Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 121 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

Lấ NGC ANH

TộI CHứA MạI DÂM Và TộI MÔI GIớI MạI DÂM
THEO LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hoá)

LUN VN THC S LUT HOC

H NI - 2017


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

Lấ NGC ANH

TộI CHứA MạI DÂM Và TộI MÔI GIớI MạI DÂM
THEO LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hoá)
Chuyờn nganh: Luõ t hin
h s va tụ tu ng hin
h s
Ma sụ: 60 38 01 04

LUN VN THC S LUT HC

Can bụ hng dõn khoa hc: PGS.TS TRINH QUễC TON


H NI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Ngọc Anh


MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI CHỨA MẠI DÂM
VÀ TỘI 12MÔI GIỚI MẠI DÂM THEO LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM........................................................................................ 12

1.1.

Khái niệm , sự cần thiết quy định tội chứa mại dâm và tô ̣i
môi giới mại dâm trong Luật hình sự Việt Nam ........................... 12

1.1.1. Khái niệm tội chứa mại dâm và tô ̣i môi giới mại dâm....................... 12
1.1.2. Sự cần thiết của việc quy định tội chứa mại dâm và tô ̣i môi giới
mại dâm trong Luật hình sự Việt Nam............................................... 15
1.2.

Khái quát lịch sử Luật hình sự Việt Nam quy định về tội
chứa mại dâm , tô ̣i môi giới mại dâm từ năm 1945 đến trước
khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 ........................................ 17

1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi
ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 ................................................... 17
1.2.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến
trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 ................................... 21
1.3.

Pháp luật hình sự quốc tế và một số nước quy định về tội
chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm .......................................... 27

1.3.1. Pháp luật hình sự quốc tế ................................................................... 27
1.3.2. Pháp luật hình sự một số nước ........................................................... 29


Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI CHỨA MẠI DÂM, TỘI MÔI
GIỚI MẠI DÂM TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ
THỰC TIỄN XÉT XỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA....... 33

2.1.

Các quy định về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm
trong Bộ luật hình sự năm 1999 ...................................................... 33

2.1.1.

Các dấu hiệu pháp lý của tội chứa mại dâm và tô ̣i môi giới mại dâm
...... 33

2.1.2. Hình phạt quy định tội chứa mại dâm và tô ̣i môi giới mại dâm ........ 49
2.2.

Thực tiễn xét xử tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm ....... 65

2.2.1. Khái quát tình hình kinh tế– chính trị – xã hội tỉnh Thanh Hoá........... 65
2.2.2. Tình hình xét xử tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2016 .......................................... 71
2.2.3. Một số tồn tại , hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng tô ̣i
chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm và nguyên nhân của nó ........ 76
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN
THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN
HÀNH VỀ TỘI CHỨA MẠI DÂM VÀ TỘI MÔI GIỚI MẠI
DÂM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG ............................ 85
3.1.

Sự cần thiết của việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp
dụng những quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về tội
chứa mại dâm, tô ̣i môi giới ma ̣i dâm .............................................. 85


3.2.

Những điểm mới của Bô ̣ luâ ̣t hin
̣ về
̀ h sự năm 2015 quy đinh
tô ̣i chứa ma ̣i dâm và tô ̣i môi giới ma ̣i dâm và những giải
pháp tiế p tu ̣c hoàn thiêṇ .................................................................. 89

3.3.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của
Bộ luật hình sự về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm.......... 96

3.3.1. Tiếp tục ban hành các văn bản giải thích, hướng dẫn áp dụng
thống nhất các quy định của Bộ luật hình sự về tội chứa mại dâm
và tội môi giới mại dâm ..................................................................... 96


3.3.2. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hình sự nói chung và các
quy định về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm nói riêng .......... 98
3.3.3. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và ý thức pháp luật,
trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm ........................... 100
3.3.4. Giải pháp tăng cường sự hợp tác quốc tế và trao đổi về kinh nghiệm
lập pháp hình sự về tội chứa ma ̣i dâm
, tô ̣i môi giới mại dâm............... 101
3.3.5. Tăng cường quản lý nhà nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội
và tệ nạn xã hội................................................................................. 103
KẾT LUẬN .................................................................................................. 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 107



DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Trang

Tên bảng

Bảng 2.1: Thống kê số vụ án được thụ lý và đưa ra xét xử về tô ̣i chứa
mại dâm và môi giới mại dâm giai đoạn2011 - 2016

72

Bảng 3.1: So sánh điều luâ ̣t quy đinh
̣ tô ̣i chứa ma ̣i dâm và tô ̣i môi
giới ma ̣i dâm giữa Bộ luật hình sự năm

2015 với Bộ

luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

91


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tại Việt Nam, mại dâm là bất hợp pháp. Ngày 17/3/2003, Pháp lệnh
Phòng, chống mại dâm đã được công bố, quy định những biện pháp và trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc loại trừ mại dâm.
Ngày 10/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 679/QĐTTg phê duyệt chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn

2011- 2015. Điều này khẳng định quyết tâm của Chính phủ, đồng thời thể
hiện tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác này trong bối cảnh dịch
HIV/AIDS đang có nguy cơ lan rộng, đe dọa đến sự phát triển bền vững của
các quốc gia trên toàn thế giới.
Đất nước ta đang trong trong thời kỳ hội nhập với thế giới, vì vậy việc
giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh không phải là điều dễ dàng. Sự du nhập
của văn hóa, việc tiếp cận Internet với những clip đồi trụy, khiêu dâm có những
tác động không tốt đến tâm sinh lý của giới trẻ ngày nay, thêm vào đó là sự
thay đổi về quan niệm sống, lý tưởng sống của thế hệ ngày nay khác so trước,
sự tha hóa về phẩm chất đạo đức, suy đồi về lối sống, nhân cách, sự ăn chơi
đua đòi của một số tầng lớp người trong xã hội. Tất cả những điều đó vô hình
chung đã tạo điều kiện cho tệ nạn xã hội phát triển, đặc biệt là nạn mại dâm.
Mại dâm đã trở thành một vấn nạn xã hội - một căn bệnh khó chữa của xã hội.
Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh phòng, chống mại
dâm năm 2003, ngày 19/12/2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
đã nêu rõ:
Tình trạng mại dâm đã và đang gây ra những hệ lụy cho xã
hội nguy cơ lây lan các dịch bệnh xã hội HIV/AIDS qua đường tình
dục không an toàn cao, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm lây

1


truyền khác, gia tăng băng nhóm tổ chức tội phạm mua bán người,
sử dụng trái phép chất ma túy, hình thành đường dây mua bán phụ
nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm [7].
Cũng trong Hội nghị này, theo Báo cáo của ngành Công an từ năm
2003 đến năm 2013 khi kiểm tra 602.891 cơ sở kinh doanh dịch vụ phát hiện
172.323 cơ sở vi phạm. Ước tính cả nước có khoảng 25.600 người bán dâm.
Bốn khu vực có tỷ lệ mại dâm cao nhất trong cả nước đó là vùng Đồng bằng

sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ.
Tình trạng mại dâm diễn biến phức tạp. Mại dâm nam có xu hướng tăng, tỷ
lệ nhiễm HIV qua đường tình dục cao nhất trong những con đường lây
nhiễm là 48,2% [7].
Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm mại dâm trong những năm
gần đây cho thấy tình hình tội phạm diễn biến hết sức phức tạp, tinh vi, với
nhiều thủ đoạn khác nhau. Luật hình sự đi vào đời sống xã hội có vai trò quan
trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Một trong những chức
năng quan trọng của Luật hình sự là phòng và chống tội phạm, bảo đảm tính
nghiêm minh của pháp luật, làm cho người dân tin tưởng vào chính sách pháp
luật của Nhà nước.
Các quy định pháp luật hình sự nước ta đối với tội về mại dâm nói
chung và tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm nói riêng trong những
năm qua đã góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh phòng, chống loại
tội phạm này. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn hiện nay, các quy định còn
chưa thật cụ thể, đầy đủ. Nhận thức về loại tội phạm này có nơi, có lúc còn
chưa nhất quán. Trong một số trường hợp, các cơ quan bảo vệ pháp luật còn
lúng túng, chưa có quan điểm thống nhất hoặc mắc phải thiếu sót trong việc
giải quyết các vụ án về mại dâm nói chung và chứa mại dâm, môi giới mại
dâm nói riêng.

2


Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm về chứa mại dâm và tội
phạm môi giới ma ̣i dâm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

đang là vấn đề xã hội

bức xúc, các tội phạm này diễn ra khá phức tạp và gây ra những thiệt hại về

nhiều mặt trong đời sống xã hội. Công tác đấu tranh phòng chống tô ̣i pha ̣m về
chứa mại dâm và môi giới mại dâm thực sự hiệu quả . Trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa có 3023 cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện gồm: 100 khách sạn, 549
nhà nghỉ, 1140 nhà trọ, 01 vũ trường, 590 quán karaoke, 211 quán gội đầu thư
giãn, 41 cơ sở massage và 391 cơ sở kinh doanh khác. Trong đó có 200 cơ sở
kinh doanh, dịch vụ nghi vấn chứa gái mại dâm (21 khách sạn, 78 nhà nghỉ,
24 quán café, 19 quán karaoke, 01 vũ trường, 24 cơ sở xông hơi, massage và
các dịch vụ khác là 33 cơ sở). Toàn tỉnh có 75 chủ chứa và 60 đối tượng môi
giới gái mại dâm; 302 gái mại dâm có hồ sơ quản lý; có khoảng gần 1000 tiếp
viên nữ hiện đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng
hoạt động mại dâm. Cũng trên địa bàn tỉnh, năm 2014 lực lượng chức năng đã
điều tra và đấu tranh triệt phá 22 vụ án liên quan đến hoạt động mại dâm, bắt
giữ 117 đối tượng trong đó người bán dâm là 48 đối tượng, người mua dâm là
44 đối tượng; chủ chứa, môi giới là 25 đối tượng. Chuyển truy tố, xét xử 21
vụ với 22 bị can [75].
Nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng trong việc đấu tranh với
loại tô ̣i pha ̣m này , các cơ quan tư pháp tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều
biện pháp quan trọng đối với loại tội phạm này và đạt được những kết quả
nhất định trong việc điều tra, truy tố, xét xử. Theo số liệu thống kê về thụ lý
xét xử các vụ án hình sự đối với tô ̣i chứa ma ̣i dâm và môi giới ma ̣i dâm từ
năm 2010 đến 2015, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã thụ lý và đưa ra xét
xử 174 vụ án, 277 bị cáo về tô ̣i chứa ma ̣i dâm và tô ̣i môi giới ma ̣i dâm.
Ở nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng trong
những năm gần đây hoạt động mại dâm ngày một gia tăng, với nhiều thủ đoạn

3


tinh vi, có sự chuẩn bị trước, có tổ chức, hậu quả gây ra gây mất trật tự trị an,
gây ra nhiều hậu quả cho gia đình và xã hội. Thực tiễn xét xử các vụ án hình

sự về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm ở tỉnh Thanh Hóa cho thấy
các cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc
đưa các đối tượng có hành vi chứa mại dâm, môi giới mại dâm ra xét xử.
Do đó, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với loại
tội phạm này là rất cần thiết để tăng cường chính sách pháp luật hình sự đối
với tội phạm chứa mại dâm và tội phạm môi giới mại dâm, nhằm cụ thể chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với loại
tội phạm này. Hiê ̣n nay, chưa có công triǹ h nào nghiên cứu về tô ̣i chứa ma ̣i
dâm và tô ̣i môi giới ma ̣i dâm trên điạ bàn tin̉ h Thanh Hoá

. Vì những lý do

trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm theo
Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hóa)” làm
luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Mại dâm luôn là vấn đề xã hội nóng bỏng, nhức nhối của mọi xã hội,
mọi thời đại, mọi quốc gia trên thế giới. Những hậu quả của nó để lại vô cùng
to lớn, ảnh hưởng xấu đến đời sống và an toàn trật tự xã hội, vi phạm pháp
luật, đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ hạnh phúc của
nhiều gia đình, đe dọa tương lai giống nòi của dân tộc. Do đó, nghiên cứu về
tệ nạn mại dâm được các chuyên gia pháp luật hình sự, chuyên gia tội phạm
học, xã hội học,.. quan tâm nghiên cứu; nhiều sinh viên, học viên, nghiên cứu
sinh lựa chọn làm đề tài khóa luận, luận văn thạc sĩ cũng như luận án tiến sĩ.
Có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu/đề cập đến tội chứa mại dâm và
tội môi giới mại dâm như:
Các giáo trình, sách chuyên khảo có một số công trình sau: Giáo trình
Luật hình sự Việt Nam, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà nội; Giáo trình Luật

4



hình sự Việt nam, Trường Đại học Luật Hà Nội; Sách chuyên khảo Cấu thành
tội phạm: lý luận và thực tiễn, GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Nxb Tư pháp, 2004;
Trách nhiệm hình sự và hình phạt của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Nxb Công
an nhân dân, 2004; Sách chuyên khảo Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới
ở Việt Nam, TS. Phạm Văn Lợi chủ biên, Nxb Tư pháp, năm 2007; Định tội
danh - lý luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài tập thực hành, Lê Cảm và Trịnh
Quốc Toản chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; Bình luận khoa học
BLHS 1999, ThS. Đinh Văn Quế, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh; Tệ nạn xã
hội ở Việt Nam: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, TS. Lê Thế Tiệm và
Phạm Thị Phả, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội; Ma túy, mại dâm, cờ bạc – tội
phạm thời hiện đại, GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, TS. Phan Đình Khánh,TS.
Nguyễn Thị Kim Liên, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2003.
Ngoài ra còn một số bài báo nghiên cứu, công trình khoa học ở cấp độ
luận văn cao học như: Nguyễn Trung Tín, “Pháp luật một số quốc gia về
chống mại dâm và mua bán phụ nữ”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7,
1998. Nguyễn Văn Trượng, “Thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS về tội
phạm liên quan đến mại dâm và những vấn đề hoàn thiện”, Tạp chí Tòa án
nhân dân, số 24, 2007. Đỗ Đức Hồng Hà, “Tội chứa mại dâm, môi giới mại
dâm: Lý luận và thực tiễn”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 22, 2010; “Tội
mua dâm người chưa thành niên: Lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tòa án, số
10, 2010. Nguyễn Thị Ngọc Hoa, “Về những vướng mắc và hướng hoàn thiện
quy định của pháp luật về tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm”, Tạp chí
Tòa án nhân dân, số 20, 2011.
Những công trình trên cung cấp cho học viên những vấn đề lý luận và
nhận thức chung về pháp luật hình sự, về các tệ nạn trong xã hội nói chung và
tệ nạn mại dâm nói riêng – đối tượng của khoa học xã hội, tội phạm học, luật
học. Các công trình trên đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn đấu


5


tranh phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm trong trong điều kiện mở cửa
của nền kinh tế. Các công trình trên giúp học viên giải quyết những vấn đề lý
luận về tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm cách thức phân tích khoa học lý
luận và thực trạng tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm trong quá trình viết
luận văn của mình.
Nguyễn Hoàng Minh (2010): Điều tra tội phạm về mại dâm có tổ chức,
Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân. Tác giả đi sâu làm rõ
khái niệm tội phạm về mại dâm và tội phạm về mại dâm có tổ chức, phân tích
làm rõ thực trạng của loại tội phạm này và đưa ra dự báo cũng như các giải
pháp nâng cao hoạt động điều tra loại tội phạm này.
Lê Thị Thương Huyền (2015), Tội chứa mại dâm trong Luật hình sự
Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Bình), Luận văn thạc sĩ luật
học, Khoa Luật – Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i . Tác giả luận văn đã khái quát
được các vấn đề lý luận về tội chứa mại dâm, khái quát lịch sử hình thành và
phát triển của tội chứa mại dâm, nêu và đánh giá thực trạng thực tiễn tình hình
tội chứa mại dâm và tình hình xét xử tội chứa mại dâm trên địa bàn tỉnh Thái
Bình. Những kiến nghị, giải pháp tác giả đưa ra góp phần hoàn thiện pháp luật
hình sự Việt Nam hiện hành. Đặc biệt, trong luận văn, tác giả đề xuất đưa ra
hai khái niệm hoàn toàn mới là “Cưỡng bức mại dâm” và “Bảo kê mại dâm”.
Vũ Thị Hồng Hạnh (2014), Tội môi giới mại dâm trong Luật hình sự
Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội), Luận
văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i . Tác giả luận văn
đã khái quát được các vấn đề lý luận về tội môi giới mại dâm, khái quát lịch
sử hình thành và phát triển của tội môi giới mại dâm, nêu và đánh giá thực
trạng thực tiễn tình hình tội môi giới mại dâm và tình hình xét xử tội môi giới
mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Những kiến nghị, giải pháp tác giả
đưa ra góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành. Theo tác


6


giả: nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển về tội môi giới mại dâm cho
thấy, vấn đề môi giới mại dâm ở nước ta đã được đề cập ở các mức độ khác
nhau nhưng còn rời rạc và dàn trải, chỉ đến giai đoạn thời kỳ mới – pháp điển
hóa lần thứ nhất với việc thông qua BLHS năm 1985 thì tội môi giới mại dâm
mới được nhà làm luật ghi nhận chính thức và ngày càng được cụ thể và hoàn
thiện hơn trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành. Qua nghiên cứu thực
trạng đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi giới mại dâm trên địa bàn
thành phố Hà Nội, tác giả chỉ ra những hạn chế như: hệ thống pháp luật của
chúng ta chưa đồng bộ; nhận thức về loại tội phạm thiếu nhất quán; sự lúng
túng của các cơ quan pháp luật.
Nguyễn Trường An (2014), Các tội phạm về mại dâm theo quy định
của Luật hình sự Việt Nam – Thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình,
Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i . Tác giả đã
nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn
về các tội phạm mại dâm trong luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử tại
một địa phương ở cấp luận văn thạc sĩ luật học. Tác giả đã giải quyết về mặt
lý luận và phân tích thực trạng thực tiễn xét xử loại tội phạm này trên địa bàn
tỉnh Hòa Bình và đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải
pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm về mại dâm.
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu thể hiện trên các bài viết
trên các tạp chí chuyên ngành nghiên cứu khoa học pháp lý, hội nghị, hội
thảo, các số chuyên đề. Đây là nguồn tài liệu phong phú nhất. Những công
trình nghiên cứu này chủ yếu được đăng trên các tạp chí chuyên ngành pháp
luật có uy tín như Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Công an nhân dân, Tạp
chí Kiểm sát, Tạp chí Luật học, Tạp chí Khoa học pháp lý, Tạp chí Nhà nước
và pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật… Nhìn chung đây là những công

trình nghiên cứu tội phạm cụ thể hoặc nghiên cứu về tội phạm nói chung

7


trong đó có tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm; các bài viết đăng tải trên các
website, các trang thông tin điện tử thể hiện quan điểm đa chiều của các tác
giả về thực trạng của tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm qua các vụ án cụ
thể, điển hình, gây dư luận xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật về tội chứa mại dâm,
tội môi giới mại dâm dưới khía cạnh luật pháp hình sự và thực tiễn trong công
tác xét xử tại Thanh Hóa, từ đó luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn
thiện các quy định về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm trong luật
hình sự Việt Nam và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực
tiễn xét xử. Luâ ̣n văn nghiên cứu các quy đinh
̣ pháp luâ ̣t hiǹ h sự theo Bô ̣ luâ ̣t
hình sự 1999 (sửa đổ i, bổ sung năm 2009).
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về tội chứa mại dâm,
tội môi giới mại dâm.
- Khái quát sự phát triển các quy định về tội chứa mại dâm, tội môi giới
mại dâm trong luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ
luật hình sự năm 1999.
- Nghiên cứu tội chứa mại dâm trong luật hình sự Việt Nam hiện nay
và thực tiễn về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa.
- Đưa ra phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về tội chứa

mại dâm và tội môi giới mại dâm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Nêu một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác về tội chứa mại dâm
và tội môi giới mại dâm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

8


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Luận văn được nghiên cứu trên đối tượng là hành vi phạm tội và người
phạm tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm theo Điề u 254 và 255 Bô ̣ luâ ̣t hình
sự năm 1999 (sửa đổ i, bổ sung năm 2009) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xung quanh tội chứa
mại dâm, môi giới mại dâm trong luật hình sự Việt Nam.
- Từ những nghiên cứu lý luận, kết hợp với việc nghiên cứu, đánh giá
tình hình thực tiễn tội chứa mại dâm và môi giới mại dâm của Tòa án nhân
dân địa phương và nguyên nhân, tồn tại, hạn chế đưa ra kiến nghị, những giải
pháp hoàn thiện luật thực định và nâng cao hiệu quả trong thực tiễn xét xử
loại tội phạm này.
- Luận văn nghiên cứu thực tiễn tội chứa mại dâm và tội môi giới mại
dâm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian từ năm 2011 đến 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, luận văn vận dụng phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác–Lênin.
Đây là phương pháp luận khoa học được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ
luận văn để đánh giá khách quan tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm
cũng như thực tiễn tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm trên cơ sở thực
tiễn tỉnh Thanh Hóa. Luận văn cũng được nghiên cứu dựa trên đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
- Phương pháp hệ thống: Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt
toàn bộ luận văn nhằm trình bày các vấn đề, nội dung của luận văn theo trình

tự, bố cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề để đạt
được mục đích, yêu cầu đã được xác định cho luận văn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng
trong các chương của luận văn. Cụ thể là được sử dụng để đi sâu vào tìm

9


tòi, trình bày các hiện tượng, quan điểm, quy định và thực tiễn tội chứa mại
dâm, môi giới mại dâm.
- Phương pháp thống kê: nhằm thống kê, so sánh quá trình hình thành
và phát triển của quy định nói chung và đối với tội chứa mại dâm, môi giới
mại dâm nói riêng trong luật hình sự Việt Nam từ trước đến nay.
- Phương pháp trừu tượng: Phương pháp này được sử dụng để trên cơ
sở các kết quả nghiên cứu về lí luận và thực tiễn của đề tài xây dựng nên hệ
thống luận điểm, luận cứ khoa học và đưa ra phương hướng và hệ thống các
quan điểm nhằm hoàn thiện pháp luật với tội chứa mại dâm, tội môi giới mại
dâm trong pháp luật hình sự ở Việt Nam hiện nay.
Đối với mỗi chương, mục học viên sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu chủ đạo để làm rõ mục đích nghiên cứu. Cụ thể là:
Ở Chương 1, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp;
phương pháp thống kê, phương pháp trừu tượng để đưa ra những vấn đề lý
luận cơ bản, khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và quá trình hình thành, phát triển
các quy định tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm.
Ở Chương 2, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp;
phương pháp thống kê để làm rõ thực tiễn và quyết định hình phạt đối với tội
chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh
Hóa từ đó đưa ra những nhận xét ưu, nhược điểm và những vấn đề cần giải
quyết trong chương 3.
Ở Chương 3, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng

hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp đối chiếu, phương pháp trừu
tượng để đề ra phương hướng và giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật về
tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm hình phạt đối với loại tội phạm
này ở Việt Nam hiện nay.

10


6. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện
lý luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu có hệ thống ở cấp độ một
luận văn thạc sĩ luật học về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm mà
trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn liên quan
tới loại tội phạm này trong luật hình sự Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên
cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất các định hướng hoàn thiện pháp luật
thực định và nâng cao hiệu quả đối với loại tội phạm này trong giai đoạn xây
dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích
dành cho những người quan tâm đến vấn để tội chứa mại dâm và tội môi giới
mại dâm, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao
học và sinh viên tại các cơ sở đào tạo luật. Kết quả nghiên cứu của luận văn
có thể phục vụ cho việc tham khảo kiến thức cho các cán bộ đang công tác tại
các Cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trong quá trình giải quyết vụ án hình sự,
đặc biệt là vụ án hình sự về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm có 03 chương, cụ thể:
Chương 1: Một số vấn đề chung về tô ̣i chứa ma ̣i dâm và tô ̣i môi giới
mại dâm theo Luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Tô ̣i chứa mại dâm, tội môi giới ma ̣i dâm trong Bô ̣ luâ ̣t hình

sự năm 1999 và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Chương 3: Mô ̣t số kiến nghị, giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định
của Bô ̣ luâ ̣t hình sự hiện hành về tô ̣i chứa mại dâm và tội môi giới ma ̣i dâm và
nâng cao hiệu quả áp du ̣ng.

11


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI CHỨA MẠI DÂM VÀ TỘI
MÔI GIỚI MẠI DÂM THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, sự cần thiết quy định tội chứa mại dâm và tô ̣i môi
giới mại dâm trong Luật hình sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm tội chứa mại dâm và tôị môi giới mại dâm
Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực nhất trong xã hội. Tội phạm luôn
chứa đựng trong nó đặc tính chống đối lại nhà nước, chống đối lại xã hội, đi
ngược lại lợi ích chung của cộng đồng, trật tự xã hội, xâm phạm đến quyền tự
do và các lợi ích hợp pháp của con người... Khái niệm tội phạm xuất hiện cùng
với sự ra đời của nhà nước và pháp luật. Để bảo vệ quyền và lợi ích chung của
toàn xã hội, nhà nước quy định hành vi nào là tội phạm và áp dụng trách nhiệm
hình sự, hình phạt đối với người nào thực hiện hành vi đó. Tội phạm, do đó
mang bản chất là một hiện tượng pháp lý [99].
Nghiên cứu về tội phạm là vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của luật
hình sự Việt Nam. Việc xác định tội phạm trong luật hình sự là cơ sở để quy
định hình phạt nhưng việc quy định hình phạt xét cho cùng cũng là một phần
của việc xác định tội phạm... Khái niệm tội phạm là cơ sở để xây dựng các cấu
thành tội phạm cụ thể với ý nghĩa là mô hình pháp lý của từng loại tội phạm và
qua đó cũng là cơ sở để quy định hình phạt tương ứng [50].
Tại Bộ luật hình sự năm 1999 có quy định về khái niệm tội phạm như sau:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định

trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính
trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh xã hội, quyền

12


và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp
khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp
luật xã hội chủ nghĩa [67].
Tội phạm nói chung và tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm nói riêng
là một hiện tượng ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Mỗi
quốc gia để bảo vệ cho các giá trị văn hóa, nếp sống văn minh, thuần phong mỹ
tục của dân tộc đều đưa ra những chính sách, pháp luật để quản lý, nhằm giảm
thiểu tới mức tối đa tác hại của tệ nạn xã hội. Hành vi chứa mại dâm, môi giới
mại dâm xâm phạm đến thuần phong, mỹ tục của dân tộc, các giá trị đạo đức
xã hội mà từ xưa đến nay nhân dân ta đều lên án. Ngoài ra, hành vi chứa mại
dâm, môi giới mại dâm còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, lan
truyền những loại bệnh xã hội, đặc biệt là lây truyền HIV/AIDS, ảnh hưởng
đến tương lai, nòi giống của dân tộc, cản trở công cuộc đấu tranh bài trừ tệ nạn
xã hội của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, tạo điều kiện cho tệ nạn mại dâm
và các loại tệ nạn xã hội khác phát triển, tội phạm hình sự gia tăng, đồng thời
nó ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình... do vậy, trật tự an toàn xã hội không
được bảo đảm. Để xác định chính sách hình sự và yêu cầu của công cuộc đấu
tranh phòng, chống tội phạm này, việc tìm hiểu khái niệm tội chứa mại dâm và
tội môi giới mại dâm là rất cần thiết.
Dưới góc độ pháp luật hình sự, Điều 254 của Bộ luật hình sự về tội
chứa mại dâm không đưa ra định nghĩa pháp lý về khái niệm như thế nào là

hành vi chứa mại dâm, trong khi đó Điều 3 Pháp lệnh Phòng, chống mại
dâm số: 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 14/3/2003 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội quy định: “1) Tội chứa mại dâm là hành vi sử dụng, thuê, cho
thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua
dâm, bán dâm” [97].

13


Đối với tội môi giới mại dâm, theo khoản 1 Điều 255 Bộ luật hình sự
năm 1999 thì “tội môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại
dâm”. Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm dâm số: 10/2003/PLUBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định: “Môi
giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các
bên thực hiện việc mua, bán dâm” [97].
Dưới góc độ khoa học luật hình sự, ở Việt Nam có những quan điểm
khác nhau về khái niệm tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, 1) Tội chứa mại dâm là hành vi hành vi
tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho hoạt động mại dâm được thực hiện;
2) Tội môi giới mại dâm là hành vi làm trung gian bằng cách dụ dỗ hoặc dẫn
dắt cho hoạt động mại dâm giữa người mua dâm và người bán dâm [100].
Quan điểm thứ hai cho rằng, 1) Tội chứa mại dâm là hành vi cho thuê
chỗ, cho mượn chỗ, bố trí chỗ, bố trí gái mại dâm, tạo điều kiện cho người mua,
bán dâm hoạt động; 2) Tội môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ, dẫn dắt, làm trung
gian cho người mua dâm và người bán dâm gặp nhau để mại dâm [53].
Quan điểm thứ ba cho rằng, 1) Tội chứa mại dâm là hành vi cho thuê,
cho mướn địa điểm hoặc tạo các điều kiện vật chất khác cho hoạt động mại
dâm; bố trí người canh gác bảo vệ cho hoạt động mại dâm; nhận gái mại dâm
là người làm thuê, là nhân viên để che mắt nhà chức trách và cho hoạt động
bán dâm; cho gái bán dâm hoạt động ở nơi kinh doanh của mình để trục lợi;
2) Tội môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm [10].

Như vậy, mặc dù còn có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tội
chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm, nhưng qua phân tích các quan điểm trên
có những điểm chung đó là: 1) Về tội chứa mại dâm, đều là hành vi tạo điều
kiện vật chất hoặc tinh thần cho hoạt động mại dâm; 2) Về tội môi giới mại
dâm, đều là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm. Các quan điểm trên mới chỉ

14


thể hiện được mặt khách quan của tội môi giới mại dâm mà chưa thể hiện đầy
đủ các dấu hiệu về khách thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm hay
chủ thể của tội phạm.
Từ những phân tích trên, trên cơ sở khái niệm tội phạm được quy định
tại Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999, các quy định của Bộ luật hình sự về tội
chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm và tổng hợp các quan điểm khoa học
khác nhau, theo học viên, có thể đưa ra khái niệm về tội phạm đang nghiên
cứu như sau:
1. Tô ̣i chứa ma ̣i dâm
Tội chứa mại dâm là hành vi tạo điều kiện cho hoạt động mua bán dâm,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
thực hiện một cách cố ý, xâm phạm trật tự công cộng.
2. Tô ̣i môi giới ma ̣i dâm
Tội môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung
gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cố ý thực hiện, xâm phạm đến
trật tự công cộng.
1.1.2. Sự cần thiết của việc quy định tội chứa mại dâm và tội môi giới
mại dâm trong Luật hình sự Việt Nam
Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan trong đời
sống xã hội, nó phát sinh phát triển gắn với những điều kiện về kinh tế - xã

hội. Có những loại tệ nạn nảy sinh trong xã hội này, có loại tệ nạn nảy sinh
trong xã hội khác và có những loại tệ nạn xã hội nảy sinh trong tất cả các xã
hội. Tệ nạn xã hội phát sinh và phát triển cùng với sự phát sinh và phát triển
của các quan hệ xã hội mà đặc thù nhất chính là sự phát sinh, phát triển của
môi trường kinh tế. Sự thay đổi, phát triển của môi trường kinh tế tác động
mạnh mẽ, làm tăng hoặc giảm đi các tệ nạn xã hội. Ngoài ra, tệ nạn xã hội
một phần tùy thuộc vào việc Nhà nước coi biểu hiện nào là tệ nạn xã hội.
15


Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, đời sống chính trị, kinh tế xã
hội có nhiều khởi sắc với những biến đổi quan trọng. Tuy nhiên trong quá
trình chuyển đổi cơ chế, bên cạnh những mặt mạnh, mặt tích cực thì cũng bộc
lộ những tồn tại, nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp.
Cùng với các tệ nạn khác như ma túy, cờ bạc, hiện nay mại dâm là tệ
nạn gây nên sự nhức nhối trong xã hội, đang trên đà phát triển theo hướng
phức tạp, khó kiểm soát. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, tệ nạn
càng có điều kiện phát triển làm phương hại đến đạo đức, lối sống, ảnh hưởng
đến thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, trật tự an toàn xã hội. Mại dâm
xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người và tồn tại phổ biến trên toàn thế giới
ở các chế độ xã hội khác nhau. Tệ nạn mại dâm có ảnh hướng rất lớn trên hầu
như các phương diện, cụ thể:
- Ảnh hưởng trên phương diện xã hội: Nền văn hóa nước ta coi hoạt
động tình dục là điều thầm kín, tế nhị, xuất phát từ tình cảm con người. Mại
dâm là hoạt động đưa tình dục vào mua bán – là điều cấm kỵ, bị xã hội lên án.
Mại dâm làm phương hại đến đạo đức, lối sống, ảnh hưởng xấu tới thuần
phong, mỹ tục, ảnh hưởng xấu đến đời sống văn hóa, đạo đức, tư cách của
con người. Con người, khi vướng vào tệ nạn mại dâm thường ảnh hưởng xấu
tới đời sống gia đình, tan vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng xấu tới nhân cách
thế hệ sau. Nạn mại dâm tạo điều kiện cho một bộ phận những con người

thích ăn chơi, đua đòi, lười lao động, thích hưởng thụ, coi đó là một nghề để
sinh sống. Đồng hành với mại dâm là tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, tội phạm hình
sự, trộm cắp, bạo hành,… Tệ nạn mại dâm ảnh hưởng rất lớn đối với trật tự,
an toàn, và đạo đức xã hội.
- Ảnh hưởng tới kinh tế: Hoạt động mại dâm là một tệ nạn xã hội, tạo
cho một bộ phận con người có thói quen xấu gây ảnh hưởng tới kinh tế bản
thân và gia đình, gây ảnh hưởng đến kinh tế của đất nước, ảnh hưởng đến

16


nguồn lao động khi các đối tượng mua – bán dâm hầu hết đều đang ở độ tuổi
lao động, độ tuổi sung sức cao nhất làm ra của cải vật chất. Tệ nạn mại dâm
phát triển bắt buộc Nhà nước phải đầu tư chi phí tuyên truyền phòng chống tệ
nạn cũng như chăm lo khám chữa bệnh, dạy nghề, tạo công ăn việc làm bảo
trợ những bệnh nhân nhiễm HIV… Không chỉ thế, tệ nạn mại dâm làm ảnh
hưởng đến môi trường đầu tư trong và ngoài nước.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe con người: Hoạt động mại dâm thường dẫn
đến những căn bệnh xã hội như giang mai, lậu, các bệnh viêm nhiễm đường
tình dục,… và đặc biệt là bệnh HIV. Trên phương diện sức khỏe con người,
hoạt động mại dâm ảnh hưởng tới sự phát triển giống nòi do bịnh bệnh tật,
ảnh hưởng tới thế hệ tương lai dẫn tới ảnh hưởng chất lượng dân số.
Với những ảnh hưởng tiêu cực đó của tệ nạn mại dâm đối với xã hội,
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm tăng cường công
tác đấu tranh phòng chống tệ nạn mại dâm. Bộ luật hình sự 1985, Bộ luật hình sự
1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, Bộ luật hình sự 2015 (chưa có hiệu lực) đều
quy định về tội chứa mại dâm, tô ̣i môi giới mại dâm tạo cơ sở pháp lý quan trọng
nhằm góp phần đấu tranh phòng, chống có hiệu quả loại tội phạm này.
1.2. Khái quát lịch sử Luật hình sự Việt Nam quy định về tội chứa
mại dâm, tô ̣i môi giới mại dâm từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ

luật hình sự năm 1999
1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước
khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa được thành lập. Nhà nước non trẻ ngay sau khi ra đời gặp vô
vàn khó khăn, vừa phải đối phó với thù trong, giặc ngoài, vừa phải từng bước
xây dựng một xã hội mới. Chính quyền non trẻ vừa phải khắc phục hậu quả
của chế độ cũ vừa phải tiến hành kháng chiến chống thực dân. Kinh tế khó

17


khăn, nạn đói năm 1945 cướp đi hơn hai triệu sinh mạng, hơn 90% đồng bào
không biết chữ, nước ta ở trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”. Đất nước
phải chống chọi với nạn đói, nạn dốt, vì vậy, việc diệt giặc đói, diệt giặc dốt
được ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh những mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước ta đã
chú trọng tới việc bài trừ các tệ nạn xã hội góp phần cải tạo, ổn định an ninh,
trật tự xã hội. Tuy nhiên, thời kỳ này, tệ nạn mại dâm phát triển chưa mạnh,
chưa phổ biến, chiếm tỉ lệ thấp trong các loại tệ nạn xã hội, do vậy Nhà nước
ta chưa có văn bản pháp luật hình sự nào xử lý hành vi chứa mại dâm, môi
giới mại dâm mà chỉ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, giáo dục, cải
tạo đối với những đối tượng sa ngã để giúp họ hoàn lương.
Từ năm 1945 đến năm 1954, Nhà nước chưa ban hành văn bản pháp
luật nào quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội về mại dâm nói chung,
tội chứa và tội môi giới mại dâm nói riêng.
Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 7 năm 1954 Hiệp định GiơNeVơ
được ký kết, đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền Nam – Bắc với hai chế độ
chính trị khác nhau. Miền Bắc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và tiếp tục chi viện
cho Miền Nam trong công cuộc cách mạng thống nhất đất nước. Giai đoạn này,
để đảm bảo thuần phong mỹ tục của dân tộc và trật tự xã hội, Nhà nước ta đã có

những quy định cụ thể về đấu tranh và bài trừ tệ nạn mại dâm. Cụ thể:
- Nghị quyết 49-TVQH ngày 20/6/1961 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội về tập trung giáo dục cải tạo những phần tử có nguy hại cho xã hội.
- Thông tư số 121 ngày 09/8/1961 của Hội đồng Chính phủ hướng dẫn
cụ thể việc thi hành Nghị quyết 49-TVQH ngày 20/6/1961 có nêu rõ các đối
tượng cần tập trung cải tạo ở Phần II – điểm 2 như sau: “Những đối tượng sau
đây cũng bị coi là phần tử lưu manh chuyên nghiệp cần phải đưa đi tập trung
cải tạo: Những gái điếm chuyên nghiệp đã nhiều lần bị đưa đi giáo dục, cải
tạo mà không chịu sửa chữa, trốn trại nhiều lần để ra làm nghề cũ” [80].

18


×