Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Ảnh hưởng của tự do hóa thương mại tới dịch vụ vận tải hàng không và cụ thể là hãng hàng không quốc gia Vietnam airlines

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.13 KB, 22 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong toàn thể giao thông vận tải quốc gia, vận tải hàng không là một mắt
xích quan trọng không chỉ của vận tải quốc gia mà nó còn là của vận tải toàn
cầu, sự phát triển của nó chịu tác động mạnh của quá trình toàn cầu hóa kinh tế,
tự do hóa thương mại. Đồng thời vận tải hàng không cũng có những tác động
nhất định tới nền kinh tế thế giới nói chung và của từng quốc gia nói riêng.
Hiện nay, sau khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế, tăng cường giao lưu buôn
bán quốc tế thì vận tải chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu là một vấn đề cần
được quan tâm chú ý. Trong các ngành vận tải thì ngành vận tải hàng không
đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyên chở hàng hóa quốc tế.
Chính vì vậy, nghiên cứu, phân tích sự tác động của quá trình tự do hóa
thương mại tới vận tải hàng không và cụ thể là hãng hàng không Vietnam
airlines – nòng cốt của hàng không dân dụng Việt Nam là rất cần thiết. Do đó
em đã lựa chọn đề tài: “ảnh hưởng của tự do hóa thương mại tới dịch vụ vận tải
hàng không và cụ thể là hãng hàng không quốc gia Vietnam airlines”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của bài tiểu luận này là phân tích và đánh giá thực
trạng kinh doanh vận chuyển và dịch vụ phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu của
hãng hàng không Vietnam airlines từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy,
nâng cao khả năng của ngành vận tải hàng không Việt Nam và cho hãng hàng
không Vietnam airlines.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: là công tác vận chuyển và các dịch vụ phục vụ hàng
hóa xuất nhập khẩu của hãng hàng không Vietnam airlines.
1
- Phạm vi nghiên cứu: tình hình kinh doanh của hãng hàng không Vietnam
airline từ năm 2005-2009 và giải pháp đến năm 2015
4. Nội dung và bố cục:
Chương I: Hệ thống khung lý thuyết phân tích ảnh hưởng của tự do hóa
thương mại đến sự phát triển của ngành vận tải hàng không Việt Nam.


Chương II: Phân tích thực trạng và nhân tố ảnh hưởng tới hãng hàng không
Vietnam airlines trong quá trình tự do hóa thương mại.
Chương III: Đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của hãng
hàng không Vietnam airlines.
2
CHƯƠNG I: KHUNG LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA TỰ
DO HÓA THƯƠNG MẠI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VẬN TẢI
HÀNG KHÔNG
1. Một số thuật ngữ, khái niệm
1.1. Vận tải hàng không:
* Đặc điểm của vận tải hàng không:
- Các tuyến đường vận tải hàng không hầu hết là các đường thẳng nối hai
điểm với nhau.
- Tốc độ của vận tải hàng không cao, tốc độ khai thác lớn, thời gian vận
chuyển nhanh.
- Vận tải hàng không an toàn hơn so với các phương tiện vận tải khác.
- Vận tải hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao.
- Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn so với các
phương thức vận tải khác.
- Vận tải hàng không đơn giản hóa về chứng từ thủ tục so với các phương
tiện vận tải khác.
* Hạn chế:
- Cước vận tải hàng không cao.
- Không phù hợp với vận chuyển hàng hóa cồng kềnh, hàng hóa có khối
lượng lớn hoặc giá trị thấp.
- Đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như đào tạo nhân lực
phục vụ.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không:
- Cảng hàng không:
+ Là nơi đỗ cũng như cất hạ cánh của máy bay, là nơi cung cấp các điều

kiện vật chất kỹ thuật và các dịch vụ cần thiết liên quan tới vận chuyển hàng hóa
và hành khách.
+ Có khu vực làm hàng xuất, hàng nhập và hàng chuyển tải.
3
- Máy bay:
+ Là công cụ chuyên chở của vận tải hàng không.
+ Máy bay có nhiều loại: Loại chuyên chở hành khách cũng có thể nhận chở
hàng hóa dưới boong. Loại chuyên chở hàng và loại chở kết hợp cả khách cả
hàng.
- Trang thiết bị xếp dỡ và làm hàng: đa dạng và phong phú. Có trang thiết bị
xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa trong sân bay, có trang thiết bị xếp dỡ hàng
hóa theo đơn vị, ngoài ra còn có các trang thiết bị riêng lẻ như pallet máy
bay, container máy bay, container đa phương thức,….
* Hàng hóa thường vận chuyển bằng đường hàng không:
- Các lô hàng nhỏ.
- Hàng hóa đòi hỏi giao ngay, an toàn, chính xác.
- Hàng hóa có giá trị cao.
- Hàng hóa có cự li vận chuyển dài.
- Con người.
1.2. Tự do hóa thương mại:
1.2.1. Khái niệm:
Để bảo hộ nền thương mại trong nước hoặc thực hiện các mục tiêu xác định
trong chính sách thương mại quốc tế của mình, chính phủ các nước đã áp dụng
những biện pháp nhất định ví dụ như nguyên tắc tương hỗ, nguyên tắc ngang
bằng dân tộc, nguyên tắc “ nước được ưu đãi”,…. Khi đó các hoạt động thương
mại không còn thuần tuý được điều tiết bởi quan hệ cung cầu trên thị trường
quốc tế, mà còn chịu sự điều chỉnh của các chính sách của các chính phủ. Như
vậy tự do hoá thương mại chính là loại bỏ các biện pháp hạn chế hay bảo hộ
thương mại của các chính phủ.
1.2.2. Cần thiết phải tự do hóa thương mại vì:

Bảo hộ làm cho các nhà sản xuất trong nước trở nên cồng kềnh, không hiệu
quả, cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm lỗi thời hoặc kém hấp dẫn.
Và cuối cùng, mặc dù được nhà nước bảo hộ và trợ cấp, các nhà máy vẫn phải
4
đóng cửa và cắt giảm việc làm. Nếu chính phủ các nước khác trên thế giới cũng
áp dụng những chính sách tương tự thì thị trường sẽ bị thu hẹp và hoạt động
kinh tế thế giới sẽ trở nên trì trệ. Chính sách thương mại tự do hay chính sách
đảm bảo cho hàng hoá và dịch vụ tự do lưu thông là làm gia tăng cạnh tranh,
khuyến khích khả năng sáng tạo và tạo ra thành công. Chính sách thương mại tự
do này giúp người ta thu được thêm nhiều lợi nhuận từ việc sản xuất ở điều kiện
tốt nhất, với kế hoạch hoàn hảo nhất và giá thành thấp nhất.
2. Thực trạng của ngành hàng không dân dụng Việt Nam:
Cho đến nay, Việt Nam đã ký chính thức 58 Hiệp định song phương, 2 Hiệp
định đa biên ASEAN, 1 Hiệp định đa biên với Căm-pu-chia, Lào và Mi-an-ma
và 1 Hiệp định Sàn hàng không với EC và các Hiệp định hàng không với Thổ
Nhĩ Kỳ, Iceland đã ký tắt, đang trong quá trình chuẩn bị ký chính thức.
Với chính sách thống nhất, xuyên suốt về lộ trình mở cửa đã được Chính
phủ chỉ đạo, phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập các cơ cấu hợp
tác quốc tế khu vực và thế giới như ASEAN, APEC và WTO, ngành hàng không
Việt Nam đã tiến hành đàm phán, ký kết nhiều thỏa thuận với các quốc gia theo
hướng nới lỏng kiểm soát, tiến tới tự do hóa vận tải hàng không quốc tế đi hoặc
đến Việt Nam, cụ thể là tự do hóa các quyền tiếp cận thị trường như chỉ định
nhiều hãng hàng không, không giới hạn các điểm khai thác trong cơ cấu đường
bay (tự do hóa quyền đường bay), đặt ra lộ trình tiến tới tự do hóa hoàn toàn
quyền vận chuyển giữa Việt Nam và Singapore (từ 2008), Thái Lan (từ 2010),
Malaysia (từ 2010), Indonesia (từ 2004), Hàn Quốc (từ 2008), tới các điểm tại
Nhật Bản trừ Tokyo (từ 2008)... Đặc biệt, Việt Nam đã ký kết với Hoa Kỳ thỏa
thuận tự do hóa vận chuyển hàng hóa giữa hai nước (không có quyền vận
chuyển nội địa), tạo điều kiện cho các hãng hàng không chuyên chở hàng hóa
thiết lập trung tâm trung chuyển hàng hóa trên lãnh thổ bên kia.

Hiện tại, có 44 hãng hàng không nước ngoài và 3 hãng hàng không Việt
Nam đang khai thác thường lệ thị trường vận tải hàng không Việt Nam với
5
mạng đường bay gồm 54 đường bay đến từ 34 thành phố thuộc 19 quốc gia,
vùng lãnh thổ và 33 đường bay nội địa nối Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ
Chí Minh với 17 cảng hàng không địa phương.
Hệ thống hạ tầng cho ngành hàng không gồm các cảng hàng không, các cơ
sở dịch vụ hàng không được phát triển đều khắp trên cả nước, đáp ứng nhu cầu
đi lại bằng đường hàng không, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng, địa
phương, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Mạng cảng hàng
không của Việt Nam được quy hoạch trên quan điểm lấy mô hình kết cấu trục
nan làm cơ sở chính với Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh là 3 điểm gom tụ
lưu lượng hành khách, hàng hóa để nối với các đường bay nội địa và quốc tế.
Hiện nay, ngành hàng không Việt Nam đang khai thác đến 20 Cảng hàng không
trong đó có 6 cảng hàng không được công bố quốc tế và 14 cảng hàng không nội
địa.
Về năng lực vận tải hàng không, các hãng hàng không Việt Nam đang khai
thác đội tàu bay gồm 60 chiếc (29 chiếc sở hữu chiếm 48,3%) với độ tuổi trung
bình đạt 9,7 tuổi, bao gồm các loại từ B777, A330, A320/321, B737, F70,
ATR72... Dự kiến đến 2015, đội tàu bay của các hãng Việt Nam sẽ vào khoảng
170 chiếc.
Năm 2008, tổng vận chuyển của thị trường hàng không Việt Nam đạt 16,16
triệu khách, 341,6 nghìn tấn hàng hoá tăng tương ứng 12,6% và 11% so với năm
2007 và tăng trung bình 19,5%/năm về hành khách và 13%/năm về hàng hoá
giai đoạn 2003-2008.
3. Hướng phân tích:
Phân tích các nhân tố vi mô và vĩ mô ảnh hưởng của quá trình tự do hóa
thương mại đến sự phát triển của ngành vận tải hàng không. Qua đó đưa ra giải
pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong
thị trường tự do hóa thương mại.

6
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành vận tải hàng không:
4.1. Nhân tố vi mô:
* Đối thủ cạnh tranh:
Việc Việt Nam tự do hóa thương mại, xóa bỏ những rào cản đã tạo ra nhiều
thị trường mới cho ngành vận tải hàng không nhưng ngược lại những thách thức
trong cạnh tranh của các hãng vận tải hàng không thế giới thì quyết liệt hơn rất
nhiều nhắm tới việc tranh giành thị trường. Do vậy, những doanh nghiệp có
năng lực, có khả năng cạnh tranh sẽ chiếm lợi thế hơn hẳn so với các doanh
nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp trong nước thường yếu hơn các doanh nghiệp
nước ngoài về tài chính cũng như kỹ năng chuyên môn.
* Nhà cung ứng:
Những nhà cung ứng luôn luôn tiềm ẩn những đe dọa ảnh hưởng hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp vì họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm
chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp. Qua đó làm giảm khả năng
kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Theo như ta biết xăng dầu là một yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp hàng không, ví dụ giá xăng dầu tăng thì sẽ
làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp còn giá xăng dầu giảm thì lại có lợi cho
doanh nghiệp.
* Khách hàng:
Khách hàng là thị trường mục tiêu không chỉ của không chỉ ngành hàng
không mà còn là của mọi ngành nghề, là lực lượng quan trọng chi phối hoạt
động của doanh nghiệp. Do đó, thái độ của khách hàng quyết định tới sự tồn
vong của cả doanh nghiệp.
4.2. Nhân tố vĩ mô:
* Môi trường kinh tế:
Cùng với những ảnh hưởng tích cực, bất kỳ sự biến động nào của nền kinh
tế nói chung và hoạt động thương mại nói riêng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến
ngành hàng không. Vì các dịch vụ hàng không có mức giá khá cao nên nó phụ
thuộc rất nhiều vào thu nhập của người dân. Do đó khi nền kinh tế ở giai đoạn

7
có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho việc phát triển doanh nghiệp,
ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, sa sút dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng đồng
thời làm tăng các lực lượng cạnh tranh.
Ví dụ như khủng hoảng kinh tế 2009 làm lượng khách hàng của ngành hàng
không Việt Nam giảm rất nhiều so vơi năm 2008.
* Môi trường văn hóa, xã hội:
Mỗi đất nước, mỗi vùng miền đều có nền văn hóa, xã hội khác nhau và từ
đó tạo nên những chuẩn mực, quan niệm, tâm lý,… khác nhau của những người
tiều dùng ở vùng miền khác nhau. Điều đó có thể có tác động tiêu cực hoặc tích
cực đến các hãng hàng không. Do đó, khi gia nhập WTO là ngành hàng không
Việt Nam phải thích nghi được với mọi nền văn hóa để làm tăng sự ủng hộ của
dân bản địa giúp làm tăng lợi thế cạnh tranh.
* Môi trường luật pháp và chính trị:
Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn sẽ tạo
điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp còn ngược lại nếu
quốc gia nào xảy ra xung đột về chính trị sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến các
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ đó.
Không chỉ chính trị mà luật pháp cũng ảnh hưởng tới ngành hàng không vì
phải tuân thủ luật pháp của quốc gia mà doanh nghiệp kinh doanh trên quốc gia
đó. Hệ thông luật pháp được xây dựng hoàn thiện, không chồng chéo sẽ là cơ sở
để kinh doanh ổn định.
* Môi trường tự nhiện:
Mặc dù tự nhiên không ảnh hưởng đến một số ngành nhưng riêng ngành
hàng không lại chịu ảnh hưởng khá lớn. Bất kỳ sự thay đổi nào về thời tiết, khí
hậu cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến các chuyến bay có khi ảnh hưởng đến cả
sinh mạng người. Không chỉ thời tiết, khí hậu mà ngành hàng không cũng phụ
thuộc nguồn nguyên nhiên liệu quan trọng đó là xăng dầu. Sự khan hiếm của
xăng dầu làm tăng chi phí ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
8

×