Đề cương chi tiết bài tập lớn.
Câu hỏi: Phân tích luận điểm của tư tưởng Chủ Tịch Hồ Chí Minh: Nếu nước độc lập mà
dân không tự do thì độc lập thì không nghĩa lí gì. Người dân chỉ hiểu giá trị của độc lập
khi được ăn no mặc ấm.
Bài làm
I/ Cơ sở lí luận.
1.1.1 Quan điểm của Mác
Nghiên cứu trong chủ nghĩa tư bảnCác quan điểm có tính chất phương pháp luận để giải
quyết vấn đề dântộc Quyền dân tộc dân tộc, tộc người, quốc gia dân tộc có quyền tự
nhiên về kinh tế, quyền về chính trị quyền về văn hóa xã hội.
1.1.2 Quan điểm của Lê-nin
Nghiên cứu trong chủ nghĩa đế quốc→ Chỉ ra hai xu hướng phát triển khách quan của
dân tộc→ Cương lĩnh dân tộc của Lê-nin→ Quyền dân tộc gồm quyền bình đẳng, quyền
tự quyết, quyền liên hiệp.
1.2 Truyền thống dân tộc
1.2.1 Quyền chủ quyền→ Đất nước Việt Nam là do người Việt Nam làm chủ, đó là quyền
thiêng liên bất khả xâm phạm, nếu đi ngược lại với đạo lí là xâm lược Việt Nam chắc
chắn chuôc lấy thất bại→ Chứng minh qua tác phẩm Nam Quốc Sơn Hà.
1.2.2 Quyền độc lập→ Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, nước ta không
những có chủ quyền núi sông bờ cõi mà còn có thuần phong mĩ tục mang bản sắc riêng,
chế độ riêng, đã từng xưng đế một phương, có nhân tài hào kiệt làm nên nền văn hóa
nước nhà→ Chứng minh qua tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi.
1.3 Tinh hoa văn hóa dân tộc
CM Tân Hợi 1911→Sự ra đời của CN Tam Dân→ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm thấy
những điều phù hợp với điều kiện phù hợp với nước ta đó là dân tộc độc lập, dân quyền
tự do và dân sinh hạnh phúc.
II Cơ sở thực tiễn
2.1 Thế giới
2.1.1 Sự phát triển của chủ nghĩa đế quốc: Tự do cạnh tranh độc quyền→ Mâu thuẫn giữa
tư sản với vô sản, đế quốc với thuộc địa, các nước tư sản với nhau được đẩy lên cao→
Đấu tranh giải phóng giai cấp, thuộc địa.
2.1.2 Cách mạng tháng 10 Nga giành thắng lợi→ Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng đã
đưa công nhân, nông dân lên nắm quyền, xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa→ Thức
tỉnh ý thức dân tộc.
2.2 Việt Nam
Năm 1884-1945, nước ta trong thời kì pháp thuộc buộc phải chấp nhận sự bảo hộ của
nước pháp. 1945-1954, Pháp thiết lập chế độ thuộc địa ở Việt Nam . Chia nước ta thành 3
vùng với 3 cách cai trị khác nhau. Với các chính sách cai trị độc đoán, tàn bào nhất phải
kể đến thuế máu →Mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội bấy gờ làu giữa toàn thể dân tộc
Việt Nam với thực dân Pháp→Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân.
III Tư tưởng Hồ Chí Minh
3.1 Độc lập tự do
Độc lập dân tộc →Phải gắn liền với độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổi.
Gắn liền với quyền tự quyết chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Và bất khả xâm
phạm→Là cơ sở tiền đề đi tới chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội chính là bảo vệ thành
quả của độc lập dân tộc, thực hiện mục tiêu cách mạng, ấm no hạnh phúc của nhân dân.
3.2 Ấm no hạnh phúc→Độc lập dân tộc phải gắnliền với chủ nghĩa xã hội. Vì chỉ có chủ
nghĩa xã hội mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế
giới khỏi ách nô lệ.
IV Tính đúng đắn
Đảng và nhà nước đã thực hiện
4.1 Lí luận
4.1.1 Sách lược vắn tắt và cương lĩnh chính trị năm 1930→ Cách mạng dân tộc, dân chủ
nhân dân và cách mạng chủ nghĩa xã hội→ Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội.
4.1.2 Văn kiện đại hội VII→ Đưa vấn đề dân tộc thành điểm mới. Lấy mục tiêu xây
dựng một nước Việt Nam hòa bìnhlấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình,
độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh" làm điểm tương đồng.
4.2 Thực tiễn
Vấn đề đường biên giới biển với trung quốc→ Phản đối, đấu tranh bảo vệ biển Đông→
Thực hiện các chính sách để giữ vững biển Đông.
NỘI DUNG
Chủ nghũa Mác – Lê-nin là thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí
Minh. Bàn về vấn đề dân tộc, tư tường của Người đã có những bước phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Nếu như C.Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư
bản, V.I.Lênin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thì Hồ Chí Minh
tập trung bàn về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Mác đã nêu ra các quan điểm
có tính chất phương pháp luận để giải quyết vấn đê dân tộc, tộc người, quốc gia dân tộc
phải có quyền tự nhiên về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Trên cơ sở tư tưởng của
C.Mác, Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc và giai cấp, cùng với sự phân tích hai xu hướng
của vấn đề dân tộc, V.I.Lênin đã nêu ra "Cương lĩnh dân tộc" với ba quyền cơ bản của
dân tộc: các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên hiệp
công nhân tất cả các dân tộc. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là quyền thiêng liêng của
dân tộc. Tất cả các dân tộc, dù đông người hay ít người, có trình độ phát triển cao hay
thấp đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, không có đặc quyền đặc lợi về kinh tế, chính
trị, văn hóa, ngôn ngữ cho bất cứ dân tộc nào.Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền
bình đẳng giữa các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ và phải được thực hiện trong thực
tế, trong đó việc khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các
dân tộc do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản.Trong quan hệ giữa các quốc gia - dân tộc,
quyền bình đẳng dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng
tộc, chủ nghĩa bá quyền nước lớn; chống sự áp bức, bóc lột của các nước tư bản phát triển
đối với các nước lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế. Mọi quốc gia đều bình đẳng trong
quan hệ quốc tế. Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự
quyết định con đường phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của dân tộc mình. Quyền dân
tộc tự quyết bao gồm quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập (vì
lợi ích của các dân tộc, chứ không phải vì mưu đồ và lợi ích của một nhóm người nào) và
quyền tự nguyện liên hiệp lại với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng. Khi xem xét giải
quyết quyền tự quyết của dân tộc, cần đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân:
ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống lại những mưu toan lợi
dụng quyền dân tộc tự quyết làm chiêu bài để can thiệp vào công việc nội bộ các nước,
đòi ly khai chia rẽ dân tộc. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc: Đây là tư tưởng, nội
dung cơ bản trong "Cương lĩnh dân tộc" của V.I.Lênin. Tư tưởng này là sự thể hiện bản
chất quốc tế của giai cấp công nhân, phong trào công nhân và phản ánh tính thống nhất
giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. Đoàn kết giai cấp công nhân
các dân tộc có ý nghĩa lớn lao đối với sự nghiệp giải phóng dân lộc. Nó có vai trò quyết
định đến việc xem xét, thực hiện quyền bình đẳng dân tộc và quyền dân tộc tự quyết.
Đồng thời, đây cũng là yếu tố tạo nên sức mạnh bảo đảm cho thắng lợi của giai cấp công
nhân và các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.
Trong nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, ngoài chủ nghĩa Mác - Lênin và
chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, còn phải kể đến các tinh hoa văn hóa, tư
tưởng nhân loại, mà trực tiếp và điển hình nhất là tư tưởng dân tộc, dân chủ trong chủ
nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Chủ nghĩa Tam dân bao gồm chủ nghĩa dân tộc, chủ
nghĩa dân quyền và chủ nghĩa dân sinh. Nội dung của Chủ nghĩa Tam dân được trình bày
qua 16 bài giảng của ông từ tháng Giêng đến tháng 8 năm 1924. Trước hết, ông nói về
Chủ nghĩa Dân tộc. Ông cho rằng người Trung Quốc chỉ có chủ nghĩa gia tộc, tông tộc ,
không có chủ nghĩa dân tộc . Sức đoàn kết của người Trung Quốc chỉ mới đạt tới tông tộc
chứ chưa đạt tới dân tộc . Để bảo vệ tông tộc , người Trung Quốc sẵn sàng hy tinh cả
tính mạng. Ở Trung Quốc chủ nghía dân tộc chính là chủ nghĩa quốc tộc. Bàn về chủ
nghĩa dân sinh, ông đưa ra định nghĩa ; Có thể nói chủ nghĩa dân sinh là đời sống của
nhân dân, sinh tồn của xã hội , sinh kế của quốc dân , sinh mệnh của quần chúng. Theo
ông, dân quyền là sức mạnh chính trị của nhân dân. Tư tưởng dân chủ tiến bộ như chủ
nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng Hồ Chí Minh, vì người
tìm thấy những điều kiện tương đồng, phù hợp với điều kiện cách mạng của nước ta đó là
dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Người chủ trương xây dựng một
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có độc lập, tự do, hạnh phúc. Mong ước duy nhất của
Người là đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, cũng được học hành, ai cũng được hạnh
phúc . Người mong mỏi độc lập cho nhân dân , tự do cho đồng bào .Người khẳng định
nếu dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu thì quyền lợi của bộ phận , giai cấp ngàn năm cũng
không đòi lại được . Có tự do cho dân tộc thì mới có tự do cho mỗi người . Dân tộc độc
lập, dân quyền tự do . dân sinh hạnh phúc là niềm mong mỏi khôn nguôi của Người. Tư
tưởng của Tôn Trung Sơn in đậm dấu ấn trong tư tưởng của Người. Nhưng Người không
phỏng theo Chủ nghĩa Tam dân mà thận trọng lọc ra, bảo tồn và phát triển hạt nhân dân
chủ cách mạng trong cương lĩnh chính trị và ruộng đất của Tôn Trung Sơn, với thực tiễn
Việt Nam và ánh sáng tư tưởng Chủ nghĩa Mác- Lênin, hình thành tư tưởng của Người
mang bản chất dân tộc , phản ánh quy luật phát triển của lịch sử. Hồ Chí Minh hết sức
trân trọng quyền con người. Người đã tìm hiểu và tiếp nhận những nhân tố về quyền con
người được nêu trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ, tuyên ngôn nhân quyền và
dân quyền 1791 của Cách mạng Pháp. Trong bản tuyên ngôn của Mỹ, con người có ba
quyền cơ bản không thể bị tước đoạt là quyền được sống, được tự do và được sở hữu.
quyền sở hữu được đề cập tới là “quyền mưu cầu hạnh phúc”: "Tất cả mọi người đều sinh
ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được;
trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp công nhận và bảo vệ hầu
hết các quyền cơ bản của cá nhân bao gồm quyền tự do, quyền sở hữu, quyền tự do ngôn
luận và tự do báo chí, quyền tự do tôn giáo và quyền được đối xử bình đẳng trước pháp
luật. Bản Tuyên ngôn bảo đảm quyền tư hữu tài sản và khẳng định rằng tất cả mọi người
đều có nghĩa vụ nộp thuế, tương ứng với khả năng của mỗi người. Từ đó, Người khẳng
định: “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Nhưng từ quyền con người, Hồ Chí
Minh đã khái quát và nâng cao thành quyền dân tộc: “tất cả dân tộc trên thế giới đều sinh
ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Từ xa xưa, dân tộc ta sớm hình thành ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc. Quyền độc
lập là khát vọng đi theo dân tộc ta từ cuộc kháng chiến chống quân Tống bên bờ sông
Như Nguyệt, điều này được thể hiện qua bài thơ “ Nam quốc sơn hà” và trong cuộc
kháng chiến với quân Minh, chúng ta có “ Bình Ngô đại cáo”. Tác phẩm Nam Quốc Sơn
Hà được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta ra đời dưới thời Lý. Xem lại
bài thơ này ta thấy có ba điểm chính. Điểm đầu tiên là nguyên tắc độc lập tự chủ của dân
tộc Việt Nam được phát biểu một cách rõ rệt. Thứ hai là nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ của
đất nước Việt Nam. Và thứ ba là nguyên tắc về bổn phận thiêng liêng của người Việt là
phải bảo vệ tổ quốc của họ. Đó là ba ý chính để có thể suy luận rằng đây có thể là bản
tuyên ngôn độc lập đầu tiên của quốc gia Việt Nam. Tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của
Nguyễn Trãi viết vào năm 1428 thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc
việc giành thắng lợi trong trong cuộc kháng chiến với nhà Minh. Để khẳng định chủ
quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời,
cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Tác phẩm “ Nam
quốc sơn hà” và “bình ngô đại cáo” có những tuyên bố hùng hồn về chủ quyền dân tộc
qua lịch sử hàng nghìn năm. Lũ giặc cướp sang xâm phạm nhất định sẽ chuốc lấy thất
bại. Giá trị của độc lập dân tộc nảy sinh từ trong lòng dân tộc, độc lập dân tộc là yêu cầu
tất yếu, tự nhiên, khách quan, không riêng gì một dân tộc nào và nó càng trở thành hệ giá
trị bất di bất dịch, hệ giá trị tối thượng, tiên quyết cho những dân tộc có ý thức về bản
thân, ý thức về tinh thần tự tôn, và là lẽ sống tự nhiên, về các quyền mà tạo hóa ban cho
như: tự do, bình đẳng, độc lập, tự quyết. Vì vậy Hồ Chí Minh nói: “Không có gì quý hơn
độc lập, tự do” một câu nói trở thành chân lý của các dân tộc, phản ánh một khát vọng, lẽ
sống và quyền sống, quyền tự quyết của mỗi dân tộc.
Khi chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, các cường quốc tư bản phương tây ra sức tiến
hành chiến tranh xâm lược thuộc địa, thiết lập ách thống trị của chủ nghĩa thực dân với
những chính sách tàn bạo. Từ những năm 20 của thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc đã thấy
được sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc đối với các dân tộc thuộc địa càng nặng nề
thì phản ứng của dân tộc bị áp bức càng quyết liệt. Không chỉ quần chúng lao động mà cả
giai cấp và tầng lớp bên trong xã hội đều phải chịu nỗi nhục của người dân mất nước, của
một dân tộc mất độc lập, tự do. Mâu thuẫn tư sản với vô sản, đế quốc với thuộc địa, các
nước tư sản với nhau được dấy lên cao. Từ đó dẫn đến đấu tranh giải phóng giai cấp,
thuộc địa. Ngoài ra thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga đã ảnh hưởng to lớn đối
với cách mạng thế giới, trong đó có Việt Nam. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng này đến
Việt Nam thông qua vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí
Minh, người Việt Nam yêu nước đầu tiên tiếp thu ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười
viết: Cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa Mác - Lê-nin đối với chúng ta, những người
cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những
là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối
cùng. Từ giữa cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta liên tiếp
đứng lên đánh đuổi bọn cướp nước, nhưng đều bị dìm trong biển máu. Cách mạng Việt
Nam ở vào tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Sau bao năm bôn
ba tìm đường cứu nước, tháng 7/1920, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đọc
được “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về các vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa
của V.I.Lê-nin”. Luận cương đã có ảnh hưởng quyết định đến tư tưởng cứu nước của Chủ
tịch Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng Việt Nam. Về sau, Người kể lại: “Luận cương
của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui
mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói
trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho
chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!. Từ đó, Người hoàn toàn tin theo Lê-nin,
tin theo Quốc tế Cộng sản và khẳng định: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có
con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Từ giữa cuối thế kỷ XIX, thực dân
Pháp xâm lược, dân bị bóc lột sức lao động và không có quyền tự do, biến nước ta thành
thuộc địa, nước mất độc lập, dân nô lệ, Hồ Chí Minh không hoàn toàn tán thành con
đường cứu nước của các bậc tiền bối, quyết tâm đi ra nước ngoài tìm con đường cứu
nước mới. Suy nghĩ lớn nhất, duy nhất của Người lúc đó là giải phóng đồng bào, tức là
lật đổ, xóa bỏ ách áp bức, bóc lột của bọn thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc.
Ngày 17-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Thư gửi Ủy ban Nhân dân các kỳ,
tỉnh, huyện và làng” và đăng bài báo “Bỏ cách làm tiên ấy đi!” trên tờ Cứu Quốc, phê
phán tệ bán chức và buộc dân góp quỹ. Trong thư, người đứng đầu nhà nước tuyên bố:
“Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu
nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý
gì”. Độc lập dân tộc là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Hồ Chí Minh nói: “
Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, dấy là tất cả những gì tôi muốn, đấy là
tất cả những gì tôi hiểu” .Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là một
nền độc lập hoàn toàn, gắn với hòa bình, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Trong thư và điện
văn gửi tới Liên Hợp Quốc và Chính phủ các nước vào thời gian sau Cách mạng tháng
Tám, Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa
bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết đấu tranh đến cùng để bảo vệ những
quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”. Theo
Người, quyền độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, là trên hết. dù có phải hy sinh đến đâu
cũng phải giành và giữ cho được độc lập. Ngày 2/9/1945, Bản Tuyên ngôn Độc lập của
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu vang lên trên Quảng trường Ba Đình lịch sử. Điều đặc
biệt trong Bản Tuyên ngôn này là việc Người đã rất sáng tạo khi phát triển, tiếp cận với
quyền dân tộc từ quyền con người. Quyền dân tộc ở đây không chỉ là quyền làm chủ đối
với vận mệnh của dân tộc mình mà còn là quyền tự quyết định, lựa chọn chế độ chính trị
- xã hội và con đường phát triển. Luận đề này đến nay vẫn còn có ý nghĩa thời sự. Đây là
vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với dân tộc Việt Nam trước thực tế Tổ quốc thường
xuyên phải đối mặt với các thế lực xâm lược. Quyền con người theo quan điểm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập gắn bó chặt chẽ với quyền dân tộc, quyền tự
quyết của dân tộc, quyền độc lập - tự do của dân tộc Việt Nam. Chính vì sự tác động gắn
bó biện chứng như thế cho nên Tuyên ngôn Độc lập đã nâng căn cứ pháp lý về quyền con
người đó lên thành giá trị mang tính thời đại.Trong Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí
Minh khẳng định: Dân tộc Việt Nam được quyền tự quyết, trước hết là quyền làm chủ đối
với vận mệnh của dân tộc mình, quyền tự quyết định, lựa chọn chế độ chính trị - xã hội
và con đường phát triển của dân tộc mình mà không một dân tộc nào khác có quyền can
thiệp. Thay mặt cho quốc dân, đồng bào, Người trịnh trọng tuyên bố: Nước Việt Nam có
quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể
dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững
quyền tự do và độc lập ấy. Lời khẳng định thật đanh thép, thể hiện rõ quyết tâm của cả
dân tộc sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh, mất mát để bảo vệ thành quả quý giá nhất, lớn
lao nhất vừa giành được. Độc lập là khát vọng của dân tộc Việt Nam, khát vọng ấy đi
theo dân tộc ta từ cuộc kháng chiến chống Tống bên bờ sông Như Nguyệt. Điều này được
thể hiện trong bài thơ "Nam Quốc Sơn Hà" - bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân
tộc. Trong cuộc kháng chiến chống Minh, chúng ta có "Bình Ngô đại cáo". Đến giữa thế
kỷ 20, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời tuyên đọc trước đồng bào và
nhân dân thế giới Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ xa xưa,
dân tộc ta sớm hình thành ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc, xem quyền lợi của dân
tộc là tiền đề để thực hiện quyền lợi của mỗi cá nhân, từ đó đặt quyền lợi dân tộc cao hơn
hết thảy. Tư tưởng này thấm đẫm trong Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh
và đến nay vẫn còn nguyên vẹn giá trị thời sự. Việc bảo vệ và thực hiện quyền con người
không thể tách rời việc bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Nước Việt Nam là
của người Việt Nam. Mọi vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam phải do người Việt
Nam tự giải quyết. Trong nhiều năm qua, chúng ta đã kiên định thực hiện đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, là bạn, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc
tế, chung sống hoà bình, hữu nghị với tất cả các dân tộc trên thế giới trên cơ sở tôn trọng
lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi.
Theo Hồ Chí Minh, trong điều kiện nước thuộc địa như Việt Nam thì trước hết phải
đấu tranh giành độc lập dân tộc, nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc
tự do độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Có được độc lập chưa đủ, độc lập nhưng người
dân phải được hưởng hạnh phúc, tự do. Hạnh phúc, tự do mới chính là mục đích cuối
cùng, là mong ước thẳm sâu nhất của mỗi người dân nước Việt. Mục tiêu của chủ nghĩa
xã hội là “độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, không ngừng nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”, “Chủ nghĩa xã
hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học,
ốm đau có thuốc, không lao động được thì nghỉ ngơi,...Tóm lại xã hội ngày càng tiến, vật
chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt đó là chủ nghĩa xã hội”. Chỉ có chủ nghĩa xã
hội mới đem lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Chủ nghĩa xã hội xoá bỏ căn nguyên
kinh tế sâu xa của tình trạng người bóc lột người do chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất sinh ra, nhờ đó xoá bỏ cơ sở kinh tế sinh ra ách áp bức con người về chính trị và
sự nô dịch con người về tinh thần, ý thức và tư tưởng. Chỉ với chủ nghĩa xã hội, độc lập
dân tộc mới đạt tới mục tiêu phục vụ lợi ích và quyền lực của mọi người lao động, làm
cho mọi thành viên của cộng đồng dân tộc trở thành người chủ thực sự, có cuộc sống vật
chất ngày càng đầy đủ và đời sống tinh thần ngày càng phong phú. Nó cũng bảo đảm cho
dân tộc vượt qua tình trạng đói nghèo, lạc hậu và tụt hậu trong tương quan với các dân
tộc khác trong thế giới và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn để đạt tới sự bình đẳng
trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cộng đồng dân tộc này với
cộng đồng dân tộc khác. Toàn bộ khả năng và điều kiện bảo đảm chỉ có thể được tìm thấy
và giải quyết bằng con đường phát triển chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn
phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản về mặt giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột
đem lại cho con người hạnh phúc, tự do. Vì vậy Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của tư
tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống. Văn hóa là lối sống, là quyền con người, là cái chân,
thiện, mỹ giữa người với người. Thống nhất với cách tiếp cận của chủ nghĩa Mác-Lênin,
Hồ Chí Minh rất chú trọng sức phát triển sản xuất, chú trọng chế độ sở hữu coi đó là
những nhân tố quyết định thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Nhưng điều đặc biệt mang sắc
thái Hồ Chí Minh, đó là Người chú trọng tiếp cận chủ nghĩa xã hội theo phương diện đạo
đức. Con người có hạnh phúc trong chế độ xã hội chủ nghĩa phải là những con người
được giáo dục và có đạo đức. Chế độ xã hội chủ nghĩa mang lại hạnh phúc cho con người
phải là chế độ không có chủ nghĩa cá nhân, và những gì phản văn hóa và đạo đức. Hồ Chí
Minh chỉ rõ chủ nghĩa cá nhân là trái với đạo đức cách mạng, là trở lực trên con đường
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời
thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân. Tóm lại, Hồ Chí Minh đã sớm
phát hiện ra giá trị của chủ nghĩa xã hội. Chế độ xã hội chủ nghĩa theo quan điểm Hồ Chí
Minh không chỉ là thước đo giá trị của độc lập dân tộc mà còn tạo nên sức mạnh để bảo
vệ vững chắc độc lập dân tộc và tự bảo vệ. Độc lập dân tộc chỉ có đi tới chủ nghĩa xã hội
thì mới có một nền độc lập dân tộc thật sự, hoàn toàn, nhân dân mới được hưởng hạnh
phúc tự do; chủ nghĩa xã hội chỉ có phát triển trên một một nền độc lập dân tộc thật sự thì
mới có điều kiện phát triển và hoàn thiện.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền dân tộc là đúng, được thể hiện qua tư tưởng của Đảng
và Nhà Nước, chứng minh trong các văn kiện Đại hội Đảng. Quan điểm Đại hội XII về
vấn đề dân tộc là sự kế thừa và phát triển chính sách dân tộc của Đảng đã đề ra cùng với
sự ra đời và trưởng thành của Đảng; là sự vận dụng sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. Đó chính là tiền đề, là điều kiện
quan trọng nhất để giải quyết thành công vấn đề dân tộc ở nước ta trong sự nghiệp đổi
mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh,
dân chủ công bằng, văn minh.
Đặc biệt, trong Đại hội XI, vấn đề mô hình phát
triển xã hội - mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam đã được Đảng ta trình bày một cách vừa
cụ thể vừa hết sức sâu sắc, toàn diện. Đảng ta khẳng định, “ Xã hội xã hội chủ nghĩa mà
nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh dân chủ, công bằng, văn minh;
do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại
và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các
dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát
triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.
Quyền làm chủ của Nhân dân trong Hiến pháp năm 2013: ngay Lời nói đầu Hiến pháp
2013 thể hiện: "... Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" đã thể hiện rõ trách nhiệm
của nhân dân trong việc xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp. Điều 2 Hiến pháp năm
2013 quy định: "1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. 2. Nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân
dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức" đã thể hiện nhất quán quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đề cao quyền làm chủ
của nhân dân trong Hiến pháp là nhà nước của dân, do dân và vì dân, đồng thời thể hiện
đất nước Việt Nam là do chính nhân dân làm chủ, nhân dân là chủ thể quan trọng trong
xây dựng và bảo vệ đất nước. Lần đầu tiên Hiến pháp năm 2013 từ Nhân dân được viết
hoa, đây không phải đơn thuần là cách thể hiện từ ngữ mà là diễn đạt ý nghĩa của một chủ
thể quan trọng của đất nước theo tư tưởng của Bác Hồ. Chính vì lẽ đó mà từ Nhân dân
được viết hoa là thể hiện đầy đủ và sâu sắc tư tưởng của Bác Hồ về vai trò của Nhân dân