Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

giáo án chủ đề trường mầm non lớp 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.59 KB, 94 trang )

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CHÂU THÀNH
TRƯỜNG MẪU GIÁO AN KHÁNH

TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ + TẾT
TRUNG THU

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Cúc
Lớp: Lá 2
Năm học: 2016 - 2017


KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Tên chủ đề:

TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ + TẾT TRUNG THU

Thời gian thực hiện: 3 tuần ( Từ ngày 29 / 08 /2016 đến ngày 16 / 09 /2016)


I- MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
1- Phát triển thể chất :
- Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5m so với mặt đất
- Tự mặc, cởi được áo, quần
- Chuyền bắt bóng qua đầu, qua chân
- Đi thăng bằng được trên ghế thể dục ( 2m x 0,25m x 0,35m)
- Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn
- Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp
- Biết kêu cứu và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm
2- Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội:
- Nhận biết được các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận,


xấu hổ của người khác.
- Dễ hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi.
- Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè.
- Có thói quen chào hỏi, cám ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn.

- Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình.
- Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên,
sợ hãi.
3-Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp:
- Sử dụng các loại câu khác nhau khi giao tiếp.
- Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống.
- Trẻ thích đọc những chữ cái đã biết trong môi trường xung quanh.
- Biết ý nghĩa một số ký hiệu, biểu tượng trong cuộc sống.
- Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái.
4- Phát triển nhận thức:
- Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra.
- Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng.
- Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10.
- Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự.
5- Phát triển thẩm mỹ:
- Nhận ra giai điệu ( vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc.
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với
các bài hát, bản nhạc.
- Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng / đường nét và bố cục.
II- MẠNG NỘI DUNG:


Cô giáo và các bạn:

- Tên trường – địa chỉ

- Các khu vực của trường : Các
lớp học, nhà bếp, khu vệ sinh, sân
vườn, đồ chơi ngoài trời....
- Mọi người trong trường : Bản
thân trẻ, các bạn trong lớp ( tên,
sở thích), các cô giáo, các cô nhà
bếp, cô hiệu trưởng, hiệu phó, bác
bảo vệ và công việc của họ.
- Các hoạt động của trường : Dọn
vệ sinh trường, tập dợt văn nghệ
đón năm học mới, đón rằm trung
thu...

Lớp mình có nhiều đồ chơi:

- Tên lớp, tên cô.
- Tên bạn trai, bạn gái trong lớp
( sở thích, đặc điểm).
- Các góc chơi trong lớp.
- Các loại đồ chơi, đồ dùng trong
lớp.
- Các hoạt động của trẻ : Học tập,
vui chơi, vui chơi, trò chuyện, ăn
ngủ.

TRƯỜNG MN CỦA BÉTẾT TRUNG THU
Tết trung thu:

- Trong mùa thu có ngày tết trung thu.
- Các hoạt động diễn ra trong ngày tết trung thu.

- Các loại hoa quả có trong mùa thu: chôm chôm,
na, bưởi, hồng,...
- Thời tiết mùa thu mát mẻ.


PHÁT TRIỂN THỂ
CHẤT
- Trèo lên, xuống
thang ở độ cao 1,5m
so với mặt đất
- Chuyền bắt bóng qua
đầu, qua chân

- Đi thăng bằng được
trên ghế thể dục ( 2m
x 0,25m x 0,35m)
- Chạy liên tục 150m
không hạn chế thời
gian

PHÁT TRIỂN NGÔN
NGỮ
- Đọc thơ “cô và mẹ”
- Kể truyện “Cháu rất nhớ
bạn ấy”
- Kể Truyện “tình bạn”.
- Đọc thơ “nhớ mãi lời cô”
- Cho trẻ làm quen câu đố
theo chủ đề
- Làm quen chữ cái o,ô,ơ


PHÁT TRIỂN
THẨM MỸ
- Hát “ em đi mẫu
giáo”
Vđ: Múa “đi tới
trường”
Nghe: “Ngày đầu tiên
đi học”
TC: Nghe thấu – đoán
tài
- Vẽ trường mầm non
của bé.
- Vẽ cô giáo

-Trò chơi gieo hạt
- Dạy trẻ rửa tay bằng
xà phồng
- Trò chơi: Hái hoa dân
chủ
- Trò chơi DG: Kéo co,
bịt mắt bắt dê.

TRƯỜNG MN CỦA BÉTẾT TRUNG THU
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM
XÃ HỘI
- Dạy trẻ khi chơi với bạn
khong được đánh nhau, biết
đoàn kết giúp đỡ nhau.
- Dạy trẻ có thói quen chào hỏi,

cám ơn, xin lỗi và xưng hô lễ
phép với người lớn.

- Qua các góc chơi: phân vai,
xây dựng, siêu thị, âm nhạc,…
- Trò chơi kéo co
- Kể truyện “gà con đi học

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Bé chơi với dây
- Gọp tách hai nhóm đối tượng trong phạm
vi 5
- Trò chuyện về lớp học của bé.
- Thời gian sinh hoạt của bé
- Giúp trẻ quan sát
- Nhận biết số 6


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1
Thực hiện từ ngày 29 / 08 đến 02 / 09 / 2016
Chủ đề nhánh: CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN
Tên hoạt
động
Đón trẻ, trò
chuyện,
điểm danh

Thể dục
sáng


Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm Thứ sáu

Đón trẻ:
- Hướng trẻ đến sự thay đổi trong lớp (có tranh lớn về chủ đề
trường mầm non của bé, có nhiều đồ dùng, đồ chơi về trường mầm
non).
- Đàm thoại, cho trẻ kể về trường mầm non của bé, cô giáo, bạn,...
- Trò chuyện về một số thói quen lễ phép, chào hỏi người lớn.
- Tập thể dục sáng, điểm danh
Hoạt động: CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết thực hiện các động tác thể dục theo nhạc.
2. Kĩ năng:
- Trẻ thực hiện đúng thuần thục các động tác theo yêu cầu của cô
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tập thể dục, tập hít thở sâu, luyện tập các cơ tay vai
và chân.
II. Chuẩn bị:
- Bóng mũ đủ cho trẻ
- Cô chuẩn bị tốt các động tác để dạy trẻ, sân rộng bằng phẳng,
sạch sẽ.
III. Tiến hành hoạt động:
1) Khởi động:

- Trẻ đi vòng tròn, đi nhanh, chậm theo hiệu lệnh của cô- về xếp
3 hàng ngang.
2) Trọng động:
Bài tập phát triển chung: Tập với bài “ vui đến trường”
- Hô hấp : “Thổi bóng” (6lần)
- Tay, vai:
+ Đưa hai tay lên cao, ra phía trước, sang hai bên. ( 2 lần 8 nhịp)
- Lưng- Bụng:
+ Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải,
sang trái. ( 2 lần 8 nhịp)


- Chân:
+ Đưa chân ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau. ( 2 lần
8 nhịp).
3) Hồi tỉnh : Trẻ đi lại nhẹ nhàng vòng quanh sân .
Cho trẻ vệ sinh, uống nước.

Hoạt động
học

Hoạt động
ngòai trời

Phát triển
thể chất:
- Đi thăng
bằng được
trên ghế thể
dục ( 2m x

0,25m x
0,35m) ( MT
11)

Phát triển
nhận thức:

I. Quan sát
nhận xét về
thời tiết:
Quan sát bầu
trời, quan
cảnh xung
quanh trường
- Nhặt lá
vàng rơi .
II. Trò chơi
dân gian:
Kéo mo cau
III. Chơi tự
do:
Cho trẻ chơi
với đồ chơi
ngoài trời.

I. Quan sát
nhận xét về
thời tiết:
Quan sát bầu
trời, trò

chuyện về
chủ đề
trường mầm
non
- Nhặt lá
vàng rơi .
II. Trò chơi
dân gian:
Bịt mắt bắt

III. Chơi tự
do:
Cho trẻ chơi
với đồ chơi
ngoài trời,
vẽ trên sân.

Phát triển
ngôn ngữ:

- Gộp – tách - Đọc thơ
hai nhóm đối “cô và mẹ”
tượng trong
phạm vi 5
(MT 105)
I. Quan sát
nhận xét về
thời tiết:
Quan sát
bầu trời,

quan cảnh
xung quanh
trường
- Nhặt lá
vàng rơi .
II. Trò
chơi dân
gian:
Rồng rắn
lên mây
III. Chơi
tự do:
Cho trẻ
chơi với đồ
chơi ngoài
trời

Phát
triển
thẩm mĩ:
- VĐTN “
cô giáo
miền
xuôi”
( MT
101)

Phát triển
tình cảm XH:
- Lớp

mầm non
của bé?

I. Quan
sát nhận
xét về
thời tiết:
Quan sát
bầu trời,
Trò
chuyện về
trường
mầm non
của bé
- Nhặt lá
vàng rơi .
II. Trò
chơi dân
gian:
Mèo đuổi
chuột
III. Chơi
tự do:
Cho trẻ
chơi với
đồ chơi
ngoài
trời, vẽ
trên sân


I. Quan
sát nhận
xét về thời
tiết:
Quan sát
bầu trời,
quan cảnh
sân trường
- Nhặt lá
vàng rơi .
II. Trò
chơi dân
gian:
Bịt mắt
đập lon.
III. Chơi
tự do: Cho
trẻ chơi
với đồ
chơi ngoài
trời, vẽ
trên sân


Hoạt động
góc

*Góc phân vai: Chơi làm cô giáo, làm ba, mẹ chăm sóc con, chơi
làm cô cấp dưỡng,….
*Góc xây dựng: Xây dựng vườn hoa, khu vui chơi,….

*Góc âm nhạc: Cho trẻ hát những bài hát về chủ đề trường mầm
non.
*Góc thư viện: Xem tranh, kể chuyện theo tranh về trường mầm
non, vẽ chân dung cô giáo.
* Góc khám phá khoa học: Cho trẻ quan sát cây, cho trẻ tưới, xới
cây, lau lá cây cho sạch. Hướng dẫn trẻ nhặt lá vàng, nêu được ý
nghĩa của cây xanh đối với cuộc sống.

Vệ sinh, ăn - Sắp xếp đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp
trưa, ngủ
- Lau mặt, rửa tay trước khi ăn, sau khi ăn
trưa
- Trẻ trật tự trong khi ăn, ăn hết suất, lịch sự
- Cho trẻ thi đua “Ai ngủ ngoan nhất”
Hoạt động Chơi trò
Trò chuyện Dạy trẻ vẽ Dạy trẻ rửa Dạy trẻ đọc
chiều
chơi gieo
về trường
chân dung tay bằng xà thơ cô và
hạt; rồng
mầm non
cô giáo
phồng
mẹ
rắn lên mây
Trả trẻ
- Nhắc trẻ chào hỏi người thân - Chào cô, chào bạn ra về.



 Hoạt động ngoài trời:
Tên hoạt động : Quan sát thời tiết. Trò chơi dân gian “Bịt
mắt bắt dê”, “kéo mo cao”, “rồng rắn lên mây”, “mèo đuổi
chuột”, “bịt mắt đập lon”, chơi tự do.
I. Mục đích yêu cầu :
1. Kiến thức:
- Trẻ biết lắng nghe âm thanh và tập trung chú ý đến bạn xung quanh.
- Trẻ biết cách chơi và luật chơi của trò chơi: kéo mo cau, bịt mắt bắt dê, rồng rắn
lên mây, mèo đuổi chuột, bịt mắt đập lon.
- Trẻ biết được tên trường là trường mẫu giáo An Khánh, tên cô và các bạn.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện tính kiên nhẫn ở trẻ. Rèn cho trẻ biết chơi đúng luật.
- Rèn tính nhanh nhẹn, khéo léo, tập trung chú ý cho trẻ
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ tính đoàn kết trong khi chơi.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh không vức rác bừa bãi, biết để rác đúng nơi quy
định.
- Giáo dục trẻ khi chơi không được xô đẩy bạn, không được ném cát, nước vào
người bạn.
II. Chuẩn bị :
* Đồ dùng của cô:
- Sân chơi rộng, thoáng mát, một chiếc khăn, mũ thầy thuốc, 3 tàu mo cau,
lon
- Nhạc “ vui đến trường”, “em bé ngoan”, “trường chúng cháu là trường mầm
non”, “em đi mẫu giáo”, “ cô giáo miền xuôi”
- Đồ chơi ngoài trời, đồ chơi để chơi bể cát nước, phấn
* Đồ dùng cho trẻ:
- Mũ mèo, chuột, mũ rồng
- 29 mũ hình quả cau
- 3 cây gậy đập lon

- Quần áo cho trẻ gọn gàng
III. Tiến hành:
1. Trò chuyện, quan sát thời tiết: thứ 2, 3, 4, 5, 6
- Các bạn ơi! Hôm nay chúng ta cùng nhau quan sát xem sân trường của chúng ta có
những gì? ( Dạ thưa cô sân trường hôm nay có cây, có hoa, có trái dán chữ cái…)
- Các bạn nhìn xem bầu trời hôm nay như thế nào? ( dạ thưa cô bầu trời hôm nay đẹp,
trong xanh, có gió mát, thời tiết lạnh,…)


- Nhờ vào đâu mà con biết được bầu trời hôm nay đẹp, sân trường có cây, có hoa,… ( dạ
thưa cô nhờ vào đôi mắt con nhìn thấy được)
- Thế các bạn quan sát xem sân trường hôm nay có gì lạ? ( dạ thưa cô sân trường hôm nay
có treo cờ rất nhiều, có trồng thêm nhiều loại hoa,…)
- Vì sao sân trường lại được trang trí đẹp như vậy? ( dạ thưa cô tại vì chuẩn bị cho ngày
khai trường,…)
- Bây giờ các bạn hãy kể tên của một số loại cây quanh sân trường cho các bạn mình cùng
nghe đi? ( Dạ thưa cô sân trường mình có cây phượng, cây hoa mười giờ, cây nha đam,
…)
- Các bạn có biết cây, hoa này do ai làm ra không? (Dạ thưa cô các loại cây, hoa này do
bác nông dân, bác bảo vệ, cô giáo trồng,…)
- Đúng rồi những cây hoa này do những người làm vườn trồng ra. Trường mình mua về
đây trồng để che mát cho chúng ta đó các bạn.
- Thế khi ra sân trường chơi thì chúng ta phải làm sao? (Dạ thưa cô khi ra sân chơi chúng
ta không được hái hoa, bẻ cành cây, giẫm lên cây hoa cô trồng,…)
- Các bạn quan sát xem các cô chúng ta đang làm gì vậy? (Dạ thưa cô các cô đang trồng
cây,…)
- Các bạn có biết trồng cây để làm gì không? (Dạ thưa cô trồng cây để che mát, đẹp, vui
chơi,…)
Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau nhặt rác, lá vàng rơi cho sân trường thêm đẹp đi các bạn.
- Các bạn lại đây với cô nào nảy giờ các bạn học rất là ngoan, hôm nay cô sẽ cho các bạn

chơi một trò chơi dân gian trò chơi của cô có tên là “ bịt mắt bắt dê”, “ kéo mo cau”, “
rồng rắn lên mây”, “ mèo đuổi chuột”, “ bịt mắt đập lon”
2. Trò chơi dân gian:
+ Thứ hai: “ Kéo mo cau”
Trước khi chơi chúng mình cùng nhau vận động để cho dẻo vai, mình mới khỏe để kéo
thật nhanh nhe các bạn. Cho trẻ khởi động với nhạc “ vui đến trường”: Xoay cổ, xoay vai,
xoay cánh tay, xoay hông, xoay khớp gối, chạy nhanh, chạy chậm. Sau đó về 3 hàng cô
phổ biến cách chơi.
- Cách chơi: Cô sẽ chia lớp mình thành 3 đội, mỗi đội xếp thành 3 hàng dọc. Cô cần
2 bạn của mỗi đội, một bạn ngồi vào mo cau bạn còn lại kéo lên tới vạch cô đã kẽ
sẵn lấy 1 cây cờ sau đó ngồi vào mo cau cho bạn kéo về. Khi về đến đội của mình
hai bạn sẽ đi về cuối hàng, sau đó hai bạn tiếp theo lên kéo, khi kéo xong thì sẽ đổi
bạn kéo cứ như thế sau khi kết thúc bài hát đội nào lấy được nhiều cờ nhất sẽ là đội
chiến thắng.
- Luật chơi: Các bạn kéo đụng đến vạch cô đã kẻ sẵn mới lấy cờ, khi kéo về đụng
đến vạch của đội mình mới đi về cuối hàng và hai bạn tiếp theo mới được kéo. Đội
nào làm sai sẽ phạm luật cây cờ lấy được sẽ không được tính. Sau khi kết thúc bài
hát đội nào lấy được cờ nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng.

Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân trường.
+ Thứ ba: “ bịt mắt bắt dê”:
Trước khi chơi chúng mình cùng nhau vận động để dẻo vai mình mới chạy thật nhanh
không để cho người bắt dê bắt nhe các bạn. Cho trẻ khởi động với nhạc “ em bé ngoan”
xoay cổ, xoay vai, xoay cánh tay, xoay hông, xoay khớp gối, chạy nhanh, chạy chậm. Sau
đó cô phổ biến cách chơi.


Cách chơi: cô sẽ cho lớp chúng ta đứng thành vòng tròn, sau đó cô sẽ chọn một
bạn bịt mắt lại, và cho trẻ dùng tay quơ lấy nếu trúng bạn nào thì bạn đó sẽ bị bắt
lại cho bạn .

Luật chơi: Trẻ bị bịt mắt sẽ không được tháo khăn ra khi đang chơi. Cho trẻ chơi
cô quan sát nhận xét trẻ.
Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân trường.
+ Thứ tư: “ Rồng rắn lên mây”
Trước khi chơi chúng mình cùng nhau vận động để dẻo vai mình mới chạy thật nhanh
không để cho thầy thuốc bắt nhe các bạn. Cho trẻ khởi động với nhạc “ trường chúng
cháu là trường mầm non” xoay cổ, xoay vai, xoay cánh tay, xoay hông, xoay khớp gối,
chạy nhanh, chạy chậm. Sau đó cô phổ biến cách chơi.

- Cách chơi: Cô sẽ mời 5 bạn đứng thành hàng dọc nắm đuôi áo của nhau làm
rồng rắn. Một bạn khác sẽ làm thầy thuốc ngồi một chỗ. Các bạn làm rồng
rắn sẽ đi vòng tròn vừa đi vừa đọc bài đồng dao “ rồng rắn lên mây” Khi đọc
đến câu hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không thi các bạn đứng trước mặt
thầy thuốc đối đáp với thầy thuốc. khi thầy thuốc nói cần khúc đuôi thì các
bạn trả lời tha hồ mà lấy, sau đó thầy thuốc sẽ rược để lấy khúc đuôi, nhiệm
vụ của các bạn là sẽ cản thầy thuốc lại nếu để thầy thuốc bắt được khúc đuôi
thì mình sẽ thua nhe. Cho trẻ chơi lần lượt nhóm này đến nhóm khác 4-5 lần
- Luật chơi: Các bạn nắm áo nhau không được để rời ra nếu rời ra là mình sẽ
thua đó nhe, thầy thuốc sẽ tìm cách bắt được khúc đuôi sau 3 lần thầy thuốc
không bắt được khúc đuôi thì sẽ bị thua.
Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân trường.
+ Thứ năm: “ Mèo đuổi chuột”
Trước khi chơi chúng mình cùng nhau vận động để dẻo vai mình mới chạy thật nhanh
không để cho bạn mèo bắt được mình nhe các bạn. Cho trẻ khởi động với nhạc “ em đi
mẫu giáo” xoay cổ, xoay vai, xoay cánh tay, xoay hông, xoay khớp gối, chạy nhanh, chạy
chậm. Sau đó cô phổ biến cách chơi.

- Cách chơi: Cô sẽ mời 2 bạn một bạn làm mèo và một bạn làm chuột. Bạn
mèo sẽ đuổi bắt bạn chuột, hai bạn sẽ chạy xung quanh chuồng. Các bạn còn
lại sẽ làm chuồng đứng nắm tay giơ cao lên, sau 3 vòng bạn mèo không bắt

được bạn chuột thì bạn mèo sẽ thua, còn bạn mèo bắt được bạn chuột thì bạn
chuột sẽ thua và sẽ bị phạt nhe. Các bạn nhớ khi bạn mình rược đuổi các bạn
không được giơ chân hay chụp lấy bạn mình như thế bạn sẽ bị té các bạn nhớ
chưa.
- Luật chơi: Sau 3 vòng bạn mèo không bắt được bạn chuột thì bạn mèo sẽ
thua, còn bạn mèo bắt được bạn chuột thì bạn chuột sẽ thua và sẽ bị phạt nhe.
Cho lần lượt 2 trẻ lên chơi, 2 cô quan sát.
Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân trường.
+ Thứ sáu: “ Bịt mắt đập lon”
Trước khi chơi chúng mình cùng nhau vận động để dẻo vai mình mới đập chính xác nhe
các bạn. Cho trẻ khởi động với nhạc “ cô giáo miền xuôi” xoay cổ, xoay vai, xoay cánh
tay, xoay hông, xoay khớp gối, chạy nhanh, chạy chậm. Sau đó cô phổ biến cách chơi.


- Cách chơi: Cô sẽ chia lớp mình ra thành 3 đội xếp thành 3 hàng dọc. Sau đó cô sẽ bịt
mắt 3 bạn đầu hàng của mỗi đội, 3 bạn sẽ cầm cây và nghe theo sự hướng dẫn của bạn
mình để đập lon, bạn nào đập lon được thì tháo khăn ra chạy về cuối hàng đứng và cô sẽ
bịt mắt bạn thứ hai. Cứ như thế đội nào các bạn đập hết lon trước sẽ là đội chiến thắng
nhe.
- Luật chơi: Các bạn không được lấy tay tháo khăn xuống khi đang chơi như thế sẽ phạm
quy và sẽ về chỗ cho bạn khác lên. Các bạn đi theo sự hướng dẫn của đội mình, đội nào
đập hết lon trước sẽ là đội chiến thắng. Cho trẻ chơi lần lượt, cô quan sát trẻ.

Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân trường.
3. Chơi tự do ( thứ 2, 3, 4, 5, 6): Các bạn ơi! Bây giờ cô sẽ cho các bạn chơi tự do
nhe. Bạn nào thích chơi đồ chơi ngoài trời, còn bạn nào thích chơi ở bể chơi các
nước thì chơi, bạn nào thích vẽ trên sân thì mình vẽ nhe. Chúng mình chơi không
được tranh giành nhau, xô đẩy nhau nhe các bạn.
* Kết thúc: Nhắc trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi vào lớp.



 Hoạt động góc:
*Góc phân vai: Chơi làm cô giáo, làm ba, mẹ chăm sóc con cái, làm cô cấp dưỡng.
*Góc xây dựng: Xây dựng vườn hoa, khu vui chơi giải trí,…
*Góc âm nhạc: Cho trẻ tập dợt văn nghệ hát múa một số bài hát về chủ đề trường
mầm non.
*Góc thư viện: Xem tranh, kể chuyện theo tranh về trường mầm non của bé, vẽ
chân dung cô giáo.
* Góc khám phá khoa học: Cho trẻ quan sát cây, cho trẻ tưới, xới cây, lau lá cây
cho sạch. Hướng dẫn trẻ nhặt lá vàng, nêu được ý nghĩa của cây xanh đối với cuộc
sống.
I- Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết chơi theo nhóm và biết phối hợp các hành động chơi trong nhóm 1 cách
nhịp nhàng. Biết cùng nhau bàn bạc về chủ đề chơi, phân vai chơi, tìm được đồ
dùng thay thế để thực hiện ý tưởng chơi.
2. Kĩ năng:
- Biết sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp
- Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để xây dựng vườn hoa, khu vui chơi,...
- Sử dụng đồ dùng đồ chơi 1 cách sáng tạo.
- Biết liên kết các nhóm trong khi chơi, biết thể hiện 1 số tiêu chuẩn đạo đức của
vai chơi.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định, đoàn kết giúp đỡ nhau,
không giành đồ chơi trong khi chơi.
II/ Chuẩn bị:
1. Góc phân vai:
- Đồ dùng nhà bếp, búp bê, đồ dùng của giáo viên ( phấn, bảng, thước, viết, sách,
…), dụng cụ học tập, trang phục của cô cấp dưỡng.
2. Góc xây dựng:

- Vật liệu xây dựng: Gạch, sỏi, các loại cây cỏ, hàng rào, cây, hoa, khối lắp ráp, sỏi,
đá, que, hột, hạt,…
3. Góc âm nhạc:
- Dụng cụ âm nhạc, giấy, bìa cứng, bút màu, mũ, quần áo,…..
4. Góc thư viện:
- Các loại sách, tranh, truyện về trường mầm non, giấy màu, bút vẽ, giấy vẽ,…
5. Góc khám phá khoa học:
- Không gian rộng để quan sát cây, khăn lau ẩm, bình nước,….
III/ Tiến hành hoạt động:
* Ổn định, gây hứng thú:
Cho trẻ hát bài “ vui đến trường”


- Các bạn vừa hát bài gì? ( dạ thưa cô con vừa hát bài vui đến trường)
- Trong bài hát nói về điều gì? ( dạ thưa cô bài hát nói về bạn nhỏ vui đến trường
được gặp bạn, gặp cô)
- Thế các bạn có thích đến trường không? Vì sao? ( Dạ thích, vì khi đến trường
con gặp lại bạn và cô, đến trường có nhiều đồ chơi,..)
- Vậy hôm nay cô đã chuẩn bị một số đồ chơi, cô và các bạn cùng chơi nhe.
* Giới thiệu góc chơi:
Các bạn cho cô biết lớp mình gồm những góc chơi nào? ( phân vai, xây dựng, âm
nhạc, thư viện, khám phá khoa học,..)
Các bạn nhìn xem cô có rất nhiều nguyên vật liệu, các bạn đoán xem đó là đồ dùng
gì nha.
+ Góc phân vai :
- Đây là gì vậy các bạn? (Đồ dùng nhà bếp, búp bê, phấn, bảng, thước, viết, sách,
dụng cụ học tập).
- Với những đồ chơi này chúng ta chơi được những trò chơi gì? Vào góc nào chơi?
( đóng vai cô giáo, làm ba mẹ, cô cấp dưỡng, vào góc phân vai).
- Bạn nào thích chơi ở góc này. Chúng mình hãy thỏa thuận xem ai sẽ làm nhóm

trưởng. Mời các bạn đem đồ dùng về góc và phân vai cùng chơi nhe.
+ Góc Xây Dựng:
- Đây là gì vậy các bạn? (Gạch, sỏi, các loại cây cỏ, hàng rào, cây, hoa, khối lắp
ráp, sỏi, đá, que, hột, hạt,…).
- Với những đồ chơi này chúng ta chơi được những trò chơi gì? Vào góc chơi nào?
( xây vườn hoa, khu vui chơi,…, vào góc xây dựng)
- Các bạn hãy làm những bác thợ xây để giúp các bạn nhỏ có nơi vui chơi nhe.
- Bạn nào thích chơi ở góc này. Chúng mình hãy thỏa thuận xem ai sẽ làm nhóm
trưởng. Mời các bạn đem đồ dùng về góc và phân vai cùng chơi nhe.
+ Góc âm nhạc :
- Đây là gì vậy các bạn? (Dụng cụ âm nhạc, giấy, bìa cứng, bút màu, mũ, quần áo,
…..)
- Với những đồ chơi này chúng ta chơi được những trò chơi gì? Vào góc chơi nào?
( hát, múa, làm dụng cụ âm nhạc, chơi ở góc âm nhạc).
- Bạn nào thích chơi ở góc này. Chúng mình hãy thỏa thuận xem ai sẽ làm nhóm
trưởng. Mời các bạn đem đồ dùng về góc và phân vai cùng chơi nhe.
- Mình cùng làm những dụng cụ âm nhạc thật đẹp để tập dợt văn nghệ chuẩn bị cho
ngày khai giảng sắp tới nhe các bạn.
+ Góc Thư viện:
- Đây là gì vậy các bạn? (Các loại sách, tranh, truyện về trường mầm non, giấy
màu, bút vẽ, giấy vẽ,…)
- Với những đồ chơi này chúng ta chơi được những trò chơi gì? Vào góc chơi nào?
( kể truyện, đọc sách, vẽ,…, chơi ở góc thư viện).
- Bạn nào thích chơi ở góc này. Chúng mình hãy thỏa thuận xem ai sẽ làm nhóm
trưởng. Mời các bạn đem đồ dùng về góc và phân vai cùng chơi nhe.


+ Góc khám phá khoa học:
- Hôm nay nhóm chúng mình cùng nhau ra quan sát cây cảnh nhe các bạn. Và
cùng nhau chăm sóc cây cho cây thêm tốt nhe.

* Thỏa thuận vai chơi:
- Trước khi vào góc chơi thì các bạn sẽ bầu ra một nhóm trưởng sau đó chọn biểu
tượng dán vào góc chơi của mình và phân công công việc cho nhau, thỏa thuận
xem bạn nào sẽ vào vai nào để chúng mình chơi cho thật tốt nhe.
- Trong lúc chơi không nên giành đồ chơi của nhau phải nghe lời bạn nhóm trưởng.
- Khi chơi các bạn phải biết giữ vệ sinh môi trường không vứt rác bừa bãi, nhặt rác
bỏ vào đúng qui định trong lúc chơi.
* Trẻ vào góc chơi:
- Cho trẻ về góc chơi của mình và lấy đồ chơi ở các góc ra và thực hiện vai chơi.
Trong quá trình chơi cô quan sát dàn xếp góc chơi. Nếu góc đó trẻ còn lúng túng,
chơi chưa thành thạo thì cô cùng chơi với trẻ để giúp trẻ hoạt động tích cực.
* Kết thúc:
- Cô nhận xét ngay trong quá trình chơi:
Cô trò chuyện về trò chơi của trẻ. Khen những trẻ chơi ngoan, có ý tưởng hay và
cho trẻ đặt tên trò chơi của nhóm mình




Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Hoạt động học : Đi thăng bằng được trên ghế thể dục ( 2m x

0,25m x 0,35m)
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m)
2. Kĩ năng
- Khi bước lên ghế không mất thăng bằng. Khi đi mắt nhìn thẳng. Giữ được
thăng bằng hết chiều dài của ghế.
- Phát triển cơ chân cơ tay, rèn luyện bền bỉ.

3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ trật tự trong giờ học và biết chú ý lắng nghe và thực hiện theo
yêu cầu của cô.
II. Chuẩn bị:
* Cô: - Cô giáo miền xuôi; nhạc vui đến trường, nhạc nhẹ cho trẻ hồi tĩnh
- Trò chơi “ chung sức”
- Sân rộng, thoáng mát, trang phục của cô gọn gàng
- Cổng chuôi
- Gậy thể dục to, bóng
* Trẻ: - Trang phục gọn gàng, gậy thể dục nhỏ
III. Tổ chức hoạt động:
- Các bạn ơi! Các bạn thấy thời tiết hôm nay như thế nào nè? (Dạ thưa cô thời tiết
hôm nay đẹp, trong xanh, mát mẻ,...) thế thì cô trò mình cùng nhau ra sân để tập thể
dục nhe các bạn.
1. Khởi động:
- Cho trẻ đi theo nhạc “ cô giáo miền xuôi” thành vòng tròn kết hợp các kiểu
đi: đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi nghiên bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh,
chạy chậm, chuyển đứng thành 3 hàng ngang
2. Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
- Tay, vai:
+ Đưa hai tay lên cao, ra phía trước, sang hai bên. ( 2 lần 8 nhịp)
- Lưng- Bụng:
+ Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái. ( 2 lần
8 nhịp)
- Chân:
+ Đưa chân ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau. ( 2 lần 8 nhịp).


b. Vận động cơ bản: Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x

0,35m)
Các bạn ơi! Muốn cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh thì chúng ta cần phải làm gì?
( thưa cô muốn cho cơ thể khỏe mạnh thì chúng ta phải ăn đủ chất dinh dưỡng, tập
thể dục, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ,…). Thế thì hôm nay cô sẽ dạy cho các bạn bài tập
thể dục đó là “đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m)” nhe. Cô
cần cả lớp thành hai hàng dọc đứng đối diện nhau đi.
- Cho trẻ đứng thành hai hàng dọc đối diện với nhau.
* Cô làm mẫu:
- Cô làm mẫu lần 1 không giải thích
- Cô thực hiện lần 2 giải thích
- TTCB: Khi bước lên ghế thể dục các bạn không được mất thăng bằng, khi
đứng trên ghế người đứng thẳng hai tay chống hông, khi đi mắt nhìn thẳng, giữ
được thăng bằng cho đến hết chiều dài của ghế. Các bạn đã hiểu rõ chưa? ( dạ rõ).
Bây giờ cô mời lần lượt từng bạn lên thực hiện nhe.
* Trẻ thực hiện:
- Lần 1: Cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện, cô chú ý quan sát và sửa sai cho
trẻ.
- Lần 2: Chia trẻ thành hai nhóm thực hiện. 2 cô chú ý quan sát và sửa sai
cho trẻ. Cho trẻ thực hiện 3-4 lần.
* Cho trẻ đi thực tế:
Các bạn thấy trên sân trường của mình có gì chúng ta có thể đi được nè? ( dạ thưa
cô trên sân trường của mình có: bồn hoa, có bậc thang,…..)
Vậy thì bây giờ chúng mình cùng đi thăng bằng trên bồn hoa, đi trên thềm ba nhe.
Cho trẻ đi tự do hai cô quan sát.
* Phút thư giãn: À! Chắc chúng mình cũng thắm mệt rồi đúng không. Bây giờ các
bạn đọc với cô bài thơ: cô và mẹ nhe.
Hôm nay lớp chúng mình tập rất là ngoan nè. Bây giờ cô Cúc sẽ thưởng cho các
bạn chơi một trò chơi nhe. Trò chơi của cô có tên là: “ chung sức”
c. Trò chơi vận động : Chung sức
+ Cách chơi : Các ban sẽ xếp thành 3 hàng dọc cho cô: mỗi hàng 1 quả

bóng các bạn sẽ chuyền bóng qua đầu của mình. Bạn đầu hàng chuyền cho bạn thứ
hai, bạn thứ hai chuyền cho bạn thứ ba và cứ như thế cho hết hàng, bạn cuối cùng
sẽ chạy bỏ bóng vào rổ. Đội nào chuyền hết trước là thắng cuộc.
+ Luật chơi: Các bạn phải chuyền bóng qua đầu của mình, không được chuyền
sang ngang như thế sẽ phạm luật. Đội nào chuyền bóng hết trước sẽ là đội chiến
thắng.
- Cho trẻ chơi trò chơi 2 – 3 lần, 2 cô quan sát, nhận xét.
Các bạn ơi! Hôm nay chúng mình cùng nhau tập thể dục cho cơ thể chúng ta khỏe
mạnh nè, cô thấy bạn nào tập cũng rất tốt tham gia rất là tích cực nữa. Bây giờ
mình cùng nhau đi vòng tròn thả lõng người cho khỏe nhe các bạn.


3. Hồi tĩnh:
- Cô mở nhạc nhẹ cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân.

HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Tên hoạt động: Chơi trò gieo hạt, rồng rắn lên mây:
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cùng tham gia chơi với bạn qua trò chơi “gieo hạt, rồng rắn lên
mây”
2. Kĩ năng:
- Trẻ biết cách chơi các trò chơi : “gieo hạt, rồng rắn lên mây”
3. Thái độ:
- Thể hiện hợp tác với bạn, giáo dục trẻ chơi đúng luật
II. Chuẩn bị:
- Trò chơi: rồng rắn lên mây, trò chơi gieo hạt, mũ
III. Tổ chức họat động :
- Cho trẻ chơi trò chơi gieo hạt
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi

- Cho trẻ chơi 3 - 4 lần
- Cho trẻ chơi tiếp trò chơi rồng rắn lên mây
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi
- Cho trẻ tham gia chơi vài lần
- Cho trẻ đi rửa tay- vệ sinh
- Nêu gương - Cấm cờ
- Trả trẻ




Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Hoạt động học: GỘP – TÁCH HAI NHÓM ĐỐI TƯỢNG
TRONG PHẠM VI 5
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết phân biệt các đồ dùng, đồ chơi theo màu sắc, chất liệu
- Biết tách gộp trong phạm vi 5
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho trẻ kĩ năng gộp – tách, kĩ năng phân biệt và kĩ năng đếm trong
phạm vi 5
3. Thái độ:
- Giáo dục cho trẻ tinh thần đoàn kết, thân ái trong khi vui chơi, học tập.
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Các loại đồ dùng, đồ chơi như: Xích đu, cầu trượt, bập bênh.... Mỗi loại có số
lượng là 5
- Bài hát: Trường chúng cháu là trường mầm non
* Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 1 hộp đựng kẹo đồ chơi

- Mỗi trẻ 5 thẻ có chữ số và số lượng chấm tròn từ 1 - 4
III. Tổ chức hoạt động:
1. Ổn định và gây hứng thú
- Cả lớp hát bài “ trường chúng cháu là trường mầm non”
Sau đó, tổ chức cho trẻ xem tranh ảnh, mô hình về trường, lớp mầm non mà
trẻ đang học, kết hộp hội ý trong nhóm và đàm thoại.
+ Các bạn thấy trường mầm non của mình có đẹp không? Trong sân trường
có những đồ dùng, đồ chơi nào? ( dạ thưa cô trường mầm non của mình rất đẹp,
trong sân trường có đồ chơi xích đu, cầu trượt, bập bênh, đu quay,...)
+ Những đồ dùng, đồ chơi này làm bằng chất liệu gì? Chúng có màu gì? ( dạ
thưa cô những đồ dùng đồ chơi này làm bằng sắt, bằng gỗ, bằng nhựa, màu xanh,
màu đỏ,...)
2. Nội dung:
a. Luyện đếm các nhóm có số lượng trong phạm vi 5
Cô bày các đồ dùng, đồ chơi hoặc tranh lô tô lên bàn và hướng dẫn trẻ đếm:


- Hãy phân nhóm rồi sau đó lần lượt đếm số lượng của các nhóm đồ dùng, đồ
chơi. ( xích đu, cầu trượt, bập bênh,... Mỗi loại 5 cái)
- Phải làm gì để đồ dùng, đồ chơi lâu hỏng? ( dạ thưa cô để đồ chơi lâu hỏng
mình phải giữ gìn, không nghịch phá,...).
b. Gộp – tách 2 nhóm đồ dùng, đồ chơi trong phạm vi 5
* Tách thành 2 nhóm:
Cô dẫn dắt: Bạn mới đến trường còn rụt rè, bỡ ngỡ chúng ta hãy cùng chơi
và chia kẹo cho bạn nhé.
Cô gọi 3 trẻ, đưa cho 1 trẻ 5 chiếc kẹo đồ chơi cùng màu và hỏi trẻ có mấy
chiếc kẹo? ( dạ thưa cô con có 5 chiếc kẹo). Rồi yêu cầu trẻ chia kẹo cho 2 bạn còn
lại. Cô hỏi: Mỗi bạn được mấy chiếc kẹo? ( trẻ sẽ chia cho bạn A 2 chiếc kẹo, bạn
B 3 chiếc kẹo).
Cô gợi ý cho trẻ một cách chia khác: Thử xem còn cách chia nào khác

không? ( cô lấy 1 chiếc kẹo của bạn A đưa sang cho cho bạn B). Các con thử nói
xem, mỗi bạn có bao nhiêu chiếc kẹo? ( dạ thưa cô bạn A được 1 kẹo, bạn B được 4
kẹo).
Cô chia trẻ thành các nhóm, mỗi nhóm 2 trẻ. Phát cho mỗi nhóm 5 cái kẹo
cùng màu ( mỗi nhóm trẻ có màu kẹo khác nhau). Yêu cầu trẻ tự chia cho bạn trong
nhóm theo các cách đã thực hành ở trên.
Cô yêu cầu từng nhóm nói số lượng kẹo của từng người và số kẹo của cả
nhóm.
Cô chọn 2 nhóm trẻ có cách chia khác nhau ( 2 và 3, 1 và 4). Cô nêu câu hỏi
và gợi ý cho trẻ nhận xét: Các con thấy cách chia của 2 nhóm này có giống nhau ha
không? Số kẹo của mỗi bạn trong nhóm thế nào? ( Dạ thưa cô cách chia không
giống nhau. Số kẹo của mỗi bạn không bằng nhau).
- Nếu gộp số kẹo của từng nhóm, các con thấy thế nào? ( nhóm nào cũng có
số kẹo bằng nhau: 5 cái)
* Nâng cao: tách thành 3 nhóm trong phạm vi 5.
Cô gọi 3 trẻ đứng ở 3 điểm. Gọi trẻ thứ 4 lên, cô đưa ra 5 viên kẹo, yêu cầu
trẻ chia kẹo cho 3 bạn.
Cô gợi ý, giúp trẻ tách thành nhóm ( 2-2-1) hoặc (1-1-3).
Cô hướng trẻ đến kết luận chung: 5 viên kẹo cũng có thể tách thành 2 hoặc 3
nhóm.
+ Tách thành 2 nhóm ( 3+2) và ( 1+4)
+ Tách thành 3 nhóm ( 2+2+1) và (1+1+3)
c. Luyện tập gộp và tách nhóm trong phạm vi 5
Chơi trò chơi: Tìm bạn thân
Cách chơi: Cô phát cho trẻ một thẻ lô tô có ghi chữ số và chấm tròn từ 1 đến
4. Cho trẻ vừa đi vừa hát. Khi nghe hiệu lệnh của cô giáo, mỗi trẻ phải tìm cho
được người bạn thân của mình. Thẻ của bạn thân phải có chữ số và số lượng chấm
tròn sao cho tổng số của mình và của bạn là số 5. ( ví dụ: bạn có thẻ số 1 tìm bạn có



thẻ số 4, 2 tìm 3, 3 tìm 2, 4 tìm 1). Trẻ nào tìm được người bạn thân của mình
nhanh nhất thì trẻ đó thắng cuộc. Sau mỗi lần chơi, cô cho trẻ đổi thẻ cho nhau.
Kết thúc trò chơi, cô củng cố cho trẻ.
- Số chấm tròn của con là bao nhiêu? ( trẻ trả lời dựa trên số chấm tròn mà
trẻ có)
- Số chấm tròn của bạn là bao nhiêu? ( trẻ trả lời dựa trên số chấm tròn mà
bạn có).
- Tổng số chấm tròn của con và bạn gộp lại là bao nhiêu? ( Dạ thưa cô tổng
số chấm tròn của con và của bạn gộp lại là bằng 5).
- Qua trò chơi, các con thấy có mấy cách tách nhóm 5 đối tượng thành 2
nhóm nhỏ? Mỗi nhóm nhỏ có số lượng là mấy? Tương ứng với các cặp chữ số
nào? ( dạ thưa cô qua trò chơi có hai cách, mỗi nhóm có số lượng là 1-4 và 2-3, cặp
chữ số tương ứng là 1-4 và 2-3).
3. Kết thúc:
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. Cho trẻ dọn dẹp đồ dùng gọn gàng.

HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Tên hoạt động: Trò chuyện về trường mầm non
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được tên trường, tên cô giáo, tên các bạn, tên các cô bác trong trường.
2. Kĩ năng:
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về trường mầm non, tranh cô giáo, tranh các hoạt động của trẻ.
III. Tiến hành hoạt động:
- Trò chuyện về trường mầm non
- Cho trẻ kể tên trường, tên cô giáo, tên các cô bác trong trường, các hoạt động của

trẻ trong trường.
- Nhận biết đồ dùng đồ chơi, các góc chơi.
- Giáo dục trẻ biết thương yêu và nhường nhịn nhau
- Nêu gương – cấm cờ
- Trả trẻ




Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Hoạt động học: Thơ “ Cô và mẹ”
I .Mục đích- yêu cầu :
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ “ cô và mẹ”, hiểu nội dung bài thơ “cô và mẹ”
2. Kĩ năng :
- Trẻ thuộc bài thơ và thể hiện tình cảm trong bài thơ “cô và mẹ”.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi theo yêu cầu của cô nhằm phát triển vốn từ cho trẻ,
trẻ chơi được trò chơi.
3. Thái độ:
- GD: Trẻ biết yêu thương cô giáo và mẹ của mình, tự tin phát biểu ý kiến của
mình.
- Trẻ tập trung chú ý trong giờ học
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa nội dung bài thơ “ cô và mẹ”
- Tranh thơ chữ to
- Tranh bài thơ cắt rời
- Bài hát: cô và mẹ, vui đến trường
- Trò chơi: ghép tranh
III. Tổ chức hoạt động :
1. Ổn định, giới thiệu bài thơ.

- Hát: “cô và mẹ”.
+ Thế trong bài hát nói về cái gì ? (dạ thưa cô trong bài hát nói về tình cảm
của bạn nhỏ đối với cô giáo và mẹ của mình)
+ Vậy bạn nhỏ trong bài hát ví cô giáo như ai? Bạn nhỏ ví mẹ của mình như
ai? (dạ thưa cô bạn nhỏ ví cô giáo như mẹ hiền, ví cô như là mẹ,….)
+ Vậy các bạn có yêu thương cô và mẹ của mình không? Các bạn làm gì để
thể hiện tình thương đó? (dạ thưa cô con rất yêu mẹ và cô của mình, con sẽ cố gắng
học thật giỏi, vâng lời cô và mẹ,....)
- Giáo dục trẻ phải biết yêu thương cô và mẹ của mình.
À cô cũng có bài thơ có nội dung gần giống như thế của tác giả Nguyễn
Thị Phòng đó là bài “Cô và mẹ” các bạn ngồi ngoan và lắng nghe cô đọc nghe.
2. Đọc thơ :
- Cô đọc thơ lần 1 và tóm tắt nội dung bài thơ.


ND: Bài thơ nói về tình yêu thương của bạn nhỏ giành cho cô và mẹ của
mình, và bạn nhỏ đã rất ngoan ngoãn lễ phép vâng lời cô và mẹ để cho cô và mẹ
của mình vui lòng đó các bạn.
- Cô đọc lần 2 cho xem tranh minh họa bài thơ để trích dẫn và giải thích từ
khó.
- Giải thích từ khó.
+ Bao la: có nghĩa là rộng lớn
+ Bay cao, bay xa: có nghĩa là bạn nhỏ có những ước mơ dễ thương muốn
thực hiện cao, xa giống như những chú chim trên trời bay cao và bay xa.
- Cho trẻ đọc lại từ khó.
- Cho cả lớp đọc theo cô cả bài.
- Luyện đọc thơ theo tổ, nhóm, cá nhân
- Cho trẻ đọc bài thơ qua bảng chữ to
- Cho trẻ lên tìm chữ cái đã học rồi trong tên bài thơ.
- Trong lúc đọc cô chú ý và quan sát sửa sai cho trẻ.

3. Đàm thoại.
- Các bạn vừa đọc bài thơ gì? tác giả nào đã sáng tác bài thơ này? (dạ thưa cô
con vừa đọc bài thơ cô và mẹ, của tác giả: Nguyễn Thị Phòng )
- Bài thơ nói về điều gì? (dạ thưa cô bài thơ nói về bạn nhỏ đi học, bạn nhỏ
ngoan, lễ phép,...)
- Trong bài thơ khi đến trường bạn nhỏ làm gì? Cô giáo đã khen bạn nhue thế
nào ( dạ thưa cô trong bài thơ khi đến trường bạn nhỏ đã khoanh tay chào cô giáo
và cô khen bạn dễ thương).
- Vào buổi chiều khi ra về bạn nhỏ đã làm gì và mẹ của bạn thể hiện ra sau? (
dạ thưa cô buổi chiều ra về bạn nhỏ cũng chào mẹ và mẹ mỉm cười yêu thương).
- Trong bài thơ tác giả đã ví mẹ và cô của bạn nhỏ như thế nào? Cho ước mơ
của bạn nhỏ này làm gì?( dạ thưa cô trong bài thơ tác giả đã ví mẹ và cô của bạn là
khoảng trời bao la, cho ước mơ của bạn bay cao và bay xa,…)
- Thế các bạn phải biết thương yêu cô và mẹ của mình, cố gắng học thật giỏi
để cho cô và mẹ vui lòng, vâng lời cô và mẹ, ngoan, không được đánh nhau với
bạn, không được giành đồ chơi với bạn, như thế mới làm cho cô và mẹ của mình
vui lòng nhe các bạn.
- Cho trẻ đọc lại bài thơ này một lần nữa với cô
4. Chơi trò chơi:
- Trò chơi: Ghép tranh
+ Cách chơi: Cô chia lớp ra làm 3 nhóm, mỗi nhóm lên lấy 1 tấm tranh và rỗ
đồ dùng các hình ảnh cắt rời. Trong nhóm trẻ thỏa thuận đính các hình ảnh rời
thành 1 tranh hoàn chỉnh. Nhóm nào thực hiện xong thì đem lên bảng dán
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
Kết thúc: Hát bài: “vui đến trường”

HOẠT ĐỘNG CHIỀU



×