Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Bài thu hoạch module quản lý bệnh viện và module kinh tế y tế bác sĩ gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.35 KB, 34 trang )

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

THỰC TRẠNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI BÁC SĨ GIA ĐÌNH Ở
VIỆT NAM

TRỊNH THỊ HẰNG
MSSV : 125272030

Tp. HCM, 08/2017

LỜI CẢM ƠN
1


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Điều Phối Module Quản Lý Bệnh Viện và
Module Kinh Tế Y Tế đã tạo điều kiện cho lớp chúng em có điều kiện học tập và trao đổi
với các giảng viên có kinh nghiệp thực tế. Qua đó, chúng em có thể hiểu được phần nào
công việc của những nhà quản lý cũng như bài toán kinh tế trong nền y tế từ đó trau dồi
cho mình những hành trang trên con đường lập nghiệp sau này.

TP.HCM, ngày 10 tháng 08 năm 2017


Trịnh Thị Hằng

2


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
TÓM TẮT
Nền Y tế nước nhà đang phát triển mạnh mẽ, tuy còn nhiều vẫn đề bất cập nhưng đã tìm
được hướng đi cho tương lai đó chính là xây dựng hệ thống Bác sĩ gia đình.
Y Học Gia Đình là một lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với nước ta, nhưng trên thế giới, đó
là một chuyên khoa đã có gần 60 năm tuổi. Và hầu như những quốc gia có nền y tế phát
triển đều có một nền Y Học Gia Đình phát triển.
Bác Sĩ Gia Đình là bác sĩ gần bệnh nhân nhất, hiểu rõ được bệnh tật của bệnh nhân suốt
cả cuộc đời. Vai trò của Bác Sĩ Gia Đình có phần trùng lắp với vai trò của y tế cơ sở, cung
cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và góp phần dự phòng bệnh. Đây cũng là phương
thuốc đặc trị để chữa căn bệnh quá tải bệnh viện.
Sự phát triển của Y Học Gia Đình ở nước ta bước đầu đã có những thành quả nhất định.
Tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng rất đáng khích lệ và cần sự hỗ trợ, giúp sức của toàn
xã hội để hướng tới một nền Y tế tốt đẹp trong tương lai.

3


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
MỤC LỤC
Đề mục

Trang


Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách hình vẽ

v

Danh sách các thuật ngữ viết tắt

vi

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2

2.1/ Bác Sĩ Gia Đình.


2

2.2/ Sơ lược về sự hình thành nền Y học gia đình Thế Giới.

3

2.3/ Sơ lược về sự hình thành và phát triển Y học gia đình ở Việt Nam.

3

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG

5

3.1/ Quá tải bệnh viện – căn bệnh nhức nhối của nền y tế nước nhà.

5

3.2/ Những khó khăn trong việc xây dựng mạng lưới BSGĐ ở nước ta.

7

3.2.1/ Khó khăn về cơ cấu và các văn bản pháp quy.

7

3.2.2/ Khó khăn về nguồn nhân lực.

8


3.2.3/ Khó khăn về xây dựng thương hiệu Bác sĩ gia đình.

9

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

10

Tài liệu tham khảo

11

Phụ lục 1: QUYẾT ĐỊNH SỐ 92/QĐ - TTg.

12

Phụ lục 2: QUYẾT ĐỊNH 1568/QĐ-BYT.

18

4


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH HÌNH VẼ

5



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Danh sách hình
Tên hình
Hình ảnh 01

Trang
Người nhà và bệnh nhi nằm ngoài hành lang khoa Hô 5
hấp bệnh viện Nhi Đồng 1

BHYT: Bảo Hiểm Y Tế.
BYT: Bộ Y Tế.
BSGĐ: Bác Sĩ Gia Đình.
TPHCM: Thành Phố Hồ Chí Minh.

6


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Mỗi người chúng ta từ khi sinh ra đến khi mất đi đều gắn liền với các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe, từ nhi khoa, nội khoa, ngoại khoa, sản khoa cho đến các chuyên khoa khác. Mỗi
khi có vấn đề bệnh tật liên quan đến chuyên khoa nào thì người bệnh phải tìm đến bác sĩ
chuyên khoa đó, như vậy suốt cả cuộc đời một người có khi phải trải qua không chỉ hàng
chục mà có khi tới hàng trăm bác sĩ khác nhau cùng chuyên khoa hay khác chuyên khoa.
Bệnh nhân nếu mắc nhiều bệnh, sẽ phải đi khám và uống trùng lặp các nhóm thuốc nhưng
sẽ không có bác sĩ nào nắm rõ bệnh tình của bệnh nhân đó. Vậy nhu cầu đặt ra là phải có

một người bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho người dân một cách toàn diện và liên tục.
Trong những năm qua, quá tải bệnh viện đang là một vấn đề nhức nhối không chỉ của
ngành y tế mà cả của toàn xã hội. Bộ y tế đã triển khai các biện pháp nhưng vẫn chưa có
sự thay đổi đáng kể. Vậy nhu cầu đặt ra là phải tìm được biện pháp hiệu quả để giải quyết
triệt để tình trạng này.
Y học gia đình sẽ giải quyết được các vấn đề nêu trên, phát triển mạng lưới bác sĩ gia đình
sẽ là con đường mà chúng ta phải đi để hoàn thiện hệ thống y tế Việt Nam trong. Tuy còn
nhiều khó khăn nhưng bước đầu chúng ta đã đạt được những thành quả nhất định, tạo đà
phát triển trong tương lai.

7


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1/ Bác sĩ gia đình.
BSGĐ là BS chuyên khoa có kiến thức tổng quát, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe toàn diện,
liên tục, cho cá nhân, gia đình và cộng đồng xung quanh phòng khám của mình.
BSGĐ chăm sóc ban đầu, chuyển bệnh nhân đến BS chuyên khoa khác khi cần thiết,
và có đầy đủ hồ sơ sức khỏe của từng BN.
[1]

Chức năng, nhiệm vụ của bác sĩ gia đình số 16/2014/TT-BYT. [2]
1. Bác sĩ gia đình có chức năng khám bệnh, chữa bệnh, quản lý, bảo vệ, chăm sóc và

nâng cao sức khỏe toàn diện cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng.
2. Bác sĩ gia đình có các nhiệm vụ sau đây:
a. Quản lý sức khỏe toàn diện, liên tục cho cá nhân, cho hộ gia đình và cộng
b.

c.

d.

e.
f.

đồng.
Sàng lọc, phát hiện sớm các loại bệnh tật.
Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng cho cá nhân, hộ gia
đình và cộng đồng phù hợp với phạm vi chuyên môn được ghi trong chứng
chỉ hành nghề.
Tư vấn về sức khỏe, phòng bệnh, phòng chống nguy cơ đối với sức khỏe
nhằm nâng cao năng lực của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong việc
chủ động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe.
Cung cấp thông tin liên quan đến sức khỏe của cá nhân, hộ gia đình do bác
sĩ gia đình quản lý sức khỏe theo quy định của pháp luật.
Các nhiệm vụ khác phù hợp với phạm vi hành nghề được ghi trong chứng
chỉ hành nghề

Quyền của bác sĩ gia đình số 16/2014/TT-BYT. [2]
1. Được tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi có đủ điều kiện theo quy

định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
2. Được chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp về chuyển
tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cần thiết theo quy định của Bộ Y tế.
3. Được nhận thông tin phản hồi của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi nhận người
bệnh do phòng khám bác sĩ gia đình chuyển đến.
4. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.


[1] Nguyễn Thanh Hiệp (2016). Tổng quan về Bác sĩ gia đình và các điều kiện phát triển.pptx.

8


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
[2] Thông tư hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình số
16/2014/TT-BYT ngày 22 tháng 5 năm 2014.

2.2/ Sơ lược về nền Y học gia đình Thế giới.
Mô hình bác sĩ gia đình đã phát triển và nhân rộng ở nhiều nước trên thế giới từ thế kỉ
XX. Năm 1960 y học gia đình ra đời ở Mỹ, Anh và một số nước đã đáp ứng kịp thời nhu
cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng với sự chuyển đổi mô hình bệnh tật trên toàn cầu.
Năm 1972, Tổ chức Bác sĩ gia đình Thế giới WONCA (World Organization of National
Colleges, Academies and Academic Associations of General Practitioners/Family
Physicians.) được thành lập với 18 quốc gia thành viên. WONCA hiện có 118 tổ chức
thành viên tại 131 quốc gia và vùng lãnh thổ với khoảng 500.000 bác sĩ gia đình.
WONCA là một tổ chức có quan hệ hợp tác chính thức với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
đại diện cho các bác sĩ gia đình và y học gia đình.
Tiến sĩ Margaret Chan - Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế Giới phát biểu khai mạc tại Đại
hội của Tổ chức Bác sĩ gia đình Thế giới năm 2013 đã nhấn mạnh vai trò của nền Y học
gia đình. Nội dung có những điểm đáng chú ý sau: [3]
-

Bác sĩ gia đình là nền tảng của sự chăm sóc sức khỏe toàn diện và liên tục, mang
lại sức khỏe tốt nhất với chi phí thấp nhất và sự hài lòng cao nhất cho người dân.
Phòng ngừa là nền tảng của việc chăm sóc sức khỏe và bác sĩ gia đình là nền tảng
của việc phòng ngừa.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu là hướng đi của nền y tế Thế giới và bác sĩ gia đình là

điểm sáng trong tương lai.

Hầu hết các nước có nền Y học tiên tiến, phát triển trên thế giới đều phát triển hệ thông Y
học gia đình, nhiều nước đã thành công và chứng minh những hiệu quả của việc áp dụng
mô hình này vào nền Y tế.
2.3/ Sơ lược về sự hình thành và phát triển Y học gia đình ở Việt Nam.
Năm 2000, Bộ Y tế đã cho phép thành lập chuyên khoa mới Y học gia đình tại ba trường
đại học: Y Hà Nội, Y Thái Nguyên và Y Dược TP.HCM. Theo báo cáo tại Hội thảo tổng
kết 14 năm đào tạo Bác Sĩ Gia Đình tại các tỉnh phía nam do Trung tâm đào tạo Bác Sĩ
Gia Đình thuộc Đại Học Y Dược TPHCM tổ chức: mỗi năm trung bình ĐH Y dược
TPHCM đào tạo được 7 BSGĐ và sau 14 năm, trung tâm này đã đào tạo được hơn 100
BSGĐ chuyên khoa I. Đến nay, Việt Nam mới có hơn 500 BSGĐ.
Năm 2014, Bộ Y tế ra thông tư số 16/2014/TT-BYT về Hướng dẫn thí điểm bác sĩ gia
đình và phòng khám bác sĩ gia đình tại 8 địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên,
Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

[3] Tiến sĩ Margaret Chan ( 26-6-2013). The rising importance of family medicine
9


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Truy cập ngày 10-8-2017 từ />
Theo báo cáo của 6/8 tỉnh, năm 2013- tháng 6/2014, tại các phòng khám bác sĩ gia đình
thực hiện được 353.000 lượt khám bệnh, chữa bệnh, 2.743 lượt khám, chữa bệnh cấp cứu,
7.002 ca thủ thuật và chuyển tuyến 11.514 ca, khám bệnh tại nhà: 2.391 ca và tư vấn
9.879 cuộc, phục hồi chức năng: 87 ca.
Năm 2016, Bộ Y tế đã ra Quyết định số 1568/QĐ-BYT phê duyệt kế hoạch nhân rộng và
phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và đặt
mục tiêu đến năm 2020: Duy trì, phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại các

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai phòng khám bác sĩ gia đình, nhân
rộng thêm một số tỉnh để bảo đảm có ít nhất 80% các tỉnh thành phố trực thuộc Trung
ương triển khai thực hiện mô hình phòng khám bác sĩ gia đình.
Các chính sách đã ban hành và những kết quả đã đạt được trong những năm qua đánh giá
sự khởi đầu đúng hướng sẽ là điều kiện thuận lợi để Y học gia đình tiếp tục phát triển.

10


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG
3.1/ Quá tải bệnh viện – căn bệnh nhức nhối của nền y tế nước nhà.
Quá tải bệnh viện là căn bệnh mạn tính của ngành Y tế mà dù đã dùng nhiều biện pháp
chữa trị vẫn chưa thể khỏi bệnh hoàn toàn. Chủ đề này liên tục được báo chí quan tâm,
bởi vì liên quan đến y tế là liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người dân.
Nhiều bệnh viện tuyến trên, không chỉ 2 bệnh nhân một giường mà có khi 3-4 bệnh
nhân một giường, thậm chí các bệnh nhân phải nằm ngoài hành lang, nằm dưới gầm
giường vì không còn chổ.

Hình ảnh 01: Người nhà và bệnh nhi nằm ngoài hành lang khoa Hô hấp bệnh viện Nhi
Đồng 1
Nhiều người cho rằng quá tải bệnh viện là lỗi của ngành Y tế, nhưng thật ra đây là vấn
đề của toàn xã hội do đó cần được toàn xã hội chung tay giải quyết. Trong bài báo cáo
này sẽ chia ra hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng quá tải bệnh viện là
nguyên nhân trong ngành Y tế và nguyên nhân ngoài ngành Y tế.
Về nguyên nhân trong ngành Y tế, do y tế cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa
bệnh của người dân, chưa hoàn thành nhiệm vụ là đơn vị khám chữa bệnh ban đầu.
Những khó khăn mà y tế cơ sở gặp phải như trang thiết bị không được đầu tư, thiếu
nguồn nhân lực nên bệnh nhân tự ý đi đến các bệnh viện tuyến trên. Mục tiêu của các

bệnh viện tuyến trên là điều trị các bệnh nặng, chăm sóc chuyên sâu thì nay phải gồng
gánh các bệnh thông thường mà tuyến dưới có thể điều trị được. Ở một vài địa phương,
mặc dù y tế cơ sở đã được trang bị đầy đủ y dụng cụ, có đủ y bác sĩ khám chữa bệnh
11


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
nhưng tình trạng bệnh nhân đến khám vẫn “ thưa thớt” vì chưa gây dựng được lòng tin
của người dân, vì lo cho sức khỏe của mình nên người dân đành phải lên tuyến trên.
Mô hình bệnh tật cũng có sự thay đổi đáng kể, các dịch bệnh mới như SARS, Cúm
A/H5N1, H1N1, H7N9; một số dịch bệnh khác như tay chân miệng, sốt xuất huyết; và
các bệnh không lây nhiễm như cao huyết áp, tim mạch, ung thư, đái tháo đường… có
xu hướng gia tăng dẫn đến nhu cầu khám chữa bệnh, phòng chống dịch và điều trị các
bệnh mạn tính tăng.
Về nguyên nhân ngoài ngành y tế, liên quan đến kinh tế, dân số, văn hóa xã hội. Kinh
tế phát triển là điều đáng mừng nhưng chính phủ lại chưa đầu tư đúng mức vào ngành
Y tế. Trong khi đó ngày càng nhiều các trường hợp nặng do tai nạn giao thông do xe
máy, ô tô để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh và gánh nặng kinh tế cho gia đình.
Dân số tăng không chỉ dẫn đến thiếu bác sĩ mà còn làm gia tăng các dịch vụ sinh sản
như phá thai, chăm sóc bà mẹ và trẻ em, tiêm phòng.. Văn hóa xã hội ngày càng đa
dạng và phức tạp. Lao động, lối sống sinh hoạt, lạm dụng chất kích thích như: Hút
thuốc lá, uống rượu bia, nghiện ma túy, nhiễm HIV; tai nạn do lao động, đánh nhau làm
cho bệnh tật tăng, nhu cầu khám chữa bệnh và sử dụng dịch vụ y tế tăng.
Để giải quyết tình trạng quá tải, Bộ Y tế đã có những hành động cụ thể nhằm giải quyết
tình trạng trên. Tháng 1 năm 2013 BYT đã ra Quyết định Phê duyệt Đề án giảm quá tải
bệnh viện giai đoạn 2013 – 2020. Trong mấy năm gần đây, Chính phủ đã ưu tiên dành
kinh phí để nâng cấp và xây mới các BV, nhất là nhóm 5 chuyên khoa quá tải (Ung
bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi); chủ trương xây dựng bệnh viện vệ
tinh; Thí điểm xây dựng mô hình phòng khám bác sỹ gia đình; Hỗ trợ kỹ thuật cho

tuyến dưới; Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở
khám chữa bệnh.
Ngoài ra, Bộ Y tế đã thực hiện các biện pháp khác như: giảm diện tích khu hành chính,
tăng diện tích khu khám bệnh và điều trị để kê thêm giường bệnh; mở rộng loại hình
điều trị ngoại trú và triển khai một số mô hình dịch vụ mới; cải cách thủ tục hành
chính, tăng ca, tăng giờ làm việc, tăng giờ khám bệnh từ 6 giờ sáng thay vì 7h30 (từ
năm 2008) và khám thông tầm tới 19h00. Khám bệnh cả những ngày nghỉ, thứ bảy, chủ
nhật; mở dịch vụ tư vấn và đặt lịch hẹn khám bệnh, tái khám qua điện thoại; Ứng dụng
công nghệ thông tin trong khám chưa bệnh; Thiết lập hệ thống tự động hẹn trả kết quả
xét nghiệm cụ thể theo từng mốc thời gian trong ngày, đặt camera tại các khoa phòng,
đường dây nóng.
Điều cần chú ý đó là việc phát triển mạng lưới BSGĐ được xem như là phương thuốc
đặc trị cho căn bệnh quá tải. Theo Bác sĩ Nguyến Thế Dũng, Phó Chủ tịch Hội Khoa
học Kinh tế Y tế Việt Nam, Trưởng văn phòng đại diện TP.HCM, nguyên Giám đốc Sở
Y tế TP.HCM: Do thực trạng của ngành y tế nước nhà, trước đây chúng ta chưa tổ chức
mạng lưới Bác Sĩ Gia Đình trong hệ thống y tế nên việc quá tải bệnh viện ngày càng
nghiêm trọng khiến cho bệnh viện không làm đúng vị trí, không làm được vai trò, chức
năng nhiệm vụ của tuyến chữa bệnh trong phân cấp điều trị. Việc quá tải bệnh viện,
việc chưa có mạng lưới Bác Sĩ Gia Đình ảnh hưởng không tốt đến chất lượng hoạt
12


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
động của bệnh viện; người dân khó tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng với chi phí
hiệu quả.
Và gần đây, quyết định số 1568/QĐ-BYT ngày 27 tháng 4 năm 2016 phê duyệt kế
hoạch nhân rộng và nhân rộng mô hình phòng khám Bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai
đoạn 2016 – 2020 được ban hành nhằm nhân rộng mạng lưới BSGĐ ra khắp cả nước.
Với những chức năng và nhiệm vụ của Y Học Gia Đình như đã trình bày ở trên, cùng

với những kết quả bước đầu đáng ghi nhân, chúng ta đều hi vọng “Quá tải bệnh viện”
sẽ không còn là vấn đề phải bàn tán trong tương lai.
3.2/ Những khó khăn trong việc xây dựng mạng lưới bác sĩ gia đình ở nước ta.
Bên cạnh những thành công bước đầu, việc phát triển một mạng lưới BSGĐ hoàn thiện
về tổ chức và nhiệm vụ vẫn là một việc làm rất khó khăn.
3.2.1/ Khó khăn về cơ chế và các văn bản pháp quy
Liên quan đến thanh toán BHYT, do chưa có quy định cụ thể về danh mục dịch vụ tại
phòng khám BSGĐ; phí dịch vụ, khám chữa bệnh tại nhà chưa được thanh toán BHYT
ngay cả với trường hợp bệnh nhân có BHYT. Các phòng khám BSGĐ tư nhân rất khó
tham gia BHYT và không được cấp thuốc dẫn đến không thu hút được đầu tư, đối với
các phòng khám BSGĐ lồng ghép tại cơ sở y tế thì chưa có hướng dẫn cách thức thanh
toán BHYT. Đây là một cản trở lớn vì người dân mua BHYT mục đích là để khi có
bệnh sẽ được hỗ trợ viện phí, vậy thì chừng nào BHYT còn chưa ra quy định cụ thể thì
chừng đó người dân vẫn lạnh lùng với BSGĐ.
Theo Quyết định số 1568/QĐ-BYT phê duyệt kế hoạch nhân rộng và phát triển mô
hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 thì chậm nhất đến
tháng 6 năm 2017 hoàn thiện được một số văn bản chính:
1. Thông tư quy định về cơ chế tài chính của dịch vụ y tế do bác sĩ gia đình cung cấp.
2. Thông tư hướng dẫn cách thức thanh toán bảo hiểm y tế đối với dịch vụ y tế do bác
sĩ gia đình cung cấp.
3. Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16/2014/TT-BYT ngày 22 tháng 5 năm 2014
hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình.
4. Thông tư quy định chuyển tuyến Y học gia đình;
5. Thông tư quy định danh mục dịch vụ kỹ thuật, trang thiết bị, thuốc của phòng khám
bác sĩ gia đình.
6. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe của phòng
khám bác sĩ gia đình.
Hiện tại đã là tháng 8 năm 2017 nhưng vẫn chưa có thông tư hay quyết định nào về
những điều trên được ban hành nên các phòng khám BSGĐ vẫn đang phải hoay hoay
và chờ đợi.

Liên quan đến quy định về chuyển tuyến bệnh nhân, ở các nước áp dụng mô hình Y
học gia đình thì BSGĐ sẽ là những người tiếp xúc bệnh nhân đầu tiên, và sẽ là người
13


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa, nếu bệnh nhân tự đến bệnh viện hoặc đi
khám trái tuyến sẽ không được BHYT thanh toán.
Theo Quyết định số 1568/QĐ-BYT phê duyệt kế hoạch nhân rộng và phát triển mô
hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 ghi rõ : Tùy theo
tình hình bệnh tật của người bệnh, bác sĩ gia đình có thể chuyển tuyến đến bệnh viện
tỉnh hoặc bệnh viện Trung ương mà vẫn được coi là đúng tuyến. Riêng đối với phòng
khám bác sỹ gia đình thuộc bệnh viện đa khoa tuyến huyện việc chuyển tuyến Y học
gia đình bao gồm cả việc chuyển người bệnh vào các khoa lâm sàng của bệnh viện mà
vẫn được coi là đúng tuyến.
Mặc dù quy định đã ra nhưng trên thực tế việc chuyển tuyến bệnh nhân từ phòng khám
BSGĐ vào bệnh viện hay lên tuyến trên còn gặp nhiều rắc rối về thủ tục.
Liên quan đến phát triển y tế cơ sở, đầu tư cho y tế cơ sở là điểu kiện thuận lợi để phát
triển Y học gia đình. Nguồn ngân sách nhà nước cần được phân bổ hợp lý ưu tiên phát
triển y tế cơ sở. Nhưng đa số các phòng khám ở tuyến cơ sở còn thiếu trang thiết bị,
chưa được hỗ trợ xét nghiệm, thuốc điều trị hẹp về chủng loại lẫn số lượng. Một số
thuốc điều trị các bệnh mãn tính như đái tháo đường, hen phế quản, COPD... không
được cấp tại trạm y tế.
Sau 4 năm thí điểm, tại TP Hồ Chí Minh có tới 19/23 bệnh viện quận huyện triển khai
phòng khám bác sĩ gia đình và 191/319 trạm y tế tuyến phường xã thành lập phòng
khám bác sĩ gia đình. Tuy nhiên trên thực tế, chỉ có những phòng khám bác sĩ gia đình
tại bệnh viện tuyến quận - huyện thu hút được người bệnh bởi trang bị nhiều phương
tiện hiện đại phục vụ khám chữa bệnh, danh mục thuốc bảo hiểm y tế được đáp ứng
đầy đủ. Ngược lại, tại phòng khám bác sĩ gia đình thuộc trạm y tế tuyến phường xã là

bức tranh ảm đạm do thiếu trang thiết bị phục vụ nghèo nàn, xét nghiệm chưa được
đồng bộ, BHYT chưa quan tâm đúng mức nên không thu hút được người dân. Mặt
khác, phụ cấp và lương cho bác sĩ thấp nên nhiều bac sĩ phải tìm chổ làm mới.
3.2.2/ Khó khăn về nguồn nhân lực
Hiện tại trên TP HCM có khoảng hơn 500 BSGĐ được đào tạo từ Đại học Y dược TP
HCM và hơn 300 BSGĐ được đào tạo từ Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch , không
thể đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân nếu mạng lưới BSGĐ phát
triển trên khắp cả nước.
Các phòng khám BSGĐ ở bệnh viện quận 2 TP HCM, một bác sĩ một ngày đáng lẽ chỉ
khám 30-50 bệnh nhân thì những ngày đông có khi phài khám gấp 2, 3 lần. Chưa kể
đến các phòng khám ở trạm y tế còn không có bác sĩ. Tại sao nguồn nhân lực BSGĐ lại
thiếu nhiều như vậy?
Thực tế lương của ngành y thấp không đủ nhu cầu sống ở mức trung bình, vậy nên các
bác sĩ, điều dưỡng phải làm thêm ngoài giờ hoặc làm ở các bệnh viện tư nhân. Bác sĩ
gia đình lương sẽ còn thấp hơn nữa do số lượng bệnh nhân hiện tại còn ít, chăm sóc
sức khỏe ban đầu với các bệnh thông thường, trong khi đó BHYT chưa quan tâm đúng
14


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
mức, nhiều phòng khám BSGĐ ở tuyến cơ sở thiếu bác sĩ hoặc không có bác sĩ trẻ, họ
chỉ về làm trong lúc tìm kiếm cơ hội khác. Vậy nên cần có các chính sách đãi ngộ hợp
lý để thu hút các bác sĩ gia đình trẻ về tuyến cơ sở.
Về đào tạo chuyên môn, hiện tại để đáp ứng nhu cầu cần có nhiều bac sĩ gia đình trong
thời gian ngắn thì Đại học Y dược TP HCM và Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đều
đang có chương trình đào tạo 3 tháng cấp chứng chỉ cho những bác sĩ đa khoa đã tốt
nghiệp và có thâm niên thực hành lâm sàng trong hệ thống y tế công hoặc các bác sĩ
làm phòng mạch tư. Còn về lâu dài thì sẽ đào tạo chuyên khoa BSGĐ ngay sau tốt
nghiệp bac sĩ đa khoa

3.2.3/ Khó khăn về xây dựng thương hiệu Bác sĩ gia đình.
Rất ít người dân biết và hiểu đúng về BSGĐ, ngay cả nhân viên y tế cũng có nhiều
người không có kiến thức đúng về BSGĐ. Ở các nước có nền y tế phát triển, BSGĐ đã
là một thương hiệu mà tất cả mọi người dân đều biết đên. Để được như vậy, cần phải
hiểu rõ vai trò của việc xây dựng thương hiệu BSGĐ.
Người dân nghĩ rằng BSGĐ là bác sĩ đến nhà khám bệnh, trong khi đó điểm quan trọng
cần nắm đó là “bác sĩ điều trị ban đầu, toàn diện và liên tục” thì lại không ai biết đến.
BSGĐ phải là người đầu tiên mà người dân nghĩ đến khi có bất cứ vấn đề sức khỏe gì.
Toàn diện không chỉ là về các loại bệnh tật khác nhau mà còn về tâm lý, hoàn cảnh, xã
hội. Liên tục nghĩa là xuyên suốt cả cuộc đời một người từ khi sinh ra đến khi mất đi,
cả khi khỏe mạnh và khi ốm đau.
Với những bệnh nhân đã có biết sơ qua về BSGĐ thì có những người chưa tin vào chất
lượng dịch vụ vì lo sợ tay nghề yếu, chỉ bác sĩ “dở” mới phải đi tới khám tại gia đình
hoặc do khi đi thì chỉ mang theo những dụng cụ y tế cần thiết để trong 1 hộp đựng nhỏ
nên người dân lo lắng thiếu dụng cụ, những trường hợp này đa số họ sẽ chở người bệnh
đến trực tiếp bệnh viện.
Bệnh viện quận 2 TP HCM đã áp dụng thành công mô hình phòng khám bác sĩ gia
đình, thời gian đầu chì có khoảng 20 -30 bệnh nhân tới khám một ngày, nhưng nay nếu
ngày đông có thể lên tới 400 bệnh nhân một ngày. Nhưng chủ yếu số bệnh nhân tăng
lên là do truyền miệng giới thiệu nhau tới khám. Vậy nên những phòng khám BSGĐ
hoạt động tốt như bệnh viện Quận 2 thì cần đẩy mạnh quảng bá để thu hút người dân.
Mặc dù là mô hình BSGĐ theo dõi từ khi bệnh nhân khỏe đến khi có bệnh, nhưng
nhiều người sử dụng dịch vụ này lại chỉ đến khi có bệnh, nếu vậy thì tính chất khám
chữa bệnh không có gì thay đổi so với xưa nay. BSGĐ hướng dự phòng là một điểm
cần được chú ý và hiểu đúng.
Vì những bất cập đã nêu trên, ngành Y tế cần đẩy mạnh truyền thông giới thiệu về
BSGĐ để những hiểu biết đúng đến được với người dân, để thương hiệu Bác sĩ gia
đình ngày mộtv ững mạnh. Muốn làm được điều này không chỉ ngành y tế mà cần sự
hỗ trợ giúp đỡ của chính quyền địa phương, đài báo và các phương tiện thông tin đại
chúng khác.

15


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Và gần đây, quyết định số 1568/QĐ-BYT ngày 27-04-2016 phê duyệt kế hoạch nhân
rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam, giai đoạn 2016 –
2020 đã được ban hành nhằm nhân rộng mạng lưới BSGĐ ra khắp cả nước.
Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng Chính phủ, Bộ Y tế đã có chính sách và hướng giải
quyết phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho nền Y học gia đình Việt Nam phát triển. Bên
cạnh đó cần sự hỗ trợ của toàn xã hội để góp sức cho một nền Y học tương lai.

16


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1/ Kết luận
Về tình hình phát triển mạng lưới BSGĐ nước ta, tuy có những thành quả đầu tiên
đáng ghi nhận, nhưng phải nói là chúng ta đã đi sau sự phát triển của thế giới rất xa.
Việc phát triển mạng lưới BSGĐ là con đường đúng đắn mà chúng ta đang đi để hướng
tới một nền Y tế toàn diện. Về nhiệm vụ và công tác chuyên môn của BSGĐ mà BYT
đang xây dựng hiện tại là tương đồng với quan điểm của thế giới. Tuy nhiên còn nhiều
khó khăn trước mắt do đó cần sự nỗ lực hơn nữa của toàn ngành Y tế và cần sự góp sức
của nhiều ban ngành khác.
Vấn đề quá tải bệnh viện hiện vẫn là một trong những bài toán khó của ngành y tế nói
riêng và của toàn xã hội nói chung, cần phải có sự phối hợp đa ngành. Trong đó, có thể
nói, xây dựng mạng lưới BSGĐ là quan trọng hơn cả, không chỉ giải quyết vẫn đề quá

tải, mà còn cung cấp một dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, tiên tiến.
4.2/ Kiến nghị
1. Chính phủ cần đầu tư mạnh mẽ về tài chính để xây dựng những phòng khám BSGĐ
đạt chuẩn về chất lượng và tăng về số lượng.
2. Các trường Y cầ tăng cường đào tạo nguồn nhân lực BSGĐ chất lượng.
3. Cần có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút sự quan tâm của các bác sĩ về chuyên
khoa Y học gia đình.
4. Bảo hiểm y tế cần có những quy định cụ thể áp dụng được cho các phòng khám
BSGĐ.
5. Cần xây dựng được thương hiệu Bác sĩ gia đình.

17


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thanh Hiệp (2016). Tổng quan về Bác sĩ gia đình và các điều kiện phát
triển.pptx.
[2] Thông tư hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình số
16/2014/TT-BYT ngày 22 tháng 5 năm 2014.
[3] Tiến sĩ Margaret Chan ( 26-6-2013). The rising importance of family medicine.
Truy cập ngày 10-8-2017 từ
/>[4] Bộ Y Tế (2015), Thông cáo báo chí – sơ kết đề án thí điểm Bác Sĩ Gia Đình giai
đoạn 2013-2015.
[5] Duy Anh – Bích Thủy (05-12-2016). tình trạng quá tải tại bệnh viện Nhi Đồng 1
Truy cập ngày 10-8-2017 từ />[6] Trường Giang – Quốc Hoàng (27 -11- 2013). Quá tải bệnh viện từ góc độ Nhân học
Y tế.
Truy cập ngày 10-8-2017 từ />[7] Vân Sơn (28-03-2017). Vì sao bác sĩ gia đình “vắng như chùa bà đanh”?

Truy cập ngày 10-8-2017 từ />[8] Kim Thoa (05-03-2016). Thiếu nhân lực tham gia bác sĩ gia đình.
Truy cập ngày 10-8-2017 />
18


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
PHỤ LỤC 1: QUYẾT ĐỊNH SỐ 92/QĐ - TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ:
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN GIẢM QUÁ TẢI BỆNH VIỆN GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
THỦ
PHỦ

TƯỚNG

CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________________________________

____

Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2013
Số: 92/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 - 2020
____________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ về phiên họp
Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2011;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 - 2020 gồm các nội dung
sau:
I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu chung
Từng bước giảm tình trạng quá tải bệnh viện ở hai khu vực khám bệnh và điều trị nội trú;
phấn đấu không để người bệnh phải nằm ghép trong bệnh viện; trước mắt tập trung giải
quyết giảm quá tải ở các chuyên khoa: Ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và
nhi thuộc một số bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến cuối của hai thành phố Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giảm công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện có công suất sử dụng giường
bệnh quá cao (>120%) thuộc tuyến trung ương và các bệnh viện tuyến cuối của thành phố
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh xuống dưới 100%, cơ bản khắc phục tình trạng nằm
ghép vào năm 2015; phấn đấu từ năm 2020 trở đi không còn tình trạng quá tải bệnh viện;
19


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
b) Nâng công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh hiện
có công suất sử dụng giường bệnh thấp đạt 60% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020;
c) Giảm thời gian và lưu lượng người chờ khám bệnh tại khoa khám bệnh của các bệnh
viện hiện có công suất sử dụng giường bệnh quá cao; bảo đảm mỗi bác sỹ khám bệnh
không quá 50 người bệnh/một ngày làm việc vào năm 2015 và 35 người bệnh/một ngày
làm việc vào năm 2020;
d) Tăng số giường bệnh công lập trên phạm vi cả nước phù hợp với quy hoạch phát triển

mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh, trong đó ưu tiên đối với 5 chuyên khoa: Ung bướu,
ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi.
II. PHẠM VI ĐỀ ÁN
1. Các chuyên khoa có công suất sử dụng giường bệnh quá cao, ưu tiên 5 chuyên khoa:
Ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi.
2. Thời gian và địa bàn:
a) Giai đoạn 2013 - 2015: Tập trung ưu tiên đầu tư các bệnh viện tuyến trung ương, bệnh
viện tuyến cuối của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh;
b) Giai đoạn 2016 - 2020: Tiếp tục đầu tư cho các bệnh viện thuộc phạm vi Đề án từ trung
ương đến địa phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho các
chuyên khoa ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi
a) Đầu tư xây mới, nâng cấp và mở rộng các bệnh viện thuộc phạm vi Đề án, đến năm
2015 tăng tối thiểu 7.150 giường bệnh;
b) Tiếp tục cải tạo, mở rộng và từng bước hiện đại hóa khoa khám bệnh của các bệnh viện
hiện có công suất sử dụng giường bệnh quá cao ở tuyến trung ương và tuyến cuối của
thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh;
c) Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới bệnh viện của cả nước và của
từng địa phương nhằm bảo đảm cơ cấu và tỷ lệ giường bệnh phù hợp giữa các tuyến kỹ
thuật và các chuyên khoa vào năm 2020. Trước hết, ưu tiên tăng thêm số giường bệnh ở
tuyến tỉnh cho 5 chuyên khoa: Ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi.
2. Thành lập và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh
a) Ưu tiên thành lập mạng lưới bệnh viện vệ tinh của 5 chuyên khoa: Ung bướu, ngoại chấn thương, tim mạch, sản và nhi theo hướng lấy một số bệnh viện tuyến trung ương,
bệnh viện tuyến cuối của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm bệnh viện hạt
nhân; đồng thời phát triển một số bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện làm bệnh viện vệ tinh
của các bệnh viện hạt nhân; phấn đấu mỗi chuyên khoa nêu trên có từ 15 bệnh viện, khoa
vệ tinh trở lên;
b) Nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh tại chỗ của các bệnh viện vệ tinh nhằm từng
bước giảm số lượng người bệnh từ bệnh viện tuyến dưới chuyển lên tuyến trên thông qua

20


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
hoạt động: Đào tạo cán bộ y tế và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho các bệnh viện vệ
tinh; tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa bệnh viện hạt nhân và bệnh viện vệ tinh
thông qua hệ thống công nghệ thông tin.
3. Thí điểm xây dựng mô hình phòng khám bác sỹ gia đình
Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sỹ gia đình lồng ghép với các cơ sở y tế
sẵn có để tăng cường năng lực quản lý, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện,
liên tục cho người dân và gia đình họ. Trước mắt, từ năm 2013 đến năm 2015, thí điểm
thành lập mạng lưới phòng khám bác sỹ gia đình tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh và một số địa phương.
4. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới trạm y tế xã
Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới trạm y tế xã trong cả nước; đồng thời chú trọng
đầu tư, nâng cấp các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia theo quy định, gắn với Chương trình
xây dựng nông thôn mới.
5. Đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng
a) Chủ động triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng chống dịch, bệnh có tính chất
nguy hiểm đối với cộng đồng, bệnh không rõ nguyên nhân; đẩy mạnh phong trào vệ sinh
yêu nước, vệ sinh an toàn thực phẩm;
b) Tiếp tục triển khai Chương trình phòng chống một số bệnh không lây nhiễm; phòng
chống tai nạn thương tích và các chương trình giảm yếu tố nguy cơ tác động không tốt
đến sức khỏe, nhằm giảm gánh nặng bệnh tật, giảm nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của
nhân dân.
6. Tăng cường công tác quản lý và nâng cao toàn diện chất lượng bệnh viện
a) Nâng cao năng lực quản lý bệnh viện, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý bệnh viện. Trước mắt tập trung đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ
quản lý của các bệnh viện hiện có công suất sử dụng giường bệnh quá cao; cải cách thủ

tục hành chính, sắp xếp, cân đối giường bệnh giữa các chuyên khoa trong bệnh viện để
tăng giường bệnh cho các chuyên khoa đang có công suất sử dụng giường bệnh quá cao;
b) Tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh; tăng cường điều trị ngoại trú để giảm số người điều trị nội trú, giảm số ngày điều trị
nội trú trung bình một cách hợp lý tại các bệnh viện quá tải;
c) Tiếp tục thực hiện việc luân phiên, luân chuyển cán bộ chuyên môn từ tuyến trên về hỗ
trợ, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới để nâng cao chất lượng bệnh viện tuyến dưới.
7. Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách
Xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách: Hỗ trợ bệnh viện vệ tinh; phân tuyến kỹ
thuật; chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; chuyển giao kỹ thuật cho
tuyến dưới; tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa thông qua hệ thống công nghệ thông tin.
8. Thông tin, truyền thông

21


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
a) Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về các quy định khám bệnh,
chữa bệnh; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương và các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện các hoạt động giảm quá tải bệnh viện;
b) Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng bệnh chủ động cho mọi người dân và
cộng đồng.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Ưu tiên tập trung các nguồn vốn thực hiện Đề án:
- Nguồn vốn đầu tư phát triển tập trung;
- Nguồn vốn sự nghiệp y tế;
- Nguồn vốn ODA;
- Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; vốn trái phiếu chính quyền địa phương;
- Nguồn kết dư Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (nếu có) để đầu tư trang thiết bị y tế

theo quy định của Luật bảo hiểm y tế;
- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Nguồn vốn hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Y tế
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng, phê duyệt theo thẩm quyền:
Đề án thành lập và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh, ưu tiên cho 5 chuyên khoa:
Ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi; Đề án thí điểm xây dựng mô hình
phòng khám bác sỹ gia đình; Đề án quản lý chất lượng bệnh viện; Quy hoạch phát triển
mạng lưới bệnh viện của các chuyên khoa ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các địa phương xây
dựng kế hoạch ngân sách hằng năm triển khai Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn
2013 - 2020 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
c) Chỉ đạo các bệnh viện tuyến trung ương thực hiện các nội dung của Đề án;
d) Chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo Thủ
tướng Chính phủ theo quy định; giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính
phủ xem xét, giải quyết những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền trong quá trình
thực hiện Đề án.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh
a) Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện giai
đoạn 2013 - 2020 của địa phương;
b) Bố trí ngân sách địa phương, huy động vốn đầu tư phát triển, trái phiếu chính quyền địa
phương để thực hiện đầu tư phát triển bệnh viện phù hợp với quy hoạch mạng lưới y tế
địa phương nhằm đạt mục tiêu giảm quá tải bệnh viện;
22


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

c) Định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Y tế kết quả thực hiện Đề án để tổng hợp báo
cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Bộ Kế hoạch - Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và Bộ Tài chính cân đối vốn đầu tư phát triển, vốn trái
phiếu Chính phủ để thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 - 2020; huy
động nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để thực hiện Đề án; thống nhất danh mục
và mức vốn đầu tư của Đề án hàng năm;
b) Phối hợp với Bộ Y tế kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án.
4. Bộ Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế để bố trí dự toán chi sự nghiệp y
tế, vốn ODA chi thường xuyên cho các Đề án thuộc Đề án giảm quá tải bệnh viện giai
đoạn 2013 - 2020, trong đó ưu tiên bố trí cho Đề án thành lập và phát triển mạng lưới
bệnh viện vệ tinh. Bổ sung ngân sách có mục tiêu cho thành phố Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh để thực hiện các Đề án thành lập và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh tại
các địa phương khác;
b) Phối hợp với Bộ Y tế kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án.
5. Bộ Nội vụ
Phối hợp với Bộ Y tế xây dựng các chính sách thu hút nguồn nhân lực y tế cho các bệnh
viện tuyến dưới, ưu tiên đối với các bệnh viện vệ tinh.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì, phối hợp Bộ Y tế xem xét việc mở mã ngành đào tạo bác sỹ gia đình theo quy
định của Luật giáo dục;
b) Phối hợp Bộ Y tế chỉ đạo các Trường đại học, cao đẳng Y Dược tăng chỉ tiêu tuyển sinh
đào tạo một số chuyên ngành y, dược phục vụ cho mục tiêu giảm quá tải bệnh viện.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan truyền thông tăng cường các hình
thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về phòng bệnh chủ động,
tạo lòng tin và sự ủng hộ của người dân đối với việc thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh
viện giai đoạn 2013 - 2020.
8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác

a) Căn cứ thực trạng quá tải bệnh viện của địa phương để xem xét, quyết định việc xây
dựng và thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện;
b) Ưu tiên bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm để thực hiện đầu
tư phát triển bệnh viện và nâng cao năng lực chuyên môn cho các bệnh viện. Bố trí ngân
sách để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, tuyển dụng nhân lực cho
các bệnh viện vệ tinh thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
23


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Điều 3. Bộ trưởng các Bộ: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Giáo dục và Đào
tạo, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Nguyễn Tấn Dũng

24


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
PHỤ LỤC 2: QUYẾT ĐỊNH 1568/QĐ-BYT: PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH NHÂN RỘNG VÀ PHÁT
TRIỂN MÔ HÌNH PHÒNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2016-2020.
BỘ Y TẾ
-------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1568/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm
2016

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH NHÂN RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH PHÒNG
KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2016-2020
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020;
Căn cứ Chi thị số 08/CT-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường các giải pháp giảm quá tải bệnh viện, mở rộng mạng lưới bệnh viện vệ tinh;
Căn cứ Thông tư số 16/2014/TT-BYT ngày 22 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế
hướng dẫn thí Điểm về Bác Sĩ Gia Đình và phòng khám Bác Sĩ Gia Đình;
Căn cứ Quyết định số 935/QĐ-BYT ngày 22 tháng 03 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế
phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám Bác Sĩ Gia Đình giai đoạn
2013-2020;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám Bác Sĩ Gia
Đình tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020, với những nội dung chủ yếu sau:
A. Mục tiêu
I. Mục tiêu chung
Nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám Bác Sĩ Gia Đình trên phạm vi toàn quốc

nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục cho cá nhân, gia
25


×