Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tiểu luận Bàn về hai nguyên tắc người gây thiệt hại, ô nhiễm phải bồi hoàn và người sử dụng phải trả tiền”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.9 KB, 23 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, cùng với quá trình hội nhập thế giới và đà tăng trưởng kinh tế,
Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng lớn
tới đời sống người dân ở nhiều khu vực. Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi
trường là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nhà nước và nhân dân, song để
thực thi việc này không dễ… Theo đánh giá của các chuyên gia, rất nhiều vụ việc
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khiến người dân bức xúc, tuy nhiên mức
phạt, bồi thường vẫn còn quá ít, chưa “tương xứng” với vi phạm. Các hành vi vi
phạm trong lĩnh vực môi trường ngày càng tinh vi; trong khi đó, khâu kiểm tra, xử
lý tại các địa phương còn hạn chế, việc khắc phục hậu quả chưa tương xứng với
mức độ thiệt hại gây ra đối với môi trường. Hệ quả là tài nguyên thiên nhiên cạn
kiệt, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của
đất nước.
Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được pháp luật ghi
nhận lần đầu tiên tại Luật Bảo vệ môi trường (Luật BVMT) năm 1993, theo đó “tổ
chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt
hại theo quy định của pháp luật”. Nhưng phải đến khi Luật BVMT (2005) được ban
hành, vấn đề này mới được đề cập một cách rõ ràng hơn. Với việc dành riêng 5
điều cho các quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm (từ Điều 131 đến Điều
135, Mục 2), Luật BVMT (2005) đã thể hiện một bước tiến đáng kể trong quá trình
“hiện thực hóa” nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền - một nguyên tắc được
xem là đặc trưng của lĩnh vực môi trường. Tuy nhiên, để có thể áp dụng được trách
nhiệm này một cách đầy đủ trên thực tế, pháp luật môi trường cần phải quy định rõ
ràng, cụ thể hơn nữa việc xác định các thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường. Trong phạm vi bài Tiểu luận này,
1


tôi xin đi sâu phân tích: "Bàn về hai nguyên tắc người gây thiệt hại, ô nhiễm phải
bồi hoàn và người sử dụng phải trả tiền”.


II. Cơ sở pháp lí
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29-11-2005, có
hiệu từ ngày 01/7/2006 là văn bản pháp luật chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường. thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 1993.
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường, ngày 31/12/2009, củaThủ tướng Chính phủ.
- Ngày 17/6/2004 Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại
do ô nhiễm dầu 1992 có hiệu lực tại Việt Nam.
- Một số văn bản pháp luật khác có liên quan công tác bảo vệ môi trường.
NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn gọi là là trách nhiệm
dân sự do gây thiệt hại. Sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật là căn cứ
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm được hiểu
là bổn phận, nghĩa vụ của người gây ra thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt
hại về tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, các quyền và lợi
ích hợp pháp mà giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại không có giao kết
hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc phạm vi của
hợp đồng.
2


2. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói chung và
luật dân sự nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có 4 điều kiện

được quy định tại Nghị quyết số 03/2006/HĐTP – TANDTC ngày 08/7/2006 hướng
dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại:
2.1. Phải có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại được hiểu là sự giảm bớt những lợi ích của người xác định được
trên thực tế.
Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
a/ Thiệt hại về vật chất bao gồm: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định
tại Điều 608 BLDS; thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều
609 BLDS; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại Điều 610 BLDS; thiệt
hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 611
BLDS.
b/ Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, uy tín mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm
mà người thân thích, gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền,
mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc uy tín, bị bạn bè xa lánh do hiểu nhầm… và
cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
Thiệt hại do tổn thất tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải
là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm,
tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và phải
bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.
2.2. Phải có hành vi trái pháp luật
Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện
thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật.

3


Người gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật thì người đó phải bồi thường.
Pháp luật loại trừ những hành vi sau tuy có gây ra thiệt hại nhưng không bị coi là
trái pháp luật: gây thiệt hại do phòng vệ chính đáng, trong trường hợp bất khả

kháng, trong tình thế cấp thiết, trong sự kiện bất ngờ.
2.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái
pháp luật
Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược
lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
Hành vi phải là nguyên nhân của thiệt hại và nguyên nhân bao giờ cũng làm
phát sinh một kết quả hoặc nhiều kết quả.
2.4. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại
Người gây thiệt hại cho dù có lỗi cố ý hoặc vô ý đều phải bồi thường toàn bộ
thiệt hại. Người gây thiệt hại không bị coi là có lỗi trong các trường hợp bất khả
kháng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ và người bị thiệt hại có lỗi.
a/ Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình
sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong
muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
b/ Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của
mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ
xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng
thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Cần chú ý là đối với trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt
hại cả khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong
trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.
3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
3.1. Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần
phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 605 BLDS.
4


Cần phải tôn trọng thoả thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường
và phương thức bồi thường, nếu thoả thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
3.2. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì khi giải quyết tranh

chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần chú ý:
a/ Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu giải
quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS quy định trong
trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là
bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các
khoản thiệt hại tương xứng đó.
b/ Để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, Toà án phải giải quyết nhanh
chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trong trường hợp
cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy
định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự.
c/ Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai
điều kiện sau đây:
- Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại;
- Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của
người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so
với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có khả
năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần thiệt hại đó.
d/ Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có
sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường
đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi
về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức bồi
thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về
khả năng kinh tế của người gây thiệt hại…
5


II. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG
1. Hành vi làm ô nhiễm môi trường

Theo quy định tại Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2005: “ 1. Môi trường bao
gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng
đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
2. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất
khác.”
Theo qui định trên, hành vi làm ô nhiễm môi trường được hiểu là những
hành vi tác động đến các yếu tố của môi trường và gây ô nhiễm các yếu tố đó làm
tổn hại đến các yếu tố nguyên thuỷ của môi trường dẫn đến thiệt hại về tài sản, sức
khoẻ, tính mạng của người khác. Và cũng theo giải thích thuật ngữ tại Điều 3 Luật
bảo vệ môi trường, thì các hành vi sau đây của con người là nhân tố gây ra ô nhiễm
môi trường: Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, dịch vụ và các hoạt
động khác đã thải ra chất thải ở dạng rắn, khí, lỏng hoặc các dạng khác mà các chất
đó là những nhân tố làm cho môi trường trở nên độc hại. Hành vi gây ô nhiễm môi
trường là hành vi làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn của
môi trường. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong sinh hoạt, hành vi của con
người đã làm ô nhiễm môi trường dẫn đến suy thoái môi trường, làm thay đổi chất
lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của
con người và thiên nhiên.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
2.1. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường

6


Căn cứ vào điều 4 của Luật Bảo vệ môi trường 2005 và điều 624 Bộ luật Dân
sự 2005, chúng ta có thể hiểu chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm
ô nhiễm môi trường là những cá nhân, tổ chức.
Các tổ chức từ khi thành lập đã có năng lực pháp luật, có năng lực chịu trách

nhiệm bồi thường thiệt hại. Khi các tổ chức khi tham gia vào các quan hệ pháp luật
môi trường mà có hành vi làm ô nhiễm môi trường dẫn tới gây thiệt hại thì phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình. Các tổ chức có thể là
pháp nhân (chẳng hạn, doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần, các viện nghiên cứu…) hoặc tổ chức khác không phải là pháp nhân
(doanh nghiệp tư nhân…)
Đối với cá nhân, những người đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi đầy đủ
thì tự mình phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ
18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ tài
sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của họ.
Người dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường thiệt
hại toàn bộ. Nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con có tài sản riêng
thì lấy tài sản riêng đó để bồi thường phần còn thiếu cho người bị hại.
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà
có cá nhân, tổ chức giám hộ thì cá nhân đó được dùng tài sản của người được giám
hộ để bồi thường. Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản
để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Nhưng
người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không
phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Trong thực tế, các chủ thể gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là các doanh
nghiệp. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh do không có thiết bị xử lý chất thải,
hoặc không tuân thủ các quy định khác về bảo vệ môi trường… nên đã làm suy
thoái môi trường, ô nhiễm môi trường. Như vậy, chủ thể “tiềm tàng” chịu trách
7


nhiệm bồi thường thiệt hại, trước hết là các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế.
2.2. Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng những công

cụ kinh tế khác nhau (các loại phí, giấy phép có thể bán được, hệ thống ký quỹ và
hoàn trả, khuyến khích thực thi, các chính sách thuế môi trường và tài nguyên, quy
định đền bù thiệt hại do ô nhiễm môi trường, v.v.) nhằm đem lại sự mềm dẻo, hiệu
quả, chi phí – hiệu quả nhất. Với những mức độ khác nhau, chúng sử dụng những
nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả” và “người hưởng lợi phải trả”. Theo
nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả, thì ở mức ô nhiễm cao sẽ chịu phạt vé tài
chính cao hơn, còn ở mức ô nhiễm thấp hơn thì chịu phạt thấp hơn, hoặc thậm chí
còn được thưởng nữa. Theo nguyên tắc người hưởng lợi phải trả thì người sử dụng
phải trả toàn bộ chi phí xã hội cho sự cung cấp nguồn lực đó, ví dụ trả tiền nước và
dịch vụ liên quan bao gồm cả các chi phí xử lý nước. Trong khi một số công cụ
kinh tế ứng dụng các chi phí trực tiếp (ví dụ: phạt trên khối lượng chất độc thải ra,
hệ thống trả phí theo từng thứ chất thải rắn, phí cho phép thải khí tính theo khối
lượng khí thải ra, tiền ký quý có thể được hoàn trả cho các bao bì), các công cụ
khác lại sử dụng các chi phí gián tiếp như đánh thuế đầu ra (ví dụ: thuế nhiên liệu).
Người có hành vi xâm phạm môi trường phải bồi thường thiệt hại. Hành vi
gây ô nhiễm môi trường là hành vi có lỗi hoặc không có lỗi. Theo qui định Điều
624 BLDS, người gây ô nhiễm môi trường cho dù là có lỗi hoặc không có lỗi đều
có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi
gây ô nhiễm môi trường cần có đủ 3 điều kiện. Thứ nhất, có hành vi gây ô nhiễm
môi trường. Hành vi đó đã tác động đến các yếu tố của môi trường gây ra ô nhiễm.
Thứ hai, hành vi gây ô nhiễm môi trường có mối quan hệ nhân quả với môi trường
bị gây ô nhiễm xác định được và thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Thứ ba,
những thiệt hại về môi trường do hành vi xâm phạm môi trường gây ra xác định
8


được dựa trên những thiệt hại đã xảy ra và thiệt hại chắc chắn xảy ra cho môi
trường, môi trường bị gây thiệt hại là cầu nối dẫn đến thiệt hại khác.
Người gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm
dân sự ngoài hợp đồng, người đó còn phải chịu trách nhiệm hình sự trong những

trường hợp gây ô nhiễm về không khí, nguồn nước, đất theo qui định tại Điều 182
BLHS 1999,sửa đổi bổ sung 2009.
Theo pháp luật dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường phát sinh khi
có các điều kiện sau đây:
a. Có thiệt hại xảy ra:

Đây là điều kiện mang tính chất tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại,
bởi mục đích của việc áp dụng trách nhhiệm này là khôi phục tình trạng tài sản, sức
khoẻ… cho người bị thiệt hại. Các thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên có thể
bao gồm những thiệt hại sau đây:
Theo quy định tại Điều 131 Luật BVMT (2005), có 2 loại thiệt hại:
Thứ nhất, thiệt hại đối với môi trường tự nhiên. Đó là sự suy giảm chức
năng, tính hữu ích của môi trường. Có thể hiểu sự suy giảm chức năng, tính hữu ích
của môi trường xảy ra khi: Một là, chất lượng của các yếu tố môi trường sau khi bị
tác động thấp hơn so với tiêu chuẩn về chất lượng môi trường; hai là, lượng tài
nguyên thiên nhiên bị khai thác, sử dụng lớn hơn lượng được khôi phục (đối với tài
nguyên tái tạo) hoặc lớn hơn lượng thay thế (đối với tài nguyên không tái tạo
được); ba là, lượng chất thải thải vào môi trường lớn hơn khả năng tự phân hủy, tự
làm sạch của chúng. Thiệt hại do môi trường bị xâm hại gây ra và trực tiếp gây thiệt
hại cho người khác xác định được theo những tổn hại thức tế ngay sau khi môi
trường bị xâm hại và những thiệt hại gián tiếp chắc chắn xảy ra xác định được trên
cơ sở khách quan. Thiệt hại do môi trường bị xâm hại gây ra cần phải xác định hai
mối quan hệ mật thiết với nhau, thiệt hại này là nguyên nhân của thiệt hại kia và
9


hành vi gây ô nhiễm môi trường là nguyên nhân của thiệt hại mang tính chất bắc
cầu, được biểu hiện như sau: Thứ nhất, hành vi xâm hại môi trường là nguyên nhân
làm cho môi trường bị gây ô nhiễm; Thứ hai, môi trường bị gây ô nhiễm có mối

liên hệ với thiệt hại xác định được.
Thứ hai, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu
ích của môi trường gây ra. Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người được thể
hiện qua các chi phí để cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi các chức năng bị
mất của người bị hại và các khoản thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do bị thiệt
hại về tính mạng, sức khỏe có nguyên nhân từ ô nhiễm, suy thoái môi trường. Ví
dụ: khi môi trường sống bị ô nhiễm ( ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm
đất…) sức khoẻ con người bị giảm sút, bị mắc các bệnh về đường hô hấp, đường
tiêu hoá… Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. Đó có thể là: tài sản bị huỷ hoại hoặc
bị hư hỏng, thiệt hại gắn liền với việc thu hẹp hoặc mất những lợi ích gắn liền với
việc không sử dụng, không khai thác hoặc bị hạn chế trong việc sử dụng, khai thác
công dụng của tài sản; những chi phí để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại. Ví dụ:
Sự kiện tràn dầu tại vùng biển Vũng Tàu.1 giờ 20 phút sáng ngày 7/9/2001 tại vùng
biển Vũng Tàu, tàu chở dầu Formosa One quốc tịch Liberia đâm vào tàu chở dầu
Petrolimex 01 làm 900 tấn dầu từ tàu Petrolimex 01 tràn ra biển gây ô nhiễm. Uỷ
ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
Vietsovpetro đã huy động lực lượng khắc phục dầu tràn, thu gom dầu tràn để giảm
thiểu ô nhiễm môi trường. Sự cố tràn dầu đã làm sút giảm 5/6 lượng khách du lịch
tới Vũng Tàu gây thiệt hại cho ngành du lịch khoảng 43 000 000 000 VND. Các
ngành nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt ven bờ và dịch vụ hậu cần thủy sản bị thiệt hại
là 108 000 000 000 VND; ngành muối thiệt hại 27 080 000 000 VND, ảnh hưởng
sức khoẻ cộng đồng là 11 210 000 000 VND, chi phí làm sạch môi trường là 60 000

10


000 VND. Tổng mức thiệt hại là 260 000 000 000 VND tương đương 17.2 triệu
USD.
Những thiệt hại do hành vi làm cho môi trường bị ô nhiễm đã dẫn đến những

thiệt hại không những về mặt thực tế, mà còn là những nguy cơ tiềm ẩn lâu dài tồn
tại trong không gian và thời gian nhất định, có thể gây thiệt hại rất lớn, lâu dài cho
con người và môi trường tự nhiên. Những thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi
trường phải dựa vào những căn cứ khoa học của nhiều chuyên ngành để xác định,
theo những số liệu thống kê được và qua phân tích mức độ môi trường bị ô nhiễm,
để có căn cứ xác định thiệt hại. Thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường có thể
dẫn đến những thiệt hại rất lớn, có thể ảnh hưởng lâu dài đến các thế hệ sau, như
hành vi: phá hoại, khai thác trái phép hoặc khai thác không có kế hoạch rừng đầu
nguồn, nguồn nước đầu nguồn làm nguồn nước nhiễm bẩn, nhiễm độc bầu khí
quyển…Hành vi gây ô nhiễm môi trường đã dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền, lợi ích của các nhà sản xuất, gây độc hại cho người tiêu dùng, đặc biệt trong
lĩnh vực thực phẩm, lương thực và nguyên liệu sản xuất dược phẩm…Hành vi gây
ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của nhiều ngành
nghề như du lịch, dịch vụ và sản xuất, lưu thông phân phối sản phẩm cũng như các
dịch bệnh tiềm ẩn từ môi trường bị gây ô nhiễm không thể xác định được hết trong
một thời gian ngắn.
Thiệt hại do môi trường bị phá vỡ do bị nhiễm bẩn, nhiễm độc là những thiệt
hại được xác định ngay sau khi có hành vi làm ô nhiễm môi trường, mà còn là
những thiệt hại vẫn đang và sẽ diễn ra theo phản ứng dây chuyền, sự vân động của
môi trường khách quan và xã hội. Những hành vi gây ô nhiễm môi truờng có thể bị
chấm dứt hoặc người có hành vi tác động gây ô nhiễm môi trường không thực hiện
hành vi ô nhiễm môi trường nữa nhưng hậu quả của hành vi đó vẫn diễn biến theo
một quy luật bảo tồn và biến hoá năng lượng, tạo ra những phản ứng dây truyền
gây thiệt hại cho người khác( như thải chất độc xuống nguồn nước sinh hoạt, tàn
11


phá môi trường sống của động vật hoang dã, tàn phá rừng đầu nguồn…Chẳng hạn:
Công ty Vedan hoạt động sản xuất đã xả chất thải làm ô nhiễm nguồn nước khiến
cho nhiều diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị ảnh hưởng nặng nề, sản lượng đánh bắt

thuỷ sản của bà con ngư dân trên dòng sông này giảm dần từ năm 2002.
b. Hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Người có hành vi gây ô nhiễm môi trường đã thực hiện các hành vi trái
pháp luật hoặc hành vi trái pháp luật hoặc hành vi trong sản xuất kinh doanh, làm
dịch vụ hợp pháp nhưng đã gây ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho chính môi
trường và gây thiệt hại cho người khác. Hành vi gây thiệt hại về môi trường là hành
vi làm biến dạng sinh thái vốn có tự nhiên của môi trường, làm cho nguồn nước
không thể sử dụng được hoặc làm cạn kệt nguồn nước tự nhiên dẫn đến nhiễm bẩn
nguồn nước, sa mạc hoá một nguồn nước nguyên thuỷ như đầm, ao, hồ, dòng sông,
suối…đã gây những khó khăn cho người khác trong sinh hoạt, trong sản xuất, kinh
doanh hoặc gây cho nguồn không khí trong lành một không gian nhất định bị
nhiễm độc, là nguy cơ trực tiếp gây tổn hại đến sức khoả của con người, vật nuôi,
cây trồng và cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan nhân tạo khác…
c. Có lỗi của chủ thể gây thiệt hại
Những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất đa dạng phong phú.
Hành vi có lỗi hay không có lỗi của con người xâm hại môi trường vừa là nguyên
nhân trực tiếp, vừa là nguyên nhân gián sâu xa gây thiệt hại. Hành vi xâm hại môi
trường là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại cho môi trường, môi trường bị thiệt
hại đã tác động trực tiếp đến sự sống và gây thiệt hại cho sự sống của muôn loài.
Ví dụ: Hành vi đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi gây
thiệt hại đến môi trường, làm mất cân bằng sinh thái; thải khói, bụi, khí độc, mùi
hôi thối gây hại vào không khí; phát bức xạ, phóng xạ quá giới hạn cho phép vào
môi trường xung quanh; chôn vùi, thải vào đất các chất thải độc hại quá giới hạn
cho phép; thải dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các
12


chất thải, xác động vật,thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn và gây dịch bệnh vào
nguồn nước; nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường;

nhập khẩu, xuất khẩu chất thải…Vi phạm các quy định về bảo về nguồn tài nguyên
thiên nhiên như các quy định về bảo vệ rừng, khai thác; Vi phạm các quy định về
vệ sinh công cộng như quy định về vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải;Vi phạm
các quy định về bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm;…
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm chỉ được loại trừ
trong trường hợp người bị hại có lỗi. Điều này có nghĩa là trong trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nếu người bị thiệt hại không có lỗi thì
trách nhiệm bồi thường luôn luôn đặt ra đối với người làm ô nhiễm môi trường.
Thậm chí, trong một số trường hợp cụ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại không
được loại trừ ngay cả khi người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi. Khoản 2
điều 627 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu
giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại kể cả
khi không có lỗi”. Quy định này cần được áp dụng khi giải quyết các tranh chấp đòi
bồi thường thiệt hại do các nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như các phương tiên
giao thông vận tải, các nhà máy công nghiệp đang hoạt động, các lò phản ứng hạt
nhân, các nhà máy điện nguyên tử, kho chưa vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất dễ
cháy, chất phóng xạ… Trong thời gian qua sự cố tràn dầu từ các phương tiện giao
thông đường thuỷ đã làm ô nhiễm môi trường với diện rất rộng, gây nhiều thiệt hại
cho nhân dân, tổ chức khu vực xung quanh .
d. Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi vi phạm pháp luật
bảo vệ môi trường:
Thiệt hại thực tế xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm pháp luật. Hoặc nói
một cách khác, hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra.
Trong quá trình xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường cần làm sáng tỏ mối quan hệ này.
13


Là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do làm ô nhiễm môi trường có một số điểm khác với trách nhiệm phát sinh từ

nghĩa vụ hợp đồng như sau:
- Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường là các
quy định của pháp luật về hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể,
không cần có sự thoả thuận trước của các bên.
-Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường việc
thực hiện bồi thường thiệt hại sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ còn trong nghĩa vụ hợp
đồng thì việc bồi thường thiệt hại không làm cho người có nghĩa vụ được giải
phóng khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế như giao vật, thực hiện
công việc…
- Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường chỉ có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại chứ không có hình thức phạt vi phạm.
- Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường có
trường hợp không có lỗi vẫn phải chụi trách nhiệm, nếu pháp luật có quy định.
Xác định thiệt hại do môi trường bị xâm hại gây ra rất phức tạp, vì có những
nguy cơ tiềm ẩn, chưa gây ra thiệt hại ngay lập tức hoặc là những thiệt hại thực tế
đã bộc lộ xác định được là một nguy cơ, thậm chí còn là nguy cơ rất lớn gây ra thiệt
hại khó lường trong tương lại xa hoặc trong một thời gian gần, cần có nhiều cơ
quan chuyên môn cùng kết hợp trong việc xác định mức độ môi trường bị xâm hại
gây thiệt hại.
III. THỰC TRẠNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI
LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NA M HIỆN NAY
1. Thực trạng về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường ở Việt
Nam
Pháp luật bắt đầu từ cuộc sống và đáp ứng những đòi hỏi từ cuộc sống và
đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống, nhưng không thể điều chỉnh toàn bộ hoặc
14


toàn vẹn những quan hệ phát sinh trong xã hội. Do vậy, còn nhiều vấn đề liên quan
đến việc xác định trách nhiệm dân sự do hành vi xâm hại môi trường gây ra cần

phải được bàn luận về khoa học, để cơ quan lập pháp lưu ý khi ban hành pháp luật
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm do
hành vi xâm hại môi trường nói chung, để điều chỉnh có hiệu quả những tranh chấp
phát sinh liên quan đến môi trường. Việc xác định những yếu tố lien quan đến hành
vi xâm hại môi trường, căn cứ vào thực trạng còn tồn tại trong pháp luật chưa thể
điều chỉnh được đầy đủ và trọn vẹn.

Ảnh: Xả thải bừa bãi ra lòng kênh, cá chết hàng loạt.
Pháp luật chỉ quy định trách nhiệm của người gây ô nhiễm môi trường phải
bồi thường những thiệt hại xảy ra trên cơ sở xác định được thiệt hại đó, theo
nguyên tắc gây thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu. Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của người có hành vi gây thiệt hại vẫn được áp dụng dựa trên
những thiệt hại xác định được dù là thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp. Nhưng nguyên
tắc này chỉ phù hợp với những thiệt hại về vật chất đơn thuần, mà không phù hợp
trong việc áp dụng đối với hành vi xâm hại môi trường. Vì hành vi xâm hại môi
trường thì phạm vi và thời gian gây thịêt hại có thể rất lớn và rộng hơn rất nhiều lần
15


so với thiệt hại đơn thuần( trong mối quan hệ không gian và thời gian). Sự tiềm ẩn
của những nguy cơ do môi trường bị xâm hại gây ra là rất lớn và lâu dài, có thể đơn
vị thời gian thiệt hại đó không thể xác định được chính xác theo ngày, tháng năm cụ
thể mà còn có thể diễn biến theo chiều hướng xấu trong nhiều năm tiếp theo.Thiệt
hại mang tính chất phản ứng dây truyền mà không bộc lộ bằng những hiện tượng dễ
nhận biết như những thiệt hại do hành vi trái pháp luật khác gây ra( một tài sản bị
tiêu huỷ, một gia súc bị làm chết hoặc bị gây thương tích…). Thiệt hại do xâm hại
môi trường gây ra vừa là những thiệt hại thực tế xác định được ngay tạo thời điểm
có thiệt hại xảy ra, và những thiệt hai chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai, mà tại
thời điểm xác định thiệt hại không thể nhận biết được. Như: rừng đầu nguồn bị tàn
phá, hành lang và thành luỹ chắn gió, chắn lũ bị phá vỡ là điều kiện cho nguồn

nước mưa đầu nguồn tự do lưu thong xuống hạ lưu gây ra ngập lụt, cuốn trôi mọi
thứ dưới hạ nguồn. Thiệt hại này do nguyên nhân sâu xa gây ra là hành vi xâm hại
môi trường trước đó do rừng đầu nguồn bị tàn phá, và đa số mọi người nghĩ là do
tự nhiên , do thiên tai gây ra. Hay trong sản xuất tạo ra vật chất, người ta đã thải ra
chất khí, chất thải độc hại làm ô nhiễm cả một dòng song, sự sống trong môi trường
đó đều bị tác động theo hướng bất lợi và những thiệt hại lâu dài sẽ phát sinh gây
tổn hại đến sự phảt triển của sự sống nói chung. Con người khai thác nguồn nước
ngầm thiếu kế hoạch và không khoa học đã làm cạn kiệt cả một dòng song, gây hạn
hắn cả một lưu vực song đó, sự sống của con người bị đe doạ không chỉ vì thiếu
nguồn tưới tiêu, thiếu nguồn nước dung cho sinh hoạt, sản xuất khác..Những thiệt
hại đó là vô cùng lớn, nguyên nhân do hành vi xâm hại môi trường gây ra, nhưng
người gây ô nhiễm môi trường là ai thì không hẳn bao giờ cũng có thể xác định
được.
Vụ việc Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái chôn khối lượng lớn thuốc trừ
sâu xuống lòng đất ngay tại cơ sở hoạt động của công ty tại Cẩm Thủy, Thanh Hóa
bị người dân phát giác và tố cáo đã khiến dư luận không khỏi bất bình, cơ quan này
16


bị xử phạt vi phạm 421 tỷ đồng. Tuy nhiên, cơ quan chức năng kết luận, không đủ
căn cứ khởi tố hình sự, còn hành vi chôn lấp thuốc và chất thải nguy hại đã diễn ra
quá thời hiệu xử phạt hành chính 2 năm nên chỉ áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả. Đến nay, những tổn hại về sức khỏe, và ô nhiễm nguồn nước mà người dân ở
đây phải hứng chịu thì vẫn chưa được nhắc đến đền bù thiệt hại.
Không chỉ riêng vụ việc trên, nhiều vụ việc nghiêm trọng như Công ty Vedan
xả nước thải không qua xử lý ra sông Thị Vải làm ô nhiễm nghiêm trọng lưu vực
sông Thị Vải và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống vật chất và tinh thần của
hơn 5.000 hộ dân sinh sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; vụ Công ty
Hào Dương xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Đồng Điền gây ô nhiễm trầm trọng
cả một vùng hay vụ việc Công ty cổ phần bao bì Sabeco Sông Lam xả nước thải ra

mương tiêu của cánh đồng xóm Trung Mỹ, xã Hưng Đông, Thành phố Vinh (Nghệ
An) gây ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ăn uống, sinh hoạt của
dân… đều chưa được thực hiện bồi thường thiệt hại đối với môi trường tự nhiên,
một số vụ xử phạt vi phạm hành chính còn đối với thiệt hại tính mạng, sức khỏe
người

dân

thì

vẫn

chưa

được

bồi

thường

thiệt

hại.

Theo ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ
TN&MT): “Mặc dù số lượng vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường gây
thiệt hại cho môi trường tự nhiên cũng như thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài
sản của người dân và cộng đồng ngày càng tăng, nhưng số lượng vụ việc khởi kiện
tại Tòa án để đòi bồi thường thiệt hại từ các hành vi này lại rất không đáng kể”.


17


Ảnh: Những thùng phuy chứa thuốc sâu hết hạn do người dân đào được
tại Công ty Nicotex Thanh Thái (Thanh Hóa).
Bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra theo qui định
của pháp luật hiện hành chỉ là trách nhiện dân sự đơn thuần và mang tính tương
đối, không đúng với nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng là gây thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu, bồi thường toàn
bộ và kịp thời.
2. Nguyên nhân của những bất cập về bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường ở Việt Nam
Không hẳn bao giờ cũng có thể xác định được người gây ra ô nhiễm môi
trường. Do thói quen của mỗi người trong xã hội, vì cuộc sống tự lập và tự lo cho
chính cuộc sống của mình, của gia đình mình, của tập thể, của cộng đồng đã tìm
kiếm nguồn vật chất bằng cách tác động vào tự nhiên với mục đích thu lợi nhuận,
có lợi cho mình mà không cần biết hậu quả của hành vi đó gây hại cho môi trường
thế nào. Hành vi gây ô nhiễm môi trường của cá nhân, tập thể, của cộng đồng đều
có lỗi và theo đó trách nhiệm thuộc về ai đã không thể xác định được. Với mục
18


đích thu được những lợi nhuận vào nhất, lợi ích trước mắt mà người ta đã quên
những vấn đề quan trọng khác bị mất giá trị, xét về mọi mặt, lớn hơn nhiều lần so
với lợi ích thu được của người có hành vi xâm hại môi trường theo phương thức
tiêu cực. Tình trạng “cha chung không ai khóc” , môi trường là một mái nhà chung,
mái nhà chung bị ô nhiễm là nguyên nhân trực tiếp và sâu xa gây ra những thiệt hại
trước mắt và lâu dài cho toàn xã hội mà chẳng được mấy quan tâm.
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP
Để khắc phục thực trạng trên, giúp cho việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực

bồi thường thiệt hại về môi trường có hiệu quả, tôi xin đưa ra một số kiến nghị, giải
pháp sau:
1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác bảo vệ môi
trường, sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn với các đoàn thể trong doanh
nghiệp cũng như với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nhằm phát
huy sức mạnh tổng hợp.
2. Tiếp tục phổ biến, tuyên truyền kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát
để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường chung, nhất là đối với đội ngũ cán bộ
chủ chốt nhằm tạo chuyển biến căn bản về ý thức trách nhiệm và sự chủ động trong
công tác bảo vệ môi trường.
3. Sửa đổi, bổ sung pháp luật và các chế tài liên quan. Muốn không tiếp tục
bỏ lọt tội phạm trong lĩnh vực môi trường thì phải nhanh chóng chấm dứt tình trạng
“vênh nhau” giữa pháp luật hành chính và pháp luật hình sự. Chỉ khi những quy
định của luật được tôn trọng và thực thi nghiêm chỉnh thì môi trường tự nhiên mới
được bảo vệ tốt.
4. Khuyến khích nhập khẩu máy móc, thiết bị có công nghệ tiên tiến (kết hợp
xem xét với yêu cầu của công nghệ xanh). Hạn chế nhập khẩu thiết bị, công nghệ
trung gian. Đây là một chính sách quan trọng nhằm ngăn chặn dòng thiết bị, công

19


nghệ cũ và lạc hậu đổ vào nước ta và theo đó là sự tiêu tốn tài nguyên, phát thải các
chất độc làm tổn hại đến môi trường sinh thái.
5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý quyết liệt, giải quyết dứt
điểm các vụ việc về môi trường, các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Người
có hành vi xâm phạm môi trường cho dù là cố ý hay vô ý, đều có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại:
+ Những chi phí làm trong sạch lại môi trường như tình trạng trước khi môi
trường chưa bị xâm phạm.

+ Có trách nhiệm bồi thường toàn bộ những thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm
môi trường đã gây thiệt hại cho chủ thể khác;
+ Ngoài khoản bồi thường theo trách nhiệm dân sự, nguyên tắc gây thiệt hại
bao nhiêu phải bồi thường bấy nhiêu, người có hành vi xâm hại môi trường không
phụ thuộc vào hình thức lỗi, còn chịu phạt vi phạm hành chính theo quy định của
pháp luật hiện hành.
6. Mức xử phạt về môi trường là quá nhẹ, khiến cho các doanh nghiệp sẵn
sang chịu đóng phạt và khinh nhờn pháp luật. Như vậy, pháp luật cần phải tăng
nặng thêm mức xử phạt cho những hành vi làm ô nhiễm môi trường, để răn đe
những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có những hành vi làm ô nhiễm môi trường
(như hình thức thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi doanh nghiệp có
hành vi vi phạm nghiêm trọng về môi trường).
7. Cần hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền khởi kiện, cách xác định
thiệt hại, nghĩa vụ chứng minh, phương thức, thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải
quyết bồi thường thiệt hại theo hướng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo tính khả thi. Xác
định rõ ràng thẩm quyền của tòa án và thẩm quyền của UBND các cấp trong việc
tham gia giải quyết bồi thường thiệt hại và bổ sung thêm quy định về cơ chế giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài.

20


KẾT LUẬN
Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường là một vấn đề còn
mới, đối với cả cơ quan quản lý địa phương cũng như nhiều người dân. Vì vậy, cần
chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường tới
người dân, giúp họ hiểu rõ tác hại của việc hủy hoại môi trường sống, các căn cứ
pháp lý để đòi hỏi quyền lợi khi có các thiệt hại do ô nhiễm môi trường xảy ra để
người dân chính là người sẽ cung cấp thông tin về tình trạng ô nhiễm môi trường
cho các cơ quan quản lý địa phương và đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng của

mình.
Bảo vệ môi trường không những được thể hiện trong những chính sách và
pháp luật của nhà nước, những loại chế tài cụ thể đã được quy định áp dụng đối với
người có hành vi làm ô nhiễm môi trường đồng thời bảo vệ môi trường còn là việc
không của riêng cá nhân, tổ chức, cơ quan bảo về môi trường và những người thuộc
cơ quan bảo vệ môi trường, mà còn là trách nhiệm của toàn dân và suy rộng ra là
trách nhiệm, bổn phận của mỗi một cá nhân trên toàn thế giới. Tuy nhiên, để thay vì
“chữa bệnh” thì cần thường xuyên kiểm tra, giám sát để phát hiện và xử lý kịp thời
các trường hợp gây tác động xấu đến môi trường. Xử phạt mạnh tay các hành vi vi
phạm pháp luật về BVMT và tước giấy phép hoạt động sản xuất, kinh doanh nếu tái
phạm; cụ thể hoá trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường để
hạn chế những thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, vì sự phát triển bền vững.

MỤC LỤC

21


Trang
MỞ ĐẦU:..........................................................Error: Reference source not found
I. Tính cấp thiết của đề tài:.............................Error: Reference source not found
II. Cơ sở pháp lí:......................................... Error: Reference source not found
NỘI DUNG:......................................................Error: Reference source not found
I/ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG:....................................Error: Reference source not found
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?...Error: Reference
source not found
2. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng............Error:
Reference source not found
3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:............Error: Reference source not found

II. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG:......................................................Error: Reference source not found
1. Hành vi làm ô nhiễm môi trường:..........Error: Reference source not found
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường:..........Error:
Reference source not found
III. THỰC TRẠNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI LÀM Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NA M HIỆN NAY.Error: Reference source
not found
1. Thực trạng về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường ở Việt Nam:
....................................................................Error: Reference source not found
2. Nguyên nhân của những bất cập về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường ở Việt Nam......................................Error: Reference source not found
3. Một số kiến nghị, đề xuất.......................Error: Reference source not found
KẾT LUẬN---------------------------------------Error: Reference source not found
TÀI LIỆU THAM KHẢO----------------------------------------------------------------32

22


23



×