Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Bài thu hoạch module quản lý bệnh viện và module kinh tế y tế xây dựng mạng lưới BSGD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.35 KB, 35 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI BÁC SĨ GIA ĐÌNH
Ở VIỆT NAM

TRẦN HỮU CHÍ
MSSV: 125272010

Tp. HCM, 08/2017

LỜI CẢM ƠN


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm đến các thầy, các cô trong bộ môn Quản lý bệnh viện
và bộ mô Kinh tế y tế Khoa Y - Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã
không quản ngại khó khăn vất vả, cố gắng sắp xếp công việc để cho chúng em những
buổi giảng đầy lý thú và bổ ích, bài học của thầy cô là những kinh nghiệm quý báu cho
chúng em sau này.
Con cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Thế Dũng, người thầy
luôn hết mình vì công việc, tận tình chỉ bảo tụi con hết mực, cố gắng truyền cho con ngọn
lửa nhiệt huyết với nghề, mà mỗi lần học với thầy, con cảm thấy ngọn lửa đó lại bùng
cháy mãnh liệt trở lại.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, cùng
các thầy cô, anh chị trong bộ môn Nhiễm đã tạo điều kiện thuận lợi, cho chúng em nơi
học tập tốt với đầy đủ thiết bị, tiện nghi.


Bài Viết là những gì em đã góp nhặt được trong thời gian học liên module Kinh tế
y tế - Quản lý bệnh viện. Với vốn hiểu biết còn nông cạn kèm với những quan điểm cá
nhân có thể mang tính chủ quan, bài thu hoạch có thế còn nhiều thiếu sót, kính mong sự
thông cảm và nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô.
Trân trọng.
TP Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 08 năm 2017
Trần Hữu Chí

2


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
TÓM TẮT
Trải qua Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế, em đã được học rất nhiều bài
học quý báu từ các thầy cô, những người đã làm việc, cống hiến nhiều năm cho nền y tế
đất nước. Những vẫn đề thầy cô trình bày đều là những vấn đề nổi trội, hết sức quan trọng
đối với hệ thống y tế. Trong số đó, có một vấn đề em rất quan tâm vì đó là định hướng
phát triển y tế Việt Nam, tương lại của ngành y tế - Bác sĩ gia đình
Trong giới hạn bài viết này, em xin trình bày sơ lược về mô hình Bác sĩ gia đình,
lịch sử phát triển của nó trên thế giới và hiệu quả mà mô hình này mang lại. Tình hình
phát triển của mô hình Bác sĩ gia đình ở Việt Nam hiện tại, những thuận lợi và khó khăng
mà chúng ta gặp phải. Phân tích những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng mô hình
Bác sĩ gia đình, các vấn đề còn vướng mắc mà đưa ra ý kiến của bản thân để giải quyết
những vấn đề đó, từ đó đưa ra phương hướng phát triển mạng lưới Y học gia đình trong
tương lại.

3



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Lời cảm ơn

i

Tóm tắt

ii

Mục lục

iii

Danh sách hình vẽ

iv

Danh sách bảng biểu

v

Danh sách các thuật ngữ viết tắt

vi


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2

2.1/ Y học gia đình

2

2.2/ Bác sĩ gia đình

3

2.3/ Quá trình hình thành và phát triển

3

2.4/ Kiến thức y học và phạm vi hoạt động của BSGĐ

4

2.5/ Lợi ích của mô hình BSGĐ

5

2.6/ Điều kiện phát triển BSGĐ


5

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG

8

3.1/ Mô hình BSGĐ tại các nước trên thế giới

8

3.2/ Hoạt động BSGĐ tại Việt Nam

10

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

13

Tài liệu tham khảo

15

Phụ lục: ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH

16

PHÒNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH GIAI ĐOẠN
2013-2020


4


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH HÌNH VẼ

Danh sách hình
Tên hình
Hình ảnh 01
Hình ảnh 02
Hình ảnh 03

Cây WONCA_Định nghĩa về y học gia đình.
Kiến thức y học và phạm vi hoạt động của BSGĐ
Các điều kiện phát triển BSGĐ

5

Trang
4
10
11


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Danh sách bảng biểu

Tên bảng biểu
Biểu đồ 01.
Biểu đồ 02.

Số lượng học viên bác sĩ chuyên khoa cấp I
y học gia đình qua các năm.
Nhu cầu học thêm của cán bộ tại các phòng
khám.

6

Trang
17,18


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
WHO: World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới.
WONCA: World Organization of Family Doctors – Tổ chức Bác sĩ gia đình thế giới.
BS: Bác sĩ
BSGĐ: Bác sĩ gia đình
YHGĐ: Y học gia đình
BHYT: Bảo hiểm y tế
BYT: Bộ Y tế
BV: Bệnh viện
PK: Phòng khám
CSVC: Cơ sở vật chất

7



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Như chúng ta đều biết, sức khỏe đóng vai trò không thể thiếu đối với cuộc sống mỗi
người. Có sức khỏe chúng ta mới có thể làm việc, vui chơi, giải trí, chăm sóc bản thân,
gia đình và cống hiến cho xã hội. Đất nước muốn phát triển tốt chỉ khi sức khỏe của mỗi
người dân được quan tâm chăm sóc tốt.
Từ lập luận trên, có thể thấy được tầm quan trọng của hệ thống chăm sóc sức khỏe
(Health Care System) đối với sự phát triển của mỗi quốc gia như thế nào. Thực tế cũng
chứng minh những quốc gia phát triển trên thế giới có hệ thống chăm sóc sức khỏe phát
triển, chất lượng dịch vụ tốt hơn so với những nước đang phát triển.
Quay trở lại với tình hình Việt Nam, trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước như hiện nay, Y tế là một trong những lĩnh vực cần được quan tâm đầu tư và phát
triển. Cùng nhìn lại y tế Việt Nam ở thời điểm hiện tại, chúng ta đã được được nhiều
thành tựu đáng kể so với thời kỳ trước nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề bất cập
mà em sẽ trình bày ở phần sau. Cùng với sự phát triển đi lên từng ngày của đất nước, chắc
chắn y tế Việt Nam cũng sẽ có những bước tiến mới trong tương lai. Điền hình trong số
đó là việc xây dượng lại mô hình chăm sóc sức khỏe toàn dân đã và đang được thực hiện
– mô hình Bác sĩ gia đình.
Bác sĩ gia đình là một mô hình khá phổ biến trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của nhiều
quốc gia tiên tiến trên thế giới, không chỉ vì tính thiết thực, khả thi của mô hình mà còn vì
những lơi ích to lớn mà mô hình mang lại. Đối với những khó khăng mà y tế Việt Nam
đang gặp phải trong thời điểm hiện tại, mô hình Bác sĩ gia đình có vẻ như là một trong
những giải pháp tốt giúp giải quyết các vấn đề bất cập còn tồn tại. Vì vậy mà các lãnh đạo
ngành cũng đã xác định Bác sĩ gia đình là xu hướng phát triển tương lại của y tế Việt
Nam.
Thực tế thì Bác sĩ gia đình đã được triển khai ở Việt Nam từ vài năm qua nhưng hiện tại
mô hình này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi toàn quốc mà chỉ mới phát triển nhỏ lẻ ở

một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… Vậy nguyên nhân nào mà một mô
hình thành công, hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới lại hạn chế, chậm phát triển ở Việt
Nam như vậy. Phạm vi bài viết này sẽ phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây
dựng mô hình Bác sĩ gia đình ở Việt Nam, nguyên nhân của vấn đề trên.
Xây dựng mô hình Bác sĩ gia đình ở Việt Nam giống hay khác mô hình Bác sĩ gia đình ở
các nước tiên tiến khác trên thế giới. Liệu rằng Việt Nam với những nét riêng về kinh tế,
văn hóa, tình hình hiện tại, có cần những cái cách, bước đi riêng trong việc xây dựng hệ
thống chăm sóc sức khỏe Y tế. Đó là vấn đề mà theo em, chúng ta cần phải nhìn nhận rõ
ràng, cân nhắc kỹ càng trước khi đặt bước chân tiếp theo trên con đường hướng tới một
nền Y tế tiên tiến, phát triển trong tương lai.

8


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1/ Y học gia đình:
Y học gia đình (Family medicine) [1] là một ngành y học cung cấp dịch vụ y tế cho mọi
người và mọi lứa tuổi. Đây là một ngành của nền y tế căn bản cung cấp dịch vụ y tế liên
tục và tổng quát cho các cá nhân, gia đình đủ mọi lứa tuổi, giới tính, bệnh tật của cơ thể.
Dịch vụ này tập trung vào thông tin về bệnh nhân dựa vào bối cảnh trong gia đình và xã
hội, với mục đích ngăn ngừa bệnh tật và nâng cao sức khỏe.

Hình ảnh 01. Cây WONCA_Định nghĩa về y học gia đình.
(Nguồn: WONCA European 2011 Edition [2])
Y học gia đình ra đời trong thập niên 60 của thế kỷ trước. Chuyên khoa đó tạo ra BS gia
đình chủ yếu thực hành ở phòng khám ngoại trú ở các tuyến Y tế cơ sở trong mạng lưới Y
tế Thế giới.
Hoàn cảnh ra đời Y học gia đình: Tại các quốc gia đã phát triển, vì lý do kinh tế, hầu hết

việc chăm sóc sức khoẻ các bệnh mạn tính như: tiểu đường, cao huyết áp, hen suyễn,...đã
9


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
chuyển từ phòng bệnh nội trú ra phòng khám ngoại trú với các phác đồ điều trị được xây
dựng nhằm phân cấp các bước điều trị rõ ràng với sự phối hợp của các chuyên khoa liên
quan.
2.2/ Bác sĩ gia đình:
BSGĐ là BS chuyên khoa có kiến thức tổng quát, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe toàn diện,
liên tục, cho cá nhân, gia đình và cộng đồng xung quanh phòng khám của mình [3].
BSGĐ chăm sóc ban đầu, chuyển bệnh nhân đến BS chuyên khoa khác khi cần thiết, và
có đầy đủ hồ sơ sức khỏe của từng BN
Có thể thấy, BSGĐ là những thầy thuốc gắn với dân và gần dân nhất. Bác sĩ gia đình là
bác sĩ hướng về gia đình, biết rõ từng người bệnh trong hoàn cảnh và gia đình của họ,
xem xét vấn đề sức khỏe của người bệnh trong hoàn cảnh của cộng đồng và lối sống của
người đó trong cộng đồng.
2.3/ Quá trình hình thành và phát triển :
Mô hình bác sĩ gia đình đã phát triển và nhân rộng ở nhiều nước trên thế giới từ Thế kỷ
XX. Năm 1960, Y học gia đình ra đời ở Mỹ, Anh và một số nước, đã đáp ứng kịp thời nhu
cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng với sự chuyển đổi mô hình bệnh tật trên toàn cầu.
Năm 1995, có 56 nước đã phát triển và áp dụng chương trình đào tạo Y học gia đình. Hiệp
hội Bác sĩ gia đình toàn cầu (WONCA) đã được thành lập năm 1972 và đến nay đã có gần
100 quốc gia thành viên. Hiện nay, mô hình bác sĩ gia đình đã được phát triển rộng rãi
không chỉ ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Canada mà cả ở các nước
đang phát triển như Philippines, Malaysia, đặc biệt Cu Ba là quốc gia được coi là một
hình mẫu về phát triển mô hình bác sĩ gia đình ở các nước đang phát triển.
Năm 1998, Dự án phát triển đào tạo bác sĩ gia đình tại Việt Nam với sự tài trợ bởi quĩ
CMB (China Medical Board of New York) được Bộ Y tế phê duyệt. Dự án triển khai đào

tạo chuyên ngành Y học gia đình tại các trường: Đại học Y Hà Nội, Đại học Y - Dược
Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Thái Nguyên.
Tháng 3 năm 2000, Bộ Y tế chính thức công nhận chuyên ngành Y học gia đình và cho
phép đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I Y học gia đình. Năm 2002, Trung tâm đào tạo bác
sĩ gia đình được thành lập tại Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y- Dược thành phố Hồ
Chí Minh, Trường Đại học Y Thái Nguyên và bắt đầu triển khai đào tạo chuyên khoa cấp
I Y học gia đình. Đến nay đã có thêm nhiều trường đại học khác đào tạo chuyên khoa Y
học gia đình.
Tháng 6 năm 2002 bệnh án Y học gia đình đã được xây dựng; năm 2005 hình thành bệnh
án điện tử y học gia đình đầu tiên và áp dụng tại phòng khám y học gia đình Bệnh viện
Đại học Y - Dược thành phố Hồ Chí Minh [4].

10


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
2.4/ Kiến thức y học và phạm vi hoạt động của BSGĐ:
BSGĐ là người tiếp xúc đầu tiên với bệnh nhân, cung cấp dịch vụ y tế căn bản cho mọi
bệnh nhân có vấn đề sức khỏe ở cơ thể và tinh thần, cũng như để ngăn ngừa bệnh tật và
phục hồi sức khỏe. Như vậy BSGĐ có nhiệm vụ là cố vấn đầu tiên về mọi vấn đề y tế,
nên kiến thức mà BSGĐ có được phải bao hàm hết tất cả các lĩnh vực y tế như: nội khoa,
ngoại khoa, sản khoa, nhi khoa, bệnh nhiễm, y học cộng đồng và các chuyên khoa khác.

Ngoại

Sản
Nội

YHGĐ

Nhi

Các CK khác
Nhiễm
Cộng đồng

Hình ảnh 02. Kiến thức y học và phạm vi hoạt động của BSGĐ.
( Nguồn: Nguyễn Thanh Hiệp (2017). Tong quan BSGD va dieu kien phat tien.pptx)
BS gia đình có các khả năng [5]:
Chăm sóc các bệnh cấp tính và dự phòng nó: suyễn, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng tiểu,
viêm hô hấp trên, bệnh nhiễm trùng, chảy máu cam..
-

Kiểm soát các bệnh mạn tính: đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp, bệnh
gan, bệnh thận mạn, bệnh phổi mạn tính.
Chăm sóc dự phòng tất cả các cấp cho cộng đồng: tầm soát, giáo dục y khoa
phòng ngừa, tiêm chủng, dự phòng biến chứng..
Chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Nghiên cứu khoa học.
11


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
-

Tự đào tạo thông qua CME đào tạo y khoa liên tục, Y học chứng cớ EBM.
Kỹ năng ra quyết định thích hợp bao gồm lựa chọn các chuyên khoa sâu cho
bệnh nhân nếu cần.


6 Nguyên lý hoạt động BSGĐ:
-

Gần người dân nhất.
Phân bổ hợp lý.
Tiếp cận thuận tiện với các dịch vụ cơ bản.
Mọi người đều có thể sử dụng dịch vụ.
Hoạt động liên tục và cân đối.
Có điều kiện về nhân sự, CSVC, cơ chế phù hợp.

2.5/ Lợi ích của mô hình BSGĐ:
Kinh nghiệm của các nước, khi triển khai thành công hoạt động BSGĐ sẽ mang lại hiệu
quả:
- Giảm chi phí y tế, tăng tuổi thọ người dân, giảm tỉ lệ bệnh nặng, tăng sự hài lòng của
người dân về các dịch vụ y tế.
- Công bằng trong chăm sóc y tế
- Giảm nghèo
2.6/ Điều kiện phát triển BSGĐ
Để xây dựng mạng lưới BSGĐ tốt, không thể một cá nhân hay tổ chức nào có thể làm
được mà cần sự kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, đơn vị.

Chính phủ

UBND Tỉnh, TP

Y tế cơ sở
BSGĐ

BYT
SYT


Các trường Y

BHYT

Hình 03. Các điều kiện phát triển BSGĐ
12


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
( Nguồn: Nguyễn Thanh Hiệp (2017). Tong quan BSGD va dieu kien phat tien.pptx)
Cũng giống như bất kỳ một ngành nghề hay một lĩnh vực nào mới mở ra, để mọi người
quan tâm chú ý đến và tham gia thực hiện thì chúng ta phải có cơ chế, chính sách thu hút.
Đối tượng hướng đến đó là người làm BSGĐ và người sử dụng dịch vụ BSGD. Chúng ta
cũng cần phải có cơ chế phù hợp để phát triển mạng lưới BSGĐ tại y tế cơ sở, đặc biệt đối
với tình hình Việt Nam, y tế có sở tại các trạm y tế. Một trong những chính sách tạo điều
kiện thuận lợi để phát triển mạng lưới BSGĐ nữa là thúc đẩy BHYT toàn dân.
Yêu tố cực kỳ quan trọng khác trong việc xây dựng mạng lưới BSGĐ đó chính là vấn đề
kinh phí. Nguồn kinh phí phát triển mạng lưới BSGĐ trong giai đoạn đầu chủ yếu từ ngân
sách nhà nước, vì vậy cần phân bố ngân sách hợp lý ưu tiên đầu tư phát triển y tế cơ sở.
Trong giai đoạn sau, nguồn kinh phí chủ yếu từ dịch vụ khám chữa bệnh, vì vậy cần định
giá dịch vụ khám chữa bệnh và thanh toán hợp lý giữa khám chuyên khoa và BSGĐ, cũng
như giữa các tuyến.
BSGĐ là người gần gũi, gắn bó với sức khỏe của người dân, nên phát triển mô hình
BSGĐ bắt đầu tại tuyến y tế cơ sở đặc biệt là trạm y tế. Điều kiện phát triển mô hình
BSGĐ tại trạm y tế:
-

Nhân lực chuyên trách phòng khám BSGĐ được đào tạo và có lịch khám cố định.


-

Được tăng cường nhân sự để đảm bảo hoạt động khác của trạm y tế.

-

BHYT ký trực tiếp với trạm y tế, phòng khám BSGĐ.

-

Danh mục thuốc phù hợp với quy mô hoạt động phòng khám BSGĐ.

-

Hỗ trợ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.

-

Hỗ trợ chuyển tuyến.

-

Được hỗ trợ chuyên môn và đào tạo liên tục.

-

Được hỗ trợ công cụ quản lý hồ sơ sức khỏe.

-


Giá dịch vụ phù hợp.

-

Được sử dụng tối đa cơ sở trạm y tế. Phát triển quy mô như phòng khám đa khoa.
Về nguồn nhân lực y tế làm BSGĐ, hiện tại chúng ta có BS đa khoa đã tốt nghiệp và có
thâm niên thực hành lâm sàng trong hệ thống y tế công. Bên cạnh đó còn có BS phòng
mạch tư đã có kinh nghiệm trong việc khám chữa bệnh cho người dân địa phương. Nhưng
BSGĐ với những đặc thù riêng về hoạt động và chức năng, nó được xếp vào một chuyên
khoa riêng như những chuyên khoa khác. Vì vậy để sử dụng được những nguồn lực trên,
cần đào tạo thêm với loại hình phù hợp để cấp chứng chỉ hành nghề BSGĐ, thứ hai, cần
có cơ chế phù hợp khuyến khích BS phòng mạch tư, PK đa khoa tư nhân tham gia mạng
lưới. Trong tương lại, nguồn nhân lực BSGĐ là những tân BS đa khoa mới ra trường được
tiếp tục đào tạo chuyên khoa BSGĐ, vì vậy cần có chính sách phân bố chỉ tiêu BSGĐ/BS
chuyên khoa khác phù hợp.
13


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Điều kiện khác để phát triển mạng lưới BSGĐ đó là xây dựng thương hiệu phòng khám
BSGĐ, nâng cao chất lượng, tạo uy tín trong lòng người dân để thu hút người người dân
sử dụng dịch vụ BSGĐ. Bên cạnh đó, cần xây dựng thêm hệ thống y tế hỗ trợ hoạt động
PK BSGĐ, gồm:
+ chuyên môn.
+ chuyển tuyến.
+ cấp cứu ngoại viện.
+ thông tin phản hồi.
+ ưu tiên cho các BN được giới thiệu bởi BSGĐ.

+ thanh toán BHYT với mức cao.
+ chi trả BHYT hướng dự phòng.
+ chuẩn hóa hệ thống labo xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.
+ thuốc đầy đủ, hợp lý.
Một việc hết sức quan trong khác đó là công tác truyền thông, để mọi người dân biết đến
mạng lưới BSGĐ, hiểu được lợi ích, hiệu quả mà BSGĐ mang lại, từ đó sử dụng dịch vụ
phòng khám BSGĐ nhiều hơn, tạo điều kiện để phát triển mạng lưới BSGĐ rộng rãi hơn.

14


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG
3.1/ Mô hình BSGĐ tại các nước trên thế giới [6]:
a. Mô hình của Mỹ:
- Bảo hiểm y tế: Tư nhân. Người dân tự mua bảo hiểm
- BSGĐ:







Theo dõi 2000-3000 BN (không ràng buộc).
Khám 20-30 BN/ngày.
Trả theo lần khám.
Tham gia điều trị BV, ít khám tại nhà.
Mô hình đa dạng: cá nhân, nhóm, hiệp hội…

Không mô hình y tế phân tuyến.

- Đào tạo:




3 năm sau đại học.
Đào tạo liên tục suốt đời.
90% trường y có khoa YHGĐ.

b. Mô hình của Anh:
- Bảo hiểm y tế toàn dân (nhà nước cấp).
- BSGĐ:







Theo dõi 1500-2000 BN (ràng buộc).
Khám ~30 BN/ngày.
Trả theo đầu dân quản lý (BHYT).
Khám tại nhà nhiều, không điều trị tại BV.
Mô hình nhóm nhỏ.
Mô hình y tế phân tuyến, bắt buộc.

- Đào tạo:






4 năm sau đại học (năm cuối tại phòng mạch).
Đào tạo liên tục suốt đời.
Tất cả trường y có khoa YHGĐ.
Nghiên cứu rất mạnh.

c. Mô hình của Bỉ:
- Bảo hiểm y tế toàn dân (nhà nước).
- BSGĐ:


Theo dõi khoảng 2000 BN (ràng buộc).
15


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế





Khám khoảng 30 BN/ngày.
Chi trả đa dạng: 3 hình thức.
Khám tại nhà 1/3, không điều trị tại BV.
Mô hình y tế phân tuyến, không bắt buộc.


- Đào tạo:




3 năm sau đại học (2 năm cuối tại phòng mạch).
Đào tạo liên tục suốt đời.
Tất cả trường y có khoa YHGĐ.

d. Mô hình của Nhật:
- Bảo hiểm y tế toàn dân (nhà nước).
- BSGĐ:







Thực hành đa dạng (BS cho cá nhân).
Khám 30-80 BN/ngày.
Chi trả theo lần khám.
Khám chăm sóc tại nhà, đa dạng.
Mô hình đa dạng: cá nhân (già); PK đa khoa (trẻ).
Mô hình y tế không phân tuyến, không bắt buộc.

- Đào tạo:





Chưa có chuyên khoa (định hướng 2 năm).
Chưa công nhận, đang phát triển.
50% trường y có khoa YHGĐ.

e. Mô hình của Cuba:
- Chăm sóc y tế miễn phí (nhà nước).
- BSGĐ:






Theo dõi 600-800 BN (ràng buộc).
Khám ~30 BN/ngày.
Chi trả bởi nhà nước (lương).
Khám tại nhà nhiều, không điều trị tại BV.
Mô hình cá nhân (phối hợp y tá).

- Đào tạo:




2 năm sau đại học (thực tập tại phòng mạch)
Tất cả trường y có khoa YHGĐ
Người dân hài lòng cao.

16



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
3.2 / Hoạt động BSGĐ tại Việt Nam :
Tại Việt Nam, hoạt động bác sĩ gia đình đã bước đầu được tổ chức tại một số thành phố
lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.
Hồ Chí Minh, Cần Thơ với các mô hình khác nhau: Trung tâm bác sĩ gia đình, phòng
khám bác sĩ gia đình là cơ sở thực hành của các trường đại học chuyên ngành y, phòng
khám bác sĩ gia đình tư nhân, trạm y tế có hoạt động bác sĩ gia đình…Các trung tâm,
phòng khám bác sĩ gia đình đã tổ chức khám chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ y tế tại
đơn vị hoặc tại nhà theo yêu cầu của người bệnh, thực hiện quản lý theo dõi sức khoẻ cho
cả hộ gia đình theo nguyên tắc bác sĩ gia đình.
Tuy vậy, hoạt động bác sĩ gia đình ở nước ta là mô hình mới, chưa được quan tâm đầu tư
tương xứng, chưa có chức danh bác sĩ gia đình ở các cơ sở y tế, hoạt động còn tản mạn,
nhiều hạn chế, bất cập, chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý và hiệu quả chưa cao.
Theo một nghiên cứu về thực trạng, nhu cầu và các điều kiện cần thiết để phát triển đào
tạo bác sĩ gia đình ở Việt Nam năm 2013 [7], kết quả cho thấy:
- Thực trang công tác đào tạo y học gia đình:
Nhiều trường trong đó điển hình là ĐH Y Hà Nội, Y Huế, Y Cần Thơ, Y Hải Phòng đã
thành lập bộ môn Y học gia đình. Việc đào tạo thạc sĩ YHGĐ đã được chấp thuận từ năm
2010-2012 nhưng vì thiếu học viên nên vẫn chưa được thực hiện. Chương trình đào tạo
chuyên khoa I BSGĐ còn nhiều bất cập, thiếu cơ sở PK BSGĐ đúng chuẩn để thực tập.

Biểu đồ 1. Số lượng học viên bác sĩ chuyên khoa cấp I y học gia đình qua các năm.
- Nhu cầu đào tạo bác sĩ gia đình:
Khảo sát 53 bác sĩ đang công tác tại các phòng khám, trạm y tế cho thấy, có 49 người có
nhu cầu học lên (92%), trong số đó chỉ có 14 người mong muốn học về y học gia đình
(26%).


17


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Nhận thức của cộng đồng về bác sĩ gia đình vẫn còn hạn chế, ngay cả với cán bộ y tế. Kết
quả khảo sát cho thấy mặc dù có 29/53 bác sĩ tại các cơ sở y tế đã từng nghe nói về y học
gia đình, tuy nhiên chỉ có chưa đầy 1/3 trong số này hiểu đúng cơ bản về chuyên ngành.
Theo kết quả nghiên cứu, chuyên nghành BSGĐ hiện tại chưa thu hút được nhiều người
theo học vì nhiều lý do, điển hình là chưa hiểu được chuyên ngành BSGĐ làm gì, lựa
chọn các chuyên khoa khác hấp dẫn hơn, sau học BSGĐ xong vẫn làm việc tại tuyến xã
phường không cải thiện được lương, thu nhập, chuyên môn.

Biểu đồ 2. Nhu cầu học thêm của cán bộ tại các phòng khám.
Từ kết quả trên cho thấy một thực trạng khác là đào tạo BSGĐ ở Việt Nam vẫn chưa được
quan tâm đầu tư đúng mức và vẫn chưa thu hút được nguồn nhân lực tham gia.
Ngày 22 tháng 3 năm 2013 Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án: “Xây dựng và phát triển
mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020” tại Quyết định số
935/2013/QĐ-BYT. Mục tiêu của Đề án [4] là: xây dựng và phát triển mô hình phòng
khám bác sĩ gia đình trong hệ thống y tế Việt Nam nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục, thuận lợi cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, góp phần
giảm quá tải bệnh viện. Đề án được thực hiện qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn 2013-2015: Xây dựng thí điểm mô hình phòng khám bác sĩ gia đình. Phạm vi
thực hiện tại 8 tỉnh, thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ,
Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa và Tiền Giang.
- Giai đoạn 2016 - 2020: Trên cơ sở kết quả giai đoạn thí điểm và mô hình chuẩn phòng
khám bác sĩ gia đình triển khai nhân rộng phòng khám bác sĩ gia đình trên toàn quốc.
18



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Hội nghị sơ kết Đề án thí điểm Bác sĩ gia đình và xây dựng Đề án nhân rộng mô hình bác
sĩ gia đình giai đình 2016-2020, Bộ y tế có đưa ra báo cáo về tình hình hoạt động BSGĐ ở
Việt Nam tính tới ngày 04/8/2015 [8]. Theo báo cáo của 6/8 tỉnh, năm 2013-T6/2014, tại
các phòng khám bác sĩ gia đình thực hiện được 353.000 lượt khám bệnh, chữa bệnh,
2.743 lượt khám, chữa bệnh cấp cứu, 7.002 ca thủ thuật và chuyển tuyến 11.514 ca, khám
bệnh tại nhà: 2.391 ca và tư vấn 9.879 cuộc, phục hồi chức năng: 87 ca. Một số phòng
khám BSGĐ có hoạt động rất tốt như phòng khám đa khoa tư nhân Thành Công, Phòng
khám BSGĐ tại BV quận 2 TP. HCM. Các phòng khám này đã sử dụng bệnh án điện tử,
phần mềm quản lý phòng khám, tổ chức hội chẩn trực tuyến…
Ngoài hoạt động khám, chữa bệnh tại phòng khám, các phòng khám bác sĩ gia đình thực
hiện quản lý sức khỏe, thực hiện công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, tham
gia truyền thông phòng bệnh, vận động tiêm chủng…
Đây là những kế quả đáng ghi nhận, đánh giá sự khởi đầu đúng hướng, phù hợp nhu cầu
xã hội, góp phần giảm quá tải bệnh viện, giải quyết bức xúc của xã hội. Để tiếp tục tăng
cường y tế cơ sở, tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu, mô hình BSGĐ rất cần thiết
được nhân rộng.
Bên cạnh các ưu điểm, việc triển khai hoạt động bác sỹ gia đình ở nước ta hiện nay còn
gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nguồn nhân lực có chuyên môn về y học gia đình còn
thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình còn gặp
khó khăn. Việc thành lập Phòng khám BSGĐ còn chưa hấp dẫn đối với tư nhân, nên các
phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân còn quá ít. Bên cạnh đó, cần tuyên truyển rộng rãi để
người dân hiểu đầy đủ về mô hình phòng khám bác sĩ gia đình; hiện nay, người dân vẫn
hiểu bác sĩ gia đình là bác sĩ đến nhà thăm khám, chữa bệnh…

19


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM

Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1/ Kết luận:
BSGĐ là một mô hình tiên tiến, hiệu quả đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên
thế giới và đã đem lại nhiều thành công, đáp ứng kịp thời sự thay đổi mô hình bệnh tật
của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Việt Nam trên con đường phát triển, công nghiệm hóa, hiện đại hóa đât nước cần đổi mới,
cải cách về nhiều mặt, trong đó có cả lĩnh y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Trước
những vấn đề bất cập hiện tại của ngành y tế như chất lượng khám chữa bệnh, tình trạng
quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của
người dân. Xây dựng mạng lưới BSGĐ có vẻ như là hướng đi phù hợp và đúng đắn. Mô
hình BSGĐ cần được xem xét như là tương lai của y tế Việt Nam
Mặc dù đã được quan tâm từ rất sớm, và cũng đã được chính phủ, Bộ Y tế và các lãnh đạo
ngành chú ý phát triển, nhưng hoạt động BSGĐ ở việt Nam vẫn còn khá mới mẻ, xa lạ
với người dân. Trong những năm gần đây, dù đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn nhưng
nhìn chung hoạt động BSGĐ vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, mà vẫn còn hoạt động nhỏ
lẻ, giới hạn ở những thành phố lớn, và vẫn còn trong giai đoạn “thí điểm” chưa triển khai
rộng khắp cả nước, ngành y tế vẫn còn phải đối mặt với tình trạng quá tải hằng ngày.
Nguyên nhân của vấn đề này là do kinh đế đất nước còn khó khăng, chưa đầu tư đúng
mức vào hoạt động xây dựng mạng lưới BSGĐ, kiến thức người dân còn hạn chế, chưa
hiểu rõ về khái niệm Y học gia đình, BSGĐ và chưa thấy được tầm quan trọng, lợi ích của
mạng lưới BSGĐ, vì vậy mà ngành BSGĐ hiện tại vẫn chưa thu hút được nguồn nhân lực
và cả người sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh.
Vì vậy, trong thời gian tới, chúng ta cần có phải xác định rõ mục tiêu của ngành y tế, đề ra
những chiến lược đúng đắn để giải quyết những vấn đề, bất cập còn tồn tại như đã nêu
trên. Để xây dựng thành công mô hình BSGĐ ở Việt Nam.

20



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

4.2/ Kiến nghị:
1. Cần xác định rõ xây dựng mạng lưới BSGĐ là hướng đi trong tương lai của y tế Việt
Nam, từ có tăng cường đầu tư nhiều hơn cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho
phòng khám BSGĐ ở cơ sở, đặc biệt là trạm y tế.
2. Có chiến lược, chính sách xây dựng nguồn tài chính tự chủ cho BSGĐ để có thể duy
trùy và mở rộng hoạt động. Như việc định giá khám chữa bệnh, thanh toán hợp lý giữa
khám chuyên khoa và khám BSGĐ. Kêu gọi y tế tư nhân đầu tư vào phòng khám BSGĐ
để có thể xây dựng nhanh nguồn tài chính, mở rộng nhanh mạng lưới BSGĐ
3. Tăng cường truyền thông đại chúng về mô hình BSGĐ, lợi ích mà chương trình này
đem lại, kêu gọi người dân sử dụng dịch vu BSGĐ thay vì đi khám chuyên khoa ngay từ
đầu như tình hình hiện tại.
4. Có chính sách thu hút nguồn nhân lực làm trong lĩnh vực BSGĐ, đưa học phần BSGĐ
vào giới thiệu trong chương trình đào tạo BS đa khoa để giúp các BS mới ra trường có
được nhận thức đúng đắn về chuyên khoa mới này, và có định hướng tốt hơn trong nghề
nghiệp.
5. Thúc đẩy BHYT toàn dân, tăng cường liên kết giữa BHYT với BSGĐ.
6. Học hỏi chương trình đào tạo BSGĐ ở các nước tiên tiến, để từ đó xây dựng chương
trình đào tạo BSGĐ phù hợp, hiệu quả, đào tạo ra những BSGĐ có kiễn thức vững chắc,
giỏi về khĩ năng. Giúp cho người dân thấy được ưu điểm vượt trội giữa dịch vụ Khám
BSGĐ với việc khám chữa bệnh thông thường ở bệnh viện hay phòng mạch tư.
7. Trong thời điểm hiện tại, cần tận dụng phòng khám tại trạm y tế, biến chúng thành
phòng khám BSGĐ, là nơi tiếp nhận bệnh nhân đầu tiên, thực hiện công tác điều trị chăm
sóc sức khỏe và phòng bệnh cho người dân. Để làm tốt chức năng trên, cần nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh ở trạm y tế, trang bị thêm các thiết bi, máy móc, phục vụ cho việc
thực hiện chức năng cảu một phòng khám BSGĐ.
8. Có chính sách hạn chế tình trạng vượt tuyến khám bệnh. Hạn chế việc bệnh nhân tự ý
vào viện, khuyến khích người dân lựa chọn PK BSGĐ như là điểm đến đầu tiên khi có

vấn đề về sức khỏe. Ví dụ: ưu tiên khám chuyên khoa trước cho những người có giấy giới
thiệu của BSGĐ, không cho bệnh nhân tự ý nhập viện nếu chưa thông qua quyết định của
BSGĐ.

21


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vi.Wikipedia (2017). Y học gia đình.
Truy cập ngày 01-08-2017 từ />2. WONCA EUROPE (2017). “THE EUROPEAN DEFINITION OF GENERAL
PRACTICE / FAMILY MEDICIN”, WONCA European Council, 2011 Edition, tr3.
3. Nguyễn Thanh Hiệp (2017). Tong quan BSGD va dieu kien phat tien.pptx.
4. Bộ Y tế (2013). Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai
đoạn 2013-2020.
5. Đặng Vạn Phước (2011). Giới thiệu về Bác sĩ gia đình, Trung tâm dạo tạo Bác sĩ gia
đình ĐH Y dược TP HCM
Truy cập ngày 02-08-2016 từ />6. Võ Thành Liêm (2013). Lich_su_phat_trien_yhgd_the_gioi.pdf.
7. Toan T.K, Long N.H, Tuan P.L (2013). THỰC TRẠNG, NHU CẦU VÀ CÁC ĐIỀU
KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO BÁC SĨ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM,
Tạp chí nghiên cứu y học, 82 (2), 175-181.
8. Bộ Y tế (2015). Thông cáo báo chí Hội nghị sơ kết Đề án thí điểm Bác sĩ gia đình và
xây dựng Đề án nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình giai đình 2016-2020. cổng thông tin
điện tử.
Truy cập ngày 04-08-2015 từ />ItemID=1345

22



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

PHỤ LỤC:
ĐỀ ÁN
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH PHÒNG KHÁM
BÁC SĨ GIA ĐÌNH GIAI ĐOẠN 2013-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 935/QĐ-BYT ngày 22 tháng 3 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia
đình giai đoạn 2013-2020)
Phần thứ nhất
BỐI CẢNH XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT
Bác sĩ gia đình là bác sĩ đa khoa thực hành, chăm sóc toàn diện và liên tục cho người
bệnh, có mối quan hệ lâu dài và bền vững với người bệnh1, là những thầy thuốc gắn với
dân và gần dân nhất. Bác sĩ gia đình là bác sĩ hướng về gia đình, biết rõ từng người bệnh
trong hoàn cảnh và gia đình của họ, xem xét vấn đề sức khỏe của người bệnh trong hoàn
cảnh của cộng đồng và lối sống của người đó trong cộng đồng.
Mô hình bác sĩ gia đình đã phát triển và nhân rộng ở nhiều nước trên thế giới từ Thế kỷ
XX. Năm 1960, Y học gia đình ra đời ở Mỹ, Anh và một số nước, đã đáp ứng kịp thời nhu
cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng với sự chuyển đổi mô hình bệnh tật trên toàn cầu.
Năm 1995, có 56 nước đã phát triển và áp dụng chương trình đào tạo Y học gia đình. Hiệp
hội Bác sĩ gia đình toàn cầu (WONCA) đã được thành lập năm 1972 và đến nay đã có gần
100 quốc gia thành viên. Hiện nay, mô hình bác sĩ gia đình đã được phát triển rộng rãi
không chỉ ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Canada mà cả ở các nước
đang phát triển như Philippines, Malaysia, đặc biệt Cu Ba là quốc gia được coi là một
hình mẫu về phát triển mô hình bác sĩ gia đình ở các nước đang phát triển.
Tại Việt Nam, từ ngàn năm nay nhân dân ta có một mạng lưới y tế phục vụ chăm sóc sức
khỏe một cách tự phát. Các ông lang, bà mế, bà đỡ, các phòng chẩn trị y học cổ truyền,

thầy thuốc tư…đã hình thành mạng lưới chăm sóc sức khỏe gần nhất với người dân tại
cộng đồng.
Năm 1998, Dự án phát triển đào tạo bác sĩ gia đình tại Việt Nam với sự tài trợ bởi quĩ
CMB (China Medical Board of New York) được Bộ Y tế phê duyệt. Dự án triển khai đào
tạo chuyên ngành Y học gia đình tại các trường: Đại học Y Hà Nội, Đại học Y - Dược
Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Thái Nguyên.
Tháng 3 năm 2000, Bộ Y tế chính thức công nhận chuyên ngành Y học gia đình và cho
phép đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I Y học gia đình. Năm 2002, Trung tâm đào tạo bác
sĩ gia đình được thành lập tại Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y- Dược thành phố Hồ
Chí Minh, Trường Đại học Y Thái Nguyên và bắt đầu triển khai đào tạo chuyên khoa cấp
23


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
I Y học gia đình. Đến nay đã có thêm các Trường Đại học Y Hải phòng, Trường Đại học
Y- Dược Huế, Trường Đại học Y- Dược Cần Thơ triển khai đào tạo chuyên khoa cấp I Y
học gia đình.
Hiện nay các cấp đào tạo Y học gia đình tại Việt Nam gồm có: 2 đơn vị học trình Y học
gia đình cho bác sĩ đa khoa 6 năm tại trường đại học chuyên ngành y, chuyên khoa định
hướng, chuyên khoa cấp I và cao học.
Tháng 6 năm 2002 bệnh án Y học gia đình đã được xây dựng; năm 2005 hình thành bệnh
án điện tử y học gia đình đầu tiên và áp dụng tại phòng khám y học gia đình Bệnh viện
Đại học Y - Dược thành phố Hồ Chí Minh.
Đến nay có hơn 500 bác sĩ chuyên khoa cấp I, 70 bác sĩ định hướng Y học gia đình đã
được đào tạo. Phần lớn các bác sĩ chuyên khoa Y học gia đình sau khi tốt nghiệp trở về
làm việc ở tuyến y tế cơ sở.
Hoạt động bác sĩ gia đình đã bước đầu được tổ chức tại một số thành phố lớn như Hà Nội,
Hải Phòng, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Cần
Thơ với các mô hình khác nhau: Trung tâm bác sĩ gia đình, phòng khám bác sĩ gia đình là

cơ sở thực hành của các trường đại học chuyên ngành y, phòng khám bác sĩ gia đình tư
nhân, trạm y tế có hoạt động bác sĩ gia đình…Các trung tâm, phòng khám bác sĩ gia đình
đã tổ chức khám chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ y tế tại đơn vị hoặc tại nhà theo yêu
cầu của người bệnh, thực hiện quản lý theo dõi sức khoẻ cho cả hộ gia đình theo nguyên
tắc bác sĩ gia đình. Tại nhiều phòng khám bác sĩ gia đình, người bệnh được tiếp đón ân
cần, tư vấn chu đáo, hướng dẫn chuyển tuyến phù hợp, được theo dõi toàn diện cập nhật
liên tục diễn biến sức khỏe, bệnh tật, phần lớn người bệnh đến phòng khám bác sĩ gia
đình được giải quyết mà không phải đến bệnh viện nên đã góp phần giảm quá tải bệnh
viện2. Các trạm y tế tại Khánh Hòa có bác sĩ gia đình hoạt động, đã xây dựng và thực
hiện quy chế chuyển tuyến có kết nối giữa tuyến huyện và tuyến xã, có phản hồi thông tin
bệnh nhân, góp phần đảm bảo theo dõi và điều trị liên tục, điều trị toàn diện, phối hợp
trong chẩn đoán và điều trị,…
Hoạt động bác sĩ gia đình ở nước ta hiện nay là mô hình mới, chưa được quan tâm đầu tư
tương xứng, chưa có chức danh bác sĩ gia đình ở các cơ sở y tế, hoạt động còn tản mạn,
nhiều hạn chế, bất cập, chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý và hiệu quả chưa cao.
Năm 2012, Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ Y tế đã tiến hành tổng kết đánh giá 10 năm
thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về củng
cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Kết quả tổng kết cho thấy đến nay tỷ lệ trạm y tế
xã có bác sĩ đạt 72%, tỷ lệ trạm y tế xã có nữ hộ sinh/Y sĩ sản nhi đạt trên 95%, tỷ lệ thôn
bản có nhân viên y tế hoạt động đạt trên 86%, khoảng 78,8% trạm y tế xã đã thực hiện
khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, hoạt động của trạm y tế và y tế thôn bản
chưa đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh ban đầu của nhân dân3, tình trạng vượt tuyến khá
phổ biến, nhiều người đến cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh thậm trí tuyến trung ương để
khám, chữa các bệnh thông thường mà đáng lẽ có thể được điều trị hiệu quả ngay ở tuyến
khám, chữa bệnh ban đầu, gây quá tải tại các bệnh viện tuyến trên.
24


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Năm 2003, thực hiện Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân, mạng lưới y tế tư nhân đã
chính thức hình thành, đóng góp một phần quan trọng trong việc chăm sóc ban đầu tại
cộng đồng, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người dân thuận lợi, dễ dàng
ngay tại cộng đồng, góp phần chia sẻ nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh với hệ thống khám
bệnh, chữa bệnh công lập. Tuy nhiên, cho tới nay hầu hết phòng khám tư nhân chưa được
tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó việc khám bệnh, chữa bệnh
của các phòng khám tư nhân mới chỉ đáp ứng tức thời nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của
người dân mà chưa có theo dõi điều trị bệnh một cách toàn diện, liên tục, chưa tham gia
vào hệ thống chuyển tuyến người bệnh, vì vậy hiệu quả chưa cao và chưa góp đóng góp
nhiều vào việc giảm tải bệnh viện. Nếu các phòng khám tư nhân tham gia hoạt động theo
nguyên tắc phòng khám bác sĩ gia đình thì hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân sẽ cao
hơn và sẽ góp phần giảm quá tải bệnh viện tốt hơn.
Hiện nay, mô hình bệnh tật ở nước ta là mô hình bệnh tật kép, các bệnh lây nhiễm, suy
dinh dưỡng vẫn ở mức khá cao, trong khi nhóm các bệnh không lây nhiễm và tai nạn
thương tích tăng nhanh4 dẫn đến nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân ngày càng tăng;
việc sàng lọc, theo dõi, quản lý, điều trị bệnh mạn tính tại cộng đồng là hết sức cần thiết,
đòi hỏi việc nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở ngày càng trở nên cấp bách.
Xuất phát từ thực tiễn bước đầu tiếp cận mô hình bác sĩ gia đình ở nước ta và kinh
nghiệm ở các nước trên thế giới cho thấy nếu phát triển mô hình bác sĩ gia đình sẽ góp
phần nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục, giúp sàng
lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, Bộ Y tế
xây dựng Đề án: “Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai
đoạn 2013-2020”.
II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 của Quốc hội ngày 23 tháng 11 năm
2009;
- Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 của Quốc hội ngày 14 tháng 11 năm 2008;
- Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
- Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
- Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020;
- Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 về việc hướng dẫn cấp chứng
chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh.

25


×