Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

bài word về nguyên nhân và hậu quả của 1 số loài có nguy cơ tuyệt chủng ở vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.35 KB, 6 trang )

1. Khái niệm tuyệt chủng

Trong sinh học và hệ sinh thái, tuyệt chủng là sự kết thúc tồn tại của một nhóm
sinh vật theo đơn vị phân loại, thông thường là một loài
Sự tuyệt chủng là quá trình diễn ra bình thường trong tự nhiên, trải qua một thời
gian dài và là kết quả của quá trình tiến hóa.
2. Sơ lược tình hình trước đây;
Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng
sinh học cao nhất thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô...
tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên
thế giới.
Việt Nam được Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) công nhận có 3 trong hơn
200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) công nhận là
một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN)
công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật.
Việt Nam còn là một trong 8 "trung tâm giống gốc" của nhiều loại cây trồng, vật
nuôi, trong đó có hàng chục giống gia súc và gia cầm. Đặc biệt các nguồn lúa và
khoai, những loài được coi là có nguồn gốc từ Việt Nam, đang là cơ sở cho việc
cải tiến các giống lúa và cây lương thực trên thế giới.
Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, hơn
21.000 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài
được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền.
Theo thống kê, số loài và số cá thể các loài hoang dã của Việt Nam đang trên đà
suy giảm mạnh, nhiều loài nguy cấp, quý, hiếm của Việt Nam có nguy cơ bị tuyệt
chủng cao. Theo Danh lục đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN),
nếu như năm 1996 chỉ có 25 loài động vật của Việt Nam ở mức nguy cấp (EN) thì
tính đến tháng 9/2016, con số này đã lên tới 110. Tổng số các loài động, thực vật
hoang dã được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam (năm 2007) là 882 loài, trong đó số loài
động vật quý, hiếm tăng từ 365 loài (năm 1992) lên 418 loài (năm 2007), thực vật
quý, hiếm tăng từ 356 loài (năm 1996) lên 464 loài (năm 2007), trong đó có 116
loài đang ở mức nguy cấp rất cao và 9 loài chuyển từ các mức nguy cấp khác nhau


(năm 2004) lên mức coi như đã tuyệt chủng (trong số 9 loài này có tê giác hai
sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá sấu hoa cà, hươu sao). Số lượng cá thể của
các loài quan trọng đã giảm đến mức báo động, đặc biệt các loài thú lớn và một số
loài linh trưởng (hổ, voi, vượn, voọc, sao la…). Nhiều loài thực vật trước đây chỉ
ở mức sắp nguy cấp thì nay bị xếp ở mức rất nguy cấp như hoàng đàn, bách vàng,
sâm vũ diệp, tam thất hoang… Điều này cũng đã xảy ra đối với nhiều loài sinh vật
biển, nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao, các nguồn lợi sinh vật biển đang bị suy
giảm nghiêm trọng. Theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày
12/11/2013, hiện nay, Việt Nam có 83 loài động vật, 17 loài thực vật nguy cấp,
quý, hiếm cần được ưu tiên bảo vệ.


3. Nguyên nhân
a. Môi trường:
• Khí hậu, thời tiết: Sự biến đổi khí hậu gây phá hủy hệ sinh thái -> mất đa

dạng sinh học-> quá trình chọn lọc tự nhiên xảy ra-> những cá thể không thích
nghi kịp sẽ bị tuyệt chủng.
• Thiên tai, thảm họa: Khi có thiên tai xảy ra -> hủy hoại môi trường sống ,sự
thay đổi, mất nơi cư trú, nguồn thức ăn bị mất, khan hiếm do thiên tai -> thay
đổi đặc tính, tính chất, tập quán-> các đột biến, biến dị ở một số loài sinh vật
Vd: Năm 2002, rừng tràm U Minh bị cháy đã gây mất mát nghiêm trọng đối
với đa dạng sinh học tại đây.
• Suy thoái môi trường: Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất thiếu quy hoạch
như chuyển đổi đất rừng thành đất canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,
sự mở rộng đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng. Cùng quá trình khai thác tài
nguyên, sản xuất công nghiệp và sinh hoạt đã dẫn đến môi trường sống của
sinh vật bị thay đổi theo hướng tiêu cực. Sự thay đổi này đã làm các loài kém
thích nghi bị chết và một số loài biến đổi đế thích nghi với môi trường mới.
Vd: chặt phá rừng bừa bãi làm thu hẹp môi trường sống của động vật và gây

tuyệt chủng hàng loạt các loài thực vật quý hiếm.

b. Con người
• Các hoạt động khai thác quá mức: Việc khai thác và sử dụng không bền vững

tài nguyên sinh học là một trong những nghuyên nhân quan trọng dẫn đến sự
tuyệt chủng nhanh chóng của một số loài sinh vật. Khai thác quá mức các loài
sinh vật có nguyên nhân sâu xa là do đói nghèo. Hiện ở nước ta, 70% dân số
sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên đa dạng sinh học. Tuy nhiên do không quy
hoạch trong khai thác và sử dụng nên tài nguyên đa dạng sinh học hiện vẫn bị
khai thác và sử dụng một cách thiếu bền vững. Tình trạng này được thể hiện ở
các hoạt động cụ thể sau đây: Khai thác thủy sản quá mức, sử dụng các phương
tiện đánh bắt hủy diệt. Khai thác gỗ và các sản phẩm phi gỗ thiếu kế hoạch,
thiếu kiểm soát. Khai thác và buôn bán các loài động vật hoang dã không kiểm
soát được.
• Việc kiểm soát ko chặt chẽ:
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) tổ chức họp báo đề xuất các cơ quan
quản lý Nhà nước nghiêm cấm gây nuôi thương mại và buôn bán ĐVHD nguy
cấp, quý, hiếm. ENV cũng công bố kết quả cuộc khảo sát hoạt động gây nuôi
thương mại ĐVHD ở các trang trại Việt Nam được thực hiện năm 2014- 2015.
Kết quả khảo sát cho thấy, tình trạng nhập lậu ĐVHD và lợi dụng những kẽ hở
của pháp luật để buôn bán trái phép ĐVHD đã diễn ra rất phổ biến tại các cơ sở
được cấp phép gây nuôi. Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc ENV nhấn mạnh:


Chúng tôi cho rằng gây nuôi thương mại và buôn bán ĐVHD nguy cấp, quý,
hiếm sẽ gia tăng nhanh chóng nguy cơ tuyệt chủng của những loài này. Việc
đem tương lai của nhiều loài ĐVHD nguy cấp bậc nhất trên thế giới để đánh
đổi lấy lợi nhuận của một nhóm người là vô cùng mạo hiểm.


Gây nuôi thương mại “che chắn” cho hoạt động buôn bán động vật hoang
dã trái phép.
Qua theo dõi của ENV, mạng lưới buôn bán ĐVHD tại Việt Nam chạy ngược
từ Nam ra Bắc. Thị trường chính của ĐVHD có nguồn gốc gây nuôi được các
chủ cơ sở xác định là: Trung Quốc, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Hải Phòng.
Trong đó, ĐVHD phần lớn được đưa sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng
Cái, Quảng Ninh. Cách thức phổ biến để vận chuyển trái phép ĐVHD là sử
dụng một giấy phép vận chuyển mà địa chỉ người mua là một cơ sở gần cửa
khẩu Móng Cái (giáp Trung Quốc). Thông thường, tên và địa chỉ người mua
không có thực, nhằm gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình
xác định tình trạng pháp lý của các cá thể ĐVHD cùng tính hợp pháp của điểm
đến. Theo chủ các cơ sở gây nuôi, khi đến Móng Cái, ĐVHD sẽ tiếp tục được
vận chuyển trái phép qua biên giới sang Trung Quốc.
Trong quá trình kiểm tra, các cơ quan thực thi pháp luật không thể phân biệt
giữa ĐVHD hay sản phẩm từ ĐVHD hợp pháp và bất hợp pháp trên thị trường.
Chính kẽ hở này vô tình đã tạo điều kiện cho các đối tượng “lách luật” và thực
hiện hành vi bất hợp pháp. Một thực tế phổ biến khác là các cơ sở kinh doanh
ĐVHD thường tái sử dụng giấy phép nhiều lần cho một loài nào đó khi giấy
phép vẫn còn có hiệu lực, dẫn tới nhiều cá thể ĐVHD bị buôn bán hơn mức
cho phép. Việc quản lý và giám sát các cơ sở kinh doanh cung cấp ĐVHD hoặc
các sản phẩm từ ĐVHD cho khách hàng rất khó khăn. Những cơ sở này thường
cất giấu kỹ ĐVHD hoặc các sản phẩm từ ĐVHD trong quá trình vận chuyển và


tại các cơ sở kinh doanh, chỉ có hàng khi khách đặt. Việc theo dõi hoạt động
buôn bán, săn bắt và vận chuyển ĐVHD cũng như sản phẩm từ ĐVHD thực sự
là thách thức lớn đối với các cơ quan chức năng.
Theo một khảo sát gần đây của ENV tại một số cơ sở gây nuôi điển hình tại
Việt Nam, tình trạng nhập lậu ĐVHD từ tự nhiên diễn ra phổ biến tại các cơ sở
gây nuôi thương mại ĐVHD có quy mô lớn. Nhiều dấu hiệu cũng cho thấy các

cơ sở và nhiều cán bộ thực thi pháp luật tại các địa phương lợi dụng những kẽ
hở của pháp luật và cơ chế quản lý lỏng lẻo để thực hiện các hành vi phi
pháp.Những thiếu sót trong ghi nhận và quản lý số lượng cá thể ĐVHD gây
nuôi (bao gồm số lượng cá thể sinh ra và chết đi) là tình trạng phổ biến tại các
cơ sở, song song với thực trạng giả mạo giấy phép vận chuyển.
Các cơ quan chức năng hiện không có khả năng quản lý hiệu quả hoạt động
gây nuôi và buôn bán ĐVHD nói chung và đặc biệt các loài nguy cấp, quý,
hiếm. Điều này được minh chứng rõ ràng bởi những vụ việc vi phạm gần đây
liên quan đến các cơ sở được cấp phép gây nuôi ĐVHD, bao gồm: nhập lậu tê
tê; buôn bán gấu con; một đối tượng có tiền án liên quan đến hổ được cấp phép
nuôi bảo tồn hổ.
Gây nuôi thương mại “tiếp tay” buôn bán trái phép ĐVHD
Công tác bảo tồn ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm không thể diễn ra song hành với
hoạt động gây nuôi thương mại những loài này. Trong khi mục tiêu của bảo tồn
là để bảo vệ nền đa dạng sinh học, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội, thì
mối quan tâm hàng đầu của chủ các cơ sở gây nuôi là lợi nhuận. Các cơ sở gây
nuôi thương mại vì vậy sẽ không đầu tư vào cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sinh
sản hay có kiến thức để đảm bảo tránh giao phối cận huyết, lai tạp nguồn gen,
những điều kiện cơ bản để tái thả ĐVHD về tự nhiên (nếu có). Hơn nữa, hầu
hết các cá thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm được gây nuôi đã bị mất đi bản năng
sinh tồn và kỹ năng cần thiết giúp chúng sống sót trong tự nhiên nếu được tái
thả.
Sự song song tồn tại của cả sản phẩm ĐVHD hợp pháp và bất hợp pháp trên thị
trường gây khó khăn lớn cho công tác thực thi pháp luật, tạo điều kiện cho các
đối tượng vi phạm lợi dụng để buôn bán, kinh doanh ĐVHD bất hợp pháp.
Ông Khổng Trung, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị giải thích:
“Các cán bộ thực thi pháp luật không thể phân biệt được giữa sản phẩm ĐVHD
được gây nuôi hợp pháp từ các trang trại và các sản phẩm bị săn bắt trái phép
từ tự nhiên được đem đi tiêu thụ trên thị trường”. Ông Trung cho biết thêm:
“Chúng tôi sẽ không thể phân biệt được cao hổ và mật gấu từ tự nhiên hay do

nuôi nhốt một khi đã bị đưa ra thị trường. Cách duy nhất để bảo vệ ĐVHD là
nên nghiêm cấm mọi hình thức buôn bán các loài này để các cán bộ thực thi
pháp luật làm tốt phần việc của mình”.
Ngoài ra, một số loài ĐVHD hiện đã được gây nuôi thành công nhưng vẫn tiếp
tục bị săn bắt ngoài tự nhiên. Theo bà Jenny Daltry, cán bộ cao cấp về bảo tồn
sinh vật học, Tổ chức Động thực vật hoang dã quốc tế (FFI): Việc gây nuôi
thương mại đã khiến cho ngày càng nhiều ĐVHD bị săn bắt trong tự nhiên. Kể


cả nếu những cơ sở này có thể gây nuôi và cho sinh sản được thì nhu cầu săn
bắt ĐVHD từ tự nhiên vẫn là rất lớn. Lý do là chi phí săn bắt động vật ngoài tự
nhiên bao giờ cũng rẻ hơn so với tự mình cho sinh sản, nuôi dưỡng, chăm sóc
chúng hàng năm trời. Nếu không có sự giám sát quản lý chặt chẽ, các cơ sở
này sẽ dẫn đến lỗ hổng trong luật pháp và thúc đẩy nhu cầu săn bắt ĐVHD
trong tự nhiên. Lại có trường hợp nhiều người thích tiêu thụ ĐVHD từ tự nhiên
hơn bởi họ cho rằng động vật tự nhiên sẽ tốt hơn động vật trong trang trại.
 Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đóng ba vai trò quan trong trong đường
dây buôn bán động thực vật hoang dã trái phép: với nguồn tài nguyên thiên nhiên
giàu có, Việt Nam là nơi cung cấp các loài động vật hoang dã cho thị trường quốc
tế, đặc biệt là Trung Quốc; với số lượng người dân thành thị có mức thu nhập cao
đang tăng lên, Việt Nam cũng là nơi tiêu thụ các loài động vật hoang dã bị săn bắt
ở trong nước và quốc tế; và cuối cùng, nằm ở vị trí tiếp giáp với Trung Quốc, Việt
Nam là nơi trung chuyển của đường dây buôn bán động vật hoang dã tại khu vực
tiểu vùng sông Mekong
 Theo số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm, từ năm 2010 đến hết tháng 8/2016, lực
lượng kiểm lâm cả nước đã phát hiện và xử lý 174.385 vụ vi phạm pháp luật về
quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Trong đó, số vụ vi phạm các
quy định về quản lý ĐVHD là 4.305 vụ, tịch thu hàng nghìn kg sản phẩm ĐVHD
và 60.217 cá thể ĐVHD các loại, trong đó 3.418 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý,
hiếm.




Các hoạt dộng khai thác trái phép: sự khai thác rừng, gỗ, chim, động vật quý
hiếm,... nhằm trục lợi cho bản thân gây ảnh hưởng tiêu cực, có thể phá hủy cả
một hệ sinh thái



Sự du nhập bởi các loài ngoại lai : Do các sinh vật ngoại lai có khả năng sinh
trưởng nhanh chóng, mạnh mẽ gây lấn áp, át chế sự sinh trưởng của các loài
sinh vật khác cùng khu vực-> sự cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn,
nơi ở, …-> những cá thể không thích nghi kịp sẽ tuyệt chủng hay chúng kết
hợp với nhau tạo ra loài mới thích nghi hơn.
Vd: Khoảng 20 năm gần đây, nhiều loài sinh vật ngoại lai nguy hiểm đã xâm
nhập vào nước ta. Điển hình là các loài ốc bươu vàng, mai dương, bèo Nhật
Bản, rùa tai đỏ.
->Sự xâm nhập của các loài sinh vật ngoại lai cũng là mối đe dọa tiềm ẩn đối
với các loài bản địa.
Vd: rùa tai đỏ khi du nhập vào nước ta đã giao phối với loài rùa bản địa và ăn
các loài sinh vật bản địa nhỏ hơn.


Tóm lại, đa phần tất cả các nguyên nhân tuyệt chủng của sinh vật đều xuất phát
từ các hoạt động vô ý thức của con người.Theo thống kê khoảng 99% các loài sinh
vật cận và hiện đại bị tuyệt chủng là do tác động của con người. Với tốc độ như thế
này, tương lai không xa con người sẽ bị tuyệt chủng vì các hành vi hủy hoại môi
trường sống nếu không nhận thức rõ tác hại của nó
Hậu quả
Thu hẹp về cả chất lượng và số lượng của sinh vật

Mất sự đa dạng sinh học
Suy giảm đa dạng di truyền
Việc sinh vật bị tuyệt chủng dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp
đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của trái đất.
Vd: Do chim ăn sâu là thiên địch của loài sâu bọ nên nếu chim sâu không còn tồn
tại thì sâu bọ sẽ phát triển mạnh không bị khống chế dẫn đến mùa màng bị sâu bọ
phá hoại.
• Làm cho nạn đói thường xuyên diễn ra, đe dọa đến sự tồn vong của con người.
• Làm suy giảm hoặc mất các nguồn gen quý hiếm, làm mất nguồn nguyên liệu cho
sản xuất công nghiệp và mất nguồn dược liệu quý
• Việc chặt cây làm cho các thiên tai tác động mạnh mẽ tới con người
4.







×