Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông khu vực Tây Nguyên. (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 191 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TÔN THỊ NGỌC HẠNH

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG KHU VỰC TÂY NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TÔN THỊ NGỌC HẠNH

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG KHU VỰC TÂY NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc
2. PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền


THÁI NGUYÊN - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ
công trình nào.
Tác giả luận án

Tôn Thị Ngọc Hạnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc và PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, những
ngƣời Thầy, ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã thƣờng xuyên chỉ bảo, tận tình
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Tâm lý - Giáo dục, Phòng
Đào tạo, các Thầy, cô giáo Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên đã giảng
dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo UBND tỉnh Đăk Nông,
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng giáo dục, các trƣờng THPT tỉnh
Đăk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng đã tạo điều kiện giúp đỡ
trong quá trình nghiên cứu khảo sát, cung cấp số liệu giúp tác giả thực hiện đề
tài luận án.
Tôi xin tri ân sự động viên khích lệ và ủng hộ của gia đình, ngƣời thân,

bạn bè và đồng nghiệp, yếu tố đã giúp tôi yên tâm và có thêm động lực để
hoàn thành luận án.
Mặc dù đã rất cố gắng, tuy nhiên luận án sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót, kính mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn, góp ý, giúp đỡ của quý Thầy, Cô
để luận án đƣợc hoàn thiện hơn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2017
Tác giả luận án

Tôn Thị Ngọc Hạnh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN ............................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 4
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 4
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 5
6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu .............................................................................. 5
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................... 5

8. Luận điểm bảo vệ .................................................................................................... 7
9. Đóng góp mới của luận án ...................................................................................... 8
10. Cấu trúc của luận án .............................................................................................. 9
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG...... 10
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 10
1.1.1. Nghiên cứu ở nƣớc ngoài ................................................................................ 10
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................................. 14
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài .................................................................... 18
1.2.1. Chính sách và hoàn thiện chính sách .............................................................. 18
1.2.2. Hiệu trƣởng trƣờng THPT, phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THPT ............ 30
1.3. Hoàn thiện chính sách phát triển ĐNHT trƣờng THPT trong bối cảnh đổi
mới giáo dục ................................................................................................... 38


iv
1.3.1. Tầm quan trọng của chính sách và hoàn thiện chính sách phát triển
ĐNHT trƣờng THPT ...................................................................................... 38
1.3.2. Nội dung của chính sách phát triển đội ngũ HT trƣờng THPT ....................... 41
1.3.3. Hoàn thiện chính sách phát triển ĐNHT trƣờng THPT .................................. 45
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoàn thiện chính sách phát triển ĐNHT trƣờng THPT ....... 46
1.5. Kinh nghiệm quốc tế về hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ hiệu
trƣởng trƣờng THPT ...................................................................................... 48
1.5.1. Về chính sách và hoàn thiện chính sách tuyển dụng và bổ nhiệm HT ........... 48
1.5.2. Chính sách và hoàn thiện chính sách về đào tạo, bồi dƣỡng HT .................... 50
1.5.3. Chính sách và hoàn thiện chính sách về đánh giá, xếp loại HT ...................... 51
1.5.4. Chính sách và hoàn thiện chính sách về chế độ, đãi ngộ HT .......................... 53
Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................................... 54
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG THPT KHU VỰC TÂY NGUYÊN .... 56

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên ............................ 56
2.2. Khái quát về GD khu vực Tây Nguyên và đặc điểm GD ở bậc THPT .............. 60
2.2.1. Khái quát về quy mô và chất lƣợng GD&ĐT khu vực Tây Nguyên .............. 60
2.2.2. Thực trạng đội ngũ HT trƣờng THPT khu vực Tây Nguyên .......................... 62
2.3. Giới thiệu tổ chức khảo sát ................................................................................ 70
2.3.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................... 70
2.3.2. Khách thể, thời gian, địa bàn nghiên cứu ........................................................ 70
2.3.3. Nội dung khảo sát............................................................................................ 72
2.3.4. Phƣơng pháp và công cụ khảo sát ................................................................... 72
2.4. Thực trạng chính sách và thực hiện chính sách phát triển ĐNHT trƣờng
trung học phổ thông khu vực Tây Nguyên ..................................................... 73
2.4.1. Thực trạng chính sách tuyển dụng và bổ nhiệm ............................................. 74
2.4.2. Thực trạng chính sách đào tạo, bồi dƣỡng ...................................................... 82
2.4.3. Thực trạng chính sách đánh giá, xếp loại HT trƣờng THPT .......................... 87
2.4.4. Thực trạng chính sách chế độ, đãi ngộ HT trƣờng THPT .............................. 90
2.4.5. Đánh giá chung về thực trạng chính sách và thực hiện chính sách phát
triển ĐNHT trƣờng trung học phổ thông khu vực Tây Nguyên .................... 94


v
2.5. Thực trạng hoàn thiện chính sách phát triển ĐNHT trƣờng THPT khu vực
Tây Nguyên .................................................................................................... 97
2.5.1. Thực trạng hoàn thiện chính sách ................................................................... 97
2.5.2. Những vấn đề thực tiễn cần quan tâm để lựa chọn giải pháp hoàn thiện
chính sách ....................................................................................................... 99
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 101
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
KHU VỰC TÂY NGUYÊN .................................................................................. 102
3.1. Định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển đội ngũ Hiệu trƣởng trƣờng

THPT khu vực Tây Nguyên ........................................................................... 102
3.1.1. Quan điểm chiến lƣợc của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển kinh tế - xã
hội khu vực Tây Nguyên .............................................................................. 102
3.1.2. Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển giáo dục và phát triển
đội ngũ HT trƣờng THPT khu vực Tây Nguyên .......................................... 103
3.2. Nguyên tắc xây dựng các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển
ĐNHT trƣờng THPT khu vực Tây Nguyên ................................................. 105
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ............................................................... 105
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ............................................................... 105
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển các chủ trƣơng, chính
sách phát triển giáo dục hiện hành ............................................................... 106
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi ............................................... 106
3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ ............................................. 106
3.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển ĐNHT trƣờng THPT khu vực
Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục .......................................... 107
3.3.1. Giải pháp 1: Tăng cƣờng yếu tố dân chủ trong công tác cán bộ, đặc biệt
là cán bộ quản lý giáo dục khu vực Tây Nguyên ......................................... 108
3.3.2. Giải pháp 2: Tổ chức đánh giá mức độ phù hợp của các chính sách về
công tác đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng đội ngũ hiệu trƣởng THPT tại khu
vực Tây Nguyên ........................................................................................... 110
3.3.3. Giải pháp 3: Bổ sung các tiêu chuẩn đặc thù ngƣời hiệu trƣởng trƣờng
THPT khu vực Tây Nguyên ......................................................................... 114


vi
3.3.4. Giải pháp 4: Xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng quy hoạch giáo viên giỏi
nhằm tạo đột phá về công tác tạo nguồn hiệu trƣởng trƣờng THPT khu
vực Tây Nguyên ........................................................................................... 117
3.3.5. Giải pháp 5: Xây dựng đề án tổng thể đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí
giáo dục cấp chiến lƣợc cho khu vực Tây Nguyên ...................................... 120

3.4. Kết quả trƣng cầu ý kiến chuyên gia về các giải pháp đề xuất ........................ 126
3.4.1. Mục đích........................................................................................................ 126
3.4.2. Cách tiến hành ............................................................................................. 126
3.4.3. Phƣơng pháp xử lý . ...................................................................................... 127
3.4.4. Kết quả trƣng cầu ý kiến của chuyên gia về các giải pháp đề xuất .............. 128
3.5. Thử nghiệm một số nội dung của chính sách tuyển dụng và bổ nhiệm HT
trƣờng THPT khu vực Tây Nguyên ............................................................. 130
3.5.1. Mục đích thử nghiệm .................................................................................... 131
3.5.2. Đối tƣợng và phạm vi thử nghiệm ................................................................ 131
3.5.3. Nội dung thử nghiệm .................................................................................... 131
3.5.4. Phƣơng pháp và quy trình thử nghiệm .......................................................... 133
3.5.5. Kết quả thử nghiệm ....................................................................................... 133
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................... 138
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 139
1. Kết luận ............................................................................................................... 139
2. Khuyến nghị ........................................................................................................ 141
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............... 143
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 144
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 153


iv

CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
BCHTW

Ban Chấp hành Trung ƣơng

BGD&ĐT


Bộ Giáo dục và Đào tạo

CB

Cán bộ

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CNV

Công nhân viên

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CP

Chính phủ

CSVC

Cơ sở vật chất

ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam


ĐNHT

Đội ngũ hiệu trƣởng

GD

Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GV

Giáo viên

HT

Hiệu trƣởng

KH & CN

Khoa học và Công nghệ

KHKT


Khoa học kỹ thuật

KT

Kinh tế

NNL

Nguồn nhân lực

NXB

Nhà xuất bản

PT

Phát triển

QH

Quốc hội

QLGD

Quản lý giáo dục

QLNN

Quản lý nhà nƣớc


THPT

Trung học phổ thông

TTg

Thủ tƣớng

UBND

Ủy ban nhân dân

UBTVQH

Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Yêu cầu về trình độ và các điều kiện tuyển dụng và bổ nhiệm
hiệu trƣởng trƣờng THPT ở một số nƣớc Châu Á [theo 44]............... 50

Bảng 2.1.

Diện tích và dân số các tỉnh Tây Nguyên ........................................... 56

Bảng 2.2.


Chỉ số phát triển giáo dục và kinh tế các tỉnh Tây Nguyên so với
toàn quốc ............................................................................................. 59

Bảng 2.3.

Phát triển quy mô học sinh THPT của Tây Nguyên ........................... 60

Bảng 2.4.

Kết quả tốt nghiệp THPT của Tây Nguyên ......................................... 62

Bảng 2.5.

Phát triển số lƣợng CBQL, HT trƣờng THPT của Tây Nguyên ......... 63

Bảng 2.6.

Phân tích số lƣợng HT trƣờng THPT theo vùng ................................. 64

Bảng 2.7.

Phân tích số lƣợng HT trƣờng THPT theo thâm niên ......................... 64

Bảng 2.8.

Cơ cấu độ tuổi, giới, dân tộc của ĐNHT trƣờng THPT công lập
năm học 2015-2016 (N=195) .............................................................. 65

Bảng 2.10.


Kết quả xếp loại đội ngũ HT trƣờng THPT ....................................... 70

Bảng 2.11.

Mẫu nghiên cứu ................................................................................... 71

Bảng 2.12.

Đánh giá về công tác triển khai chính sách tuyển dụng và bổ
nhiệm hiệu trƣởng trƣờng THPT khu vực Tây Nguyên...................... 74

Bảng 2.13.

Đánh giá của CBQL và HT về thực trạng chính sách tuyển dụng
và bổ nhiệm hiệu trƣởng trƣờng trung học phổ thông ........................ 78

Bảng 2.14.

Đánh giá về chính sách đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ hiệu trƣởng
trƣờng THPT khu vực Tây Nguyên .................................................... 82

Bảng 2.15.

Đánh giá về thực trạng chính sách đào tạo, bồi dƣỡng HT trƣờng THPT ...... 85

Bảng 2.16.

Thực trạng nội dung bồi dƣỡng (chuyên đề) của hiệu trƣởng
trƣờng trung học phổ thông khu vực Tây Nguyên .............................. 86


Bảng 2.17.

Thực trạng về chính sách đánh giá, xếp loại hiệu trƣởng trƣờng
THPT khu vực Tây Nguyên ................................................................ 87

Bảng 2.18.

Đánh giá của CBQL và HT về thực trạng chính sách đánh giá, xếp
loại hiệu trƣởng trƣờng trung học phổ thông khu vực Tây Nguyên ........... 89

Bảng 2.19.

Thực trạng chính sách chế độ đãi ngộ hiệu trƣởng trƣờng THPT
khu vực Tây Nguyên ........................................................................... 90


vi
Bảng 2.20.

Đánh giá của CBQL và HT về thực trạng chính sách chế độ đãi
ngộ HT trƣờng THPT khu vực Tây Nguyên ....................................... 91

Bảng 2.21.

Thực trạng các chế độ đãi ngộ hiệu trƣởng trƣờng THPT ở khu
vực Tây Nguyên hiện nay ................................................................... 92

Bảng 2.22.


Thực trạng hoàn thiện các chính PTĐNHT trƣờng THPT ở khu
vực Tây Nguyên đƣợc hƣởng hiện nay ............................................... 98

Bảng 3.1.

Ý kiến chuyên gia về tính cấp thiết của các giải pháp đề xuất ......... 128

Bảng 3.2.

Ý kiến chuyên gia về tính khả thi của các giải pháp đề xuất ............ 129

Bảng 3.3.

Kết quả thử nghiệm xây dựng tiêu chí tuyển chọn và bổ nhiệm
HT trƣờng THPT Đắk Nông ............................................................. 135

Bảng 3.4.

Đánh giá của các đối tƣợng tham gia thử nghiệm về quy trình
tuyển chọn và bổ nhiệm HT trƣờng THPT tỉnh Đắk Nông .............. 137


vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Số lƣợng HT trƣờng THPT khu vực Tây Nguyên ...............................63
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu về độ tuổi của HT trƣờng THPT công lập khu vực Tây Nguyên ........66
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu thành phần dân tộc của HT trƣờng THPT khu vực Tây Nguyên ......67
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu giới tính của HT trƣờng THPT công lập khu vực Tây Nguyên ........68
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu về trình độ đào tạo của HT trƣờng THPT ................................68

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu về trình độ quản lý giáo dục của HT trƣờng THPT .................69


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ Quá trình chính sách .......................................................................25
Hình 1.2. Sơ đồ thang nhu cầu của A. Maslow.........................................................33
Hình 1.3. Sơ đồ nội dung chính sách phát triển đội ngũ HT ....................................41
Hình 3.1. Mối quan hệ giữa chuẩn hiệu trƣởng và chƣơng trình bồi dƣỡng ..........118
Hình 3.2. Quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm HT trƣờng THPT ................................133


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tây Nguyên là vùng miền núi cao, phía Tây Nam Trung bộ nƣớc ta.
Tây Nguyên có vị trí chiến lƣợc quan trọng, có nhiều tiềm năng và lợi thế về
quân sự, kinh tế và văn hóa, xã hội. Từ sau năm 1975, dân số Tây Nguyên
tăng nhanh; trong đó tăng cơ học rất đáng kể, nhiều vùng dân cƣ mới đƣợc
hình thành và phát triển, các dân tộc đoàn kết sống xen kẽ; sự giao thoa văn
hóa giữa các dân tộc, vùng miền đã làm cho không gian văn hóa Tây Nguyên
ngày nay đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, Tây Nguyên đang đứng trƣớc nhiều
thách thức; rừng ngày càng cạn kiệt; tài nguyên đất, nƣớc, khoáng sản khai
thác thiếu tầm chiến lƣợc; kinh tế phát triển thiếu bền vững; dân số, dân cƣ
còn nhiều biến động; an ninh trật tự xã hội tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn khó
lƣờng, tỷ lệ hộ nghèo cao (phần đông là đồng bào dân tộc thiểu số). Nguyên
nhân chính là do trình độ dân trí của vùng còn thấp so với cả nƣớc.
Hiện nay, mạng lƣới cơ sở giáo dục đƣợc mở rộng khắp các vùng dân

cƣ, Tây Nguyên đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục từ mầm non đến
trung học cơ sở. Hệ thống cơ sở giáo dục trung học phổ thông phân bổ hợp lý ở
các huyện, thị xã, thành phố, đáp ứng mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dƣỡng nhân tài”. Tuy vậy, giáo dục trung học phổ thông Tây Nguyên
cũng nhƣ cả nƣớc, “... đã bộc lộ những yếu kém, bất cập, trong đó có những
vấn đề gây bức xúc xã hội kéo dài. Nhiều chính sách cơ chế, giải pháp về giáo
dục có hiệu quả trong giai đoạn vừa qua, nay đã không còn phù hợp, cần được
điều chỉnh”; một trong những nguyên nhân dẫn đến các yếu kém, bất cập trên
là do: “Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ
phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục...” [72].
Yêu cầu của thời kỳ đổi mới về nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho
phát triển bền vững khu vực Tây Nguyên, là cơ hội cho sự nghiệp giáo dục và


2

đào tạo Tây Nguyên cùng cả nƣớc “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục
theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập
quốc tế; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”
[72]. Để thực hiện mục tiêu này, cần thiết phải thực hiện “giải pháp then chốt
là đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong Giáo dục và Đào
tạo”; “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục và đào tạo”[72]. Do vậy, muốn phát triển giáo dục và đào tạo,
điều quan trọng cần phải làm là chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ HT
giáo dục nói chung và và phát triển đội ngũ HT trƣờng THPT khu vực Tây
Nguyên nói riêng.
Trong chiến lƣợc phát triển vùng Tây Nguyên, Đảng và Nhà nƣớc đã
xác định: “Giáo dục, đào tạo là một trong những khâu đột phá, là nhân tố

quyết định cho sự phát triển của Tây Nguyên, nhằm bảo đảm ổn định an ninh
trật tự và phát triển kinh tế xã hội.”, từ đó đã yêu cầu Bộ GD&ĐT, UBND
các tỉnh Tây Nguyên: “Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo, dạy
nghề; xây dựng cơ chế chính sách đặc thù, xác định những dự án trọng điểm
để ưu tiên đầu tư xây dựng. Mặt khác, cần chủ động sáng tạo, tích cực phối
hợp với các Bộ, ngành để cùng thực hiện mục tiêu ưu tiên phát triển giáo dục
- đào tạo” [1].
Hiện nay, phần lớn ĐNHT trƣờng THPT của khu vực Tây Nguyên còn
bất cập, chƣa đáp ứng tốt các yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Một mặt,
vì công tác quản lý đội ngũ này còn thiếu một chiến lƣợc quán triệt quan điểm
phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ mới. Mặt khác, các hệ thống chính
sách đối với HT chƣa thực sự đồng bộ, chƣa thể hiện đƣợc tính đặc thù của
khu vực; sự chỉ đạo thực hiện còn thiếu hệ thống, chƣa hiệu quả; những khó
khăn của thực tiễn tạo ra khoảng cách khá xa giữa chính sách và triển khai
chính sách. Điều này cho thấy, việc xây dựng chính sách đối với đội ngũ HT
các trƣờng THPT ở Tây Nguyên còn thiếu luận cứ khoa học.


3

Chúng ta đã biết rằng, vai trò của nhà trƣờng trung học phổ thông có
phát huy đƣợc hay không, đòi hỏi không những phải có đƣợc đội ngũ giáo
viên giỏi mà đội ngũ HT phải đảm bảo chất lƣợng về đức và tài, có đủ năng
lực lãnh đạo, quản lý nhà trƣờng, am hiểu pháp luật về quản lý nhà nƣớc,....
Nghĩa là, công tác quản lý nhà trƣờng phổ thông phát triển đúng hƣớng hay
không, phụ thuộc vào chất lƣợng đội ngũ HT có đảm bảo hay không. Chất
lƣợng đội ngũ HT chịu sự chi phối trực tiếp của hệ thống chính sách đối với
nó. Chính vì vậy, việc tổng kết thực tiễn, tổ chức nghiên cứu khoa học để
hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ HT đang là một yêu cầu tất yếu của
cuộc sống.

Với mong muốn công bằng trong giáo dục, trẻ em Tây Nguyên đƣợc
hƣởng chất lƣợng giáo dục tƣơng đƣơng với vùng đồng bằng, đòi hỏi đội ngũ
HT các trƣờng THPT của Tây Nguyên phải vƣơn lên ngang tầm các nhà
QLGD vùng đồng bằng. Điều này chỉ có đƣợc, khi ngƣời HT khu vực Tây
Nguyên cần phải có đủ những phẩm chất, năng lực phù hợp với đặc điểm giáo
dục của khu vực. Vì vậy, hệ thống chính sách phát triển đội ngũ HT nhà
trƣờng THPT vùng Tây Nguyên, ngoài những chính sách chung của cả
nƣớc, cần có sự điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, nội dung và điều kiện chính
sách cho phù hợp.
Yêu cầu trên phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc tại Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 8 BCHTW Đảng khóa XI: “Phát triển hài hòa, hỗ trợ
giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu
tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng
dân tộc thiểu số...”.
Hiện tại, có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về giáo dục và
quản lý giáo dục, nhƣng chƣa có công trình nghiên cứu riêng một cách hệ
thống về chính sách và hoàn thiện chính sách phát triển ĐNHT nhà trƣờng
THPT khu vực Tây Nguyên.


4

Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện chính sách
phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học phổ thông khu vực Tây
Nguyên” để nghiên cứu trong khuôn khổ luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý
giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về chính sách và hoàn thiện
chính sách phát triển đội ngũ HT trƣờng THPT khu vực Tây Nguyên, luận án đề
xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ HT trƣờng THPT,

nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ Hiệu trƣởng các trƣờng THPT khu vực Tây
Nguyên, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo khu vực Tây
Nguyên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Chính sách phát triển đội ngũ Hiệu trƣởng
trƣờng THPT
Đối tƣợng nghiên cứu: Hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ hiệu
trƣởng trƣờng THPT công lập khu vực Tây Nguyên.
4. Giả thuyết khoa học
Đội ngũ HT các trƣờng THPT công lập khu vực Tây Nguyên chƣa đáp
ứng tốt các yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Nguyên nhân một phần do
chính sách phát triển ĐNHT chƣa phù hợp đặc thù riêng của khu vực, thực
tiễn triển khai chính sách gặp nhiều khó khăn. Nếu đề xuất đƣợc các giải pháp
hoàn thiện chính sách phát triển ĐNHT trƣờng THPT làm tăng cƣờng yếu tố
dân chủ trong công tác cán bộ, đánh giá đƣợc mức độ phù hợp của các chính
sách, bổ sung các tiêu chuẩn đặc thù ngƣời hiệu trƣởng trƣờng THPT vùng
Tây Nguyên, xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng giáo viên giỏi tạo nguồn hiệu
trƣởng trƣờng THPT thì sẽ nâng cao đƣợc năng lực ĐNHT trƣờng THPT
vùng Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.


5

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lý luận về chính sách và hoàn thiện chính sách phát
triển ĐNHT trƣờng THPT.
5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng chính sách và hoàn thiện
chính sách phát triển ĐNHT trƣờng THPT khu vực Tây Nguyên.
5.3. Đề xuất và thử nghiệm một số giải pháp hoàn thiện chính sách
phát triển đội ngũ HT trƣờng THPT khu vực Tây Nguyên.

6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
- Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2012 đến 2015.
- Về địa bàn nghiên cứu: Các trƣờng THPT công lập tỉnh: Lâm Đồng,
Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia lai, Kon Tum.
- Đối tượng khảo sát: 202 CBQL các cấp (Bộ/ Sở/ Phòng) và HT các
trƣờng THPT.
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Quan điểm phƣơng pháp luận trong nghiên cứu luận án đƣợc thể hiện
qua các cách tiếp cận sau:
7.1.1. Tiếp cận theo quan điểm của Đảng, Nhà nước
Vận dụng quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, đƣờng lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc về giáo dục và đào tạo, về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nƣớc.
7.1.2. Tiếp cận hệ thống
Theo quan điểm này đòi hỏi khi nghiên cứu lý luận và thực trạng của
vấn đề hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ Hiệu trƣởng các trƣờng THPT
khu vực Tây Nguyên cần xem xét nhƣ một hệ thống gồm nhiều thành tố, việc
hoàn thiện và thực thi chính sách phát triển đội ngũ Hiệu trƣởng trƣờng THPT
cần xem xét một cách toàn diện , trong trạng thái vận động và phát triển, trong
những điều kiện cụ thể về đặc điểm kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội khu vực
Tây Nguyên.


6

7.1.3. Tiếp cận lịch sử - logic
Nghiên cứu hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ Hiệu trƣởng
trƣờng THPT khu vực Tây Nguyên dựa trên sự kế thừa thành quả và những

hạn chế của các nghiên cứu về chính sách giáo dục và hoàn thiện chính sách
phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trong lịch sử để xây dựng các giải pháp hoàn
thiện chính sách phát triển đội ngũ Hiệu trƣởng trƣờng THPT khu vực Tây
Nguyên theo tuần tự logic chặt chẽ.
7.1.4. Tiếp cận thực tiễn
Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ Hiệu
trƣờng trƣờng THPT khu vực Tây Nguyên phải bám sát với đặc điểm lao
động của Hiệu trƣởng, yêu cầu về nhân cách ngƣời Hiệu trƣởng trong giai
đoạn đổi mới giáo dục hiện nay và gắn với các chính sách xã hội, chính sách
dân tộc vùng miền, gắn với thực tiễn phát triển văn hóa, kinh tế, chính trị, xã
hội ở khu vực Tây Nguyên.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các nguồn tài liệu,
văn bản trong và ngoài nƣớc để tìm hiểu các khái niệm, các thuật ngữ, các vấn
đề lý luận có liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó tổng hợp kiến thức để tạo ra
hệ thống, thấy đƣợc mối quan hệ biện chứng giữa các vấn đề lý luận, từ đó
hiểu đầy đủ, toàn diện, sâu sắc lý thuyết.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (anket) để khảo sát thực trạng
chính sách và hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ HT các trƣờng THPT
khu vực Tây Nguyên.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia về bộ công cụ, về nội dung các
giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ HT các trƣờng THPT khu
vực Tây Nguyên.


7

- Phương pháp phỏng vấn đƣợc sử dụng để tiến hành phỏng vấn

CBQL, HT trƣờng THPT về những vấn đề liên quan đến thực tế triển khai
chính sách và hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ CBQL nhằm làm sáng
tỏ thực trạng và các kết quả thử nghiệm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục đƣợc sử dụng nhằm tổng
kết lại kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, triển khai và hoàn thiện chính
sách phát triển đội ngũ cán bộ QL nói chung và đội ngũ HT nói riêng của các
cấp quản lý, từ đó làm cơ sở để hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ HT
các trƣờng THPT khu vực Tây Nguyên.
- Phương pháp thử nghiệm đƣợc tiến hành để xem xét tính khả thi, tính
phù hợp của các giải pháp đƣợc đề xuất từ đó chứng minh tính đúng đắn của
giả thuyết khoa học.
7.2.3. Phương pháp hỗ trợ
Sử dụng phƣơng pháp toán thống kê, một số phần mền tin học để xử lý
kết quả điều tra thực trạng, kết quả thử nghiệm sƣ phạm. Qua đó phân tích, so
sánh, tổng hợp, rút ra những nhận định.
Sử dụng mô hình phân tích SWOT (Strengths: Điểm mạnh; Weaknesses:
Điểm yếu; Opportunities: Cơ hội; Threats: Cản trở. Phân tích đánh giá thực trạng.
8. Luận điểm bảo vệ
8.1. Đội ngũ HT trƣờng THPT có vai trò quan trọng đối với chất lƣợng
giáo dục THPT. Để phát triển đội ngũ Hiệu trƣởng có phẩm chất, năng lực
đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới giáo dục thì cần có những chính sách phù hợp
với đặc điểm vùng miền, do đó cần có sự điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện
chính sách.
8.2. Chính sách phát triển đội ngũ Hiệu trƣởng trƣờng THPT khu vực
Tây Nguyên hiện nay còn tồn tại những bất cập. Việc hoàn thiện chính sách
đối với giáo dục miền núi chƣa đƣợc quan tâm; tình trạng áp dụng chính sách
chung cho mọi đối tƣợng vùng miền còn khá phổ biến vì thế chƣa động viên,
khuyến khích, nâng cao đƣợc năng lực của đội ngũ Hiệu trƣởng, nên một số



8

Hiệu trƣởng trƣờng THPT khu vực Tây Nguyên chƣa đáp ứng tốt yêu cầu của
thực tiễn phát triển giáo dục.
8.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ Hiệu trƣởng các
trƣờng THPT khu vực Tây Nguyên cần phải tăng cƣờng yếu tố dân chủ trong
công tác cán bộ, đánh giá đƣợc mức độ phù hợp của các chính sách, bổ sung các
tiêu chuẩn đặc thù ngƣời hiệu trƣởng trƣờng THPT vùng Tây Nguyên, xây dựng
chƣơng trình bồi dƣỡng giáo viên giỏi tạo nguồn hiệu trƣởng trƣờng THPT.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Về lý luận
Góp phần làm phong phú thêm lý luận về chính sách và hoàn thiện chính
sách phát triển đội ngũ HT trƣờng THPT. Bổ sung bƣớc hoàn thiện chính sách
trong quá trình chính sách (quá trình chính sách sẽ có 6 giai đoạn: Xác định vấn
đề; Xây dựng và thông qua chính sách; Triển khai chính sách; Đánh giá tác động
của chính sách; Kết thúc chính sách và Hoàn thiện chính sách).
9.2. Về thực tiễn
- Đánh giá đƣợc thực trạng chính sách và hoàn thiện chính sách phát triển
đội ngũ HT trƣờng THPT khu vực Tây Nguyên hiện nay. Chỉ ra đƣợc mặt mạnh
và mặt yếu, những thời cơ và thách thức; những tác động của hệ thống chính
sách đến sự phát triển đội ngũ HT trƣờng THPT khu vực Tây Nguyên.
- Đề xuất đƣợc 5 giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ HT
trƣờng THPT khu vực Tây Nguyên: Tăng cƣờng yếu tố dân chủ trong công tác
cán bộ, đặc biệt là cán bộ quản lý giáo dục vùng Tây Nguyên; Tổ chức đánh giá
mức độ phù hợp của các chính sách về công tác đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng đội
ngũ hiệu trƣởng THPT tại các tỉnh Tây Nguyên; Bổ sung các tiêu chuẩn đặc thù
ngƣời hiệu trƣởng trƣờng THPT vùng Tây Nguyên; Xây dựng chƣơng trình bồi
dƣỡng quy hoạch giáo viên giỏi nhằm tạo đột phá về công tác tạo nguồn hiệu
trƣởng trƣờng THPT vùng Tây Nguyên; Xây dựng đề án tổng thể đào tạo đội
ngũ cán bộ quản lí giáo dục cấp chiến lƣợc cho vùng Tây Nguyên.



9

10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Phụ lục, Tài liệu tham
khảo, nội dung luận án đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ
HT trƣờng THPT.
Chương 2: Thực trạng hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ HT
trƣờng THPT khu vực Tây Nguyên.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ HT
trƣờng THPT khu vực Tây Nguyên.


10

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Trong những năm cuối thế kỷ XX, nhiều công trình nghiên cứu về
QLGD và đội ngũ QLGD, về ngƣời HT và chính sách đối với CBQL, HT đã
xuất hiện trên thế giới. Điển hình là một số công trình:
Ấn phẩm “Educational Administration”(Quản lý giáo dục) xuất bản
năm 1995 tại Australia, của các tác giả Colin Evers, Judith Chapman, đề cập
đến lý thuyết và thực hành quản lý giáo dục dƣới những ảnh hƣởng từ truyền
thống và thực chứng khoa học, chủ quan, đạo đức, lý thuyết phê bình và
nghiên cứu văn hóa. Tƣơng tự nhƣ vậy, các yếu tố xã hội, chính trị và kinh tế

đã mang lại cách tiếp cận mới để thực hành. Các tác giả cho rằng, Quản lý
giáo dục ngày càng đƣợc chi phối bởi áp lực phân cấp và trách nhiệm giải
trình về chƣơng trình giảng dạy và kết quả giáo dục [86].
Vào năm 2003, Matin Hilb đã đƣa ra lý thuyết quản lý nhân sự tổng thể
với việc phân công nhân sự quản lý với mô hình hoạt động của một tổ chức
gồm 4 bậc: Bậc 1, Hoạt động nhân sự chỉ giới hạn trong nhiệm vụ điều hành
quản lý nhân sự; Bậc 2, Trƣởng bộ phận nhân sự đƣa vào áp dụng những
phƣơng thức quản lý nhân sự theo chỉ thị của ban lãnh đạo, nhƣng không tạo
đƣợc ảnh hƣởng hậu thuẫn đối với các cấp phụ trách bộ phận chức năng; Bậc
3, Các cấp phụ trách bộ phận chức năng kiêm luôn công việc điều hành nhân
sự. Trƣởng bộ phận nhân sự chỉ có nhiệm vụ bổ sung những thiếu sót; Bậc 4,
Mức phát triển của ngành quản lý nhân sự đã ở bậc cao. Trƣởng bộ phận nhân
sự là những đối tác chiến lƣợc và là thành viên của ban lãnh đạo doanh nghiệp
[dẫn theo 43].


11

Nghiên cứu gần đây của Maheswari Kandasamy và Lia Blaton trong
cuốn: “School Principles: Core Actors in Educational Improvement, An
Analysis of Seven Asian Countries” đã tổng hợp về chuẩn hiệu trƣởng, yêu
cầu đối với việc bổ nhiệm hiệu trƣởng, đánh giá hiệu trƣởng,... tại các quốc
gia nhƣ Singapore, Philippines, Hàn Quốc, Malaysia, Pakistan, Nepal...[89]
Cuốn sách “Education Administration - Theory, Research and
Practive” (Quản lý giáo dục - Lý thuyết, nghiên cứu và thực tiễn), (2012), của
Wayne Hoy, Cecil G. Miskel là một trong những cuốn sách đƣợc quan tâm
nhiều nhất trong quản lý giáo dục [104]. Cuốn sách này đề cập đến quản lý
giáo dục sử dụng một hệ thống quan điểm tổng hợp lý thuyết và nghiên cứu
có liên quan về hành vi tổ chức, tập trung vào sự hiểu biết và áp dụng lý
thuyết để giải quyết vấn đề của thực tế. Trong phiên bản mới này có các

nghiên cứu mới nhất về lý thuyết quản lý giáo dục và những ứng dụng đƣợc
đƣa vào phân tích giảng dạy, học tập giúp các nhà QLGD hiểu đƣợc nội dung
và bối cảnh trƣờng học, biết đƣợc những ý tƣởng và nguyên tắc cơ bản đƣợc
áp dụng trong thực tiễn nhà trƣờng.
Cuốn “Organizational Behavior in Education: Leadership and School
Reform (11th Edition)” (Hành vi tổ chức trong giáo dục: Lãnh đạo và đổi mới
nhà trường), của Robert E. Owens Jr và Thomas C. Valesky đã cung cấp cho
các nhà QLGD cách nhìn ở hành vi tổ chức và làm thế nào các nhà lãnh đạo
có thể tạo ra nền văn hóa học hiệu quả hơn; Vai trò lãnh đạo của tổ chức có
liên quan đến việc ra quyết định, thay đổi tổ chức, quản lý xung đột và truyền
thông, thúc đẩy bản thân và những ngƣời khác để đạt đƣợc mục tiêu của tổ
chức; Phân tích thực hiện thành công cải cách trƣờng học dựa trên lý thuyết tổ
chức và nghiên cứu là nền tảng của thực hành hiện đại [102].
Tại Routledge, năm 1995 Gerald Grace xuất bản cuốn sách “School
Leadership- Lãnh đạo trường học đề cập đến chính sách quản lý giáo dục của
HT ở nhà trƣờng. Trong đó, xem xét các khái niệm về lãnh đạo và quản lý


12

giáo dục theo phát triển lịch sử và văn hóa, xem xét các tranh luận đƣơng đại
về bản chất của lãnh đạo nhà trƣờng, dân chủ và giáo dục cộng đồng, nữ
quyền và các lý thuyết quản lý, hiệu trƣởng, giáo viên, phụ huynh, các thành
viên cộng đồng và học sinh trung học dựa trên kết quả nghiên cứu của 88 hiệu
trƣởng các trƣờng tiểu học và trung học ở Anh [88].
Năm 2005, trong ấn phẩm “School Leadership in the 21st Century:
Developing a Strategic Approach” (Lãnh đạo nhà trường trong thế kỷ 21:
Phát triển một tiếp cận chiến lược), hai tác giả Brent Davies, RoutledgeFalmer,
đề cập đến cải cách giáo dục ở nƣớc Anh, đối tƣợng chính là quản lý của hiệu
trƣởng nhà trƣờng phổ thông; những yêu cầu về kỹ năng của hiệu trƣởng

trong thế kỷ 21 để họ quản lý với trách nhiệm mới một cách hiệu quả bao
gồm: Chiến lƣợc và đạo đức của lãnh đạo; Quản lý thay đổi; HT trong các
trƣờng học chất lƣợng cao; Phổ biến và tổ chức giáo dục cho học sinh. Ngoài
ra, các tác giả còn đề xuất khung năng lực với các tiêu chuẩn mới của HT ở
nhà trƣờng phổ thông [85].
Năm 2009, ấn phẩm “The Principalship - A Reflective Practive
Perspective” (Nghề Hiệu trưởng - Một triển vọng thực tiễn được phản ánh), (6th
Edition), tác giả San Antonio đã nhấn mạnh đến tính văn hóa học, tiêu chuẩn,
xây dựng cộng đồng; đồng thời, cung cấp một số cơ sở đạo đức để lãnh đạo nhƣ
một phƣơng tiện điều khiển các vấn đề theo ngữ cảnh, tác giả chỉ ra những khó
khăn mà các hiệu trƣởng thƣờng xuyên phải đối mặt ở trƣờng phổ thông; những
vấn đề của hiệu trƣởng trong tƣơng lai về các quyết định quản lý của họ ảnh
hƣởng đến học sinh và giáo viên; tác giả đƣa ra định nghĩa mới về hiệu quả
trƣờng học, và nhãn quan mới về quá trình thay đổi [99].
Tác giả Jaxapob (1997) với cuốn “Tổ chức lao động của hiệu trưởng”
[48] và Nhà sƣ phạm V.A.Xukhomlinxki (1990), trong cuốn “Một số kinh
nghiệm lãnh đạo của hiệu trưởng trường phổ thông” [84] hai tác giả đều
thống nhất khẳng định: Ngƣời hiệu trƣởng phải là ngƣời lãnh đạo toàn diện và


×