Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Một số giải pháp phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất cho các nhà máy chế biến thuộc Tổng công ty rau quả,nông sản Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.29 KB, 61 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: BĐS & KTTN
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Lương thực, thực phẩm là những nhu cầu cấp thiết hàng ngày đối với sự sống và
phát triển của con người. Theo đà phát triển của xã hội, đời sống của con người càng
cao thì yêu cầu về chất lượng lương thực càng cao. Chất lượng thức ăn không đơn
thuần chỉ là ăn no mà càng ngày càng cần phải ngon và đa dạng. Chính vì vậy tạo ra
xu hướng giảm khẩu phần lương thực đồng thời tăng khẩu phần rau quả trong các
bữa ăn.
Trên thế giới, các nước có mức sống cao cũng là những nước có nhu cầu sản
phẩm rau quả rất lớn bao gồm cả rau quả tươi và rau quả chế biến. Rau quả ngoài tác
dụng cung cấp lượng lớn chất khoáng và vitamin cho cơ thể con người nó còn có tác
dụng quan trọng khác như làm các loại dược liệu.Vì thế ở những nước này rau quả là
một ngành kinh tế quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng
và nền kinh tế xã hội nói chung. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số
nước không có đủ điều kiện để phát triển ngành rau quả đáp ứng đủ nhu cầu và đa
dạng chủng loại mà thị trường yêu cầu vì thế những nước này đã dung chính sách
nhập khẩu rau quả hàng năm. Nó đã kích thích phát triển ngành rau quả trên toàn thế
giới.
Việt Nam với khí hậu nhiệt đới và ôn đới với 7 vùng sinh thái khác nhau.Nên có
khả năng trồng luân canh rau quả một cách phong phú đa dạng. Là một tiềm năng
phát triển kinh tế quan trọng.
Nhu cầu về rau quả của thị trường trong nước và quốc tế đang tăng lên nhanh
chóng từng ngày.Phát triển sản xuất rau quả gắn với công nghiệp chế biến phục vụ
tiêu dùng và xuất khẩu đã trở thành một trong các mục tiêu của trương trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.Nhưng ngành chế biến rau quả ở Việt Nam nói
chung và Tổng công ty rau quả, nông sản nói riêng vẫn chưa theo kịp yêu cầu của thị
trường. Do vậy ngành rau quả cần đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu đặt ra.
Muốn làm được điều đó trước hết chúng ta cần phải có nguồn cung cấp nguyên liệu
hợp lý.
Trên thực tế, việc cung cấp nguyên liệu ở Tổng công ty rau quả,nông sản luôn


còn gặp nhiều vấn đề khúc mắc. Như vùng nguyên liệu manh mún, nhỏ bé, kĩ thuật
lạc hậu. Quy hoạch chưa hợp lý. Nơi có nguyên liệu thì chưa xây dựng kịp nhà máy,
nơi có nhà máy thì lại thiếu nguyên liệu hoặc giá nguyên liệu quá cao. Vì vậy vấn đề
Vũ Minh Đức Lớp KTNN&PTNT 48
1
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: BĐS & KTTN
quy hoạch và tổ chức vùng nguyên liệu là một vấn đề lớn mà lâu nay đã nhiều năm
Tổng công ty rau quả, nông sản tích cực làm nhưng chưa thu được hiệu quả mong
muốn. Đó là vấn đề rất khoa học, cần kiên trì, nhẫn nại và tính tổ chức cao mới có thể
giải quyết được.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, để ngành rau quả có thể theo kịp, hòa nhập
với sự phát triển chung của thế giới. Chúng ta cần nhanh chóng tìm ra giải pháp nhằm
đáp ứng đử nguyên liệu cho các nhà máy chế biến này.
Trước tình hình thực tế về vùng nguyên liệu rau quả cũng như yêu cầu đặt ra đối
với việc cung cấp rau quả phục vụ cho các nhà máy chế biến thuộc tổng công ty rau
quả, nông sản. Em xin đưa ra một vài ý kiến về việc giải quyết vấn đề này với đề tài
“Một số giải pháp phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất cho các nhà máy
chế biến thuộc Tổng công ty rau quả,nông sản Việt Nam”
2.Mục đích nghiên cứu.
-Khái quát cơ sở lý luận về phát triển vùng nguyên liệu rau quả phục vụ cho chế
biến.
- Phân tích và đánh giá đúng thực trạng một số vùng nguyên liệu, tình hình sản
xuất cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy thuộc tổng công ty Rau quả và nông sản,
làm rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến việc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy thuộc
tổng công ty.
- Đề xuất một số giả pháp nhằm phát triển vùng nguyên liệu rau quả phục vụ cho
các nhà máy chế biến thuộc tổng công ty Rau quả và nông sản Việt Nam.
3.Phạm vi,đối tượng nghiên cứu.
- Các vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ các đơn vị thuộc tổng công ty.
4.Phương pháp nghiên cứu.

-Thu thập số liệu qua tình hình sản xuất và chế biến của các nhà máy trong
Tổng công ty.
5.Bố cục chuyên đề gồm 3 phần chính.
-Phần 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển vùng nguyên liệu ray quả
phục vụ cho công nghiệp chế biến.
-Phần 2: Thực trạng cung cấp nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến
rau quả thuộc Tổng công ty rau quả,nông sản Việt Nam.
-Phần 3: Phương hướng và giải pháp phát triển vùng nguyên liệu rau quả phục
vụ cho các nhà máy chế biến thuộc Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam.
Vũ Minh Đức Lớp KTNN&PTNT 48
2
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: BĐS & KTTN
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Vũ Thị Minh cùng các cô chú trong
phòng Kế hoạch - Tổng hợp của Tổng công ty rau quả, nông sản đã tận tình giúp đỡ
em hoàn thành đề tài này.
Do thời gian nghiên cứu và trình độ bản thân có hạn nên bài viết của em
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo của thầy cô và các
bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Vũ Minh Đức
Vũ Minh Đức Lớp KTNN&PTNT 48
3
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: BĐS & KTTN
PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN
LIỆU RAU QUẢ PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
1. Tầm quan trọng của rau quả
1.1 Vai trò của rau quả đối với nền kinh tế

Lịch sử loài người cho thấy rằng ngay từ thủa xa xưa, rau quả là một trong các
nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên của con người nguyên thủy. Giá trị dinh dưỡng
và sinh tố của các loại rau quả đã khiến chúng được con người sử dụng ngày càng
nhiều trong cuộc sống hàng ngàn năm nay. Theo tài liệu của FAO, sản lượng quả của
toàn thế giới năm 2000 đạt 429,4 triệu tấn/năm (tăng 22%) so với năm 1990, rau tăng
29,8% trong khi đó mức tăng tương ứng của lúa gạo là 10,8%, khoai tây 10,6%.
Do giá trị dinh dưỡng và hương vị phong phú mà các loại rau quả là loại thức
ăn không thể thiếu được trong đời sống con người và mức tiêu thụ ngày càng tăng.
Rau quả ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp
như ở Nhật Bản trong 4 thập kỷ qua tỷ trọng rau quả trong tổng giá trị nông sản đã
tăng lên như sau: 15% (1960), 25% (1970), 26% (1980), 34% (1990) trong khi đó lúa
gạo từ 47% (1960) giảm xuống còn 28% (1990).
Trước tình hình các nông sản xuất khẩu truyền thống (ngũ cốc, sản phẩm chăn
nuôi, đường, đồ uống nhiệt đới…) trên thế giới có xu hướng tăng chậm hoặc không
tăng, nhiều nước đang phát triển rất chú trọng chiến lược xuất khẩu các nông sản
không truyền thống như rau quả. Ví dụ: Giá trị rau quả xuất khẩu giai đoạn 1983 –
1985 của Trung Quốc đạt 552 triệu USD tăng 8,6 lần giai đoạn 1961 – 1963. So sánh
tương tự Thái Lan đạt 295 triệu USD (tăng 49,1 lần) Đài Loan đạt 544 triệu USD
(tăng 14,3 lần).
Rau quả đã chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu nông sản xuất khẩu ở nhiều nước
trên thế giới. Theo FAO tỷ trọng rau quả trong tổng giá trị nông sản xuất khẩu năm
1996 ở một số nước như sau: Trung Quốc 23,8%, Thái Lan 18,1%, Hàn Quốc 14,4%.
Vũ Minh Đức Lớp KTNN&PTNT 48
4
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: BĐS & KTTN
Bảng 1: Tỷ trọng diện tích rau quả trong cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt
của Việt Nam
Loại cây
1996
%

1997
%
1998
%
1999
%
2000
%
Bình quân giai
đoạn 1996- 2000
%
Tổng số 100 100 100 100 100 100
Trong đó
Cây lương thực 65,9 63,6 64,1 62,5 63,9 64
Cây công nghiệp 16,7 28,3 18,4 19,5 19,1 18,1
Cây rau quả
15,2 15,9 15,5 15,5 15,1 15,4
(Nguồn: Theo số liệu thống kê nông - lâm - thuỷ sản Việt Nam 1999 – 2000)
1.2 Vai trò của rau quả đối với đời sống con người
Trước đây, trong nền kinh tế tự cấp tự túc hàng hoá khan hiếm không có sẵn
bán trên thị trường, hầu hết gia đình nào cũng có một khoảnh đất để trồng rau quả vì
như ta đã biết nó là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con
người. Rau quả có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định sự tồn tại của con
người. Các loại rau quả là nguồn dinh dưỡng quý giá của con người ở mọi lứa tuổi và
ngành nghề khác nhau. Trong rau quả có các loại đường dễ tiêu, axit hữu cơ, prôtêin,
lipit, chất khoáng, pectin, tananh, các hợp chất thơm và các chất khác, có nhiều loại
vitamin như: A, B1, B2, B6, PP. Đặc biệt là vitamin C rất cần thiết cho cơ thể con
người, vitamin A cần thiết cho trẻ em. Trong khẩu phần ăn của con người không
những cần đầy đủ calo mà cần có vitamin, muối khoáng, các axit hữu cơ và các hoạt
chất khác để các hoạt động sinh lý được tiến hành bình thường. Nhu cầu về calo dựa

vào việc cung cấp đạm, mỡ hydratcacbon từ động vật và thực vật, còn vitamin và các
hợp chất khác thì chủ yếu dựa vào rau quả.
Theo sự phát triển của đời sống xã hội, nhiều nhà dinh dưỡng học của Việt
Nam cũng như thế giới đã nghiên cứu về khẩu phần thức ăn cho người Việt Nam tính
rằng hàng ngày cơ thể chúng ta cần khoảng 1300 – 1500 calo năng lượng để sống và
hoạt động. Để có được năng lượng này, nhu cầu tiêu dùng rau quả hàng ngày trung
bình cho một người vào khoảng 300 – 400 gam (tức là vào khoảng 9 – 12 kg /người
/tháng).
Vũ Minh Đức Lớp KTNN&PTNT 48
5
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: BĐS & KTTN
Theo nghiên cứu của ông Porolle – nhà khoa học Pháp, từ năm 1942 ông đã
tính ra rằng bình quân một người tiêu dùng trong ngày khoảng 400 gam rau quả (tức
là khoảng 12 kg /tháng). Theo số liệu thống kê hiện nay tính bình quân chúng ta mới
chỉ sản xuất được 7 – 8 kg /người /tháng. Như thế là còn thiếu 4 – 5 kg, đó là điều
chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa trong điều kiện hiện nay nước ta rất có ưu thế
phát triển sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra rau quả còn là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực
phẩm như rau quả đông lạnh, nước giải khát và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị nếu
được tổ chức khai thác tốt.
Hơn thế nữa, rau quả còn được dùng làm dược liệu để chữa một số bệnh phổ
biến thường gặp rất có hiệu quả như: tỏi, tía tô….
Do vậy, phát triển sản xuất rau quả ngoài vai trò cung cấp các chất dinh dưỡng
cần thiết cho cơ thể, nó còn góp phần tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, tăng
thu nhập cho người nông dân và ngoại tệ cho đất nước.
Như vậy, có thể nói rằng vai trò to lớn của rau quả đối với đời sống con người
thì không ai có thể phủ nhận được. Khi đời sống của con người ngày càng được nâng
cao thì họ càng đòi hỏi cao hơn về chủng loại rau quả. Do đó, bên cạnh việc sản xuất
thì chế biến rau quả cũng có tầm quan trọng rất lớn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng
phong phú của con người.

1.3 Sự cần thiết phải chế biến rau quả
Rau quả là sản phẩm của ngành nông nghiệp mang tính sinh học rất đậm nét.
Trong quá trình sản xuất ra các loại rau quả người nông dân thường xuyên phải sử
dụng các chất hoá học để kích thích sự tăng trưởng của cây trồng cũng như bảo vệ
nó. Bởi vì để có được các loại rau quả xanh, tươi cung cấp cho người tiêu dùng thì
người sản xuất phải trải qua một quá trình chống chọi với thiên nhiên dịch bệnh. Để
hạn chế được sự tấn công của sâu bệnh thì người sản xuất phải sử dụng các loại thuốc
hoá học cho cây trồng. Vì vậy trong nhiều loại rau quả vẫn còn bị ảnh hưởng bởi các
chất hoá học này và đôi khi còn gây ngộ độc nguy hại cho sức khoẻ con người.
Mặt khác, rau quả là sản phẩm tươi sống nên rất dễ hư hỏng và thời gian bảo
quản thường ngắn. Bên cạnh đó sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau quả
nói riêng có tính thời vụ rất sâu sắc. Khi đến mùa vụ thì sản phẩm nhiều, ứ đọng, giá
rẻ đôi khi không bán được hoặc có bán được thì vẫn lỗ. Điều này đã gây tâm lý chán
nản cho người nông dân làm cho cuộc sống của họ vốn đã khó khăn lại càng khó hơn.
Vũ Minh Đức Lớp KTNN&PTNT 48
6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: BĐS & KTTN
Đứng trước tình hình đó, yêu cầu đặt ra là phải có các nhà máy chế biến rau
quả. Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao, họ không
chỉ có nhu cầu về sản phẩm tươi sống mà còn có nhu cầu về các sản phẩm chế biến từ
rau quả. Vả lại, do tính mùa vụ nên một số loại rau quả chỉ thu hoạch được ở những
thời điểm nhất định trong năm mà nhu cầu về sản phẩm đó thì lại ở mọi thời điểm.
Việc hình thành công nghiệp chế biến rau quả sẽ tạo thêm việc làm thu hút lao động,
giảm tỷ lệ thất nghiệp góp phần đáng kể vào việc thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn.
Mặt khác thông qua chế biến, sẽ làm tăng giá trị và tăng khả năng tiêu thụ của sản
phẩm rau quả do đó cũng góp phần làm tăng lợi nhuận cho người sản xuất.
Do vậy trong tương lai ngành rau quả sẽ có triển vọng phát triển rất lớn.
Nhưng để nâng cao hiệu quả của ngành rau quả thì vấn đề đặt ra là phải phát triển
công nghiệp chế biến. Chỉ bằng con đường đó thì người sản xuất mới tăng được lợi
nhuận và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng rau quả ngày càng cao và đa dạng trong

nước cũng như quốc tế.
2. Vai trò, đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến rau quả
2.1. Khái niệm về công nghiệp chế biến rau quả
Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất của xã hội.
Công nghiệp bao gồm ba loại hoạt động chủ yếu: Khai thác tài nguyên thiên nhiên
tạo ra nguồn nguyên liệu, sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác
và nông nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu khác nhau của xã
hội, khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất
và trong sinh hoạt. Để thực hiện được ba loại hoạt động cơ bản đó, dưới sự phân
công lao động xã hội trên cơ sở tiến bộ của khoa học công nghệ, trong nền sản xuất
kinh tế quốc dân hình thành hệ thống các ngành công nghiệp.
Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản: Chế biến là việc sử dụng các yếu tố
đầu vào như khoa học công nghệ, nguyên nhiên liệu, sức lao động và trí tuệ của con
người làm thay đổi hoàn toàn về chất của các nguyên liệu nguyên thủy, tạo ra sản
phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng đa dạng và có mẫu mã, chất lượng tốt đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thì hoạt động chế biến
Nông – Lâm – Thủy sản và ngành nghề trong nông thôn cũng có những bước phát
triển nhất định, làm cho các sản phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp ngày càng trở lên
phong phú và đa dạng về mẫu mã, đảm bảo tốt về chất lượng, tăng thu nhập cho khu
vực nông thôn, hình thành các nhà máy chế biến. Song sản xuất chế biến rau quả
Vũ Minh Đức Lớp KTNN&PTNT 48
7
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: BĐS & KTTN
không đòi hỏi trình độ quá cao về kỹ thuật, công nghệ và trình độ lao động của người
dân như những ngành công nghiệp khác vì vậy ngày càng được quan tâm và phát
triển.
Hiện nay, việc tạo ra sự đa dạng trong các sản phẩm rau quả là hết sức cần
thiết nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ các sản phẩm này.
Qua những vấn đề trên ta có thể có khái niệm về chế biến rau quả như sau:

“Chế biến rau quả là việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong công
nghiệp áp dụng vào nông nghiệp nhằm tạo ra sự đa dạng về mẫu mã và đảm bảo về
chất lượng các sản phẩm rau quả đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường”.
Hiện nay hoạt động chế biến nông, lâm, thuỷ sản ở nước ta chưa phát triển
theo kịp với nhu cầu chế biến nông, lâm, thuỷ sản và nhu cầu việc làm trong nông
thôn. Cả ở quy mô chế biến công nghiệp tập trung và chế biến quy mô nhỏ trang trại
gia đình đều còn trì trệ, mặc dù đây là khâu quan trọng để tạo ra hàng hoá nông sản
đủ tiêu chuẩn chất lượng tham gia vào thị trường nông sản trong và ngoài nước. Vì
vậy, cần phải tạo ra các mô hình “mẫu” có hàm lượng khoa học cao, làm động lực
thúc đẩy nông nghiệp phát triển có định hướng, ổn định và có hiệu quả kinh tế cao.
Qua khái niệm trên, công nghiệp chế biến rau quả gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Sơ chế và bảo quản. Giai đoạn này được tiến hành ngay sau khi
thu hoạch, nằm ngoài xí nghiệp chế biến, chủ yếu sử dụng lao động thủ công truyền
thống với phương tiện bảo quản và vận chuyển chuyên dùng. Nó quyết định mức độ
tổn thất sau khi thu hoạch và chất lượng nguyên liệu đưa đến xí nghiệp chế biến. Đây
là giai đoạn quan trọng có ý nghĩa xác định thứ hạng sản phẩm ở giai đoạn sau.
Giai đoạn 2: Chế biến công nghiệp. Giai đoạn này diễn ra trong các xí nghiệp
công nghiệp chế biến. Nó sử dụng lao động kỹ thuật cùng với máy móc thiết bị công
nghệ cần thiết. Đây là giai đoạn có ý nghĩa quyết định mức độ chất lượng sản phẩm
chế biến và mức độ tăng giá trị của sản phẩm.
2.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến rau quả
2.2.1 Công nghiệp chế biến rau quả đòi hỏi các nhà máy chế biến phải gắn với
vùng nguyên liệu
Bất kỳ ngành công nghiệp chế biến nào cũng cần phải có nguyên liệu. Việc
đưa nguyên liệu đến các nhà máy là vấn đề mà bất cứ lĩnh vực nào cũng phải đặt ra.
Nhất là đối với rau quả là những sản phẩm tươi sống, cồng kềnh và dễ dập nát. Vùng
nguyên liệu và công nghiệp chế biến rau quả có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ trên các
lĩnh vực đặc tính kỹ thuật của dây chuyền sản xuất và tính hiệu quả kinh tế.
Vũ Minh Đức Lớp KTNN&PTNT 48
8

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: BĐS & KTTN
Xét trên góc độ đặc tính kỹ thuật của dây chuyền sản xuất thì việc trồng vùng
nguyên liệu rau quả là một giải pháp đáp ứng yêu cầu đầu vào đối với khối lượng lớn
cho các cơ sở công nghiệp chế biến rau quả.
Xét trên hiệu quả kinh tế, nhà máy chế biến gắn với vùng nguyên liệu có nhiều
lợi ích đó là năng suất cao giảm giá thành sản phẩm. Khi cự ly vận chuyển ngắn, thu
gom nguyên liệu được khai thác tập trung thì chi phí vận chuyển giảm và hao hụt về
chất lượng sản phẩm cũng giảm đi. Ngoài ra các khoản chi phí gián tiếp như làm
đường khai thác, kiểm tra chất lượng đầu vào như cân đo đong đếm cũng đơn giản
hơn và giảm hơn. Mặt khác, vùng nguyên liệu và các nhà máy chế biến rau quả được
gắn với nhau sẽ giảm được đầu mối thu mua cung ứng nguyên liệu cho khâu chế
biến. Chỉ cần một đầu mối duy nhất là công ty nguyên liệu đại diện cho nhà máy và
từ đó ngăn chặn được tình trạng tranh mua tranh bán, mua tranh bán cướp gây thiệt
hại cho người trồng nguyên liệu.
Như vậy để sản xuất rau quả phát triển bền vững đòi hỏi phải giải quyết tốt
mối quan hệ giữa vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến. Kinh nghiệm ở nhiều nơi
cho thấy nên có sự liên kết chặt chẽ giữa người nông dân, nhà máy chế biến, các tổ
chức tín dụng, xử lý hài hòa lợi ích và trách nhiệm lẫn nhau cùng hợp tác phát triển
sản xuất kinh doanh. Về phía nhà máy chế biến cần nhận thức rõ tầm quan trọng của
việc phát triển vùng nguyên liệu gắn với sản xuất từ đó đề ra hướng tổ chức nghiên
cứu sản xuất cây gì con gì, hàng hoá gì thích hợp với điều kiện tự nhiên vùng dự án
và điều kiện cơ sở vật chất hiện có của nhà máy để lập phương án kinh doanh có tính
khả thi cao.
2.2.2. Công nghiệp chế biến rau quả cần khối lượng nguyên liệu lớn và ổn định
Mỗi nhà máy chế biến rau quả có một công suất nhất định. Để các nhà máy có
thể hoạt động hết công suất thì cần có khối lượng nguyên liệu lớn và ổn định. Sản
phẩm của nông nghiệp mang tính thời vụ, do vậy việc lập kế hoạch cung cấp nguyên
liệu cho các nhà máy chế biến cần bố trí đất đai, chủng loại nguyên liệu một cách hợp
lý nhất để đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động đảm bảo với thời gian và
công suất tối đa nhất. Điều đó có nghĩa là việc quy hoạch vùng nguyên liệu cần phải

đa dạng hoá các cây nguyên liệu để làm sao nhà máy có thể hoạt động quanh năm.
Bởi vì các cây nông nghiệp mang tính thời vụ cho nên phải tránh tình trạng tập trung
vào một hai nguyên liệu chính thì thời gian sản xuất ngắn do đó nhà máy hoạt động
không liên tục trong năm sẽ dẫn đến hàng loạt các vấn đề khác kéo theo: Công nhân
Vũ Minh Đức Lớp KTNN&PTNT 48
9
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: BĐS & KTTN
không có việc làm, họ không đảm bảo được đời sống, công nhân bỏ nhà máy đến khi
nhà máy có nguyên liệu hoạt động trở lại thì lại không có công nhân làm.
Bên cạnh đó, với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, các dây
chuyền máy móc thiết bị ngày càng được cải tiến theo hướng hiện đại. Cho nên khi
mua máy móc về chúng ta phải làm sao hoạt động với thời gian lớn nhất để tránh sự
hao mòn vô hình. Nhưng thực tế hiện nay ở nước ta máy móc thiết bị chúng ta mua
về thường là đồ thải của các nước tiên tiến, khi đưa vào sản xuất lại hoạt động không
hết công suất thiết kế. Nhìn chung, các dây chuyền thiết bị chế biến nước ta là lạc hậu
so với thế giới. Như vậy, vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là phải quy hoạch vùng
nguyên liệu hợp lý để làm sao các nhà máy chế biến hoạt động với công suất tối đa.
Điều đó, trước mắt là đảm bảo được đời sống của người lao động, sau là góp phần
vào việc tăng trưởng nền kinh tế.
2.3 Vai trò của ngành công nghiệp chế biến rau quả
2.3.1 Đối với nền nông nghiệp hàng hoá
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quốc dân, một trong những bộ phận chủ
yếu của sản xuất vật chất, sản xuất lương thực thực phẩm cho xã hội và nguyên liệu
cung cấp cho công nghiệp chế biến.
Công nghiệp và nông nghiệp có quan hệ với nhau rất khăng khít. Công nghiệp có
nhiệm vụ của công nghiệp, nông nghiệp có nhiệm vụ của nông nghiệp, mỗi ngành sản
xuất ra những sản phẩm khác nhau và đáp ứng yêu cầu khác nhau của nền kinh tế, song
hai ngành phát triển không tách rời nhau mà có quan hệ với nhau rất hữu cơ, ngành này
phát triển sẽ tạo điều kiện thúc đẩy ngành kia phát triển và ngược lại. Chủ tịch Hồ Chí
Minh thường ví công nghiệp và nông nghiệp như “hai chân của con người”, “hai chân

của nền kinh tế”, “hai chân đi khoẻ và đi đều thì bước tiến sẽ nhanh và nhanh chóng đi
đến đích”.
Nông nghiệp là cơ sở của công nghiệp, nông nghiệp phát triển không những
giải quyết nhu cầu lương thực thực phẩm cho toàn xã hội, tạo nguồn cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp mà còn tạo ra những mặt hàng xuất khẩu để tích luỹ ngoại tệ,
nhưng nông nghiệp hàng hoá không thể phát triển mạnh nếu không có sự tác động
của công nghiệp và trực tiếp nhất là công nghiệp chế biến rau quả. Trong nền kinh tế
tự cung tự cấp sản xuất để tiêu dùng là chủ yếu. Khi chuyển sang nền nông nghiệp
hàng hoá sản xuất ra sản phẩm là để bán mà muốn bán được sản phẩm với giá cao thì
phải thông qua chế biến. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến rau quả sẽ tạo
thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu
Vũ Minh Đức Lớp KTNN&PTNT 48
10
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: BĐS & KTTN
nhập cho người lao động, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp
hoá nông nghiệp nông thôn, làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Chính sự phát triển của
công nghiệp chế biến, sự tác động của công nghiệp chế biến rau quả vào nền nông
nghiệp hàng hoá tạo cơ sở giải quyết những vấn đề xã hội, nâng cao trình độ dân
trí… là mục tiêu của quá trình phát triển, song cũng là cơ sở xã hội của quá trình phát
triển công nghiệp.
Công nghiệp chế biến rau quả vừa có vai trò trực tiếp vừa có vai trò gián tiếp
tới sự phát triển nông nghiệp hàng hoá, tạo ra cầu nối giữa công nghiệp và nông
nghiệp, là khâu đột phá để công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tạo
điều kiện thuận lợi để nền nông nghiệp hàng hoá phát triển mạnh hơn nữa.
2.3.2 Đối với nền kinh tế quốc dân
Với lịch sử phát triển của mình công nghiệp chế biến rau quả càng khẳng định
vai trò chiến lược quan trọng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của xã hội, đóng
góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và tạo nguồn thu lớn cho
ngân sách Nhà nước, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nâng cao
đời sống văn hoá và trình độ dân trí. Do vậy ngành chế biến rau quả có vai trò quan

trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia. Riêng Việt Nam một nước
có diện tích trồng rau quả dồi dào và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển các
loại rau quả, công nghiệp chế biến rau quả đã góp một phần không nhỏ vào sự phát
triển kinh tế nước nhà. Hàng năm ngành rau quả đã góp vào tổng sản phẩm quốc dân
(GDP) thông qua tổng giá trị sản lượng của ngành.
Ngoài việc góp phần trực tiếp vào việc gia tăng GDP của nền kinh tế, ngành
công nghiệp chế biến rau quả còn gián tiếp làm thay đổi những quan niệm về cuộc
sống, làm tăng trình độ văn hóa đó chính là những động lực thúc đẩy quá trình tăng
trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó với việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả ngành công nghiệp chế
biến rau quả đã tạo ra một nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, tăng thêm khả
năng chi tiêu cho Chính phủ, cho các công trình khác phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá hiện đại hoá đất nước.
Hơn nữa đối với Việt Nam có dân số khoảng 80 triệu người, có nguồn lao
động khoảng 40 triệu người, với tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn là rất cao. Vì vậy việc
phát triển công nghiệp chế biến là hết sức cần thiết góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp
tăng thu nhập và ổn định đời sống cho người lao động.
Vũ Minh Đức Lớp KTNN&PTNT 48
11
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: BĐS & KTTN
Như vậy có thể nói ngành công nghiệp chế biến rau quả có vai trò quan trọng
trong hệ thống các ngành của nền kinh tế quốc dân. Ngành chế biến rau quả phát triển
là một trong những yếu tố chính đảm bảo sự ổn định trên thị trường hàng hoá tiêu
dùng cũng như thị trường nguyên liệu cho sản xuất.
3. Sự cần thiết phải xây dựng vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến rau
quả
3.1. Khái niệm vùng nguyên liệu
Vùng nguyên liệu là một khái niệm tổng quát về vùng mà trong đó có thể xác
định được những phần diện tích thích hợp với mục đích kinh doanh, phát triển các
cây để làm nguyên liệu. Ranh giới vùng nguyên liệu được hoạch định theo địa giới

hành chính huyện xã. Ranh giới này chỉ mang tính định hướng sản xuất trong vùng
mà không phải là ranh giới phân định việc sử dụng đất đai. Xác định phạm vi vùng
nguyên liệu dựa trên các yếu tố địa lý, cự ly, mức độ tập trung sản xuất, năng lực về
giao thông vận tải và bố trí cơ cấu cây trồng đảm bảo cung ứng sản phẩm nguyên liệu
đều cho các tháng trong năm để nhà máy có đủ nguyên liệu hoạt động từ 10 – 12
tháng.
3.2. Vai trò của vùng nguyên liệu đối với công nghiệp chế biến rau quả
Nguyên liệu là vấn đề sống còn của các nhà máy chế biến, không có nguyên
liệu thì sẽ không có nhà máy. Mặt khác với sự phát triển của khoa học công nghệ thì
các dây truyền thiết bị chế biến cũng ngày càng hiện đại, vì vậy nhu cầu nguyên liệu
là rất lớn. Do đó có thể nói vùng nguyên liệu có vai trò vô cùng quan trọng mang tính
sống còn đối với các nhà máy chế biến.
Nguồn nguyên liệu phải được xây dựng tập trung, quy hoạch thành vùng đủ
lớn để áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghiệp hoá hiện đại hóa
ngành nông nghiệp. Sở dĩ như vậy là vì dưới góc độ hiệu quả kinh tế, trồng và khai
thác nguyên liệu theo vùng đưa lại nhiều lợi ích: Đó là giảm cự ly vận chuyển và thu
gom nguyên liệu do các cây trồng được thu hoạch theo mùa vụ nhất định, nên độ
đồng đều cao, tỷ lệ hao hụt thấp. Mặt khác, khi số cơ sở trồng nguyên liệu rau quả
càng nhiều thì mức độ phức tạp trong thu mua nguyên liệu ngày càng gia tăng, mối
liên hệ giữa cơ sở chế biến rau quả và cơ sở trồng nguyên liệu khó được thiết lập trên
cơ sở hợp đồng mua bán mà trở thành quan hệ mua bán thoả thuận đứt đoạn ngay
trên thị trường. Khi đó trên thị trường sẽ xuất hiện những khuyết tật làm thiệt hại đến
người sản xuất, ví dụ khi có nhiều người cùng bán nguyên liệu rau quả cao hơn nhu
cầu của các nhà máy chế biến thì giá mua có thể giảm đi. Nếu các hộ có nguyên liệu
Vũ Minh Đức Lớp KTNN&PTNT 48
12
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: BĐS & KTTN
bán ở xa nhà máy thì họ không nhận được thông tin về thị trường, ít có khả năng bán
nguyên liệu trực tiếp cho các nhà máy chế biến rau quả nên phải bán qua trung gian
môi giới với giá thấp. Hoặc khi giá nguyên liệu tăng lên nhưng nguồn nguyên liệu lại

có hạn thì dễ dẫn đến tình trạng đưa cả nguyên liệu không đủ chất lượng vào bán.
Khi quy mô của mỗi cơ sở trồng nguyên liệu quá nhỏ, thì mối quan hệ giữa các nhà
máy chế biến và người trồng nguyên liệu không đem lại lợi ích lớn cho cả hai phía.
Khi lợi ích này không mang tính kinh tế tích cực thì nhà máy chế biến khó phát triển
và cơ sở trồng rau quả sẽ chú trọng hoạt động sản xuất khác.
Như vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất chung cho cả khâu chế biến và khâu
trồng nguyên liệu đòi hỏi khi xây dựng vùng nguyên liệu rau quả cần giảm đến mức
tối thiểu số cơ sở trồng nguyên liệu manh mún nhỏ lẻ, các cơ sở trồng nguyên liệu
cần đạt quy mô càng lớn càng tốt, tránh việc có quá nhiều cơ sở trồng nguyên liệu có
quy mô nhỏ và phân tán. Chỉ có như vậy thì ngành chế biến rau quả mới phát triển
lên tầm cao mới góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông
thôn.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển vùng nguyên liệu
4.1. Nhân tố tự nhiên
Sản xuất rau quả hiện nay chủ yếu vẫn được tiến hành ngoài trời lệ thuộc
nhiều vào điều kiện tự nhiên và mang tính khu vực rõ rệt. Mặt khác, rau quả là những
cơ thể sống, chúng sinh trưởng và phát triển theo những quy luật sinh học nhất định.
Do đó chúng rất nhạy cảm với môi trường tự nhiên.
Các yếu tố tự nhiên bao gồm: Vị trí địa lý, đất đai, thời tiết khí hậu, địa hình là
những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển vùng nguyên liệu rau quả.
4.1.1. Vị trí địa lý
Lãnh thổ nước ta kéo dài suốt sườn Đông và sườn Nam của bán đảo Đông
Dương, chiếm phần lớn diện tích của bán đảo này và nằm ở vị trí gần trung tâm của
khu vực Đông Nam Á, đồng thời có những nét riêng biệt độc đáo.
Việt Nam là nơi gặp gỡ của nhiều loài động thực vật từ Trung Hoa xuống, Ấn
Độ sang làm cho lớp động thực vật của nước ta ngày càng phong phú trong đó có
những loài rau quả mà không phải nước nào cũng có như: dứa, xoài, vải, nhãn…
4.1.2. Đất đai
Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Châu Á, đất nước có chiều dài trên 15 vĩ độ
với mấy ngàn km giáp biển Đông. Đất đai nước ta phong phú, cả nước có 13 nhóm

đất chính. Tiềm năng đất nông nghiệp là 10 - 11,257 triệu ha trong đó khoảng gần 8
Vũ Minh Đức Lớp KTNN&PTNT 48
13
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: BĐS & KTTN
triệu ha trồng cây hàng năm. Hiện nay Việt Nam mới chỉ sử dụng hết 65% quỹ đất
nông nghiệp, trong đó đất trồng cây hàng năm là 5,6 triệu ha nhưng đất sử dụng trồng
rau quả chưa thực sự chiếm tỷ lệ lớn. Với một tỷ lệ đất nông nghiệp như vậy đó là
điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại rau quả khác nhau ở mọi miền đất nước.
4.1.3. Khí hậu
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, với sự biến đổi khí hậu từ
Bắc xuống Nam, điều đó cho phép nước ta trồng được nhiều loại rau quả nhiệt đới, á
nhiệt đới và một số rau quả gốc ôn đới, mùa vụ thu hoạch kế tiếp nhau nhiều tháng
trong năm. Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa là nắng lắm, mưa nhiều, độ ẩm
trung bình cao là điều kiện rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của các loại
thực vật, là điều kiện tốt để tiến hành xen canh, gối vụ tăng nhanh vòng quay của
ruộng đất, thâm canh tăng năng suất. Lượng nhiệt trung bình cao lại được kết hợp với
độ ẩm trung bình lớn là một thuận lợi đáng kể cho sự phát triển các cây nhiệt đới vừa
ưa nhiệt, vừa ưa ẩm như: cao su, cà phê, dừa, mía, dứa… Lượng mưa trung bình hàng
năm trên cả nước đạt từ 1500 – 2000 mm, độ ẩm trung bình cao trên 85%. Mưa nhiệt
đới không chỉ cung cấp nước cho đất mà còn có tác dụng điều hoà khí hậu và cung
cấp cho đất một lượng đạm vô cơ đáng kể.
Việt Nam còn là một trong những vùng bắt nguồn của một số loại rau quả
như: Cam, quýt, chuối… và có nguồn gen di truyền thực vật phong phú, đa dạng về
rau quả, gia vị và hoa.
Bên cạnh những lợi thế sinh thái, rau quả nước ta cũng bị ảnh hưởng của một
số hạn chế và bất lợi của khí hậu đối với nông nghiệp như: Bão, lụt, thời tiết kém ổn
định do gió mùa Đông Bắc dẫn tới rủi ro về chất lượng.
4.1.4. Địa hình
Là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc trồng rau quả. Dải đều khắp từ Bắc
tới Nam là địa hình núi cao, đến đồng bằng sông suối và ven biển đã tạo nên những

lợi thế sinh thái so với nhiều nước khác. Các hệ thống giao thông đường bộ, đường
biển và hàng không thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá quốc tế và khu vực.
Những đặc điểm tự nhiên hết sức vốn có của Việt Nam đã tạo cho nền nông
nghiệp nước ta một lợi thế so sánh hơn hẳn nước khác. Vì nó đã tạo cho nước ta
những mặt hàng rau quả có giá trị xuất khẩu cao, xuất khẩu tương đối thuận lợi và
được khách hàng thế giới ưa chuộng, có uy tín về nhiều mặt
Vũ Minh Đức Lớp KTNN&PTNT 48
14
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: BĐS & KTTN
4.2. Nhân tố kinh tế - xã hội
4.2.1. Lao động
Là yếu tố sản xuất, là nhân tố quyết định tới sự phát triển của mọi ngành sản
xuất trong đó có ngành sản xuất rau quả. Nguồn lực lao động là tổng thể sức lao động
tham gia vào hoạt động sản xuất.
Nguồn lực lao động có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất nói chung.
Trong nông nghiệp, nguồn lực lao động bao gồm người trong độ tuổi từ 16 – 60 đối
với nam và từ 16 – 55 đối với nữ, những người ngoài độ tuổi trên cũng có thể tham
gia vào sản xuất nông nghiệp.
Về chất lượng của nguồn lực lao động bao gồm thể lực và trí lực. Thể lực
được biểu hiện thông qua sức khoẻ, sự dẻo dai của người lao động. Còn trí lực thể
hiện thông qua trình độ chuyên môn của người lao động.
Đặc biệt trong sản xuất rau quả yêu cầu của lao động phải đủ số lượng, có sức
khoẻ, có khả năng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật, có thái độ nghiêm
túc trong sản xuất.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, hiện tại gần 80% dân số cả nước sống ở
nông thôn và khoảng 68% lực lượng lao động toàn xã hội làm việc trong khu vực
này. Do vậy, có thể nói lực lượng lao động của nước ta rất dồi dào và có thể cung cấp
đủ lao động cho sản xuất rau quả.
Người nông dân nước ta cần cù sáng tạo, qua thế hệ đã tích luỹ được nhiều
kinh nghiệm trồng trọt các giống rau, bưởi, cam, quýt, hồng, xoài, thanh long... Nông

dân ở nhiều vùng rau quả truyền thống đã thu được năng suất và lợi nhuận cao. Tuy
nhiên, chỉ với kinh nghiệm thì nhiều vấn đề chưa giải quyết nhất là các khâu như:
Giống, phòng trừ sâu bệnh, xử lý sau thu hoạch. Nhìn chung, trình độ dân trí của
nước ta còn thấp so với nhiều nước trên thế giới.
Lực lượng lao động rất quan trọng trong sản xuất nói chung và sản xuất nông
nghiệp nói riêng, nên lao động phải được sử dụng hợp lý bằng cách tái sản xuất sức
lao động (ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí…) và được đào tạo trình độ chuyên môn, để lực
lượng lao động ngày càng trở nên tốt hơn nhằm đáp ứng yêu cầu hiện nay.
4.2.2. Vốn
Vốn được hiểu theo nghĩa rộng là tiềm năng phục vụ sản xuất gồm: Tư liệu
sản xuất, lao động, tri thức, khả năng tổ chức, điều kiện tự nhiên… Trong sản xuất
kinh doanh vốn được hiểu là giá trị của các đầu vào. Đó là điều kiện vật chất cần
thiết để tiến hành phát triển các vùng nguyên liệu rau quả.
Vũ Minh Đức Lớp KTNN&PTNT 48
15
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: BĐS & KTTN
4.2.3. Tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp
- Khoa học công nghệ về giống
Trong lĩnh vực giống việc nghiên cứu tuyển chọn, lai tạo các giống rau quả
mới có năng suất cao, chất lượng tốt là điều kiện cơ bản để phát triển vùng nguyên
liệu rau quả.
- Khoa học công nghệ trong khâu sản xuất
Hiện nay, với tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật mới, các chủng loại phân
bón vi sinh đã được sản xuất, thuốc diệt trừ sâu bệnh và vi sinh vật… đã được chế tạo
và ứng dụng một cách khả quan. Điều này cho phép sản xuất rau quả theo đúng yêu
cầu đặt ra.
- Khoa học công nghệ trong lĩnh vực chế biến bảo quản
Trong lĩnh vực chế biến, bảo quản với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mới,
các sản phẩm rau quả thực phẩm có thể được chế biến, đóng hộp theo nhiều phương
pháp khác nhau như muối, dầm dấm, sấy khô. Rau quả cũng được bảo quản bằng nhiều

phương pháp khác nhau mà không cần sử dụng hoá chất như bảo quản bằng kho lạnh…
cho phép đảm bảo độ an toàn vệ sinh thực phẩm.
Như vậy, tiến bộ khoa học công nghệ là nhân tố thúc đẩy sản xuất phát triển.
4.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc phát triển vùng nguyên liệu rau
quả. Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng: Điện, đường, hệ thống
thuỷ lợi kênh mương.
4.2.5. Phong tục tập quán
Sản xuất rau quả nước ta vẫn còn mang tính tự phát, sản xuất nhỏ, phân tán
theo tập quán. Ruộng đất phân chia nhỏ theo từng hộ nông dân, vốn liếng ít ỏi nhất là
ở phía Bắc, người dân ngại rủi ro, chưa dám mạnh dạn đầu tư và thích ứng kịp thời
với sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường. Do vậy, có những trường hợp nông dân
bị tác động bởi giá cao hơn, không đảm bảo chữ tín hợp đồng. Đây là một trở ngại
lớn trong tổ chức sản xuất rau quả với khối lượng lớn phục vụ cho công nghiệp chế
biến.
4.2.6. Cơ chế chính sách, các nhân tố vĩ mô.
Là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất rau quả.
Nếu chính sách đúng nó sẽ tạo điều kiện và kích thích ngành rau quả phát triển sản
xuất và tăng khối lượng xuất khẩu. Nhưng ngược lại nếu cơ chế chính sách mà không
đúng nó sẽ cản trở việc phát triển sản xuất rau quả.
Vũ Minh Đức Lớp KTNN&PTNT 48
16
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: BĐS & KTTN
Gồm các chủ trương chính sách của Nhà nước, các cấp tác động trực tiếp vào
sản xuất hoặc gắn trực tiếp thông qua thị trường. Sự can thiệp có chủ định của Nhà
nước có thể thông qua thuế, trợ giá, điều hoà giá, ra quyết định thành lập… Các chính
sách đó đều có tác động đến giá, đến sự hình thành các vùng sản xuất, cụ thể chính
sách trong sản xuất rau quả như khi thời vụ thì Nhà nước áp dụng biện pháp trợ giá
để cho hoạt động này diễn ra liên tục và kịp thời.
4.2.7. Những nhân tố thuộc quản lý vi mô

Là những chiến lược, chính sách và biện pháp kinh doanh của cơ sở sản xuất
kinh doanh. Những nhân tố này rất phức tạp và thường có tác dụng làm cho sản phẩm
thích ứng với thị trường.
Do hoàn cảnh nước ta một thời gian dài phải tập trung cho sản xuất lương
thực, nên khả năng đầu tư cho các ngành sản xuất rau quả có giới hạn. Trong đó
ngành rau quả chưa được đầu tư đúng mức do vậy chưa phát huy được tiềm năng vốn
có. Những năm gần đây, Nhà nước đã có chính sách đầu tư cho ngành rau quả thích
đáng hơn, công tác nghiên cứu khoa học được nhà nước quan tâm hơn, cho nên
ngành rau quả đã có sự phát triển nhất định. Song các chính sách khuyến khích sản
xuất rau quả còn nhiều hạn chế chưa khuyến khích ngành rau quả phát triển mạnh.
5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của việc phát triển vùng nguyên
liệu phục vụ các nhà máy chế biến
5.1. Chỉ tiêu kết quả
- Diện tích vùng nguyên liệu
- Số hộ (cơ sở) sản xuất nguyên liệu
Tổng sản lượng nguyên liệu
- Năng suất vùng nguyên liệu =
Diện tích vùng nguyên liệu
- Sản lượng = Năng suất * Diện tích
- Giá trị sản lượng = Sản lượng * Đơn giá
- Giá trị sản phẩm hàng hoá = Giá trị sản lượng * % bán
- Lợi nhuận = Giá trị sản lượng – Chi phí vật chất dịch vụ – Chi phí lao động
- Thu nhập = Giá trị sản lượng – Chi phí vật chất dịch vụ – Chi phí thuê lao
động
5.2 Chỉ tiêu hiệu quả
- Tỷ suất nông sản hàng hóa:
Vũ Minh Đức Lớp KTNN&PTNT 48
17
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: BĐS & KTTN


Tỷ suất nông sản
Tổng GTSP thực bán ra
hàng hoá

Tổng GTSP sản xuất ra
- Giá trị sản lượng trên 1ha đất nông nghiệp
GTSL trên 1ha Tổng GTSL
đất NN Tổng diện tích đất NN
- Thu nhập trên 1000 đ chi phí sản xuất
Thu nhập trên 1000 đ Tổng thu nhập
CPSX Tổng chi phí sản xuất
- Tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận =
Tổng chi phí
- Møc ®é ®¸p øng yªu cÇu vÒ nguyªn liÖu
Mức độ đáp ứng yêu cầu Khối lượng nguyên liệu cung cấp
về nguyên liệu Tổng nhu cầu nguyên liệu
Vũ Minh Đức Lớp KTNN&PTNT 48
18
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: BĐS & KTTN
PHẦN 2
THỰC TRẠNG CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ CHO CÁC
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN RAU QUẢ THUỘC TỔNG CÔNG TY RAU
QUẢ, NÔNG SẢN
1. Tổng quan về Tổng công ty rau quả, nông sản
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty rau quả, nông sản
Tổng công ty rau quả, nông sản được thành lập và chính thức đi vào hoạt động
từ ngày 01/7/2003, trên cơ sở sáp nhập Tổng công ty Nông sản và TPCB và Tổng
công ty rau quả Việt Nam theo quyết định số 66/2003/QĐ/BNN - TCCB ngày

11/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Tên doanh nghiệp: Tổng công ty rau quả, nông sản
Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam National Vegetable, Fruit and Agricultural
Product Corporation.
Viết tắt: VEGETEXO VIET NAM.
Trụ sở giao dịch: Số 2 Phạm Ngọc Thạch quận Đống Đa, Hà Nội
Tên cơ quan sáng lập: Bộ NN & PTNT
- Tổng công ty rau quả Việt Nam được thành lập theo quyết định số
63/NNTCCB/QĐ ngày 11/2/1988 trên cơ sở hợp nhất công ty rau quả Trung ương,
liên hiệp các xí nghiệp Phủ Quỳ và Tổng công ty xuất khẩu rau quả. Quyết định
thành lập Tổng công ty là nhằm tạo nên sự thống nhất giữa ba khối (nông nghiệp,
công nghiệp, kinh doanh xuất nhập khẩu) tạo nên sự phối hợp và sự thích ứng tốt
trong ngành.
- Tổng công ty nông sản và thực phẩm chế biến được thành lập theo quyết
định số 409 NNT- TTCP QĐ ngày 30/12/1995 của Bộ NN & PTNT trên cơ sở các
đơn vị:
Công ty xuất nhập khẩu công nghiệp thực phẩm
Công ty xuất nhập khẩu nông sản Hà Nội
Công ty xuất nhập khẩu nông sản Đà Nẵng
Công ty xuất nhập khẩu nông sản TP. Hồ Chí Minh
Công ty vận tải và đại lý vận tải
Vũ Minh Đức Lớp KTNN&PTNT 48
19
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: BĐS & KTTN
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng công
ty rau quả, nông sản
1.2.1. Chức năng
- Hoạch định chiến lược phát triển chung, tập trung các nguồn lực (vốn, kĩ
thuật, nhân sự...) để giải quyết các vấn đề cơ bản then chốt như: Đổi mới giống cây
trồng, công nghệ, quy hoạch và đầu tư phát triển nhằm không ngừng nâng cao hiệu

quả sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức quản lý kinh doanh
+ Tổ chức bộ máy kinh doanh phù hợp đổi mới trang thiết bị đặt chi nhánh
văn phòng đại diện của Tổng công ty trong và ngoài nước.
+ Mở rộng kinh doanh lựa chọn thị trường, thống nhất thị trường giữa các
đơn vị thành viên được xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Nhà nước.
+ Quy định khung giá, xây dựng và áp dụng các định mức lao động mới và
các đối tác nước ngoài.
+ Tổ chức công tác tiếp thị, hoạch định chiến lược mặt hàng, giá cả nhằm
tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Quản lý sử dụng vốn đất đai tài nguyên các nguồn lực khác, đầu tư, liên
doanh, liên kết, chuyển nhượng, thay thế, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản.
1.2.2. Nhiệm vụ
- Phải đăng kí kinh doanh theo đúng ngành nghề kinh doanh đã đăng kí trong
điều lệ của Tổng công ty, các quy định và pháp luật hiện hành của Nhà nước và pháp
luật hiện hành.
- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn Nhà nước giao
- Nộp ngân sách Nhà nước và các địa phương
- Thực hiện chế độ thu chi, hoá đơn chứng từ theo chế độ hạch toán Nhà nước.
- Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước trong quá trình hoạt động
kinh doanh. Thực hiện đường lối chính sách của Nhà nước.
- Kinh doanh trong phạm vi ngành nghề đăng kí. Nghiêm chỉnh thực hiện chế
độ bảo hộ lao động, môi trường của Nhà nước.
1.2.3. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty
* Sản xuất, chế biến, kinh doanh và xuất nhập khẩu trực tiếp:
- Rau, quả, nông, lâm, thuỷ hải sản, thực phẩm đồ uống.
- Giống: Rau, hoa, quả, nông, lâm, thuỷ hải sản.
Vũ Minh Đức Lớp KTNN&PTNT 48
20
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: BĐS & KTTN

- Các sản phẩm cơ khí, máy móc thiết bị phụ tùng phương tiện vận tải chuyên
ngành rau, quả, nông, lâm, thuỷ hải sản, chế biến thực phẩm.
- Phân bón hoá chất, nguyên nhiên nhiên liệu vật tư phục vụ chuyên ngành
rau, quả, nông, lâm, thuỷ hải sản, chế biến thực phẩm.
- Bao bì các loại.
- Hàng thủ công mĩ nghệ, hàng tiêu dùng.
* Nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo công nhân kĩ thuật
chuyên ngành về sản xuất chế biến rau, quả, nông, lâm, thuỷ hải sản.
* Dịch vụ tư vấn đầu tư, phát triển sản xuất chế biến rau, quả, nông, lâm, thuỷ
hải sản.
* Kinh doanh tài chính, tham gia thị trường chứng khoán (chỉ hoạt động khi có
đủ điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành).
* Sản xuất kinh doanh các lĩnh vực khác:
- Giao nhận kho cảng vận tải và đại lý vận tải.
- Bất động sản xây lắp công nghiệp và dân dụng.
- Du lịch, khách sạn, nhà hàng cho thuê.
- Tiếp nhận và thực hiện các dự án hỗ trợ đầu tư phát triển.
* Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để phát triển
sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Vũ Minh Đức Lớp KTNN&PTNT 48
21
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: BĐS & KTTN
1.3. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty rau quả, nông sản
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Tổng công ty
Vũ Minh Đức Lớp KTNN&PTNT 48
22
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: BĐS & KTTN
1.4. Hệ thống các nhà máy chế biến rau quả thuộc Tổng công ty
1.4.1. Công suất của các nhà máy và nhu cầu nguyên liệu
Bảng 2: Hệ thống các nhà máy chế biến rau quả thuộc Tổng công ty

Trung tâm CBQR
Công suất
tấn/năm
Nhu cầu nl
tấn/năm
1. Công ty TPXK Đồng Giao 18.500 90.750
- Dứa cô đặc 5.000 50.000
- Đồ hộp 10.000 30.000
- Đông lạnh 2.000 10.000
- Nước quả 1.500 750
2. Công ty TPXK Bắc Giang 3.000 9.000
- Đồ hộp 3.000 9.000
3. Công ty CBTPXK Kiên Giang 8.000 59.000
- Dứa cô đặc 5.000 50.000
- Đồ hộp 3.000 9.000
4. Công ty TPXK Tân Bình 10.000 34.000
- Đồ hộp 8.000 24.000
- Dứa đông lạnh 2.000 10.000
5. Công ty CBTPXK Quảng Ngãi 1.500 750
- Nước quả 1.500 750
6. Công ty XNK rau quả I 3.000 9.000
- Đồ hộp 3000 9.000
7. Công ty rau quả Hà Tĩnh 3.000 9.000
- Đồ hộp 3.000 9.000
8. Công ty GN và XNK Hải Phòng 4.000 40.000
- Cà chua cô đặc 4.000 40.000
9. Công ty CPTPXK Hưng yên 3.000 9.000
- Đồ hộp 3.000 9.000
10. Công ty XNK nông sản Đà Nẵng 3.000 30.000
- Nước dứa cô đặc 3.000 30.000

11. Công ty XNK rau quả Thanh Hoá 2.500 5.000
- Rau quả muối 2.500 5.000
12. Cty CP Vi an 2.000 1.000
- Nước quả 2.000 1.000
13. Nhà máy CB NS TP XK Bắc Giang 3.000 9.000
14. Công ty LUVECO 5.000 15.000
15. Công ty DONA NEWTOVEWR 20.000 10.000
Tổng 89.500 330.500
(Nguồn: Tổng công ty rau quả, nông sản)
Vũ Minh Đức Lớp KTNN&PTNT 48
23
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: BĐS & KTTN
Tổng công ty rau quả, nông sản là doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn nhất
trong toàn ngành, bao gồm các đơn vị thành viên là các doanh nghiệp hạch toán độc
lập, các liên doanh và công ty cổ phần và các đơn vị sự nghiệp có quan hệ gắn bó với
nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ thông tin, đào tạo nghiên cứu, tiếp thị
hoạt động trong lĩnh vực chế biến rau quả và trồng nguyên liệu. Trong thời gian qua
Tổng công ty tập trung phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất khép kín để
thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các đơn vị
thành viên và toàn Tổng công ty đáp ứng nhu cầu về rau quả trên thị trường trong
nước cũng như quốc tế.
Tổng công ty có một hệ thống các nhà máy chế biến nằm rải rác ở các địa
phương trong cả nước nhằm tận dụng những lợi thế của từng vùng về nguyên liệu.
Hiện Tổng công ty có 15 trung tâm chế biến rau quả với tổng công suất thiết kế
khoảng 89.500 tấn sản phẩm / năm trong đó Công ty thực phầm xuất khẩu Đồng Giao
và Công ty liên doanh DONA NEWTOVEWR có công suất lớn nhất, tổng công suất
các dây chuyền chế biến của hai công ty này chiếm gần 50% tổng công suất của tất cả
các nhà máy chế biến thuộc Tổng công ty. Nhu cầu nguyên liệu hàng năm của tất cả
các nhà máy chế biến khoảng 330.500 tấn. Như vậy nhu cầu nguyên liệu cho các nhà
máy chế biến là rất lớn nhưng với tiềm năng và lợi thế của nước ta thì đó là điều

Tổng công ty có thể làm được thậm chí còn hơn thế nữa. Nhưng hiện nay mức độ đáp
ứng nhu cầu nguyên liệu của Tổng công ty là rất thấp do đó Tổng công ty cần có kế
hoạch xây dựng phát triển vùng nguyên liệu trong cũng như ngoài Tổng công ty
nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy chế biến.
1.4.2. Chủng loại mặt hàng
Cùng với xu hướng tiêu dùng ngày càng cao của thị trường trong nước cũng
như xuất khẩu Tổng công ty đã không ngừng mở rộng chủng loại mặt hàng, nâng cao
chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường khó tính như: Mỹ,
Nhật, EU…
Cơ cấu chủng loại sản phẩm của Tổng công ty rất đa dạng phong phú bao
gồm:
- Sản phẩm đóng hộp
- Sản phẩm đông lạnh
- Sản phẩm sấy khô
- Sản phẩm muối và dầm dấm
- Sản phẩm nước quả cô đặc
Vũ Minh Đức Lớp KTNN&PTNT 48
24
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: BĐS & KTTN
- Gia vị các loại.
Bảng 3: Định hướng sản phẩm và thị trường của Tổng công ty
Sản phẩm chủ lực Sản phẩm đa dạng khác Thị trường chính
1. Rau quả tươi
- Bắp cải, khoai tây, hành
tây, cà rốt, dưa hấu, gừng,
tỏi, nghệ
- Chuối tiêu, vải
- Hoa lay ơn, loa kèn,
phong lan…
- Su hào, súp lơ, tỏi tây, đậu

quả, cà chua, dưa chuột,
nấm hương…
- Thanh long, nhãn, cam
quýt, bưởi chanh, xoài, dứa,
chôm chôm, đu đủ, sầu
riêng, măng cụt…
- Hoa, cây cảnh khác
- Liên bang Nga, một số
nước châu á như: Nhật
Bản…
- Đông Bắc á, Liên bang
Nga, Trung Quốc, Trung
cận đông…
- Nhật Bản, Liên bang
Nga
2. Đồ hộp, nước quả, đông
lạnh
- Dứa, dưa chuột, vải,
chôm chôm, xoài, thanh
long, đu đủ, mơ
-Nước giải khát , hoa quả
tự nhiên
- Dứa đông lạnh
- Cô đặc và pure: dứa,
xoài, cà chua
- Chuối, ổi, na, ngô, đậu cô
ve, đậu Hà Lan, măng tre,
nấm, rau, gia vị khác
- Rau quả đông lạnh khác
Pure quả khác

Liên bang Nga, Tây Bắc
Âu, Đông Âu, Mỹ, Nhật
Bản, Trung Quốc và một
số nước á, úc
Mỹ, Đức
3. Rau quả sấy muối
- Chuối sấy, nhân hạt điều
- Dưa chuột, nấm muối
Các loại hoa quả sấy khác
Các loại rau quả muối khác
Liên bang Nga, Nhật , Mỹ
và một số nước Bắc Mỹ
4. Gia vị
- Hạt tiêu, ớt, tỏi, gừng Nghệ, quế, hồi, riềng
Châu Phi, Liên bang Nga,
Trung Đông…
5. Giống rau
- Hạt rau muống, cải các
loại, tỏi củ
Các hạt giống rau,đậu, gia
vị nhiệt đới khác
Châu Phi, Châu á, Châu
Mỹ La Tinh…
(Nguồn: Tổng công ty rau quả, nông sản)
Như vậy để các nhà máy chế biến hoạt động với công suất tối đa, chủng loại
mặt hàng ngày càng đa dạng phong phú thì vấn đề cần thiết nhất là phải cung cấp
Vũ Minh Đức Lớp KTNN&PTNT 48
25

×