Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Quản trị sản xuất Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tai công ty sản xuất sữa thanh trùng Vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.17 KB, 38 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có
những phương án sản xuất và chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Để làm được điều đó,
các doanh nghiệp phải luôn cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm các yếu tố
đầu vào, hạ giá thành sản phẩm. Do đó, việc hoạch định nhu cầu và khả năng cung ứng
nguyên vật liệu được coi là nhiệm vụ quan trọng của mỗi doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rất nhiều loại sản phẩm khác nhau và có xu
thế ngày càng đa dạng hóa những sản phẩm của mình. Để sản xuất mỗi loại sản phẩm lại
đòi hỏi một số lượng các chi tiết, bộ phận và nguyên vật liệu rất đa dạng, nhiều chủng loại
khách nhau. Hơn nữa, lượng nguyên vật liệu cần sử dụng vào những thời điểm khách
nhau thường xuyên thay đổi.


Vì thế nên việc quản lý tốt nguồn vật tư đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra
nhịp nhàng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong thời điểm. Tổ chức hoạch định nhu
cầu nguyên vật liệu tốt sẽ cung cấp kịp thời, chính xác cho các nhà quản lý và các bộ phận
chức năng trong nghiệp. Nội dung của quá trình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu là
vấn đề có tính chiến lược, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình sản
xuất.
Công ty sản xuất sữa thanh trùng Vinamilk là một đơn vị kinh doanh, sản xuất lớn,
chúng loại đa dạng. Chính vì vậy, việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại công ty rất
được chú trọng. Bởi vì chiến lược hoạt động tối ưu là chiến lược làm cho tổng chi phí nhỏ
nhất, khả năng quay vòng vốn nhanh nhất và lợi nhuận cao nhất. Hoạch địch tốt chiến
lược sẽ góp phần quan trọng thực hiện việc nâng cao khả năng hoạt động, hiểu quả vốn
của công ty. Chính vì vậy, nhóm 12 quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Hoạch định
nhu cầu nguyên vật liệu tai công ty sản xuất sữa thanh trùng Vinamilk”. Nội dung của đề
tài được chia làm 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại
doanh nghiệp.


Chương 2: Thực trạng hoạch định nhu cầu NVL tại doanh nghiệp sản xuất sữa
thanh trùng của Vinamilk.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định nhu cầu
nguyên vật liệu tại doanh nghiệp Vinamilk.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu
Khái niệm: Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động chủ yếu và được thể hiện
dưới dạng vật hoá.
Đặc điểm: Trong quá trình sản xuất cần 3 yếu tố cơ bản, đó là TLLĐ, ĐTLĐ và
SLĐ. NVL là một trong 3 yếu tố cơ bản đó, NVL là đối tượng lao động và là cơ sở để
hình thành nên sản phẩm mới. Quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mới nguyên vật liệu bị
tiêu hao toàn bộ và thay đổi về hình thái chất ban đầu để cấu thành thực thể sản phẩm,


chúng chỉ tham gia vào 1 chu kỳ sản xuất. Về mặt giá trị NVL chuyển dịch toàn bộ 1 lần
vào giá trị sản phẩm mới tạo ra.
1.2. Yêu cầu và ý nghĩa của quản lý nguyên vật liệu
1.2.1. Ý nghĩa của quản lý nguyên vật liệu
Như ta đã biết, chi phí NVL và ĐTLĐ sử dụng trong sản xuất NVL thường chiếm
một tỷ lệ lớn (60- 80%) trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Thực hiện giảm chi
phí NVL sẽ làm tốc độ vốn lưu động quay nhanh hơn và tạo điều kiện quan trọng để hạ
giá thành sản phẩm. Do vậy, mỗi công đoạn từ việc quản lý quá trình thu mua, vận chuyển
bảo quản, dự trữ và sử dụng NVL đều trực tiếp tác động đến chu trình luân chuyển vốn
lưu động của doanh nghiệp. Tổ chức tốt công tác hoạch định, nhiệm vụ và kế hoạch cung
ứng NVL là điều kiện không thể thiếu, cung cấp kịp thời, đồng bộ NVL cho quá trình sản
xuất, là cơ sở để sử dụng và dự trữ NVL hợp lý. Tiết kiệm ngăn ngừa hiện tượng tiêu hao,
mất mát, lãng phí NVL trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình kinh doanh chiến lược NVL thì việc tồn tại NVL dự trữ là những
bước đệm cần thiết đảm bảo cho quá trình hoạt động liên tục của doanh nghiệp, các doanh

nghiệp trong nền kinh tế thị trường không thể tiến hành sản xuất kinh doanh đến đâu thì
mua NVL đến đó mà cần phải có NVL dự trữ. NVL dự trữ không trực tiếp tạo ta lợi
nhuận nhưng lại có vai trò rất lớn để cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành liên tục.
Do vậy nếu doanh nghiệp dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn. Nếu dự trữ quá
ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, gây ra hàng loạt các hậu quả tiếp
theo. Nguyên vật liệu là một trong những tài sản lưu động của doanh nghiệp, thường
xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Quản trị và sử dụng hợp lý chúng có ảnh
hưởng rất quan trọng đến việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp.
Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh đều là hệ quả của nhiều yếu tố
chứ không phải chỉ do quản trị, hoạch định NVL. Nhưng cũng cần thấy rằng sự bất lực
của một số doanh nghiệp trong việc hoạch định và kiểm soát chặt chẽ tình hình nguyên
vật liệu là một nguyên nhân dẫn đến thiệt hại cuối cùng của họ.
1.2.2. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu


- Khâu thu mua: Quản lý về khối lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, giá mua
và chi phí mua cũng như kế hoạch mua theo đúng tiến độ thời gian phù hợp với kế hoạch
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khâu bảo quản: Tổ chức tốt kho tàng, bến bãi, trang bị đầy đủ các phương tiện
cân đo, thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại vật tư, tránh hư hỏng mất mát,
hao hụt, bảo đảm an toàn.
- Khâu sử dụng: Sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở xác định mức dự toán chi phí
nhằm hạ thấp mức tiêu hao NVL trong giá thành sản phẩm, tăng thu nhập, tích luỹ cho
doanh nghiệp. Tổ chức tốt công tác hoạch định, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng
trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Khâu dự trữ: Doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho
từng loại NVL để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh bình thường không bị
ngừng trệ do việc cung cấp hoặc mua NVL không kịp thời hoặc gây ra tình trạng ứ đọng
vốn do dự trữ NVL quá nhiều. Kết hợp hài hoà công tác hoạch định với kiểm tra, kiểm kê
thường xuyên, đối chiếu nhập - xuất - tồn.

1.3.

Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

1.3.1. Khái niệm
Hoạch định nhu cầu NVL là một nội dung cơ bản của quản trị sản xuất, được xây
dựng trên cơ sở trợ giúp của kỹ thuật máy tính được phát hiện và đưa vào sử dụng lần đầu
tiên ở Mỹ vào những năm 70. Cách tiếp cận MRP là xác định lượng dự trữ nguyên vật
liệu, chi tiết bộ phận là nhỏ nhất, không cần dự trữ nhiều nhưng khi cần sản xuất là có
ngay. Điều này đòi hỏi phải lập kế hoạch hết sức chính xác, chặt chẽ đối với từng loại vật
tư, đối với từng chi tiết và từng nguyên liệu. Ngoài ra sử dụng kỹ thuật máy tính để duy
trì đơn đặt hàng hoặc lịch sản xuất nguyên vật liệu dự trữ sao cho đúng thời điểm cần
thiết. Nhờ sự mở rộng ứng dụng máy tính vào hoạt động quản lý sản xuất, phương pháp
MRP đã giúp cho các doanh nghiệp thực hiện được công tác lập kế hoạch hết sức chính
xác, chặt chẽ và theo dõi các loại vật tư, nguyên vật liệu chính xác, nhanh chóng và thuận
tiện hơn, giảm nhẹ các công việc tính toán hàng ngày và cập nhật thông tin thường xuyên,
đảm bảo cung cấp đúng số lượng và thời điểm cần đáp ứng. Phương pháp hoạch định nhu
cầu vật tư tỏ ra rất có hiệu quả, vì vậy nó không ngừng được hoàn thiện và mở rộng ứng


dụng sang các lĩnh vực khác của doanh nghiệp. MRP là hệ thống hoạch định và xây dựng
lịch trình về những nhu cầu nguyên liệu, linh kiện cần thiết cho sản xuất trong từng giai
đoạn, dựa trên việc phân chia nhu cầu nguyên vật liệu thành nhu cầu độc lập và nhu cầu
phụ thuộc.
1.3.2. Mục tiêu của hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu


Để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận sản phẩm cho hoạt động sản xuất

của doanh nghiệp cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, đúng thời gian và thời điểm.

− Giảm thiểu lượng dự trữ nguyên vật liệu.
− Giảm thời gian sản xuất và thời gian cung ứng. MRP xác định mức dự trữ hợp lý, đúng
thời điểm, giảm thời gian chờ đợi và những trở ngại cho sản xuất.
− Tạo sự thoả mãn và niềm tin tưởng cho khách hàng.
− Tạo điều kiện cho các bộ phận phối hợp chặt chẽ thống nhất với nhau, phát huy tổng hợp
khả năng sản xuất của doanh nghiệp.
− Tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.3.3. Các yếu tố cơ bản của hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
Mô hình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu có thể biểu hiện bằng sơ đồ sau:


a. Các yếu tố đầu vào cơ bản


Số lượng sản phẩm theo nhu cầu dự báo hoặc số lượng sản phẩm theo đơn đặt hàng: là

yếu tố chủ yếu để xác định nhu cầu nguyên vật liệu.
− Thiết kế sản phẩm và những thay đổi trong thiết kế sản phẩm hình thành nên hồ sơ cấu
trúc sản phẩm: là yếu tố quan trọng, cần thiết để xác định nhu cầu nguyên vật liệu về cơ
cấu, chủng loại, mẫu mã...




Hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu: cho biết lượng nhiên liệu, chi tiết và bộ phận để chế tạo sản
phẩm hiện có trong kho đồng thời cung cấp thông tin về sản phẩm.
b. Các yếu tố đầu ra cơ bản






Cần đặt ra hàng hoá sản xuất những loại linh kiện phụ tùng nào?
Số lượng bao nhiêu?
Thời gian khi nào?
c. Những yêu cầu của MRP



Có đủ hệ thống máy tính và chương trình phần mềm để tính toán và lưu trữ thông tin trên



phần mềm.
Chuẩn bị đội ngũ cán bộ, quản lý có khả năng và trình độ về sử dụng máy tính và những

kiến thức cơ bản trong xây dựng MRP.
− Đảm bảo chính xác và liên tục cập nhật thông tin mới trong: Lịch trình sản xuất, Hoá đơn


nguyên vật liệu, Hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu.
Đảm bảo đầy đủ và lưu giữ hồ sơ dữ liệu cần thiết.
1.3.4. Phương pháp hoạch định nhu cầu NVL
Quá trình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu được tiến hành theo 3 bước chủ yếu:
Bước 1: Phân tích kết cấu sản phẩm
Việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu được tiến hành dựa trên việc phân loại
nhu cầu thành nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc. Việc phân tích cấu trúc sản phẩm là
bước đầu tiên của công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu.
Cấu trúc sản phẩm thường có kết cấu hình cây, mỗi hạng mục tương ứng với từng
chi tiết, bộ phận cấu thành sản phẩm. Ta có sơ đồ tổng quát cấu trúc hình cây:





Cấp trong sơ đồ kết cấu: Nguyên tắc chung cấp 0 là cấp ứng với sảm phẩm cuối cùng. Cứ



mỗi lần phân tích thành phần cấu tạo của bộ phận ta lại chuyển sang một cấp.
Mối liên hệ trong sơ đồ kết cấu: Đó là những đường liên hệ giữa 2 bộ phận trong sơ đồ
kết cấu hình cây. Bộ phận trên gọi là bộ phận hợp thành và bộ phận dưới là bộ phận thành
phần. Mối liên hệ có ghi kèm theo khoảng thời gian (chu kỳ sản xuất, mua sắm …) và hệ
số nhân. Số lượng các loại chi tiết và mối liên hệ trong sơ đồ thể hiện tính phức tạp của
cấu trúc sản phẩm. Sản phẩm càng phức tạp thì sổ chi tiết, bộ phận càng nhiều và mối
quan hệ giữa chúng càng lớn. Để quản lý theo dõi và tính toán chính xác từng loại NVL,
cần phải sử dụng máy tính để hệ thống hoá, mã hoá chúng theo sơ đồ cấu trúc thiết kế sản
phẩm doanh nghiệp.
Bước 2: Tính tổng nhu cầu và nhu cầu thực của các bộ phận, chi tiết cấu thành sản
phẩm cuối cùng



Tổng nhu cầu: là số lượng dự kiến của mỗi loại trong từng giai đoạn mà không tính đến

dự trữ hiện có hoặc lượng sẽ được tiếp nhận.
− Nhu cầu thực là tổng số lượng nguyên liệu, chi tiết cần thiết bổ sung trong từng giai đoạn.
Đại lượng này được tính như sau:
Nhu cầu thực = Tổng nhu cầu - Dự trữ hiện có + Dự trữ an toàn



+

Dự trữ sẵn có: tổng dự trữ đang có ở thời điểm bắt đầu của từng thời kỳ. Dự trữ sẵn có

theo kế hoạch là số lượng dự trữ dự kiến có thể sử dụng để thoả mãn nhu cầu của sản xuất
+ Dự trữ an toàn: lượng dự trữ nguyên vật liệu, chi tiết để phòng một số trường hợp phát
sinh như nhà cung cấp giao hàng chậm...
Bước 3: Xác định thời gian phát đơn đặt hàng hoặc lệnh sản xuất
Để cung cấp hoặc sản xuất NVL, chi tiết cần tốn thời gian cho chờ đợi, chuẩn bị,
bỗc dỡ, vận chuyển, sắp xếp hoặc sản xuất. Đó là thời gian phân phối hay thời gian cung
cấp, sản xuất của mỗi bộ phận. Do đó từ thời điểm cần có sản phẩm để đáp ứng nhu cầu
khách hàng sẽ phải tính ngược lại để xác định khoảng thời gian cần thiết cho từng chi tiết,
bộ phận. Thời gian phải đặt hàng hoặc tự sản xuất được tính bằng cách lấy thời điểm cần
có trừ đi khoảng thời gian cung ứng hoặc sản xuất cần thiết đủ để cung cấp đúng lượng
hàng yêu cầu.

Ví dụ: Thời gian cần thiết để cung cấp hoặc sản xuất các chi tiết bộ phận:

Ta có sơ đồ cấu trúc sản phẩm theo thời gian:

Kết quả của quá trình hoạch định nhu cầu NVL linh kiện được thể hiện trong biểu kế
hoạch có dạng:


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NVL TẠI DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT SỮA THANH TRÙNG CỦA VINAMILK
2.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy
Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ
sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của Chương trình

Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007.



Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
Tên viết tắt: VINAMILK




Logo:
Trụ sở: số 10 phố Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển



1976: Vinamilk ra đời
Ngày 20/08/1976, Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa
do chế độ cũ để lại, gồm:


+
+
+



Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost).
Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina).
Nhà máy sữa Bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestle') (Thụy Sỹ).

1985: Vinamilk vinh dự được nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.
1991: Vinamilk vinh dự được nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng
Nhì.







+
+


+
+

+
+

1995: Vinamilk chính thức khánh thành Nhà máy sữa đầu tiên ở Hà Nội.
1996: Vinamilk vinh dự được nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.
2000: Vinamilk được nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
2001: Vinamilk khánh thành Nhà máy sữa Cần Thơ.
2003: Vinamilk khánh thành Nhà máy sữa Bình Định và Sài Gòn.
2005:
Vinamilk vinh dự được nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập Hạng Ba.
Vinamilk khánh thành Nhà máy sữa Nghệ An.
2006: Vinamilk khánh thành trang trại bò sữa đầu tiên tại Tuyên Quang.
2008:

Vinamilk khánh thành trang trại bò sữa thứ 2 tại Bình Định.
Vinamilk khánh thành Nhà máy sữa Tiên Sơn.
2009:
Vinamilk xây dựng trang trại bò sữa thứ 3 tại Nghệ An.
Nhà máy sữa Thống Nhất, Trường Thọ, Sài gòn được Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng

Bằng khen "Doanh nghiệp Xanh” về thành tích bảo vệ môi trường.
− 2010:
+ Vinamilk xây dựng Trang trại bò sữa thứ 4 tại Thanh Hóa.
+ Vinamilk áp dụng công nghệ mới, lắp đặt máy móc thiết bị hiện đại cho tất cả nhà máy
sữa.
Bên cạnh đó, Vinamilk cũng thành lập các trung tâm tư vấn dinh dưỡng sức khoẻ
trên cả nước và cho ra đời trên 30 sản phẩm mới.
+

Vinamilk liên doanh với công ty chuyên sản xuất bột sữa nguyên kem tại New Zealand
dây chuyền công suất 32,000 tấn/năm.
Ngoài ra, Vinamilk còn đầu tư sang Mỹ và mở thêm nhà máy tại nhiều quốc gia,
kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% doanh thu và vẫn đang tiếp tục tăng cao.

+

+

Vinamilk được nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì.
2012:
Vinamilk xây dựng trang trại bò sữa thứ 5 tại Lâm Đồng (trang trại Vinamilk Đà Lạt),
nâng tổng số đàn bò lên 5.900 con.



+

Vinamilk khánh thành nhà máy sữa Đà Nẵng, nhà máy sữa Lam Sơn, Nhà máy nước giải
khát Việt Nam với nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại xuất xứ từ Mỹ, Đan Mạch, Đức, Ý,

Hà Lan.
− 2013:
+ Vinamilk khởi công xây dựng trang trại bò sữa Tây Ninh (dự kiến khánh thành quý 2 năm
2017).
Vinamilk xây dựng trang trại bò sữa Hà Tĩnh.
+

Vinamilk là một trong những nhà máy hiện đại hàng đầu thế giới, tự động hóa 100% trên

diện tích 20 Hecta tại khu CN Mỹ Phước 2.
− 2014: Thương hiệu Vinamilk đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài
nước sau 38 năm không ngừng đổi mới và phát triển.
Vinamilk đã và đang tiếp tục khẳng định mình với tinh thần luôn cải tiến, sáng tạo,
tìm hướng đi mới để công ty ngày càng lớn mạnh.
Vinamilk xây dựng trang trại bò sữa Như Thanh tại Thanh Hóa.

+

2015:
Vinamilk khởi công xây dựng trang trại bò sữa Thống Nhất - Thanh Hóa (dự kiến khánh

thành quý 3 năm 2017).
+ Vinamilk tăng cổ phần tại công ty sữa Miraka (New Zealand) từ 19,3% lên 22,8%.
− 2016:
+ Tiên phong mở lối cho thị trường thực phẩm Organic cao cấp tại Việt Nam với sản phẩm

Sữa tươi Vinamilk Organic chuẩn USDA Hoa Kỳ.
Đồng thời, Vinamilk xây dựng trang trại bò sữa Organic Đà Lạt tại tỉnh Lâm Đồng
(dự kiến khánh thành tháng 12/2016).
Bằng việc xây dựng 9 trang trại bò sữa trong nước, Vinamilk đã nâng tổng lượng
đàn bò lên 14.108 con.
+

Mua nốt 30% cổ phần của công ty Driftwood của Mỹ, đưa sở hữu của Vinamilk tại
Driftwood lên 100%. Chính thức giới thiệu sang Mỹ hai sản phẩm sữa đặc và creamer đặc

+

của Vinamilk mang thương hiệu Driftwood.
Khánh thành nhà máy sữa Angkormilk được đầu tư bởi Vinamilk. Đây là nhà máy sữa đầu

tiên và duy nhất tại Campuchia tính đến thời điểm này.
+ Chính thức ra mắt thương hiệu Vinamilk tại Myanmar, Thái Lan và mở rộng hoạt động ở
khu vực ASEAN


2.1.2. Triết lý kinh doanh
Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ.
Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của
Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của
khách hàng.
2.1.3. Sứ mệnh
Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao
cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc
sống con người và xã hội.
2.1.4. Sơ đồ cấu trúc tổ chức

Sơ đồ tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ
phòng ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên
và phòng ban trong công ty. Sơ đồ tổ chức giúp cho chúng tôi hoạt động một cách hiệu
quả nhất, giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo nên một Vinamilk vững
mạnh.


Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vinamilk


2.2. Thực trạng nguyên vật liệu tại doanh nghiệp vinamilk
2.2.1. Đặc điểm
Sữa thanh trùng vinamilk là sản phẩm hướng tới đối tượng tiêu dùng chính là trẻ
em vì thế nên từng bước chuẩn bị, mua nguyên vật liệu, sản xuất là vô cùng quan trọng.
Nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm bao gồm sữa bò tươi, hộp giấy, và
ống mút ngoài ra còn một số khác như đường tinh luyện, vitamin, khoáng chất, hương
liệu tổng hợp.
2.2.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu
a) Về hộp giấy
Theo báo cáo của Tổ chức Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
(FAO), mức tiêu dùng sữa bình quân đầu người của Việt Nam chỉ đạt 15 lít/năm chỉ bằng
1/4 nhu cầu cần có và khá thấp so với nhiều nước trong khu vực và thế giới, như Thái Lan
(34 lít/năm), Trung Quốc (25 lít/năm) và Anh (112 lít/năm).
Để cải thiện điều đó, Vinamilk đã không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất sữa
nhằm mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng với mức giá hợp lý. Cho
tới nay, Vinamilk đã đáp ứng gần 55% nhu cầu sữa nước tại Việt Nam, và có mặt tại 31
quốc gia trên toàn thế giới, vượt qua những tiêu chuẩn nhập khẩu khắt khe của thị trường
quốc tế.
Nhằm đảm bảo lượng sữa khổng lồ trên đến tay người tiêu dùng mà vẫn giữ trọn
sự tươi ngon thuần khiết, các nhà máy sản xuất của Vinamilk cần có nguồn cung cấp bao

bì chất lượng cao và dồi dào, để cho ra hàng chục triệu hộp sữa mỗi ngày. Do đó,
Vinamilk đã hợp tác với hai nhà cung cấp bao bì hàng đầu thế giới là công ty Tetra Pak
của Thụy Điển và Combibloc của Đức để cung cấp những bao bì chất lượng hàng đầu.
Tuy hai loại bao bì này khác nhau về kích cỡ, màu sắc và cách đóng gói nhưng cả hai đều
cùng dung tích và đạt chuẩn quốc tế giúp giữ trọn sự tươi ngon của sữa trong suốt 6 tháng
mà hoàn toàn không dùng bất kỳ chất bảo quản nào.
Những đặc điểm sau đây của từng loại bao bì sẽ giúp người tiêu dùng luôn yên tâm
khi chọn mua các sản phẩm sữa Vinamilk:
Thứ nhất, hộp Tetra Pak cao và thon thả, hộp Combibloc thấp hơn và có bề ngang
rộng hơn.


Thứ hai, vị trí ống hút hộp Combibloc ở giữa hộp, trong khi ống hút hộp Tetra Pak
ở góc hộp sữa.

Thứ ba, trên mặt đáy mỗi loại bao bì đều có logo của nhà sản xuất bao bì


Người tiêu dùng hoàn toàn có thể an tâm sử dụng các sản phẩm sữa nước của
Vinamilk khi nhìn thấy sự khác biệt này, vì cả hai đều là sản phẩm chính thức của công ty
Vinamilk.
b) Về sữa bò tươi
Để ngành công nghiệp chế biến sữa phát triển bền vững, Vinamilk luôn cố gắng
chủ động được nguồn sữa nguyên liệu đạt về số lượng và chất lượng. Từ năm 2006,
Vinamilk đã bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi bò sữa một cách trực tiếp thông qua
xây dựng các trang trại nuôi bò sữa công nghiệp với tổng vốn khởi điểm là hơn 500 tỷ
đồng và hiện nay đã tăng đến 1.600 tỷ.
Tính đến thời điểm này Vinamilk có 5 trang trại ở Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ
An, Bình Định, Lâm Đồng. Trong kế hoạch năm 2014 -2015, thêm 4 trang trại quy mô
lớn đang được Vinamilk xây dựng và đưa vào hoạt động như các trang trại Thống Nhất

(Thanh Hóa), Như Thanh (Thanh Hóa), Hà Tĩnh và Tây Ninh.
Trong giai đoạn 2014 – 2016, Vinamilk dự kiến sẽ tiếp tục nhập bò giống cao cấp
từ các nước Úc, Mỹ để đáp ứng cho nhu cầu con giống của các trang trại mới. Hiện nay,
tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con
nông dân có ký kết hợp đồng bán sữa cho Vinamilk là hơn 80.000 con bò, mỗi ngày cung
cấp gần 600 tấn sữa tươi nguyên liệu.
Và với kế hoạch phát triển các trang trại mới, công ty sẽ đưa tổng số đàn bò của
Vinamilk từ các trang trại và của các nông hộ lên khoảng 100.000 con vào năm 2017 và
khoảng 120.000 - 140.000 con vào năm 2020, với sản lượng nguyên liệu sữa dự kiến đến
năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi, là 1.000 - 1.200 tấn/ngày đảm bảo nguồn cung cấp
nguyên liệu sữa thuần khiết dồi dào phục vụ nhu cầu trong nước và cả xuất khẩu.
c) Về ống hút
Sử dụng ống hút của TENPACK. Tất cả các sản phẩm của TENPACK in ấn được
kiểm tra và chứng nhận vệ sinh an toàn thực thẩm của FDA Hoa Kỳ, chứng nhận chất
lượng của nguyên liệu nhựa tiếp xúc thực phẩm của cộng đồng Châu Âu.


2.3. Quy trình sản xuất sữa thanh trùng của doanh nghiệp
Sữa bò

tươi

Kiểm tra
chất lượng
Làm lạnh
bảo quản
Ly tâm làm
sạch
Tiêu chuẩn
hóa


Thanh trùng

Đồng hóa

Bao bì vô
trùng

Rót sản
phẩm
Bảo quản
lạnh
Sữa thanh trùng




Sữa bò tươi: Được lấy từ sữa tươi của những con bò khỏe mạnh, việc thu mua sữa có thể

tiến hành tại nhà máy hoặc qua trạm thu mua trung gian.
− Kiểm tra chất lượng: Sữa bò tươi là yếu tố đầu tiên quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng
sản phẩm. Chất lượng của sữa tươi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như thức ăn, chu kỳ
vắt sữa, giống, tình trạng sức khỏe, quá trình vận chuyển, bảo quản,… Do đó, để đảm bảo
chất lượng sữa cần có quá trình kiểm tra chất lượng trước khi chế biến. Đây là công đoạn
vô cùng quan trọng. Các chỉ tiêu kiểm tra thường là độ tươi, hàm axit, PH, tỷ trọng, kháng
sinh, vi sinh vật, hàm lượng chất khô, hàm lượng chất béo. Riêng đối với với sữa có tồn
dư kháng sinh sẽ không thu mua nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng. Về


nguyên tắc, chỉ sử dụng sữa loại I để đảm bảo chất lượng cao của sữa thanh trùng.

Làm lạnh bảo quản: sau khi kiểm tra chất lượng sữa đã đạt tiêu chuẩn thì sẽ được đưa vào

hệ thống bồn chứa lạnh, làm lạnh xuống 4℃.
− Li tâm làm sạch: sữa được gia nhiệt đến 40℃ rồi được cho qua thiết bị li tâm làm sạch để


loại bỏ các vi khuẩn, bào tử vi sinh vật có hại cho sức khỏe.
Tiêu chuẩn hóa: hiệu chỉnh hàm lượng chất béo trong sữa. Nếu sữa nguyên liệu có hàm
lượng chất béo thấp, ta sẽ bổ sung thêm cream vào. Lượng chất béo trong cream tối thiểu
không thấp hơn 12%và thường dao động từ 35-40%. Ngược lại, nếu nguyên liệu có hàm
lượng chất béo cao, ta có thể bổ sung sữa gầy hoặc sử dụng quá trình ly tâm để tách bớt

chất béo ra khỏi sữa.
− Thanh trùng: giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong sữa, tiêu diệt hoặc ức chế các


nhóm vi sinh vật hoại sinh lẫn các enzyme nhằm kéo dài thời gian bảo quản.
Đồng hóa: nhằm xé nhỏ các hạt cầu béo làm chúng phân tán đều trong sữa, tránh hiện
tượng phân lớp, gia tăng độ đồng nhất của sản phẩm, giúp thời gian bảo quản được lâu



hơn.
Rót sản phẩm: yêu cầu quan trọng của quá trình rót sản phẩm là phải thực hiện trong điều
kiện vô trùng để tránh tái nhiễm vi sinh vật vào thành phẩm. Do đó, vấn đề vệ sinh thiết



bị, nhà xưởng tại khu vực chiết rót và bao gói cần phải được quan tâm hàng đầu.
Bảo quản lạnh: đối với sản phẩm sữa thanh trùng thì trong quá trình bảo quản phải thực

hiện ở nhiệt độ thấp (5-7℃), tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng nhất là ánh sáng mặt
trời.
2.4. Thực trạng hoạch định nhu cầu NVL tại doanh nghiệp Vinamilk
2.4.1. Nguyên tắc cung ứng NVL được áp dụng tại Vinamilk


Nguyên tắc quản lý nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào của vinamilk


Nguồn sữa tươi: Sữa được thu mua từ các nông trại phải luôn đạt được các tiêu chuẩn về
chất lượng được ký kết giữa công ty Vinamilk và các nông trại sữa nội địa. Sữa tươi
nguyên liệu phải trải qua quá trình kiểm tra gắt gao khi tiếp nhận các chỉ tiêu sau:
Cảm quan, đảm bảo chất khô chất béo lớn hơn, độ tươi, độ acid, chỉ tiêu vi sinh,
hàm lượng kim loại nặng, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, nguồn gốc (không sử dụng sữa của
bò bệnh).
Riêng để sản xuất sữa tươi thanh trùng, sữa tươi phải đảm bảo nghiêm ngặt về độ
tươi, không bị tủa bởi cồn 75 độ.
Các trang trại lớn như: trang trại của công ty cổ phần DELTA (Tp.HCM) quy mô
đàn: 1000 con, doanh nghiệp thương mại chăn nuôi bò sữa Phương Bình quy mô đàn: 120
con… Công ty có 4 trang trại bò sữa tại Tuyên Quang, Lầm Đồng, Thanh Hóa, Nghệ An
với hệ thống trang thiết bị kĩ thuật hiện đại. Mỗi con bò được đeo chip điện tử để kiểm tra
sản lượng sữa chính xác từng cá thể.
Trung tâm thu mua sữa tươi có vai trò mua nguyên liệu sữa tươi từ các hộ nông
dân, nông trại nuôi bò, thực hiện cân đo khối lượng sữa, kiểm tra chất lượng sữa, bảo
quản và vận chuyển đến nhà máy sản xuất. Từ trung tâm có thể thông tin cho hộ nông dân
về chất lượng, giá cả và nhu cầu khối lượng nguyên vật liệu. Đồng thời trung tâm thu mua
sẽ thanh toán tiền cho các hộ nông dân nuôi bò.
Sữa bò tươi của nông dân được công ty thu mua tại 86 đại lí trên khắp cả nước,
liền kề với các trang trại của bà con. Tại đây sữa sẽ được kiểm tra chất lượng, nếu sữa đạt
chuẩn sẽ được chuyển qua hệ thống bình lọc. Từ bình lọc, sữa tiếp tục được đưa qua bồn

trung gian, sau đó được đưa vào bồn nhiệt độ lạnh để bảo quản. Nguồn sữa này sẽ được
xe nhiệt lạnh chuyển về nhà máy trong ngày. Tại đây, sữa tiếp tục được lấy mẫu kiểm tra
kĩ lưỡng hơn để đưa vào sản xuất. Nếu sữa không đạt tiêu chuẩn sẽ được pha màu thực
phẩm vào và trả về đơn vị trung chuyển để hủy.



Bao bì: vinamilk nhập bao bì hộp giấy cao cấp cho dòng tươi thanh trùng tác của công ty
Tetra pak – nhà lãnh đạo trong chế biến và đóng gói thực phẩm lỏng. Với yêu cầu cao về
việc lưu giữ hương vị tự nhiên và đảm bảo an toàn, kéo dài tuổi thọ thì các bao bì này đã


được tiệt trùng, là nguyên liệu sạch với những cải tiến vượt bậc, đáp ứng được những yêu
cầu của vinamilk.
2.4.2. Các yếu tố đầu vào của công tác hoạch định nhu cầu của doanh nghiệp
Vinamilk
2.4.2.1. Lịch trình sản xuất


Lịch trình sản xuất hay còn được gọi là chương trình sản xuất ngắn hạn là sự xếp công
việc theo thứ tự tối ưu trong sản xuất nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất của

doanh nghiệp.
− Xây dựng lịch trình sản xuất là quá trình xác định số lượng và thời gian mà từng chi tiết,


bộ phận hoặc sản phẩm phải hoàn thành.
Sắp xếp thứ tự ưu tiên trong sản xuất theo các nguyên tắc sau: Đến trước làm trước, bố trí
theo thời hạn hoàn thành sớm nhất, bố trí theo thời gian dư thừa nhỏ nhất, bố trí theo thời




gian thực hiện dài nhất, ưu tiên theo lệnh ưu tiên và ưu tiên khách hàng quan trọng nhất.
Với công ty sữa Vinamilk trong kế hoạch năm 2016, công ty đã nhận được 2 hợp đồng
với đơn đặt hàng sữa thanh trùng Vinamilk với sản suất 2000 tấn giao vào tuần thứ 4 và
800 tấn giao hàng vào tuần thứ 8.
Xây dựng lịch trình sản xuất

Tuần
Số
lượng

1

2

3

4
2000

5

6

7

8
800


2.4.2.2. Sơ đồ cấu trúc sản phẩm sữa tươi thanh trùng của vinamilk
Sản phẩm sữa tiệt trùng vinamilk được sản xuất bởi một số nguyên vật liệu như
sữa bò, bao bì…, chi tiết hoặc bộ phận cấu thành tạo nên cấu trúc sản phẩm theo thiết kế.
Việc phân tích cấu trúc sản phẩm này đã giúp cho việc xác định nhu cầu của từng loại
nguyên liệu, chi tiết, bộ phận cấu thành nên sữa thanh trùng của công ty Vinamilk.
Dưới đây ta có cấu trúc của sữa thanh trùng Vinamilk mô hình cây như sau.

Hộp sữa thanh trùng Vinamilk

Bộ phận sản xuất sữa thanh
trùng

bì hút
Hộp giấy Bộ phận cấu thành bao
Ống


2.4.2.3. Nhà cung cấp nguyên vật liệu của vinamilk
a) Nhà cung cấp sữa tươi
Nguồn sữa tươi cung cấp cho Vinamilk bao gồm có hai dòng: từ các trang trại bò
sữa của Vinamilk và từ cư dân địa phương. Với mô hình liên kết với người nông dân mở
rộng vùng chăn nuôi, đồng thời tự mình hình thành các trang trại chăn nuôi bò sữa từ Bắc
chí Nam (hiện nay có 9 trang trại), Vinamilk đã nâng tổng đàn bò từ 3.000 con (năm
1991) lên tới hơn 120.000 con (năm 2015), cho sản lượng sữa 200 triệu lít sữa/năm; lắp
đặt 91 trạm thu mua đảm bảo nhiệt độ lạnh trên khắp cả nước. Chỉ tính riêng từ năm 2011
đến năm 2015, Vinamilk đã thu mua hơn 860 triệu lít sữa của gần 8.000 hộ nông dân với
tổng giá trị thanh toán gần 10.500 tỷ đồng.
Riêng trong năm 2015, Vinamilk thu mua từ các trang trại của công ty và từ gần
8.000 hộ chăn nuôi bò sữa trên cả nước khối lượng khoảng 215 ngàn tấn sữa bò với tổng
giá trị khoảng 3.000 tỷ đồng. Trong đó, sản lượng thu mua của nông dân là 178.000 tấn

sữa với tổng giá trị khoảng 2.200 tỷ đồng. Năm 2016, Vinamilk ước tính thu mua 245.000
tấn sữa bò tươi nguyên liệu, trong đó sản lượng thu mua của nông dân là 203.000 tấn sữa.


Các trang trại nuôi bò sữa của Vinamilk
Các trang trại nuôi bò sữa của Vinamilk có vai trò quan trọng trong việc cung cấp
nguồn sữa tươi nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
Sau chuyến hành trình bay thẳng vượt đại dương, ngày 20/04/2015, 400 con bò tơ
được Vinamilk nhập từ Úc về Việt Nam qua cảng Hàng không sân bay Quốc tế Nội Bài,
Hà Nội.
400 con bò tơ được nhập ngày 21/4/ 2015 là bò tơ HF chuẩn bị phối giống của Úc.
Đàn bò được nhập từ Úc đã được kiểm duyệt rất kỹ càng, qua nhiều công đoạn tuyển
chọn cẩn thận cả về chất lượng và ngoại hình, trước khi về Việt Nam, đàn bò cũng phải
trải qua các đợt kiểm tra, xét nghiệm về tình hình sức khỏe rất nghiêm ngặt của Cơ quan
Thú y kiểm dịch Úc.
Tính đến tháng 4/2015, Vinamilk có 9 trang trại ở Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ
An, Bình Định, Lâm Đồng, trong đó 7 trang trại đã đi vào hoạt động và đang hoàn thiện


và 2 dự án trang trại đang triển khai thực hiện trồng cỏ, xây dựng chuồng trại (trang trại
Tây Ninh và trang trại Thống Nhất, Thanh Hóa). Trong giai đoạn 2015 – 2017, Vinamilk
dự kiến sẽ tiếp tục nhập bò giống cao cấp từ các nước Úc, Mỹ để đáp ứng cho nhu cầu
con giống của các trang trại mới. Hiện nay, tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty bao
gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết hợp đồng bán sữa cho
Vinamilk là hơn 90.000 con bò, mỗi ngày cung cấp khoảng 650 tấn sữa bò tươi nguyên
liệu. Và với kế hoạch phát triển các trang trại mới, công ty sẽ đưa tổng số đàn bò của
Vinamilk từ các trang trại và của các nông hộ lên khoảng 150.000 con vào năm 2017 và
khoảng 200.000 con vào năm 2020, với sản lượng nguyên liệu sữa dự kiến đến năm 2020
sẽ tăng lên hơn gấp đôi hiện tại, là 1.500 tấn/ngày đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu
sữa thuần khiết dồi dào phục vụ nhu cầu trong nước và cả xuất khẩu.

Có thể kể ra các trang trại nuôi bò và vai trò cụ thể của nó như sau:
+

Trang trại bò sữa Nghệ An
Là một trang trại rộng gần 50ha tọa lạc tại xã Đông Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh
Nghệ An. Đây cũng là 1 trong 3 trang trại đạt chuẩn quốc tế Global G.A.P. của châu Á.
Trang trại được phân bố thành hai khu: 15ha cho chuồng trại và các công trình phụ trợ,
35ha còn lại là khu trồng cỏ cao sản phù hợp cho chăn nuôi bò sữa. Trại có qui mô lên
đến 3500 con, trong đó có khoảng 1500 con vắt sữa, 1 con bò sữa ở đây ngày vắt được 22
lít sữa tươi, thậm chí có con tốt còn được 40 lít / ngày. Như vậy trung bình mỗi ngày trang
trại cung cấp 30 tấn sữa. Toàn bộ dây chuyền vắt sữa tự động của hãng Delaval sẽ giúp
sữa bò chảy thẳng vào hệ thống làm lạnh nhanh chóng từ 37 độ C đến dưới 4 độ c, đảm
bảo sữa được bảo quản tốt nhất trước khi đưa đến nhà máy chế biến sữa của Vinamilk ở
Nghệ An.

+

Trang trại bò sữa Tuyên Quang
Tháng 12-2006, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) tiếp nhận trại bò sữa Phú
Lâm (Yên Sơn) và đổi tên thành Trang trại bò sữa Tuyên Quang. Trang trại cách ly hoàn
toàn với khu dân cư với hơn 2.000 con bò được nuôi dưới những mái che làm mát. Nhờ
thế chất lượng sữa của Trang trại luôn được VINAMILK đánh giá có sản lượng và chất
lượng sữa cao nhất. Sản lượng sữa hàng năm của Trang trại bò sữa Tuyên Quang đều đạt


trên 6.100 tấn, riêng trong năm 2015 sản lượng sữa đạt trên 6.400 tấn, doanh thu đạt trên
90 tỷ Việt Nam đồng.
+

Trang trại bò sữa Lâm Đồng

Trang trại chăn nuôi bò sữa kiểu mẫu thuộc xã Tu Tra, huyên Đơn Dương, Lâm Đồng,
một dự án phi lợi nhuận có sự trợ giúp của chính phủ Hà Lan một phần trong dự án “phát
triển nguồn nguyên liệu sữa” do Vinamilk và Campina thực hiện phi lợi nhuận có kinh phí
1,26 triệu euro, một nửa do chính phủ Hà Lan hỗ trợ. Trang trại bò sữa sẽ có gần 100 con
với 50 con bò sinh sản, 15 bò tơ 9-12 tháng tuổi và đồng cỏ rộng 18ha.
Hiện nay trang trại sản xuất khoảng 1000kg sữa mỗi ngày và Vinamilk đang thiết lập hai
trạm thu mua sữa, một tại trang trại kiểu mẫu, một tại xã Đạ Ròn. Hai trạm này có khả
năng thu 5 tấn sữa/ ngày, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sữa Sài Gòn.

+

Trang trại bò sữa Thanh Hóa
Với diện tích khoảng 32ha trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 của công ty TNHH một thành
viên sữa Lam Sơn tại xã Phú Nhuận, Huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa là nơi cung cấp
một khối lượng sữa nhất định cho nhà máy sản xuất sữa của Vinamilk ở Nghệ An.

+

Trang trại bò sữa Hà Tĩnh
Tháng 3/2016, trang trại bò sữa tại Hà Tĩnh trong hệ thống trang trại chuẩn quốc tế
Global GAP trải dài khắp Việt Nam của Vinamilk đã xây dựng hoàn chỉnh và chính thức
được đưa vào hoạt động. Trang trại bò sữa Vinamilk Hà Tĩnh là trang trại đầu tiên tại Việt
Nam nhập giống bò sữa cao sản từ Mỹ với nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng sữa,
giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, đặc biệt tốt cho sức khỏe. Đây cũng là giống bò
cho sản lượng cao hơn đến 20% so với giống bò sữa thông thường.



Thu mua sữa từ hộ gia đình và các hợp tác xã chăn nuôi bò sữa.
Hiện nay, Vinamilk đang hỗ trợ thu mua sữa cho hộ nông dân chăn nuôi bò sữa

cùng một mặt bằng giá thu mua thống nhất với các trang trại thuộc công ty con của
Vinamilk. Năm nay, giá thu mua sữa tươi nguyên liệu của Vinamilk cơ bản vẫn giữ
nguyên như năm 2014. Hiện nay, số hộ chăn nuôi giao sữa đạt chất lượng cao với giá thu
mua 14.000 đồng/kg và trên 14.000 đồng/kg vẫn chiếm trên 50%, và minh chứng sản
lượng thu mua 19 ngày đầu tháng 1.2015 so với cùng kỳ 2014 tăng gần 20%. Vinamilk


không giảm sản lượng thu mua và không giảm giá thu mua nếu chất lượng sữa đạt tất cả
các chỉ tiêu yêu cầu.
Thống kê tháng 1-2015 cho thấy Vinamilk thu mua gần 20 triệu kg sữa tươi
nguyên liệu, tăng gần 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2014, Vinamilk cũng đã
thu mua hơn 183 triệu kg sữa, tăng 17,12% so với năm 2013. Riêng khu vực phía Bắc,
Vinamilk thu mua gần 22 triệu kg sữa (mua từ hộ nông dân 14,7 triệu kg), tăng 50,1% sản
lượng và 58,6% giá trị. Lượng sữa nguyên liệu Vinamilk thu mua của nông dân trên toàn
quốc chiếm hơn 60%.
b) Nhà cung cấp bao bì


Công ty TNHH Perstima Vietnam
Công ty TNHH Perstima Vietnam được đặt tại khu công nghiệp Việt NamSingapore thuộc tỉnh Bình Dương, cách thành phố HCM 30km về phía Bắc, được xem là
khu công nghiệp hiện đại nhất và là nhà sản xuất thép mạ thiếc đầu tiên tại Việt Nam,
được thành lập tháng 6.2002 và đi vào sản xuất tháng 10.2003, và sau khi kết hợp với dây
chuyền sản xuất thép mạ crom vào tháng 4.2008 sản phẩm thép mạ crom đã được thêm
vào.
Công ty TNHH Perstima Vietnam được trang bị dây chuyền mạ Halogen Type
continuous Electrolytic Tinning Line được kết hợp với dây chuyền mạ crom Tin Free
Steel Line với năng lực sản xuất hàng năm 130.000 tấn đã liên tục đáp ứng nhu cầu cho
nhiều khách hàng trong và ngoài nước.
Perstima Vietnam chính là đối tác chiến lược cung cấp các sản phẩm vỏ hộp bằng
thép cho Vinamilk.




Tetra Pak
Tetra Pak là một trong những nhà lãnh đạo trong chế biến và đóng gói sản phẩm
lỏng, và đang hoạt động tại 165 thị trường. Với mục tiêu trở thành công ty hàng đầu thế
giới về chế biến, đóng gói sản phẩm dạng lỏng, Tetra Pak luôn cùng với khách hàng là
những nhà cung cấp đưa ra quy trình sản xuất và phân phối thực phẩm dạng lỏng an toàn
đảm bảo về sinh.
Về hệ thống đóng gói, Tetra Pak có 10 hệ thống gồm: Tetra classic, tetra classic
tuyệt trùng, tetra brik, Tetra Brik tuyệt trùng, Tetra wedge, tetra rex, tetra top, tetra fino và


×