1
I. Tên đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT HOẠT ĐỘNG
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 7
II. Đặt vấn đề
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL) là một hoạt động nhằm tạo
hứng thú cho học sinh ,là kết quả của sự tổng hợp việc giảng dạy và xử lý tình
huống sư phạm của giáo viên. Nhưng để có được kết quả đó thì mỗi chúng ta Những người giáo viên chủ nhiệm phải có một thời gian dài nghiên cứu, tìm hiểu,
thử nghiệm, đặc biệt là phải yêu nghề, mến trẻ, luôn coi trọng phương châm
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Để thực hiện tốt tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp đòi hỏi người thầy lẫn người
trò phải am hiểu và nắm kỹ các kiến thức liên quan đến văn hóa - xã hội - lịch sử.
Ở đó người thầy giỏi không chỉ truyền thụ những kiến thức hiện đại, chuẩn mực
mà còn phải biết hun đúc những khát vọng chính đáng, đồng thời khơi dậy được
tiềm năng sẵn có của học sinh, làm cho học sinh biết cách học, có năng lực tư duy,
năng động và tự tin, có ý thức phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, biết quan tâm đến
cộng đồng, sẵn sàng cống hiến cho Tổ Quốc.
Tuy nhiên, với đối tượng học sinh ở vùng nông thôn thì việc thực hiện một
tiết HĐNGLL hiệu quả rất khó khăn. Đa số các em còn chậm trong tư duy và sáng
tạo, chưa thật sự tự tin khi đứng trước một tập thể.
Vậy làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh thực hiện tốt tiết HĐNGLL?
Có lẽ đây là câu hỏi được đặt ra cho tất cả giáo viên chủ nhiệm. Chính vì lý do
này tôi chọn đề tài “Một số biện phápNâng cao chất lượng tiết HĐNGLL 7” .
III. Cơ sở lý luận:
HĐNGLL là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục trong trường
THCS. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên
lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận
thức và hành động.
HĐNGLL là hoạt động quan trọng đối với sự phát triển tâm lực, trí lực, thể
lực và các năng lực khác trong quá trình hoàn thiện nhân cách của học sinh, giúp
học sinh tích lũy thêm kinh nghiệm giao tiếp và hoạt động tập thể, có ý thức tham
gia hoạt động, hoàn thành nhiệm vụ được giao, từ đó mà nâng cao hiểu biết về các
lĩnh vực đời sống xã hội.
Thực tế, việc thực hiện tiết HĐNGLL ở các trường vùng nông thôn chưa
mang lại hiệu quả cao. Học sinh còn thụ động, rụt rè khi tham gia các hoạt động
theo chủ điểm. Qua nhiều năm giảng dạy theo chương trình sách giáo viên môn
HĐNGLL, tôi xin rút ra từ thực tế qua vài kinh nghiệm thực tiễn.
IV. Cơ sở thực tiễn:
HĐNGLL là một môn học đang phải đối mặt với không ít khó khăn, nhằm
góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giờ HĐNGLL. Qua thực tiễn công tác của
2
đơn vị mình - trường THCS Phan Bội Châu, tôi xin trình bày vài kinh nghiệm nhỏ
trong việc “Nâng cao chất lượng HĐNGLL 7”.
Đổi mới chương trình SGK gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học,
giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức hoạt động của mình là chủ yếu. Các em có thể
độc lập suy nghĩ, năng động và sáng tạo, đồng thời bồi dưỡng các em văn hóa bộ
môn, văn hóa đời sóng. Bởi vậy người thầy cần phải giúp các em tự hoạt động để
chiếm lĩnh tri thức đó một cách hệu quả.
Trong tình hình hiện nay, việc say mê tìm tòi và tích cực trong tiết
HĐNGLL rất hi hữu. Đa số các em chưa thật sự say mê, còn thụ động khi giáo
viên chủ nhiệm và Ban cán sự lớp giao việc. Nếu không có biện pháp khắc phục,
tôi e rằng môn HĐNGLL sẽ nhàm chán đối với các em. Bởi vậy, đòi hỏi giáo viên,
nhất là giáo viên chủ nhiệm phải tìm ra biện pháp tốt nhất để hướng dẫn cho học
sinh nhằm nâng cao chất lượng tiết HĐNGLL.
V.Nội dung nghiên cứu
1. Thực trạng ban đầu:
Trường THCS Phan Bội Châu là một trong những trường thuộc vùng khó
khăn của huyện, cơ sở vật chất tương đối đảm bảo nhưng vẫn còn thiếu thốn so
với các trường khác trong huyện. Chất lượng học sinh chưa thật sự cao, ý thức học
tập và rèn luyện của một số em chưa thật sự tốt, phụ huynh ít quan tâm đến việc
học hành của con cái mình, có người còn cho rằng họ cho con đi học là được rồi,
còn việc học hành thế nào là trường lo. Do đó đã gây nhiều khó khăn trong việc giáo
dục và giảng dạy học sinh.
Năm học 2016 - 2017 tôi được giao chủ nhiệm lớp 7/2. Dưới đây là bảng
thống kê thực trạng tình hình lớp 7/2 đầu năm:
TSHS
32
G
8
Chất lượng học tập
K
TB
Yếu
15
5
4
Kém
0
Chất lượng hạnh kiểm
T
K
TB
Yếu
25
6
1
Và kết quả thực hiện chủ điểm của tiết HĐNGLL:
TSHS
Tốt
Khá
Trung bình
SL
TL
SL
TL
SL
TL
32
10
33%
13
43,6%
9
22.4%
Yếu
SL
TL
- Đầu năm học 2016 - 2017, khi tiếp nhận lớp tôi đã tìm hiểu được toàn bộ
tính tình và lực học của từng em qua các giáo viên giảng dạy ở năm trước và qua
học bạ, tôi đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến chất lượng của môn HĐNGLL chưa cao.
- Đa số học sinh còn rụt rè, chưa thật quan tâm đến hoạt động này. Một số
công việc như sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, các bài thơ, bài hát của một hoạt động
3
chủ điểm khi giáo viên chủ nhiệm giao cho các em thực hiện, còn lại một số em
chưa thực hiện và tỏ ra nhút nhát, lười biếng và có cảm giác sợ hoạt động này.
Yêu cầu của các hoạt động trong các chủ điểm HĐNGLL ngày càng cao,
nhiều hoạt động cần sự tích cực năng động của các em nhưng một số em lười
nhác, ít năng nổ, ý thức học tập chưa cao và không có tư duy và sáng tạo, chưa
thật sự tự tin khi trình bày một vấn đề trước tập thể. Bên cạnh đó, một số giáo viên
ở xa nên không thể tiếp cận với học sinh lớp chủ nhiệm nhiều.
- Một lý do khác cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng giờ HĐNGLL đó là
về tài liệu . Học sinh không có sách để tham khảo, mọi việc đều do giáo viên chủ
nhiệm hướng dẫn, các em hoàn toàn bị động.
- Vì những lý do đó mà bản thân tôi cảm thấy rất trăn trở. Có lẽ đây là vấn
đề nan giải trong trường THCS.Vậy làm thế nào để HĐNGLL thật sự được ưa
thích của các em và đóng vai trò là hoạt động không thể thiếu đối với bậc THCS?
Từ sự trăn trở này, tôi tìm ra một giải pháp, tôi đã thử nghiệm trong nhiều năm và
đã đem lại một số kết quả tốt.
2. Giải pháp thực hiện:
a. Đối với giáo viên:
Qua học bạ cũng như việc tìm hiểu tính cách của học sinh năm học 2015 – 2016,
tôi đã nghiên cứu kỹ tình hình học tập cũng như ý thức học tập của từng em. Từ
nguyên nhân và tình trạng trên, tôi nhận thấy rằng vai trò của giáo viên chủ nhiệm
rất quan trọng trong việc giảng dạy bộ môn HĐNGLL, tôi có các giải pháp khắc
phục cụ thể như sau:
* Giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, năng động và đóng vai trò trung tâm
thiết kế các hoạt động, đồng thời cũng là người thật sự năng nổ, có lòng nhiệt
huyết yêu nghề, mến trẻ.
Đúng thế, loại hình hoạt động của bộ môn HĐNGLL rất cần đến sự tươi trẻ
trong tâm hồn và lòng nhiệt tình, tính năng động của các thầy cô giáo. Bởi vậy,
giáo viên chủ nhiệm khi được phân công phụ trách bộ môn này phải được chọn
lọc, phải nắm kĩ và tìm hiểu về kĩ năng cơ bản trong tổ chức các hoạt động. Giáo
viên chủ nhiệm phải vạch kế hoạch thời gian, dự kiến công việc, phân công cụ thể
cho từng cá nhân học sinh. Bên cạnh đó còn hướng dẫn học sinh tự chuẩn bị và
đôn đốc học sinh thực hiện. Đồng thời, có thể huy động sự giúp đỡ của các lực
lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường.
Chính những điều này sẽ giúp học sinh bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực
tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, có tình cảm chân thành, niềm
tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước, có thái độ đúng đắn với các
điều kiện tự nhiên và xã hội.
Ví dụ: Chủ điểm tháng 11 “Tôn sư trọng đạo”
Với hoạt động chủ điểm này, giáo viên chủ nhiệm cần phải chuẩn bị về
phương tiện hoạt động như sau:
4
* Bản tóm tắt ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam.
- Lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
- Vị trí, vai trò của nhà giáo đối với sự phát triển của xã hội.
- Công lao của thầy, cô giáo đối với học sinh.
- Giới thiệu một số nhà giáo Việt Nam tiêu biểu (như Chu Văn An, Nguyễn
Tất Thành, Võ Nguyên Giáp)
- Trách nhiệm học tập, rèn luyện của học sinh để đền đáp công ơn của các
thầy cô giáo.
* Lời chúc mừng của các thầy cô giáo.
- Vài lời ca ngợi vị trí của người giáo viên - kĩ sư tâm hồn trong xã hội,
công ơn, tình cảm của thầy cô giáo dành cho học sinh.
Ví dụ: Kính thưa các thầy cô giáo, thưa các bạn! Ai ai cũng biết dân tộc
Việt Nam ta có truyền thống hiếu học, coi việc học là để làm người. Vì vậy, nghề
dạy học được coi là một trong những nghề cao quý và thầy cô giáo được coi là
“Những kĩ sư tâm hồn” được mọi người quý trọng. Hôm nay, nhân kỉ niệm ngày
nhà giáo Việt Nam, tập thể lớp 7/2 chúng em tổ chức buổi lễ chúc mừng quí thầy
cô giáo nhằm nối tiếp truyền thống, đạo lý ngàn xưa “Tôn sư trọng đạo”. Đó là lý
do của buổi sinh hoạt hôm nay.
- Lời chúc tốt đẹp nhất dành cho thầy cô giáo về sức khỏe, hạnh phúc,
thành công trong sự nghiệp trồng người.
- Lời hứa của học sinh về học tập, rèn luyện, tu dưỡng để đền dáp công ơn,
tình cảm của thầy cô giáo.
* Một số câu hỏi thảo lận như:
- Bạn hiểu như thế nào ý nghĩa câu “Tôn sư trọng đạo”?
- Bạn có đồng ý câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” không?
- Nhân ngày 20/11 bạn hãy nói một dự định mình muốn thực hiện đối với
thầy, cô giáo của mình?
- Bạn hãy cho biết xuất xứ ngày 20/11 và ngày này được kỉ niệm ở Việt
Nam như thế nào?
- Bạn hãy cho biết những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ … nói về thầy cô giáo.
- Bạn hãy kể một kỉ niệm về thầy cô giáo cũ của mình?
- Có một bài thơ đã ví thầy cô giáo như cha mẹ của học sinh ở trường, bạn
có nghĩ như vậy không?
- Bạn hãy đọc một bài thơ nói về thầy, cô giáo?
- Bạn hãy hát một bài hát nói về thầy, cô giáo?
* Phân công công việc cho học sinh.
- Hoa tặng thầy, cô giáo.
- Mỗi tổ ba tiết mục văn nghệ về công ơn, tình cảm thầy trò, phụ trách văn nghệ.
- Sưu tầm bài báo, thơ, bài hát. Mẫu chuyện về thầy cô giáo, về tình cảm
thầy trò.
5
- Mời thầy, cô giáo đến dự và phát biểu.
- Trang trí lớp.
- Điều khiển chương trình.
Sau khi đã chuẩn bị xong về phương tiện hoạt động, giáo viên chủ nhiệm
triển khai cho học sinh nắm để thực hiện, đồng thời giáo viên chủ nhiệm phối hợp
với ban phụ huynh, giáo viên tổng phụ trách và cán bộ lớp bàn về chương trình
buổi lễ.
Như vậy, với sự chuẩn bị kỹ, giáo viên chủ nhiệm đã thiết kế thành công
hoạt động, trò chỉ còn công việc là thi công. Qua hoạt động này, tôi nhận thấy các
em rất sôi nổi, hào hứng, tích cực và được người dự đánh giá cao.
* Thành lập tổ, nhóm chọn trong chi đội, liên đội để tập huấn, từ đó tạo sự
lôi cuốn, hấp dẫn trong học sinh.
Phần lớn các em còn e dè, ít mạnh dạn trong sinh hoạt tập thể. Vì vậy để
khắc phục tình trạng này thì giáo viên chủ nhiệm cần thành lập tổ, nhóm trong chi
đội để tập huấn. Khi các em tham gia hoạt động của chi đội sẽ giúp các em mạnh
dạn hơn, mặc cảm sự thua kém hay tự ti mất đi, dần dần các em bị các hoạt động tập
thể lôi cuốn.
Ví dụ: Văn Phúc, Vân Nga, , Văn Đức,Văn Nghĩa lớp 7/2 đều là học sinh
có lực học từ trung bình khá trở lên nhưng các hoạt động mang tính tập thể các em
lại e dè, không bạo dạn. Biết được nguyên nhân này, tôi đã đưa các em tham gia
vào tập huấn chi đội, liên đội của trường, đồng thời phân công cho các em làm tổ
trưởng và tổ phó. Qua một học kỳ, các em đã xóa bỏ sự e dè và tỏ ra năng động
trước lớp.
* Giáo viên chủ nhiệm cần phải kết hợp với giáo viên tổng phụ trách đội
khi tổ chức các hoạt động.
HĐNGLL là một môn học mà toàn thể hội đồng giáo dục, các tổ chức đoàn
thể trong nhà trường và học sinh có trách nhiệm tham gia theo kế hoạch của nhà
trường. Tuy nhiên, đặc trưng của bộ môn này rất gần với công tác đội. Do đó, giáo
viên chủ nhiệm cần phải kết hợp chặt chẽ giáo viên tổng phụ trách đội. Và giáo
viên tổng phụ trách đội cũng cần phải nghiên cứu nắm vững các chủ điểm giáo
dục trong từng tháng kết hợp với công tác đội, tham mưu, cố vấn với Ban giám
hiệu nhà trường lên kế hoạch hoạt động chủ điểm cho phù hợp. Mặt khác tổng phụ
trách đội cũng cần giúp đỡ các giáo viên chủ nhiệm còn hạn chế về một số
phương pháp, kỹ năng cơ bản khi tổ chức các hoạt động.
Ví dụ: Chủ điểm tháng 2 “Mừng Đảng – Đón xuân”
Trước khi tổ chức hoạt động này, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo
viên tổng phụ trách đội để bàn về thời gian, địa điểm và cách thức tổ chức, giáo
viên tổng phụ trách đội tham mưu cho BGH để lên kế hoạch tổ chức. Sau đó, tôi
đề nghị với tổng phụ trách cho tất cả các lớp của trường họp lại để bàn bạc tổ chức
chung hoạt động này tại sân trường. Khi các hoạt động mang tính chất chung
6
được tổ chức chung như thế này sẽ giúp các giáo viên chủ nhiệm khác sẽ rút kinh
nghiệm, học hỏi lẫn nhau để tổ chức các hoạt động khác có hiệu quả. Thêm vào
đó lôi kéo được sự tham gia sôi nổi của tất cả học sinh. Chất lượng tiết HĐNG
cũng cao hơn.
Sau đây là bản thân thiết kế của giáo viên chủ nhiệm về kế hoạch tổ chức
chủ điểm này.
MỪNG ĐẢNG – MỪNG XUÂN – THI TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG
1- Yêu cầu giáo dục.
Giúp học sinh:
- Nhận thức được ngày thành lập Đảng, các mốc lớn và sự kiện lịch sử
truyền thống vẻ vang của Đảng.
- Biết ơn và tự hào về Đảng, về truyền thống cách mạng của dân tộc do
Đảng lãnh đạo.
- Học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của Đảng.
- Củng cố và khắc sâu công ơn của Đảng đối với quê hương đất nước.
- Rèn luyện óc tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú, rèn luyện kỹ
năng viết, vẽ.
- Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp biết được nhiều bài hát ca ngợi
Đảng, ca ngợi quê hương đất nước.
- Càng thêm tin yêu Đảng, yêu quê hương.
- Phát huy phong cách biểu diễn văn nghệ, tự tin, lạc quan, yêu cuộc sống.
2- Nội dung và hình thức hoạt động.
2.1. Nội dung.
- Lịch sử ngày thành lập Đảng 03/02/1930.
- Các sự kiện lịch sử của Đảng.
- Các bài thơ, bài hát về Đảng.
- Các bài hát, bài thơ, điệu múa, kịch … ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương,
đất nước và mùa xuân.
2.2. Hình thức hoạt động.
Thi tìm hiểu.
Thi viết, vẽ theo đúng chủ đề, giới thiệu những sáng tác của cá nhân của tổ.
Cá nhân, tổ biểu diễn văn nghệ.
3- Chuẩn bị hoạt động.
3.1. Về phương tiện hoạt động.
- Các tư liệu tranh ảnh, câu đố, câu hỏi … liên quan đến chủ đề cuộc thi.
- Đáp án và thang điểm cho các câu hỏi, câu đố.
- Giấy, bút, các sản phẩm viết, vẽ.
3.2. Về tổ chức.
7
Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề cuộc thi cho cả lớp và hướng cho học sinh
sưu tầm, tìm hiểu các trang ảnh, bài thơ, bài hát về Đảng. Giáo viên chủ nhiệm
nêu chủ đề và yêu cầu cuộc thi viết vẽ theo chủ đề.
- Mỗi tổ chuẩn bị tác phẩm dự thi của mình gồm một sáng tác viết thơ hoặc
văn và một sáng tác vẽ kèm theo lời bình.
- Các cá nhân chuẩn bị sáng tác của mình.
- Ban cán sự lớp thống nhất về nội dung, hình thức, yêu cầu của cuộc thi.
- Soạn các câu hỏi, câu đố, trò chơi và các đáp án.
- Phân công các tiết mục văn nghệ.
4- Tiến hành hoạt động.
Hoạt động 1: Thi tìm hiểu về Đảng.
Dẫn chương trình: Mời lớp phó văn thể mỹ bắt bài hát “Mùa xuân về”.
Dẫn chương trình: Kính thưa cô giáo chủ nhiệm, thưa các bạn! Để tìm hiểu
truyền thống vẻ vang của Đảng. Hôm nay các lớp sẽ tổ chức cuộc thi tìm hiểu về
Đảng. Đó là lý do của tiết sinh hoạt hôm nay.
Dẫn chương trình: Đến dự tiết sinh hoạt hôm nay tôi xin trân trọng kính
giới thiệu: Cô giáo chủ nhiệm của các lớp khối 7 (cho tràng pháo tay)
Dẫn chương trình: Sau đây tôi xin giới thiệu một thành viên vô cùng quan
trọng trong cuộc thi hôm nay đó là ban giám khảo (BGK) gồm có các bạn: Huy,
Vũ, Huyền, Đức, Duyên, Trinh xin các bạn cho một tràng vổ tay.
Dẫn chương trình: Xin mời các đội thi vào vị trí, đầu tiên là phần giới thiệu
về mình của các đội.
Dẫn chương trình: Tôi xin công bố cuộc thi bắt đầu.
Câu 1: Bạn hãy cho biết Đảng ta thành lập vào ngày tháng năm nào?
(03/02/1930)
Câu 2: Hãy kể tên một đảng viên ở địa phương bạn hoặc ở trường chúng ta?
Câu 3: Hãy đọc một bài thơ có nội dung về Đảng.
Câu 4: Hãy hát một bài hát có nội dung về Đảng.
Câu 5: Hãy hát một bài hát có câu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh”
Câu 6: Hãy kể tên 2 bài hát ca ngợi về Đảng?
Câu 7: Bạn có suy nghĩ gì về những đảng viên?
Câu 8: Bạn học tập ở đảng viên những đức tính gì?
Nếu các đội dự thi không trả lời được thì dẫn chương trình mời cổ động
viên trả lời. BGK ghi điểm cho mỗi đội, mỗi câu trả lời đúng 20 điểm.
Dẫn chương trình: Mời BGK công bố điểm.
Hoạt động 2: Thi viết, vẽ ca ngợi công ơn của Đảng và vẽ đẹp của quê
hương em.
Hát tập thể bài “Em là mầm non của Đảng”
8
Dẫn chương trình: Kính thưa các thầy cô giáo, thưa các bạn! Để khắc sâu
công ơn của Đảng và ca ngợi Đảng. Tiếp tục chương trình hôm nay là cuộc thi
viết vẽ ca ngợi công ơn của Đảng và vẻ đẹp quê hương.
Dẫn chương trình: Cuộc thi của chúng ta hôm nay là thi trưng bày sản phẩm
sưu tầm, viết, vẽ của các tổ, mỗi sản phẩm phải kèm theo lời bình và mỗi tổ cử
một bạn bình cho tác phẩm của mình.
Dẫn chương trình: Sau đây tôi xin gới thiệu thành phần BGK gồm các bạn:
Huy, Lâm, Khoa, Đức, Uyên, Trinh xin các bạn cho một tràng vổ tay.
Dẫn chương trình: Tôi xin thông qua thang điểm như sau: Hình thức 20
điểm, lời bình 10 điểm; phong cách của người trình bày lời bình 10 điểm.
Dẫn chương trình: Xin mời phần dự thi của các tổ, lần lượt từng tổ lên trình
bày và bình cho tác phẩm của tổ mình.
- Sau khi tổ 1 và tổ 2 trình bày xong, xin mời thầy cô và các bạn thưởng
thức một tiết mục văn nghệ do bạn Kiều Uyên và Lê Ly trình bày.
Dẫn chương trình: Các bạn thân mến! Chúng ta vừa được chứng kiến tác
phẩm dự thi của các tổ thật đẹp và sinh động, lời bình thật hay phải không các
bạn. Bây giờ chúng ta sẽ đến phần quan trọng đó là sự đánh giá của BGK.
BGK: Công bố điểm của mỗi đội.
Hoạt động 3: Biểu diễn văn nghệ mừng Đảng – Mừng xuân.
Hát tập thể “Niềm vui khi em có Đảng”
Dẫn chương trình: Kính thưa cô giáo chủ nhiệm cùng các bạn học sinh thân
mến! Thế là chúng ta đã bước qua năm học mới với nhiều niềm vui, hạnh phúc.
Để bày tỏ lòng biết ơn Đảng và nâng cao tình yêu quê hương, đất nước. Tiếp tục
buổi sinh hoạt hôm nay tôi xin mời thầy cô và các bạn đến với chủ đề “Biểu diễn
văn nghệ mừng Đảng mừng xuân” và đó là một nội dung hấp dẫn nhất trong buổi
sinh hoạt hôm nay. Xin mời các bạn cho một tràng pháo tay!
Dẫn chương tình: Sau đây tôi xin mời bạn Quý Duyên mở màn cho buổi
biểu diễn.
Dẫn chương trình: Xin cho bạn Quý Duyên một tràng pháo tay thật nồng nhiệt.
Dẫn chương trình: Tiếp theo mời các tiết mục văn nghệ tham gia của các tổ.
Mời tổ 2 biểu diễn tiết mục của mình.
Dẫn chương trình: Tiết mục của tổ 2 thật hay phải không các bạn? Chúc
mừng tổ 2 đã hoàn thành xuất sắc phần biểu diễn của mình.
Dẫn chương trình: Tiếp tục xin mời tiết mục của tổ 4.
Dẫn chương trình: Tiếp tục xin mời tiết mục của tổ 1, tổ 3.
Dẫn chương trình: Mời thêm các tiết mục đơn ca, song ca của các bạn trong
lớp để buổi sinh hoạt thêm sôi nổi hơn.
Dẫn chương trình: Cuối cùng là tiết mục của ban hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Dẫn chương trình: Mời cô Kiều Lan trao quà cho các đội thi.
9
Dẫn chương trình: Buổi sinh hoạt đến đây kết thúc, kính mời cô giáo chủ
nhiệm nhận xét.
5- Tổng kết.
Giáo viên chủ nhiệm: Nhận xét, dặn dò chuẩn bị cho hoạt động sau:
Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ mừng ngày thành lập Đoàn.
Với sự chuẩn bị chu đáo của GVCN về việc phân công công việc cho học
sinh như chuẩn bị câu hỏi có đáp án kèm theo, các tư liệu, các bài hát, bài thơ …
Tất cả các em đều say mê tìm tòi và hăng hái tham gia. Tiết HĐNG vì thế mà rất
sôi nổi và được đánh giá rất cao.
b. Đối với học sinh:
* Cần có tài liệu HĐNGLL cho học sinh.
Tài liệu đóng vai trò rất lớn trong công việc nâng cao chất lượng giờ hoạt
động. Bộ Giáo dục và Đào tạo mới chỉ ban hành một cuốn sách duy nhất cho giáo
viên, còn học sinh không có tài liệu nên hoàn toàn bị động khi tiếp thu. Vì thế,
giáo viên mất nhiều thời gian để triển khai hướng dẫn. Vai trò trung tâm của người
học khó được phát huy. Vì vậy để tạo niềm say mê cho học sinh trong tiết học
HĐNGLL thì cần phải có thêm tài liệu để tăng thêm tính chủ động cho các em và
tạo điều kiện cho giáo viên phụ trách .
* Giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả sau
mỗi hoạt động chủ điểm.
Sau mỗi hoạt động chủ điểm, GVCN nên tổ chức rút kinh nghiệm và đánh
giá kết quả học sinh về ý thức kỷ luât, trật tự và tinh thần tham gia hoạt động của
học sinh. Từ đó rút ra nguyên nhân của ưu và khuyết điểm. Điều này có ý nghĩa
giúp thầy - trò rút kinh nghiệm, đồng thời động viên, khích lệ, nhắc nhở học sinh
tham gia các hoạt động sau tốt hơn.
Một điều giáo viên chủ nhiệm cần lưu ý là trong điều kiện thật cần thiết
thường là không đem lại kết quả như mong muốn nên tổ chức rút kinh nghiệm, có
thể tổ chức riêng cho cán bộ lớp, ban tổ chức hoạt động với GVCN với phương
châm là mọi người nói thật cảm nhận của mình, tự thấy sự tham gia của mình tốt
hay chưa tốt? Tại sao? Và tự thấy phát huy và khắc phục cho các hoạt động sau.
Điều mà GVCN nên tránh là không gây không khí nặng nề, căng thẳng, GVCN
cần tìm được ưu điểm của cán bộ tổ chức hoạt động. Động viên và đưa ra giải
pháp để các em khắc phục, tiếp tục phát huy kinh nghiệm của mình thông qua các
hoạt động sau.
VI. Kết quả nghiên cứu
Qua các năm làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy theo chương trình đổi
mới SGK, áp dụng kinh nghiệm của mình theo từng đối tượng học sinh, tôi nhận
thấy sự tiến bộ rõ rệt của các em. Đa số các em đều hăng hái tham gia các phong
trào của lớp, của trường. Tiết HĐNGLL vì thế mà sôi nổi hơn và đã mang lại một
10
số kết quả nhất định. Khi GVCN và BCS lớp giao việc, tất cả các em đều nhiệt
tình tham gia, đôi khi còn biết kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ được
giao phó như sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, thơ … liên quan đến hoạt động chủ điểm.
Học sinh tỏ ra mạnh dạn khi trình bày một vấn đề thảo luận, biểu diễn một
tiết mục văn nghệ hay giao lưu với các đại biểu, giáo viên.
Các hoạt động phong trào cũng sôi nổi, hiệu quả hơn, và vai trò của GVCN
bây giờ chỉ là đại biểu – một thành viên có nhiệm vụ động viên học sinh giúp giải
quyết các tình huống. Nhiều hoạt động chỉ cần GVCN hướng dẫn qua là học sinh
tự thiết kế và thi công.
Học sinh thể hiện được tính chủ động tích cực, có khả năng hoạt động độc
lập, tự đề xuất và giải quyết vấn đề, đồng thời có khả năng có thể kiểm tra đánh
giá kết quả hoạt động của mình.
Dưới đây là kết quả thực hiện chủ điểm của tiết HĐNGLL trong học kỳ 1
của lớp 7/2.
TSHS
36
Tốt
SL
22
TL
72.2%
Khá
SL
10
TL
27.8%
TB
SL
Yếu
TL
SL
TL
TB trở lên
SL
TL
32
100%
VII. Kết luận:
Qua công tác thực nghiệm của mình với các biện pháp nêu trên, tôi đã gặt
hái được một số thành công nhất định. Hầu hết các tiết HĐNGLL được tất cả các
học sinh trong lớp nhiệt tình tham gia với lòng say mê và học hỏi.
VIII. Kiến nghị:
Vấn đề “Nâng cao chất lượng HĐNGLL 7” ở trường THCS Phan Bội Châu
có thể tiến hành nhiều phương pháp, bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú.
Trên đây chỉ là một số biện pháp nhỏ mà bản thân tôi đã thử nghiệm trong quá
trình phụ trách HĐNGLL nhiều năm qua ở trường THCS Phan Bội Châu. Muốn
thực hiện thành công các biện pháp này thì yêu cầu GVCN cần phải lưu ý những
vấn đề sau:
1. Nắm kỹ tình hình của lớp, tâm lí từng học sinh ngay từ đầu năm học
thông qua GVCN hay GVBM cũ từ đó có biện pháp giáo dục từng em.
2. Phân loại học sinh theo từng mức độ, bố trí sơ đồ chỗ ngồi hợp lý, thành
lập các tổ, nhóm học sinh để các em có thể giúp nhau cùng tiến.
3. Tạo không khí vui vẻ trong giờ học, đưa ra nhiều vấn đề gợi mở để
khuyến khích tính chủ động tích cực, óc tư duy, sáng tạo và năng động của các em.
4. Tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời nếu hoạt động đã tổ chức không mang lại
kết quả như mong muốn.
5. Thành lập một Ban cán sự lớp vững mạnh và thực sự năng nổ.
11
6. GVCN cần phải am hiểu các vấn đề lịch sử và các môn học khác để xử lí
tình huống khi cần.
7. Phối hợp chặt chẽ với TPT đội và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường.
Đại Cường, ngày 08 tháng 02 năm 2017
Người viết
Châu Trần Kiều Lan
12
IX. Phần phụ lục .
X. Tài liệu tham khảo :
1. Thư viên violet
2. Sách giáo viên GDNGLL 7
3. Nâng cao chất lượng HĐNGLL – Tác giả : Vũ Phương Lan.
13
XI/ MỤC LỤC:
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
I. Tên đề tài
II.Đặt vấn đề
III. Cơ sở lý luận
IV. Cơ sở thực tiễn
V. Nội dung nghiên cứu
VI.Kết quả nghiên cứu
VII. Kết luận
VIII. Kiến nghị
IX. Phần phụ lục
X. Tài liệu tham khảo
XI . Mục lục
Trang
1
1
1
1-2
2-9
9-10
10
10-11
12
12
13