, mà chƣa có
nhiều nghiên cứu phân tích chi phí bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng.
Tại Bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên, viêm phổi mắc phải ở cộng
đồng là bệnh có tỉ lệ nhập viện điều trị cao nhất, từ 2500 – 2700 ca nhập viện
mỗi năm. Các bệnh nhân viêm phổi thƣờng là ngƣời cao tuổi, ngƣời mắc kèm
1


các bệnh khác nhƣ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đái tháo đƣờng, bệnh lao,
HIV… Điều này gây khó khăn trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh, tốn kém về
kinh tế. Chi phí y tế trực tiếp dành cho việc khám và điều trị bệnh viêm phổi
chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí khám chữa bệnh của toàn bệnh viện.
Chi phí này còn bị tác động bởi nhiều yếu tố nhƣ mức độ nặng của bệnh, các
bệnh mắc kèm, phác đồ điều trị đƣợc áp dụng…Trong những năm gần đây,
lƣợng bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện có xu hƣớng ngày càng tăng. Với xu
hƣớng bệnh tật ngày càng tăng đòi hỏi bệnh viện cần phải xây dựng các kế
hoạch điều trị một cách chủ động, dự trù các nguồn lực đủ để đáp ứng nhu cầu
điều trị. Tuy nhiên hiện nay tại bệnh viện chƣa có nghiên cứu nào đánh giá tổng
thể về cơ cấu chi phí cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến chi phí trực tiếp điều
trị bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng cũng nhƣ các bệnh khác.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, đề tài “Phân tích chi phí trực tiếp điều
trị bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng tại Bệnh viện lao và bệnh phổi
Thái Nguyên năm 2015” đƣợc thực hiện với hai mục tiêu :
- Mục tiêu 1: Mô tả cơ cấu chi phí trực tiếp điều trị bệnh viêm phổi mắc
phải cộng đồng tại Bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên năm 2015
- Mục tiêu 2: Phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến chi phí trực tiếp
điều trị bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng tại Bệnh viện lao và bệnh phổi
Thái Nguyên năm 2015.
Từ đó cung cấp cho bệnh viện những thông tin cần thiết để chủ động hơn
trong việc dự trù các nguồn lực phục vụ cho việc điều trị bệnh viêm phổi mắc

phải ở cộng đồng tại bệnh viện ngày một tốt hơn.

2


Chƣơng I. TỔNG QUAN
1.1. Sơ lƣợc về bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng
1.1.1. Định nghĩa bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng
Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng (VPMPCĐ) là tình trạng nhiễm khuẩn
của nhu mô phổi xảy ra ở ngoài bệnh viện, bao gồm viêm phế nang, ống và túi
phế nang, tiểu phế quản tận hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi. Tác nhân gây viêm
phổi có thể là các vi khuẩn, virus, kí sinh trùng, nấm, nhƣng không phải do trực
khuẩn lao [2].
1.1.2. Dịch tễ học bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng
VPMPCĐ là bệnh khá phổ biến nhƣng không dễ dàng để có đƣợc con số
chính xác về tần suất mắc bệnh, tỉ lệ tử vong.
Tại Mỹ, VPMPCĐ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các bệnh
truyền nhiễm, với khoảng 5,6 triệu trƣờng hợp mắc mỗi năm và tỷ lệ tử vong từ
2 - 3% [30]. Đến năm 2006 có khoảng 4,2 triệu lần khám ngoại trú cho bệnh
VPMPCĐ. Bệnh viêm phổi và cúm tiếp tục là một nguyên nhân phổ biến gây tử
vong ở Hoa Kỳ (xếp thứ tám). Trong năm 2005, có > 60.000 trƣờng hợp tử vong
do viêm phổi ở những ngƣời trong độ tuổi ≥ 15 chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Tỷ lệ nhập
viện cho tất cả các bệnh nhiễm khuẩn tăng từ 1525 ca nhập viện/100000
ngƣời/năm trong năm 1998 lên 1667 ca/100000 ngƣời/năm trong năm 2005.
Điều trị khoa ICU từ 10% đến 20% bệnh nhân VPMPCĐ nhập viện [18].
Tại châu Âu, các dữ liệu chính xác về dịch tễ học của bệnh VPMPCĐ
cũng chƣa đầy đủ, chỉ có Tây Ban Nha, Phần Lan và Anh là có dữ liệu chính
xác. Các dữ liệu về VPMPCĐ trong các nghiên cứu đã đƣợc công bố cho thấy:
tỷ lệ mắc bệnh thay đổi theo từng quốc gia, tuổi tác và giới tính, cao hơn ở
những ngƣời trong độ tuổi ≥ 65 tuổi, gặp ở nam giới nhiều hơn nữ. Tỷ lệ tử

vong từ <1 % cho đến 48% có sự liên quan đến tuổi, các bệnh lý mắc kèm và
mức độ nặng của bệnh [51]. Tại Tây Ban Nha, một nghiên cứu từ 2002-2005 ghi
nhận tỷ lệ mắc bệnh là 14 trƣờng hợp/1000 ngƣời/ năm, tỷ lệ mắc cao nhất ở
3


nhóm bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và nhóm điều trị
corticosteroid kéo dài (lần lƣợt là 46,5 và 40,1 trƣờng hợp/1000 ngƣời/năm)
[50]. Tại Đức, một nghiên cứu tiến hành phân tích 388.406 hồ sơ bệnh nhân nội
trú nhập viện với VPMPCĐ trong năm 2005 và 2006, kết quả cho thấy tỉ lệ mắc
VPMPCĐ nhập viện trong dân số của Đức là 2,75/1000 ngƣời/năm vào năm
2005 và 2,96/1000 ngƣời/ năm vào năm 2006. Tỉ lệ này liên quan chặt chẽ tới độ
tuổi, tỉ lệ mắc 7,65/1000 ngƣời/năm ở những bệnh nhân ở độ tuổi ≥ 60 tuổi
[17]. Một nghiên cứu tại bốn nƣớc Phần Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary
cho thấy: tỉ lệ mắc VPMPCĐ phải nhập viện trên 100000/năm là 456,6 (Cộng hòa
Séc), 504,6 (Slovakia), 363,9 (Phần Lan) và 845,3 (Hungary). Tỉ lệ tử vong là
21,7% (Cộng hòa Séc), 20,9% (Slovakia), 18,6% (Phần Lan), 17,8% (Hungary)
[47].
Nguy cơ tử vong do VPMPCĐ ở Châu Âu cũng đƣợc ghi nhận có chiều
hƣớng tăng theo tuổi [51]. Tại Bồ Đào Nha, tỷ lệ tử vong là 4,5% ở nhóm bệnh
nhân từ 18-50 tuổi, 19,5% ở nhóm trên 50 tuổi và 24,8% ở nhóm trên 70 tuổi
[21]. Một nghiên cứu ở Anh cho thấy tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân ≥ 85 tuổi
là rất cao 47,2%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm < 65 tuổi chỉ là 5,6% [49]. Còn tại
Phần Lan, tỷ lệ tử vong do VPMPCĐ ở nhóm tuổi từ 15-59 khá thấp 0,6%,
nhóm tuổi ≥ 60 có tỷ lệ tử vong cao hơn hẳn là 11% [26].
Tại châu Á, một nghiên cứu năm 2007 tiến hành tại 14 bệnh viện của tám
nƣớc đã xác định tỷ lệ tử vong chung của VPMPCĐ là 7,3%, các yếu tố làm tăng
nguy cơ tử vong là mắc kèm bệnh phổi mãn tính, bệnh tim mạch, bệnh ác tính, hạ
natri máu, thở máy, sống trong nhà dƣỡng lão [42]. Ở Nhật, tỷ lệ mắc VPMPCĐ ở
ngƣời trƣởng thành là 9,6/1000 ngƣời/năm, con số này cao hơn rất nhiều so với Mỹ

và các nƣớc châu Âu, lý do chủ yếu là do nƣớc Nhật có dân số già [46].
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, dịch tễ học của VPMPCĐ có sự thay
đổi giữa nam và nữ. Phụ nữ mắc bệnh có thể mất thời gian lâu hơn để ổn định về

4


mặt lâm sàng, có thời gian nằm viện lâu hơn và tỉ lệ tử vong cao hơn ở nam giới
[11], tuy nhiên tỉ lệ mắc bệnh thì nam lại cao hơn nữ [51]
Tại Việt Nam, số liệu về dịch tễ học của VPMPCĐ cũng rất hạn chế, theo
số liệu thống kê trong cả nƣớc năm 2014, các bệnh viêm phổi có tỉ lệ mắc trung
bình là 561/100000 dân và tỉ lệ tử vong 1,32/100000 dân [3]. Một nghiên cứu tại
miền Trung cho thấy tỷ lệ mắc bệnh là 0,81/1000 ngƣời trên năm [45], tuy nhiên
con số này chƣa phản ánh đúng tỷ lệ mắc bệnh tại đây.
Một số đặc điểm của bệnh nhân nhƣ các bệnh mắc kèm và lối sống có thể
làm tăng nguy cơ mắc VPMPCĐ. Các yếu tố quan trọng bao gồm tuổi cao,
nghiện thuốc lá [12], nghiện rƣợu [23], mắc các bệnh mạn tính nhƣ hen, COPD,
các bệnh tim mạch, đái tháo đƣờng, bệnh gan thận, bệnh mạch máu não…[15]
[24, 48]. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân VPMPCĐ có thể tăng lên ở những bệnh
nhân có bệnh mắc kèm nhƣ: đái tháo đƣờng, suy tim mãn tính, bệnh mạch máu
não, suy thận mãn tính, bệnh gan mãn tính…[27] [33]. Các bệnh mắc kèm cũng
đồng thời làm tăng chi phí điều trị bệnh VPMPCĐ [35].
1.1.3. Đánh giá mức độ nặng của bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng
Hiện nay trên thế giới có 2 phƣơng pháp phổ biến nhất để đánh giá mức
độ nặng của bệnh VPMPCĐ là dựa vào Chỉ số mức độ nặng của viêm phổi (PSI
– Pneumonia Severity Index) [20] và Chỉ số nguy cơ của Hiệp hội lồng ngực
Anh – British Thoracic Society (thang điểm CURB-65) [29]
Tại Việt Nam các hƣớng dẫn của Bộ Y Tế, hƣớng dẫn của Hội lao và
bệnh phổi Việt Nam liên quan đến chẩn đoán, điều trị VPMPCĐ đều khuyến cáo
sử dụng thang điểm CURB-65 của Hiệp hội lồng ngực Anh để chẩn đoán mức

độ nặng của VPMPCĐ. Thang điểm CURB-65 có ƣu điểm là đơn giản, dễ áp
dụng tại cơ sở điều trị, đặc biệt là các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu [2] [6].
CURB-65 cũng đƣợc khuyến cáo áp dụng trong chẩn đoán mức độ nặng ở nhiều
nƣớc trên thế giới [34] [43].
Các yếu tố để chẩn đoán mức độ nặng theo thang điểm CURB 65:
5


- C: Rối loạn ý thức.
- U: Ure > 7mmol/L
- R: Tần số thở ≥ 30 lần/ phút
- B: Huyết áp:
+ Huyết áp tâm thu < 90mmHg
+ Hoặc huyết áp tâm trƣơng ≤ 60mmHg
- 65: Tuổi ≥ 65
Bảng 1.1. Đánh giá nguy cơ theo thang điểm CURB-65
Số yếu tố nguy cơ

Nguy cơ tử vong

Khuyến cáo nơi điều trị

0

0,7%

Ngoại trú

1


2,1%

Ngoại trú

2

9,2%

Điều trị nội trú tại các khoa nội

3

Điều trị nội trú tại khoa, trung

4

tâm hô hấp, có thể nhập khoa
15 – 40%

5

ICU

1.1.4. Điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng
Nguyên tắc chung trong điều trị VPMPCĐ là: xử trí theo mức độ nặng,
điều trị triệu chứng, điều trị nguyên nhân theo căn nguyên gây bệnh, thời gian từ
7-10 ngày, có thể kéo dài đến 14 ngày trong trƣờng hợp nhiễm trực khuẩn mủ
xanh, vi khuẩn không điển hình.
Hiện nay tại Việt Nam, Bộ Y tế đƣa ra hƣớng dẫn điều trị dựa trên khuyến
cáo của Hiệp hội bệnh nhiễm khuẩn Hoa Kỳ/Hội Lồng ngực Hoa Kỳ


6


(IDSA/ATS) và Hội Lồng ngực Anh (BTS), điều trị theo mức độ nặng của bệnh
đƣợc phân loại theo thang điểm CURB-65.
Hƣớng dẫn điều trị của Bộ Y Tế [2, 4] đối với VPMPCĐ đƣợc tóm tắt
trong bảng sau đây:
Bảng 1.2. Tóm tắt hƣớng dẫn điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng của Bộ Y tế
Mức độ nặng

Nơi điều

của VPMPCĐ

trị

Phác đồ

Người bệnh không dùng KS trong 3 tháng trước:
Viêm phổi nhẹ
CURB65 = 0 -1
điểm

Ngoại
trú

- Amoxicillin 500mg uống 3 lần/ngày
hoặc Amoxicillin 500mg tiêm TM 3 lần/ngày.
Hoặc

Erythromycin
2g/ngày
clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày.

hoặc

- Hoặc doxycylin 200 mg/ngày sau đó dùng 100
mg/ngày.
Người có bệnh phối hợp, đã dùng kháng sinh
trong 3 tháng gần đây:
Dùng
Fluoroquinolon
(moxifloxacin
(400mg/ngày),
gemifloxacin
(500

700mg/ngày),
hoặc
levofloxacin
(500750mg/ngày).
- Hoặc kết hợp một Beta-lactam có tác dụng trên
phế cầu với một macrolid (azithromycin hoặc
clarithromycin), có thể dùng doxycyclin thay thế
cho macrolid.

7


Mức độ nặng

của VPMPCĐ

Nơi điều
trị

Phác đồ
- Amoxicilin phối hợp với clarithromycin uống

Viêm phổi trung Nội trú
bình

CURB65=
điểm

2

-Amoxicilin tiêm TM kết hợp với clarithromycin
tiêm TM
- Hoặc một beta-lactam thế hệ 3 (cefotaxim,
ceftriaxone ), hoặc ampicilin-sulbactam kết hợp với
macrolid hoặc một fluoroquinolon đƣờng hô hấp
Với người bệnh dị ứng penicilin: Sử dụng
fluoroquinolon đƣờng hô hấp và một aztreonam.

Viêm phổi nặng: Nội trú
CURB65 = 3-5
điểm

- Amoxicilin/clavulanat tiêm TM phối hợp với
clarithromycin tiêm TM hoặc levofloxacin

750mg/ngày
- Hoặc Cephalosporin phổ rộng tiêm TM kết hợp
với macrolid hoặc aminosid hoặc flouroquinolon
- Xem xét thay đổi kháng sinh tùy theo diễn biến
lâm sàng và kháng sinh đồ

Một số viêm Nội trú
phổi đặc biệt

Viêm phổi do Pseudomonas aeruginosa
Ceftazidim + Gentamycin hoặc Amikacin
Hoặc
Ciprofloxacin
+
Gentamycin hoặc Amikacin

Piperracilin

+

Viêm phổi di Legionella
Clarithromycin + Rifampicin
Hoặc
Flouroquinolon
Moxifloxacin)

(Ciprofloxacin,

Viêm phổi do tụ cầu vàng kháng methicillin
Vancomycin 1g x 2 lần/ngày


8


1.2. Phƣơng pháp phân tích chi phí
1.2.1. Khái niệm và phân loại chi phí
Chi phí là giá trị của nguồn lực đƣợc sử dụng để sản xuất ra hàng hóa và
dịch vụ. Trong lĩnh vực y tế, chi phí là giá trị nguồn lực đƣợc sử dụng để tạo ra
một dịch vụ y tế cụ thể hoặc tất cả các dịch vụ [5].
Phân loại chi phí có thể theo nhiều cách khác nhau, tùy vào trƣờng hợp cụ
thể. Chẳng hạn, dựa theo đầu vào có thể phân loại thành chi phí cố định và chi
phí biến đổi, hoặc chi phí vốn và chi phí thƣờng xuyên, dựa theo nguồn gốc chi
tiêu có thể phân loại thanh chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp… Trong đó,
phân loại theo nguồn gốc chi tiêu là cách phân loại thƣờng đƣợc sử dụng để tính
chi phí của một dịch vụ y tế [5].
Chi phí trực tiếp trong lĩnh vực y tế là những chi phí phát sinh cho hệ
thống y tế, cho cộng đồng và cho gia đình ngƣời bệnh trong giải quyết trực tiếp
bệnh tật. Chi phí này chia làm 2 loại:
- Chi phí trực tiếp cho điều trị: là những chi phí liên hệ trực tiếp đến việc
chăm sóc sức khỏe nhƣ chi cho phòng bệnh, cho điều trị, chăm sóc và phục hồi
chức năng…
- Chi phí trực tiếp không cho điều trị: là những chi phí không liên quan
đến khám chữa bệnh nhƣng có liên quan đến quá trình khám chữa bệnh nhƣ chi
phí đi lại, ở trọ, ăn uống…
Chi phí gián tiếp là chi phí thực tế không chi trả. Chi phí này đƣợc định
nghĩa là mất khả năng sản xuất do do mắc bệnh mà ngƣời bệnh, gia đình họ, xã
hội và đơn vị nơi họ công tác phải gánh chịu.
Chi phí gián tiếp nảy sinh dƣới 2 hình thức, chi phí do mắc bệnh và chi
phí do tử vong.


9


1.2.2. Phương pháp phân tích chi phí bệnh tật
Phương pháp phân tích chi phí bệnh tật - Cost of illness (COI) đánh giá
nguồn lực đã sử dụng cho phòng ngừa, điều trị, mất mát do bệnh tật và tử vong,
từ đó sẽ xác định tổng chi phí gây ra bởi bệnh tật hay tử vong. Các chi phí của
phƣơng pháp này thƣờng đƣợc tóm lƣợc trong 2 loại là chi phí trực tiếp hay chi
phí liên quan đến phòng ngừa, khám chữa bệnh… và chi phí gián tiếp hay chi
phí giảm năng suất lao động do mắc bệnh. Nghiên cứu chi phí bệnh có thể chỉ ra
tầm quan trọng của các nguồn lực dành cho một bệnh cụ thể, và có thể sử dụng
để so sánh tác động kinh tế của bệnh này với bệnh hoặc tác động kinh tế của
cùng một bệnh ở các quốc gia khác nhau [36]. Ƣớc tính chi phí bệnh tật có thể
cung cấp chỉ số cho thấy gánh nặng kinh tế của các bệnh cụ thể, từ đó đƣa ra
định hƣớng quan trọng trong hoạch định chính sách, xác định thứ tự ƣu tiên của
các chƣơng trình, dịch vụ y tế và nâng cao hiệu quả quản lý sức khỏe cộng đồng
[39]. Phƣơng pháp này đã đƣợc Tổ chức y tế thế giới (WHO) đề cập tới trong
hƣớng dẫn xác định hậu quả của bệnh tật và thƣơng tích, xuất bản năm 2009
[52].
Ở cấp độ vi mô, các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu chi phí bệnh để làm
cơ sở đánh giá chi phí-hiệu quả. Với kinh tế vĩ mô, phân tích chi phí bệnh là cơ
sở hoạch định chính sách làm thế nào để sử dụng các nguồn lực có hạn một cách
hiệu quả nhất [16].
1.3. Một số nghiên cứu về chi phí bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng
1.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Một số nghiên cứu trên thế giới liên quan đến phân tích chi phí bệnh viêm
phổi mắc phải ở cộng đồng đƣợc tóm tắt qua bảng sau:

10



Bảng 1.3. Tóm tắt một số nghiên cứu trên thế giới
STT

Tên tác giả Quốc gia

1

Welte,

Mục tiêu

tật và gánh nặng kinh tế của báo đánh giá về VPMPCĐ, trong đó chi phí điều trị nội trú là 5,7 tỉ Euro,

Châu Âu [51] VPMPCĐ tại châu Âu
Yoo, et al.

đƣợc công bố từ 1990 - 2007

Điều tra dịch tễ học và ƣớc - Hồi cứu, đa trung tâm

– Hàn Quốc tính chi phí trực tiếp điều trị - Cỡ mẫu : 693 bệnh nhân

3

Kết quả, kết luận

T., Đánh giá về gánh nặng bệnh Thu thập thông tin từ 2606 bài Chi phí cho VPMPCĐ lên đến 10,1 tỉ Euro,

Torres, A.


2

Phƣơng pháp nghiên cứu

ngoại trú 0,5 tỉ, và chi phí thuốc là 0,2 tỉ Euro.
- Chi phí điều trị TB là 1.782 USD
- Chi phí nằm viện chiếm tỷ lệ cao nhất

[53]

của bệnh VPMPCĐ

Spoorenberg,

Xác định mối liên quan giữa Phân tích quan sát 505 bệnh - Chi phí điều dƣỡng và chăm sóc chiếm tỉ

Simone MC, nguyên nhân vi sinh vật với chi nhân VPMPCĐ trong 1 nghiên trọng lớn nhất (56,5%).
et al.

phí điều trị

cứu thuần tập

cao hơn các nhóm khác

- Hà Lan [44]
4

- Chi phí điều trị VPMPCĐ gây ra bởi phế cầu


Tichopad A, Ƣớc tính tỷ lệ mắc bệnh, tử - Hồi cứu số liệu dựa trên báo Chi phí trực tiếp cho VPMPCĐ dao động từ
Roberts C, et vong và gánh nặng kinh tế của cáo của mỗi nƣớc
432 đến 1045 Euro cho mỗi trƣờng hợp.
al. [47]
VPMPCĐ tại Cộng hòa Séc,
Chi phí gián tiếp đƣợc tính toán
Phần Lan, Hungary, Slovakia
bằng phƣơng pháp giả định

11


STT

Tên tác giả Quốc gia

5

Reechaipichit
kul, W.,

Mục tiêu

Phƣơng pháp nghiên cứu

Kết quả, kết luận

Đánh giá gánh nặng bệnh tật Hồi cứu trên 136.696 bệnh Chi phí điều trị trung bình là 256,63 USD
của VPMPCĐ

nhân

-Thái Lan [37]
6

Bernadette A. Đánh giá gánh nặng kinh tế Hồi cứu trên cơ sỡ dữ liệu Chi phí điều trị từ 2464-5885 USD với
et
al. của VPMPCĐ
quốc gia
nhóm VPMPCĐ có nguy cơ cao, với
Philippines
nhóm có nguy cơ trung bình là từ 2386[13]
5739 USD

7

Rozenbaum, Đánh giá chi phí điều trị - Hồi cứu từ cơ sở dữ liệu Chi phí điều trị khác biệt theo nhóm tuổi
M. H., et al. VPMPCĐ theo tuổi và nơi quốc gia
và nơi điều trị (ICU, Non-ICU,
Hà Lan [40]
điều trị
outpatients)
- Cỡ mẫu : 195.372 bệnh
nhân

8

Sato, Reiko, Đánh giá chi phí phải chi Hồi cứu dữ liệu trên 27.659 Chi phí điều trị nội trú từ 11,148 đến 51,219
et al.
trả cho các trƣờng hợp bệnh nhân VPMPCĐ cả USD, chi phí ngoại trú thấp hơn nhiều. Chi

VPMPCĐ
điều trị nội trú và ngoại trú phí này phụ thuộc vào tuổi và mức nguy cơ.
- Mỹ [41]

12


Mục tiêu

Phƣơng pháp nghiên cứu

STT

Tên tác giả Quốc gia

Kết quả, kết luận

9

Cupurdija, V., Đánh giá chi phí trực tiếp, mối - Tiến cứu
et al.
liên quan giữa chi phí điều trị
- Cỡ mẫu 95 bệnh nhân
với mức độ nặng của bệnh
-Serbia [14]

- Trong cơ cấu chi phí thì chi phí cơ hội hay
chi phí mất đi do phải nghỉ làm làm chi phí lớn
nhất. Chi phí điều trị dƣờng nhƣ không liên
quan đến mức độ nặng


10

Lee, J. Y., et Đánh giá gánh nặng bệnh tật - Hồi cứu, đa trung tâm
al.
của VPMPCĐ theo lứa tuổi và
- Cỡ mẫu 693 bệnh nhân
bệnh mắc kèm
Hàn Quốc [28]

- Mức độ nặng của bệnh, thời gian nằm viện
và chi phí điều trị VPMPCĐ bị ảnh hƣởng
bởi tuổi và bệnh mắc kèm

11

Reyes, et al.

Phân tích các yếu tố quyết - Nghiên cứu tiến cứu trên 271 - Chi phí điều trị trung bình là 1683 Euro, chi
định đến chi phí điều trị bệnh nhân.
phí này phụ thuộc vào mức độ nặng ban đầu
-Tây Ban Nha
VPMPCĐ
và các biến chứng gặp phải
[38]

13


Tại châu Âu, một phân tích tổng hợp từ 2606 bài báo đƣợc công bố liên

quan đến VPMPCĐ cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong của VPMPCĐ có sự
khác nhau giữa các quốc gia, các nhóm tuổi và tình trạng bệnh mắc kèm. Tổng
chi phí cho VPMPCĐ lên đến 10,1 tỉ Euro, trong đó chi phí điều trị nội trú là 5,7
tỉ Euro, ngoại trú là 0,5 tỉ và chi phí tiền thuốc là 0,2 tỉ Euro [48].
Một nghiên cứu đa trung tâm tại Hàn Quốc [53] điều tra dịch tễ học và
ƣớc tính chi phí trực tiếp của bệnh VPMPCĐ, đối tƣợng nghiên cứu bệnh nhân
trên 50 tuổi, kết quả cho thấy: tổng chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân
VPMPCĐ phải nhập viện là 1782 USD, các chi phí bao gồm: chi phí nằm viện
chiếm chiếm tỉ lệ cao nhất là 28,1%, thứ hai là chi phí thuốc điều trị 22%, chi
phí test chẩn đoán 15%, chi phí xét nghiệm 15%, chi phí chẩn đoán hình ảnh
11% và chi phí thủ thuật, phẫu thuật là 9%.
Đây là một nghiên cứu mô tả hồi cứu, tiến hành trên 693 bệnh nhân
VPMPCĐ điều trị nội trú tại 11 bệnh viện. Các dữ liệu thu thập bao gồm đặc
điểm về tuổi, giới tính, bệnh lý mắc kèm, các thông tin phân loại mức độ nghiêm
trọng theo thang điểm CURB-65, các thông tin về số ngày điều trị, kết quả điều
trị, tỉ lệ tử vong. Chi phí y tế trực tiếp đƣợc tính toán bao gồm các khoản đƣợc
bảo hiểm và không đƣợc bảo hiểm chi trả.
Các số liệu điều tra dịch tễ đƣợc phân tích bằng thống kê mô tả, phép
phân tích đa biến (hồi qui tuyến tính) đƣợc sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh
hƣởng đến mức độ nặng của bệnh và các yếu tố ảnh hƣởng đến chi phí điều trị.
Nghiên cứu trên còn một số điểm hạn chế nhƣ: Thiết kế nghiên cứu hồi cứu, tiến
hành ở cả bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, do đó khó xác định chính xác thời
gian điều trị của bệnh nhân vì có thể bệnh nhân đã điều trị xong VPMPCĐ
nhƣng phải ở lại viện điều trị bệnh khác. Nghiên cứu chỉ tiến hành ở đối tƣợng
trên 50 tuổi nên không đại diện cho chi phí trực tiếp của bệnh VPMPCĐ tại Hàn Quốc.
Một nghiên cứu khác tại Hà Lan của Spoorenberg và cộng sự đƣợc tiến
hành từ 2004 đến 2010 trên 505 bệnh nhân nhập viện với VPMPCĐ [44], nhằm
14



xác định nguyên nhân vi sinh vật, hiệu quả điều trị và chi phí bệnh viện cho điều
trị VPMPCĐ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: phế cầu S.pneumoniae là vi khuẩn
chính gây bệnh (25%), số ngày nằm viện trung bình là 8,5 ngày, chi phí điều trị
trung bình là 3.899 Euro, trong đó chi phí điều dƣõng, chăm sóc là chi phí lớn
nhất (56,5%). Chi phí thuốc chỉ chiếm một phần nhỏ (3,2%). Theo tác nhân gây
bệnh, chi phí cho VPMPCĐ gây ra bởi phế cầu và tụ cầu cao hơn đáng kể so với
các nhóm khác, chủ yếu do thời gian nằm viện kéo dài. Chi phí giảm bớt do điều
trị chuyển đổi từ kháng sinh tiêm sang dùng đƣờng uống và cho bệnh nhân xuất
viện sớm hơn.
Đây là một nghiên cứu phân tích quan sát trên 505 bệnh nhân VPMPCĐ
nhập viện điều trị. Các loại chi phí bệnh viện gồm 7 loại: chi phí chăm sóc tại
ICU, chăm sóc khoa điều trị không phải ICU, xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm
vi sinh, chẩn đoán hình ảnh, thuốc và chi phí khác (thủ thuật, phẫu thuật, siêu
âm, nội soi phế quản). Test thống kê Kruskall Wallis test đƣợc sử dụng để đánh
giá sự khác biệt giữa các nhóm về thời gian nằm viện và chi phí. Phƣơng pháp
hồi qui tuyến tính đƣợc sử dụng để dự đoán các biến ảnh hƣởng đến chi phí.
Nghiên cứu của Spoorenberg và cộng sự có ƣu điểm là xác định đƣợc
nguyên nhân vi sinh gây bệnh, phân tích đƣợc chi phí theo các nguyên nhân,
trong đó phế cầu có sự gia tăng đề kháng với kháng sinh nên chi phí điều trị cho
nhóm tác nhân này tƣơng đối lớn. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhƣ :
không thu thập đủ dữ liệu từ 2004-2006 do đó không tính đầy đủ tổng chi phí
cho 505 bệnh nhân, bệnh nhân nhập viện thẳng vào ICU đã bị loại trừ khỏi
nghiên cứu, do đó có thể chƣa đánh giá hết chi phí tuyệt đối của VPMPCĐ.
Một nghiên cứu tại bốn nƣớc Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia
đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp mô tả, hồi cứu số liệu về VPMPCĐ trên qui
mô quốc gia đƣợc công bố năm 2013 [47]. Mục đích của nghiên cứu nhằm ƣớc
tính và mô tả tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong và gánh nặng kinh tế của bệnh VPMPCĐ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: chi phí trực tiếp cho VPMPCĐ dao động từ 432
15



đến 1.045 Euro cho mỗi trƣờng hợp. Chi phí trực tiếp của các trƣờng hợp bệnh
nhân ngoại trú ít hơn 10% chi phí nằm viện, dao động từ 4 đến 71 Euro.
Nghiên cứu tại bốn nƣớc này đã tính toán chi phí trên đối tƣợng
VPMPCĐ ≥ 50 tuổi. Các dữ liệu đƣợc thu thập từ các báo cáo dịch tễ bắt buộc
của từng quốc gia. Tại Cộng hòa Séc, tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong của các nhóm
tuổi VPMPCĐ nội trú đƣợc tính từ số trƣờng hợp tử vong và báo cáo của các
bệnh viện cho Viện Thông tin và Thống kê Y tế của Cộng hòa Séc. Tại
Slovakia, các số liệu quốc gia về điều trị nội trú do mọi nguyên nhân gây
VPMPCĐ đƣợc lấy từ các báo cáo của Quỹ Bảo hiểm Y tế Quốc gia. Tại Ba
Lan, số lƣợng các trƣờng hợp VPMPCĐ nội trú đƣợc lấy từ số liệu báo cáo
nghiên cứu tỷ lệ nhập viện, số lƣợng tử vong hàng năm đƣợc lấy từ Niên giám
thống kê của Cơ quan thống kê quốc gia. Tại Hungary, các số liệu về các
nguyên nhân VPMPCĐ, tỷ lệ mắc và tử vong lấy từ Cơ quan Bảo hiểm y tế của
nƣớc này.
Các ƣớc tính chi phí của các bệnh nhân nội trú và ngoại trú cho VPMPCĐ
đƣợc dựa trên tổng chi phí cho một bệnh viện (chi phí điều trị nội trú) và số lần
thăm khám của bệnh nhân ngoại trú cùng tất cả các thuốc, phƣơng pháp điều trị
y tế, và các chi phí khám chữa bệnh đƣợc báo cáo. Các chi phí gián tiếp trong tất
cả bốn quốc gia đƣợc giả định bao gồm các chi phí nghỉ ốm và vì thế họ đƣợc
giả định chỉ chịu ở nhóm 50-64 tuổi. Lƣơng hàng ngày đã đƣợc tính toán từ tiền
lƣơng trung bình theo báo cáo của cơ quan chức năng ở mỗi quốc gia. Chi phí
nghỉ ốm sau đó đã đƣợc tính toán bằng cách sử dụng phƣơng pháp vốn con
ngƣời.
Nghiên cứu tại bốn nƣớc trên đã mô tả rõ gánh nặng bệnh tật, gánh nặng
kinh tế của VPMPCĐ trên đối tƣợng ≥ 50 tuổi tại mỗi nƣớc. Tuy nhiên, nghiên
cứu có một số điểm hạn chế nhƣ: các số liệu đƣợc thu thập trên qui mô lớn bằng
phƣơng pháp hồi cứu nên dễ dẫn đên sai sót do các nguồn dữ liệu báo cáo có thể
bị sai lệch hoặc không đầy đủ, các tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân VPMPCĐ
16



không đƣợc đề cập, có thể nhầm với các bệnh về phổi khác, không đánh giá
đƣợc ảnh hƣởng của bệnh mắc kèm đến chi phí điều trị.
Tại khu vực Đông Nam Á cũng có một số nƣớc nghiên cứu đánh giá dịch
tễ học và gánh nặng kinh tế của VPMPCĐ. Một nghiên cứu tại Thái Lan hồi cứu
dữ liệu liên quan đến 136.696 bệnh nhân viêm phổi nhập viện năm 2010 cho
thấy: tỷ lệ tử vong là 9,63% ở đối tƣợng ngƣời lớn nhập viện điều trị viêm phổi.
Chi phí điều trung bình cho một lần điều trị nội trú là 256,63 USD [37]. Tại
Philippines, chi phí nhập viện điều trị VPMPCĐ nằm trong khoảng 2464-5885
USD với nhóm có nguy cơ cao, với nhóm VPMPCĐ có nguy cơ trung bình là từ
2386-5739 USD [13].
Tại Hà Lan, một nghiên cứu đƣợc tiến hành dựa trên cơ sở dữ liệu quốc
gia về bệnh VPMPCĐ nƣớc này cho thấy: có sự khác biệt lớn về tỷ lệ mắc, gánh
nặng bệnh tật và chi phí điều trị giữa các nhóm tuổi, các nhóm tuổi nghiên cứu
là 0–9, 10–17, 18–49, 50–64, 65–74, 75–84 và nhóm ≥85 tuổi. Chi phí và thời
gian nằm viện trung bình của bệnh nhân VPMPCĐ phải điều trị tại ICU là
15.115 Eurovà 15,2 ngày, với nhóm bệnh nhân điều trị nội trú khác lần lƣợt là
4.742 Euro và 6,2 ngày [40].
Dữ liệu của nghiên cứu này đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp hồi cứu từ
cơ sở dữ liệu quốc gia, từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2011 tổng cộng có
195.372 trƣờng hợp có chẩn đoán VPMPCĐ đƣợc đƣa vào nghiên cứu. Bệnh
nhân đƣợc chọn theo mã chẩn đoán ra viện. Phân biệt thành các nhóm điều trị tại
ICU (có ít nhất 1 đêm nằm tại ICU), nhóm điều trị nội trú không phải ICU (tại
các khoa nội, phổi, nhi, lão khoa) và nhóm điều trị ngoại trú (điều trị tại bệnh
viện nhƣng không ở lại qua đêm). Phân tích tỷ lệ mắc, thời gian nằm viện và chi
phí trực tiếp đƣợc phân tầng theo nhóm tuổi và nhóm điều trị (ICU, nội trú
không ICU, ngoại trú).
Nghiên cứu trên đánh giá đƣợc tất cả các nhóm tuổi mắc VPMPCĐ về tỷ
lệ mắc và chi phí điều trị. Tuy nhiên, nghiên cứu này không thu thập thông tin

17


×