Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn biện pháp giúp học sinh khối hai hứng thú học môn thể dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.85 KB, 12 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …………………………………………
1. Tên sáng kiến
Biện pháp giúp học sinh khối Hai hứng thú học môn Thể dục.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Giảng dạy môn Thể dục khối Hai.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng nằm trong kho tàng văn hoá
chung của nhân loại, thể dục thể thao là một hiện tượng của đời sống xã hội và
phát triển tuân theo qui luật phát triển của xã hội.
Thể dục thể thao ra đời cùng với xã hội loài người và tồn tại mãi mãi về
sau với ý nghĩa là một trong những điều kiện tất yếu của nền sản xuất xã hội và
nhu cầu cuộc sống bản thân con người. Trong lĩnh vực về phương pháp đào tạo
con người CácMác có nói: “Giáo dục trong tương lai sẽ thống nhất trong lao
động sản xuất với giảng dạy và thể dục, sự thống nhất đó không chỉ là phương
pháp nâng cao lao động sản xuất xã hội mà còn là phương pháp độc nhất để đào
tạo những con người phát triển toàn diện”. Vì vậy thể dục thể thao có vị trí đặc
biệt quan trọng.
Ngày 27/3/1946 chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh dân có cường thì
nước mới thịnh và Người đã ra lời kêu gọi tập luyện thể dục thể thao để phát
triển con người một cách toàn diện đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Người nói:
“Mỗi một người dân khoẻ mạnh thì làm cho cả nước khoẻ mạnh, mỗi một người
dân yếu ớt thì làm cho cả nước yếu ớt và bản thân tôi ngày nào cũng tập luyện
thể dục thể thao”.
Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói
riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là
1



một biện pháp tích cực, tác động nhiều đến sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp
cho học sinh những kiến thức vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh và rèn
luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới.
Đối với học sinh tiểu học, các em còn nhỏ, hệ xương chưa phát triển đầy
đủ, tổ chức sụn chiếm tỷ lệ cao, cột sống yếu. Hệ hô hấp ở độ tuổi này có đường
hô hấp còn hẹp, hệ tuần hoàn hoạt động còn kém (do tim còn nhỏ). Sự tập trung
chú ý chưa bền vững, dễ phân tán, tính hưng phấn cao, trí tưởng tượng phát triển
hơn song còn nghèo nàn, tản mạn, ít có tổ chức, tư duy logic chưa cao. Do đó
làm thế nào để dạy phân môn thể dục trong trường tiểu học thực sự thu hút được
học sinh tập trung chú ý, tích cực tập luyện và tập luyện có hiệu quả, phù hợp
với các em là một vấn đề đòi hỏi cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu.
Ở học sinh tiểu học nói chung và học sinh khối Hai nói riêng, tính vui
tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu ở các em. Vì vậy trong môn thể
dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em
sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện, mà phải
tác động một cách toàn diện, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích tập
luyện. Mặt khác có em có sức khoẻ tốt, có em có sức khoẻ yếu, có em tật bẩm
sinh…
Vậy phải làm thế nào với những em không phải đứng nhìn các bạn tập
luyện mà thèm muốn, buồn tủi. Phải như thế nào? Phải dùng những biện pháp
nào? Một câu hỏi đang đặt ra. Vậy nền tảng giáo dục thể chất đặt ra, với những
phương pháp được sử dụng hợp lý có tác dụng quan trọng đến đối tượng học
sinh, kích thích hay động viên, nhiều phương pháp khác nhau để cho các em có
thể tập luyện nâng cao sức khoẻ, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy.
Từ thực tế giảng dạy và xuất phát từ mục tiêu trên, đáp ứng được yêu cầu
đổi mới nội dung và phương pháp dạy học để tìm ra những biện pháp tối ưu nhất
góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
Xuất phát từ vấn đề trên, tôi quyết định chọn và nghiên cứu sáng kiến:
"Biện pháp giúp học sinh khối Hai hứng thú học môn Thể dục”.


2


3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp
Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là một bộ phận quan trọng
trong toàn bộ sự nghiệp TDTT nói chung. Giáo dục thể chất trong nhà trường
được cụ thể hoá bằng các mục đích cụ thể:
- Thúc đẩy sự phát triển hài hoà của cơ thể đang trưởng thành, phát triển
một cách hợp lý các tố chất thể lực và năng lực hoạt động cơ bản, nâng cao sức
đề kháng của cơ thể, nâng cao khả năng làm việc trí óc và thể lực;
- Trang bị cho học sinh tri thức, kỹ năng, kĩ xảo vận động cần thiết cho
các hoạt động khác nhau trong cuộc sống, rèn luyện nếp sống văn minh, lành
mạnh, phát triển hứng thú, hình thành thói quen tự tập luyện;
- Góp phần tích cực vào việc hình thành thói quen đạo đức, phát triển trí
tuệ, thẩm mĩ, chuẩn bị thể lực cho thanh thiếu niên đi vào cuộc sống lao động và
sản xuất;
- Phát hiện và bồi dưỡng được những hạt nhân năng khiếu.
Trên cơ sở đó chương trình thể dục tiểu học đã đề ra mục tiêu quan trọng
nhất đó là củng cố sức khoẻ và phát triển thể lực cho học sinh.
3.2.2. Nội dung giải pháp
3.2.2.1. Một số biện pháp giúp học sinh khối Hai hứng thú học môn
Thể dục
3.2.2.1.1. Tổ chức tốt các hoạt động học
Mục tiêu đổi mới của môn học là tăng cường hoạt động học tập của học
sinh nhằm tổ chức dạy học theo hướng sáng tạo chính là trọng tâm của việc đổi
mới. Vì vậy, để đưa học sinh trở thành chủ thể nhận thức, chủ động tìm tòi, chủ
động tích cực chiếm lĩnh tri thức mới, giáo viên cần khéo léo tổ chức các hoạt
động dẫn dắt học sinh để giúp các em chiếm lĩnh kiến thức mới theo hướng tích

cực hơn. Người giáo viên cần xác định đúng tầm quan trọng của môn học, ý
nghĩa của môn học để đảm bảo yêu cầu:
3


- Dạy đủ thời gian, đúng quy trình;
- Dạy theo hướng đổi mới;
Khi tổ chức dạy học giáo viên cần chú ý đến nghệ thuật thu hút học sinh,
cần tạo ra động cơ thúc đẩy các em tập luyện như: khen ngợi, tuyên dương.
Mặt khác, kĩ thuật giao việc cho các tổ nhóm hoạt động phải khéo léo,
khối lượng tập luyện đưa ra mà phải đảm bảo tính vừa sức, làm sao để mỗi đối
tượng học sinh đều có thể thực hiện được kĩ thuật động tác một cách cơ bản, học
sinh phải hứng thú, ý thức tập luyện và tự giác tập luyện tích cực.
3.2.2.1.2. Lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với bài học
Như chúng ta đã biết, mỗi bài học người giáo viên không chỉ sử dụng một
phương pháp dạy học mà phải kết hợp nhiều phương pháp. Do đó người giáo
viên phải có sự lựa chọn, kết hợp các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với
bài dạy, với nội dung của từng bài. Bên cạnh đó giáo viên cần phải căn cứ vào
tình hình cụ thể của từng lớp để thay đổi hình thức học tập, tạo hứng thú cho học
sinh, nhằm giúp cho học sinh chiếm lĩnh tri thức mới bằng con đường nhanh
nhất. Do đó, giáo viên cần nắm vững và sử dụng thành thạo các phương pháp
dạy học theo hướng đổi mới.
VD: Khi dạy phần cơ bản bài: Đi kiễng gót, hai tay chống hông. Đi nhanh
chuyển sang chạy. Trò chơi: “Nhảy ô” và “Kết bạn”;
- Giáo viên nhắc lại kĩ thuật cho học sinh nắm bằng cách:
+ Giáo viên làm mẫu kĩ thuật đi kiễng gót, hai tay chống hông;
+ Giáo viên phân tích kĩ thuật đi kiễng gót, hai tay chống hông.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại kĩ thuật và thực hiện lại kĩ thuật: 2-4
học sinh thực hiện cả lớp quan sát, nhận xét, giáo viên nhận xét chung;
- Giáo viên cho học sinh tập đồng loạt theo đội hình 4 hàng ngang (đứng

so le) với các động tác riêng lẻ tại chỗ của kĩ thuật đi kiễng gót hai tay chống
hông, đi nhanh chuyển sang chạy;
- Chia lớp thành từng nhóm tập luyện;
4


- Giáo viên tổ chức thi đua trình diễn hai nội dung đã học của các nhóm,
có đánh giá nhận xét tuyên dương những nhóm thực hiện tốt;
- Cho học sinh cả lớp tập đồng loạt cùng một lúc để củng cố.
Trong nội dung: Trò chơi “Nhảy ô” và “Kết bạn”;
- Giáo viên nêu tên trò chơi, phổ biến lại cách chơi, luật chơi;
- Giáo viên cho học sinh chơi thử và nhận xét học sinh;
- Tổ chức cho học sinh chơi dưới hình thức thi đấu có nhận xét, đánh giá,
thưởng phạt.
3.2.2.1.3. Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học
Để thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động
của học sinh, việc sử dụng đồ dùng dạy học là cực kì quan trọng. Đồ dùng dạy
học quyết định sự thành công của một tiết dạy. Vì vậy trước mỗi tiết dạy người
giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho tiết dạy của mình. Giáo
viên cần sử dụng các thiết bị dạy học như một nguồn cấp kiến thức chứ không
phải minh họa cho bài học, làm đẹp cho giờ học.
Khi sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên cần lưu ý:
- Lựa chọn đồ dùng dạy học cho phù hợp với nội dung bài học;
- Nghiên cứu kĩ và sử dụng thành thạo các loại đồ dùng dạy học;
- Lựa chọn đúng thời điểm để sử dụng phù hợp đồ dùng dạy học;
- Cần huy động tối đa những đồ dùng dạy học mà học sinh có thể chuẩn bị
được để phục vụ cho hoạt động tập thể;
- Các đồ dùng học sinh có thể chuẩn bị không chỉ được sử dụng trong tiết
học mà còn sử dụng cho tập luyện ở nhà, trong những giờ ra chơi, giờ ngoại
khoá;

- Coi đồ dùng như một đồ chơi để học sinh tích cực khám phá và hứng thú
tập luyện.
3.2.2.1.4. Phối hợp dạy môn Thể dục với các môn khác
5


Như chúng ta đã biết, môn thể dục cùng với các môn khác trong nhà
trường có nhiệm vụ quan trọng trong việc hình thành ở người học những nhân
cách sống của con người mới trong thời đại mới. Trong trường tiểu học, các môn
học có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, môn này làm nền tảng để học tốt môn kia. Vì
vậy, môn thể dục tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động giúp học
sinh thư giãn, thoải mái, xen kẽ trong các tiết học văn hóa căng thẳng. Học thể
dục giúp học sinh tăng cường thể lực, tạo điều kiện tốt về sức khoẻ cho học sinh
tham gia các môn học khác.
Thông qua các hoạt động ngoại khóa như Hội khoẻ Phù Đổng cấp trường,
cấp huyện diễn ra hàng năm, các hội thi Nghi thức Đội nhằm củng cố và phát
triển về nội dung đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung, trò chơi vận
động, các môn thể thao...
3.2.2.1.5. Tăng cường bồi dưỡng vốn kiến thức cho giáo viên
Giáo viên cần phải thường xuyên tăng cường học tập, bồi dưỡng vốn hiểu
biết qua sách báo, tạp chí trên truyền hình, internet, học tập đồng nghiệp và mọi
người xung quanh;
Người giáo viên dạy thể dục cần thường xuyên tập luyện, rèn luyện để có
thể thực hiện tốt các kĩ thuật động tác một cách thành thạo;
Thường xuyên thăm lớp, dự giờ, rút kinh nghiệm với các tiết dạy khác;
Tóm lại: Để tăng cường hoạt động học tập của học sinh, thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học môn thể dục, người giáo viên cần phải có sự kết hợp các
biện pháp dạy học, giáo viên cần có sự gắn kết xâu chuỗi nhịp nhàng giữa các
hoạt động của thầy và hoạt động của trò, để định hướng cho học sinh con đường
tự tìm tòi, tự lĩnh hội và tự giác trong tập luyện.

3.2.2.2. Áp dụng trò chơi giúp học sinh học tốt thể dục khối Hai
3.2.2.2.1. Trò chơi khởi động
Trong thực tế học sinh rất thích tham gia vào những trò chơi dân gian và
trò chơi vận động. Các em ít thích học những động tác rèn luyện tư thế cơ bản.
Vậy muốn các em học tốt các động tác rèn luyện tư thế cơ bản thì giáo viên phải
6


thường xuyên nghiên cứu những trò chơi dân gian và những trò chơi vận động
mới để lồng vào trong các tiết học thể dục.
VD: Trò chơi “Con thỏ”
- Mục đích: Nhằm rèn luyện trí nhớ, nhanh nhẹn, khéo léo;
- Cách chơi: Các biểu tượng của trò chơi là ngón tay trỏ của tay phải
tượng trưng cho con thỏ, lòng bàn tay trái tượng trưng cho máng cỏ, cái miệng
tượng trưng cho máng nước, lổ tai tượng trưng cho cái hang;
- Giáo viên nêu tên trò chơi, phổ biến lại cách chơi, luật chơi;
- Giáo viên làm mẫu cho học sinh một lần: con thỏ, con thỏ ngón tay trỏ
nhấp nháy, ăn cỏ chỉ vào lòng bàn tay trái, uống nước chỉ vào miệng, rúc vô
hang chỉ ngón tay trỏ vào lỗ tai. Lúc đầu làm chậm vài lần, sau đó làm nhanh,
học sinh nào làm sai bắt ra làm con cóc nhảy xung quanh vòng tròn, cả lớp hát
vỗ tay bài con cóc;
- Giáo viên cho học sinh chơi thử và nhận xét học sinh;
- Tổ chức cho học sinh chơi thật có nhận xét, đánh giá, thưởng phạt.
3.2.2.2.2. Trò chơi vận động
Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”
- Mục đích: Rèn luyện khả năng định hướng, tập trung chú ý và khéo léo,
nhanh nhẹn;
- Chuẩn bị:
+ Tập hợp học sinh thành vòng tròn, đứng quay mặt vào tâm, em nọ cách
em kia tối thiểu 0,4m;

+ Chọn 2 học sinh tương đối lanh lợi, hoạt bát vào trong vòng đóng vai
“dê” bị lạc và người đi tìm. Dùng khăn bịt mắt hai em này và cho đứng cách
nhau 1,5m.
- Cách chơi: Khi có lệnh, hai em di chuyển trong vòng tròn, em đóng vai
“dê” bị lạc thỉnh thoảng bắt chước tiếng dê kêu “be!!! be!!! be!!!”. Em kia
(người đi tìm) di chuyển về phía đó, tìm cách bắt “dê”. Dê có quyền di chuyển
hoặc chạy khi bị người đi tìm chạm vào và chỉ chịu dừng khi bị giữ lại (bị bắt);
- Trò chơi tiếp tục như vậy trong hai đến ba phút nếu người đi tìm không
bắt được “dê” là bị thua và ngược lại. Trò chơi dừng lại, giáo viên cho đổi vai
hoặc cho đội khác vào thay. Những học sinh ngồi theo vòng tròn có thể mách
bảo, reo hò cho trò chơi thêm sinh động (xem hình 1);
7


- Giáo viên nêu tên trò chơi, phổ biến lại cách chơi, luật chơi;
- Cho học sinh đi thường theo đội hình vòng tròn;
- Chọn học sinh làm dê và người chăn dê;
- Giáo viên cho học sinh chơi thử lần 1;
- Giáo viên nhận xét và nhắc nhở học sinh phạm qui;
- Tổ chức cho học sinh chơi thật có nhận xét, đánh giá.

Hình 1
Trò chơi: “Bỏ khăn”
- Mục đích: Rèn luyện sức mạnh, khóe léo, tập trung chú ý cao;
- Chuẩn bị: Tùy theo số lượng học sinh trong lớp giáo viên có thể tập hợp
thành một hoặc hai vòng tròn, các em ngồi xỏm, quay mặt vào tâm, em nọ cách
em kia tối thiểu 0,2m, hai tay có thể để ở sau lưng hoặc tùy ý. Chuẩn bị một
chiếc khăn tay và chọn một học sinh nhanh nhẹn, khéo léo làm người chạy bỏ
khăn;
- Cách chơi: Em cầm khăn chạy 1-2 vòng sau lưng các bạn. Khi thấy

thuận lợi thì bỏ khăn sau lưng một bạn nào đó rồi chạy tiếp hết vòng, nếu như
bạn này chưa biết, thì cuối xuống nhặt khăn và quất nhẹ vào lưng bạn. Bạn này
nhanh chóng đứng lên chạy một vòng rồi về ngồi vị trí cũ trong khi bạn bị bỏ
khăn chạy, bạn cầm khăn chạy đuổi theo và dùng khăn quất nhẹ vào lưng bạn,
hết một vòng, giáo viên có thể cho học sinh đó chơi tiếp hoặc giao khăn cho học
sinh khác. Trò chơi tiếp tục từ đầu;
- Trường hợp mới bỏ khăn đã bị phát hiện, thì người bị bỏ khăn cầm khăn
nhanh chóng chạy theo người bỏ khăn để quất. Khi người bỏ khăn chạy về đến
8


chỗ trống lúc nãy, người bị bỏ khăn ngồi, nhanh chóng ngồi thay vào vị trí đó.
Người cầm khăn trở thành người chạy bỏ khăn và tiếp tục chơi như từ đầu. Khi
bạn chạy bỏ khăn những học sinh ngồi theo vòng tròn có thể quờ tay ra sau,
nhưng không được quay ra sau hoặc chỉ dẫn cho bạn khác biết (xem hình 2);
- Giáo viên nêu tên trò chơi, phổ biến lại cách chơi, luật chơi;
- Cho học sinh đi thường theo đội hình vòng tròn;
- Chọn học sinh chơi;
- Giáo viên cho học sinh chơi thử lần 1;
- Giáo viên nhận xét và nhắc nhở học sinh phạm qui;
- Giáo viên cho học sinh chơi thử lần 2 (nếu học sinh phạm qui nhiều);
- Giáo viên cho học sinh chơi thử và nhận xét học sinh;
- Tổ chức cho học sinh chơi thật có nhận xét, đánh giá.

Hình 2
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Sáng kiến kinh nghiệm về “Biện pháp giúp học sinh khối Hai hứng thú
học môn Thể dục” có thể:
- Đưa trò chơi vào các tiết học phù hợp với nội dung bài học và vừa sức
với học sinh;

- Giáo viên trực tiếp điều khiển trò chơi học sinh chơi hấp dẫn có kĩ luật,
trật tự và an toàn;
9


- Giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung trò chơi, chuẩn bị địa điểm và phương
tiện tốt;
- Điều chỉnh lượng vận động tránh quá sức;
- Đánh giá kết quả trò chơi khách quan công bằng;
- Để học sinh hiểu được tầm quan trọng và mục tiêu của bộ môn thể dục
lớp hai và tạo cho học sinh có ý thức tốt khi học môn thể dục;
- Áp dụng giải pháp hiệu quả ở trường;
- Triển khai sâu rộng trong giáo viên dạy thể dục ở bậc tiểu học;
- Giải pháp có thể phát huy tính tích cực của giáo viên và học sinh, tạo sự
hứng thú trong quá trình dạy và học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến, những biện pháp và
những trò chơi nêu trên, sau một thời gian giảng dạy đã thu được kết quả như
sau:
- Khi dạy học giải thích ngắn gọn, liên hệ với những điều mà học sinh đó
biết: linh hoạt tổ chức tập luyện phù hợp với nội dung cũng như yêu cầu của bài
học. Yêu cầu học sinh luyện tập tích cực, tự giác và mạnh dạn, tạo cơ hội để học
sinh tham gia vào các hoạt động, giúp đỡ nhau trong tập luyện. Phối hợp chặt
chẽ với cán sự môn học, tổ chức học sinh tập luyện làm cho giờ học luôn tự
nhiên, nhẹ nhàng và sinh động;
- Chất lượng giảng dạy và học tập môn thể dục đạt kết quả rõ rệt;
- Giáo viên tích cực học tập bồi dưỡng và vững vàng hơn về chuyên môn,
nắm chắc quy trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy;
- Học sinh học tập tích cực, hứng thú, chủ động tập luyện, lĩnh hội tri

thức, không khí lớp học sôi nổi;
Khi áp dụng các biện pháp nêu trên trong quá trình giảng dạy, kết quả
học sinh rất ham thích và hưng phấn khi học. Các em tiếp thu bài nhanh hơn, tác
phong nhanh nhẹn hơn.
10


Với kết quả đạt được học kỳ I của năm học này thì chất lượng học tập của
môn thể dục của học sinh khối hai đạt cao hơn so với các năm học trước, tạo tiền
đề cho học sinh tham gia HKPĐ cấp trường, cấp huyện đạt kết quả cao: Năm
2014 - 2015 học sinh trường đạt hai giải III cấp huyện, thì năm 2015 - 2016 học
sinh trường đạt sáu giải cấp huyện và hai giải I cấp tỉnh.
Thực tế khi học sinh học tốt môn thể dục thì các em sẽ phấn chấn, hưng
phấn, học tốt các môn học khác, các em thích thú trong những giờ thể dục, đến
trường thực sự là một ngày tốt, một ngày vui đối với các em.
Những kết quả trên là một sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học bộ
môn thể dục trong những năm qua. Mặc dù kết quả chưa cao song tôi thiết nghĩ
rằng: Với cách vận dụng các biện pháp như đã trình bày ở trên thì sang học kì
này và những năm học tiếp theo các em sẽ học tốt và có kết quả cao hơn.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm
- Không có
Mỏ Cày Nam, ngày ….. tháng ….. năm 2016

11


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯƠNG MỸ 2
Họ và tên: NGÔ VĂN DÂN
Nhiệm vụ: Giáo viên Giảng dạy môn Thể dục

Mã số: ………………………………………
Tên sáng kiến

BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHỐI HAI HỨNG THÚ HỌC MÔN
THỂ DỤC

12



×