Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

NGHIÊN CỨU CÔNG THỨC KEM TRỊ MỤN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (970.68 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA DƯC

Đặng Thò Trúc Giang

NGHIÊN CỨU CÔNG THỨC KEM
TRỊ MỤN
CÓ NGUỒN GỐC THIÊN NHIÊN

Khóa Luận Tốt Nghiệp Dược só Đại Học
Khóa 2000 - 2005

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2005
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA DƯC

Đặng Thò Trúc Giang

NGHIÊN CỨU CÔNG THỨC KEM TRỊ
MỤN
CÓ NGUỒN GỐC THIÊN NHIÊN

Khóa Luận Tốt Nghiệp Dược só Đại Học


Khóa 2000 - 2005

Thầy hướng dẫn:
PGS. TS. Đặng Văn Giáp
ThS. Trần Anh Vũ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2005MỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2. TỔNG QUAN
2.1. Da người
2.2. Kem bôi da

LỤC
ii
iii
1
3
3
9


2.3. Dương cam cúc
2.4. Tối ưu hoá công thức
3. PHƯƠNG PHÁP
3.1. Nguyên liệu và hoá chất
3.2. Thiết bò và phần mềm

3.3. Kiểm nghiệm cao lỏng dương cam cúc
3.4. Điều chế kem trò mụn
3.5. Kiểm nghiệm kem trò mụn
3.6. Thiết kế và tối ưu hoá công thức
3.7. Phân tích thống kê
4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
4.1. Kiểm nghiệm cao lỏng dương cam cúc
4.2. Thăm dò thành phần công thức
4.3. Thiết kế mô hình thực nghiệm
4.4. Tối ưu hóa thành phần công thức
4.5. Kiểm nghiệm kem trò mụn
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

17
21
27
27
28
28
31
32
33
35
37
37
42
43
45
51

58
60

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Mụn là một tình trạng bệnh mãn tính ở đơn vò nang lông
tuyến bã của da, gây nhiều loại tổn thương khác nhau.
Sau khi lành có thể để lại sẹo xấu, ảnh hưởng nhiều tới
thẩm mỹ. Việc điều trò đã gặp không ít khó khăn mà
sự tái phát lại dễ dàng, đây là một vấn đề rất được
nhiều người trong giới chuyên môn quan tâm. Hiện nay,
có nhiều loại thuốc điều trò mụn nhưng phần lớn là
những thuốc có nguồn gốc từ hoá dược: Acnecide 5%
(Benzoyl peroxide), Dalacin T (Clindamycin), Deriva (Adapalene)…
nên bên cạnh tác dụng trò liệu còn xuất hiện những
tác dụng phụ không mong muốn: làm khô da, làm cho da


có cảm giác rát bỏng, viêm da do tiếp xúc, kích ứng da
[12]… Do vậy ngày nay các nhà sản xuất có xu hướng
tìm những hoạt chất trò mụn có nguồn gốc thiên nhiên vì
ít độc hại cho cơ thể và đem lại cho da vẻ đẹp tự nhiên.
Dương cam cúc là một trong những cây thuốc được biết
từ thời Hy Lạp cổ xưa, được dùng rộng rãi trên thế giới
với nhiều công dụng quý giá như

điều trò viêm, kích

ứng da, eczema, trò mụn lở loét…và rất ít gây tác dụng
phụ [8]ï Dương cam cúc đã được du nhập vào Việt Nam,

hiện nay đã được trồng đại trà tại Trung Tâm Trồng Chế
Biến Cây Thuốc Đà Lạt nhưng việc ứng dụng cây dương
cam cúc trong điều chế các chế phẩm điều trò bệnh còn
hạn chế.
Để xây dựng công thức cho một sản phẩm, cần quan
tâm đến hoạt chất và nhiều thành phần tá dược khác
nhau vì tính chất của sản phẩm bò ành hưởng bởi các
thành phần công thức và / hoặc các điều kiện sản
xuất. Đây chính là các mối liên quan giữa nhân và quả.
Việc xây dựng công thức theo phương pháp truyền thống
chiếm nhiều thời gian và công sức. Do đó, ngày nay,
các nhà bào chế đã áp dụng các mô hình thiết kế và
phầm mềm thông minh để giải quyết vấn đề trên một
cách khoa học, nhanh chóng và hiệu quả.
Với mong muốn làm phong phú thêm các chế phẩm trò
mụn từ nguồn gốc thiên nhiên trên thò trường, trong
khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp Dược Só Đại Học đề


tài “Nghiên cứu công thức kem trò mụn có nguồn gốc
thiên nhiên” được tiến hành với các mục tiêu:
a. Sơ bộ phân tích thành phần hóa học và xây dựng

tiêu chuẩn kỹ thuật cho cao Dương Cam Cúc.
b. Thiết kế và tối ưu hóa công thức của chế phẩm kem

trò mụn có nguồn gốc thiên nhiên.
c. Tiêu chuẩn hóa chế phẩm kem trò mụn có nguồn gốc

thiên nhiên được điều chế với công thức tối ưu.


2. TỔNG QUAN


2.1. DA NGƯỜI
2.1.1. Các loại da
Cấu tạo của da gồm có 3 lớp [9, 13, 16]:
− Biểu bì còn gọi là thượng bì, gồm các lớp nhỏ.
− Trung bì là lớp trung gian nối biểu bì với hạ bì.
− Hạ bì là tổ chức mỡ nối liền da với cơ thể. Ngoài ra, còn
có các phần phụ của da: nang lông, tuyến mồ hôi,..
Có bốn loại da dựa theo tính chất tuyến bã: da bình thường, da
nhờn, da khô, da hỗn hợp. Ngoài ra còn có loại da thứ năm
là da nhạy cảm [9,16].

− Da khô: do các tuyến bã kém hoạt động, tiết ít chất
bã, da mất độ ẩm nên lúc nào cũng khô mốc. Khi
trời lạnh da càng khô hơn và hay tróc vảy.
− Da nhờn: da lúc nào cũng nhờn ướt, bóng láng như
có dầu, lỗ chân lông nở rộng, dễ có khuynh hướng
nổi mụn.

− Da thường: là loại da lý tưởng, đàn hồi, mòn màng, lỗ
chân lông nhỏ, ít chất bã, ít nổi mụn.
− Da hỗn hợp: là da khô ở vùng gò má và thái dương
nhưng lại đỗ dầu khu vực chữ T trên khuôn mặt.
− Da nhạy cảm: là loại da rất dễ dò ứng với môi trường
bên ngoài như lạnh, nóng, gió, nắng, bụi bặm hay hóa
chất trong mỹ phẩm…phản ứng thường gặp là ngứa,
nóng, đỏ, rát.


2.1.2. Chăm sóc và bảo vệ da


Chăm sóc da thường gồm 3 giai đoạn:
-

Dùng sữa rửa mặt để rửa sạch các chất bẩn, bụi,
chất nhờn, tẩy trang.

-

Dùng mặt nạ hút chất bẩn, chất nhờn, tẩy các tế
bào chết, giữ ẩm.

-

Dùng kem dưõng da, giữ ẩm, điều trò các bệnh về da.

a. Da khô
Phương pháp chăm sóc da khô nhằm mục đích ngăn sự
thoát hơi nước thái quá của da và làm cho làn da được
ẩm, mềm mại [5].
− Tránh ánh nắng, gió, môi trường lạnh khô, vì da bò
thoát hơi nước nhiều sẽ bò khô thêm.
− Nước rửa không chứa cồn, có độ pH gần với pH của
da và có thể tạo lớp màng hydrolipid cho da.
− Sử dụng các sản phẩm có họat chất thích dầu hay
giàu acide béo chủ yếu, có sterol hay sáp ong.
b. Da nhờn

Cần làm vệ sinh da mặt sạch sẽ bằng cách thường
xuyên rửa mặt. Sử dụng sản phẩm không có độ tẩy
rửa quá mạnh.Sau khi rửa mặt sạch, có thể dùng nước
hoa hồng bôi đều lên mặt, nước hoa hồng làm mát da
và se da.Thận trọng khi dùng các sản phẩm dưỡng da vì
hầu hết các sản phẩm này đều có chứa chất béo,
làm da nhờn hơn, dễ gây mụn khi dùng thường xuyên
[16]. Các sản phẩm phải có [5]:
− Hoạt chất chống tiết bã nhờn và hấp thu bã nhờn.
− Hoạt chất không làm tổn hại lớp màng bảo vệ da và
pH da.
− Hoạt chất không làm tăng sinh mụn trứng cá.


c. Da thường
Tuy là làn da lý tưởng nhưng cũng cần có cách chăm sóc
và bảo vệ thích hợp [16]

− Làm sạch bề mặt da.

− Không nên quá lạm dụng kem dưỡng da.
d. Da hỗn hợp [16]
− Nếu vùng da má bình thường, săn sóc như da bình
thường.
− Nếu vùng da má khô, săn sóc như da khô.

e. Da nhạy cảm [5]
− Vệ sinh da bằng nước hay sữa rửa mặt không có cồn.
− Chăm sóc da bằng các hoạt chất làm dòu các dò ứng,
không gây dò ứng.

− Chọn lựa mỹ phẩm trang điểm, mỹ phẩm dưỡng da
phù hợp.

2.1.3. Chứng mụn và điều trò
a. Nguyên nhân [5, 9, 16]
− Sự tăng tiết quá mức chất bã nhờn.
− Mỹ phẩm chứa chất gây mụn như lanoline, dầu
khoáng, chất tạo màu,…
− Thuốc uống như phenyltoin, lithium, corticoid, kháng sinh
uống kéo dài,…
− Chà xát cơ học thường xuyên kéo dài gây chấn
thương cho da và gây phản ứng sinh mụn.
− Ngoài ra còn có các yếu tố làm tăng nguy cơ bò mụn
là tình trạng stress, môi trường nắng và ô nhiễm, độ
nóng và ẩm của không khí, chế độ ăn.
b. Cơ chế sinh bệnh [16]


− Sự tăng tiết bã nhờn nhiều của tuyến bã nhờn nơi
nang lông.
− Sự tắt nghẽn ống tuyến bã do quá trình tạo sừng bất
thường ở bề mặt da hoặc trong lòng ống tuyến gây
ứ đọng chất bã trong ống tuyến và tích tụ ngày càng
nhiều tạo thành mụn cám.
− Hiện tượng viêm xảy ra quanh ống tuyến phình to tích
đầy bã nhờn và vỡ, làm cho mụn sưng đỏ đau, giai
đoạn này là viêm vô trùng.
− Vi trùng Propionibacterium acnes có sẵn sâu trong nang
lông sẽ phát triển mạnh trong điều kiện giàu chất
nuôi dưỡng là chất bã nhờn làm nặng thêm quá

trình viêm vô trùng có trước và trở thành viêm
nhiễm trùng.
c. Chăm sóc và điều trò
Các bước chăm sóc da
− Rửa mặt thật sạch bằng sữa rửa mặt.
− Dùng mặt nạ làm sạch da.
− Dùng kem trò mụn, chứa các thành phần kháng viêm,
kháng khuẩn.
Yêu cầu đối với chế phẩm trò mụn [5]
− Giảm hiện tượng sừng hoá và tăng tiết bã nhờn.
− Không làm tổn hại màng hydrolipid, có độ pH thích hợp.
− Chống khuẩn và giảm viêm.
− Dung nạp tốt, ít gây kích ứng, không có chất cồn hoặc
có rất ít, không làm tăng sinh nhân mụn.

2.1.4. Dược mỹ phẩm


Đònh nghóa [5]
Gồm các sản phẩm làm sạch da và chăm sóc da. Trong
một số trường hợp, ranh giới giữa dược mỹ phẩm và
thuốc da liễu rất khó phân biệt. Tùy theo luật của mỗi
nước mà người ta xếp một sản phẩm là dược mỹ
phẩm hay thuốc da liễu.
Việc sử dụng các sản phẩm này thường được chỉ đònh
của bác só và dược só.
Tác dụng chính [5]
Làm mềm da: làm tăng lượng nước trong da và giữ nước
lại trong lớp sừng.
Làm bong vảy sừng: tẩy bỏ các tế bào chết ở lớp

sừng giúp cho da trở nên mòn hơn, sáng hơn.
Làm se da.
Làm dòu da và chống viêm: làm giảm các phản ứng dò
ứng hoặc viêm da
Chống gốc tự do.
Dược mỹ phẩm nguồn gốc thiên nhiên
Các hãng mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới thường có
khuynh hướng tìm những họat chất trong thiên nhiên để
làm mỹ phẩm vì ít độc hại cho cơ thể và đem lại cho da
vẻ đẹp tự nhiên [16]. Dưới đây là một số hoạt chất
chiết xuất từ thiên nhiên thường được các hãng mỹ
phẩm sử dụng trong các chế phẩm [5].


− Cây lô hội ( Aloe barbadensis): chống viêm, chống kích

ứng, kích thích sự phát triển của tế bào. Giữ nước,
làm ẩm da, mềm da.
− Cây yến mạch (Avena rhealba): chống viêm, làm lành

vết sẹo, làm mềm da.
− Trà xanh (Thea sinensis): chống viêm, giảm kích

ứng do có chứa nhóm xanthines. Polyphenol trong
trà xanh còn có tính chống oxy hóa.
− Mật ong (Mel.): giảm viêm, giảm kích ứng, dòu da.
− Nghệ (Curcuma longa L.): tinh dầu nghệ có chứa curcumin

có tính kháng khuẩn, giúp mau lành vết sẹo.
− Rong biển: giữ ẩm do có chứa các


polysaccharides.

Kháng viêm do có chứa các polyphenol.
− Rau má (Centella asiatica): kháng khuẩn, làm lành vết

thương

Dưới đây là một số sản phẩm dược mỹ phẩm có
nguồn gốc thiên nhiên có tác dụng kháng khuẩn,
kháng viêm, giảm kích ứng, có mặt trên thò trường [12].
a. Aderma skin care cream (Pierre Fabre)
− Thành phần: chiết xuất yến mạch Rhealba, bisabolol, …
− Tác dụng: làm dòu và tạo ẩm cho da bò dò ứng, bò
ngứa, mụn.
− Giá thành: 20 USD (túyp 50 ml).
b. Aderma - Epitheliale (Pierre Fabre)
− Thành phần: chiết xuất yến mạch Rhealba, vitamin A,
vitamin E…


− Tác dụng: làm lành da, lành sẹo cho các vết thương do
mụn.
− Giá thành: 15 USD (túyp 30 ml).
c. Aderma-Exomega (Pierre Fabre)
− Thành phần: chiết xuất yến mạch Rhealba, acid béo
Omega 6, vitamin E…
− Tác dụng: điều trò hỗ trợ cho da dò ứng, làm dòu, làm
ẩm da, giảm viêm.
− Giá thành: 60 USD ( túyp 200 ml)

d. Kem nghệ đa sinh tố (Lana)
− Thành phần: nghệ, vitamine E, vitamin A…
− Tác dụng: làm lành vết thương do mụn, trầy, bỏng, nứt
nẻ tay chân.
− Giá thành: 7.800 đồng (túyp 20 g).
e. Aloe vera cream ( Lander)
− Thành phần: lô hội, vitamine E…
− Tác dụng: làm giảm kích ứng, dòu mát da.
− Giá thành: 40.000 đồng ( lọ 226 g).
f. Cooling anti-ance cream (Unilever)
− Thành phần: dầu nghệ, rong biển…
− Tác dụng: ngăn ngừa và trò mụn, kháng viêm.
− Giá thành: 28.000 đồng ( lọ 50 g).

2.2. KEM BÔI DA
2.2.1.

Khái niệm


Là dạng thuốc mỡ có thể chất rất mềm và mòn màng
do có chứa một tỉ lệ lớn các tá dược lỏng như nước,
các dầu béo hoặc dầu parafin và thường ở dạng cấu
trúc nhũ tương kiểu dầu trong nước (D/ N) hoặc nước
trong dầu (N/ D) [1, 3, 30, 33].
Nhũ tương là hệ phân tán cơ học vi dò thể cấu tạo bởi
một chất lỏng ở dạng tiểu phân rất nhỏ, phân tán
trong một chất lỏng khác không đồng tan hoăc rất ít
đồng tan với nó. Chất lỏng ở trạng thái tiểu phân gọi
là pha nội hoặc pha không liên tục, chất lỏng còn lại

được gọi là pha ngoại hoặc pha liên tục [2,19, 27, 30, 33].

2.2.2. Phân loại
a. Kem kỵ nước

Trong các kem kỵ nước, tướng ngoài là tướng thân dầu.
Các chế phẩm này chứa các tác nhân nhũ hóa kiểu
N/ D như lanolin, các ester của sorbitan, các monoglycerid [1].
b. Kem thân nước

Trong các kem thân nước, tướng ngoài là tướng thân
nước. Các chế phẩm này chứa các tác nhân nhũ hóa
kiểu D/ N như xà phòng của Natri hoặc của triethanolamin,
các alcol béo có sulfat, các polysorbat kết hợp với các
tác nhân nhũ hóa N/ D nếu cần [1].

2.2.3. Tá dược
Chất nhũ hoá


Chất nhũ hoá là những chất trung gian có tác dụng làm
cho nhũ tương hình thành và ổn đònh. Kiểu nhũ tương hình
thành phụ thuộc chủ yếu vào bản chất của chất nhũ
hoá. Thông thường các chất nhũ hoá dễ tan trong nước
hoặc dễ thấm nước sẽ tạo nhũ tương kiểu D/ N, chất
nhũ hoá dễ tan trong dầu hoặc dễ thấm dầu sẽ tạo
nhũ tương kiểu N/ D [2].
Chất nhũ hoá có thể xếp thành 3 nhóm lớn gồm [2,19,
27] :
− Chất thiên nhiên.

− Các chất rắn ở dạng hạt nhỏ.
− Các chất tổng hợp hoặc bán tổng hợp.
Về mặt tác dụng có thể phân biệt ra 3 loại chất nhũ
hoá chính gồm [2]:
− Các chất nhũ hoá diện hoạt
− Các chất nhũ hoá keo thân nước phân tử lớn
− Các chất rắn ở dạng hạt rất nhỏ.
Các chất nhũ hoá dùng trong công thức
a. Polawax [28]
Sáp nhũ hoá có chứa acol cetostearylic và natri lauryl
sulfat, tan trong dầu hỗn hợp, parafin lỏng (nóng), tan từng
phần trong ethanol 96o, ether, chloroform, không tan trong
nước. Nồng độ sử dụng: chất nhũ hoá D/ N cho dạng
chế phẩm dùng ngoài (2%), làm tăng thể chất nhũ
tương (10%).
b. Tween 20 (polyoxyethylen 20 sorbitan monolarat) [2, 28]
Chất lỏng hơi sánh vàng, tan trong nước. Là chất diện
hoạt nonionic, HLB= 16,7, thường được dùng như tác nhân


nhũ hóa cho nhũ tương D/ N. Ngoài ra còn là chất hoà
tan trung gian cho tinh dầu, hoặc các vitamin tan trong dầu.
Được dùng rộng rãi trong mỹ phẩm, thực phẩm. Nồng
độ sử dụng: dùng một mình trong các nhũ tương D/ N (1 15%), dùng kết hợp với chất nhũ hóa thân nước trong
nhũ tương D/ N (1 – 10%).

c. Luvigel
Hỗn hợp caprylic/ capric triglyceride và sodium acrylates
copolymer, dưới dạng nhũ tương N/ D. Luvigel có tác dụng
làm tăng tăng độ nhớt, làm đặc nhũ tương D/ N. Ưu

điểm của luvigel so với carbopol.
− Tiết kiệm thời gian sản xuất.
− Không cần phải qua giai đọan trương nở trước.

− Dễ dàng xử lý, không có bụi.
Chất bảo quản [27, 28, 30, 33]
Một số chất bảo quản thường được dùng trong dược
phẩm, mỹ phẩm: glycerol, methylparpen, propylparapen,
benzalkonium, clocresol…
Chất chống oxy hóa [28, 30, 33]
Một số chất chống oxy hóa thường được dùng trong dược
phẩm, mỹ phẩm: tocopherol, EDTA, BHT…
Tá dược khác
a. Propyleneglycol [28]


Chất lỏng trong, nhớt,

không màu, không mùi, có vò

ngọt hơi hăng tương tự như glycerin. Hỗn hòa với acetone,
chloroform, ethanol, glycerine, và nước. Hòa tan một số tinh
dầu. Tác dụng làm mềm, háo ẩm, dung môi hoà tan
nhiều loại nguyên liệu khác, chất mang trong mỹ phẩm.
Nó mang được chất thấm qua màng hydro - lipid đi sâu vào
lớp tế bào biểu bì. Nồng độ sử dụng: làm ẩm (15%),
dung môi (5 - 80%).
b. Isopropylmyristat [28]
Chất lỏng trong, không màu, không mùi, hơi nhớt. Tan
trong aceton, chất béo, hydrocarbon lỏng; không tan trong

glycerine, nước. Được dùng làm dung môi, chất làm dòu
và chất dẫn tăng cường sự thấm qua da của các hoạt
chất. Nồng độ sử dụng: 1-10%.

2.2.4. Điều chế
Đối với thuốc mỡ nhũ tương D/ N thường sử dụng phương
pháp sau [3, 30, 33]
− Chất nhũ hoá và các chất tan trong nước được hoà
vào tướng Nước (N), chất tan trong dầu dược hoà vào
tướng Dầu (D).
− Đun 2 tướng đến nhiệt độ qui đònh. Thường đun tướng
Nước đến nhiệt độ cao hơn tướng Dầu khoảng 3 – 5 oC.
− Trong quá trình phân tán, thêm từ từ (D) vào (N) cho
đến khi đủ thời gian.
− Phối hợp thêm chất màu và chất mùi vào cuối giai
đoạn phân tán.


2.2.5. Độ bền vững
Một trong các yêu cầu quan trọng đối với thuốc mỡ là
phải bền vững trong quá trình bảo quản. Do đó, khi
nghiên cứu một thuốc mỡ mới hay hoàn thiện chất
lượng một thuốc mỡ đã được ứng dụng, các nhà bào
chế đều phải nghiên cứu độ bền vững [10].
Nghiên cứu độ bền vững của thuốc mỡ được chia làm
hai giai đoạn:
− Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ độ bền vững của thuốc
mỡ mới bào chế.
− Giai đoạn nghiên cứu độ bền vững của thuốc mỡ
trong quá trình bảo quản lâu dài ở các điều kiện

khác nhau.
Nghiên cứu sơ bộ độ bền vững
Trong giai đoạn này, thuốc mỡ bò tác động bằng những
yếu tố mạnh: nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp, lực ly tâm.
Độ bền vững của thuốc mỡ được đánh gía bằng chỉ
số: sự thay đổi hình thức bên ngoài và sự tách lớp [10].
Nghiên cứu độ bền vững của thuốc mỡ sau quá
trình bảo quản lâu dài
Một số chỉ tiêu đặc trưng cho độ bền vững của thuốc
mỡ [10]


a. Sự thay đổi hình dạng bên ngoài, màu và mùi: thuốc

mỡ trong quá trình bảo quản không được tách lớp,
thay đổi thể chất hay là tách các tiểu phân dược
chất rắn. Sự thay đổi về màu sắc, mùi của thuốc
nhiều khi đặc trưng cho sự thay đổi về mặt hoá học
của thuốc.
b. Sự bền vững với nhiệt độ: một trong các yếu tố có

ý nghóa khi lựa chọn thuốc mỡ là độ bền vững khi
tác động lên thuốc mỡ nhiệt độ cao và thấp. Thuốc
mỡ càng bền vững khi nó càng ít chòu ảnh hưởng
của nhiệt độ.
c. Sự thay đổi về mặt khối lượng: trong quá trình bảo

quản, một số thành phần của thuốc mỡ có thể bay
hơi, nhất là đối với những thuốc mỡ có chứa một
lượng lớn nước và các chất dễ bay hơi.

d. Sự thay đổi pH: thuốc mỡ phải bền vững về mặt hoá

học, sự thay đổi pH của thuốc mỡ phần nào phản
ánh những biến đổi hoá học xảy ra trong thuốc mỡ
sau quá trình bảo quản.
e. Thể chất: là một chỉ tiêu quan trọng đối với thuốc

mỡ vì nó ảnh hưởng lên chất lượng, khả năng bám
lên da và cả khả năng giải phóng hoạt chất từ
thuốc mỡ.
f. Sự thay đổi mức độ giải phóng hoạt chất: thuốc mỡ

bền vững là không thay đổi khả năng giải phóng
hoạt chất trong quá trình bảo quản. Chỉ số này chủ
yếu nói lên độ bền vững của thuốc mỡ về mặt sinh
dược học.


g. Sự thay đổi hàm lượng hoạt chất trong thuốc mỡ: đây

là chỉ tiêu quan trọng nhất về mặt hoạt lực điều trò.
Bởi vì trong quá trình bảo quản có thể xảy ra sự tương
tác giữa các thành phần trong công thức.

2.2.6. Kiểm nghiệm
Dạng bào chế chúng tôi chọn là một dược mỹ phẩm
dạng thuốc mỡ. Vì vậy việc kiểm tra chất lượng của
dạng bào chế nghiên cứu trước hết phải được thực hiện
đầy đủ các tiêu chuẩn của một thuốc mỡ và cả một
dược mỹ phẩm.

Kiểm tra chất lượng thuốc mỡ
a. Chỉ tiêu lý hoá [6, 3]
− Cảm quan: thuốc mỡ phải mòn, không có mùi lạ,
không biến màu, không cứng lại hoặc tách lớp ở
điều kiện thường, không được chảy lỏng ở nhiệt độ
37 oC và phải bắt dính được trên da hay niêm mạc khi
bôi da.
− Độ đồng nhất: các hoạt chất phải được phân bố
đều.
− pH: hơi trung tính hoặc hơi acid khoảng 5 – 7.
− Kiểm tra vật lạ: thuốc mỡ không được phép có những
vật lạ bụi cơ học.
− Đònh tính: chế phẩm phải có các phản ứng của tất
cả các thành phần hoạt chất có trong chế phẩm.
− Đònh lượng: hàm lượng của các hoạt chất có trong chế
phẩm phải nằm trong giới hạn qui đònh.


b. Chỉ số an toàn [6, 14]
− Độ nhiễm khuẩn: thuốc mỡ không có vi khuẩn hay
nấm móc gây bệnh.
− Giới hạn kim loại nặng: hàm lượng kim loại nặng phải
nằm trong giới hạn cho phép.
− Độ kích ứng da: thuốc mỡ không được gây kích ứng da
khi sử dụng.
c. Tác dụng sinh học [3]
− Kiểm tra khả năng giải phóng hoạt chất để đánh giá
sự hấp thu của thuốc qua da.
− Thử tác dụng kháng khuẩn.


Kiểm tra chất lượng dược mỹ phẩm [5]
− Đo độ pH của da
− Đo thông lượng máu qua da.
− Khả năng hấp thu hoạt chất qua da, độc tính của hoạt
chất và các chất phụ gia.
− Đánh giá độ kích ứng da: các hoạt chất, tá dược
trong thành phần của một dược mỹ phẩm đều được
thử nghiệm rất kỹ về tính kích ứng da, độc tính trên
da.

2.3. DƯƠNG CAM CÚC
2.3.1. Khái niệm


Tên Việt Nam: Dương cam cúc [8,17]
Tên khoa học: Matricaria chamomilla L. Asteraceaea [8,17].
Bộ phận dùng: các đầu hoa, ít khi dùng toàn cây có hoa
[8,17].

Hình 2-1. Dương cam

Phân bố: Dương cam cúc cúc
có nguồn gốc ở vùng Trung
Âu. Cây mọc tự nhiên và được trồng ở nhiều nước như
Đức, Pháp, Hungari… Dương cam cúc được nhập vào việt
nam từ đầu những năm 60, đến năm 1978 trồng thử ở
Đà Lạt, sau đưa giống đi trồng ở một số nơi khác. Hiện
nay Đà Lạt vẫn là nơi trồng nhiều Chamomile nhất [8, 11,
17].


2.3.2. Thành phần
Hàm lượng tinh dầu 0,2 - 1,8%. Màu xanh của tinh dầu mới
cất xong do có hàm lượng cao của chamazulene (1 - 1,5% )
được tạo thành từ matricin. Các thành phần khác: (-)-αbisabolol (10 - 25% ), các oxide A và B của bisabolol (10 - 25%)


Ngoài ra còn có flavonoid (apigenin, apigenin-7-glucoside,
rutin, luteolin…); coumarin ( herniarin, umbelliferon)[8,11,17] ….

OH

CH3
O

HO

H3C

CH3

OH

O

Chamazulene

apigenin

Hình 2-2. Một số chất đã được xác đònh từ dương cam cúc


2.3.3. Tác dụng - công dụng
Tác dụng dược lý [8,11,17]
Cao dương cam cúc và (-)-α-bisabolol đều có hoạt tính hạ
sốt in vitro. Tinh dầu dương cam cúc ức chế in vitro
Staph.aureus, Bacillus subtilis, ức chế sự nảy mầm của bào
tử nấm men, mốc và nấm da thử nghiệm.
Cao dương cam cúc ức chế invitro

cyclooxygenase và

lipoxygenase do đó ức chế sự sản sinh prostagladin và
leucotrien là những chất gây viêm. Đã chứng minh tác
dụng chống viêm của dương cam cúc, tinh dầu và những
thành phần phân lập trong nhiều nghiên cứu in vivo, trên
sốt gây với men bia ở chuột cống trắng. Những thành
phần chính chống viêm và chống co thắt của dương cam
cúc: (-)-α-bisabolol oxyde A và B, (-)-α-bisabolol, chamazulene.
Cao chamomile trộn với kem cơ bản đắp tại chỗ làm


giảm viêm da tốt hơn so với hydrocortison 0,25 %. Apigenin


luteolin



hiệu

quả


kháng

viêm

tốt

hơn

indomethacin và phenylbutazon.
Công dụng [8,11,17]

Dược liệu được dùng uống để diều trò triệu chứng
những bệnh tiêu hóa như khó tiêu, đầy chướng thượng
vò, đầy hơi. Một thuốc hãm được dùng làm chất chống
dò ứng dùng ngoài đối với eczema, vết thâm tím, mụn lở
loét, đặt biệt chữa tró. Chamazulen là thuốc kháng
histamin ở bệnh nhân dò ứng. một số nước, dương cam
cúc được dùng ngoài để điều trò viêm, kích ứng da và
niêm mạc như vết nứt da, vết thâm tím, tổn thương vì
cóng lạnh, sâu bọ cắn, kích ứng và nhiễm trùng miệng
và lợi, tró. Tuy nhiên cần dùng thận trọng đối với những
bệnh nhân nhạy cảm hoặc dò ứng đối với những cây
họ cúc.
Liều dùng: Người lớn: ngày trung bình 2 – 8 g nụ hoa, 3 lần
/ ngày, cao lỏng 1:1 trong cồn 45% với liều 1 - 4 ml, 3 lần/
ngày. Trẻ em: 2 g nụ hoa, 3 lần/ ngày; cao lỏng (ethanol 45 –
60%): một liều 0,6 – 2 ml. Không dùng cho trẻ em dưới 3
tuổi.
Dùng ngoài : để đắp hoặc súc miệng, nước hãm 3 - 10%

nụ hoa ( 30 – 100 g/ l ), cao lỏng 1% hoặc cồn thuốc 5%

2.3.4. Các phương pháp đònh tính, đònh lượng


− Đònh tính [22,32]: bằng phản ứng hoá học đặc trưng
của flavonoid, bằng sắc ký lớp mỏng, bằng sắc ký
khí.
− Đònh lượng [32]: hàm lượng flavonoid được xác đònh
theo Apigenin -7- glycoside bằng phương pháp sắc ký
lỏng cao áp (HPLC). Hàm lượng tinh dầu được xác
đònh theo dẫn chất bisabolol bằng phương pháp sắc
ký khí (GC).

2.3.5. Chế phẩm
a. Dược phẩm

Các chế phẩm thường dưới dạng trà, cao chamomile, viên
nang, thuốc nhỏ mắt, phấn thoa cho trẻ em…
− Chamomile Tea – Now – gói trà
− Chamomile Extract - Nature's Way – viên nang
− Iridina due - Montefarmaco SPA – thuốc nhỏ mắt
− Johnson’s baby powder - Johnson: lavender, chamomile…

b. Mỹ phẩm

Được dùng để điều chế nước gội đầu, làm gel chống
nắng,hương liệu và chế xà phòng thơm, phấn thơm,…
− Chamomile and Vitamin E Bath Soak – Andrea: chamomile,
vitamine E….

− Chamomile Body Powder - Jason natural cosmetics: chamomile,
silica, natural vitamine E, primrose Oil..

2.4. TỐI ƯU HÓA CÔNG THỨC


2.4.1. Mối liên quan nhân quả
Mỗi công thức sản phẩm, ngoài hoạt chất còn có
nhiều thành phần tá dược khác nhau. Các thành phần
công thức và/ hoặc các điều kiện sản xuất (được gọi
là biến độc lập xi, i = 1, 2,.. k) thường là các yếu tố ảnh
hưởng của các tính chất của sản phẩm (được xem là
biến phụ thuộc yj, j = 1, 2,... l). Chúng chính là các mối
liên quan giữa nhân
quả;
Thànhvà
phần
côngchúng có tính chất biện
thức

chứng và đôi khi rất phức tạp [7].
Công thức

Sản phẩm

Điều kiện sản
xuất

Hình 2-3. Các mối liên quan nhân quả trong nghiên cứu và phát
triển thuốc


2.4.2. Mô hình công thức [7, 18, 23, 24, 29]
Các yếu tố ảnh hưởng nêu trên cần được khảo sát
theo mô hình thực nghiệm một cách khoa học và hệ
thống. Có 2 nhóm mô hình thực nghiệm:
Mô hình công thức: khảo sát các thành phần nguyên liệu
trong công thức, đây là loại mô hình có ràng buộc. Một
công thức bào chế có thể được xem như một “hỗn hợp” có n
thành phần với tỷ lệ x1, x2, .. và xn; x1+x2 + .. +xn = 1 và 0 ≤ xi
≤ 1. Không gian yếu tố được thiết kế như khoảng không gian
bên trong của một hình có n đỉnh và (n-1) chiều để biểu thò
mọi khả năngï phối hợp; thí dụ: hỗn hợp 2 thành phần là
đường thẳng, hỗn hợp 3 thành phần là hình tam giác đều,


×