Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TRONG HỆ THỐNG BHXH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.29 KB, 63 trang )

SV: Hồng Thị Cơng

Lớp: Bảo Hiểm Xã Hội 48

LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết thì BHXH là sự tổ chức bảo đảm bù đắp hoặc thay thế
một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập từ nghề
nghiệp do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay sức lao động không được sử
dụng, thơng qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của
các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác, nhằm góp phần đảm bảo
an tồn kinh tế cho người lao động và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an
toàn xã hội.
BHXH đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của người lao động và được thừa
nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan, một trong những quyền lợi của con người
như trong “Tuyên ngôn nhân quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc” đã nêu: “Mọi
quốc gia trên thế giới khơng phân biệt chế độ chính trị, xã hội, không phân biệt giàu
hay nghèo đều phải thực hiện các chế độ về BHXH”. Chế độ hưu trí là một trong
những chế độ quan trọng nhất để đảm bảo an sinh xã hội, góp phần quan trọng làm
cho xã hội được ổn định.Qua một thời gian dài tổ chức thực hiện, chế đơ ̣ hưu trí cùng
các chế độ BHXH khác đã đảm bảo đời sống cho người lao động, tạo điều kiện cho
họ yên tâm lao động sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống, giữ vững ổn định
chính trị xã hội. Nhà Nước ta đang từng bước hồn thiện chính sách BHXH qua việc
ban hành các Văn bản, Nghị định, Thông tư và gần đây nhất là Luật BHXH, Luật
BHYT cùng các văn bản hướng dẫn thực hiện để phù hợp với sự phát triển của đất
nước và xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay.
Tuy nhiên, trong điều kiện mới thì việc tổ chức thực hiện hay ban hành các
chính sách về điều kiện hưởng, thời hạn nghỉ hưu, mức hưởng, thời gian đóng góp,
độ tuổi nghỉ hưu… của chế độ hưu trí vẫn còn nhiều hạn chế và vướng mắc cần được
xem xét, nghiên cứu và giải quyế t một cách kỹ lưỡng.
Viê ̣c hồn thiện chế độ hưu trí sẽ củng cố niềm tin nơi người lao động, giúp
người lao động yên tâm hơn về cuộc sống sau khi nghỉ hưu và làm tăng năng suất lao


động, mức sống chung của xã hội được cải thiện, đời sống ngày càng được nâng cao
hơn và giúp xã hội ngày càng phát triển.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN
THIỆN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TRONG HỆ THỐNG BHXH VIỆT NAM” để nghiên
cứu trong chuyên đề tốt nghiệp.

Chuyên đề tốt nghiệp

1


SV: Hồng Thị Cơng

Lớp: Bảo Hiểm Xã Hội 48

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, em sẽ đi sâu hơn vào nghiên cứu thực
trạng và tình hình thực hiện chế độ hưu trí trong 6 năm từ đầu năm 2004 đến năm
2009. Từ đó rút ra những điểm đã đạt được và cần đạt được, hay những vấn đề bất
cập cũng như đã lỗi thời so với yêu cầu hiện tại của chế độ hưu trí để đưa ra một số
kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hơn việc thực hiện chế độ hưu trí.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Định. và chú
Nguyễn Hùng Cường - Trưởng phòng Tổng hợp - ban “Thực hiện chính sách
BHXH – BHXH Việt Nam” cùng các cơ, chú trong phịng đã giúp em hồn thành
chun đề thực tập này. Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của đề tài bao gồm
3 phần:
Chương I

: Chế độ hưu trí trong hệ thống các chế độ BHXH

Chương II


: Chế độ hưu trí ở Việt Nam

Chương III

: Giải pháp hồn thiện chế độ hưu trí trong hệ thống các chế độ
của BHXH Viêt Nam

Trong chuyên đề này mặc dù có rất nhiều sự cố gắng nhưng do điều kiện về
thời gian cũng như kinh nghiệm có hạn nên em khơng tránh khỏi những sai sót. Em
kính mong có đươ ̣c sự giúp đỡ và chỉ bảo thêm của thầ y cũng như các cơ, chú ban
“Thực hiện chính sách BHXH – BHXH Việt Nam”.

Chuyên đề tốt nghiệp

2


SV: Hồng Thị Cơng

Lớp: Bảo Hiểm Xã Hội 48

CHƯƠNG I
CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TRONG HỆ THỐNG CÁC CHẾ ĐỘ BHXH
1.1 . Vai trò và đặc điểm của chế độ hưu trí:

1.1.1. Vai trị:
BHXH ngày nay đã trở thành một phần khơng thể thiếu trong cuộc sống gia
đình cũng như việc làm của mỗi hộ gia đình và cá nhân. Với từng chế độ BHXH khác
nhau, người lao động sẽ được hưởng những trợ cấp và bù đắp phù hợp với hoàn cảnh và

rủi ro của mỗi người. BHXH là một trong những nội dung lớn nằm trong chính sách bảo
đảm an sinh xã hội của quốc gia. Thực hiện tốt nội dung này khơng chỉ góp phần bảo
đảm ổn định cuộc sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội, thúc
đẩy cơng cuộc đổi mới mà nó cịn thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc vốn là một
trong những ưu việt của Đảng và Nhà nước ta.
Tại mỗi quốc gia, tuỳ thuộc tình hình kinh tế chính trị mà quỹ BHXH sẽ được chi
trả cho những chế độ của quốc gia đó. Mỗi quốc gia có những chế độ BHXH riêng
nhưng phải thực hiện ít nhất 3 trong 9 nhánh sau:
1. Chăm sóc y tế.
2. Trợ cấp ốm đau.
3. Trợ cấp thất nghiệp.
4. Trợ cấp tuổi già.
5. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
6. Trợ cấp gia đình.
7. Trợ cấp thai sản.
8. Trợ cấp tàn phế.
9. Trợ cấp cho người cịn sống
Mỗi nước ít nhất phải có 1 nhánh bắt buộc trong số 3 chế độ: Trợ cấp thất nghiệp,
trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Tùy theo trinh đô ̣ phát
̀
triển, thể chế chinh tri, ̣ đường lố i lanh đao và chinh sách mỗi quốc gia có sự khác nhau
̣
̃
́
́
nên chế độ BHXH khác nhau. Ở Việt Nam Quỹ BHXH được sử dụng để chi trả cho 5
chế độ sau:
- Chế độ trợ cấp ốm đau.
- Chế độ trợ cấp thai sản.
- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

- Chế độ hưu trí.

Chuyên đề tốt nghiệp

3


SV: Hồng Thị Cơng

Lớp: Bảo Hiểm Xã Hội 48

- Chế độ tử tuất.
Trong hệ thống 9 chế độ BHXH thì chế độ trợ cấp hưu trí là 1 trong những
chế độ quan trọng nhất vì nó liên quan đến tất cả mọi người lao động trong xã hội từ
khi bước vào độ tuổi lao động cho đến khi chết, đặc biệt mức đóng, mức hưởng chế
độ này ln ln chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng mức phí và tổng quỹ BHXH.
Ngồi ra hoạt động thu, chi cho chế đơ ̣ này cũng liên quan đến toàn bộ hoạt động của
tất cả cơ quan BHXH. Chính vì vậy, chế độ hưu trí được tuyệt đại đa số các nước áp
dụng và cũng là mô ̣t trong những chế độ được thực hiện sớm nhất.
Chế độ hưu trí là chế độ mà người lao động sẽ trích một phần thu nhập khi
đang làm việc để đóng vào quỹ hưu trí. Để sau đó khi người lao động này già yếu và
được về nghỉ hưu khơng cịn lao động nữa thì quỹ này sẽ được dùng để chi trả một
phần cuộc sống của họ cho đến khi họ chết. Mỗi chúng ta đều phải tuân theo quy luật
của cuộc sống, có nghĩa là ai cũng đế n lúc già yếu khơng cịn khả năng lao động nữa,
nếu khơng có chế độ hưu trí thì có thể những người này sẽ trở thành gánh nặng cho
gia đình và xã hội. Đây chính là vai trị to lớn nhất mà chế độ hưu trí mang lại nó góp
phần đảm bảo an sinh xã hội, giúp cho người tham gia lao động có được cuộc sống
tốt ngay cả lúc khơng cịn làm việc nữa. Đó chính là nhiệm vụ quan trọng nhất của
BHXH. Vì vậy chế độ hưu trí có một vị trí chủ chốt trong hệ thố ng BHXH.
1.1.2 Đặc điểm:

- Trợ cấp hưu trí là chế độ trợ cấp dài hạn được thực hiện ngồi q trình lao
động sau khi người lao động đã nghỉ hưu khơng cịn tham gia lao động nữa. Q
trình tham gia đóng góp hình thành quỹ hưu trí được thực hiện trong quá trình lao
động, người lao động sẽ trích tiền lương của mình để đóng góp vào quỹ hưu trí gọi
là phí bảo hiể m để sau đó khi về hưu khơng cịn lao động nữa thì quỹ đó sẽ được
dùng để chi trả trợ cấp đảm bảo phần nào cuộc sống cho họ.
- Sau khi về hưu không tham gia lao động nữa đồng thời họ sẽ khơng đóng
góp vào quỹ nữa thì lúc này số tiền mà người lao động đã đóng góp trước đó khi còn
làm việc sẽ được dùng để chi trả một số tiền trợ cấp gọi là lương hưu. Lương hưu
thường được cơ quan bảo hiểm chi trả định kỳ theo tháng cho người về hưu. Việc chi
trả định kì hàng tháng sẽ giúp cho người về hưu trang trải được cuộc sống của chính
mình khơng phải phụ thuộc vào con cái hay xã hội. Khơng cịn làm việc nữa nhưng
họ vẫn nhận được lương. Điều này sẽ làm cho họ yên tâm hơn về cuộc sống sau này.
- Chế độ hưu trí là chế độ mang tính chất hồn trả và ít nhiều có sự tách biệt
giữa đóng và hưởng vì người tham gia bảo hiểm đóng suốt thời kỳ lao động được
Chuyên đề tốt nghiệp

4


SV: Hồng Thị Cơng

Lớp: Bảo Hiểm Xã Hội 48

hưởng trợ cấp khi về hưu điều này thể hiện tính kế thừa liên tục giữa những người
lao động để hình thành quỹ hưu trí. Thời gian đóng và hưởng có thể chênh lệch nhau
nhiều hay ít phụ thuộc vào tuổi thọ cũng như số năm tham gia công tác. Những người
nào mà có tuổi thọ cao thì thời gian được hưởng chế độ hưu trí càng dài và ngược lại.
nên việc xác định mức đóng mức hưởng rất phức tạp ảnh hưởng rất lớn đến nguồn
quỹ hưu trí.

1.2 . Cơ sở hình thành chế độ hưu trí.
- Cơ sở sinh học:
Theo thời gian khả năng của con người cũng sẽ giảm dần, khơng một ai có thể
khoẻ mạnh để lao động sản xuất ra của cải vật chất suốt cả cuộc đời. Khi già yếu
khoản thu nhập mà họ dùng để chi tiêu cho cuộc sống sẽ hoặc là do tích góp trong
q trình lao động hoặc do được con cháu chu cấp... Những nguồn thu nhập này
không thường xuyên và phụ thuộc vào điều kiện của từng người. Để đảm bảo lợi ích
cho người lao động khi họ hết tuổi lao động và giúp họ có nguồn thu nhập thường
xuyên, ổn định, Nhà nước đã thực hiện chế độ BHXH hưu trí.
Do vậy chế độ hưu trí là hình thức bảo đảm thu nhập cho người lao động khi
đã hết tuổi lao động cho đến khi họ chết. Trong quá trình lao động, họ cống hiến sức
lao động để xây dựng đất nước bằng cách tạo ra thu nhập cho xã hội và cho bản thân.
Do đó đến khi họ khơng cịn khả năng lao động nữa thì người lao động cần được sự
quan tâm ngược lại từ phía xã hội. Đó chính là khoản tiền trợ cấp hưu trí hàng tháng
phù hợp với số phí BHXH mà họ đã đóng góp trong suốt q trình lao động. Nguồn
trợ cấp này tuy ít hơn so với lúc đang làm việc nhưng nó rất quan trọng và cần thiết
giúp cho người lao động ổn định cả về mặt vật chất cũng như tinh thần trong cuộc
sống sau khi đã nghỉ hưu.
- Cơ sở về kinh tế-xã hội:
Cơ chế đóng góp hình thành nên quỹ hưu trí đó là người lao động chỉ cần trích
ra một tỷ lệ % tiền lương tương đối nhỏ khi còn đang làm việc trong một khoảng thời
gian nhất định để đóng góp để đến khi hết tuổi lao động họ sẽ được chế độ hưu trí
chi trả lương hưu từ nguồn quỹ đó. Thế nhưng khơng phải từ chính những khoản mà
họ đóng góp. Bởi lẽ những khoản mà họ đóng góp trong thời gian làm việc sẽ được
dùng để chi trả cho những người đã về hưu trước đó, nên khi họ về hưu thì những
khoản đóng góp của thế hệ sau sẽ được dùng để trợ cấp cho họ. Khi có chế độ hưu trí
thì người lao động sẽ n tâm hơn về cuộc sống sau này của mình, có được sự ổn
định cuộc sống trong q trình nghỉ hưu. Chính vì vậy họ sẽ làm việc lao động một
Chuyên đề tốt nghiệp


5


SV: Hồng Thị Cơng

Lớp: Bảo Hiểm Xã Hội 48

cách chăm chỉ để đạt năng suất cao nên làm tăng nguồn thu nhập cho bản thân họ và
cả cho xã hội. Qua đó góp phần làm cho nền kinh tế phát triển tăng trưởng đời sống
của người dân cũng được nâng cao. Thu nhập của người lao động trong quá trình làm
việc càng lớn thì lương hưu nhận được sau này càng cao.
Như ta đã biết thì chế độ hưu trí là chế độ chi trả dài hạn cho nên nguồn quỹ nhàn
rỗi sẽ rất lớn đây sẽ là nguồn vốn đầu tư lớn cho phát triển nền kinh tế và xã hội.
Như vậy chế độ hưu trí là một chế độ mang tính xã hội hóa cao được thực
hiện một cách thường xuyên và đều đặn, kế tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nói
cách khác, chế độ hưu trí lấy đóng góp của thế hệ sau chi trả cho các thế hệ trước. Vì
vậy, nó tạo ra sự ràng buộc và đoàn kết giữa các thế hệ, làm cho mọi người trong xã
hội quan tâm và gắn bó với nhau hơn thể hiện mối quan tâm sâu sắc giữa người với
người trong xã hội.
1.3 . Nội dung chế độ hưu trí.
1.3.1. Mục đích:
- Chế độ hưu trí là một trong những chế độ ra đời sớm nhất và quan trọng nhất
trong hệ thống các chế độ BHXH. Con người sinh ra ai cũng phải lao động, làm việc
cống hiến cho xã hội cũng như thơng qua đó phục vụ cho nhu cầu của bản thân.
Nhưng theo quy luật của tạo hóa thì khơng ai có thể làm việc được mãi cũng phải đến
một lúc nào đó họ già đi không đủ sức làm nữa và họ phải được nghỉ ngơi. Khi không
thể tạo ra thu nhập nữa thì cuộc sống của họ sẽ trở nên khó khăn. Chính lúc này, chế độ
hưu trí sẽ bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động sau khi đã hoàn thành nghĩa
vụ lao động đối với xã hội. Những người về hưu sẽ được xã hội ưu tiên trong các hoạt
động của xã hội ngoài tiền trợ cấp hưu hàng tháng.

- Cũng như các chế độ khác quỹ hưu trí được hình thành do sự đóng góp từ 3
phía đó là: Người lao động, người chủ sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Chính phủ.
Qua đây thể hiện được sự quan tâm của Chính phủ, của chủ sử dụng lao động đối với
người lao động không chỉ khi họ còn trẻ, khỏe mà cả khi họ đã già yếu không thể lao
động được nữa. Sự quan tâm này không chỉ là nghĩa vụ và trách nhiệm mà còn là đạo
lý của mỗi dân tộc, mỗi nề n chính trị và xã hội. Nó thể hiên truyề n thố ng “uố ng nước
̣
nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc ta. Qua đây, thể hiện được đường lối lãnh đạo chính
trị rõ ràng của Đảng và Nhà nước ta, khẳng định được tinh thần đoàn kết của cả dân
tộc.
- Tham gia BHXH, người lao động sẽ phải trích ra một phần thu nhập của
mình để đóng góp vào quỹ và như vậy thì đã giúp cho người lao động tiết kiệm cho
Chuyên đề tốt nghiệp

6


SV: Hồng Thị Cơng

Lớp: Bảo Hiểm Xã Hội 48

bản thân ngay từ trong quá trình lao động để đảm bảo ổn định cuộc sống khi về già
giảm bớt gánh nặng cho gia đình người thân và xã hội. Ngoài ra, thông qua quá trinh
̀
đóng góp đó nền kinh tế cũng huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân vào
các hoạt động đầu tư phát triển.
- Ngày nay khi dân số thế giới có xu hướng già hóa, tỉ lệ người về hưu sống
thọ ngày càng tăng thì chế độ hưu trí đã trực tiếp đảm bảo cuộc sống cho những
người này thơng qua đó đảm bảo an sinh xã hội cho mỗi dân tộc.
1.3.2. Đối tượng tham gia:

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao
gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng
lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên.
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phịng, cơng nhân cơng an.
d) Sĩ quan, qn nhân chun nghiệp, quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công an nhân dân; người làm
công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân
dân phục vụ có thời hạn.
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngồi mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã
hội bắt buộc.
1.3.3. Điều kiện hưởng lương hưu .
- Điều kiện để người lao động hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo qui định
tại Điều 50, Luật Bảo hiểm xã hội. Đó là những đối tượng là người làm việc theo hợp
đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba
tháng trở lên; Cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phịng, cơng nhân cơng
an; Người làm việc có thời hạn ở nước ngồi mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội
bắt buộc.
có các điều kiện sau
a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi.
b) Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi
tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do “Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội” và “Bộ Y tế” ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp
Chuyên đề tốt nghiệp

7



SV: Hồng Thị Cơng

Lớp: Bảo Hiểm Xã Hội 48

khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp
đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
- Người lao động Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiêp, quân đô ̣i nhân; sĩ quan,
̣
hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công an nhân dân;
người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đô ̣i nhân dân, cơng an
nhân dân - có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu
khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ năm mươi lăm tuổi, nữ đủ năm mươi tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ
quan quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Luật cơng an nhân dân có quy định khác.
b) Nam từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi, nữ từ đủ bốn mươi
lăm tuổi đến đủ năm mươi tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do “Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội” và “Bộ Y tế” ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp
khu vực hệ số 0,7 trở lên.
- Cũng theo Điều 51 của Luật BHXH thì Điều kiện hưởng lương hưu khi suy
giảm khả năng lao động là:
Người lao động đủ điều kiện hưởng hưu như đã nêu trên, đã đóng bảo hiểm xã
hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng
lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại
Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;
2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” và
“Bộ Y tế” ban hành.

1.3.4. Mức hưởng và thời gian hưởng.
1.3.4.1. Mức hưởng :
Mức hưởng lương hưu là số tiền hàng tháng sẽ nhận được sau khi về hưu của
người lao động. Có khá nhiều các khái niệm về mức hưởng tuy nhiên mức hưởng này
phải đảm bảo rằng sẽ thấp hơn số tiền lương của người lao động khi còn đang đi làm.

Chuyên đề tốt nghiệp

8


SV: Hồng Thị Cơng

Lớp: Bảo Hiểm Xã Hội 48

Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng tích số của tỷ lệ hưởng lương hưu
hàng tháng với mức bình quân tiền lương, tiền cơng tháng đóng BHXH:
LH = t * L
Trong đó:

LH: Tiền lương hưu được hưởng hằng tháng.
t: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng.
L: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Ở đây yếu tố quan trọng nhất để tính lương hưu hàng tháng là tỷ lệ hưởng
lương hưu hàng tháng của người lao động. Tỷ lệ này được tính dựa trên rất nhiều các
yếu tố tác động khác nhau. Ở mỗi quốc gia thì tỷ lệ này cũng khác nhau và người lao
động được hưởng thêm các chế độ trợ cấp, phúc lợi tuỳ theo từng quốc gia và vũng
lãnh thổ.
Tại Việt Nam, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều

kiện được tính bằng 45% mức bình qn tiền lương, tiền cơng tháng đóng BHXH
tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm (đủ 12 tháng) đóng
BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp khi tính mức lương hưu hàng tháng (kể cả trợ cấp một lần khi
nghỉ hưu và trợ cấp BHXH một lần), nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ dưới 3
tháng thì khơng tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm; từ trên 6 tháng
đến 12 tháng tính trịn là một năm.
Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động đối với trường hợp
nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm
nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.
Yếu tố tiếp theo cần nói đến là mức bình qn tiền lương tháng đóng BHXH.
Mức tiền lương này phụ thuộc vào tiền lương tháng đóng BHXH, thời gian đóng
BHXH, thời điểm đóng BHXH.

Chuyên đề tốt nghiệp

9


SV: Hồng Thị Cơng

Lớp: Bảo Hiểm Xã Hội 48

Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà
nước quy định và có tồn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì
tính như sau:
- Người lao động tham gia BHXH trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm (60
tháng) cuối trước khi nghỉ việc


Mbqtl

60 tháng

- Người lao động tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01
năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000:
Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 6
năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
72 tháng

- Người lao động tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01
năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của
8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
96 tháng

- Người lao động tham gia BHXH từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi:

Mbqtl

=


Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 10
năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
120 tháng

- Đối với người lao động có tồn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền
lương do người sử dụng lao động quyết định quy định được tính như sau:
Mbqtl

=

Tổng số tiền lương, tiền cơng
của các tháng đóng BHXH
Tổng số tháng đóng BHXH

Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực
hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế
độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được tính như sau:
Tổng số tiền lương tháng đóng
BHXH theo chế độ tiền lương
do Nhà nước quy định

+

Tổng số tiền lương, tiền công của các
tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương
do người sử dụng lao động quyết định

MMbqtl =
bqtl

Tổng số tháng đóng BHXH

Chuyên đề tốt nghiệp

10


SV: Hồng Thị Cơng

Lớp: Bảo Hiểm Xã Hội 48

Trong đó:
- Mbqtl: Mức bình qn tiền lương tháng đóng BHXH.
- Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước
quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng BHXH theo chế độ tiền
lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
- Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực
hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng
BHXH của mỗi giai đoạn được tính như nêu trên (thời điểm tham gia BHXH để tính
mức bình qn tiền lương tháng các giai đọan tính bắt đầu từ ngày tham gia giai đoạn
thứ nhất). Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước
quy định được tính bằng tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các giai đoạn.
Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp quân hàm,
phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Tiền lương này được tính trên mức lương tối thiểu chung tại thời điểm hưởng chế độ.
1.3.4.2.Thời gian hưởng.
Ngươi lao động khi đủ các điều kiện để hưởng chế độ hưu trí sau khi về hưu
sẽ được nhận lương hưu từ khi về hưu cho đến khi qua đời. Đây chính là thời gian
hưởng chế độ hưu trí. Với mỗi người thì thời gian hưởng lương hưu sẽ khác nhau do
độ tuổi nghỉ hưu, thời điểm nghỉ hưu và tuổi thọ là khác nhau. Những yếu tố này lại

phụ thuộc vào chính sách lao động và BHXH trong từng giai đoạn, vào mức sống và
điều kiện sống của dân cư cũng như tình hình kinh tế chính trị xã hội của từng quốc
gia.
Trong thực tế, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động theo quy định thường được
cố định trong một thời gian dài, tuy nhiên độ tuổi này cũng có thể được điều chỉnh tuỳ
thuộc vào điều kiện làm việc cũng như những hoàn cảnh đặc biệt. Do cố định về tuổi
nghỉ hưu, trong khi tuổi thọ trung bình con người ngày càng được kéo dài do điều kiện
sống tốt lên nên thời gian hưởng lương hưu của người nghỉ hưu cũng có xu hướng tăng
lên theo thời gian. Đây là một vấn đề mang tính quy luật cần được xem xét đến để các
nhà hoạch định chế độ chính sách có các điều chỉnh về độ tuổi nghỉ hưu sao cho phù hợp
với xu thế này.

1.4. Quy trình giải quyết chế độ trợ cấp hưu trí.

Chuyên đề tốt nghiệp

11


SV: Hồng Thị Cơng

Lớp: Bảo Hiểm Xã Hội 48

Quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là trình tự từ khi lập hồ
sơ hưởng chế độ BHXH, xét duyệt hồ sơ hưởng BHXH đến khi ban hành quyết định
hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Việc lập hồ sơ, xét duyệt hồ sơ phải do tổ chức hoặc
cá nhân thực hiện, do vậy quy trình giải quyết bao gồm cả quy trình trách nhiệm của
từng tổ chức hoặc cá nhân (đối với giải quyết chế độ BHXH thì trách nhiệm gồm
người lao động, chủ sử dụng lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội).
Theo đó quy trình giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội bao gồm: Lập hồ sơ; thẩm

định xét duyệt; giải quyết chế độ; lưu trữ hồ sơ hưởng. Tương tự như phân loại hồ sơ
hưởng BHXH thì quy trình giải quyết hưởng các chế độ cũng chia ra thành quy trình
giải quyết hưởng các chế độ ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức
khoẻ) và quy trình giải quyết các chế độ thường xuyên (hưu trí, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, tử tuất).
- Hồ sơ hưởng lương hưu hàng tháng quy định tại Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội:
1 - Đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội, hồ sơ gồm:
a- Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đã xác định thời gian đóng bảo
hiểm xã hội đến tháng nghỉ việc;
b- Quyết định nghỉ việc của người sử dụng lao động hoặc văn bản chấm dứt
hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động hết hạn;
c- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám
định y khoa (đối với người nghỉ việc hưởng lương hưu quy định tại Điều 51 Luật
Bảo hiểm xã hội);
d- Người bị nhiễm HIV thuộc đối tượng quy định tại Điều 26 Nghị định số
152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí thì
hồ sơ có thêm giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp do cơ
quan có thẩm quyền cấp theo quy định;
đ- Bản q trình đóng bảo hiểm xã hội theo sổ bảo hiểm xã hội (mẫu số 04C-HSB).
e- Bản điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã
hội (mẫu số 06-HSB);
g- Quyết định hưởng chế độ hưu trí của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành
phố hoặc Giám đốc Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phịng, Bảo hiểm xã hội Bộ Cơng an,
Giám đốc Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ (mẫu số 07A-HSB).
2 - Người lao động bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, hồ sơ gồm:
a- Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đã xác định thời gian đóng bảo
hiểm xã hội đến tháng nghỉ việc;
Chuyên đề tốt nghiệp

12



SV: Hồng Thị Cơng

Lớp: Bảo Hiểm Xã Hội 48

b- Đơn đề nghị của người lao động có xác nhận của chính quyền địa phương
nơi cư trú (mẫu số 12-HSB);
c- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám
định y khoa (nếu có);
d- Bản quá trình đóng bảo hiểm xã hội theo sổ bảo hiểm xã hội (mẫu số 04C-HSB).
đ- Bản điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã
hội (mẫu số 06-HSB);
Ngoài hồ sơ hưởng lương hưu nêu trên, nếu là người lao động thuộc quy định
tại khoản 6 Mục D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội thì có bản sao quyết định xếp hạng doanh nghiệp
trước khi doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn
Nhà nước 1 thành viên; công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước 2 thành viên trở lên.
e- Quyết định hưởng chế độ hưu trí của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành
phố (mẫu số 07A-HSB).
- Hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với người chấp hành xong
hình phạt tù, người xuất cảnh trở về nước định cư hợp pháp, người được toà án tuyên bố
mất tích trở về quy định tại Điều 127 Luật Bảo hiểm xã hội:
1- Đối với người được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, hồ sơ gồm:
a- Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đã xác định thời gian đóng bảo
hiểm xã hội đến thời điểm dừng đóng;
b- Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội có xác nhận của chính quyền địa
phương nơi cư trú sau khi chấp hành xong hình phạt tù (mẫu số 13A-HSB hoặc mẫu
số 15-HSB đính kèm);
c- Bản sao Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù hoặc bản sao quyết

định trở về nước định cư hợp pháp hoặc bản sao quyết định của Toà án tuyên bố mất
tích trở về;
d- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám
định y khoa (nếu có);
đ- Bản q trình đóng bảo hiểm xã hội theo sổ bảo hiểm xã hội (mẫu số 04HSB theo loại chế độ);
e- Bản điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã
hội (mẫu số 06-HSB);
g- Quyết định hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp bảo hiểm xã hội của Giám đốc Bảo
hiểm xã hội tỉnh, thành phố (theo mẫu quyết định của từng loại chế độ).
Chuyên đề tốt nghiệp

13


SV: Hồng Thị Cơng

Lớp: Bảo Hiểm Xã Hội 48

2- Đối với người đã hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, hồ
sơ gồm:
a- Đơn đề nghị hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng có
xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú sau khi chấp hành xong hình phạt tù
hoặc xuất cảnh trở về nước định cư hợp pháp hoặc toà án tuyên bố mất tích trở về
(mẫu số 13B-HSB);
b- Bản sao giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù hoặc bản sao quyết
định trở về nước định cư hợp pháp hoặc bản sao quyết định của Toà án tuyên bố mất
tích trở về;
c- Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí hoặc hồ sơ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng
tháng;
d- Quyết định hưởng tiếp chế độ hưu trí, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng

của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố (mẫu số 10-HSB).
- Di chuyển hồ sơ hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng:
1- Người lao động bắt đầu hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng
tháng chuyển đến hưởng ở nơi cư trú, hồ sơ gồm:
a- Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng;
b- Giấy giới thiệu trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội (mẫu số C77-HD).
c- Giấy giới thiệu di chuyển (mẫu số 17-HSB).
2- Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng chuyển
đến hưởng ở tỉnh, thành phố khác, hồ sơ gồm:
a- Đơn đề nghị gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi đang hưởng lương
hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng (mẫu số 16-HSB);
b- Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng;
c- Giấy giới thiệu trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội (mẫu số C77-HD).
d- Giấy giới thiệu di chuyển (mẫu 17-HSB)
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
+ Hồ sơ hưởng hưu trí hàng tháng đối với người đang tham gia bảo hiểm xã
hội, người chờ đủ tuổi đời, người bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội lập 4 bộ
(người lao động đã nghỉ việc lập 3 bộ), trong đó:
+ Giao 2 bộ hồ sơ cho người sử dụng lao động để lưu trữ 1 bộ và giao cho
người lao động 1 bộ gồm: Quyết định hưởng lương hưu, sổ bảo hiểm xã hội, giấy
chứng nhận hưu trí, giấy giới thiệu trả lương hưu. Trường hợp người lao động đã
nghỉ việc thì chỉ cần giao 1 bộ cho người lao động;
Chuyên đề tốt nghiệp

14


SV: Hồng Thị Cơng

Lớp: Bảo Hiểm Xã Hội 48


+ Quản lý, lưu trữ 1 bộ hồ sơ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố.
+ Chuyển 1 bộ hồ sơ kèm danh sách theo mẫu số 18-HSB về Bảo hiểm xã hội
Việt Nam để quản lý và lưu trữ.
- Quy trình giải quyết chế độ hưu trí.
A. Trách nhiệm của người lao động:
+Người lao động bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi đủ điều kiện
hưởng chế độ hưu trí hoặc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần: Lập đủ hồ sơ theo
quy định tại các điểm a, b, c, khoản 2 điều 16; các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 17
cùng đơn đề nghị hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại khoản 2 Điều 17 quy định
này, nộp cho Bảo hiểm xã hội huyện nơi cư trú và nhận lại hồ sơ đã được giải quyết
từ Bảo hiểm xã hội huyện
+Người chấp hành xong hình phạt tù hoặc người xuất cảnh trở về nước định
cư hợp pháp hoặc người được toà án tuyên bố mất tích trở về:
a- Người được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng
chế độ hưu trí hoặc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần: Lập đủ hồ sơ theo quy
định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 19 quy định này, nộp cho Bảo hiểm xã hội
huyện nơi cư trú và nhận lại hồ sơ đã được giải quyết từ Bảo hiểm xã hội huyện.
b- Hưởng tiếp chế độ hưu trí, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng: Lập đủ hồ
sơ theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 19 quy định này, nộp cho Bảo
hiểm xã hội huyện nơi cư trú và nhận lại hồ sơ đã được giải quyết từ Bảo hiểm xã hội
huyện
B. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1- Giới thiệu người lao động đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội ra Hội đồng
Giám định y khoa tỉnh, thành phố hoặc Hội đồng Giám định y khoa ngành theo quy
định để giám định mức suy giảm khả năng lao động hưởng chế độ hưu trí hoặc giám
định mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp lần
đầu.
2- Lập đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 12; khoản
1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 13; khoản 1 Điều 15; các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều

16 và các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 17; điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 18
quy định này (không bao gồm bản điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để
tính hưởng bảo hiểm xã hội; quyết định hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng, tiền tuất
một lần của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố hoặc Bảo hiểm xã hội Bộ
Quốc phịng, Bảo hiểm xã hội Bộ Cơng an, Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ),
Chuyên đề tốt nghiệp

15


SV: Hồng Thị Cơng

Lớp: Bảo Hiểm Xã Hội 48

chuyển đến Bảo hiểm xã hội huyện đối với người sử dụng lao động do Bảo hiểm xã
hội huyện quản lý và thu bảo hiểm xã hội; đối với người sử dụng lao động do Bảo
hiểm xã hội tỉnh, thành phố quản lý và thu bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao
động nộp hồ sơ cho Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố.
3. Nhận lại hồ sơ đã giải quyết từ Bảo hiểm xã hội huyện hoặc Bảo hiểm xã hội
tỉnh, thành phố để giao cho người lao động hoặc thân nhân người lao động.
C. Trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
1- Bảo hiểm xã hội huyện: Tiếp nhận hồ sơ từ người lao động hoặc thân nhân
người lao động hoặc từ người sử dụng lao động theo trách nhiệm quy định tại Điều
22 và khoản 2 Điều 23 quy định này; kiểm tra, đối chiếu về hồ sơ, nếu đủ và đúng
theo quy định thì chuyển Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố giải quyết; nhận hồ sơ đã
giải quyết từ Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố để trả cho người lao động hoặc thân
nhân người lao động hoặc người sử dụng lao động.
2- Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố:
a- Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội: Chế độ hưu
trí, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần; trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ

cấp tử tuất theo khoản 2 Điều 23 quy định này và hồ sơ do Bảo hiểm xã hội huyện
chuyển đến; tiếp nhận đơn và lập hồ sơ di chuyển hưởng lương hưu, trợ bảo hiểm xã hội
hàng tháng đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 20 Mục 1 Chương này.
b- Căn cứ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đang làm việc, người lao
động đã nghỉ việc lập bản điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng
bảo hiểm xã hội (mẫu số 06-HSB); lập đầy đủ nội dung bản quá trình đóng bảo hiểm
xã hội theo sổ bảo hiểm xã hội đối với từng loại chế độ (mẫu số 04A-HSB, 04BHSB, 04C-HSB, 04D-HSB, 04E-HSB và mẫu số 04G-HSB).
c- Tính mức hưởng bảo hiểm xã hội theo đúng chế độ quy định (hàng tháng
hoặc trợ cấp một lần); quyết định hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp bảo hiểm xã hội một
lần, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tử tuất; lập giấy chứng nhận
hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất, cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy
định đối với người lao động hưởng trợ cấp hàng tháng; lập giấy giới thiệu trả lương
hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và lập hồ sơ di chuyển hưởng lương hưu, trợ cấp bảo
hiểm xã hội đối với người lao động chuyển tỉnh, thành phố khác quy định tại khoản 1
Điều 20 Mục 1 Chương này.
d- Hàng tháng lập danh sách giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo
từng loại chế độ (mẫu số 19A-HSB đến mẫu số 19K-HSB đính kèm) để quản lý, lưu
Chuyên đề tốt nghiệp

16


SV: Hồng Thị Cơng

Lớp: Bảo Hiểm Xã Hội 48

trữ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố; lập báo cáo tổng hợp giải quyết hưởng chế độ
bảo hiểm xã hội (mẫu số 20-HSB đính kèm), gửi một bản về Bảo hiểm xã hội Việt nam
và lập danh sách giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần theo mẫu số 21AHSB, mẫu số 21B-HSB để chi trả trợ cấp.
đ- Hàng quý lập báo cáo thống kê đối tượng giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội

theo từng loại chế độ (mẫu số 22A-HSB đến mẫu số 22N-HSB đính kèm), gửi một
bản về Bảo hiểm xã hội Việt nam.
e- Xác nhận trong sổ bảo hiểm xã hội nội dung được hưởng chế độ hưu trí, trợ
cấp bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ tử
tuất đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc bảo lưu thời gian đóng
bảo hiểm xã hội.
g- Giới thiệu ra Hội đồng Giám định y khoa tỉnh, thành phố để giám định khả
năng lao động đối với trường hợp bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hưởng chế
độ hưu trí, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần; giám định thương tật, bệnh nghề nghiệp
tái phát hoặc giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp và giới thiệu thân nhân ra Hội đồng Giám định y khoa trong
thời hạn 2 tháng kể từ ngày người lao động chết để xét hưởng chế độ tử tuất hàng
tháng đối với trường hợp con đủ 15 tuổi trở lên, vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ
vợ hoặc cha mẹ chồng hoặc người khác mà người chết khi cịn sống có trách nhiệm
ni dưỡng chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ bị suy giảm khả năng lao
động.
h- Thời hạn giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội:
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp
hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và
chế độ tử tuất.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với người
hưởng chế độ hưu trí.
i- Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị di chuyển hưởng
lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với đối tượng quy định tại khoản
2 Điều 20 Mục 1 Chương này.
D. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an,
Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ:

Chuyên đề tốt nghiệp


17


SV: Hồng Thị Cơng

Lớp: Bảo Hiểm Xã Hội 48

1- Căn cứ hồ sơ và thời hạn giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội tại quy định này
để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng quy
định tại Điều 2 và khoản 12 Điều 50 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP.
2- Quy định quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội cho phù
hợp với quy định về quản lý lao động thuộc bộ, ngành mình.
3- Hàng quý lập báo cáo theo mẫu số 02-HSB, gửi 01 bản về Bảo hiểm xã hội
Việt Nam
4- Thực hiện các trách nhiệm như quy định tại khoản 2 Điều 24 nêu trên (trừ
các điểm g và điểm i).
5- Giới thiệu ra Hội đồng Giám định y khoa Bộ, ngành hoặc Hội đồng Giám
định y khoa tỉnh, thành phố để:
a. Giám định khả năng lao động đối với trường hợp giám định thương tật,
bệnh nghề nghiệp tái phát hoặc giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động
do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà trước đó đã được Bảo hiểm xã hội Bộ
Quốc phịng hoặc Bảo hiểm xã hội Bộ Cơng an hoặc Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu
Chính phủ giải quyết hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần và
người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng do Bảo hiểm xã
hội Bộ Quốc phòng hoặc Bảo hiểm xã hội Bộ Cơng an hoặc Bảo hiểm xã hội Ban Cơ
yếu Chính phủ đangquản lý chi trả trợ cấp;
b. Giám định khả năng lao động đối với trường hợp thân nhân người lao động
thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 và khoản 12 Điều 50 Nghị định số 68/2007/NĐCP chết, để xét hưởng chế độ tử tuất hàng tháng đối với trường hợp con đủ 15 tuổi
trở lên, vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng hoặc người khác
mà người chết khi cịn sống có trách nhiệm nuôi dưỡng chưa đủ 60 tuổi đối với nam,

55 tuổi đối với nữ bị suy giảm khả năng lao động.
6- Giới thiệu người đã giải quyết hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp bảo hiểm xã
hội hàng tháng về Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi cư trú.
7- Quản lý, lưu trữ 1 bộ hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và chuyển 1
bộ hồ sơ hưu trí; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất hàng tháng kèm danh
sách theo mẫu số 18-HSB về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để quản lý và lưu trữ.

Chuyên đề tốt nghiệp

18


SV: Hồng Thị Cơng

Lớp: Bảo Hiểm Xã Hội 48

CHƯƠNG II
CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ Ở VIỆT NAM
2.1. Chính sách BHXH và chế độ hưu trí ở Việt Nam
2.1.1. Chính sách BHXH
Bảo hiểm xã hội là một chính sách trong hệ thống an sinh xã hội, nó là sự cần
thiết khách quan của bất kỳ quốc gia nào. Đối với Việt Nam, chính sách bảo hiểm xã
hội đã được Đảng ta hoạch định từ lâu, nhưng việc triển khai còn muộn. Khi bước
vào xây dựng nền kinh tế thị trường hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực nhiều
vấn đề nảy sinh và cần sự hoạch định chính sách. Trong những vấn đề đó là chính
sách xã hội, cụ thể là Bảo hiểm xã hội. Trong những năm qua, chính sách bảo hiểm
xã hội đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với điều kiện của nước ta mà nổi bật nhất là
Luật Bảo hiểm xã hội đã được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt nam
khóa XI, ký họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006 đã tạo ra một cơ sở
pháp lý vững chắc. Với sự cố gắng nỗ lực của toàn ngành Bảo hiểm xã hội đã đạt một

số thành tựu nổi bật song cũng không thể tránh được những tồn tại. Chúng ta phải
biết nhìn thẳng vào những tồn tại mà khắc phục, không được né tránh hay giải quyết
một cách qua loa, đại khái. Làm sao cho chính sách Bảo hiểm xã hội thể hiện là công
cụ bảo vệ hữu hiệu nhất đối vói người lao động. Đồng thời cũng thể hiện tính ưu việt
của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Một xã hội của dân do dân và vì dân.
Phân phối trong BHXH là phân phối không đều, nghĩa là không phải ai tham
gia BHXH cũng được phân phối với số tiền giống nhau. Phân phối trong BHXH vừa
mang tính bồi hồn vừa khơng mang tính bồi hồn. Những biến cố tất nhiên đối với
con người như thai sản đối với lao động nữ, tuổi già và chết, BHXH phân phối mang
tính bồi hồn, v́à người lao động đóng BHXH chắc chắn được hưởng các khoản trợ
cấp đó. trợ cấp do những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc
làm, những rủi ro xảy ra trái với mong muốn của con người như ốm đau, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, là sự phân phối mang tính khơng bồi hồn; có nghĩa là chỉ
khi nào người lao động gặp phải tổn thất do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp… th́ ì mới được hưởng khoản trợ cấp đó.
BHXH hoạt động theo nguyên tắc cộng đồng, lấy số đông bù cho số ít, dùng
số tiền đóng góp nhỏ của nhiều người tham gia BHXH để bù đắp, cho một số ít người
với số tiền lớn hơn so với số đóng góp của từng người, khi họ gặp phải những rủi ro.

Chuyên đề tốt nghiệp

19


SV: Hồng Thị Cơng

Lớp: Bảo Hiểm Xã Hội 48

Hoạt động BHXH là một loại hoạt động dịch vụ công, mang tính cộng đồng, tính xă
hội rất cao, lấy hiệu quả xă hội làm mục tiêu hoạt động.

Luật BHXH được thông qua vào năm 2006 và có hiệu lực từ 1/1/2007 (với 5
chế độ cơ bản: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử
tuất), đặc biệt, với sự ra đời của BHXH tự nguyện (với 2 chế độ cơ bản là tử tuất và
hưu trí) đã đa dạng hóa các hình thức bảo hiểm, qua đó tạo cơ hội để người lao động,
đặc biệt là lao động trong khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm.
Với chủ trương đổi mới nền kinh tế Nhà nước từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ năm 1995
đến nay chính sách BHXH cũng được xem xét sao cho phù hợp với hoàn cảnh mới,
phù hợp với những quy định, nguyên tắc của BHXH thế giới và nhất là các nước
trong khu vực:
- Mở rộng thêm đối tượng tham gia BHXH, khơng chỉ bó hẹp trong khu vực
Nhà nước mà người lao động trong các thành phần kinh tế khác cũng được quyền
tham gia BHXH.
- Quản lý quỹ BHXH độc lập, tách khỏi NSNN và hạch tốn riêng theo quy
định của pháp luật.
Cơng tác tuyên truyền, phố biến chế độ, chính sách pháp luật về BHXH đã
được đẩy mạnh trong một chương trình phối hộp đồng bộ của các cơ quan, tổ chức từ
Trung ương tới địa phương với nhiều hình thức khác nhau, bước đầu tạo ra sự chuyển
biến nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động
Vì vậy, số đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng cao, chỉ tính riêng trong
năm 2009 đã có 9,1 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, tăng 6.6% (tương ứng
561.573 người) so với năm 2008 và bảo hiểm tự nguyện tăng 28.559 người, tăng gấp
5 lần so với năm 2008. Năm 2009 cũng là năm đầu tiên chế độ BHTN được ban hành
với số người tham gia là 5,411,886.
Số thu trong năm 2009, đạt 39,872 tỷ đồng (trong đó thu từ BHXH bắt buộc là
37,011.3 tỷ đồng, có 65.6 tỷ đồng thu BHXH tự nguyện; 2,795.0 tỷ đồng thu từ bảo
hiểm thất nghiệp), tăng 29.4% tương ứng 9051 tỷ đồng so với năm 2008. Điều này
cho thấy BHXH Việt Nam đã có những khởi sắc sau khi luật BHXH có hiệu lực. Có
được kết quả trên là do số lượng người tham gia BHXH trong năm 2009 đã tăng lên

khá nhiều so với những năm trước đó, đồng thời có sự điều chỉnh của nhà nước về

Chuyên đề tốt nghiệp

20


SV: Hồng Thị Cơng

Lớp: Bảo Hiểm Xã Hội 48

mức lương cơ bản tăng từ 540.000 đồng/người/tháng lên 650.000 đồng/người/tháng
năm2009.
Công tác thu BHXH đã có nhiền chuyển biến tốt, số nợ, chậm đóng có xu
hướng giảm năm 2008 số tiền nợ đọng của BHXH bắt buộc là. 2,286.2 còn sang năm
sau năm 2009 thì số nợ này đã giảm 0,1925 tỷ đồng tức là còn 2,093.7 tỷ đồng. Việc
chi trả các chế độ BHXH cho người lao động kịp thời, đầy đủ với các thủ tục được
quy định rõ ràng và đơn giản hơn. Công tác giải quyết chế độ BHXH cho người lao
động đã nhanh chóng, kịp thời và đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH; tình
trạng vi phạm pháp luật về BHXH tại các doanh nghiệp cũng đã giảm dần và đặc biệt
một số địa phương đã có nhiều mơ hình, cách làm sáng kiến như BHXH TP. Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Hà Nội … đã áp dụng Luật BHXH và kiện toàn hồ sơ và đưa ra các
vụ kiện các doanh nghiệp vi phạm, trốn tránh và nợ đóng BHXH của người lao động và thu
về được hàng tỷ đồng cho người lao động và Nhà nước.
Bên cạnh đó Các chính sách BHXH cịn những tồn tại cơ bản như sau:
Về BHXH bắt buộc:
- Mức độ bao phủ thấp, mới bao phủ được khoảng 70% trong tổng số gần 13
triệu đối tượng buộc phải tham gia. Đối tượng tham gia BHXH chủ yếu là lao động làm
việc trong khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ tham gia
BHXH của người lao động trong khu vực doanh nghiệp tư nhân còn thấp.Theo qui định

của Luật Bảo hiểm xã hội, các đối tượng bắt buộc tham gia bao gồm toàn bộ những
người làm công ăn lương, không phân biệt thành phần kinh tế và sở hữu
- Các vấn đề liên quan đến thiết kế các quy định nhằm đảm bảo được tính bền
vững của hệ thống BHXH bắt buộc cịn nhiều bất cập: Mức tiền lương sử dụng để
đóng thấp. Một số nghiên cứu cho rằng mức tiền lương dùng để đóng BHXH chỉ
bằng 30% so với mức tiền lương thực tế của người lao động, mức hưởng theo tỷ lệ
của mức đóng thì q cao (tối đa 75% so với mức đóng). Tuy nhiên, do mức tiền
lương làm căn cứ để đóng thấp, nên mức hưởng cũng thấp.
- Nguy cơ mất cân đối quỹ cao do cơ chế tài chính BHXH dựa trên phương
thức “tọa thu, tọa chi” thực hiện trong điều kiện dân số già hóa nhanh và mức đóng –
mức hưởng khơng quan hệ chặt chẽ.Theo tính tốn của Paulette (2008), quĩ BHXH sẽ
bị âm vào năm 2040, khi tỷ lệ phụ thuộc của quĩ tăng lên trên 5.
- Cơ chế và phương thức đầu tư quỹ BHXH chưa thực sự hiệu quả.
Về BHXH tự nguyện:
- Sau hơn 2 năm thực hiện, đa số các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là
Chuyên đề tốt nghiệp

21


SV: Hồng Thị Cơng

Lớp: Bảo Hiểm Xã Hội 48

những người đã từng tham gia bảo hiểm bắt buộc nhằm mục tiêu đáp ứng điều kiện
tối thiểu có 20 năm tham gia BHXH, số lao động trong khu vực phi chính thức, đặc
biệt là nông dân nông thôn, lao động trẻ tham gia chưa nhiều do nhận thức về sự cần
thiết tham gia BHXH tự nguyện không cao và công tác tun truyền thơng tin cịn
yếu.
- Thiết kế mức đóng, hưởng và điều kiện hưởng chưa linh hoạt, chưa phù hợp

với điều kiện về thu nhập thấp và không ổn định của người lao động. Một bộ phận
lớn người lao động (nam từ 45, nữ từ 40 tuổi trở lên) khó có cơ hội hưởng lương hưu
khi đến tuổi về hưu do yêu cầu phải đóng đủ 20 năm để hưởng hưu trí.Theo qui định của
luật lao động hiện hành, tuổi về hưu của nữ là 55 và nam là 60.
- Sự khác biệt về các chế độ và điều kiện được hưởng của hai quỹ BHXH bắt
buộc và tự nguyện gây khó khăn cho việc tính tốn chi trả chế độ cho lao động khi
dịch chuyển giữa 2 khu vực. Thí dụ, mức lương hưu của đối tượng tham gia BHXH
bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu chung, trong khi mức hưởng hưu trí của
BHXH tự ngun khơng khống chế mức thấp nhât.
- Thiếu cơ chế để thu hút và hỗ trợ người lao động khu vực phi chính thức, đặc biệt là
người lao động nghèo, đủ điều kiện người không về tuổi… tham gia hệ thống.
Về hệ thống quản lý BHXH:
- Cơ sở hạ tầng của hệ thống quản lý BHXH vẫn còn yếu, mạng lưới các dịch vụ
thu và chi BHXH cũng như đội ngũ cán bộ quản lý và thực hiện các nghiệp vụ BHXH.
- Công tác theo dõi giám sát đối tượng tham gia cịn gặp nhiều khó khăn. Đặc
biệt, hệ thống BHXH sẽ gặp nhiều khó khăn khi số lượng đối tượng được dự báo là
sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.
Bảng 1 : Thu BHXH ( tính đến 31/12 hằng năm)
Số người đóng BHXH
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009

Số người
(người)
5,819,983

6,189,962
6,746,553
8,172,502
8,545,577
14,547,959

Chuyên đề tốt nghiệp

Số tiền đóng BHXH

Tăng
Tổng số (tỷ
(người)
đồng)
208,113
10,888
369,979
14,491
556,591
18,761
1,425,949
23,826
373,075
30,821
6,002,382
39,872
(Nguồn BHXH Việt Nam)

Tăng (%)
37.1

33.09
29.47
27
29.36
29.36

22


SV: Hồng Thị Cơng

Lớp: Bảo Hiểm Xã Hội 48

Nhìn bảng trên ta có thể nhận thấy được sau 3 năm thực hiện luật BHXH thì
số người trong 2 năm 2007 và 2008 đã tăng lên một cách rõ rệt so với những năm
trước đó. Sang đến năm 2009 thì số người tham gia BHXH tăng gần gấp đôi tăng70%
tương úng tăng 6 triệu người bởi lẽ năm 2009 là năm bắt đầu triển khai BHTN nên tỉ
lệ người tham gia tăng lên nhanh chóng. Cũng theo đó mà số tiền thu được từ những
đối tượng này cũng tăng cao so với trước, điều này cũng một phần là do Nhà nước
đã điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng lên theo từng năm. Cụ thể năm 2001 và 2002
mức lương này là 210 nghìn đồng/người/tháng; năm 2003, 2004 là 290 nghìn
đồng/người/tháng; tháng 10/2005 là 350 nghìn đồng/người/tháng; tháng 10/2006 đến
hết 2007 là 450 nghìn đồng/người/tháng và từ 1/1/2008 là 540 nghìn
đồng/người/tháng đến năm 2009 thì mức lương là 650. nghìn đồng/người/tháng .
Theo các Nghị định vừa được Chính phủ ban hành, từ 1/5 mức lương tối thiểu chung
sẽ là 730.000 đồng/tháng, trong khi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp
hàng tháng cũng sẽ được tăng thêm 12,3%. Song mức tăng này chủ yếu vẫn là do luật
BHXH đã mở rộng tham gia BHXH với khá nhiều đối tượng khác nhau.
Công tác thu BHXH được coi là vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự
tồn tại và phát triển của quỹ BHXH nói riêng và cả sự nghiệp BHXH nói chung. Vì

vậy, việc quản lý thu BHXH giữ vai trị quyết định đến sự thành cơng của quá trình
hình thành quỹ BHXH, và sức mạnh của quỹ BHXH để đảm bảo cho việc chi trả cho
các chế độ trợ cấp.
Cơ quan BHXH Việt Nam tập trung xây dựng văn bản hướng dẫn nghiệp vụ
thu, cấp sổ BHXH theo hướng cải cách thủ tục hành chính, đơn giản và cụ thể hố
trình tự, thủ tục tham gia nhưng vẫn đảm bảo được tính pháp lý và yêu cầu quản lý
qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động không
phải lúng túng khi tham gia BHXH. Để BHXH các cấp có thời gian và nhân lực tăng
cường cơng tác kiểm tra, giám sát thu – nộp BHXH đối với các đơn vị sử dụng lao
động thì cơ quan BHXH Việt Nam đã triển khai đưa CNTT ứng dụng vào công tác
quản lý thu BHXH, từng bước hiện đại hóa cơng tác thu bằng CNTT. Hiện tại hình
thức thu nộp chủ yếu là chuyển khoản qua ngân hàng, nên BHXH sẽ mở các tài
khoản chuyên thu tại các ngân hàng và kho bạc. Chính vì vậy về cơ bản BHXH sẽ
khơng thu nộp bằng tiền mặt, ngân phiếu hay hiện vật, nếu người sử dụng lao động
nộp bằng tiền mặt hoặc ngân phiếu thì cơ quan BHXH có hướng dẫn cụ thể để người
sử dụng lao động nộp trực tiếp vào tài khoản chuyên thu BHXH. Định kì hàng tháng
người sử dụng lao động sau khi trả lương cho người lao động sẽ nộp tiền BHXH
Chuyên đề tốt nghiệp

23


SV: Hồng Thị Cơng

Lớp: Bảo Hiểm Xã Hội 48

bằng cách chuyển tiền từ tài khoản của họ ở một ngân hàng hay kho bạc sang tài
khoản chuyên thu BHXH
Đối với BHXH địa phương, phối hợp tốt với các sở, ban, ngành chức năng;
với chính quyền các cấp khai thác tối đa số người trong diện phải tham gia BHXH

theo quy định tránh tình trạng khai man số lao động đóng ít hơn số phải đóng. Đồng
thời thường xuyên cử cán bộ trực tiếp xuống từng đơn vị sử dụng lao động để kiểm
tra, đôn đốc việc thu nộp BHXH, cùng đơn vị giải quyết kịp thời những khó khăn,
vướng mắc và tích cực trong việc truy thu tiền đóng BHXH do để ngoài danh sách
đối tượng phải tham gia, tiền chậm đóng, nợ đọng BHXH kéo dài.
Để đảm bảo thu đúng thời hạn BHXH Việt Nam có quy định kể từ ngày hạn
nộp trong vòng 30 ngày người tham gia BHXH phải nộp BHXH. Khoảng thời gian
30 ngày này là khoảng thời gian ân hạn, nếu quá thời gian ân hạn mà chưa chuyển
tiền thì được coi là vi phạm pháp luật BHXH và sẽ bị xử phạt. Những trường hợp vi
phạm như: Nợ gối đầu, nợ chậm đóng và nợ đọng đều sẽ bị xử lý theo luật định. Hai
hình thức được áp dụng chủ yếu trong trường hợp này là truy thu và xử phạt. Truy
thu đảm bảo cho luật BHXH được tuân thủ, xử phạt được BHXH thực hiện và xác
định theo tỉ lệ % so với tiền đóng BHXH hàng tháng dựa trên cơ sở tích luỹ. Ngồi
ra thì BHXH Việt Nam cịn có một số biện pháp nhằm thúc đẩy, đôn đốc nguời tham
gia BHXH thực hiện nghĩa vụ của mình:
- Thường xuyên nhắc nhở bằng văn bản trong thời gian ân hạn.
- Cử người xuống tận địa bàn, đơn vị sử dụng lao động để trực tiếp đơn đốc
nhắc nhở.
- Sẽ có hình thức xử lý nghiêm khắc hơn theo luật định đối với những đơn vị
cố tình nộp chậm hoặc trì hỗn, gây nợ đọng phát sinh làm ảnh hưởng đến việc quản
lý.
- Cá biệt có trường hợp phải khởi kiện ra tịa án dân sự để đòi nợ (như trường
hợp BHXH Thành phố Hồ Chí Minh, BHXH Thái Bình đã làm thời gian gần đây).
Nhìn chung các chế tài xử phạt của Việt Nam hiện nay chưa thực sự nghiêm
khắc, mới chỉ mang tính hành chính chưa đủ để răn đe hành vi vi phạm trên. Hiện
nay số lượng các doanh nghiệp tư nhân tăng mạnh nhưng quy mô nhỏ và hoạt động
thiếu ổn định. Doanh nghiệp được thành lập từ nhiều hộ cá thể và hoạt động trên mối
quan hệ gia đình khơng ký hợp đồng lao động, khơng đăng ký sử dụng lao
động;ngồi ra thì tình trạng mượn tên, th trụ sở tạm thời để đứng tên thành lập
công ty ngày càng trở nên phổ biến,nhiều doanh nghiệp ma được thành lập .. nên

Chuyên đề tốt nghiệp

24


SV: Hồng Thị Cơng

Lớp: Bảo Hiểm Xã Hội 48

nhiều đơn vị trốn tránh thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH bằng nhiều hình thức khác
nhau như: Khai giảm số lượng lao động hay khai giảm mức lương của người lao
động, làm hợp đồng ảo dưới 3 tháng... Doanh nghiệp đông, lực lượng lao động lớn
nhưng nhiều doanh nghiệp thành lập, giải thể, chuyển đi, cơ quan quản lý khơng
kiểm sốt được, lao động thực tế luôn biến động, nhất là ở các ngành dệt may, da
giày, không được ký kết hợp đồng lao động, khó nắm bắt kịp thời...Tất cả những điều
bất cập trên đã khiến cho tình trạng nợ đọng kéo dài ở một số địa phương, một số
đơn vị sử dụng lao động.
Cụ thể trong năm 2008, số tiền BHXH bắt buộc nợ đọng là 2,286.2tỷ đồng và
năm 2009 con số này là 2,149.1tỷ đồng. Trong tổng số tiền nợ đọng này thì tỷ lệ nợ
đọng của các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là cao nhất chiếm 40,5% tiếp theo là
Doanh nghiệp có vốn nước ngồi chiếm 32% năm 2008 cịn năm 2009 thì tỷ lệ này
lần lượt là 43% và 33%. Điều này cũng đã tác động không ít đến nguồn thu của
BHXH.
Chính vì vậy, cơ quan BHXH đã tăng mức thu một cách phù hợp qua từng
năm điều này làm cho khả năng chi trả cho các chế độ từ nguồn quỹ BHXH vững
mạnh hơn giảm bớt đi phần nào gánh nặng của NSNN đặc biệt là chi trả lương hưu
cho người về hưu. Ngồi ra thì quỹ BHXH càng mạnh thì nguồn quỹ nhàn rỗi càng
lớn để đầu tư, cung cấp cho nền kinh tế một lượng vốn khơng nhỏ để phát triển. Qua
đó làm cho quỹ BHXH ngày càng phát triển và đóng góp vào sự phát triển của tồn
xã hội

Cơng tác cấp sổ BHXH cho người lao động đã được tổ chức kịp thời, việc ghi
và xác nhận trên sổ BHXH đảm bảo chặt chẽ và chính xác. Cơ quan BHXH đã
nghiên cứu việc cấp sổ theo hướng đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động
và người sử dụng lao động khi đăng ký tham gia BHXH. Tuy nhiên, việc cấp sổ
BHXH cho người lao động tại BHXH một số tỉnh, thành phố cịn chậm, do có sự biến
động nhiều về lực lượng lao động trong các khu công nghiệp lớn, đã ảnh hưởng tới
việc giải quyết chế độ chính sách cho người lao động bằng sổ BHXH, một số trường
hợp do hồ sơ khơng đầy đủ nên chưa có căn cứ để cấp sổ BHXH.
Việc quản lý và sử dụng quỹ đã theo đúng phát luật, không để xảy ra tình
trạng thất thốt và sử dụng khơng đúng mục đích đồng thời thực hiện tốt công tác chi
trả chế độ BHXH, tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo an toàn cho việc chi trả cho
các đối tượng hưởng chế độ. Ngoài ra việc đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH cũng đảm
bảo được nguyên tắc an toàn và hiệu quả.
Chuyên đề tốt nghiệp

25


×