Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

suy niệm về năm sự vui

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.36 KB, 23 trang )

NĂM SỰ VUI
Thứ 1:

Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai (Lc 1,38).
Ta hãy xin cho được ở khiêm nhượng.
Lời Chúa Lc 1,26-38
Bà Elisabét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai
sứ thần Gáprien đến một thành miền Galilê, gọi là
Nadarét, gặp một trinh nữ đã đính hôn với một người tên
là Giuse, thuộc nhà Ðavít. Trinh nữ ấy tên là Maria.
Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Ðấng
đầy ân sủng, Ðức Chúa ở cùng bà. Nghe lời ấy, bà rất bối
rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin đừng
sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt
tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Ðức Chúa là
Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Ðavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà
Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.” Bà Maria thưa với sứ
thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” Sứ thần đáp:
“Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Ðấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà,
vì thế, người con sinh ra sẽ là thánh, và được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Êlisabét,
người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy
vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên
Chúa, không có gì là không thể làm được. Bấy giờ bà Maria nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ
của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
Suy niệm: Đức Maria đã thành hôn với ông Giuse (Lc 1,27) và hai người chuẩn
bị về chung sống với nhau như vợ chồng. Câu chuyện tình lãng mạn và đáng yêu giữa
một chàng trai và một cô gái ở vùng Nadaret ấy tưởng chừng được thăng hoa bằng một
đám cưới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc, bỗng dưng chuyển cảnh một cách thật bất
ngờ. Cao trào của câu chuyện nằm ở biến cố truyền tin cho Đức Maria.
Khi sứ thần xuất hiện trước Đức Maria và báo tin Mẹ sẽ “thụ thai, sinh hạ một con
trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức


Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vit, tổ tiên Người. Người sẽ trị
vì nhà Gia-cop đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận,” thì Mẹ bỗng
bối rối và tự hỏi: “Việc ấy sẽ xảy cách nào” vì bản thân Mẹ “không biết đến việc vợ
chồng.” Một biến cố cùng sứ điệp được loan báo cho Mẹ lúc này quá ư lạ lùng, và chưa
hề được nghĩ đến hoặc được hình dung trước đó đột ngột ập đến.
Chính trong cái bất ngờ, và dường như không có sự chuẩn bị ấy, mà Mẹ tỏ cho
chúng ta lòng tin đơn sơ, hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ và thánh thiện của Mẹ qua
việc hỏi sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào”. Có nhiều cách hỏi: (1) hỏi để vặn vẹo,
bắt bẻ; (2) hỏi để thỏa mãn trí tò mò hay lòng ham hiểu biết; và (3) hỏi để biết hơn và để
yêu hơn; để biết cho đúng và để sống cho đúng. Nếu câu hỏi (1) nhắm điều tiêu cực; thì

1


câu (2) nhắm thiện ích cho bản thân, và câu (3) nhắm phục vụ sự sống, hạnh phúc cho
người khác.
Mẹ hỏi xứ thần “việc ấy sẽ xảy ra cách nào” vì tâm hồn Mẹ chỉ muốn hiểu biết và
vâng phục Thánh Ý Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ của Mẹ. Đấng ấy – đối với Mẹ – thì
Toàn Năng, Giàu Lòng Thương Xót; và Danh của Người thì thật Chí Thánh Chí Tôn (Lc
1, 49 – 50).
Đáp lại lòng tin đơn thành, trong sáng và mạnh mẽ ấy của Mẹ, sứ thần sẵn lòng
trao tiếp cho Mẹ một chân lý bởi trời, chân lý ấy đã trở nên sức mạnh, niềm vui, an ủi và
hạnh phúc của Mẹ. Chân lý ấy là: “Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm
được” (Lc 1, 37). Vui mừng trước tình yêu thương xót Thiên Chúa dành cho mình, Mẹ
đã thốt lên: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần
nói” (Lc 1,38). Mẹ vui và hạnh phúc vì Mẹ biết rằng dù chỉ là phận nữ tỳ hèn mọn,
nhưng Mẹ đã được Đấng là Vua Trời Đất đoái nhìn và thương xót, tuyển chọn và trao
phó sứ mạng lớn lao, là trở nên “Mẹ Thiên Chúa”.
Vâng phục Thiên Chúa là hành vi đẹp nhất con người có thể làm để ca tụng và
phụng thờ Thiên Chúa. Đó là hành vi diễn tả lòng hiếu thảo đáng yêu nhất của con cái

dành cho Cha mình. Vâng phục Thánh Ý Thiên Chúa được kể là con đường tuyệt hảo
của bình an và hạnh phúc.
Cùng với bà Elisabet chúng ta có thể nói lên rằng: “Mẹ thật diễm phúc vì đã tin
rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với Mẹ.” (Lc 1,45).
Cùng với Mẹ, chúng ta cũng muốn nói lên rằng: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,
thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới, từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Đấng Toàn Năng
đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn!”
Suy niệm: Sống là chấp nhận. Đức Maria đã tự đặt mình dưới quyền sử dụng của
Thiên Chúa: hạ mình xuống, nên được nâng lên làm Mẹ Thiên Chúa. Ngày thành hôn,
cha mẹ cũng cam kết đón nhận con cái, để yêu thương dưỡng dục. Con cái phải cảm
nhận tình thương của Đấng Tạo Thành, và của đấng sinh thành. Mỗi người khiêm tốn
giữ đúng vị trí của mình trong gia đình, nhận ra các thành viên là những quà tặng Chúa
ban.
Ý nguyện: Xin cho mỗi người trong gia đình biết chân thành lắng nghe nhau, để
trên thuận dưới hòa: loan báo tin mừng, chứ không phải tin buồn cho nhau.
Thứ 2:

Đức Bà đi viếng Bà Thánh Isave (Lc 1,56).
Ta hãy xin cho được lòng yêu người.
Lời Chúa Lc 1,39-45
Hồi ấy, bà Maria lên đường vội vã, đến miền núi,
vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. Bà vào nhà ông
Dacaria và chào hỏi bà Êlisabét. Bà Êlisabét vừa nghe
tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên,

2


và bà được trần đầy Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc

hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu
tôi được phúc này là Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi như vậy?Vì này đây, tai tôi vừa
nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì
đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.”
Suy niệm: Khi được Thiên Chúa viếng thăm, và nhất là khi được Con Thiên Chúa
nhập thể trong cung lòng, Mẹ Maria không chần chừ, trái lại, Mẹ “vội vã lên đường” (Lc
1,49). Tại sao Mẹ vội vã?
(1) Vì Mẹ biết rằng bà Êlisabeth lần đầu mang thai, lại mang thai lúc tuổi đã xế
chiều, nên bà cần có người trợ giúp lắm. Mẹ biết bà chị họ cần sự hiện diện và trợ giúp
của Mẹ.
(2) Vì Mẹ biết rằng, đến thăm bà Elisabeth, cũng có nghĩa là thăm cả ông Gioan
Tẩy Giả, thăm ông Giacaria. Tất cả họ đều cần đến Đấng Cứu Độ, mà chính Mẹ đang
cưu mang nơi cung lòng thanh khiết của mình.
Vì lòng bác ái – vừa nhân bản vừa thiêng liêng – này, mà Mẹ đã vội vã lên đường,
quên đi chính bản thân mình cũng là người đang mang thai, và bất chấp nơi Mẹ đến là
miền núi xa xôi cách trở.
Kinh Thánh cho chúng ta biết Mẹ ở đó độ 3 tháng, tức là cho đến khi người chị họ
sinh con. Sự hiện diện quan tâm chăm sóc của Mẹ không chỉ giúp bà Elisabeth và em bé
và ông Giacaria có được niềm vui “mẹ tròn con vuông”, nhưng còn để mang đến niềm
vui nội tâm, niềm vui thiêng liêng cho mọi người trong gia đình này. Dù diễn tả khác
nhau, nhưng tất cả họ đều cảm thấy mình được chúc phúc. Bà Êlisabeth nói: “Bởi đâu
tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?” Bà vui không chỉ vì có người em họ
đến thăm, nhưng còn vui vì qua người em này bà được chính Thiên Chúa, Đấng đã tạo
dựng nên bà, đã cất khỏi bà nỗi tủi nhục bấy lâu nay vì không có con, ngày hôm nay
ngay giây phút này đến thăm viếng mình. Ông Gioan Tẩy Giả dù còn đang trong bụng
mẹ, cũng nhảy lên vui sướng. Ông Giacaria lúc này còn bị câm, hẳn đã nghiệm thấy
niềm vui bên trong tâm hồn, để rồi khi có thể nói được, ông đã nói: “Chúc tụng Đức
Chúa là Thiên Chúa Israel đã viếng thăm cứu chuộc dân Người.” (Lc 2,68).
Đích nhắm của mọi cuộc thăm viếng như thế là để ca ngợi Thiên Chúa, và vì hạnh
phúc và ơn cứu độ cho anh chị em mình. Trong đó, Chúa Thánh Thần là tác giả chính

yếu của công trình này.
Suy niệm: Ra đi là một sứ mạng: đem niềm hạnh phúc đến cho người khác. Đến
với nhau không đơn thuần là ăn uống, vui chơi mà chính là gặp gỡ. Gặp gỡ thường
xuyên nhất là trong gia đình: tại sao thiếu vắng nụ cười, cử chỉ thân ái, lại quá nhiều lời
than trách? Gặp gỡ thực sự đưa đến chỗ chia sẻ: người nghèo nào cũng có gì để cho,
người giàu nào cũng cần cái gì để nhận.
Ý nguyện: Xin cho mỗi gia đình thực sự thành tổ ấm, chứ không phải tổ lo. Xin
cho mỗi người biết quan tâm đến nhau: từ trái tim đến với trái tim.

3


Thứ 3:

Đức Bà sinh Chúa Giêsu nơi hang đá (Lc 2,7).
Ta hãy xin cho được lòng khó khăn.
Lời Chúa Lc 2,1-20
Thời ấy, hoàng đế Augúttô ra chiếu chỉ, truyền
kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. Ðây là cuộc
kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Quiriniô
làm tổng trấn xứ Xyria. Ai nấy đều phải về nguyên
quán mà khai tên tuổi. Bởi thế, ông Giuse từ thành
Nadarét, miền Galilê, lên thành Bêlem, miền Giuđê,
là thành vua Ðavít, vì ông thuộc về nhà và gia tộc vua Ðavít. Ông lên đó khai tên cùng
với người đã đính hôn với ông là bà Maria, lúc ấy đang có thai. Khi hai người đang ở
đó, thì bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc
con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.
Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn
vật. Và kìa sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh,
khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho

anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Ðấng
Cứu Ðộ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Ðavít, Người là Ðấng Kitô Ðức Chúa.
Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm
trong máng cỏ”. Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen
Thiên Chúa rằng:
Vinh danh Thiên Chúa trên trời.
bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.
Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời, những người này bảo
nhau: “Nào chúng ta sang Bêlem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta
biết”. Họ liền hối hả ra đi. Ðến nơi, họ gặp bà Maria, ông Giuse, cùng với Hài Nhi đặt
nằm trong máng cỏ.Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này.
Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. Còn bà Maria thì hằng
ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. Rồi các người chăn chiên ra về,
vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng
như đã được nói với họ.
Suy niệm: Mẹ đã đáp lại kế hoạch của Thiên Chúa vào ngày được sứ thần truyền
tin: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc
1,38). Tuy nhiên, tiếng “xin vâng” ban đầu và nền tảng ấy chỉ là khởi đầu cho một chuỗi
liên lỉ những tiếng “xin vâng” trong suốt hành trình cuộc đời của Mẹ.
Thực vậy, khi đến ngày “mãn nguyệt khai hoa”, Mẹ đã sinh hạ người Con yêu dấu
trong niềm vui ngập tràn. Hạnh phúc của người phụ nữ được làm mẹ lớn lao dường nào.
Và đây, niềm hạnh phúc còn được nhân lên gấp bội khi mà người con mà Mẹ sinh thành
lại chính là Đấng Thánh, và là Con Thiên Chúa; đồng thời là vua “trị vì nhà Gia-cóp đến
muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận” (x. Lc 1,26-38). Hòa cùng niềm vui

4


với Mẹ là lời ca khen chúc tụng của ca đoàn sứ thần thiên quốc: “Vinh danh Thiên Chúa
trên trời, bình an dưới thế, cho loài người Chúa thương.” (Lc 2,14); bên cạnh đó, còn có

các mục đồng nhờ được loan báo đã đến nơi Mẹ sinh con để chung vui, chúc mừng.
Vui mừng là thế, nhưng trong niềm vui vừa của thiên quốc vừa thuộc thế trần này,
một thao thức trước huyền nhiệm của Thiên Chúa làm người vẫn còn đó như đêm tối nơi
thẳm sâu cõi lòng Mẹ, khiến Mẹ phải tin, ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng.
Thực vậy, về phần mình, Mẹ bằng lòng chịu cảnh khổ cực của việc sinh con nơi quá
thiếu thốn và khó nghèo. Tuy nhiên, lòng Mẹ không khỏi xót xa cho đứa con một yêu
dấu nhưng rất bé bỏng và quá mỏng manh của Mẹ đang thật cần một nơi với những điều
kiện tốt hơn để được chào đời.
Vì Mẹ nghèo nên Con phải thế hay vì khi vào trần gian Con muốn vậy nên Mẹ
chung chia?
Trong cái giá lạnh của đêm khuya đất trời, Mẹ ôm con thật chặt vào lòng, trao cho
con từng giọt sữa ngọt ngào, đang khi miệng Mẹ hát ru những lời à ơi dịu dàng; chốc
chốc Mẹ lại đặt lên trán Người Con Yêu Dấu nụ hôn nồng thắm. Mẹ ôm con cũng đồng
thời ôm lấy chính mầu nhiệm nhập thể của Ngôi Con trong kế hoạch cứu độ khôn dò
thấu của Đấng Tối Cao. Kế hoạch ấy của Ngài Mẹ tin bằng trọn cả tấm lòng. Tất cả là vì
Mẹ muốn yêu như Giêsu.
Suy niệm: Đức Maria đã sinh ra cho Chúa Giêsu, Chúa Giêsu đã sinh ra cho
chúng ta. Còn chúng ta… sống cho ai và vì ai? Sống là từ bỏ, có chấp nhận đau thương
mới thực sự là yêu thương. Bêlem nghèo đã giúp người Kitô hữu đón nhận duyên nghèo,
nghèo mà sạch, rách giữ lề: an bần lạc đạo.
Ý nguyện: Xin cho mỗi gia đình biết tìm kiếm Nước Thiên Chúa, và ăn ở công
chính, để mọi sự khác Chúa sẽ liệu cho.
Thứ 4:

Đức Bà dâng Chúa Giêsu trong đền thánh (Lc 2,34).
Ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy.
Lời Chúa Lc 2,22-38
Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Môsê,
bà Maria và ông Giuse đem con lên Giêrusalem, để tiến dâng cho
Chúa, như đã chép trong Luật Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng

phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa”, và cũng để dâng
của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ
câu non. Và này đây, tại Giêrusalem, có một người tên là Simêon.
Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm
an ủi của Ítraen, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. Ông đã được
Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Ðấng
Kitô của Ðức Chúa. Ðược Thần Khí dun dủi, ông lên Ðền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi
Giêsu đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người, thì ông ẵm
lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:

5


Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra
đi. Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: Ðó là ánh
sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Ítraen Dân Ngài. Cha mẹ Hài Nhi
ngạc nhiên vì những lời ông Simêon vừa nói về Người. Ông Simêon chúc phúc cho hai
ông bà, và nói với bà Maria, mẹ của Hài Nhi: “Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm
duyên cớ cho nhiều người Ítraen phải vấp ngã hay được chỗi dậy. Cháu còn là dấu hiệu
bị người đời chống báng còn chính bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà, ngõ
hầu những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người phải lộ ra.
Lại cũng có một nữ ngôn sứ tên là Anna, con ông Pơnuen, thuộc chi tộc Ase. Bà
đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng được bảy năm, rồi ở goá, đến
nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời bỏ Ðền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm
hôm thờ phượng Thiên Chúa. Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa,
và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ gặp ngày Thiên Chúa cứu chuộc
Giêrusalem.
Suy niệm: Cùng với Thánh Giuse, Mẹ Maria đưa Giêsu lên Giêrusalem và thực
hiện việc tiến dâng con mình cho Thiên Chúa theo như Luật Chúa dạy: “Mọi con trai
đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa”. Việc nhìn ngắm con yêu được tiến

dâng cho Đấng mà suốt đời Mẹ tôn kính mến yêu, đã mang lại cho Mẹ một niềm vui
thiêng liêng sâu xa. Mẹ ý thức rằng, trước khi Giêsu là con của Mẹ, Ngài là Con của Cha
trên trời. Và nay, Mẹ dâng lại cho Thiên Chúa như dấu chỉ của lòng biết ơn và tôn thờ.
Việc dâng con ấy hẳn cũng làm Mẹ nhớ lại ngày mà chính Mẹ cũng đã tự nguyện dâng
mình cho Chúa Chí Tôn, để Ngài hoàn toàn sử dụng Mẹ theo Thánh Ý Nhiệm Mầu của
Ngài. Cả Mẹ và Con đều toàn hiến cho Thiên Chúa. Đẹp biết bao!
Niềm vui còn được tăng thêm khi tại Đền Thờ hôm ấy, Mẹ được gặp tiên tri
Simêon. Vị tiên tri cao niên này là “một người công chính và sùng đạo, ông những mong
chờ niềm an ủi của Ítraen, và Thánh Thần hằng ngự trên ông.” Mẹ vui vì ông chính là
“người của Chúa”, và hiển nhiên là sứ giả đem Lời của Ngài đến cho dân. Và Mẹ đã
hiệp thông với ông trong lời ca nguyện tràn đầy niềm vui: “chính mắt con được thấy ơn
cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: Ðó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là
vinh quang của Ítraen Dân Ngài.”
Tuy nhiên, niềm vui thật vắn vỏi vì liền sau lời chúc tụng ấy, ông Simêon đã đại
diện Thiên Chúa nói lời tiên tri và cũng đồng thời là lời xác nhận cho ơn gọi của Đức
Maria: “chính bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà, ngõ hầu những ý nghĩ từ
thâm tâm nhiều người phải lộ ra.” Ơn gọi ấy chính là ơn gọi thập giá trong mối thông
hiệp sâu xa với con đường thập giá của chính người con yêu dấu của Mẹ: “Thiên Chúa
đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ítraen phải vấp ngã hay được chỗi
dậy. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng”. Như vậy có thể thấy rằng, chính
Thiên Chúa Cha đã tuyển chọn Mẹ để sống ơn gọi thập giá này. Vâng, ơn gọi của Mẹ là
thông phần đau khổ với Giêsu, để cứu độ nhân loại.

6


Chính nhờ quyền năng của Thánh Thần mà Mẹ thụ thai Đức Giêsu mà vẫn đồng
trinh, thì cũng chính nhờ sức mạnh uy linh ấy, Mẹ được dẫn vào và cưu mang con đường
thập giá của Chúa Giêsu như phần số và phần thưởng dành cho Mẹ. Và với thái độ “xin
vâng”, Mẹ đã một lần nữa ca lên lời tôn vinh Thiên Chúa rằng: “Phận nữ tỳ hèn mọn,

Người đoái thương nhìn tới. Từ nay hết mọi đời, sẽ khen rằng, tôi diễm phúc.”
Suy niệm: Bỏ mình suông thật uổng, dâng mình mới đáng quý. Những gì chúng
ta có đều là của Chúa, nay dâng lại cho Chúa, để Chúa ban thêm. Cha mẹ dâng con cái
cho Chúa, để phục vụ Giáo Hội hoặc cộng đoàn. Con cái nghe lời cha mẹ như vâng lời
Thiên Chúa. Yêu mến Chúa, là tuân giữ luật Chúa. Luật Chúa mang tên gọi là yêu
thương.
Ý nguyện: Mỗi người tập thói quen tốt: sáng dâng ngày, tối dâng mình. Hãy sống
tâm tình: xin vâng để dâng.
Thứ 5:

Đức Bà tìm được Đức Chúa Giêsu trong đền thánh (Lc 2,46).
Ta hãy xin cho được giữ nghĩa cùng Chúa luôn.
Lời Chúa Lc 2,41-52
Hằng năm, cha mẹ Ðức Giêsu trẩy hội đền Giêrusalem mừng
lễ Vượt Qua. Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên
đền, theo tập tục ngày lễ. Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé
Giêsu thì ở lại Giêrusalem, mà cha mẹ chẳng hay biết. Ông bà cứ
tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường,
mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc. Không thấy
con đâu, hai ông bà trở lại Giêrusalem mà tìm. Sau ba ngày, hai ông
bà mới tìm thấy con trong Ðền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt
câu hỏi. Ai nghe cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đáp của cậu. Khi thấy
con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: “Con ơi, sao con lại xử với cha
mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!” Người
đáp: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha
con sao?” Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói. Sau đó, Người đi xuống cùng
với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi
nhớ tất cả những điều ấy trong lòng. Còn Ðức Giêsu, ngày càng thêm khôn ngoan, thêm
cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.
Suy niệm: Sau ba ngày vất vả tìm Con, Mẹ Maria dường như mệt mỏi và buồn

lòng nhiều. Do đó, khi tìm thấy Con, Mẹ đã dường như trách mắng Giêsu con mình, và
muốn hỏi Ngài để biết tại sao: “Sao con lại đối xử với cha mẹ như vậy?” (Lc 2, 48) Đáp
lại câu hỏi của Mẹ, Chúa Giêsu trả lời bằng một câu hỏi khác: “Sao cha mẹ lại tìm con?
Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” (Lc 2, 49). Nghe những
lời ấy, Mẹ Maria đã không hiểu dù rất muốn hiểu.
Mang lấy phận người, dù là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội và đầy ân sủng, nhưng
Mẹ Maria vẫn là một con người hữu hạn. Nghĩa là, Mẹ không phải là Đấng Toàn Năng,

7


để có thể biết được mọi sự, làm được mọi thứ, hay siêu vượt hẳn không gian và thời
gian. Nhận mình hèn kém và giới hạn thực không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, khác
với Evà trong vườn địa đàng, Mẹ Maria, Evà mới đã khiêm tốn nhìn nhận sự giới hạn
của mình. Đồng thời, thay vì tự ti, mặc cảm, và đóng kín Mẹ sống tâm tình tạ ơn và mở
lòng cho quyền năng của Thiên Chúa hoạt động nơi mình. Mẹ cộng tác với ơn thánh
(thời gian, sức lực, khả năng riêng, đức hạnh . . .) để công trình của Thiên Chúa được
thành tựu. Mẹ thưa: “Vâng tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ
thần nói” (Lc 1,38). Nhờ đó, Thiên Chúa trở nên tất cả sức mạnh, sự khôn ngoan và lẽ
sống của Mẹ. Ngài đã thực hiện nơi Mẹ, và qua Mẹ cho con người biết bao điều kỳ diệu:
“Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới. Từ nay hết mọi đời sẽ khen rằng tôi
diễm phúc. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều kỳ diệu. Danh Người thật chí
thánh chí tôn” (Lc 1, 48 – 49).
Để có thể lắng nghe và đáp lời Thiên Chúa trong mọi sự, ở mọi nơi, vào mọi lúc,
Mẹ nuôi dưỡng và sống sự thinh lặng nội tâm, nền tảng của đời sống chiêm niệm. Kinh
Thánh ghi lại rằng: “Mẹ Người hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng” (Lc 1,
51). Mẹ dành giờ để gặp gỡ Chúa trong thinh lặng, hồi tâm và cầu nguyện, để nghe
Chúa nói và để có thể hiểu và thi hành điều Chúa muốn Mẹ hiểu và thi hành, “Mẹ tôi là
người biết lắng nghe và thi hành lời Chúa”. Thực vậy, thinh lặng, không có nghĩa là
không nói. Đó càng không phải là tình trạng dồn nén. Đúng hơn, thinh lặng nội tâm là sự

thinh lặng của một tâm hồn khao khát nhận biết và thực thi thánh ý Thiên Chúa, một tâm
hồn tạ ơn, sám hối trở về với Chúa, một tâm hồn trong sạch.
Suy niệm: Mất mát là chuyện khó tránh, mất mà lấy lại được mới hay: vì tìm thì
dễ gặp, có mất mới quý của. Ta sung sướng vì được trở lại sau khi phạm tội, ta hạnh
phúc vì đứa con đi hoang trở về. Những kinh nghiệm buồn vui ấy, giúp chúng ta giữ gìn
những gì đang có: đức tin, lòng đạo, bầu hòa khí, sự thủy chung…
Ý nguyện: Xin cho mỗi gia đình cảm nhận được niềm hạnh phúc sum vầy bên
nhau: cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng cầu nguyện với nhau.
NĂM SỰ THƯƠNG
Thứ 1:

Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu (Lc 22,43).
Ta hãy xin cho được ăn năn tội nên.
Lời Chúa Mt 26,37-39
“Rồi Người đưa ông Phê-rô và hai người con ông Dê-bê-đê đi
theo. Người bắt đầu cảm thấy buồn rầu xao xuyến. Bấy giờ Người
nói với các ông: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại
đây mà canh thức với Thầy.” Người đi xa hơn một chút, sấp mặt
xuống, cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con
khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý

Cha.”

8


Suy niệm: Thập giá chưa được dựng lên, những bước chân chưa trĩu nặng vì leo
dốc và vì đôi vai nặng gánh… thì lòng Thầy đã nặng nề vì hận thù và sự ghen ghét của
người ta đã như cơn sóng dữ chờ ấp xuống trên Thầy… vì sự “bình tâm” đến khó hiểu
của người môn đệ trước tâm trạng của Thầy… khi chuẩn bị bước vào hành trình khổ giá,

hành trình mà Thầy đã loan báo trước.
Một hôi và máu đổ ra trong đêm trước khi bị khổ nạn vì tình yêu dành cho Cha
và cho con người. Thầy tìm đến với Cha và ý muốn của Cha để có thêm sức mạnh bước
tiếp và bước đến cùng hành trình thương khó. Hành trình ấy đã bắt đầu từ trong con tim
đầy yêu thương của Thầy.
Suy niệm: Đấng từng dạy chúng ta đừng lo lắng cho ngày mai, nay cũng biết lo
buồn, nhưng đã sớm biết vâng ý Cha. Chúa đã đồng cảm và hiểu thấu những nỗi thống
khổ của chúng ta. Về phần mình, chúng ta nhận được bài học: trong mọi lựa chọn, chấp
nhận ý Chúa hơn ý riêng; trong khổ đau, cầu nguyện hơn than thở, Chúa sẽ bổ sức; trong
lỗi lầm, hãy thành khẩn và không thất vọng.
Ý nguyện: Xin cho mọi người biết trân trọng đối với những giọt mồ hôi, những
hạt nước mắt của nhau, biết làm việc lành tương xứng với lòng thống hối.
Cầu nguyện: Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ giúp con không vô cảm trước những khổ
đau và cô đơn… của Chúa Giêsu con Mẹ và của những người xung quanh con.
Thứ 2:

Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn (Mt 27,26).
Ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng.
Lời Chúa Mt 26, 55-56
“Vào giờ ấy Đức Giê-su nói với đám đông: “Tôi là một tên
cướp sao mà các ông đem gươm giáo gậy gộc đến bắt? Ngày ngày tôi
vẫn ngồi giảng dạy ở Đền Thờ thì các ông không bắt. Nhưng tất cả sự
việc này xảy ra là để ứng nghiệm những lời chép trong Sách Các
Ngôn Sứ.” Bấy giờ các môn đệ bỏ Người mà chạy trốn hết.”
Suy niệm: Đòn roi và những cái đinh lạnh lùng xuyên thấu vào
da thịt và tâm hồn thầy… Những hành vi ấy khởi đi từ những “trái tim
hoá đá.” Những trái tim không còn cảm nghiệm được tình thương của Thầy, cũng là của
Thiên Chúa. Chúng đã đánh mất khả năng yêu thương, và chỉ còn biết kết án thay vì an
ủi, giết chết thay vì cứu sống…Sự phản bội và bỏ trốn của các môn đệ. Cũng là những
đòn roi, đinh sắt…để lại những vết thương đau buốt trong tâm hồn Thầy.

Ngày hôm nay, những vết thương ấy vẫn đang rỉ máu từng ngày, nơi thân xác và
tâm hồn của Thầy, vì những xúc phạm của tôi đến Tình Yêu, đến Thiên Chúa, và đến
anh em…Thầy ôm ấp và mang lấy tất cả trên thân thể mầu nhiệm của Thầy và biến
chúng thành Tình Yêu cứu độ.
Suy niệm: Chính vì tội chúng ta mà vị Chủ chăn nhân lành phải tan nát tấm thân.
Đây là một nghịch lý của công trình cứu độ: cứu người, người hại. Thân thể của Chúa là
Hội Thánh vẫn còn mang thương tích của thời đại: cố chấp, bất phục, bài xích… Giữa

9


một xã hội tiêu thụ, lời kêu gọi hy sinh hãm mình của Chúa vẫn còn tha thiết, mong
được đáp trả.
Ý nguyện: Xin cho mọi người không chỉ bằng lòng mà còn vui lòng, vì xứng
đáng chịu cực khổ với Chúa: Chúa đã dùng chính thân xác chúng ta để chịu đau khổ
thay cho Ngài.
Cầu nguyện: Lạy Mẹ Maria, Xin Mẹ giúp cho con có trái tim của Mẹ, biết rung
động trước những đau thương của Chúa và của anh em, biết hoán cải và nhận ra những
tội lỗi của mình đã xúc phạm đến Tình Yêu.
Thứ 3:

Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai (Mc 15,18).
Ta hãy xin cho được chịu mọi sự xỉ nhục bằng lòng.
Lời Chúa Mt 27,28-31
“Chúng lột áo Người ra, khoác cho Người một tấm áo choàng
đỏ, rồi kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người, và trao
vào tay mặt Người một cây sậy. Chúng quỳ gối trước mặt Người mà
nhạo rằng: “Vạn tuế Đức Vua dân Do-thái! ” Rồi chúng khạc nhổ vào
Người và lấy cây sậy mà đập vào đầu Người. Chế giễu chán, chúng lột
áo choàng ra, và cho Người mặc áo lại như trước, rồi điệu Người đi

đóng đinh vào thập giá.”
Suy niệm: Con Thiên Chúa được trao vào tay con người. Đấng đến “để cho chiên
được sống và sống dồi dào,” Đấng Hằng Sống giờ đây bị lên án tử, Đấng Toàn Năng giờ
đây bị chế nhạo như một vị vua, với vương miện bằng gai và vương trượng làm bằng
cây sậy… và nên trò cười cho bọn lính tráng… Vinh quang của Thiên Chúa giờ đây bị
giấu ẩn nơi thân phận của một con người và một tội nhân bị đem đi hành hình. Thầy bị
“tước đoạt” tất cả và chỉ còn Thánh Giá. Hay nói đúng hơn, Thầy đã “dâng hiến” trọn
vẹn để cứu độ mọi người.
Suy niệm: Đầu là phần quý nhất của con người. Đội mão gai chứ không phải triều
thiên - đó là một sự xỉ nhục cực độ. Chúa Giêsu đã nhẫn nhục chịu đựng: im lặng, không
phẫn nộ, không hận thù. Còn chúng ta: vợ chồng chịu đựng nhau được bao nhiêu? Cha
mẹ than phiền con cái thế nào? Con cái gánh ấy tuổi già của cha mẹ ra sao? Chúa đối
mặt với kẻ thù vẫn khoan dung. Chúng ta vẫn đối diện với người thân: lại tệ hơn sao?
Ý nguyện: Xin cho mọi người ý thức: điều không tránh được thì hãy chấp nhận,
điều nặng lòng thì hãy trút bỏ, để tâm hồn thảnh thơi an bình.
Cầu nguyện: Lạy Mẹ Maria, xin cho con nhận ra vinh quang vĩ đại nhất chỉ có
trong Tình Yêu Thiên Chúa. Và cho con con cảm nhận được hạnh phúc, Vì được Chúa
yêu con.
Thứ 4:
Đức Chúa Giêsu vác cây Thánh Giá (Ga 19,17).
Ta hãy xin cho được vác Thánh Giá theo chân Chúa.
Lời Chúa Lc 23,26-27

10


“Khi điệu Đức Giê-su đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là Si-môn, gốc
Ky-rê-nê, đặt thập giá lên vai cho ông vác theo sau Đức Giê-su. Dân chúng đi theo
Người đông lắm.”
Suy niệm: Thầy đau đớn vác thập giá đi lên Núi Sọ, cũng như suốt cuộc đời Thầy đã

nhận mang thập giá của con người. Một mình Thầy, trong thân thể bầm dập, thương tích,
… gánh tất cả gian ác, kiêu căng của loài người chất chồng trên Thánh Giá.
Đường lên dốc, gồ ghề, sỏi đá. Thầy đã nhiều lần va đập và ngã xuống đất…
Xương thịt nát tan, Vết thương ứa máu Thầy loạng choạng bước đi siêu vẹo. Vẫn một
mình Thầy khập khiễng trên đường: Thập Giá nặng trĩu trên vai. Cô độc, đau đớn, rã
rời…Tôi tự hỏi: Tôi ở đâu trong hành trình thập giá của Thầy?
Suy niệm: Trên đường tử nạn, Chúa vấp ngã nhiều lần, nhưng vẫn chỗi dậy tiến
lên. Dù được ai đó nâng đỡ, nhưng Chúa vẫn không buông, vẫn tiếp bước cho đến hết
đường. Hãy vác thánh giá của mình, đừng đòi thánh giá của người. Hãy vác đỡ thánh giá
cho tha nhân, đừng quẳng thánh giá cho người khác. Vác thánh giá sẽ nhẹ nhàng, lê
thánh giá sẽ nặng nề: tìm sự sống trong cái chết, tìm hạnh phúc qua đau khổ.
Ý nguyện: Nơi đâu có tình yêu thì không có gian khổ, mà nếu có gian khổ thì yêu
luôn (Augustinô). Nếu không mến thánh giá được thì đừng ớn thánh giá
Cầu nguyện: Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ giúp con biết vác thập giá đời mình mỗi
ngày với niềm hy vọng: có Chúa cùng đi với con
Thứ 5:
Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây Thánh Giá (Ga 19,30).
Ta hãy xin đóng đinh tính xác thịt vào Thánh giá Chúa.
Lời Chúa Ga 19,28-30
“Sau đó, Đức Giê-su biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng
nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói : “Tôi khát !” Ở đó, có một bình
đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào
một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. Nhắp xong, Đức
Giê-su nói : “Thế là đã hoàn tất !” Rồi Người gục đầu xuống và
trao Thần Khí.”
Suy niệm: Chiêm ngắm Đức Giêsu hấp hối nhiều giờ trên Thánh Giá: Đớn đau,
mỏi mệt, cô đơn, nghẹt thở… Cái chết đến từ từ như một con quái vật khủng khiếp nuốt
chửng Đấng là Sự Sống, Đấng ban Sự Sống. Đức Giêsu chết trên Thánh Giá. Tột đỉnh
của sự dữ và chiến thắng bất diệt của sự thiện xảy ra đồng thời với nhau. Thầy đã chết
vì chúng ta, để chúng ta được sống. Thầy đã hoà giải giữa con người với Thiên Chúa,

giữa con người với con người. Thầy đã hoà giải mọi sự trong Thánh Tâm bị đâm thâu
của Thầy.
Suy niệm: Khi bị đóng đinh trên khổ giá, Chúa Giêsu đã kéo mọi sự lên cao với
Người. Cây Thập Giá nay trở thành cây sự sống. Cái chết của Chúa đã đem ơn cứu tử
cho loài người. Đáng lẽ chúng ta phải chạy khắp phố phường kêu lên: có một Người đã
chết cho tôi, để tôi được sống! Những gì đáng chết, sao nó vẫn sống dai: tính hư nết

11


xấu… Những gì đáng sống, sao nó cứ ngấp ngoải: đức tin, lòng đạo… Chúa chết giữa
trời, vẫn là một lời cảnh báo cho những người sống mà không nghĩ mình phải chết.
Ý nguyện: Xin cho mỗi người nhìn lên Thánh Giá để nhìn thấy nghị lực vươn cao
lên. Nhìn lên Đấng bị đâm thâu qua để dừng lại, đừng phạm tội nữa.
Cầu nguyện: Lạy Mẹ Maria, Xin cho con biết chiêm ngắm Đức Giêsu Trên
Thánh Giá Chúa mỗi ngày. Để con nhận ra Chúa đã chết vì con vì tội của con…
NĂM SỰ SÁNG
Thứ 1:

Đức Chúa Giêsu chịu phép Rửa tại sông Giođan.
Ta hãy xin cho được sống xứng đáng là con cái Chúa.
Lời Chúa Lc 3, 21-22
Khi toàn dân đã chịu phép rửa, Đức Giêsu cũng chịu phép
rửa, và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra, và Thánh Thần
ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Lại có tiếng từ
trời phán rằng: Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh
ra Con.”
Suy niệm: Đứng chung một dòng nước mà con cái Israen
tìm đến để chịu phép rửa, Chúa Giêsu hiện diện không phải để
chịu phép rửa của Gioan Tẩy Giả, mà để bày tỏ một Thiên Chúa

sẵn lòng bước xuống mọi góc ngõ của con người để yêu thương và cứu vớt họ.
Ngài chính là Suối Nguồn đích thực đem lại cho con người sự lành sạch.
Ngài chính là Ơn Thánh Tẩy của Chúa Cha để con người được gội rửa và mặc lấy
sự sống của Trời Cao.
Ngài hiện diện và mời gọi con người hãy đắm chìm trong Ngài, kín múc nơi Ngài
sự an lành tươi mát giữa một thế giới bức nóng những căng thẳng, bận lo những tranh
đua, đón nhận từ Ngài lòng mến và sức mạnh để trao ban lòng mến ấy giữa một thế giới
cần tình thương hơn là tiền bạc, cần sự chia sẻ và đồng cảm hơn là tài lợi và quyền lực.
Là Con yêu dấu của Chúa Cha, Chúa Giêsu đã đón nhận mọi thách đố; Ngài đã
sẵn lòng trả giá bằng cái chết để sống tình thương Ngài dành cho Cha và cho con người.
Hãy đến với Chúa Giêsu và học lấy nơi Ngài cách sống là con cái Thiên Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, trong bầu không khí và môi trường xã hội hôm
nay, việc sống ơn gọi là con cái Thiên Chúa gặp không ít thách đố. Xin giúp chúng con
học lấy mẫu gương của Chúa, và xin ban ơn khôn ngoan cùng với sức mạnh để chúng
con thực hành những gì học được nơi Ngài.
Thứ 2:

Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana.
Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng
của Ngài.
Lời Chúa

12


“Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu
Ðức Chúa Giê-su. Ðức Giê-su và các môn đệ cũng được mời tham dự…Thân mẫu
Người nói với gia nhân:“Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.” (Ga 2,1-2)
Suy niệm: Trong cuộc sống thường ngày, hình ảnh âm thầm của người mẹ không
thể thiếu trong sự khôn lớn và trưởng thành của mỗi người con. Không chỉ là chín tháng

mang nặng đẻ đau nhưng nơi mẹ còn là bàn tay chăm sóc, lời khuyên răn dịu dàng và là
chỗ dựa đáng tin cậy nhất cho con lớn lên thành người. Nếu người mẹ ruột thịt là người
dẫn dắt ta bước đi trên hành trình làm người thì Mẹ Maria, người mẹ thiêng liêng cao cả,
lại là người đồng hành với ta trên con đường làm con Chúa cách đích thật. Trên hành
trình của niềm tin này, chắc chắn mỗi người sẽ phải bước đi trên những con đường hẹp,
phải đối diện với những bóng đêm của nghi ngờ, và phải đau đớn với những giới hạn
của kiếp nhân sinh. Thế nhưng, khi chạy đến với Mẹ và nghe Mẹ nhủ thầm rằng “Người
bảo gì, các con cứ việc làm theo” mỗi người sẽ cảm nhận vị ngọt của niềm tin khi dám
tìm, dám lắng nghe và dám sống Lời Chúa trong cuộc sống đầy bấp bênh và giới hạn
của phận người này.
Cầu nguyện: Lạy Mẹ Maria, xin đồng hành với con trong những lúc con lần bước
giữa màn đêm nghi ngờ và tăm tối của niềm tin, khi thế gian thì tỏ tường còn Thiên
Chúa lại vắng bóng. Những lúc đó, xin cầm tay con, xin nâng đỡ con để con dám thực
hiện “bước nhảy của niềm tin” ngõ hầu con cũng được gắn kết nên một với Đức Giê-su
Ki-tô như Mẹ. Amen.
Thứ 3:

Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối.
Ta hãy xin cho được hoán cải và đón nhận Tin Mừng.
Lời Chúa: Mc: 1,15
“Ðức Chúa Giêsu nói: ‘Thời kỳ đã mãn, và Triều Ðại Thiên
Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng
Suy Niệm: Trong Tin Mừng Maccô, lời rao giảng đầu
tiên của Chúa Giêsu mang hai màu sắc tương phản của niềm
vui và nỗi buồn. Đúng thật Chúa mang niềm vui Tin Mừng
đến cho nhân loại. Tin Mừng ấy không chỉ là lời hay ý đẹp,
nhưng còn là sự hiện diện của Ngài, với tấm lòng yêu thương, với bàn tay cứu chữa, với
ánh mắt tha thứ, với đôi chân kiếm tìm. Cả cuộc đời Ngài, từ lúc hạ mình nhập thể đến
khi chịu chết trên thập giá, đều minh chứng về tình yêu cứu độ. Bên cạnh màu vui của
Tin Mừng, Chúa Giêsu còn vẽ nên màu buồn của lòng sám hối. Khi đứng trước Con

Người Giêsu, chắc hẳn ai cũng cảm thấy mình nhỏ bé yếu hèn. Tuy vậy, sám hối không
chỉ là dằn vặt tội lỗi, thu mình tự kỷ, nhưng còn là can đảm và khiêm tốn mở ra để đón
nhận nguồn sống mới. Nếu không trở về với tình yêu, thì thế giới của Tin Mừng vẫn còn
xa lạ với con người. Thử nhìn đến hình ảnh của Phêrô sau 3 lần chối Chúa: ông thẹn
thùng, dằn vặt, khóc lóc nhưng rồi lại can đảm để quay trở về với Tình Yêu.
“Thầy biết con yêu mến Thầy.” Phêrô đã vui khi đi theo Chúa Giêsu, nay lại càng hạnh

13


phúc khi quay trở về với Thầy từ những lần vấp ngã. Nỗi buồn hoán cải lại hoá thành
niềm vui tin vào Tin Mừng.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin cho con được trở về với Ngài, cách đặc biệt
qua bí tích Hoà giải. Và nếu con có vấp ngã và chán nản trên con đường ấy, xin Ngài
ban sức mạnh để con tiếp tục đứng lên và bước đi. Amen.
Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi.
Ta hãy xin cho được lắng nghe và thực hành lời Chúa.
Lời Chúa: (Lc 9,28-30.35)
Ðức Giêsu lên núi cầu nguyện, đem theo ông Phêrô, Gioan và
Giacôbê. Ðang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y
phục Người trở nên trắng tinh chói loà. Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo
với Người, đó là ông Môsê và Êlia. Hai vị nói về cuộc xuất hành Người
sắp hoàn thành tại Giêrusalem… Từ đám mây có tiếng phán rằng: “Ðây
là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người!”
Suy niệm: Nếu như 8 ngày trước, khi Thầy Giê-su loan báo cuộc thương khó lần
thứ nhất, các môn đệ không chịu hiểu, không muốn nghe, thì bây giờ, chính Chúa Cha
huấn luyện các ông. Các ông tận mắt chứng kiến ánh sáng, loại vinh quang mà các ông
ưa thích; tận mắt nhìn thấy hai chứng nhân lớn nhất trong Cựu ước. Thế mà hai vị lại
làm chứng về Thầy Giê-su và loan báo cuộc thương khó của Thầy. Thế mới vỡ lẽ, vinh
quang Thiên Chúa là một loại vinh quang khác, là vinh quang phải trải qua thương khó.

Vinh quang đích thực là vâng nghe Người Con, để theo Ngài. Chỉ có Thầy Giê-su là
đáng kể, chứ không phải tất cả ai khác, điều gì khác.
Cầu nguyện: Xin cho con dám dấn thân bước theo Thầy Giê-su trong ánh sáng
đức tin, loại ánh sáng có thể soi chiếu cuộc đời đầy tăm tối và hy vọng này. Amen.
Thứ 4:

Thứ 5:

Đức Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể.
Ta hãy xin cho được năng kết hiệp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể.
Lời Chúa: Ga 6,54-56
Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được
sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống
lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của
ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và
uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại
trong người ấy.
Suy niệm: Tình yêu được thể hiện qua sự thân mật giữa
người yêu và người được yêu. Cũng vậy, vì yêu thương, Thiên Chúa luôn muốn con
người được hạnh phúc trong mối dây tương quan thiết thân với Người. Chính vì thế mà
Ngôi Hai Thiên Chúa là Đức Giê-su Ki-tô đã không những đến ở giữa chúng ta trong

14


thân phận con người mà còn muốn chúng ta được nên một với Người khi lãnh nhận
chính máu thịt của Người trong bí tích Thánh Thể.
Mình và máu của Chúa Giê-su là của ăn và của uống đích thật bởi vì đó là thứ
lương thực mang lại cho chúng ta sự sống đời đời. Hằng ngày chúng ta cần phải ăn uống
để bổ sung dinh dưỡng nuôi sống thân xác. Đối với đời sống thiêng liêng cũng vậy,

chúng ta cần được nuôi dưỡng bằng lương thực thần linh, đó chính là mình máu thánh
Chúa. Theo đó, đời sống chúng ta trở nên viên mãn nhờ được thánh hoá bởi chính Thiên
Chúa là suối nguồn sự sống đích thật. Thật vậy, trong bí tích Thánh Thể, chúng ta được
kết hiệp với hy tế của Đức Giê-su để dâng lên Thiên Chúa Cha hy lễ cuộc đời mình. Còn
khi rước Chúa vào lòng, chính máu và thịt của Chúa Giê-su Thánh Thể biến đổi xác
phàm yếu đuối của chúng ta trở thành hiện thân của tình yêu Chúa giữa trần gian này.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Chúa Giê-su Thánh Thể, đã bao lần con rước Chúa vào
lòng nhưng chưa ý thức đủ về tình yêu thương vô bờ bến Chúa dành cho mình. Chúa
đến với con và ở trong con bằng chính máu thịt Ngài nhưng lòng con còn khép kín. Con
chưa dám sẵn sàng để Chúa biến đổi cho trở nên giống Ngài hơn mỗi ngày ngang qua
mầu nhiệm tự huỷ.
Lạy Chúa Chúa Giê-su Thánh Thể, ước gì đời con trở thành tấm bánh để dâng lên
Chúa và được bẻ ra để trao ban cho anh chị em xung quanh con. Xin Chúa tiếp tục thanh
luyện tâm hồn con để con bớt bất xứng hơn khi đón Chúa vào lòng. Amen.
NĂM SỰ THƯƠNG
Thứ 1:

Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu (Lc 22,43).
Ta hãy xin cho được ăn năn tội nên.
Lời Chúa: .” Mt 26,37-39
“Rồi Người đưa ông Phê-rô và hai người con ông Dê-bê-đê đi theo.
Người bắt đầu cảm thấy buồn rầu xao xuyến. Bấy giờ Người nói với
các ông: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà
canh thức với Thầy.” Người đi xa hơn một chút, sấp mặt xuống, cầu
nguyện rằng: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống
chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha
Suy niệm: Thập giá chưa được dựng lên, những bước chân
chưa trĩu nặng vì leo dốc và vì đôi vai nặng gánh… thì lòng Thầy đã
nặng nề vì hận thù và sự ghen ghét của người ta đã như cơn sóng dữ chờ ấp xuống trên
Thầy… vì sự “bình tâm” đến khó hiểu của người môn đệ trước tâm trạng của

Thầy… khi chuẩn bị bước vào hành trình khổ giá, hành trình mà Thầy đã loan báo trước.
Một hôi và máu đổ ra trong đêm trước khi bị khổ nạn vì tình yêu dành cho Cha
và cho con người. Thầy tìm đến với Cha và ý muốn của Cha để có thêm sức mạnh bước
tiếp và bước đến cùng hành trình thương khó. Hành trình ấy đã bắt đầu từ trong con tim
đầy yêu thương của Thầy.

15


Suy niệm: Đấng từng dạy chúng ta đừng lo lắng cho ngày mai, nay cũng biết lo
buồn, nhưng đã sớm biết vâng ý Cha. Chúa đã đồng cảm và hiểu thấu những nỗi thống
khổ của chúng ta. Về phần mình, chúng ta nhận được bài học: trong mọi lựa chọn, chấp
nhận ý Chúa hơn ý riêng; trong khổ đau, cầu nguyện hơn than thở, Chúa sẽ bổ sức; trong
lỗi lầm, hãy thành khẩn và không thất vọng.
Ý nguyện: Xin cho mọi người biết trân trọng đối với những giọt mồ hôi, những
hạt nước mắt của nhau, biết làm việc lành tương xứng với lòng thống hối.
Cầu nguyện: Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ giúp con không vô cảm trước những khổ
đau và cô đơn… của Chúa Giêsu con Mẹ và của những người xung quanh con.
Thứ 2:

Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn (Mt 27,26).
Ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng.
Lời Chúa Mt 26, 55-56
“Vào giờ ấy Đức Giê-su nói với đám đông: “Tôi là một tên
cướp sao mà các ông đem gươm giáo gậy gộc đến bắt? Ngày ngày tôi
vẫn ngồi giảng dạy ở Đền Thờ thì các ông không bắt. Nhưng tất cả sự
việc này xảy ra là để ứng nghiệm những lời chép trong Sách Các
Ngôn Sứ.” Bấy giờ các môn đệ bỏ Người mà chạy trốn hết.”
Suy niệm: Đòn roi và những cái đinh lạnh lùng xuyên thấu vào
da thịt và tâm hồn thầy… Những hành vi ấy khởi đi từ những “trái tim

hoá đá.” Những trái tim không còn cảm nghiệm được tình thương của Thầy, cũng là của
Thiên Chúa. Chúng đã đánh mất khả năng yêu thương, và chỉ còn biết kết án thay vì an
ủi, giết chết thay vì cứu sống…Sự phản bội và bỏ trốn của các môn đệ. Cũng là những
đòn roi, đinh sắt…để lại những vết thương đau buốt trong tâm hồn Thầy.
Ngày hôm nay, những vết thương ấy vẫn đang rỉ máu từng ngày, nơi thân xác và
tâm hồn của Thầy, vì những xúc phạm của tôi đến Tình Yêu, đến Thiên Chúa, và đến
anh em…Thầy ôm ấp và mang lấy tất cả trên thân thể mầu nhiệm của Thầy và biến
chúng thành Tình Yêu cứu độ.
Suy niệm: Chính vì tội chúng ta mà vị Chủ chăn nhân lành phải tan nát tấm thân.
Đây là một nghịch lý của công trình cứu độ: cứu người, người hại. Thân thể của Chúa là
Hội Thánh vẫn còn mang thương tích của thời đại: cố chấp, bất phục, bài xích… Giữa
một xã hội tiêu thụ, lời kêu gọi hy sinh hãm mình của Chúa vẫn còn tha thiết, mong
được đáp trả.
Ý nguyện: Xin cho mọi người không chỉ bằng lòng mà còn vui lòng, vì xứng
đáng chịu cực khổ với Chúa: Chúa đã dùng chính thân xác chúng ta để chịu đau khổ
thay cho Ngài.
Cầu nguyện: Lạy Mẹ Maria, Xin Mẹ giúp cho con có trái tim của Mẹ, biết rung
động trước những đau thương của Chúa và của anh em, biết hoán cải và nhận ra những
tội lỗi của mình đã xúc phạm đến Tình Yêu.

16


Thứ 3:

Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai (Mc 15,18).
Ta hãy xin cho được chịu mọi sự xỉ nhục bằng lòng.
Lời Chúa Mt 27,28-31
“Chúng lột áo Người ra, khoác cho Người một tấm áo choàng đỏ, rồi kết
một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người, và trao vào tay mặt

Người một cây sậy. Chúng quỳ gối trước mặt Người mà nhạo rằng: “Vạn
tuế Đức Vua dân Do-thái! ” Rồi chúng khạc nhổ vào Người và lấy cây sậy
mà đập vào đầu Người. Chế giễu chán, chúng lột áo choàng ra, và cho
Người mặc áo lại như trước, rồi điệu Người đi đóng đinh vào thập giá.”
Suy niệm: Con Thiên Chúa được trao vào tay con người. Đấng đến “để cho chiên
được sống và sống dồi dào,” Đấng Hằng Sống giờ đây bị lên án tử, Đấng Toàn Năng giờ
đây bị chế nhạo như một vị vua, với vương miện bằng gai và vương trượng làm bằng
cây sậy… và nên trò cười cho bọn lính tráng… Vinh quang của Thiên Chúa giờ đây bị
giấu ẩn nơi thân phận của một con người và một tội nhân bị đem đi hành hình. Thầy bị
“tước đoạt” tất cả và chỉ còn Thánh Giá. Hay nói đúng hơn, Thầy đã “dâng hiến” trọn
vẹn để cứu độ mọi người.
Suy niệm: Đầu là phần quý nhất của con người. Đội mão gai chứ không phải triều
thiên - đó là một sự xỉ nhục cực độ. Chúa Giêsu đã nhẫn nhục chịu đựng: im lặng, không
phẫn nộ, không hận thù. Còn chúng ta: vợ chồng chịu đựng nhau được bao nhiêu? Cha
mẹ than phiền con cái thế nào? Con cái gánh ấy tuổi già của cha mẹ ra sao? Chúa đối
mặt với kẻ thù vẫn khoan dung. Chúng ta vẫn đối diện với người thân: lại tệ hơn sao?
Ý nguyện: Xin cho mọi người ý thức: điều không tránh được thì hãy chấp nhận,
điều nặng lòng thì hãy trút bỏ, để tâm hồn thảnh thơi an bình.
Cầu nguyện: Lạy Mẹ Maria, xin cho con nhận ra vinh quang vĩ đại nhất chỉ có
trong Tình Yêu Thiên Chúa. Và cho con con cảm nhận được hạnh phúc, Vì được Chúa
yêu con.
Thứ 4:

Đức Chúa Giêsu vác cây Thánh Giá (Ga 19,17).
Ta hãy xin cho được vác Thánh Giá theo chân Chúa.
Lời Chúa Lc 23,26-27
“Khi điệu Đức Giê-su đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là
Si-môn, gốc Ky-rê-nê, đặt thập giá lên vai cho ông vác theo sau Đức Giêsu. Dân chúng đi theo Người đông lắm.”
Suy niệm: Thầy đau đớn vác thập giá đi lên Núi Sọ, cũng như suốt
cuộc đời Thầy đã nhận mang thập giá của con người. Một mình

Thầy, trong thân thể bầm dập, thương tích,… gánh tất cả gian ác, kiêu
căng của loài người chất chồng trên Thánh Giá.
Đường lên dốc, gồ ghề, sỏi đá. Thầy đã nhiều lần va đập và ngã xuống đất…
Xương thịt nát tan, Vết thương ứa máu Thầy loạng choạng bước đi siêu vẹo. Vẫn một

17


mình Thầy khập khiễng trên đường: Thập Giá nặng trĩu trên vai. Cô độc, đau đớn, rã
rời…Tôi tự hỏi: Tôi ở đâu trong hành trình thập giá của Thầy?
Suy niệm: Trên đường tử nạn, Chúa vấp ngã nhiều lần, nhưng vẫn chỗi dậy tiến
lên. Dù được ai đó nâng đỡ, nhưng Chúa vẫn không buông, vẫn tiếp bước cho đến hết
đường. Hãy vác thánh giá của mình, đừng đòi thánh giá của người. Hãy vác đỡ thánh giá
cho tha nhân, đừng quẳng thánh giá cho người khác. Vác thánh giá sẽ nhẹ nhàng, lê
thánh giá sẽ nặng nề: tìm sự sống trong cái chết, tìm hạnh phúc qua đau khổ.
Ý nguyện: Nơi đâu có tình yêu thì không có gian khổ, mà nếu có gian khổ thì yêu
luôn (Augustinô). Nếu không mến thánh giá được thì đừng ớn thánh giá
Cầu nguyện: Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ giúp con biết vác thập giá đời mình mỗi
ngày với niềm hy vọng: có Chúa cùng đi với con
Thứ 5:

Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây Thánh Giá (Ga 19,30).
Ta hãy xin đóng đinh tính xác thịt vào Thánh giá Chúa.
Lời Chúa Ga 19,28-30
“Sau đó, Đức Giê-su biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời
Kinh Thánh, Người nói : “Tôi khát !” Ở đó, có một bình đầy giấm.
Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành
hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. Nhắp xong, Đức Giê-su nói :
“Thế là đã hoàn tất !” Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí.”
Suy niệm: Chiêm ngắm Đức Giêsu hấp hối nhiều giờ trên

Thánh Giá: Đớn đau, mỏi mệt, cô đơn, nghẹt thở… Cái chết đến từ từ
như một con quái vật khủng khiếp nuốt chửng Đấng là Sự Sống, Đấng ban Sự Sống.
Đức Giêsu chết trên Thánh Giá. Tột đỉnh của sự dữ và chiến thắng bất diệt của sự thiện
xảy ra đồng thời với nhau. Thầy đã chết vì chúng ta, để chúng ta được sống. Thầy đã hoà
giải giữa con người với Thiên Chúa, giữa con người với con người. Thầy đã hoà giải
mọi sự trong Thánh Tâm bị đâm thâu của Thầy.
Suy niệm: Khi bị đóng đinh trên khổ giá, Chúa Giêsu đã kéo mọi sự lên cao với
Người. Cây Thập Giá nay trở thành cây sự sống. Cái chết của Chúa đã đem ơn cứu tử
cho loài người. Đáng lẽ chúng ta phải chạy khắp phố phường kêu lên: có một Người đã
chết cho tôi, để tôi được sống! Những gì đáng chết, sao nó vẫn sống dai: tính hư nết
xấu… Những gì đáng sống, sao nó cứ ngấp ngoải: đức tin, lòng đạo… Chúa chết giữa
trời, vẫn là một lời cảnh báo cho những người sống mà không nghĩ mình phải chết.
Ý nguyện: Xin cho mỗi người nhìn lên Thánh Giá để nhìn thấy nghị lực vươn cao
lên. Nhìn lên Đấng bị đâm thâu qua để dừng lại, đừng phạm tội nữa.
Cầu nguyện: Lạy Mẹ Maria, Xin cho con biết chiêm ngắm Đức Giêsu Trên
Thánh Giá Chúa mỗi ngày. Để con nhận ra Chúa đã chết vì con vì tội của con…
MÙA MỪNG

18


Thứ 1:

Đức Chúa Giêsu sống lại (Lc 24,6).
Ta hãy xin cho được sống lại thật về phần linh hồn.
Lời Chúa: Mc 16, 9 - 14
Sau khi sống lại vào lúc tảng sáng ngày thứ nhất trong
tuần, Đức Giê-su hiện ra trước tiên với bà Ma-ri-a Mác-đa-la,
là kẻ đã được Người trừ cho khỏi bảy quỷ.Bà đi báo tin cho
những kẻ đã từng sống với Người mà nay đang buồn bã khóc

lóc. Nghe bà nói Người đang sống và bà đã thấy Người, các
ông vẫn không tin Sau đó, Người tỏ mình ra dưới một hình
dạng khác cho hai người trong nhóm các ông, khi họ đang trên đường đi về quê.Họ trở
về báo tin cho các ông khác, nhưng các ông ấy cũng không tin hai người này. Sau cùng,
Người tỏ mình ra cho chính Nhóm Mười Một đang khi các ông dùng bữa. Người khiển
trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được
thấy Người sau khi Người trỗi dậy.
Suy niệm: Chúa đã trỗi dậy thật rồi! Đó là Tin Mừng trọng
đại cho tất cả thế nhân. Con người mang tên Giêsu đã mở toang
cánh cửa sự chết để bước vào cõi sống. Từ đây, ai tin vào Người
sẽ được ơn giải thoát vĩnh viễn khỏi tử thần, được Người cho trỗi
dậy và đưa vào sống trong vinh quang phục sinh.
Thế nhưng niềm tin vào sự phục sinh lại luôn là một thách
đố đối với mọi người, nhất là trong thời đại hôm nay. Bị giam
trong ngục tù của sự chết do lối suy nghĩ ích kỷ, do kiêu căng tự
mãn, do não trạng duy khoa học và duy vật, do đam mê xác thịt và
quyền lực, con người không mở lòng ra với sự sống vĩnh cửu vốn là ơn huệ lớn lao của
Thiên Chúa tặng ban. Phải chăng chính bản thân tôi cũng đang là kẻ cứng lòng trước
những chứng từ về sự sống mới? Đặt niềm tin vào Chúa Giêsu phục sinh, tôi phải đổi
mới cuộc đời tôi thế nào?
Suy niệm: Thánh Phaolô dạy: “Nếu Đức Kitô đã không chỗi dậy, thì lòng tin của
anh em thật là hảo huyền… Chúng ta là những kẻ đáng thương hơn tất cả mọi người”
(1Cr 15,17-19). Chúa đã sống lại thật, niềm tin được củng cố, chúng ta mừng như bố
chết sống lại! Cuộc sống con người bị hao mòn vì năm tháng, vì bổn phận, vì tội lụy, nay
cần được hồi sinh và khởi sắc. Chúng ta cần chỗi dậy và sống đời sống mới.
Ý nguyện: Đức tin không có việc làm là đức tin chết. Đức tin sống động được thể
hiện qua đời sống chứng nhân và việc bác ái.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu! Sau khi sống lại, Chúa đã tỏ mình ra cho bao người
được thấy và trở nên chứng nhân của Chúa. Nhờ Mẹ Maria chuyển cầu, xin cho con
vững tin rằng Chúa đã vượt qua cái chết đau thương và đang sống để hướng dẫn lịch sử

loài người. Xin cho con sức mạnh để trỗi dậy và sống cuộc đời mới với lòng tin yêu tha
thiết. Amen.

19


Thứ 2:

Đức Chúa Giêsu lên Trời (Cv 1,9).
Ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên Trời.
Lời Chúa: Cv1,6 - 11
Bấy giờ những người đang tụ họp ở đó hỏi Người rằng:
“Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ítra-en không? “Người đáp: “Anh em không cần biết thời giờ và kỳ
hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được
sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy
giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp
các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất.” Nói xong,
Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các
ông không còn thấy Người nữa. Và đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía
Người đi, thì bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh và nói: “Hỡi
những người Ga-li-lê, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giê-su, Đấng vừa lìa bỏ các ông
và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời.”
Suy niệm: Chúa Giêsu hoàn tất sứ mạng Chúa Cha trao phó khi Người băng qua
cái chết để bước vào cõi sống. Cuộc Vượt Qua của Người dẫn lối cho hành trình làm
người của chúng ta. Mầu nhiệm Chúa Giêsu lên trời bày tỏ vinh quang của Thiên Chúa
và nói lên đích điểm của cuộc đời chúng ta. Đây là bảo đảm chắc chắn cho những bước
chân của chúng ta trong cuộc đời trần thế này. Sức hút của đất rất lớn dễ làm cho con
người quên mất đích điểm của đời mình là trời cao.
Chiêm ngắm Chúa Giêsu được rước lên trời, chúng ta hướng lòng về những gì thuộc về
trời cao, chứ không để cho những vui thú mau qua của trần gian làm chủ. Ước gì từng

ngày sống của chúng ta đều là những nấc thang đưa chúng ta tới vinh quang và hạnh
phúc bất diệt.
Suy niệm: Chúa về Trời, nhưng vẫn ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.
Chúa không còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian nữa. Ngài
hiện diện rộng khắp, với quyền năng và tình thương. Chúng ta
không nhìn trời như người Galilê, nhưng trở về với bổn phận, và
ra đi làm chứng cho việc Chúa đang ở giữa chúng ta.
Ý nguyện: Tôn trọng những thực tại trần thế và phát triển trái
đất, chúng ta đừng quên: quê hương chúng ta ở trên Trời, nơi ấy
có ghi tên chúng ta.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu! Chúa đã lên trời, đi vào
vinh quang bất diệt, sau khi đã từ trời xuống thế ở với loài người
chúng con. Chúa đi trước để chúng con có thể đi theo Chúa đến
nơi chúng con được kêu gọi tới. Nhờ Mẹ Maria chuyển cầu, xin cho chúng con luôn
hướng lòng về Chúa là đích điểm của đời chúng con
Thứ 3:

Đức Chúa Giêsu lên Trời (Cv 1,9).

20


Ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên Trời.
Lời Chúa: Cv 2,1-4
Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một
nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa
vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện
những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người
một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói
các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho.

Suy niệm: Thánh Thần là ân huệ Thiên Chúa ban cho Hội Thánh để được lớn lên
và sinh hoa kết quả theo kế hoạch yêu thương của Người. Ân huệ này mỗi người chúng
ta được nhận lãnh nhờ Chúa Giêsu Phục Sinh, Đấng đã thổi hơi trên các thánh tông đồ
khi hiện ra với họ. Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Thánh Thần đã ngự xuống trên các ngài như
hình lưỡi lửa. Cho đến ngày tận thế, Thánh Thần luôn là sức mạnh để hướng dẫn các
môn đệ của Chúa Giêsu sống sao cho đúng với đường lối của Thầy chí thánh Giêsu đã đi
và đã minh chứng: Thánh Thần sẽ dạy các con mọi điều Thầy đã nói với các con và sẽ
dẫn các con đến sự thật toàn vẹn. Đồng thời, Thánh Thần sẽ hướng dẫn các môn đệ
Chúa Giêsu biết dùng miệng lưỡi để công bố tình thương của Thiên Chúa cho mọi
người. Nhờ Thánh Thần, những con người yếu đuối trở nên mạnh mẽ, nhát sợ trở nên
can đảm và hăng say loan báo Tin Mừng. Hãy khiêm tốn và tha thiết nài xin Chúa Thánh
Thần ngự đến.
Suy niệm: Nếu không có 10 ngày tĩnh tâm, nếu không có sự hiện
diện của Mẹ Maria trong nhà tiệc ly, liệu rằng Đức Chúa Thánh
Thần có hiện xuống không? Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên
Đức Chúa Thánh Thần: Ngài luôn luôn đổi mới trong ngoài
chúng ta. Những lễ Hiện Xuống mới không những trên Hội
Thánh, mà còn cả trên các gia đình. Xin đừng làm buồn lòng và đừng dập tắt Thánh
Thần.
Ý nguyện: Xin cho mọi người được đầy Thánh Thần, để phát sinh những hoa trái là
niềm vui và ơn bình an.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự xuống đầy lòng chúng con. Xin
Ngài hướng dẫn chúng con trong mọi suy nghĩ, lời nói và việc làm. Nhờ Mẹ Maria
chuyển cầu, xin cho chúng con trở nên nhân chứng tình yêu của Chúa Giêsu giữa trần
gian này. Amen.
Thứ 4.

Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên Trời.
Ta hãy xin cho được chết lành trong tay Đức Mẹ.
Suy niệm: Thiên Chúa đã giữ gìn cho Đức Maria không lây nhiễm nguyên tội,

nay cũng giữ gìn Mẹ không phải hư nát trong mồ. Mãn cuộc đời tại thế, Đức Maria, thụ
tạo duy nhất được lên trời cả hồn lẫn xác. Niềm hy vọng hé mở cho chúng ta. Muốn mục

21


đích là muốn phương tiện. Phải bước theo cuộc hành trình đức tin của Đức Maria mới
mong về Trời được.
Ý nguyện: Không đặt câu hỏi: tôi có được lên Trời không? Mà phải nói: tôi có
muốn lên Trời không? Hãy vươn lên tầm cao của cuộc sống.
Thứ 5:
Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên Trời.
Ta hãy xin cho được hưởng cùng Đức Mẹ trên Nước Thiên Đàng.
Suy niệm: Ai bền đỗ đến cùng mới được cứu rỗi. Để được hưởng cùng Đức Mẹ
trên Nước Thiên Đàng, phải là những thiếu nữ khôn ngoan luôn đổ dầu đầy bình, những
đầy tớ trung tín, biết sinh lợi trên những nén bạc được trao phó. Noi gương Mẹ Maria,
chúng ta quyết trung thành trong những việc nhỏ, để có thể trung thành trong những việc
lớn, làm những việc bình thường nhưng với cung cách không tầm thường.
Ý nguyện: Xin cho mọi người biết tỉnh thức và sẵn sàng, trung tín và khôn ngoan,
với niềm khát vọng: chính Chúa là phần thưởng trên hết mọi phần thưởng.

Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, Cha đã muốn biểu lộ tình Cha yêu thương
chúng con qua tấm lòng yêu thương của người cha người mẹ trần thế. Cha còn
muốn rằng, sau Cha, chúng con phải tôn kính cha mẹ vì các ngài đã có công sinh
thành và dưỡng dục chúng con nên người. Xin Cha chúc lành, nâng đỡ và ban mọi
ơn lành hồn xác cho cha mẹ chúng con. Xin giúp chúng con luôn biết biết lấy tình
yêu mà đáp lại tình yêu của các ngài bằng cách sống hiếu thảo, yêu mến, tôn kính,
vâng lời và phụng dưỡng các ngài.
Xin cho các ngài, ngay ở đời này tìm thấy niềm hạnh phúc được phục vụ Cha
và yêu mến Cha. Và xin cho chúng con một ngày kia được sum họp với nhau

trên Nước Trời. Amen
Ai không biết lo lắng đến người thân và nhất là gia quyến mình, thì nó đã chối bỏ đức tin,
và còn tệ hơn là người không tin. (1Tm 5,8)

“Hãy hết lòng tôn trọng cha con và đừng quên những cơn đau
đớn của mẹ. Hãy nhớ rằng nhờ cha mẹ, con mới sinh ra. Làm sao
con báo đền được điều cha mẹ cho con?” (Hc 7,27-28)
Lạy Chúa. Xin giúp các bậc cha mẹ chúng con luôn biết phó thác cậy
trông vào quyền năng của Chúa trong việc nuôi dạy con cái. Xin cho
chúng con năng cầu nguyện và nêu gương sáng cho con cái qua cách
ứng xử hiếu thảo với ông bà tổ tiên. Xin cho các bậc cha mẹ chúng con
biết áp dụng các phương pháp tâm lý sư phạm để giáo dục con cái chúng
con ý thức trách nhiệm phải lo cho gia đình, chu tòan bổn phận với các
bậc bề trên trong đạo ngòai đời, để nên con thảo của Chúa Cha noi
gương Chúa Giêsu và nên chứng nhân tình thương của Chúa trước mặt
người đời.- A-MEN.

“Quê hương chúng ta ở trên trời. Nơi đó chúng ta mong đợi trời mới và đất mới”

22


Hôm nay chúng con suy nghĩ về ông bà tổ tiên là chúng con suy nghĩ về đời sau. Suy
nghĩ tới quê hương vĩnh cửu trên trời. Nơi quê hương mới và trời đất mới có ông bà, cha
mẹ, anh chị em chúng con rà những người đã được Chúa gọi ve trước chúng con.
Hôm nay chúng con tưởng nhớ về quê trời là chunsg con tưởng nhớ tổ tiên chúng con.
Bổn phận của chúng con là phải sống hiếu thảo với mọi người. Hiếu thảo đó là chúng
con biết sống đạo Chúa, biết vâng lời giáo Hội và trung thành giữ lời Chúa
Hôm nay quì trước Thánh Thể Chúa, chúng con cùng nhau hướng về với ông bà, tổ tiên.
Hướng về những người đã ra đi trước chúng con, và sẽ chuẩn bị cho tương lai của chúng

con. Nhớ đến các ngài là nhắc chúng con đến lòng hiếu thảo.
Trước hết, Chúa mời gọi chúng con sống hiếu thảo với Chúa. Chúng con nhận được
những ơn lành nhưng không, được sống trong ơn gọi, được cùng với cộng đoàn và
những người xung quanh. Được mạnh khỏe, được học hành và được nhiều ơn từ những
người xung quanh. Xin cho con biết nhìn nhận những ơn Chúa đã ban và biết sống hiếu
thảo với Chúa.
Sống hiếu thảo với tổ tiên và những người đã đi trước “đó là việc chúng con có bổn
phận phải dâng lời cầu nguyện cho các ngài, sống hiếu thảo bằng việc biết vâng nghe lời
các ngài để sống và giữ đạo thánh Chúa.
Thánh Phao-lô khuyên dạy con cái phải tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ như sau: “Kẻ làm
con hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha
mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ
trên mặt đất này” (Ep 6,1-3).
-LỜI CẦU:
Lạy Chúa Giê-su. Trong thời gian ẩn dật tai Na-da-rét, Chúa đã luôn yêu mến vâng lời
cha mẹ là hai ông bà Giu-se và Ma-ri-a, làm cho cha mẹ được vui lòng như tin mừng Lu-ca
đã ghi nhận sau biến cố bị lạc năm 12 tuổi như sau: “Sau đó, Người đã đi xuống cùng với
cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài” (Lc 2,51).
Xin cho mỗi tín hữu chúng con hôm nay biết ý thức bổn phận phải hiếu thảo với cha
mẹ, là những đấng thay quyền Chúa sinh thành, dưỡng dục chúng con… để chúng con
biết đền đáp công ơn của các ngài, bằng việc chăm sóc phụng dưỡng khi các ngài còn
sống, năng xin lễ cầu nguyện và làm nhiều việc lành thay các ngài sau khi các ngài qua
đời, noi gương Chúa khi xưa luôn làm đẹp lòng Thiên Chúa Cha (x. Mt 3,17).

23



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×