Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Những động cơ thúc đẩy Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex vươn ra thị trường nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.96 KB, 33 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay , xu hướng tồn cầu hố và hội nhập kinh tế thế
giới là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng không là
một ngoại lệ. Sau hơn hai mươi năm chuyển mình trong cơ chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN, Việt Nam đã và đang gặt hái thành cơng trên con
đường cơng nghiệp hố hiện đại hoá nước nhà. Để đạt được những thành tựu
kinh tế rực rỡ đó việc mở cửa, hội nhập nền kinh tế nước nhà với nền kinh tế
khu vực và nền kinh tế thế giới đóng một vai trị hết sức quan trọng.
Việt Nam đã gia nhập những sân chơi quốc tế và khu vực như: ATFA,
AESM, WTO, điều này đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều các tổ chức, doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư kinh doanh trong nền kinh tế nước ta, vươn ra kinh
doanh trên thị trường nước ngoài không chỉ tạo ra “chiếc bánh thứ hai” cho nền
kinh tế mà cịn giúp cho các doanh nghiệp tự hồn thiện, nâng cao năng lực cạnh
tranh, mở rộng thị trường. Vì vậy khơng có lý do gì mà các doanh nghiệp Việt
Nam lại không tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Đầu tư ra nước ngoài là phương
thức quan trọng để “giành quyền chủ động trong quá trình hội nhập kinh tế”,
chuyển các nguồn lực có lợi thế so sánh ở trong nước ra bên ngoài, nâng cao
năng lực sản xuất, tìm kiếm những nguồn lực mới. Tính đến hết tháng 7/2008,
có 317 dự án đầu tư ra nước ngồi với số vốn hơn 2,5 tỷ USD. Nếu so với số
vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đến nay đã vượt trên 130 tỷ USD thì đầu
tư ra nước ngoài của Việt Nam rất nhỏ bé, chỉ bằng 2% tổng vốn đăng ký của
các dự án FDI. Tuy con số còn khiêm tốn nhưng so với GDP và thực lực của
doanh nghiệp Việt Nam thì chúng ta phải ghi nhận sự bươn chải của doanh
nghiệp trong việc tìm đường đầu tư ra nước ngồi.
Để có cái nhìn rõ hơn về các doanh nghiệp đã và đang vươn ra thị trường
nước ngoài, em xin xây dựng đề án : “ Những động cơ thúc đẩy Tổng công ty
xăng dầu Việt Nam Petrolimex vươn ra thị trường nước ngoài ”. Lý do em lựa
chọn Petrolimex để phân tích nghững động cơ thúc đẩy Doanh nghiệp này vươn
ra kinh doanh ở nước ngồi bởi vì : đây là một doanh nghiệp điển hình trong nền
kinh tế nước ta, Petrolimex đã và đang có các hoạt động đa dạng nhằm mục tiêu
hướng ra thị trường nước ngồi. Cơ cấu đề án gồm có ba chương:


Chương I. Động cơ thúc đẩy tổng công ty xăng dầu Việt Nam
Petrolimex vươn ra kinh doanh trên thị trường nước ngồi.
Chương II. Phân tích động cơ thúc đẩy Petrolimex vươn ra kinh
doanh trên thị trường quốc tế.

1


Chương III. Bài học kinh nghiệm và một số khuyến nghị cho
hướng kinh doanh quốc tế của Petrolimex.
Em xin trân trọng cảm ơn: PGS. TS. Nguyễn Thị Hường, giảng viên khoa
kinh tế và kinh doanh quốc tế, chủ nhiệm bộ môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc
Tế, đã chỉ đạo và tận tình hướng dẫn em trong quá trình làm bài. Tuy nhiên, đây
là lần đầu em làm đề án, cùng với những hạn chế về thời gian, trình độ và số liệu
tham khảo nên đề án không tránh khỏi khiếm khuyết nhất định. Em kính mong
cơ Nguyễn Thị Hường và các thầy cơ trong khoa chỉ bảo thêm để hồn thiện hơn
đề án này.
Em xin chân thành cảm ơn /
Hà Nội 10 / 2008
Sinh viên
Lê Quang Dũng_KDQT47A_K47

2


CHƯƠNG I
ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY TỔNG CƠNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM
PETROLIMEX VƯƠN RA KINH DOANH TRÊN THỊ TRƯỜNG NƯỚC
NGOÀI
1.1 Giới thiệu chung về tổng công ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex

1.1.1 Thông điệp của doanh nghiệp
Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), tiền thân là Tổng Công ty
Xăng dầu mỡ, được thành lập ngày 12/01/1956 và được được thành lập lại theo
Quyết định số 224/TTg ngày 17/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Đến ngày
12/01/2006, Tổng Cơng ty Xăng dầu Việt Nam trịn nửa thế kỷ hình thành, xây
dựng và phát triển.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển:
Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam - tiền thân
là Tổng Công ty Xăng dầu mỡ được thành lập theo
Nghị định số 09/BTN ngày 12/01/1956 của Bộ Thương nghiệp và được thành lập lại theo Quyết định số
224/TTg ngày 17/04/1995 của Thủ tướng Chính
phủ. Tổng Cơng ty Xăng dầu Việt Nam là doanh
nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt trực thuộc Bộ
Thương mại, giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực kinh
doanh xăng dầu, có nhiệm vụ đáp ứng mọi nhu cầu
về xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu cho sự phát
triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và phục vụ
đời sống nhân dân trên phạm vi cả nước. Chặng
đường 50 năm xây dựng và phát triển của .
Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam luôn gắn
liền với các sự kiện lịch sử trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước:
Giai đoạn 1956 - 1975: Tổng Công ty Xăng
dầu Việt Nam có nhiệm vụ đảm bảo nhu cầu xăng
dầu cho sự nghiệp khôi phục, phát triển kinh tế để
xây dựng CNXH và chống chiến tranh phá hoại của
đế quốc Mỹ ở miền Bắc; Cung cấp đầy đủ, kịp thời
xăng dầu cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam
thống nhất Tổ quốc.
Giai đoạn 1976 - 1986: Tổng Công ty Xăng

dầu Việt Nam bắt tay khôi phục các cơ sở xăng dầu
bị tàn phá ở miền Bắc, tiếp quản các cơ sở xăng dầu
và tổ chức mạng lưới cung ứng xăng dầu ở các tỉnh
3


phía Nam, thực hiện cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu xăng dầu cho sản xuất,
quốc phòng và đời sống nhân dân đáp ứng yêu cầu hàn gắn vết thương chiến
tranh và xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước.
Giai đoạn 1986- đến nay: Tổng
Công ty Xăng dầu Việt Nam thực hiện
chiến lược đổi mới và phát triển theo chủ

trương đường lối của Đảng và Nhà nước,
chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh
sang cơ chế thị trường có định hướng
XHCN, từng bước xây dựng TCTy trở thành hãng xăng dầu quốc gia mạnh và
năng động để tham gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
1.2 Q trình vươn ra nước ngồi của Petrolimex:
Lịch sử thành lập từ năm 1956, song giai đoạn 1956 – 1975 Petrolimex
chỉ là một cơ sở đảm bảo các nhiệm vụ về: cung cấp, đảm bảo nhu cầu về xăng
dầu cho công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế để xây dựng CNXH ở miền
bắc, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ, cung cấp đầy đủ xăng dầu cho
cuộc đấu tranh giải phóng miền nam thống nhất đất nước – Đây là giai đoạn
Petrolimex khơng có tính chất của một doanh nghiệp, khơng có hoạt động vươn
ra thị trường nước ngoài.
Giai đoạn 1976 – 1986, là giai đoạn không mấy nổi bật khi nhiệm vụ của
Petrolimex lúc này cũng chỉ gói gọn trong cơng tác đảm bảo đáp ứng nhu cầu
xăng dầu trong nước và một phần cung cấp cho nước bạn Lào.
Giai đoạn 1986 – đến nay (2008), là thời kỳ đánh dấu những thay đổi lớn

lao cả về chất và về lượng của Petrolimex. Tổng công ty đã chuyển sang kinh
doanh, hạch toán độc lập theo cơ chế thị trường có sự quảng lý điều tiết của nhà
nước. Đây cũng là giai đoạn mà Petrolimex vươn ra thị trường nước ngoài theo
đúng nghĩa của một doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Tổng công ty vẫn là đầu mối chính
trong việc đáp ứng nhu cầu xăng dầu cho
nước ban Lào thông qua các doanh nghiệp
thành viên như:
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Petrolimex – Địa chỉ trụ sở chính: 54-56
Bùi Hữu Nghĩa, Quận 5, Thành phố Hồ
Chí Minh

4


Số điện thoại : (84.8) 8383 400
Fax: (84.8) 8383 500
E-mail:
Website: www.pitco.com.vn
Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Đà Nẵng Trụ sở chính:
500 Ơng Ích Khiêm, Quận Hải Châu, Thành phố Đà nẵng.
Các chi nhánh tại: Quảng nam, Quảng ngãi, Huế, Quảng Trị, Kon Tum,
Khu Kinh tế Lao Bảo.
Điện thoại: 0511-820080, 0511-821013, 0511-832520
Fax: 0511-821013
Tài khoản: 102010000191625 Ngân hàng Công Thương Thành phố Đà nẵng.
E-Mail: hoặc
Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh - Địa chỉ: Quán bánh – Thành phố Vinh, Nghệ
an

Điện thoại: (038)851530; 851915. Fax: (038)851886.
E-mail:
Ngoài ra, ba doanh nghiệp trên còn tham gia vận tải xăng dầu, vận tải
hàng hóa (lâm sản, lương thực thực phẩm, vật tư thiết bị,…), tư vấn xây dựng và
xây dựng cho nước bạn Lào
Động thái vươn ra thị trường nước ngoài của Petrolimex càng ro rệt ở
những lĩnh vực :
Vận tải
Tổng công ty đã đầu tư phương tiện hiện đại và đủ
điều kiện để vươn ra thị trường vận tải xăng dầu quốc tế.
Tổng cơng ty hiện có đội tàu viễn dương có tổng trọng tải
140.000 DWT, gần gấp đơi năm 2000, đội tầu sơng, ven
biển có tổng trọng tải gần 10 vạn tấn, tuyến ống xăng dầu
500km và hơn 1.200 xe xitec với tổng dung tích trên
9.000 m3 trực thuộc sự quản lý các công ty thành viên
đảm bảo vận chuyển xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam
và từ các kho đầu mối nhập khẩu đến các cảng và đại lý tiêu thụ trong cả nước.
Đội ngũ cán bộ nhân viên, sỹ quan, thuyền viên của Petrolimex có nhiều kinh
nghiệm và trình độ cao, được đào tạo và huấn luyện chuyên nghiệp cùng với đội
tàu hiện đại, luôn đáp ứng yêu cầu của các tổ chức phân cấp tàu trong nước và
quốc tế, các yêu cầu của Bộ luật Quốc tế về An ninh Tàu và Bến cảng (IPPS
Code) và được các tập đoàn dầu lớn trên thế giới công nhận. Nhờ vậy, ngành

5


vận tải xăng dầu đã góp phần xây dựng và khẳng định sức mạnh và uy tín của
thương hiệu Petrolimex hôm nay.

6



Bảo hiểm
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) hiện
đã triển khai trên 50 sản phẩm bảo hiểm và đang chiếm
lĩnh thị trường trong các lĩnh vực: giao thông vận tải, xây
dựng và lắp đặt cơng trình, xăng dầu, hàng hóa xuất nhập
khẩu và bảo hiểm xe cơ giới.
Khả năng tài chính:
Tổng tài sản: 600 tỷ.
Quỹ dự phịng nghiệp vụ: 393,3 tỷ
Tổng doanh thu kinh doanh năm 2005: 850 tỷ
Lĩnh vực kinh doanh: Bảo hiểm phi nhân thọ, nhận
và nhượng Tái bảo hiểm, hoạt động đầu tư vốn, kinh
doanh tài chính, phát triển nhà và các hoạt động liên quan đến bất động sản
vvv…
Tại thị trường quốc tế Công ty đã mở rộng và quan hệ với nhiều nhà Tái
bảo hiểm quốc tế như Munich Re, Cologne Re, Hartford Re, Hannover Re,
Willis Faber, LLoy'd tại các nước như Anh, Đức, Pháp, Singapore...vv.
Số lượng khách hàng của Công ty ngày càng nhiều, có hàng trăm nghìn các
khách hàng lớn nhỏ thuộc tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, tổ chức, cá nhân trong
nước cũng như nước ngoài. Nhiều khách hàng lớn, nhiều dịch vụ cơng trình lớn
thuộc nhiều lĩnh vực đã được bảo hiểm tại PJICO như: Các đội tàu chở dầu lớn
của các hãng tàu Việt Nam, nhà máy điện Sông Hinh, Đại Ninh, Sê San 3, Tuyên
Quang, Cao Ngạn, đường dây tải điện Hàm Thuận-Đami, 500KV Hà TĩnhThường Tín; Đường 1, Đường 5, Đường Hồ Chí Minh, cầu Thanh Trì, cầu Bãi
Cháy, cầu Hàm Rồng, Phú Lương, Cẩm Phả, Đường Xuyên Á, Khách sạn
DAEWOO, khách sạn Hanoi Sheraton, Toà nhà HITC, các nhà máy xi măng Bút
Sơn, Hoàng Mai, Tam Điệp, Hải Phịng thuộc Tổng Cơng ty xi măng Việt Nam.
Tái bảo hiểm là một nghiệp vụ kinh doanh hết sức quan trọng đối với một
công ty bảo hiểm, Tính đến nay trung bình hàng năm Cơng ty nhận trách nhiệm

bảo hiểm tổng trị giá tài sản hàng trăm nghìn tỷ đồng. Nhiều cơng trình có giá trị
đến 200-300 triệu USD được khách hàng tham gia bảo hiểm với PJICO là nhờ
vào mạng lưới quan hệ quốc tế và các nhà tái bảo hiểm có uy tín trên Thế giới
đứng sau hỗ trợ. Từ khi thành lập đến nay Công ty đã chủ động xây dựng được
phương án tái bảo hiểm hàng năm, mở rộng quan hệ tái bảo hiểm trực tiếp với
hàng chục công ty tái bảo hiểm lớn trên thế giới như: Munich Re, Swiss Re,
Cologne Re, Hannover Re, ERC, Willis Faber, LLoy'd ... Các nhà tái bảo hiểm
quốc tế đánh giá cao về tính chuyên nghiệp của PJICO và thực sự ấn tượng về
thành tích trong thời gian gần đây của PJICO. Những nhà tái bảo hiểm hàng đầu
thế giới như: Munich Re, Swiss Re, Hannover Re, ERC ... đã quyết định đầu tư

7


thêm 40% năng lực nhận tái cho PJICO so với năm 2004 để năm 2005 PJICO có
điều kiện phục vụ khách hàng trong nước tốt hơn.Trong mấy năm vừa qua, bảo
hiểm Petrolimex có mức tăng trưởng cao nhất trên thị trường bảo hiểm Việt
Nam. Năm 2004 là năm đầu tiên Bảo hiểm Petrolimex hướng sự hoạt động
ra thị trường quốc tế và đã thu được khoản lợi nhuận trên 1 triệu USD.
Chiến lược của Bảo hiểm Petrolimex trong thời gian tới là phát triển thành tập
đồn tài chính hàng đầu tại Việt Nam, đồng thời mở rộng hoạt động ra thị
trường quốc tế.
Thiết kế và xây dựng
Nhằm phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng,
Petrolimex có một đội ngũ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm chuyên tư vấn,
thiết kế và xây dựng các công trình xăng dầu và dầu khí như kho cảng xăng dầu,
kho cảng LPG, kho nhựa đường lỏng, nhà máy pha chế dầu nhờn, tuyến ống dẫn
dầu… nồng cốt là Cty CP Xây lắp I
Đơn vị : công ty cổ phần xây lắp I - petrolimex
Tên giao dịch quốc tế : Petrolimex construction joint stock company I

Tên viết tắt : PCC-1
Địa chỉ : số 550 nguyễn văn cừ - phường gia thuỵ - quận long biên - tp Hà nội
Tel : 04.8773069 - 04.8271801 - 04.8770090
Fax : 04.8273860
Email:
Là Doanh nghiệp Nhà nước ra đời ngày 17-3-1969, đến ngày 26-12-2001
Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1519/QĐ-TTg chuyển Cơng ty xây lắp I
thành Cơng ty cổ phần. Trong q trình 36 năm hoạt động và phát triển, Công ty
đã tham gia xây dựng hàng ngàn cơng trình lớn nhỏ trên phạm vi toàn quốc và
nước ngoài tại Lào và Campuchia gồm: cảng chuyên dụng xuất nhập xăng dầu,
hệ thống đường ống xăng dầu quốc gia, bồn bể chứa xăng dầu với dung tích
hàng vạn m3, sản phẩm hố dầu (ngồi trời, trong hang hầm), trạm xuất nhập ô
tô-wagon, trạm bán lẻ, kho gas, kho nhựa đường của PETROLIMEX,
VINAPCO, PETEC, Bộ quốc phịng, PROSIMEX, các khu cơng nghiệp chế
biến sản phẩm, lọc hố dầu...; Sản xuất cơ khí và thiết bị xăng dầu, đóng xitéc..., xây dựng khu cơng nghiệp, cơng trình kiến trúc của Nhà nước và các
thành phần kinh tế đưa vào sử dụng đạt chất lượng
cao.
Xuất nhập khẩu
Không chỉ tập trung kinh doanh trong lĩnh vực
xăng dầu, Tổng cơng ty Xăng dầu cịn có riêng một

8


công ty tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu tổng hợp khác là công ty cổ
phần xuất nhập khẩu Petrolimex thực hiện:
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực là: Hạt tiêu, Cà phê, Cao su thiên
nhiên, Thiếc thỏi, Antimony thỏi. Trong đó, riêng sản lượng hạt tiêu xuất khẩu
trung bình 6000T/năm – là một trong 3 doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu hàng
đầu của Việt Nam.

-

Mặt hàng nhập khẩu chủ lực: Sắt thép, Hạt nhựa v.v…

Cơng ty có quan hệ bán hàng với các đối tác thuộc nhiều nứơc trên
thế giới như: Mỹ, Đức, Pháp, Nga, Ucraina, Trung Quốc, Dubai, Singapore,
Indonesia, Thái lan v.v…
Tóm lại, tính từ mốc năm 1986 Petrolimex đã có hơn 20 năm vươn ra
kinh doanh trên thị trường nước ngoài, song thị trường trọng điểm mới chỉ có
quy mơ nhỏ giới hạn cả ở phạm vi thị trường và doanh số (Thị trường Lào,
Angieria, và các nước châu phi,…). Hình thức kinh doanh mới chỉ dừng lại ở
hoạt động Xuất khẩu, tư vấn thiết kế ( xây dựng), bước đầu tiến hành thăm dò
khai thác dầu khí ở Angieria. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nơng lâm,
khống sản thơ (hồ tiêu, cà phê, gạo, cao su sơ chế, thiếc sơ chế,…)_ có giá trị
thấp. Hiện tại Petrolimex có nhiều lợi thế để vươn ra thị trường nước ngoài.
Ngoài ra, để thực hiện mục tiêu vươn ra nước ngồi Tổng cơng ty rất chú
trọng vào tăng cường hợp tác quốc tế, thực hiện liên doanh liên kết quốc tế:
Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế : Trong xu
thế đổi mới và mở cửa của đất nước,Petrolimex đã
không ngừng tăng cường và mở rộng mối quan hệ hợp
tác quốc tế. Đến nay, Petrolimex đã có quan hệ giao
dịch với hầu hết các tập đồn dầu khí lớn trên thế giới
và khu vực.
Mỗi năm Petrolimex nhập mua gần 8 triệu m3 sản phẩm xăng dầu với
nguồn cung cấp từ nhiều hãng, công ty xăng dầu của Singapore, Hàn Quốc, Đài
Loan, Nhật, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và các nước Trung Đông. Việc mở
rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn kỹ
thuật… cũng đang được mở rộng. Phù hợp với xu hướng khu vực hóa và tồn
cầu hóa hiện nay, Petrolimex đang xúc tiến những bước đi vững chắc vì lợi ích
của Tổng cơng ty và lợi ích của cộng đồng kinh doanh nói chung.

Liên doanh:
Petrolimex và SK Networks trao đổi hợp tác : Ngày 01/11/2006, ông Man
Won Jung, chủ tịch tập đồn SK Networks, một cơng ty trực thuộc tập đồn SK
Group cùng các ơng Sung Soo Park, phó chủ tịch SK Networks_phụ trách về
Nguồn lực và Năng lượng, ông Steve Choi_trưởng đại diên của SK Networks tại

9


Việt Nam hội đàm tại trụ sở của Petrolimex(Khâm Thiên_Hà Nội), trao đổi về
khả năng hợp tác.
Chiều 25/2/2005, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng liên doanh
thành lập công ty liên doanh TNHH kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong. Mục
tiêu chính của liên doanh là xây dựng một bể chứa xăng dầu tại đảo Mỹ Giang
(nằm trong vịnh Vân Phong_Khanh Hịa) có quy mơ lớn nhất Việt Nam:
500.000 mét khối (giai đoạn 1) và 1 triệu met khối ( giai đoạn 2), khối lượng
xăng, dầu thông qua kho khoảng 5 – 6 triệu mét khối/ năm. Số vốn đăng ký cho
cả hai giai đoạn là 100 triệu USD. Liên doanh gồm 3 đối tác : Tổng cơng ty
xăng dầu Việt Nam (giữ 55% vốn góp); cơng ty PB Tankes Limited – Singapore
(30% vốn góp); cơng ty CP bảo hiểm Petrolime – PJICO (15% vốn góp) Liên
doanh sẽ xây dựng 1 cầu cảng có khả năng tiếp nhận tàu 150 000DWT và các
cầu cảng xuất hàng cho tàu 500DWT – 60 000WDT . Xây dựng 1 đường bộ nối
dảo Mỹ Giang với đất liền và các cơng trình phụ trợ khác.
Mở rộng cửa và hội nhập là một trong những phương châm hành động
của Petrolimex. Hai liên doanh của Petrolimex trong lĩnh vực sản xuất chế biến
các loại dầu mỡ nhờn (Công ty Liên doanh BP-Petco, liên doanh với Tập đoàn
BP) và chất tẩy rửa bề mặt (Công ty Liên doanh PTN, liên doanh với Tập đoàn
Sojitz và Tayca của Nhật) đang hoạt động rất hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự
phát triển của kinh tế Việt Nam. Liên doanh xây dựng và kinh doanh kho xăng
dầu ngoại quan với Công ty Kuo Oil của Singapore là một hướng phát triển mới

của Petrolimex, hứa hẹn một tiềm năng lớn. Ngoài ra, Petrolimex cũng đã ký
hợp đồng thăm dò, khai thác dầu mỏ
với các đối tác tại Angieria, NamPhi,
chuyển giao cơng nghệ với nhiều hãng
nước ngồi và đang tiếp tục tìm kiếm
đối tác mới để thu hút nguồn vốn, cơng
nghệ hiện đại của nước ngồi nhằm
phát triển Petrolimex ngày một lớn
mạnh hơn.

Đầu tư
Dự án thăm dò dầu khí lơ 433a &
416b tại Angiêria và lơ SK305 ở Malaysia
của Tổng Cơng ty Dầu khí Việt Nam với
vốn đầu tư thực hiện khoảng 150 triệu
USD. Hiện nay, Tổng Cơng ty Dầu khí
Việt Nam đã cùng các đối tác phát hiện
dầu khí mới tại lơ 433a & 416b ở Angiêri (giếng MOM-2 có phát hiện dầu khí,

10


giếng MOM-6 bis cho dịng dầu 5.100 thùng/ngày) và lơ hợp đồng SK305 ở
Malaysia (giếng DANA-1X cho dòng dầu 3.100 thùng/ngày).
Dự án đầu tư sang Singapore của Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí
(PTSC) đã góp vốn thực hiện 22,7 triệu USD.
1.3 Động cơ vươn ra nước ngoài của Petrolimex:
- Tìm kiếm những nguồn lực mới. Đây có thể coi là một kênh thu hút
hiệu quả các nguồn lực quốc tế về: tài chính, nhân lực, cơng nghệ, vật tư kỹ
thuật, nguyên vật liệu sản xuất.

- Tìm kiếm những thị trường mới cho bài toán phát triển. Vươn ra thị
trường nước ngồi Petrolimex có thể tiếp cận những thị trường đầu vào và đầu
ra mới ổn định hơn, chất lượng hơn, quy mô lớn hơn.
- Kinh doanh trên nhiều thị trường khác nhau có thể giúp doanh nghiệp
phân tán rủi ro kinh doanh, tìm kiếm một tỷ xuất lợi nhuận hợp lý hơn.
- Vươn tới các thị trường mới doanh nghiệp cịn tận dụng được những ưu
đãi, khuyến khích từ phía chính phủ như: miễn thuế xuất khẩu, giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp, các ưu đãi về tài chính, …

11


CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY PETROLIMEX VƯƠN RA
KINH DOANH TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
2.1 Phân tích động cơ vươn ra nước ngoài của Petrolimex:
2.1.1 Petrolimxex vươn ra nước ngồi nhằm mở rộng thị trường
Tại sao có thể nói Petrolimex vươn ra thị trường nước ngồi là vì lý do thị
trường?
Hiện tại , lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của
Petrolimex là cung cấp các sản phẩm xăng, dầu và chế
phẩm dầu mỏ. Petrolimex là doanh nghiệp hàng đầu trong
lĩnh vực thăm dò, khai thác, xuất nhập khẩu và kinh
doanh các sản phẩm xăng dầu, khí hóa lỏng, phụ phẩm
dầu mỏ. Tại thời điểm hiên tại, Petrolimex chiếm khoảng
60% thị phần thị trường xăng dầu trong nước ( số liệu
tổng cục thống kê ngày 22/7/2008 _ ……..). Tổng công ty
nhập khẩu khoảng 7 – 8 triệu mét khối xăng dầu/ năm, doanh thu từ kinh doanh
xăng dầu khoảng 25 000 tỷ VNĐ_chiếm 80% doanh thu tồn nghành.
Petrolimex có hệ thống kho bể với sức chứa trên 1.200.000 m3 được phân bổ

dọc theo chiều dài đất nước đảm bảo cho dự trữ và cung ứng xăng dầu theo nhu
cầu của thị trường như: Tổng kho Xăng dầu Đức Giang (Hà Nội), Thượng Lý
(Hải Phòng), Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh), Cụm kho
Xăng dầu miền Trung (Phú Khánh - Bình Định - Đà Nẵng - Nghệ An), miền
Tây Nam bộ, Cụm kho xăng dầu B12 (Quảng Ninh),… Thông qua hệ thống
phân phối gần 1.500 cửa hàng bán lẻ và hệ thống đại lý 6.000 điểm bán trên toàn
quốc, Petrolimex hiện nay là đơn vị lớn nhất cung cấp các chủng loại xăng dầu
tốt nhất phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
Có thể thấy rằng , thị trường xăng dầu trong nước đã bão hòa , các doanh
nghiệp trên thị trường đã hài lòng với miếng bánh thị phần nội địa của mình, vì
vậy muốn phát triển tăng them doanh số thì vươn ra nước ngoài sẽ là ưu tiên số
một.
Trên thị trường bảo hiểm và vận tải tình trạng cũng diễn ra tương tự.
Petrolimex chiếm lĩnh thị phần áp đảo so với các đối thủ khác, nên Tổng công ty
sẽ phải hướng hoạt động ra thị trường quốc tế nếu muốn phát triển .
Hơn nữa, hiện tại Petrolimex và đối tác chiến lược PVN chuẩn bị đưa vào
vận hành cụm cơng nghiệp lọc hóa dầu Dung Quất (Đi vào vận hành trong quý I
năm 2009) và đang tiến hành chuẩn bị xây dựng cụm cơng nghiệp lọc hóa dầu
thứ hai tại Nghi Sơn _Khu kinh tế Nghi Sơn_Thanh Hóa (Đi vào vận hành năm
2013). Tổng công suất của hai cụm công nghiệp này vào khoảng 40 tấn dầu thô/
năm, bởi thế nhu cầu về dầu thơ là rất lớn trong khi chính phủ khơng cho phép

12


tăng sản lượng khai thác ở thềm lục địa nước ta, vì thế Petrolimex và PVN phải
khăn gói quả mướp đi tìm nguồn cuung cấp dầu thơ ở nước ngồi. Khi cả hai
cụm lọc hóa dầu đều đi vào vận hành không những đáp ứng đủ cho nhu cầu
trong nước mà còn định hướng cho xuất khẩu ra các nước trong khu vực nhất là
thị trường Trung Quốc, Petrolimẽ với lịch sử khá lâu trong kinh doanh xăng dầu

quốc tế được chính phủ giao cho trọng trách này. Đó là lý do Liên doanh
TNHH kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong được thành lập. Kho xăng dầu Vân
Phong có nhiệm vụ là trung gian trung chuyển dầu thô từ trung đơng về phục vụ
các cụm lọc hóa trong nước và các chế phẩm dầu mỏ ra thị trường nước ngoài.
2.1.2 Phân tán rủi ro bằng cách đa dạng các thị trường :
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, với một
tập đoàn lớn như Petrolimex cũng khơng thể nằm ngồi vịng xốy đó. Việt Nam
đã ra nhập những sân chơi quốc tế ( WTO, APEC, …), các doanh nghiệp Việt
không những phải đương đầu với cạnh tranh nội địa mà còn chịu áp lực lớn từ
những tập đoàn quốc tế đầy tiềm lực. Bản thân Petrolimex hoạt động trong 11
lĩnh vực kinh doanh trong chiến lược đa dạng hóa kinh doanh để giảm thiểu rủi
ro tồn phần, tuy nhiên hoạt động cịn có nhiều hạn chế như:
Chưa hề có vị thế so sánh trên thị trường quốc tế.
Hoạt động ở thị trường nội địa vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu
doanh thu ( >90% / 2006 ).
Tiềm lực kinh tế, công nghệ, quan hệ hợp tác quốc tế còn hạn chế.
Rủi ro bị thơn tính, rủi ro bị mất vị thế khi các đối thủ quốc tế tham gia
kinh doanh trên thị trường chủ đạo của tổng công ty.
Khi vươn ra nhiều thị trường quốc tế khác nhau, tổng công ty năng cao hệ
số an toàn bởi thất bại ở một thị trường có thể được bù đắp từ lợi tức từ thị
trường khác.
Bởi thế, thay vì thụ động đối phó Petrolimex sẽ chủ động hội nhập, chủ
động vươn ra thị trường nước ngồi để đón bắt xu thế của nền kinh tế thế giới.
2.1.3 Động cơ tìm kiếm nguồn lực:
Đây cũng là một động cơ khơng thể khơng nói tới khi Petrolimex vươn ra
thị trường nước ngồi bởi vì các ngun nhân sau:
Hiên nay, Việt Nam đang tăng cường thu hút vốn FDI ước đạt khoảng
130 tỷ USD năm 2008. Petrolimex trong chiến lược đa dạng hóa lĩnh vực kinh
doanh, mở rộng quy mơ và pham vi hoạt động đang có nhu cầu rất lớn về vốn,
song việc huy động vốn trong nước bị hạn chế do thị trường chứng khoán giảm

phát, những quản lý khắt khe từ phía nhà nước khi huy động vốn từ hệ thống
ngân hàng nên huy động vốn từ thị trường quốc tế ( nhất là khi nước ta đã là
thành viên thứ 150 của WTO, ) là một hướng đi mới . Petrolimex xác định gọi
vốn dựa vào các hình thức: góp vốn liên doanh, góp vốn bằng thành phẩm.
13


Nguồn nhân lực đào tạo trong nước đa phần chưa đáp ứng được yêu cầu
trong khi đặc thù lĩnhvực kinh doanh địi hỏi đội ngũ nhân lực chất lượng cao.
Cơng nghệ sản xuất, khai thác lạc hậu, khả năng quản lý cịn yếu khi mà
cơng nghiệp bổ trợ và nghiên cứu trong nước khơng có khả năng đáp ứng thì
hướng tiếp cận tối ưu là thị trường cung ứng từ nước ngồi .
2.1.4 Tận dụng những ưu đãi từ phía chính phủ:
Cơ chế ưu đãi, khuyến khích của chính phủ:
Nhà nước đang khẩn trương xây dựng đề án về cơ chế hỗ trợ, khuyến
khích để thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong
nước theo chỉ đạo của Thủ tướng. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư ngay
trong năm 2008 và những năm tới tại những thị trường trọng điểm mà Việt Nam
có lợi thế như Lào, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Campuchia...
Theo đó, phải tiến hành ngay các chương trình xúc tiến đầu tư và nghiên
cứu thị trường, luật pháp, chính sách, tìm hiểu môi trường và cơ hội đầu tư để
hướng các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư có hiệu quả tại những thị trường này.
Trong thời gian tới các cơ quan chun mơn sẽ trình Chính phủ việc phân cấp
quản lý đầu tư ra nước ngoài để các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài dễ hoạt
động. Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo thống kê
định kỳ làm cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các dự án đầu tư ra nước ngồi
để có chính sách phù hợp, kịp thời.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước sẽ liên tục tổ chức thu thập thông tin về
môi trường đầu tư tại các nước để cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước đang
có ý định đầu tư ra nước ngồi về như: chính sách thu hút đầu tư, các dự án kêu gọi

đầu tư, luật pháp chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, tiềm năng và cơ hội đầu tư trong một số ngành, lĩnh vực cụ
thể tại nước mà doanh nghiệp Việt Nam muốn đầu tư vào. Công bố thông tin về các
dự án đầu tư cụ thể đã được Chính phủ Việt Nam ký với nước ngoài...
Nhà nước sẽ hỗ trợ nguồn vốn đầu tư cho những dự án thực hiện tại nước
ngồi mà có tác động tới sự phát triển kinh tế của nước ta như: dự án điện để
xuất khẩu điện về Việt Nam, dự án khai thác khoáng sản để thay thế nhập khẩu
phục vụ sản xuất chế biến trong nước...
Theo đó những dự án này sẽ được vay vốn của Nhà nước thông qua Ngân
hàng Đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) với mức vay tối thiểu 30% tổng vốn
đầu tư của dự án với lãi suất ưu đãi và được miễn hình thức đảm bảo tiền vay
bằng tài sản.
Ngoài ra các dự án này nếu đầu tư tại Nga, Lào, Campuchia sẽ được
Chính phủ bảo lãnh vốn vay của doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại

14


trong nước với mức vay được vượt quá 15% vốn điều lệ của ngân hàng thương
mại cho vay.
Tại một số dự án đặc biệt doanh nghiệp cịn có thể đề nghị Nhà nước góp
vốn đầu tư. Những dự án này còn được miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
đối với phần lợi nhuận chuyển về nước đã được nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
tại nước mà doanh nghiệp đầu tư.
Hiện Chính phủ đang đi đến thống nhất nội dung của hiệp định khuyến
khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế trùng của Việt Nam với một
số nước đã ký thoả thuận, đây sẽ là cơ sở cho hoạt động đầu tư của doanh
nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra nước ngồi.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang xem xét đưa ra cơ chế, chính sách để
hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đầu tư sang thị trường Lào và Campuchia để

đào tạo các lao động do lao động tại hai thị trường này không thể đáp ứng được
về số lượng và chất lượng theo yêu cầu.
* Tính từ thời điểm Nghị định số 22/1999/NĐ-CP quy định đầu tư ra nước
ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đến hết năm 2007, các doanh nghiệp trong
nước đầu tư ra nước ngồi chủ yếu tập trung vào lĩnh vực cơng nghiệp với hơn
100 dự án có tổng vốn đầu tư là 893,6 triệu USD, chiếm 40,16% về số dự án và
64,3% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Việt Nam đã và đang thành công trong thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn
đầu tư trực tiếp nước ngồi (ĐTNN) từ năm 1987 đến nay và có thể nhận thấy
xu hướng mới đang trỗi dậy trong vài năm trở lại đây, đó là sự gia tăng dịng
vốn đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) của các doanh nghiệp Việt Nam.
ĐTRNN là vấn đề mang tính chất tồn cầu và là xu thế của các quốc gia
trong khu vực và trên thế giới nhằm mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, tiếp cận gần khách hàng hơn, tận dụng nguồn tài nguyên,
nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa, tránh được chế độ
giấy phép xuất khẩu trong nước và tận dụng được quota xuất khẩu của nước sở
tại để mở rộng thị trường, đồng thời, tăng cường khoa học kỹ thuật, nâng cao
nâng lực quản lý và trình độ tiếp thị với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào nhu cầu và điều kiện của mỗi nước mà ĐTRNN cân
bằng và đồng hành với đầu tư nước ngồi. Vì vậy, dịng vốn đầu tư giữa các
nước phát triển sang các nước đang phát triển biến động từng năm tùy thuộc nhu
cầu và điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước, như Hàn Quốc là một
nước có chính sách thúc đẩy và hỗ trợ đầu tư nước ngồi vào, đồng thời cũng
khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư ra nước ngoài. Việt Nam đi
lên từ một nền kinh tế kém, tiến hành thu hút đầu tư nước ngoài chậm hơn so
với các nước khu vực và thế giới nhưng 20 năm qua đã đạt được nhiều thành tự
trong thu hút và sử dụng vốn ĐTNN, đồng thời, do nhận thức được vai trò của

15



ĐTRNN nên sớm đã có chính sách khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam
ĐTRNN.
Hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam dần
hoàn thiện theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp:
Những năm đầu thập niên 90, lượng vốn ĐTNN vào Việt Nam tăng mỗi
năm, số các doanh nghiệp ĐTNN trong sản xuất hàng dệt-may tăng cao nên số
lượng quota xuất khẩu hàng năm không đáp ứng đủ năng lực sản xuất. Bên cạnh
đó, chính sách “đóng cửa rừng”, cấm khai thác đánh bắt gần bờ để bảo vệ tài
nguyên, môi trường cũng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một
số doanh nghiệp trong công nghiệp chế biến sản xuất hàng tiêu dùng. Vì vậy,
nhằm bù đắp các “thiếu hụt trên” đã có một số doanh nghiệp ĐTNN chuyển mục
tiêu hoạt động hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại một số nước láng giềng trong khu
vực. Trong số các doanh nghiệp đi tiên phong trong ĐTRNN còn phải kể tới
một số doanh nghiệp tư nhân của một số địa phương tại vùng biên giới với một
số nước bạn (Lào, Campuchia) đã thực hiện dự án đầu tư tại nước bạn theo thỏa
thuận hợp tác song phương giữa chính quyền địa phương hai nước.
Trước thực tế đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP
ngày 14/4/1999 quy định ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam để hướng dẫn và
quản lý hoạt động ĐTRNN. Như vậy, có thể nói sau hơn 10 năm thực thi Luật
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam pháp luật về ĐTRNN tại Việt Nam bắt đầu
hình thành, mở đường cho các hoạt động ĐTRNN sau này. Mặc dù hành lang
pháp lý cho ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam mới được ban hành đầu năm
1999, nhưng trước thời điểm này một số doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành
hoạt động ĐTRNN.
Để triển khai Nghị định 22/1999/NĐ-CP nói trên, các Bộ, ngành liên quan
đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp
Việt Nam (Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 01/2001/TTNHNN ngày 19/01/2001 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với ĐTRNN của
doanh nghiệp Việt Nam). Những văn bản nêu trên cùng với các văn bản pháp

luật khác đã tạo nên một khung pháp lý cần thiết cho hoạt động ĐTRNN. Trong
hơn 16 năm qua, đã có 249 dự án ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam với tổng
vốn đầu tư đăng ký 1,39 tỷ USD.
Việc ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn
đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hình thành cơ sở pháp lý cho hoạt động
ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho việc ra đời nhiều dự án
ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đạt hiệu quả nhất định. Đồng
thời là minh chứng cho sự trưởng thành về nhiều mặt của các doanh nghiệp Việt
Nam từng bước hội nhập đời sống kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, qua
thực tế cho thấy hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam còn lúng túng,
gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện, bộc lộ một số hạn chế đòi hởi cần
16


được hồn thiện. Chẳng hạn, các quy định cịn thiếu cụ thể, đồng bộ, nhất quán,
có một số điều khoản đến nay khơng cịn phù hợp, khơng bao qt được sự đa
dạng của các hình thức ĐTRNN. Thủ tục hành chính nhìn chung vẫn cịn phức
tạp, rườm rà, khơng ít quy định của cơ quan quản lý can thiệp quá sâu vào quá
trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Quy trình đăng ký và
thẩm định cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngồi cịn phức tạp, thủ tục điều
chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư chưa được rõ ràng. Thiếu các chế tài cụ thể về cơ
chế báo cáo, cung cấp thông tin về triển khai dự án đầu tư ở nước ngồi và chưa
có cơ chế kiểm soát hoạt động ĐTRNN. Cơ chế phối hợp quản lý đối với
ĐTRNN chưa được quy định cụ thể, rõ ràng. Ngoài ra, văn bản pháp lý về
ĐTRNN mới dừng lại ở cấp Nghị định của Chính phủ nên hiệu lực pháp lý chưa
cao.
Từ thực tế nêu trên, năm 2005 Chính phủ đã trình Quốc hội luật hóa hoạt
động ĐTRNN và được Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư năm 2005 (có hiệu
lực vào tháng 7/2006), trong đó có các quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp
Việt Nam. Sau một thời gian ngắn, Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ

quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam được ban hành ngày
09/9/2006 nhằm hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2005 với 4 mục tiêu chủ
đạo là (i) phù hợp với thực tiễn hoạt động; (ii) quy định rõ ràng, cụ thể hơn; (iii)
tăng cường hiệu quả của quản lý nhà nước và (iv) đơn giản hóa thủ tục hành
chính. Đồng thời, kế thừa và phát huy có chọn lọc những mặt tích cực, cũng như
khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành về ĐTRNN nhằm
mở rộng và phát triển quyền tự chủ, tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Nghị
định 78/2006/NĐ-CP còn quy định các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế, trong đó có doanh nghiệp có vốn ĐTNN, đều có quyền
ĐTRNN, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh,
được lựa chọn hay thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư
thích ứng với yêu cầu kinh doanh và được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Giảm
thiểu các quy định mang tính “xin-cho” hoặc “phê duyệt” bất hợp lý, không cần
thiết, trái với nguyên tắc tự do kinh doanh, gây phiền hà cho hoạt động đầu tư,
đồng thời, có tính đến với lộ trình cam kết trong các thoả thuận đa phương và
song phương trong hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là các nguyên tắc đối xử quốc
gia và tối huệ quốc. Bên cạnh đó, Nghị định 78/2006/NĐ-CP còn quy định rõ về
trách nhiệm, các quan hệ giữa cơ quan nhà nước đối với nhà đầu tư và doanh
nghiệp, về việc thực hiện các mối quan hệ đó cũng như chế tài khi có những vi
phạm từ hai phía (nhà đầu tư và cơ quan, cơng chức nhà nước) nếu không thực
hiện đúng các quy định của pháp luật.
Như vậy, khuôn khổ pháp lý của hoạt động ĐTRNN đã dần dần được
hồn thiện hơn thơng việc ban hành Luật Đầu tư năm 2005, đồng thời, Nghị
định số 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định về ĐTRNN đã thay thế Nghị
định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 và thủ tục đầu tư ra nước ngoài đã

17


được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, đơn giản tại Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH

ngày 10/10/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2.2 Đánh giá:
Vì vậy, Petrolimex hồn tồn có đủ khả năng, có động cơ xác đáng để
vươn ra kinh doanh trên thị trường quốc tế . Petrolimex lựa chọn lĩnh vực
bảo hiểm và năng lượng để vươn ra kinh doanh quốc tế trong thời điểm này
là hợp lý bởi vì:
2.2.1 Bối cảnh
Hiện nay, hoạt động ĐTRNN đang đứng trước những yếu tố thuận lợi
mới:
- Luật Đầu tư năm 2005 có hiệu lực từ 01/7/2006 và Nghị định 78 hướng
dẫn được ban hành đã tạo điều kiện thơng thống cho ĐTRNN,
- Cùng với việc phát triển nhanh của nền kinh tế, tiềm lực tài chính của
doanh nghiệp Việt Nam sẽ không ngừng gia tăng;
- Vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng cao hơn, quá trình hội nhập
quốc tế đang được đẩy nhanh với việc ký kết và thực hiện các Hiệp định song
phương và đa phương sẽ tạo thêm thuận lợi cho hoạt động ĐTRNN;
- Nhu cầu tất yếu phải mở rộng ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam sẽ
gia tăng mạnh do đòi hỏi phải mở rộng thị trường xuất khẩu, mở rộng hợp tác
kinh tế và kỹ thuật, tiết kiệm chi phí đầu tư, chi phí vận tải, phát huy lợi thế của
hội nhập nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
Từ những yếu tố đó, xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước
ngoài trong giai đoạn 2006-2010 sẽ có những chuyển biến quan trọng và tác
động tích cực đối với kinh tế trong nước.
2.2.2 Dự báo ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới
Dự báo trong những năm tới (2008-2010) đầu tư ra nước ngoài của doanh
nghiệp Việt Nam sẽ gia tăng, trung bình mỗi năm khoảng 500 triệu USD, vì
những lý do sau đây:
- Chính phủ tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư ra
nước ngồi đáp ứng xu thế các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài để
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí vận tải

và khai thác lợi thế của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ gia tăng.
- Cùng với sự phát triển kinh tế của Việt Nam ngày càng có nhiều doanh
nghiệp có tiềm lực về tài chính cơng nghệ để thực hiện đầu tư ra nước ngoài
- Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào đời sống kinh tế quốc tế,
nhất là sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO), cơ hội đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp ngày càng lớn, đặc
biệt vào các quốc gia thành viên WTO.
18


CHƯƠNG III
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO
HƯỚNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA PETROLIMEX
3.1 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế kinh doanh quốc tế của
Petrolimex
Từ những phân tích về động cơ vươn ra nước ngồi của Petrolimex
chúng ta có thể rút ra một số bài bọc kinh nghiệm quý báu.
Thứ nhất: Để vươn ra thị trường nước ngoài một cách hiệu quả , các cơng
ty cần đặt ra những mục tiêu để lấy đó làm động lực thúc đẩy các hoạt động.
Thứ hai: Các động cơ của công ty cần được xây dựng một cách khả thi
trên cơ sở những điểm mạnh và lợi thế so sánh với các công ty. Xác định động
cơ cần phải rõ rang, không trùng lặp chồng chéo.
Thứ ba: Trước khi cụ thể hoá các động cơ vươn ra thị trường nước ngoài
bằng những hành động cụ thể việc điều tra nghiên cứu thị trường là một việc cần
thiết,và quan trọng, đó là tìm hiểu về mơi trường quốc gia (mơi trường kinh tế,
chính trị , văn hóa,…), mơi trường quốc tế (các định chế quốc tế, các liên kết
kinh tế) nhằm dung hòa những động cơ của của cơng ty với bối cảnh thị trường.
Thứ tư: Trong chính bản thân mỗi doanh nghiệp cũng cần tự điều chỉnh
để tạo ra những thuận lợi hay duy trì những lợi thế cạnh tranh vốn có. Khơng để
chính những những điểm mạnh của mình ở thị trường này lại trở thành điểm yếu

ở thị trường khác.
Đây cũng là bài học kinh nghiệm quý báu cho các doanh nghiệp nói
chung và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói riêng của Việt Nam khi
muốn vươn ra thị trường nước ngồi, từ đó có những bước đi đúng đắn giống
như Petrolimex đã thực hiện.
3.2 Một số khuyến nghị để gia tăng hiệu quả trong chiến lược vươn ra
thị nước ngồi của Petrolimex:
Tuy cịn hạn chế về kiến thức song thông qua đề tài em xin có một số
khuyến nghị đóng góp đối với hoạt động vươn ra thị trường nước ngồi của
Tổng cơng ty dầu khí quốc gia Việt Nam. Đây là những luận cứ do bản thân em
rút ra từ quá trình thực hiện đề tài này đã qua so sánh đánh giá tài liệu tham khảo
như: (Bài phát biểu của Bộ trưởng tại Diễn đàn thương mại - đầu tư Việt Nam
sau một năm gia nhập WTO_ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM SAU MỘT NĂM GIA NHẬP WTO VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI ), các
điều khoản cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, với sự chỉ bảo của Giảng
viên hướng dẫn, cô Nguyễn Thị Hường.
3.2.1 Đối với hoạt động đầu tư:

19


- Phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ xuất khẩu, phục vụ
phát triển
- Tập trung phát triển mạnh các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, có thị
trường.
- Đẩy mạnh tiến độ đầu tư , đưa vào vận hành hiệu quả các dự án trọng
điểm (Dự án cụm cơng nghiệp lọc hóa dầu Dung quất, Khu lọc hóa dầu ..., đa
dạng nguồn vốn và hình thức đầu tư .
3.2.2 Đối với thương mại
Xuất khẩu

- Tổ chức rà soát, điều chỉnh bổ sung đề án xuất khẩu giai đoạn 20062010 cho phù hợp yêu cầu và tình hình mới.
- Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực và những mặt hàng
có dung lượng thị trường khá, có tốc độ tăng trưởng nhanh nhằm hình thành
những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới (Cà phê, Hồ tiêu, Khống sản, Nơng lâm
thủy sản, trong thời gian tới là xăng dầu và các hóa phẩm từ cơng nghiệp lọc hóa
dầu...).
- Thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
sản phẩm xuất khẩu trên tất cả các mặt:
+ Năng lực sản xuất,
+ Cơ cấu mặt hàng,
+ Giá cả,
+ Chất lượng,
+ Phương thức phân phối...
Từng bước đưa doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất của các Tập
đoàn đa quốc gia
- Nghiên cứu cơ chế và phương thức nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời
tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu.
- Phối hợp các Bộ, ngành xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và hệ thống đăng kiểm phù hợp tiêu chuẩn và
thông lệ quốc tế, đồng thời thúc đẩy, vận động tiêu chuẩn hoá và công nhận lẫn
nhau giữa Việt Nam và các đối tác thương mại nước ngoài
- Tăng cường và đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, xây
dựng thương hiệu để đạt hiệu quả cao; phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu cao
ngang bằng mức tăng nhập khẩu.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương để tạo
nên thị trường xuất khẩu mới; tránh tập trung quá mức một mặt hàng vào một thị

20




×