Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Định tội danh đối với các tội giết người trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh thanh hóa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 116 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TIN DNG

ĐịNH TộI DANH ĐốI VớI CáC TộI GIếT NGƯờI
TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hóa)

LUN VN THC S LUT HOC

H NI - 2017


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TIN DNG

ĐịNH TộI DANH ĐốI VớI CáC TộI GIếT NGƯờI
TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hóa)
Chuyờn nganh: Luõ t hin
h s va tụ tu ng hin
h s
Ma sụ: 60 38 01 04

LUN VN THC S LUT HOC

Can bụ hng dõn khoa hoc: PGS.TS TRNH QUễC TON


H NI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Tiến Dũng


MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI
VỚI CÁC TỘI GIẾT NGƯỜI................................................................ 9
1.1.


Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc định tội danh đối với
các tội phạm giết người ............................................................................ 9

1.1.1.

Khái niệm định tội danh đối với các tội phạm giết ngƣời ........................ 9

1.1.2.

Các đặc điểm cơ bản của việc định tội danh đối với các tội phạm
giết ngƣời ................................................................................................... 14

1.1.3.

Ý nghĩa của việc định tội danh đối với các tội phạm giết ngƣời ........... 17

1.2.

Những căn cứ pháp lý và căn cứ khoa học của hoạt động định
tội danh đối với các tội phạm giết người ............................................. 20

1.2.1.

Những căn cứ pháp lý của hoạt động định tội danh đối với các tội
phạm giết ngƣời ........................................................................................ 20

1.2.2.

Những căn cứ khoa học của hoạt động định tội danh đối với các tội
phạm giết ngƣời ........................................................................................ 23


1.3.

Các quy định về các tội giết người trong Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 1999 ......................................................................................... 28

1.3.1.

Tội giết ngƣời quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự Việt Nam năm
1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 ............................................................ 28

1.3.2.

Tội giết con mới đẻ quy định tại Điều 94 Bộ luật hình sự Việt Nam
năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 .................................................... 34


1.3.3.

Tội giết ngƣời trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy
định tại Điều 95 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi, bổ
sung năm 2009 .......................................................................................... 36

1.3.4.

Tội giết ngƣời do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng quy định
tại Điều 96 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi, bổ sung
năm 2009 ................................................................................................... 40

1.4.


Định tội danh đối với hành vi giết người trong các trong các
trường hợp phạm tội đặc biệt ............................................................... 44

1.4.1.

Thời điểm hoàn thành và việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội của hành vi giết ngƣời trong các tội phạm giết ngƣời từ Điều 93
đến Điều 96 Bộ luật hình sự năm 1999 ................................................... 44

1.4.2.

Vấn đồng phạm trong định tội danh đối với các tội giết ngƣời đƣợc
quy định từ Điều 93 tới Điều 96 Bộ luật hình sự năm 1999 .................. 48

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 50
Chương 2: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI
CÁC TỘI GIẾT NGƯỜI CỦA TÒA ÁN CÁC CẤP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA ........................................................... 51
2.1.

Khái quát tình hình địa lý , kinh tế , chính trị - xã hội tỉnh
Thanh Hoá ............................................................................................... 51

2.2.

Tình hình thụ lý giải quyết vụ án hình sự về các tội giết người
của Tòa án các cấp tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn từ năm
2011 đến năm 2016 ................................................................................. 57


2.3.

Những ha ̣n chế , thiế u sót và nguyên nhân trong quá trình áp
dụng quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 khi định tội danh
đối với các tội giết người trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa .................... 63

2.3.1.

Những hạn chế, thiếu sót và vƣớng mắc trong quá trình áp dụng
quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 khi định tội danh đối với
các tội giết ngƣời trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ....................................... 63


2.3.2.

Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót và vƣớng mắc trong
định tội danh đối với các tội giết ngƣời ................................................... 76

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 78
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI CÁC TỘI GIẾT NGƯỜI .......79
3.1.

Những nội dung mới của Bộ luật hình sự năm

2015 quy

đinh
̣ về các tô ̣i giết người và những kiế n nghi tiế
̣ p tu ̣c

hoàn thiệ n ............................................................................................... 79
3.1.1.

Những nội dung mới của Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về
các tô ̣i giết ngƣời (từ Điều 123 đến Điều 126) .................................. 79

3.1.2.

Kiến nghị tiếp tục hoàn thiện các quy định về tội giết ngƣời trong
Bộ luật hình sự năm 2015 và ban hành văn bản hƣớng dẫn .................. 81

3.2.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng định tội danh đối với
các tội giết người ................................................................................... 85

3.2.1.

Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của
những chủ thể định tội danh đối với các tội giết ngƣời .......................... 85

3.2.2.

Tăng cƣờng kiểm tra, giám đốc xét xử, tổng kết thực tiễn và xây
dựng án lệ .................................................................................................. 91

3.2.3.

Một số giải pháp khác............................................................................... 97


KẾT LUẬN .......................................................................................................... 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 103


DANH MỤC BẢNG

Số hiệu

Trang

Tên bảng

Bảng 2.1: Thống kê số vụ án đƣợc thụ lý về các tội giết ngƣời
giai đoạn 2011 - 2016

58

Bảng 2.2: Thống kê tình hình giải quyế t các vu ̣ án về các
giết ngƣời giai đoạn 2011 - 2016

59

tội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của của Bộ Chính trị
khóa IX về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 đã xác định: “Hoàn
thiện chính sách, pháp luật hình sự và dân sự phù hợp với nền kinh tế thị

trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” [10], và xác
định tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm trong chiến
lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020.
Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong những năm gần đây
cho thấy tình hình tội phạm diễn biến hết sức phức tạp, tinh vi, với nhiều thủ
đoạn khác nhau. Luật hình sự đi vào đời sống xã hội có vai trò quan trọng
trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Một trong những vấn đề
quan trọng của Luật hình sự là vấn đề định tội danh của Tòa án. Định tội danh
chính xác giúp cho Tòa án quyết định hình phạt chính xác, đúng pháp luật bảo
đảm tính nghiêm minh của pháp luật, có tác dụng cho ngƣời dân tin tƣởng vào
chính sách pháp luật của Nhà nƣớc.
Tính mạng con ngƣời là vô giá, bất khả xâm phạm, đƣợc pháp luật bảo
vệ. Quyền đƣợc sống, đƣợc tôn trọng và bảo vệ là quyền cơ bản hàng đầu của
con ngƣời. Điều 19 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Mọi ngƣời có quyền
sống. Tính mạng con ngƣời đƣợc pháp luật bảo hộ. Không ai bi ̣tƣớc đoa ̣t tính
mạng trái luật” [56]. Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định: “Không
ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chƣa có bản án kết tội của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật” [54]. Điều đó có nghĩa chừng nào chƣa có bản án
kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì ngƣời bị buộc tội vẫn đƣợc coi
là ngƣời chƣa có tội. Nhƣ vậy, hoạt động xét xử của Tòa án là hoạt động

1


mang tính chất quyết định, xác định một ngƣời có tội hay không có tội. Đây là
nội dung cơ bản của việc áp dụng pháp luật hình sự trong quá trình xét xử và
là một trong những biện pháp đƣa các quy phạm pháp luật vào cuộc sống.
Trên cơ sở xác định ngƣời phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội gì, quy
định tại điều, khoản nào của Bộ luật hình sự, cơ quan có thẩm quyền (Tòa án)

sẽ quyết định một hình phạt phù hợp đối với hành vi phạm tội đó. Vì thế, định
tội đƣợc xem là tiền đề, điều kiện cho việc quyết định hình phạt đúng đắn,
góp phần mang lại hiệu quả trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Trong trƣờng hợp định tội không chính xác, mặc dù mức hình phạt có thể đã
tƣơng xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội do bị cáo thực hiện
nhƣng việc kết án sai tội danh sẽ liên quan đến nhiều hậu quả pháp lý khác
mà bị cáo phải gánh chịu nhƣ: xác định tái phạm, tái phạm nguy hiếm, tính
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hạn xác định án tích...
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm giết ngƣời nói chung và
các loại tội phạm giết ngƣời theo Điều 93, tội phạm giết con mới đẻ theo Điều
94, tội phạm giết ngƣời trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều
95 và tội phạm giết ngƣời do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo Điều
96 có xu hƣớng gia tăng (gọi tắt từ Điều 93 đến Điều 96), hậu quả để lại vô
cùng nặng nề đối với gia đình nạn nhân, gia đình hung thủ cũng nhƣ đối với xã
hội. Thanh Hoá là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có địa hình khá phức tạp với
¾ diện tích là miền núi, địa hình gồm: đồng bằng, trung du và miền núi, có
đƣờng biên giới với Lào dài 105 km với nhiều xã giáp biên giới có vị trí đặc
biệt quan trọng về an ninh quốc gia. Dân số của tỉnh rất đông với hơn 3,6 triệu
dân gồm 8 dân tộc sinh sống. Với điều kiện tự nhiên, xã hội nhƣ vậy, công tác
quản lý trật tự về an ninh, xã hội của tỉnh Thanh Hoá cũng gặp không ít khó
khăn, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, tăng giảm thất thƣờng. Các cơ
quan chức năng của tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều cố gắng trong bảo vệ an ninh

2


trật tự và đấu tranh kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, phục vụ phát triển kinh
tế, xã hội; thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trên địa bàn của
tỉnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tội phạm nói chung và các tội phạm giết ngƣời
(đƣợc quy định từ Điều 93 đến Điều 96 trong Bộ luật hình sự 1999) nói riêng đã

và đang là vấn đề rất bức xúc ở Thanh Hoá. Tội phạm giết ngƣời xảy ra trên địa
bàn vẫn còn nhiều, tình hình tội phạm này rất đa dạng, phức tạp. Loại tội phạm
này đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực, ảnh hƣởng lớn đến an ninh trật tự
trên địa bàn của tỉnh. Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự về tội giết ngƣời ở tỉnh
Thanh Hóa cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp nhiều khó khăn,
vƣớng mắc trong việc định tội danh đối với các hành vi giết ngƣời, đặc biệt là
định tội danh đối với hành vi giết ngƣời trong trại thái tinh thần bị kích động
mạnh, giết ngƣời trong do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và tội giết con
mới đẻ, dẫn đến những thiếu sót trong quyết định hình phạt của Tòa án.
Do đó, để tăng cƣờng chính sách pháp luật hình sự đối với tội phạm giết
ngƣời, nhằm cụ thể chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nƣớc đối với loại tội phạm này. Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn đối với loại tội phạm này là rất cần thiết. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề
tài: “Định tội danh đối với các tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam
(trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hóa)” làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề định tội danh đối với hành vi phạm tội nói chung, hành vi phạm
tội giết ngƣời nói riêng ảnh hƣởng rất lớn đến xã hội do đó đƣợc các chuyên
gia pháp luật hình sự, chuyên gia tội phạm học, xã hội học.. quan tâm nghiên
cứu; nhiều sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh lựa chọn làm đề tài khóa luận,
luận văn thạc sĩ cũng nhƣ luận án tiến sĩ. Có thể liệt kê một số công trình
nghiên cứu/đề cập đến tội phạm giết ngƣời, định tội danh nhƣ:

3


Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), GS.TSKH. Lê Cảm
(chủ biên), tái bản 2007;
Sách chuyên khảo Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật
hình sự Việt Nam, TS. Lê Văn Đệ chủ biên, Nxb Công an nhân dân, 2004;

Sách chuyên khảo Cấu thành tội phạm: lý luận và thực tiễn, GS.TS.
Nguyễn Ngọc Hòa, Nxb Tƣ pháp, 2004;
Sách chuyên khảo Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt
Nam, TS. Phạm Văn Lợi chủ biên, Nxb Tƣ pháp, năm 2007
Định tội danh - lý luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài tập thực hành, Lê
Cảm và Trịnh Quốc Toản chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004;
Một số vấn đề lý luận về định tội danh và hướng dẫn phương pháp định
tội danh, PGS.TS. Trịnh Quốc Toản, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội;
Chủ thể của Tội giết người - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Đỗ
Đức Hồng Hà, Tạp chí Tòa án, số 13/2004
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con
người, Trần Văn Luyện (2001), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người, Trần Văn Luyện (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội...
Luận văn Tội giết người trong Luật hình sự việt Nam trên cơ sở số liệu
thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lăk, Phạm Văn Vĩ, Luận văn thạc sĩ luật học,
Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015.
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu thể hiện trên các bài viết trên
các tạp chí chuyên ngành nghiên cứu khoa học pháp lý, hội nghị, hội thảo, các
số chuyên đề. Đây là nguồn tài liệu phong phú nhất. Những công trình nghiên
cứu này chủ yếu đƣợc đăng trên các tạp chí chuyên ngành pháp luật có uy tín
nhƣ Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Công an nhân dân, Tạp chí Kiểm sát,
Tạp chí Luật học, Tạp chí Khoa học pháp lý, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật,

4


Tạp chí Dân chủ và pháp luật… Nhìn chung đây là những công trình nghiên
cứu tội phạm cụ thể hoặc nghiên cứu về định tội danh đối với tội phạm nói
chung trong đó có tội giết ngƣời; các bài viết đăng tải trên các website, các

trang thông tin điện tử thể hiện quan điểm đa chiều của các tác giả về thực
trạng của tội giết ngƣời qua các vụ án cụ thể, điển hình, gây dƣ luận xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu làm sâu sắc vấn đề lý luận về định tội danh và cơ
sở pháp lý của định tội danh đối với các tội giết ngƣời (từ Điều 93 đến Điều
96 Bộ luật hình sự năm 1999) và phân tích, đánh giá thực tiễn xét xử của các
Tòa án Thanh Hóa trong những năm gần đây, từ đó luận văn đƣa ra những
kiến nghị, giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định về các tội giết
ngƣời trong Bộ luật hình sự và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả
trong thực tiễn xét xử.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Phân tích, làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về định tội danh nói chung
và đối với các tội giết ngƣời (từ Điều 93 đến Điều 96 Bộ luật hình sự năm
1999) nói riêng.
- Thực tiễn về định tội danh đối với các tội giết ngƣời (từ Điều 93 đến
Điều 96 Bộ luật hình sự năm 1999) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Nêu và phân
tích những vƣớng mắc và nguyên nhân của nó khi áp dụng luật trong quá
trình tố tụng.
- Đƣa ra phƣơng hƣớng hoàn thiện quy định của pháp luật về định tội
danh đối với các tội giết (từ Điều 93 đến Điều 96 Bộ luật hình sự năm 1999)
ngƣời trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

5


- Nêu một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác về định tội đối với
tội giết ngƣời nói chung; tội giết ngƣời, tội giết con mới đẻ, tội giết ngƣời

trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, tội giết ngƣời do vƣợt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng nói riêng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là định tội danh đối với các tội
phạm giết ngƣời đƣợc quy định từ Điều 93 đến Điều 96 trong Bộ luật hình sự
năm 1999) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Luận văn nghiên cứu thực tiễn định tội danh đối với các tội giết
ngƣời (đƣợc quy định từ Điều 93 đến Điều 96 trong Bộ luật hình sự năm
1999) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian từ năm 2011 đến 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, luận văn vận dụng phƣơng pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin. Đây là phƣơng pháp luận khoa học đƣợc vận dụng nghiên cứu trong
toàn bộ luận văn để đánh giá khách quan định tội danh tội giết ngƣời cũng
nhƣ thực tiễn định tội danh tội giết ngƣời trên cơ sở thực tiễn tỉnh Thanh
Hóa. Luận văn cũng đƣợc nghiên cứu dựa trên đƣờng lối, chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc ta.
- Phương pháp hệ thống: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng xuyên suốt
toàn bộ luận văn nhằm trình bày các vấn đề, nội dung của luận văn theo trình
tự, bố cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề để đạt
đƣợc mục đích, yêu cầu đã đƣợc xác định cho luận văn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng
trong các chƣơng của luận văn. Cụ thể là đƣợc sử dụng để đi sâu vào tìm
tòi, trình bày các hiện tƣợng, quan điểm, quy định và thực tiễn định tội
danh tội giết ngƣời.

6


- Phương pháp thống kê: nhằm thống kê, so sánh quá trình hình thành và
phát triển của quy định định tội danh nói chung và đối với tội giết ngƣời nói

riêng trong luật hình sự Việt Nam từ trƣớc đến nay.
- Phương pháp trìu tượng: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để trên cơ
sở các kết quả nghiên cứu về lí luận và thực tiễn của đề tài xây dựng nên hệ
thống luận điểm, luận cứ khoa học và đƣa ra phƣơng hƣớng và hệ thống các
quan điểm nhằm hoàn thiện pháp luật về định tội danh đối với tội giết ngƣời
trong pháp luật hình sự ở Việt Nam hiện nay.
Đối với mỗi chƣơng, mục học viên sử dụng một số phƣơng pháp
nghiên cứu chủ đạo để làm rõ mục đích nghiên cứu. Cụ thể là:
Ở Chƣơng 1, tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp;
phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp trừu tƣợng để đƣa ra những vấn đề lý luận
cơ bản, khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và quá trình hình thành, phát triển các quy
định về định tội danh đối với tội giết ngƣời (các hành vi giết ngƣời đƣợc quy
định từ Điều 93 đến Điều 96 trong Bộ luật hình sự năm 1999).
Ở Chƣơng 2, tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp;
phƣơng pháp thống kê để làm rõ thực tiễn định tội danh đối với tội giết ngƣời
(các hành vi giết ngƣời đƣợc quy định từ Điều 93 đến Điều 96 trong Bộ luật hình
sự năm 1999) trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đó đƣa ra những
nhận xét ƣu, nhƣợc điểm và những vấn đề cần giải quyết trong chƣơng 3.
Ở Chƣơng 3, tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp,
phƣơng pháp hệ thống, phƣơng pháp đối chiếu, phƣơng pháp trừu tƣợng để đề
ra phƣơng hƣớng và giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật về định tội danh
đối với tội giết ngƣời ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phƣơng diện
lý luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu có hệ thống ở cấp độ một

7


luận văn thạc sĩ luật học về định tội danh đối với các tội giết ngƣời (đƣợc quy

định từ Điều 93 đến Điều 96 trong Bô ̣ luâ ̣t hình sự năm 1999) mà trong đó
giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn liên quan tới định
tội danh đối với các tội giết ngƣời trong luật hình sự Việt Nam. Trên cơ sở kết
quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất các định hƣớng hoàn
thiện pháp luật thực định và nâng cao hiệu quả định tội danh đối với các tội
giết ngƣời trong giai đoạn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền và cải cách tƣ pháp
hiện nay ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích
dành cho những ngƣời quan tâm đến vấn đề định tội danh. Kết quả nghiên
cứu của luận văn có thể phục vụ cho việc tham khảo kiến thức cho các cán bộ
đang công tác tại các Cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự, đặc biệt là vụ án hình sự về tội giết ngƣời.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm có 03 chƣơng, cụ thể:
Chương 1: Một số vấn đề chung về định tội danh đối với các tội giết ngƣời.
Chương 2: Thực tiễn hoạt động định tội danh đối với các tội giết ngƣời
của tòa án các cấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lƣợng định tội
danh đối với các tội giết ngƣời.

8


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI
CÁC TỘI GIẾT NGƯỜI
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc định tội danh đối với
các tội phạm giết người
1.1.1. Khái niệm định tội danh đối với các tội phạm giết người

Điều 31 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: “1. Ngƣời bị buộc tội
đƣợc coi là không có tội cho đến khi đƣợc chứng minh theo trình tự luật định
và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật...” [56]. Những quy
định này của Hiến pháp mang tƣ tƣởng tiến bộ, nhân văn và bảo vệ quyền con
ngƣời, quyền công dân. Để có một bản án công minh, khách quan, toàn diện
và đúng pháp luật đòi hỏi việc định tội danh và quyết định hình phạt phải thực
sự đúng đắn, có nhƣ vậy mới bảo vệ các quyền và tự do của con ngƣời. Do
đó, hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt chính thức đối với một
ngƣời chỉ do duy nhất một cơ quan có thẩm quyền quyết định là Tòa án, trong
đó, bản án của Tòa án nhằm xác định một ngƣời có tội hay không có tội và
nếu có tội thì tên tội là tội gì và hình phạt tƣơng xứng.
Định tội danh là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ
án hình sự, là tiền đề cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa
hình phạt một cách công minh, chính xác, đồng thời làm cơ sở cho việc áp
dụng các biện pháp ngăn chặn, xác định thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử
của các cơ quan tiến hành tố tụng… góp phần đấu tranh phòng ngừa và chống
tội phạm, bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mọi công dân [37].
Định tội danh là một trong những biện pháp đƣa Bộ luật hình sự vào
đời sống xã hội, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng

9


ngừa và chống tội phạm. Định tội danh là sự xác nhận về mặt pháp lý sự
phù hợp giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện trong thực tế
khách quan với các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm tƣơng ứng đƣợc quy
định trong Bộ luật hình sự.
Định tội danh là xác định tên của tội phạm theo quy định của pháp
luật hình sự qua việc xác định điều luật trực tiếp điều chỉnh tội phạm. Trong

quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự, các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
và Tòa án đều phải tiến hành định tội danh. Định tội danh là bƣớc đầu xác
định trách nhiệm hình sự của ngƣời phạm tội. Đây chính là nền tảng, ảnh
hƣởng tới toàn bộ các hoạt động xác định trách nhiệm hình sự tiếp theo: định
khung và quyết định hình phạt. Chỉ có thể xác định khung hình phạt và hình
phạt khi đã xác định chính xác tội danh và nếu việc định tội danh sai sẽ kéo
theo toàn bộ các kết quả của quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự trở thành
sai lầm và không có giá trị pháp lý. Hiện nay về định tội danh còn tồn tại
nhiều quan điểm khác nhau và chƣa có những nghiên cứu chuyên sâu đảm
bảo đúng cho việc định tội.
Khoa học luật hình sự trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều nhận định
khác nhau về định tội danh. Ở nƣớc ngoài có thể chỉ ra hai học giả tiêu biểu:
Viện sĩ Kuđriavtxev VN (Liên Xô cũ) và Học giả Sliapôtrnhikôv A.C. Trong
khi Viện sĩ Kuđriavtxev VN cho rằng: Định tội danh là việc xác định và ghi
nhận về mặt pháp lý hình sự, sự phù hợp, chính xác giữa các dấu hiệu của
hành vi đƣợc thực hiện với các cấu thành tội phạm do quy phạm pháp luật
hình sự quy định [80]. Học giả Sliapôtrnhikôv A.C thì lại cho rằng: Định tội
danh là một giai đoạn của hoạt động bảo vệ pháp luật do các Cơ quan điều tra,
truy tố, xét xử thực hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật hình sự và dựa
vào các tình tiết thể hiện sự nguy hiểm cho xã hội của một hành vi cụ thể để
xác định dấu hiệu của cấu thành tội phạm tƣơng ứng với hành vi đó [80].

10


Theo quan điểm của cố giáo sƣ Kurinôv B.A. ở Bộ môn Luật hình sự và Tội
phạm học của Khoa Luật - Trƣờng Đa ̣i ho ̣c Tổ ng hơ ̣p Quốc gia Maxcơva
mang tên Lômônôxôv M.V., thì trong lý luận và trong thực tiễn, khái niệm
đinh
̣ tô ̣i danh đƣợc hiểu theo hai nghĩa: a) Đinh

̣ tô ̣i danh là một quá trình lôgic
nhất định, là hoạt động của ngƣời này hay ngƣời khác trong việc xác định phù
hợp (sự đồng nhất) của một trƣờng hợp đang đƣợc xem xét cụ thể với các dấu
hiệu của cấu thành tội phạm đƣợc chỉ ra trong qui phạm Phần riêng Bô ̣ luâ ̣t
Hình sự; b) Định tội danh là sự đánh giá về mặt pháp luật nhất định một hành
vi nguy hiểm cho xã hội [80].
Tại Việt Nam, nhiều nhà khoa học nghiên cứu vấn đề này và đƣa ra
những quan điểm đóng góp vào sự phát triển của ngành khoa học luật hình sự
Việt Nam. GS.TSKH. Lê Cảm trong “Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần
chung luật hình sự” đã đƣa ra định nghĩa có tình mô tả, chỉ dẫn hoạt động cũng
nhƣ yêu cầu và ý nghĩa của việc định tội danh nhƣ sau:
Định tội danh là một quá trình nhận thức lý luận có tình
logic, là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng
pháp luật hình sự cũng nhƣ pháp luật tố tụng hình sự, và đƣợc tiến
hành bằng cách trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu thu thập đƣợc và
các tình tiết thực tế của vụ án hình sự để xác định sự phù hợp giữa
các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc thực hiện với
các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tƣơng ứng do luật hình sự quy
định, nhằm đạt đƣợc sự thật khách quan, tức là đƣa ra sự đánh giá
chính xác tội phạm về mặt pháp lý hình sự, làm tiền đề cho việc cá
thể hóa và phân hóa trách nhiệm hình sự một cách công minh, có
căn cứ và đúng pháp luật [4].
PGS.TS. Trịnh Quốc Toản trong cuốn: “Những vấn đề lý luận về định
tội danh và hƣớng dẫn giải bài tập định tội danh” cho rằng:

11


Định tội danh là việc xác nhận về mặt pháp lý sự phù hợp
(đồng nhất) giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ

thể đã đƣợc thực hiện với các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể
tƣơng ứng đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự. Nói cách khác định
tội là việc xác định một hành vi cụ thể đã thực hiện thỏa mãn đầy
đủ các dấu hiệu của tội nào trong số các tội phạm đƣợc quy định
trong Bộ luật hình sự, đồng thời kết luận - Định tội danh là một quá
trình logic nhất định, là hoạt động tƣ duy do ngƣời tiến hành tố tụng
thực hiện. Nó đồng thời cũng là một trong những hình thức hoạt
động về mặt pháp lý, thể hiện sự đánh giá về mặt pháp lý đối với
hành vi nguy hiểm cho xã hội đang đƣợc kiểm tra, xác định trong
mối tƣơng quan với các quy phạm pháp luật hình sự [79].
Tƣ̀ nhƣ̃ng quan điể m trên có thể nhâ ̣n thƣ́c về

định tội danh nhƣ sau:

“Định tội danh là việc xác định một hành vi cụ thể đã thực hiện thỏa mãn đầy
đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm của tội nào trong số các tội phạm đã
đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự”.
Khi tiến hành định tội danh phải dựa vào cấu thành tội phạm cơ bản.
Trƣờng hợp điều luật về tội phạm cụ thể chứa đựng nhiều khung hình phạt thì
sau khi định xong tội danh các cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện bƣớc
tiếp theo là xác định hành vi tội phạm thỏa mãn khung hình phạt nào (cơ bản,
tăng nặng hay khung giảm nhẹ). Nghĩa là, trong trƣờng hợp này cơ quan tiến
hành tố tụng đã xác định phạm vi trách nhiệm hình sự cho ngƣời phạm tội.
Trên cơ sở đó tòa án sẽ lựa chọn biện pháp xử lý cụ thể đối với ngƣời phạm
tội nhƣ tuyên bị cáo miễn trách nhiệm hình sự, miễn hành phạt hoặc chọn một
hình phạt cụ thể cho bị cáo.
Tuy nhiên, dù khác nhau về các tiếp cận, phƣơng pháp diễn đạt cũng nhƣ
mục đích mà tác giả hƣớng tới song ở các định nghĩa về định tội danh đều

12



thống nhất ở điểm: Định tội danh là hoạt động đối chiếu, so sánh về mặt pháp
luật nhằm xác định một tội phạm xảy ra trên thực tế có tên gọi là gì theo quy
định của pháp luật hình sự. Tại Việt Nam, Bộ luật hình sự là nguồn duy nhất để
xác định một hành vi là tội phạm cũng nhƣ các loại tội phạm theo ý chí của
Nhà nƣớc. Bộ luật hình sự đƣợc kết cấu thành hai phần, trong đó Phần các tội
phạm cụ thể đƣợc phân chia thành các chƣơng có nhiệm vụ bảo vệ các khách
thể thuộc cùng một nhóm. Mỗi chƣơng có các điều luật cụ thể với tên gọi riêng,
đƣợc ghi nhận ngay liền sau số thứ tự. Và đó chính là tội danh của tội phạm
thỏa mãn cấu thành mà điều luật mô tả. Luật hình sự Việt Nam đặt tên cho các
tội phạm thƣờng dựa vào các đặc trƣng, những điểm khác biệt của tội phạm đó
so với các tội phạm khác thuộc cùng nhóm khách thể.
Khái niệm định tội danh nêu trên là chỉ việc định tội danh trong hoạt
động tố tụng nói chung, mang ý nghĩa khoa học áp dụng cho toàn bộ các loại
tội phạm. Còn đối với việc định tội danh với các tội giết ngƣời là một hoạt
động tố tụng cụ thể của các cơ quan tiến hành tố tụng và những ngƣời tiến
hành tố tụng thực hiện, mang ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng. Trong đó, trên
cơ sở các dấu hiệu cơ bản của cấu thành tội giết ngƣời từ Điều 93 đến điều 96
Bộ luật hình sự năm 1999, các cơ quan tiến hành tố tụng (hoặc cơ quan có
thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự) phân tích, đánh giá
nhằm xác định hành vi phạm tội đó có phải là hành vi giết ngƣời hay không,
thuộc khoản (khung) cụ thể nào đó từ đó ban hành các quyết định tố tụng
tƣơng ứng theo quy định của pháp luật.
Các tội giết ngƣời đƣợc quy định từ Điều 93 đến Điều 96 của Bộ luật
hình sự Việt Nam năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Một ngƣời đƣợc coi là
chủ thể của tội phạm này khi đáp ứng các điều kiện là ngƣời có đủ năng lực
trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, đồng thời là ngƣời đã
thực hiện hành vi tại Điều 93 đến Điều 96 Bộ luật này quy định với lỗi cố ý,
xâm phạm đến tính mạng của con ngƣời.


13


Từ cơ sở lý luận về định tội danh đƣợc nêu trên, kết hợp với quy định
của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội giết ngƣời, có thể đƣa ra khái niệm
định tội danh đối với các tội giết ngƣời nhƣ sau:
Định tội danh đối với các tội giết người là hoạt động thực tiễn áp dụng
pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự của các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền và Người có thẩm quyền, được tiến hành trên cơ sở các tài liệu,
chứng cứ thu thập được để xác định có hay không có sự phù hợp giữa hành vi
xâm phạm tính mạng đã xảy ra với các dấu hiệu cấu thành tội phạm của một
trong các tội giết người quy định tại các Điều 93, Điều 94, Điều 95 và Điều
96 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009, làm tiền đề
cho việc quyết định hình phạt, các biện pháp cưỡng chế hình sự khác và các
biện pháp tư pháp.
1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của việc định tội danh đối với các tội
phạm giết người
Thứ nhất, định tội danh đối với các tội giết ngƣời là một trong những
dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, mà cụ thể là áp dụng
các quy định của Bộ luật hình sự bao gồm cả Phần chung và Phần các tội
phạm của Bộ luật này.
Thứ hai, định tội danh đối với các tội giết ngƣời là hoạt động tố tụng
hình sự đƣợc tiến hành bởi cơ quan tiến hành tố tụng (bao gồm cơ quan đƣợc
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) và
ngƣời tiến hành tố tụng hình sự (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán).
- Đinh
̣ tô ̣i danh trong giai đoạn điều tra: Đinh
̣ tô ̣i danh ở giai đoạn này
do cơ quan điều tra (bao gồm cả cơ quan đƣợc giao một số hoạt động điều tra

đƣợc quy định trong tổ chức điều tra hình sự) thực hiện.
- Trong giai đoạn này việc đinh
̣ tô ̣i danh đƣợc tiến hành từ khi phát sinh
các căn cứ để khởi tố vụ án. Các căn cứ để khởi tố vụ án gồm:

14


+Tố giác của công dân: Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan
Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc với cơ quan khác của nhà nƣớc hoặc với
tổ chức xã hội. Việc tố giác có thể bằng lời nói, nếu bằng lời nói thì cơ quan
tổ chức phải lập văn bản và lấy chữ ký ngƣời đó.
+ Tin báo của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội: Cơ quan tổ chức
khi phát hiện hoặc nhận đƣợc tố giác của công dân phải báo ngay tin về tội
phạm cho cơ quan điều tra bằng văn bản để cơ quan điều tra xem xét có dấu
hiệu của tội phạm hay không để quyết định khởi tố hoặc không khởi tố.
+ Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng: Khi có tin báo trên
các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo đài… thì các cơ quan có thẩm
quyền phải tiến hành thu thập, xác minh xem xét.
+ Người phạm tội tự thú: Đây là trƣờng hợp chƣa bị phát hiện nhƣng
ngƣời phạm tội đã chủ động ra trình báo với cơ quan có thẩm quyền về hành
vi của mình. Trên cơ sở việc tự thú, cơ quan có thẩm quyền có căn cứ xác
định dấu hiệu về tội phạm tự thú đã thực hiện và tiến hành ra quyết định khởi
tố hình sự.
Việc đinh
̣ tô ̣i danh cũng đƣợc tiến hành trong các trƣờng hợp: Đình chỉ
điều tra, đình chỉ vụ án thay đổi tội danh trong quá trình điều tra, phục hồi
điều tra, khởi tố bị can, kết luận điều tra. Việc đinh
̣ tô ̣i danh ở giai đoạn này là
tiền đề cơ sở cho hoạt động đinh

̣ tô ̣i danh ở giai đoạn truy tố và xét xử.
- Đinh
̣ tô ̣i danh trong giai đoạn truy tố: Định tội danh ở giai đoạn này
do Viện kiểm sát thực hiện. Việc đinh
̣ tô ̣i danh đƣợc tiến hành trong các
trƣờng hợp: Truy tố bị can, đình chỉ điều tra, trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Việc đinh
̣ tô ̣i danh ở giai đoạn này là tiền đề và cơ sở cho hoạt động
đinh
̣ tô ̣i danh ở giai đoạn xét xử và là cơ sở cho việc đinh
̣ tô ̣i danh lại ở giai
đoạn điều tra nếu vụ án bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
- Đinh
̣ tô ̣i danh ở giai đoạn xét xử: Đinh
̣ tô ̣i danh ở giai đoạn này do

15


Tòa án quyết định. Việc đinh
̣ tô ̣i da nh đƣợc tiến hành trong các trƣờng hợp:
Xét xử vụ án, đình chỉ vụ án, trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ xung.
Việc đinh
̣ tô ̣i danh ở giai đoạn này là cơ sở cho việc kết luận vụ án
hoặc là cơ sở cho việc định danh lại của giai đoạn điều tra truy tố nếu vụ án bị
trả hồ sơ để tiến hành điều tra lại hoặc điều trả bổ sung.
Thứ ba, căn cứ pháp lý của việc định tội danh đối với các tội giết ngƣời
chính là Bộ luật hình sự (bao gồm Phần chung và Phần các tội phạm), cụ thể là
Điều 93, Điều 94, Điều 95 và Điều 96 Bộ luật hình sự năm 1999. Trong khi đó,
căn cứ khoa học của việc định tội danh đối với các tội giết ngƣời chính là cấu

thành tội phạm này (bao gồm bốn yếu tố - khách thể của tội phạm, mặt khách
quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm).
Thứ tư, định tội danh đối với các tội giết ngƣời đƣợc tiến hành trên cơ
sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập đƣợc và các tình tiết khách quan của vụ
án để đối chiếu, so sánh và kiểm tra để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu
của hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc thực hiện với các dấu hiệu của cấu
thành tội phạm quy định tại Điều 93, Điều 94, Điều 95 và Điều 96 Bộ luật
hình sự năm 1999.
Thứ năm, kết quả của quá trình định tội danh đối với các tội giết ngƣời
thể hiện thông qua một văn bản áp dụng pháp luật và bởi cơ quan, chủ thể có
thẩm quyền do pháp luật quy định. Từ văn bản áp dụng pháp luật đó, sẽ phát
sinh các hậu quả mà ngƣời phạm tội phải gánh chịu. Theo đó, các hình thức
văn bản áp dụng pháp luật trong hoạt động định tội danh đối với các tội giết
ngƣời theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự bao gồm:
- Quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
- Quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự;
- Quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết
định khởi tố bị can;

16


- Quyết định đình chỉ vụ án; quyết định đình chỉ điều tra bị can;
- Quyết định điều tra bổ sung, điều tra lại;
- Quyết định phục hồi điều tra;
- Quyết định nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra;
- Kết luận điều tra;
- Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
- Bản cáo trạng;
- Bản án;

- Bản kháng nghị, quyết định kháng nghị;
- Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm.
1.1.3. Ý nghĩa của việc định tội danh đối với các tội phạm giết người
Nhƣ đã đề cập, định tội danh đối với các tội giết ngƣời là một trong
những dạng hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan tiến
hành tố tụng có thẩm quyền - Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án theo quy
định của pháp luật nhằm xem xét, đánh giá, phân tích một hành vi phạm tội có
thỏa mãn những dấu hiệu của cấu thành tội giết ngƣời hay không, nếu đúng thì
nó thuộc điểm, khoản nào của Điều 93 đến Điều 96 Bộ luật hình sự năm 1999.
Do đó, việc định tội danh đúng đối với tội phạm này có những ý nghĩa nhƣ sau:
Một là, bằng việc cụ thể hóa các quy định Bộ luật hình sự trừu tƣợng,
khoa học vào đời sống thực tế, việc định tội danh đối với các tội giết ngƣời có
căn cứ và đúng sẽ là tiền đề cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể
hóa hình phạt đối với ngƣời phạm tội một cách công minh, có căn cứ và đúng
pháp luật, đồng thời để áp dụng chính xác các quy định khác trong Bộ luật hình
sự nhƣ: các trƣờng hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, khung (khoản) với mức và
loại hình phạt tƣơng xứng với tính chất và mức độ của hành vi phạm tội giết
ngƣời, xác định chính xác tái phạm, tái phạm nguy hiểm; cũng nhƣ quyết định
hình phạt trong một loạt những trƣờng hợp khác nhau nhƣ: phạm tội có đồng
phạm, đa (nhiều) tội phạm, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;...

17


Hai là, việc định tội danh đối với các tội giết ngƣời có căn cứ và đúng
sẽ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ và các chức năng của Bộ luật hình sự bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền
bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa,
chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi ngƣời ý thức tuân thủ
theo pháp luật, đấu tranh phòng và chống tội phạm. Ngoài ra, việc định tội

danh đối với các tội giết ngƣời có căn cứ và đúng sẽ góp phần thực hiện tốt
nguyên tắc xử lý về hình sự với sự thể hiện các tƣ tƣởng của hàng loạt nguyên
tắc tiến bộ nhƣ: pháp chế, dân chủ, bình đẳng, công minh, nhân đạo và trách
nhiệm hình sự trên cơ sở lỗi của ngƣời phạm tội;...
Ba là, việc định tội danh đối với các tội giết ngƣời có căn cứ và đúng sẽ
còn là một trong những cơ sở để áp dụng chính xác và đúng đắn các quy định
của Bộ luật tố tụng hình sự về tạm giam, thời hạn tạm giam, khởi tố vụ án hình
sự, thẩm quyền điều tra, truy tố và xét xử; qua đó, góp phần hữu hiệu cho việc
bảo vệ các quyền và tự do của công dân nói chung với một bên là quyền và tự
do của ngƣời phạm tội giết ngƣời trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự.
Bốn là, việc định tội danh đối với các tội giết ngƣời có căn cứ và đúng
sẽ đem lại công lý và công bằng trong xã hội, pháp luật đƣợc thực thi nghiêm
chỉnh và quyền lợi của ngƣời bị hại đƣợc đền bù, cũng nhƣ ngƣời phạm tội
phải chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt trƣớc pháp luật. Tội giết ngƣời là
một trong những tội đặc biệt nghiêm trọng trong pháp luật hình sự Việt Nam
với mức hình phạt cao nhất là tử hình. Do vậy, việc định tội danh đúng đối
với tội giết ngƣời có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp cho việc khởi tố, truy
tố, xét xử đƣợc đúng ngƣời, đúng tội và buộc ngƣời phạm tội phải trả giá cho
hành vi dã man của mình, từ đó thiết lập một trật tự xã hội ổn định hơn và văn

18


×