Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tổ chức một số hoạt động sinh hoạt tập thể nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.08 KB, 23 trang )

SKKN “Tổ chức một số hoạt động sinh hoạt tập thể nhằm
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”- SKKN
xếp loại B cấp huyện năm học 2015-2016
A- MỞ ĐẦU
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
1- Cơ sở lí luận của vấn đề:
Trong nhà trường phổ thông, việc tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện có một vị trí quan trọng trong toàn bộ nội dung
chương trình giáo dục. Các hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển và hoàn
thiện nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục. Đảng ta đã xác định con người vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp
CNH-HĐH đất nước, cần phải có những người lao động mới phát triển toàn diện, do vậy
cần phải đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng.
Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng
định mục tiêu là“Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo
khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng
nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH đất nước”. Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần
thứ IX đã đề ra nhiệm vụ:“Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội
dung, phương pháp dạy học”. Luật Giáo dục năm 2005 Điều 2 đã xác định:“Mục tiêu
của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức,
tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của BCH trung ương Đảng khoá XI về đổi
mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đã chỉ rõ mục tiêu tổng quát đó là: “Tạo chuyển biến
căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo đáp ứng ngàycàng tốt hơn
công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con
người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiểm năng, khả năng sáng tạo
của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu
quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lí tốt; có cơ
cấu và phương thức giáo dục hợp lí, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều


kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, xã hội hoá và hội nhập
quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc
dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu
vực”.
Trong Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo có nêu rõ nhiệm vụ của trường THCS đó là: Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt
động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS
và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Vì vậy trong nhà trường
chú ý đến việc tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động sinh hoạt tập thể
sẽ góp phần chất lượng giáo dục đựơc nâng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục


trong thời kì mới theo đúng định hướng của Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của Ban
chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục, Đào tạo.
2- Cơ sở thực tiễn.
Năm học 2015-2016, ngành GD&ĐT Phù Cừ nói chung và trường THCS Minh
Tân nói riêng thực hiện Chỉ thị số 3131/CT-BGD&ĐT ngày 25/8/2015 của Bộ Trưởng Bộ
GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục
thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2015-2016; Quyết định số 1499/QĐUBND ngày 07/8/2015 của UBND tỉnh Hưng Yên về kế hoạch và thời gian năm học
2015-2016; Công văn số 2207/GD&ĐT-GDTrH-GDTX ngày 04/9/2015 của Sở GD&ĐT
Hưng Yên v/v HD thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2015-2016 và Kế hoạch số
188/KH-GD&ĐT ngày 14/9/2015 của Phòng GD&ĐT Phù Cừ hướng dẫn thực hiện kế
hoạch năm học 2015-2016 bậc THCS. Đây là năm học tiếp tục thực hiện Chương trình
hành động của Bộ GDĐT về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của
BCH TƯ khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số
88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa
giáo dục phổ thông; Quyết định 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng chính phủ
về phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Kế hoạch
số 63/KH-UBND ngày 19/5/2014 của UBND tỉnh Hưng Yên thực hiện Chương trình
hành động của Tỉnh ủy về đổi mới căn bản, toàn diện GD và đào tạo. Trong các nhiệm vụ

đó có nhiệm vụ tổ chức tốt các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện.
Đối với trường THCS Minh Tân trong năm học 2014-2015 và năm học 20152016, nhà trường thực hiện thường xuyên có hiệu quả việc tổ chức các hoạt động giáo
dục trong đó có hoạt động sinh hoạt tập thể như sinh hoạt giờ chào cờ đầu tuần, ngoại
khóa sinh hoạt tập thể nhân các ngày lễ lớn trong năm; Tổ chức các hội thi; hoạt động
giáo dục giờ giờ lên lớp....đã thực sự đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần vào việc nâng
cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Mặt khác thông qua tổ chức hoạt động giáo dục này tạo điều kiện thuận lợi để
giáo viên nâng cao đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Khi tham vào các
hoạt động sinh hoạt tập thể, giáo viên và học sinh cảm nhận được sống và làm việc trong
môi trường thân thiện, tích cực hoạt động để trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm, qua
đó giáo viên chia sẻ kiến thức chuyên môn, kĩ năng sống của mình với đồng nghiệp, với
các em HS, hỗ trợ và giúp nhau để hoàn thiện các kĩ năng hiện có, bổ sung những kĩ năng
mới và giải quyết các vấn đề liên quan tới lớp học. Giáo viên tham gia vào các khâu từ
chuẩn bị, thiết kế chương trình, hoạt động trải nghiệm, suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến
sâu sắc về những gì đã diễn ra trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục đó giáo viên sẽ học được nhiều điều để
phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ mới. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động sinh
hoạt tập thể và hoạt động giáo dục ở nhà trường là góp phần rất lớn vào việc hình thành
nhân cách cho các em học sinh phát triển toàn diện.
Từ những lí do trên, trong năm học 2014-2015 và năm học 2015-2016, là một cán
bộ quản lí trực tiếp xây dựng kế hoạch và chỉ đạo nhà trường, các bộ phận chuyên môn,
đoàn thể, giáo viên, học sinh thực hiện nhiệm vụ năm học trong đó có việc tổ chức các


hoạt động sinh hoạt tập thể và hoạt động giáo dục. Qua nghiên cứu, ứng dụng đề tài trong
trường THCS Minh Tân đã giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn trong việc thực hiện
các hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động giáo dục là cần thiết, làm thay đổi mỗi thành
viên trong tổ, trong nhà trường đem lại hiệu quả thiết thực nâng cao chất lượng dạy và
học. Với khuôn phổ phạm vi của đề tài, tôi xin trình bày kinh nghiệm“Tổ chức một số

hoạt động sinh hoạt tập thể nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”,
với đề tài kinh nghiệm này chúng tôi đã thực hiện ở nhà trường và đã góp phần vào việc
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo mục tiêu giáo dục đã đề ra.
II- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1- Đối tượng nghiên cứu
“Tổ chức một số hoạt động sinh hoạt tập thể góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện” ở trường trung học cơ sở. Đối tượng là CBQL, giáo viên và học sinh trường
THCS Minh Tân – Phù Cừ - Hưng Yên.
2- Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về“Việc tổ chức một số hoạt động sinh hoạt tập thể góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện” ở trường trung học cơ sở. Các văn bản chỉ đạo của Bộ
GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hưng Yên, phòng GD&ĐT Phù Cừ. Tài liệu tập huấn kĩ năng xây
dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học của Bộ Giáo
dục và Đào tạo. Tài liệu chuyên môn, nghiệp vụ khác có liên quan đến tổ chức các hoạt
động giáo dục ở nhà trường.
Thời gian tiến hành từ tháng 9 năm học 2014-2015 đến tháng 3 năm học 2015-2016
nghiệm thu đề tài, đánh giá đề tài và có kết luận thực nghiệm áp dụng
trong việc chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động giáo dục và hoạt động sinh hoạt tập thể tại
trường THCS Minh Tân trong những năm học tiếp theo.
III- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để thực hiện đề tài “Tổ chức một số hoạt động sinh hoạt tập thể góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện”, tôi áp dụng các phương pháp sau:
1- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu một số tài liệu về phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp dạy học ở
trường THCS của Bộ GD&ĐT. Văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT; của
Sở GD&ĐT Hưng Yên; phòng GDS&ĐT Phù Cừ. Đặc biệt là các tài liệu tập huấn về
quản lí chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Cơ sở lí luận về việc dạy học,
quản lí, tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
2 - Phương pháp điều tra:
Điều tra những thuận lợi, khó khăn của CBQL, giáo viên, học sinh, tổ chuyên môn

trong quá trình thực hiện. Chất lượng, hiệu quả việc tổ chức hoạt động sinh hoạt tập thể,
hoạt động giáo dục như thế nào, đạt hiệu quả ra sao? Tìm hiểu kĩ về cách thức tổ chức để


từ đó đưa ra các giải pháp tốt nhất trong việc tổ chức thực hiện một số hoạt động sinh
hoạt tập thể và hoạt động giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện.
3- Phương pháp phỏng vấn:
Trao đổi với CBQL, giáo viên, học sinh, đưa ra các ý tưởng, tình huống câu hỏi để có
những câu trả lời, giải pháp tốt nhất trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
4 - Phương pháp tổng hợp:
Đây là khâu cuối cùng thu lượm tất cả các vấn đề, các ý kiến tham gia của giáo viên,
học sinh tổng hợp lại. Nghiên cứu và đưa ra kết luận về đề tài nghiên cứu khoa học“Tổ
chức một số hoạt động sinh hoạt tập thể góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện”.
B- NỘI DUNG ĐỀ TÀI SKKN
I- NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.
Với phạm vi đề tài“Tổ chức một số hoạt động sinh hoạt tập thể góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện” ở trường THCS nhằm giúp CBQL, giáo viên và học
sinh Trường THCS Minh Tân nâng cao nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng, mục đích, ý
nghĩa trong việc tổ chức, thực hiện các hoạt động giáo dục như Sinh hoạt giờ chào cờ đầu
tuần; Hoạt động giữa giờ múa hát tập thể; Tổ chức hội học hội giảng; Tổ chức các hội thi;
tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp....sinh hoạt chuyên môn nhằm góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo mục tiêu giáo dục đề ra. Đồng thời góp phần
làm thay đổi văn hoá ứng xử trong nhà trường, cải thiện mối quan hệ giữa Ban giám hiệu
với giáo viên; giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, cán bộ quản lí với giáo
viên, học sinh với các nhân viên trong nhà trường; giữa học sinh với học sinh. Tạo môi
trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện. Đặc biệt góp phần vào thực hiện
Chương trình hành động của Bộ GDĐT về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
04/11/2013 của BCH TƯ khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo.

II- THỰC TRANG VIỆC TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT TẬP
THỂ Ở TRƯỜNG THCS.
1- Đặc điểm tình hình nhà trường.
Năm học 2014-2015, trường THCS Minh Tân có 195 học sinh ở 4 khối, trong đó
khối lớp 6 có 40 học sinh, khối lớp 7 có 46 học sinh, khối lớp 8 có 43 học sinh và khối
lớp 9 có 66 học sinh. Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên là 24, trong đó
CBQL có 2, thầy cô trực tiếp đứng lớp là 18 và 4 nhân viên của tổ hành chính.
Năm học 2015-2016, nhà trường có 7 lớp với 187 học sinh ở 4 khối lớp. Gồm khối
6 có 58 học sinh, khối lớp 7 có 42 học sinh; khối lớp 8 có 43 học sinh và khối lớp 9 có 44
học sinh. CBQL-GV-NV là 24. Nhà trường có Tổ chuyên môn KHXH, Tổ chuyên môn
KHTN và 1 tổ hành chính.


Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, công nhân viên trẻ, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống
lành mạnh, trình độ chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, năng động,
nhiệt tình trong tổ chức các hoạt động tập thể, thực hiện và chấp hành tốt các quy định
của ngành, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2- Việc tổ chức thực hiện một sô hoạt động sinh hoạt tập thể ở nhà trường.
Trên cơ sở thực hiện Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT; Nhiệm vụ năm học
của Sở GD&ĐT Hưng Yên; Kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của phòng
GD&ĐT Phù Cừ. Trường THCS Minh Tân xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm
vụ năm học trong đó chú ý đến việc tổ chức hoạt động giáo dục và một số hoạt động
sinh hoạt tập thể bao gồm:
-

Tổ chức sinh hoạt chào cờ đầu tuần.

-

Tổ chức sinh hoạt tập thể trong các ngày lễ.


-

Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

-

Tổ chức buổi ngoại khóa bằng việc tổ chức hội thi, trò chơi dân gian.

-

Tổ chức hội học, hội giảng, chuyên đề....

Với kinh nghiệm của bản thân trong lĩnh vực quản lý nhà trường, sự tích lũy kiến
thức, giao lưu chia sẻ với đồng nghiệp, tôi trình bày một số kinh nghiệm của mình đã
thực hiện đạt kết quả tốt trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động
sinh hoạt tập thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện từ năm học 2014-2015
đến năm học 2015-2016. Sau đây tôi đi vào cụ thể nội dung chính của đề tài.
III- CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
1- Trước hết hiểu Hoạt động giáo dục là gì?
- Hoạt động giáo dục(theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, kế hoạch,
có nội dung và phương pháp khoa học của các nhà giáo dục tới học sinh nhằm giúp học
sinh hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. Hoạt động giáo dục này bao gồm: Hoạt
động dạy học và hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp.
- Hoạt động dạy học: là quá trình người dạy tổ chức và hướng dẫn hoạt động của
người học nhằm giúp người học lĩnh hội tri thức khoa học, kinh nghiệm của xã hội loài
người để phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách người học.
- Hoạt động giáo dục(theo nghĩa hẹp): Là những hoạt động có chủ đích, có kế
hoạch do nhà giáo dục định hướng, thiết kế, tổ chức trong và ngoài giờ học, trong và
ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục theo nghĩa hẹp, hình thành ý thức,

phẩm chất, giá trị sống, hay các năng lực tâm lý xã hội... Như vậy, hoạt động dạy học chủ
yếu nhằm phát triển mặt trí tuệ, hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp chủ yếu nhằm phát
triển mặt phẩm chất đạo đức, đời sống, tình cảm. Hai hoạt động giáo dục này chúng đi
song song với nhau bởi ‘trong dạy học có giáo dục, trong giáo dục có dạy học”, không có
việc dạy học kiến thức nào lại không đi với giáo dục phẩm chất con người; và cũng


không có giáo dục đạo đức con người nào lại không có sự dạy trong đó. Tuy nhiên, đối
với mỗi loại nội dung tri thức và tuỳ theo mục tiêu giáo dục mà nội dung giáo dục được
chuyển tải nhiều hơn bằng con đường dạy học hay con đường giáo dục.
- Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, hoạt động giáo dục(theo nghĩa
hẹp) thực hiện các mục tiêu giáo dục thông qua một loạt các hoạt động như hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động trải nghiệm sáng tạo.....
Đề tài này tôi đi sâu vào hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp mảng hoạt động sinh hoạt
tập thể ở trường THCS.
2- Tổ chức một số hoạt động sinh hoạt tập thể trong nhà trường nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện.
2.1- Tổ chức sinh hoạt giờ chào cờ đầu tuần
Như ta đã biết, trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học, cùng với việc tổ chức tốt
hoạt động giảng dạy của thầy, hoạt động học của trò, thì việc đánh giá kết quả của nhà
trường trong tuần là một việc làm quan trọng. Đây là hoạt động thường kì mà BGH phối
hợp cùng Đoàn đội tiến hành vào sáng thứ hai hàng tuần. Để buổi sinh hoạt dưới cờ đạt
hiệu quả, thì BGH cùng các đoàn thể, tổ chuyên môn, tổng phụ trách đội xây dựng
chương trình hoạt động để thực hiện.
- Học sinh: Theo dõi đội viên việc thực hiện các nền nếp do nhà trường quy định
như đi học đúng giờ, vệ sinh trường lớp, truy bài, thể dục, múa hát tập thể, ý thức bảo vệ
của công, bảo vệ tài sản... Điều chú ý nhất là tinh thần học tập, thái độ rèn luyện đạo đức
của người đội viên. Phân công các thành viên trong đôi cờ đỏ chấm điểm, theo dõi thi
đua các lớp trong tuần, cuối tuần họp đội cờ đỏ tổng hợp thành văn bản chuẩn bị cho
buổi nhận xét trước cờ.

- Đối với CBGV: Việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy trong tuần cùng các phong
trào thi đua, những quy định về chuyên môn để thực hiện hàng ngày trong tuần học.
Mục đích buổi chào cờ đầu tuần: Làm cho CBGV-HS thấy được kết quả thực hiện
nhiệm vụ trong tuần của thầy và trò trong việc giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo
dục khác. Những ưu điểm nổi bật trong thực hiện nền nếp dạy và học, biểu dương học
sinh đạt bông hoa điểm tốt, việc làm tốt trong tuần; cần nêu rõ những tồn tại để khắc
phục; đề ra phương hướng tuần mới. Đồng thời cho học sinh kể câu chuyện tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó giúp các em thấy được tư tưởng đạo đức sáng ngời
của Người, phấn đấu rèn luyện và học tập theo tấm gương của Bác để trở thành con
ngoan, trò giỏi, những người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng đất nước ngày càng
giầu đẹp như lời mong muốn của Bác.
Cách thức tiến hành buổi chào cờ đầu tuần bao gồm có 2 phần:
+ Phần thứ nhất: Học sinh kể câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Mục đích thông qua câu chuyện đó giáo dục học sinh hiểu thêm về tư tưởng, nhân cách,
tấm gương đạo đức cao đẹp của Bác, liên hệ bản thân để học tập tấm gương đạo đức của
Người. Phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ kính yêu.
+ Phần thứ hai: Đánh giá kết quả đạt được trong tuần, những ưu điểm, tồn tại trong
việc thực hiện các nền nếp của học sinh do nhà trường đề ra. Trong đó nhấn mạnh
những ưu điểm nổi bật trong học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh.Tuyên dương
học sinh đạt nhiều bông hoa điểm tốt, lớp đạt tuần học tốt, ghi lại hình ảnh để lưu trong


phòng truyền thống nhà trường Đồng thời chỉ ra được những tồn tại cơ bản của đội viên
chưa làm được, học sinh vi phạm quy định của nhà trường (phần này do em liên đội
trưởng nhận xét). Tiếp theo giáo viên tổng phụ trách đội nhận xét và đề ra phương
hướng công tác đội tuần sau. Sau cùng BGH phát biểu động viên, tuyên dương tấm
gương hoa điểm tốt, học tốt, rèn luyện chăm của học sinh trong tuần, bổ sung các công
việc giáo viên, học sinh thực hiện trong tuần mới.
Với việc tuyên dương học sinh đạt hoa điểm tốt và ghi lại hình ảnh lưu trong
phòng truyền thống đã khích lệ được tinh thần phấn khởi, tự hào của học sinh trong học

tập, tạo khí thế thi đua trong học tập và rèn luyện của các em.
Để buổi chào cờ hàng tuần nội dung thêm phong phú, BGH cùng đoàn đội thường
xuyên thay đổi, bổ sung chương trình cho phù hợp. Cụ thể xen kẽ trong tuần ngoài việc
kể chuyện học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học sinh còn thực hiện công việc
nêu gương sáng đội viên, những đội viên đạt nhiều bông hoa điểm tốt, chăm học, chăm
làm, rèn luyện đạo đức và việc làm tốt trong chi đội mình hoặc trong trường. Qua việc
nêu gương sáng đội viên đó đã khích lệ các em hăng say học tập và rèn luyện hơn, tạo
phong trào thi đua dành nhiều bông hoa điểm tốt, gương tốt trong nhà trường. Mặt khác
cho các em học sinh biểu diễn văn nghệ, đem lời ca, tiếng hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ
kính yêu, quê hương đất nước, mái trường, thầy cô và bạn bè. Qua đó nhà trường đã
phát hiện được nhiều học sinh có năng khiếu về âm nhạc, từ đó có hướng bồi dưỡng học
sinh để tham gia vào đội văn nghệ của nhà trường, tham gia chương trình hội thi tiếng
hát Hoa phượng đỏ, giai điệu tuổi hồng....
2.2-Tổ chức hoạt động sinh hoạt tập thể nhân các ngày lễ lớn trong năm.
Theo kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT Hưng Yên,
phòng GD&ĐT Phù Cừ, trường THCS Minh Tân đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực
hiện có hiệu quả những ngày sinh hoạt tập thể gồm ngày 15/10, ngày Bác Hồ gửi bức
thư cuối cùng cho ngành giáo dục; ngày 20/11 kỉ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam; ngày
22/12 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội Quốc phòng toàn dân;
ngày 26/3 ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Để tổ chức có hiệu quả các buổi sinh hoạt tập thể đó, BGH họp bàn xây dựng kế
hoạch chỉ đạo để các đoàn thể tổ chức thực hiện. Nội dung kế hoạch gồm các phần: Mục
đích; Yêu cầu; Nội dung và Tổ chức thực hiện.
2.2.1- Đối với ngày sinh hoạt tập thể kỉ niệm ngày 15/10 Bác Hồ gửi bức thư cuối
cùng cho ngành Giáo dục.
Mục đích: Giúp CBGV- học sinh hiểu rõ ý nghĩa bức thư cuối cùng Bác Hồ gửi
cho ngành giáo dục. Nhận rõ được trách nhiệm của người thầy trong sự nghiệp giáo dục;
của trò trong học tập để cống hiến cho đất nước. Đặc biệt là lời căn dặn của Bác đối với
CBGV “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”.
Cách thức tiến hành:

- Trước hết đọc bức thư Bác Hồ gửi cán bộ giáo viên, học sinh nhân ngày khai
giảng năm học mới ( Tháng 10/1968). Nội dung bức thư như sau:
Các cô các chú và các cháu thân mến,
Nhân dịp đầu nǎm học thứ tư chống Mỹ, cứu nước, Bác thân ái gửi lời thǎm hỏi tất
cả các cô, các chú và các cháu. Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo
dục của chúng ta vẫn phát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết.Bác vui lòng biết rằng mặc
dù hoàn cảnh khó khǎn, hiện nay miền Bắc nước ta đã có một vạn hai nghìn trường phổ
thông, mỗi xã đều có trường cấp I, nhiều xã đã có trường cấp II, các huyện đều có ít nhất


một trường cấp III. Số người đi học đã hơn sáu triệu, trong đó có hơn một triệu cán bộ
và công nông đang học bổ túc vǎn hoá. Số người vào học các trường đại học và trung
học chuyên nghiệp tǎng gần gấp ba lần so với trước chiến tranh chống Mỹ. Hơn 30
trường đại học và 200 trường trung học chuyên nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các
ngành và các địa phương, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, tập trung cũng như tại
chức. Các trường đã có nhiều cố gắng trong việc thi đua dạy tốt và học tốt bảo đảm an
toàn cho thầy và trò, làm cho đời sống vật chất và tinh thần ngày càng tiến bộ. Mặc dù
giặc Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc ác liệt, chúng không những đã thất bại thảm hại
trên mặt trận chính trị, quân sự, mà ta đã thắng chúng cả trên mặt trận giáo dục và đào
tạo cán bộ. Làm được như vậy là nhờ Đảng ta có đường lối đúng đắn, quân đội và nhân
dân ta rất anh hùng và cũng do các cô, các chú, các cháu trong các trường học đã cùng
nhau vượt qua nhiều khó khǎn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhân dịp này, Bác khen ngợi
những cố gắng và thành tích mà các cô, các chú và các cháu đã đạt được. Nhưng đế
quốc Mỹ và còn ngoan cố. Cách mạng nước ta còn phải khắc phục nhiều khó khǎn gian
khổ để đạt thắng lợi hoàn toàn. Hiện nay, Đảng và nhân dân giao cho các cô, các chú,
các cháu nhiệm vụ lớn hơn trước. Vì vậy, Bác nhắc các cô, các chú và các cháu mấy
điều sau đây: - Thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ
nghĩa xã hội, tǎng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đốí trung thành
với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận
bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho, luôn luôn cố gắng cho xứng đáng

với đồng bào miền Nam anh hùng. Dù khó khǎn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy
tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tuởng tốt, phải phấn đấu
nâng cao chất lượng vǎn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do
cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa
học và kỹ thuật. Các cô các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời
sống vật chất và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tǎng cường bảo đảm sức
khoẻ và an toàn. Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang.Giáo
dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ
nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và
trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn
thành thắng lợi nhiệm vụ đó. Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách
mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền
địa phương phải thật sự quan tâmhơn nữa đến sự nghiệp này, phải chǎm sóc nhà trường
về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới. Bác mong chờ
những thành tích mới của các cô, các chú và các cháu.
Chào thân ái và quyết thắng

Bác Hồ

+ Tiếp theo: Nêu ý nghĩa bức thư, lời dạy của Bác Hồ đối với sự nghiệp giáo dục:
Có thể nói cách đây 45 năm, vào ngày 15/10/1968 nhân dịp khai giảng năm học 1968 –
1969, Bác Hồ đã gửi thư chúc mừng đến tất cả cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân
viên, học sinh trong cả nước. Đây là bức thư cuối cùng mà Bác gửi cho thầy trò chúng ta
trước lúc đi xa. Nó có một ý nghĩa vô cùng trọng đại và vô cùng thiêng liêng đối với sự
nghiệp giáo dục, đối với dân tộc Việt Nam trong cuộc hành trình của lịch sử đấu tranh
giành hạnh phúc, văn minh và hùng mạnh. Chính vì thế, hàng năm vào dịp này, toàn thể
thầy giáo, cô giáo và học sinh trong cả nước đều ôn lại và khắc ghi những lời căn dặn
đầy tâm huyết và ân tình mà Bác đã giành cho chúng ta, đấy cũng là dịp để chúng ta



nhìn lại mình đã làm được gì, sẽ phấn đấu như thế nào để đền đáp lại những mong muốn
lớn lao của Bác.
Và trong bức thư cuối cùng của Người gửi cho ngành Giáo dục (15-10-1968), sau
những lời chúc mừng, thăm hỏi Bác đã dạy:“ Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi
đua dạy tốt và học tốt… phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá và chuyên môn”. Và
một lần nữa Bác khẳng định: “ Nhiệm vụ của các thầy giáo, cô giáo là rất quan trọng và
rất vẻ vang”. Bác yêu cầu: “ Các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương phải thực sự
quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy
mạnh sự nghiệp giáo dục về nhiều mặt, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục của ta lên những
bước phát triển mới”. Người đã đi xa, nhưng sự nghiệp của người gây dựng vẫn còn đó,
những lời dạy bảo ân tình của Người vẫn còn đó. Để xứng đáng với sự quan tâm, lòng
mong mỏi thiết tha và lớn lao của Bác, thầy trò chúng ta phải khắc ghi và thực hiện lời
Bác dạy, phải nổ lực hơn nữa để làm tròn trách nhiệm của mình, phải nỗ lực, đồng sức
đồng lòng thực hiện“ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “ Mỗi thầy
giáo, cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”. Đặc biệt luôn tâm
niệm thực hiện lời dạy của Người: “ Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy
tốt và học tốt”.
Sau cùng cho học sinh biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 15/10,
2.2.2.- Đối với ngày sinh hoạt tập thể 20/11, ngày Nhà giáo Việt Nam.
Mục đích: Giúp cán bộ giáo viên, học sinh hiểu sâu sắc về lịch sử của ngày 20/11,
ngày Nhà giáo Việt Nam, qua đó giáo dục các em truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của
dân tộc. Đống thời tôn vinh người thầy làm công tác giáo dục.
Cách thức tiến hành: - Giới thiệu lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- Nêu ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Thi thuyết trình báo tường của học sinh.
+ Trước hết giới thiệu lịch sử ra đời ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Tháng 01/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập
ở Paris (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des
Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc
tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến

chương các nhà giáo" gồm 15 chương. Nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo
dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất
và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo. Trong những năm kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với
mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược
đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh. Đồng thời, giới thiệu những
thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo
viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta. Mùa xuân năm
1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm
trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ
chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Chỉ
một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được
kết nạp là một thành viên của FISE. Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội
nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy
ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.


Ở Việt Nam, Ngày 20-11-1958 lần đầu tiên ngày “ Quốc tế hiến chương các nhà
giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta.
Đất nước thống nhất, ngày 20-11 đã được tổ chức rộng rãi trong cả nước và dần dần
trở thành ngày truyền thống của giáo giới Việt Nam. Do tính chất và mục đích của tổ
chức ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Để thể hiện đầy đủ sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước ta đối với đội ngũ giáo viên; để nêu rõ vị trí, vai trò quan trọng của
đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng CNXH; để phát huy
truyền thống của nhân dân ta luôn luôn tôn trọng, quý mến thầy giáo và cô giáo, theo đề
nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng bộ trưởng đã ra quyết định số 167-HĐBT
ngày 28-9-1982: “Hàng năm lấy ngày 20 tháng 11 là Ngày nhà giáo Việt Nam”. Và ngày
20-11-1982, Ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tổ chức trọng thể tại Hội trường Ba
Đình Hà Nội.
+ Tiếp theo nêu ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

Từ xưa đến nay, nghề dạy học luôn được nhân dân quý trọng và yêu mến.Với
truyền thống trọng thầy, hiếu học của dân tộc và dưới sự lãnh đạo của Đảng, GD-ĐT
nước ta đã từng bước được khẳng định, phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của
nhân dân để phát triển đất nước. Lịch sử nền giáo dục cách mạng Việt Nam đã ghi nhận
lớp lớp nhà giáo ngày đêm tận tuỵ với nghề, lao động sáng tạo, quên mình và nhiều thầy
giáo đã hy sinh tuổi thanh xuân đem ánh sáng văn hóa cho đồng bào vùng cao, vùng xa.
Họ là những anh hùng vô danh. Tìm hiểu và học tập những truyền thống tốt đẹp của Nhà
giáo Việt Nam là nhằm giúp cho đội ngũ thầy cô giáo tiếp tục phát huy những truyền
thống của Nh giáo, không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực, để mỗi thầy cô giáo là
một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng và
nhân dân, tiếp tục đóng góp công sức và trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo, phục vụ
đắc lực cho nhiệm vụ CNH-HĐH đất nước.
Ôn lại truyển thống nhà giáo VN để giúp mỗi thầy cô giáo tăng cường lòng thiết tha
yêu nghề dạy học, thực hiện đúng lời căn dặn của Chủ tịch HCM đối với nhà giáo: “Thầy
cũng như trò, cán bộ cũng như nhân viên, phải thật thà yêu nghề mình, thật thà yêu
trường mình- Có gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây
dựng CNXH và CNCS. Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người
vẻ vang nhất…Những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”, và mãi mãi là
niềm tự hào về truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam.
Đặc biệt là bài phát biểu cảm tưởng, những tâm tư của cô giáo trẻ về ngày 20/11 đi
vào lòng thầy cô, học sinh với tình cảm thiêng liêng cao đẹp. Ngày 20/11, ngày lễ hiến
chương các Nhà giáo làm cho mỗi chúng ta bồi hồi những kỷ niệm một thời về trường,
lớp, về người thầy đầu tiên, bài học đầu tiên còn đó lại hiện về ngập tràn trong ký ức với
những cảm xúc khó tả. “Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay đến trường, em vừa đi vừa
khóc, mẹ dỗ dành yêu thương”. Đến tuổi thiếu thời ta lại được gặp thầy cô, người mẹ thứ
hai của mình đã chắp cánh ước mơ cho ta: “Ai nâng cánh ước mơ cho em, là thầy cô
không quản ngày đêm. Ai dạy dỗ chúng em nên người, là thầy cô em ghi nhớ suốt đời”.
Sang tuổi hoa niên có bài hát Bụi Phấn với ca từ da diết không thể mờ phai trong mỗi tâm
thức tuổi học trò: “Thầy em tóc như bạc thêm, bạc thêm vì bụi phấn, cho em bài học hay.



Mai sau lớn nên người, làm sao có thể nào quên, ngày xưa thầy dạy dỗ khi em tuổi còn
thơ ”.
Khi nghe các bài hát này nhà giáo chúng ta lại thấy lòng mình rộn rã khó tả, bởi lẽ
ta tự hào về nghề dạy học của mình, về vị trí người thầy hết sức cao đẹp và vẻ vang đã
được toàn xã hội tôn vinh. Đó là sự thật. Người thầy giáo cũng như người lái đò trở
khách đưa người qua sông đến bến bờ mới, còn mình thì vẫn ở lại với con đò. Công lao
của các nhà giáo không uổng phí bởi những con người đã sang đò kia sẽ đem hết năng
lực và lòng nhiệt huyết của mình được hun đúc trong nhà trường để phụng sự đất nước.
Người thầy ngày ngày tới trường với những học trò thân yêu của mình, làm việc một
cách âm thầm lặng lẽ giống như con ong hút nhuỵ hoa kết thành mật ngọt dâng đời. Nhân
loại đã khẳng định:" Không một vĩ nhân nào, một anh hùng nào trên đời này lại không
qua bàn tay bế ẵm của bà mẹ thì trên trái đất này không có vĩ nhân nào, người anh hùng
nào lại không qua bàn tay dìu dắt và sự dạy dỗ của thầy giáo, cô giáo". Ông cha ta đã
dạy:" Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" có nghĩa là một chữ cũng là thầy và nửa chữ cũng là
thầy.
Quả đúng như vậy, nghề dạy học rất cao đẹp, vẻ vang song rất trong sạch và khiêm
tốn. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người thầy giáo tốt - thầy giáo
xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo,
không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô
danh. Đây là một điều rất vẻ vang”. Người cũng đã dạy chúng ta “Vì lợi ích mười năm thì
phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng
nói:" Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất
trong các nghề sáng tạo. Vinh dự thật lớn lao, trách nhiệm cũng thật nặng nề. Mỗi thầy
cô giáo thực sự là những khuôn vàng thước ngọc, là tấm gương sáng cho học sinh noi
theo, là bác sĩ của tâm hồn, là kĩ sư của đầu óc đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương
lai của đất nước. Từ năm 1986 đến nay, sau 30 năm đổi mới, nền Giáo dục - Đào tạo
nước nhà đã tạo được thế và lực mới phù hợp với xu thế của lich sử. Đất nước ta đang hội
nhập sâu vào thế giới đã khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đã đưa
nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời mong ước của Bác Hồ vị cha già

kính yêu của dân tộc.
+ Cuối cùng tổ chức cho học sinh bình báo tường mà các em học sinh các lớp làm
báo tường ca ngợi thầy cô, mái trường, quê hương, đất nước. Công bố kết quả bình báo
tường và trao giải cho học sinh.
2.2.3.- Đối với ngày sinh hoạt tập thể 22/12, ngày thành lập Quân đội nhân dân
Việt Nam, ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Mục đích: Giúp cán bộ, giáo viên và học sinh hiểu rõ về sự ra đời của ngày 22/12,
ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày hội Quốc phòng toàn dân. Tự hào về
truyền thống cách mạng, về anh bộ đội cụ Hồ, lực lượng hùng hậu cách mạng
Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Cách thức tiến hành:


1- Giới thiệu lịch sử ngày thành lập Quân đội nhân Dân Việt Nam 22/12, ngày hội
Quốc phòng toàn dân. Nêu ý nghĩa lịch sử ngày 22/12, ngày hội Quốc phòng toàn dân.

+ Trước hết: Giới thiệu lịch sử, ý nghĩa ngày thành lập Quân đội nhân Dân Việt
Nam 22/12, ngày hội Quốc phòng toàn dân:Như ta đã biết, Quân đội nhân dân Việt Nam
do nhân dân, vì nhân dân, là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt
Nam, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn
luyện. Tên gọi “Quân đội nhân dân” là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa “từ nhân
dân mà ra, vì nhân dân phục vụ”. Tháng 12/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành
lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Chỉ thị nhấn mạnh: “Tên Đội Việt Nam
Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên
truyền..., đồng thời nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí
Bắc...”. Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa tổng Hoàng Hoa Thám

và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã
Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng
quân được thành lập gồm 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội, do đồng chí Võ Nguyên

Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng
và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 22/12/1944, dưới lá cờ đỏ sao
vàng năm cánh, 34 cán bộ, chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã long
trọng tuyên đọc Mười lời thề danh dự. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân do
đồng chí Hoàng Sâm được cử làm Đội trưởng, đồng chí Xích Thắng (Dương Mạc Thạch)
làm Chính trị viên. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có chi bộ Đảng lãnh
đạo. Chỉ có 34 người, với 34 khẩu súng các loại nhưng đó là những chiến sĩ kiên quyết,
dũng cảm trong các đội du kích Cao - Bắc - Lạng, Cứu quốc quân,... là con em các tầng
lớp nhân dân bị áp bức, họ có lòng yêu nước, chí căm thù địch rất cao, đã siết chặt họ
thành một khối vững chắc, không kẻ thù nào phá vỡ nổi. Sau lễ thành lập, đội tổ chức
một bữa cơm nhạt không rau, không muối để nêu cao tinh thần gian khổ của các chiến sĩ
cách mạng, đội tổ chức “đêm du kích” liên hoan với đồng bào địa phương để thắt chặt
tình đoàn kết quân dân.
Thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh: “Trong một tháng phải có hoạt động.
Trận đầu nhất định phải thắng lợi”, 17 giờ ngày 25/12/1944 (ngay sau ngày thành lập),
Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập và
đồn Phai Khắt (đóng tại tổng Kim Mã, châu Nguyên Bình, nay thộc xã Tam Kim, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) và sáng ngày 26/12/1944 lại đột nhập vào đồn Nà Ngần
(đóng tại xã Cẩm Lý, châu Nguyên Bình, nay thộc xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình,
tỉnh Cao Bằng), giết hết hai tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính địch và thu tất cả
vũ khí, quân trang, quân dụng. Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần đã mở đầu cho truyền
thống đánh chắc thắng, đánh trận đầu của quân đội ta.
Tháng 3/1945, Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng và ra Chỉ thị“Nhật Pháp
bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4/1945, Trung ương Đảng triệu tập Hội
nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang cả nước


(Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, Cứu Quốc quân và các tổ chức vũ trang
khác...) thành Việt Nam Giải phóng quân; đẩy mạnh tuyên truyền xung phong có vũ trang
phá kho thóc của Nhật để cứu đói cho nhân dân; xây dựng các đội tự vệ vũ trang, du kích

cứu quốc; phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa cách
mạng. Từ tháng 4/1945, cao trào kháng Nhật cứu nước, phong trào vũ trang khởi nghĩa,
khởi nghĩa từng phần đã giành thắng lợi ở nhiều nơi. Ngày 15/5/1945, sau buổi lễ thống
nhất tại Định Biên Thương, Định Hóa, Thái Nguyên, đồng chí Võ Nguyên Giáp trở thành
Tư lệnh các lực lượng vũ trang thống nhất, mang tên Việt Nam Giải phóng quân.
Trên cơ sở đánh giá thời cơ và tình hình cách mạng trong nước, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, lực lượng vũ trang cùng các tầng lớp nhân dân đồng loạt đứng dậy tiến hành khởi
nghĩa giành chính quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc Tổng khởi
nghĩa của nhân dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. Cách mạng Tháng tám năm 1945
thành công, Việt Nam Giải phóng quân được đổi tên thành Vệ Quốc quân. Năm 1946, Vệ
Quốc quân đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1950, đổi tên thành Quân
đội nhân dân Việt Nam. Ngày 22/12/1944, ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền
Giải phóng quân – Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được lấy
làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Như vậy, lịch sử 72 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của quân đội ta gắn
liền với lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc. Một đội quân được Đảng và Bác Hồ rèn
luyện, đã từng là những đội tự vệ đỏ trong cao trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh, đội du kích Bắc
Sơn, Nam Kỳ, Ba Tơ, Cao Bắc Lạng, Cứu quốc quân đến Đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân. Một đội quân lớp lớp cán bộ, chiến sĩ đã nối tiếp nhau bao thế hệ cầm súng
chiến đấu, cùng toàn dân đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược hung bạo, giành lại độc lập
thống nhất và bảo vệ vững chắc bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam XHCN và làm
tròn nghĩa vụ quốc tế vẻ vang đối với cách mạng hai nước Lào và Cam-phu-chia anh em.
Năm 1989, theo chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ,
ngày 22-12 hàng năm không chỉ là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
mà còn là ngày Hội quốc phòng toàn dân. Từ đó, mỗi năm, cứ đến ngày này, toàn dân
Việt Nam lại tiến hành các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội, nhằm
tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất Bộ đội
Cụ Hồ, giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH, động viên mọi công dân chăm lo củng cố
quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Các hoạt động như mít tinh, hội thảo,
hội nghị đoàn kết quân dân, giáo dục truyền thống, biểu diễn văn nghệ, đại hội thanh

niên, thi đấu thể thao, hội thao quân sự,... được diễn ra ở khắp nơi. Những hoạt động của
ngày hội như vậy nhằm động viên cán bộ, chiến sĩ không ngừng nâng cao cảnh giác, ra
sức rèn luyện bản lĩnh chính trị và trình độ quân sự, không ngại gian khổ, vượt qua khó
khăn, trong mọi hoàn cảnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Phát huy thành tích to lớn đã đạt được trong 72 năm qua, Quân đội nhân dân Việt
Nam tiếp tục xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại;
tham gia xây dựng kinh tế đất nước và thực hiện tốt hơn chức năng làm nòng cốt xây
dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, góp phần xây dựng thành công và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, bảo
vệ hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới, xứng đáng với tên gọi:
Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.


2- Tổ chức cho học sinh cuộc thi Tìm hiểu 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ (1954 – 2014)nhân kỉ niệm ngày 22/12.
Mục đích: Qua cuộc thi Tìm hiểu 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (19542014) nhân kỉ niệm ngày 22/12, nhằm khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại
của Chiến thắng Điện Biên Phủ; sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ
tịch Hồ Chí Minh, tinh thần đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh của Quân đội nhân dân
Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Thông qua các
hoạt động kỷ niệm nhằm tuyên truyền, giáo dục cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh
trường THCS Minh Tân về truyền thống yêu nước, khơi gợi và phát huy tinh thần Điên
Biên Phủ, đoàn kết, năng động, sáng tạo; thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ
đã hy sinh xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tiếp
tục và củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Nêu cao tinh thần tự hào dân tộc,
khẳng định ý chí quyết tâm của cán bộ giáo viên, học sinh nhà trường. Phát động đợt sinh
hoạt chính trị rộng rãi trong cán bộ giáo viên và học sinh cùng thi đua lập thành tích chào
mừng kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học
Kết quả cuộc thi giúp cán bộ giáo viên và học sinh nhận thức rõ về giá trị và ý
nghĩa lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ. Qua đó đã giáo dục CBGV-HS lòng
tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc ta, đặc biệt là Chiến thắng lịch sử Điện Biên

Phủ. CBGV-HS đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt-Học tốt”, tổ chức Hội giảng – Hội
học; Hội thi trong học sinh với chủ đề “ Điện Biên – Trang sử hào hùng”: Tìm hiểu lịch
sử, nhân chứng lịch sử, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Chiến thắng Điện Biên Phủ; “Đi tìm
địa chỉ đỏ” với các hoạt động đến thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách đã tham
gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Qua phong trào thi đua đã nâng cao ý thức trách nhiệm
của CBGV trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, giúp học sinh có ý thức nhớ về cội nguồn,
tri ân đối với thế hệ ông, cha đã hy sinh, đổ xương máu tô thắm thêm trang sử hào hùng
của dân tộc.
2.2.4.- Đối với ngày sinh hoạt tập thể 26/3, ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh.
Mục đích: Giúp cán bộ giáo viên, học sinh hiểu rõ về ngày thành lập Đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh, về vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ Quốc, đặc biệt trong thời kì hội nhập thế giới. Từ đó các em có hướng phấn đấu
góp phần xây dựng và phát triển đất nước giầu đẹp.
Cách thức tiến hành:
- Giới thiệu quá trình thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3. Ý nghĩa
lịch sử ngày 26/3.
- Tổ chức sân chơi học sinh thi tìm hiểu về lịch sử ngày thành lập Đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh 26/3. Biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 26/3.
Trước hết cho các em học sinh hiểu rõ về lịch sử ngày 26/3 ngày Thành lập Đoàn
TNCS Đông Dương, nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trở thành ngày vô cùng ý nghĩa
với lớp lớp các thế hệ trẻ Việt nam. Khẳng định vai trò của Thanh niên trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã được chứng minh qua suốt chiều dài lịch sử của Đất nước.
Ngay từ những năm tháng đầu tiên bôn ba đi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã luôn coi trọng vai trò của Thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Trong phần phụ lục nhan đề Gửi Thanh niên Việt Nam trong tác phẩm Bản án chế


độ thực dân Pháp Người đã tha thiết kêu gọi:“Đông Dương đáng thương hại. Người sẽ
nguy mất nếu đám Thanh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh”. Vì vậy vai trò của

Thanh niên luôn được Người quan tâm xây dựng. Khi những điều kiện chuẩn bị cho việc
thành lập một tổ chức cách mạng đã sẵn sàng, tháng 6/1925 Việt Nam Thanh niên Cách
mạng Đồng chí Hội đã được thành lập. Ngay lúc đó Người đã lập nhóm TNCS làm nòng
cốt cho Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Lúc đầu mới chỉ có 9 đồng chí,
cuối năm 1926 đã lên đến 26 đồng chí, trong đó có các đồng chí như: Hồ Tùng Mậu, Lê
Hồng Phong…những người thanh niên đã góp phần xương máu của mình tô đỏ cho cho
mầu cờ của Tổ quốc. Rồi khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, công tác Thanh niên trong
nước đã xuất hiện ở nhiều nơi. Ban đầu là ở Nhà máy Xi măng và trường Trung học BonNam (nay là trường Ngô Quyền, Hải Phòng). Chi bộ thanh niên nhà máy xi măng lúc bấy
giờ có 10 đoàn viên, ra báo bí mật, lấy tên là Tia lửa. Trong phong trào Xô viết Nghệ
tĩnh, tổ chức Thanh niên phát triển mạnh.
Cuối tháng 3/ 1931, trong Nghị quyết của Hội nghị TW Đảng lần thứ 2 họp tại Sài
Gòn nhấn mạnh:“…Tổ chức ra TNCS Đoàn là nhiệm vụ để thâu phục một bộ phận quan
trọng của giai cấp vô sản, là một vấn đề cần kíp mà Đảng phải giải quyết. Do đó Đảng
phải chủ trương thống nhất các tổ chức TN thành Đoàn TNCS Đông Dương nhằm thu hút
TN phấn đấu cho lý tưởng Cộng sản Chủ nghĩa.Vì vậy năm 1931 dù từ nước ngoài đồng
chí Nguyễn Ái Quốc đã gửi thư cho TW Đảng, nhắc nhở việc thống nhất nhanh chóng
các tổ chức Thanh niên. Và từ đây Đoàn TN phát triển rộng khắp các tỉnh thành. Đến
tháng 4/1931, riêng ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã hình thành các Tỉnh ủy Đoàn, Huyện ủy
Đoàn khá hoàn chỉnh… Lúc này đã có khoảng 2000 đoàn viên. Từ tháng 5/1936 khi
Đảng ra hoạt động công khai và thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương thì cùng năm
đó, Đoàn TN Dân chủ được thành lập, trên cơ sở Đoàn TNCS Đông Dương.
Hội nghị TW lần thứ 8 (tháng 5/1941) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc triệu tập tại Cao
Bằng, đã thành lập Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc. Ngày 20/4/1941 Đoàn
TN Cứu quốc Việt Nam thành lập. Đây chính là lực lượng chiến đấu xung kích trong thời
kỳ vận động chuẩn bị cho cách mạng tháng 8. Trong công cuộc kháng chiến chống Pháp
từ 1946 – 1954, biết bao đoàn viên thanh niên cứu quốc đã hi sinh anh dũng như Võ Thị
Sáu, Trần Văn Ơn, Cù Chính Lan… Sau hòa bình lập lại, trong phiên họp vào tháng
9/1955, Bộ Chính trị TW Đảng đã chủ trương đổi tên Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam thành
Đoàn TNLĐ Việt Nam. Đây là lực lượng đầu tàu, xung kích trong công cuộc xây dựng
CNXH với kiểu khẩu hiệu “Sống, chiến đấu theo gương những người cộng sản”. Thế rồi

đến ngày 2/9/1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh người lãnh tụ thiên tài, Vị cha già kính yêu của
dân tộc, người Bác kính yêu của thế hệ trẻ Việt Nam, qua đời. Ban chấp hành TW Đảng
họp phiên bất thường và quyết định: “ Đoàn TNLĐ Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền
phong, Đội Nhi đồng tháng 8 được mang tên Bác”. Từ đây đoàn ta mang tên Đoàn TNLĐ
Hồ Chí Minh. Trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, nhiều thế hệ trẻ ở
cả hai miến Nam Bắc đã dành chọn đời mình cho sự nghiệp Cách mạng Việt Nam. Viết
lên trang sử sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cùng với các tổ chức khác, tổ
chức toàn dân tộc làm nên thắng lợi vẻ vang năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước.
Giữa tháng 12/1976, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 4 họp định ra đường lối chung
và đường lối xây dựng CNXH trong cả nước… sửa đổi điều lệ Đảng và bầu ra BCH TW
mới. Đảng đổi tên là Đảng CS Việt Nam và Đoàn đổi tên thành Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh.


Nhiều thập kỷ đã trôi qua, biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam đã nối vòng tay lớn,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã xây dựng nên truyền thống vẻ vang của Đoàn, tuyệt đối
trung thành với sự lãnh đạo của Đảng, hết lòng phục vụ nhân dân, dũng cảm trong chiến
đấu, luôn học tập lao động hết mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Đoàn ta
đã được mang những cái tên khác nhau, trong những thời kì khác nhau. Để mỗi thời kỳ
phù hợp với mỗi nhiệm vụ mang tính lịch sử. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xứng đáng là đội
hậu bị, là cánh tay đắc lực của Đảng, là tổ chức của những người Cộng sản trẻ tuổi, có
sức khỏe, có lí tưởng, có nhiệt huyết để cống hiến hết mình cho công cuộc xây dựng và
bảo vệTổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong buổi buổi sinh hoạt này, tổ chức cho các em học sinh tham gia biểu diễn văn
nghệ, những bài hát ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi sức trẻ của thế hệ thanh niên đi
đầu trong các phong trào thi đua xây dựng quê hương đất nước.
3- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sân chơi trí tuệ bổ ích cho học sinh.
Đối với hoạt động này, đây là một sân chơi trí tuệ, giúp học sinh phát huy trí tuệ, tài
năng của mình tham gia các cuộc thi để rèn các kĩ năng sống và trải nghiệm thực tế, từ đó

có cách giải quyết các tình huống trong đời sống hàng ngày tạo cho các em lòng tự tin,
mạnh dạn khi tham gia sân chơi trí tuệ. Hình thức nhà trường tổ chức với nhiều nội dung
như: Cuộc thi vẽ tranh, thuyết trình tranh; giới thiệu sách hay hưởng ứng Tuần lễ học tập
suốt đời. Thi làm báo tường, bình báo tường nhân ngày 20/11. Cuộc thi nghiên cứu khoa
học dành cho học sinh THCS. Cuộc thi Đường lên đỉnh OlimPia, giao lưu Tiếng Anh. Tổ
chức các trò chơi dân gian.... Song, trong khuôn khổ của đề tài, tôi đi sâu vào 2 nội dung
chính là Thi vẽ thuyết trình tranh; giới thiệu sách hay và tổ chức trò chơi dân gian.
3.1- Cuộc thi vẽ tranh, thuyết trình tranh; giới thiệu cuốn sách hay hưởng ứng“Tuần
lễ học tập suốt đời”.
Mục đích: Nhằm nâng cao nhận thức của CBGV và học sinh nhà trường về việc
học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập tại địa phương Minh Tân, chia sẻ những kinh
nghiệm về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Đồng thời giúp cho CBQL-GVHS nhà trường và các đoàn thể như Công đoàn, Tổ chuyên môn, Đoàn thanh niên, Đội
thiếu niên nâng cao khả năng nhận thức về ý thức trách nhiệm cộng đồng trong việc học
tập. Tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi tham gia học tập, đặc biệt là những
chương trình bồi dưỡng ngắn hạn để CBGV-HS cập nhật những thông tin, kiến thức, kĩ
năng, nâng cao trình độ hiểu biết về các lĩnh vực trong đời sống xã hội trong đó có văn
hóa giáo dục và các chương trình giáo dục kĩ năng sống trong cộng đồng.
+ Năm học 2014-2015: Nhà trường tổ chức hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời với
chủ đề“Học cho bản thân và những người xung quanh hạnh phúc” từ ngày 29/9/2014
đến 5/10/2014. Qua việc tổ chức này đã nâng cao nhận thức của CBGV-HS trường THCS
Minh Tân về nhiệm vụ học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập tại địa phương, chia
sẻ những kinh nghiệm về học tập và xây dựng xã hội học tập. Tuyên truyền cho CBGV
về các bài viết của Hồ Chí Minh:“Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”; Biết nhiều,
nghe rộng mới làm nên sự nghiệp của Lê Quý Đôn; “Học, học nữa, học mãi” của Lê Nin;
“Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người” của UNESCO.
Đặc biệt là nhận thức đúng về Đề án“Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên tạo điều kiện cho CBGV-HS nâng cao trình độ hiểu biết trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
trong năm học 2014-2015.



Đối với giáo viên: Hưởng ứng tích cực hiệu quả Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời
bằng việc làm là tổ chức Hội giảng đợt I chào mừng ngày 15/10. Áp dụng PPDH tích
cực, các kĩ thuật dạy học tích cực, sử dụng thiết bị thí nghiệm thực hành, ứng dụng CNTT
vào giảng dạy đạt hiệu quả tốt.
Đối với học sinh: Nhà trường tổ chức Hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời bằng hình
thức cuộc thi vẽ tranh chủ đề về“Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, bảo vệ môi
trường.” Các em tham gia cuộc thi sôi nổi, hoà hứng. thuyết trình với những lời bình sâu
sắc, ý nghĩa của từng bức tranh, thông qua đó các em muốn nhắn gửi tới hội thi một
thông điệp“Học tập là nhiệm vụ suốt đời-Học cho bản thân và những người xung quanh
hạnh phúc để góp phần xây dựng quê hương đất nước”để bảo vệ môi trường và chủ
quyền biển đảo Việt Nam.
+ Năm học 2015-2016: Nhà trường tiếp tục tổ chức cuộc thi giới thiệu cuốn sách hay
nhân hưởng ứng“Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” trên địa bàn huyện Phù Cừ từ
ngày 02/10/2015 đến ngày 09/10/2015.
Với chủ đề:“Chung tay xây dựng thư viện, thường xuyên đọc nhiều sách hay” năm
2015. Cuộc thi đã góp phần nâng cao nhận thức cho CBGV-HS trường THCS Minh Tân
về nhiệm vụ học tập suốt đời, xây dựng thư viện nhà trường với nhiều sách hay. Đặc biệt
tuyên truyền cho CBGV và các em học sinh tăng cường đọc nhiều sách để nâng cao nhận
thức, hiểu biết kiến thức để góp phần nâng cao văn hóa đọc, nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện, xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Kết quả: Giáo viên và học sinh chung tay xây dựng tủ sách thân thiện với 242 cuốn
sách, trong đó có 204 cuốn sách giáo khoa và 38 cuốn sách tham khảo. Tạo điều kiện
thuận lợi cho giáo viên và học sinh được đọc nhiều sách góp phần phát triển văn hóa đọc
trong nhà trường.
Với học sinh: Nhà trường tổ chức cho học sinh thi giới thiệu sách hay. Nội dung
của cuộc thi là giới thiệu một cuốn sách hay có thể là SGK, STK hoặc sách viết về Bác
Hồ …. Trong chương trình bậc THCS. Các em giới thiệu, thuyết trình cuốn sách hay với
những lời bình sâu sắc, ý nghĩa của từng loại sách, thông qua đó các em muốn nhắn gửi
tới hội thi một thông điệp“Chung tay xây dựng thư viện, đọc nhiều sách hay”, góp phần

nâng cao dân trí, năng lực công dân, xây dựng quê hương ngày càng văn minh, phát triển.
3.2- Tổ chức hoạt động tập thể chơi trò chơi dân gian
Mục đích: Tổ chức trò chơi dân gian giúp học sinh sau những giờ học căng thẳng
trên
lớp, các em tham gia trò chơi dân gian sẽ là những “món ăn” bồi bổ tinh thần sảng khoái.
Nó không những góp phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống
trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm mà còn giúp học
sinh rèn khả năng ứng xử văn hóa, không sa vào những games trực tuyến bạo lực vô bổ
đang tràn lan và các tệ nạn xã hội. Đồng thời giúp các em phát triển khả năng tư duy,
sáng tạo, sự khéo léo; là nhân tố quan trọng góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng nên
nhân cách, nâng cánh tâm hồn thế hệ trẻ hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân


thiện, học sinh tích cực”. Qua đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện trong nhà trường.
Cách thức tiến hành: Nhà trường cho học sinh hiểu rõ về trò chơi dân gian
Việt Nam đó là:Trò chơi trẻ em Việt Nam thường bắt nguồn từ những bài đồng dao, một
thể loại văn vần độc đáo của dân tộc. Đấy là những bài ca có nhịp điệu đơn giản gieo vần
một cách thoải mái, có thể ngắn dài bất kỳ hoặc lặp đi lặp lại không dứt, trong sáng, nhẹ
nhàng mà hóm hỉnh, dễ nhớ, dễ thuộc. Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với
các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi như sôi nổi, điềm đạm
hay trầm tĩnh. Mỗi trò lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến
các em chơi suốt ngày mà không thấy chán. Hơn nữa, các trò chơi dân gian Việt Nam
thường giản tiện, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng
cụ dễ kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên, thậm chí chỉ là cái gậy, hòn đá, hòn bi,
…chúng có thể nhặt trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi.
Để giúp học sinh lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp, chúng tôi phân loại trò chơi
dân gian có thể chia thành bốn nhóm: Loại trò chơi vận động như: Tập tầm vông, dung
dăng dung dẻ, lò cò, bịt mắt bắt dê… giúp tăng cường sức khỏe, thể chất cho học
sinh; loại trò chơi học tập, điển hình là chơi cờ lá, cờ lật, chơi ô ăn quan giúp phát triển

trí tuệ của các em, dạy cho các em biết quan sát, tính toán; loại trò chơi sáng tạo là
những trò chơi mà học sinh có thể tự làm nên những đồ vật bằng vật liệu trong thiên
nhiên như làm chong chóng bằng lá dừa, nặn con trâu bằng đất sét, xếp lá dừa thành con
châu chấu… Những trò chơi này giúp trẻ khéo tay, phát huy sáng kiến, năng khiếu thẩm
mỹ cần thiết cho hiện tại và cả tương lai sau này. Cuối cùng, loại trò chơi mô phỏng là
những trò chơi mà các em bắt chước cách sinh hoạt của người lớn như làm nhà, nấu ăn,
mua bán,… Trong khi chơi, các em thi nhau xem ai làm đúng, làm đẹp, làm nhanh hơn và
thật sự hóa thân, nhập vai. Nhờ đó các em học được cách ứng xử của người lớn để chuẩn
bị làm người sau này.
Thực tế cho thấy, trong hai năm học qua, trường THCS Minh Tân chúng tôi tích cực
đưa các trò chơi dân gian vào sinh hoạt tập thể đã tạo ra một sân chơi bổ ích, các em tích
cực hưởng ứng tham gia. Điều đáng vui mừng là cứ mỗi lần tổ
chức sân chơi này, thầy và trò đều phấn khởi, học sinh muốn được tham gia nhiều hơn,
các em được rèn các kĩ năng cơ bản theo từng loại trò chơi dân gian, tạo niềm hứng khởi
để các em tiếp thu kiến thức văn hóa trên lớp đạt hiệu quả cao nhất. Cụ thể nhà trường đã
tổ chức các trò chơi như sau:
- Trò chơi: Bịt mắt đánh trống, chơi chuyền, ô ăn quan.. rèn luyện sự khéo léo, vui đùa
tập thể, xây dựng tính cộng đồng, tính linh hoạt, nhanh nhẹn.
- Trò chơi: Nhảy dây, nhảy bao bố, đánh quay,... giúp các em rèn luyện sự khéo léo, kỹ
năng, kỹ xảo cá nhân, khả năng tính toán, phán đoán chính xác, xây dựng tình đoàn kết, ý
thức cộng đồng trách nhiệm.
Trò chơi: Cướp cờ, kéo co, vật tay, đá cầu chinh.… có vai trò vô cùng quan trọng trong
sinh hoạt, góp phần giáo dục cho các em học sinh về tính tập thể, tinh thần kỷ luật, ý chí
vươn lên giành chiến thắng, rèn luyện thể chất, sự khéo léo và sức chịu đựng của con
người, giúp các em ngày càng phát triển toàn diện về trí, đức, thẩm, mỹ.
- Trò chơi: ô ăn quan, giấu tìm.. giúp các em phát triển trí tuệ, dạy cho các em biết
quan sát, tính toán, xử lý tình huống khéo léo, hiệu quả.


Như vậy, có thể nói: Việc tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường đã tạo ra sân

chơi lành mạnh, thu hút đông đảo học sinh tham gia hoạt động tập thể giúp các em tránh
các trò chơi không lành mạnh, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường; mà
trò chơi dân gian còn góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Qua đó chúng ta càng
khẳng định rằng trò chơi dân gian có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc hình thành và phát
triển nhân cách học sinh, là món ăn tinh thần, một phần tất yếu của cuộc sống. Vì thế nhà
trường chúng ta cần lựa chọn các trò chơi cho phù hợp với lứa tuổi, sở thích, điều kiện
của học sinh; thời lượng và phương pháp tổ chức trò chơi, hướng dẫn tổ chức chơi đúng
với quy luật của nó,… giúp cho các em dần dần hình thành và phát triển nhân cách theo
hướng tích cực để góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
3.3- Tổ chức sân chơi Đường lên đỉnh ÔlimPia
Mục đích: của chương trình là tạo ra sân chơi bổ ích, lành mạnh, thu hút sự quan
tâm của các em học sinh trong nhà trường, giúp các em định hướng lối sống, suy nghĩ,
phát triển kĩ năng sống, đồng thời giúp các em thể hiện những suy nghĩ, có cơ hội khẳng
định năng lực, ý chí của lứa tuổi mình trong trường THCS. Xây dựng nhiều tấm gương
học tập giỏi để tạo điều kiện khích lệ sự ham học của học sinh. Nâng cao chất lượng cho
cuộc thi của học sinh .Hội thi lựa chọn những học sinh xuất sắc tham dự Olympia cấp
cụm, đồng thời thể hiện sự chỉ đạo quan tâm sâu sát của BGH trường đối với sự phát triển
của học sinh, góp phần vào hoạt động đổi mới phương pháp giáo dục toàn diện.
Cách thực tiến hành: Học sinh chia thành các đội, mỗi đội 3 học sinh. Mỗi đội thi
trải qua bốn vòng: Vòng I: Xuất phát: Trong vòng 1 phút 30 giây, mỗi đội khởi động với
9 câu hỏi về tự nhiên, Văn học và xã hội; Vòng II: Leo núi: Các đội sẽ trả lời câu hỏi
thông qua bức tranh, đây là đỉnh núi mà các học sinh phải vượt qua. Vòng III: Bứt phá:
Trong vòng 30 giây các đội đưa ra câu hỏi bằng cách các em dùng cờ tín hiệu xin trả lời.
Vòng IV: Chinh phục: đây là vòng quyết dịnh về đích của các đội, học sinh chọn gói câu
hỏi 30 , 50, 70 điểm, có thể dùng ngôi sao hi vọng để trả lời. Kết quả hội thi diễn ra
nghiêm túc, Ban giám khảo làm việc công tâm, chính xác. Các đội tham dự vui chơi hết
mình, không khí hội thi sôi động, một sân chơi đầy bổ ích.
4- Kết quả đạt được.
Có thể nói việc tổ chức các hoạt động giáo dục và hoạt động sinh hoạt tập thể trong
nhà trường là một vấn đề rất cần thiết. Chính việc thông qua các hoạt động sinh hoạt tập

thể này đã tạo cho các em một sân chơi bổ ích, học mà chơi, chơi mà học. Cái được lớn
nhất mà chúng tôi nhận được đó là các em học sinh hưởng ứng tích cực tham gia vào các
hoạt động một cách nhiệt tình, có hiệu quả. Các em mạnh dạn, tự tin, được rèn các kĩ
năng sống, biết xử lí các tình huống, bổ sung các kiến thức phong phú trong đời sống xã
hội. Qua mỗi đợt sinh hoạt tập thể, các em tự rút ra cho mình những bài học vô cùng quý
giá về giá trị đạo đức, lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về các truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, về nhân cách học làm người, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện theo mục tiêu giáo dục đặt ra. Cụ thể như sau:
+ Năm học 2014-2015.


- Tổ chức đầy đủ các buổi chào cờ hàng tuần. Duy trì hoạt động kể chuyện tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh với 20 câu chuyện có chất lượng và 12 bài viết nêu gương
sáng đội viên.
- Tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt tập thể nhân các ngày 15/10; 20/11; 22/12 và
26/3 với nhiều nội dung và hình thức phong phú.
- Tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa bằng cuộc thi như vẽ, thuyết trình tranh với
chủ đề về môi trường; hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời; Thi làm báo tường, bình báo
tường, văn nghệ nhân kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tổ chức các trò chơi dân
gian nhân kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12; Cuộc thi tìm hiểu
Điện Biên Phủ hào hùng, Đi tìm địa chỉ đỏ, thăm tặng quả cho gia đình cách mạng đã
từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nhân kỉ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện
Biên Phủ. ..... Các hoạt động trên đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
của nhà trường (giảng dạy của thầy và học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh).
Chất lượng GD toàn diện

Tốt (Giỏi)

Khá


TB

Yếu

Hạnh kiểm

63,1%

33,4%

3,5%

0

Học lực

6,2%

41%

49,3%

3,5%

Chất lượng mũi nhọn

Cấp trường

Cấp huyện


Cấp tỉnh

Ghi chú

Học sinh

12

17

2

NCKH

Giáo viên

9

2

1

+ Năm học 2015-2016.
- Tổ chức đầy đủ các buổi chào cờ hàng tuần. Duy trì hoạt động kể chuyện tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh với 19 câu chuyện có chất lượng và 10 bài viết nêu gương
sáng đội viên.
- Tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt tập thể nhân các ngày 15/10; 20/11; 22/12 và
26/3 với nội dung và nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
- Tổ chức ngoại khóa bằng các cuộc thi Xây dựng tủ sách thân thiện, giới thiệu sách
hay hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời; Thi làm báo tường, bình báo tường, văn nghệ

nhân kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tổ chức các trò chơi dân gian nhân kỉ niệm
ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12; Cuộc thi Đường lên đỉnh OlimPia, thi


An toàn giao thông.... Các hoạt động trên đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện năm học 2015-2016.
(Chất lượng giáo dục học kì I năm học 2015-2016)
Chất lượng GD toàn diện

Tốt (Giỏi)

Khá

TB

Yếu

Hạnh kiểm

64,1%

33,4%

2,5%

0

Học lực

6,5%


40,8%

49,2%

3,5%

Giáo viên dạy giỏi cấp trường 10, cấp huyện 2 .
Học sinh giỏi cấp huyện 8 môn lớp 9: 8HSG, Giải Toán trên máy tính cầm tay: 2
HSG; NCKH: 2 HS; Tiếng Anh trên Internet 3 HSG....
Nhìn vào số liệu nêu trên, chúng tôi có thể khẳng định rằng việc tổ chức các hoạt
động sinh hoạt tập thể đã đem lại hiệu quả thiết thực, tạo cho các em có được sân chơi
đầy bổ ích, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục. CBQL, giáo viên có thêm cơ
hội đi sâu, đi sát các hoạt động phong trào, sinh hoạt tập thể, hiểu được những nguyên
nhân và những khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện để từ đó có các biện pháp hỗ
trợ kịp thời. Tạo mối quan hệ giữa CBQL với giáo viên, học sinh thêm gần gũi, gắn bó,
thân thiện. Quan trọng nhất là qua các hoạt động sinh hoạt tập thể này, hiệu quả các giờ
học của học sinh, giảng dạy của thầy cô được nâng lên rõ rệt, điều đó đã góp phần không
nhỏ để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
C- KẾT LUẬN
1- Nhận định chung và bài học kinh nghiệm
Với đề tài KN “Tổ chức một số hoạt động sinh hoạt tập thể nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện”, trong quá trình triển khai và chỉ đạo thực hiện tại trường
THCS Minh Tân trong năm học 2014-2015 và năm học 2015-2016, tôi và tập thể CBGVHS nhà trường đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
* Với các em học sinh: Nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động sinh hoạt
tập thể đối với học sinh.Thông qua hoạt động này các em cùng thầy cô trải nghiệm, các
em được giáo dục kĩ năng sống, tích luỹ thêm kĩ năng cần thiết trong cuộc sống hàng
ngày. Đó là kĩ năng tự tin, lối sống lành mạnh, có thái độ đúng mức, biết giải quyết vấn
đề, tích cực tham gia các hoạt động tập thể để có những quyết định đúng đắn trong cuộc
sống. Có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối

quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài
hoà và lành mạnh, đặc biệt là nhân cách các em học sinh, tạo cơ hội cho học sinh phát
triển tốt năng lực của mình một cách hiệu quả nhất.
* Đối với CBQL- GV: Thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục trong đó có
hoạt động sinh hoạt tập thể với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Xây dựng kế hoạch,


chỉ đạo các đoàn thể, giáo viên, học sinh tích cực hưởng ứng tham gia. Giúp đỡ CBGV,
học sinh về khâu tổ chức thực hiện, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên và học sinh thực
hiện nhiệm vụ. Luôn đi sâu, bám sát kế hoạch chỉ đạo, tìm các giải pháp hữu hiệu nhất
thực hiện đề tài. Mục tiêu cuối cùng của việc sinh hoạt tập thể đó là chất lượng phải đặt
lên hàng đầu cùng với các hoạt động giáo dục khác, phong trào thi đua trong nhà trường
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đảm bảo mục tiêu giáo dục đề ra.
2- Điều kiện thực hiện đề tài và vấn đề bỏ ngỏ.
2.1- Điều kiện thực hiện đề tài.
Đề tài kinh nghiệm“Tổ chức một số hoạt động sinh hoạt tập thể nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện”, thực hiện trong năm học 2014-2015 và năm học 2015-2016
trên cơ sở thực hiện Chỉ thị của Bộ GD&ĐT, Hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hưng Yên, sự
chỉ đạo trực tiếp của phòng GD&ĐT Phù Cừ về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 20142015; 2015-2016.
Sự quyết tâm cao của BGH, các tổ chức đoàn thể trường THCS Minh Tân thường
xuyên trao đổi về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, góp ý xây dựng các giải
pháp để cùng tổ chức, thực hiện hoạt động sinh hoạt tập thể. Sự cộng tác, tinh thần trách
nhiệm nhiệt tình của giáo viên, học sinh trực tiếp tham gia tổ chức, thực hiện hoạt động
sinh hoạt tập thể đã giúp tôi triển khai và hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
2.2- Những vấn đề bỏ ngỏ.
Như trên đã nói, đề tài kinh nghiệm “Tổ chức một số hoạt động sinh hoạt tập thể
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện” tuy thực hiện trong hai năm học 20142015; 2015-2016 đã đạt hiệu quả tốt, song trong quá trình thực hiện còn một số vấn đề
hạn chế, khó khăn đó là:
- Còn một vài học sinh thiếu tự tin, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động tập
thể, kĩ năng xử lí tình huống còn chậm. Kinh phí tổ chức, động viên khen thưởng học

sinh gia đạt thành tích trong việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể còn hạn chế.
Do vậy chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, tìm giải pháp nhằm hạn chế vấn đề tồn tại để đề
tài đi vào hoạt động thực thi mang lại kết quả cao, nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện đáp ứng sự nghiệp giáo dục trong các năm học tới.
3- Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp.
Đề tài “Tổ chức một số hoạt động sinh hoạt tập thể nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện” được triển khai thực hiện tại trường THCS Minh Tân huyện Phù Cừ trong
hai năm học 2014-2015 và 2015-2016. Nhà trường đã nghiệm thu, đánh giá cao về tính
khả thi, triển vọng của đề tài.
Thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể này đã tạo ra sự chuyển biến tích cực
trong CBQL, giáo viên, học sinh. Chất lượng giáo dục toàn diện hàng năm được tăng
dần. Điều đáng phấn khởi là các em học sinh mạnh dạn, tự tin, được rèn các kĩ năng sống,
biết xử lí các tình huống, bổ sung các kiến thức phong phú trong đời sống xã hội; Các em
biết làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh hoạt, hiệu quả, tự tin trong các


tình huống giao tiếp hàng ngày; Có suy nghĩ, hành động tích cực và có những quyết định
đúng đắn trong cuộc sống. Đồng thời các em trở lên thân thiện cùng giúp đỡ nhau tiến bộ.
Giáo viên có cơ hội cùng giao lưu chia sẻ kinh nghiệm trong đồng nghiệp và với học sinh
để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo
dục đề ra
Với tính khả thi của đề tài kinh nghiệm trên, nhà trường tiếp tục chỉ đạo thực hiện
trong những tháng còn lại của năm học 2015-2016 và trong những năm học tiếp theo.
4- Kiến nghị và đề xuất.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục Việt Nam ở thế kỉ XXI “Học để biết, học để làm,
học để tự khẳng định và học cùng để chung sống”và thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản
và toàn diện GD Việt Nam theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng. Chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Kế hoạch số
63/KH-UBND ngày 19/5/2014 của UBND tỉnh Hưng Yên thực hiện Chương trình hành

động của Tỉnh ủy về đổi mới căn bản, toàn diện GD và đào tạo và Hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ năm học 2015-2016 của sở GD&ĐT Hưng Yên, phòng GD&ĐT Phù Cừ, Trong
đó có nhiệm vụ tổ chức tốt các hoạt động giáo dục, hoạt động sinh hoạt tập thể trong nhà
trường. Tôi có một số kiến nghị sau:
- Đối với giáo viên: Thường xuyên trau dồi kiến thức, đổi mới phương pháp giảng
dạy theo hướng tích cực. Áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào bài giảng. Đặc biệt
cùng các em học sinh tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể và đặt hiệu quả
công tác giáo dục lên hàng đầu, nhất là hiện nay toàn ngành đang thực hiện Chương trình
hành động của Tỉnh ủy về đổi mới căn bản, toàn diện GD và Đào tạo.
- Nhà trường và các đoàn thể: Tăng cường, quan tâm đến việc đổi mới hình thức tổ
chức các hoạt động sinh hoạt tập thể. Đồng thời tổ chức hội thảo, chuyên đề đổi mới hình
thức tổ chức hoạt động sinh hoạt tập thể thực sự có hiệu quả và có tính khả thi cao trong
những năm học tiếp theo.
- Đối với các cấp lãnh đao Sở Giáo dục Hưng Yên và phòng GD&ĐT Phù Cừ: Tổ
chức hội thảo, chuyên đề về công tác tổ chức các hoạt động giáo dục trong đó có hoạt
động sinh hoạt tập thể để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo mục tiêu
giáo dục đặt ra.
* Trên đây là đề tài SKKN của tôi nghiên cứu và thực nghiệm trong năm học 2015-2016.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân tôi viết, không sao chép của người khác.
Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cấp trên.
Minh Tân, ngày 22 tháng 3 năm 2016
Người thực hiện

Nguyễn Văn Huề



×