Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghệ thuật tự truyện trong thời thơ ấu, kiếm sống và những trường đại học của tôi của m gorki (2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.8 KB, 65 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: NGỮ VĂN

======

KHUẤT VĂN TOẢN

NGHỆ THUẬT TỰ TRUYỆN TRONG
THỜI THƠ ẤU, KIẾM SỐNG VÀ
NHỮNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CỦA TÔI
CỦA M.GORKI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

HÀ NỘI - 2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: NGỮ VĂN

======

KHUẤT VĂN TOẢN

NGHỆ THUẬT TỰ TRUYỆN TRONG
THỜI THƠ ẤU, KIẾM SỐNG VÀ
NHỮNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CỦA TÔI
CỦA M.GORKI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. Lê Thị Thu Hiền

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian cố gắng học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp với đề tài: Nghệ thuật tự truyện trong Thời thơ ấu, Kiếm
sống và Những trƣờng đại học của tôi của M.Gorki. Tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến quý Thầy Cô trong Khoa Ngữ văn, trong tổ văn học nước
ngoài những người đã tận tình giảng dạy, động viên, giúp đỡ, nhận xét và
đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình học tập cũng như khi thực hiện khóa
luận. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo – TS. Lê Thị
Thu Hiền, người đã tận tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt
khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, giúp
đỡ, khuyến khích, động viên tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Vì điều kiện thời gian có hạn nên khóa luận không tránh khỏi những
thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp, giúp đỡ của
quý Thầy Cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Khuất Văn Toản


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo –

TS. Lê Thị Thu Hiền.
Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận này là công trình nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi.
- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực.
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng với bất kì công trình nghiên
cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Khuất Văn Toản


MỤC LỤC
MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ...............................................................................................3
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...............................4
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................4
3.2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu............................ …..........................4
4. Giới thuyết khái niệm tự truyện .................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................7
6. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................... 7
CHƢƠNG 1: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG BỘ BA TỰ
TRUYỆN CỦA M.GORKI ............................................................................8

1.1. Điểm nhìn trần thuật .................................................................................8
1.1.1. Điểm nhìn trực tiếp ...........................................................................9
1.1.2. Điểm nhìn gián tiếp .........................................................................11
1.1.3. Hồi ức qua điểm nhìn trần thuật . .....................................................13
1.2. Giọng điệu trần thuật...... ........................................................................22
1.2.1. Giọng điệu cái “tôi” ngây thơ, hài hước, hóm hỉnh ........................25
1.2.2. Giọng điệu cái “tôi” sâu sắc, giàu cảm xúc ....................................28
1.2.3. Giọng điệu cái “tôi” triết lý, suy tư .................................................33
CHƢƠNG 2: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
BỘ BA TỰ TRUYỆN CỦA M.GORKI...............................................37
2.1. Không gian nghệ thuật............................................................................37


2.1.1. Tái hiện đời sống qua bức tranh thiên nhiên...................................37
2.1.2. Tái hiện đời sống qua bức tranh sinh hoạt.......................................40
2.2. Thời gian nghệ thuật.................................................................................46
2.2.1. Thời gian quá khứ ......................................................................... 46
2.2.2. Thời gian hiện thực ....................................................................... 51
KẾT LUẬN ...................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
M.Gorki là một tài năng vĩ đại trong văn học Nga thế kỷ XX. Ông là người
đầu tiên đã khai sinh nền văn học Xô Viết. Từ một cậu bé mồ côi nghèo khổ nhưng
với ý chí nghị lực phi thường, lòng khát khao hiểu biết, niềm say mê học hỏi,
M.Gorki đã vượt lên số phận vươn tới ánh sáng văn hóa và trở thành một trong
những nhà văn tiêu biểu của nước Nga thời kỳ Xô Viết.
Trong đời sống văn học từ xưa đến nay, tự truyện là thể loại văn xuôi nghệ

thuật mà nhiều nhà văn ít dùng do tính chân thật cao và dấu ấn cá nhân đậm nét của
nó. Đến thế kỷ XX, việc tìm hiểu về đặc trưng thể loại văn chương được đặt ra như
một vấn đề chính trong nghiên cứu văn học, thể loại tự truyện dần có sự phát triển
và khẳng định ví trí của nó trên văn đàn. Thể loại tự truyện cũng có một giá trị khá
đặc biệt trong quá trình phát triển của văn học Xô Viết mà M.Gorki là một trong
những nhà văn có những tác phẩm thành công về thể loại văn học này. Ông xứng
đáng là một "người đại diện lớn nhất của nghệ thuật vô sản" [7,61].
Chúng tôi nghiên cứu các sáng tác của M.Gorki đặc biệt là bộ ba tiểu thuyết tự
truyện Thời thơ ấu, Kiếm sống và Những trường đại học của tôi nhằm mục đích
giúp cho người đọc hiểu rõ và có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về con người về
cuộc đời, nghệ thuật sáng tạo của Gorki.
Bộ ba tiểu thuyết tự truyện Thời thơ ấu, Kiếm sống và Những trường đại học
của tôi đã trở thành một tác phẩm hoàn chỉnh, hơn nữa đúng như điều nhà văn
Sêkhôp từng mong mỏi từ lâu, thành "một cuốn sử thi sẽ mãi được ghi nhớ". Bộ ba
tiểu thuyết tự truyện có một vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của
M.Gorki. Cùng với hàng loạt các các tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau của
mình, Gorki đã làm nên tên tuổi và thực sự có chỗ đứng vững vàng trên văn đàn Xô
Viết. Ông bắt tay viết tập đầu của bộ tiểu thuyết vào mùa thu năm 1912, với ý đồ
nghệ thuật viết tự truyện là khai thác đề tài của quá khứ đã khẳng định vị trí của bộ
ba tiểu thuyết đối với sự nghiệp sáng tác văn chương của Gorki. Qua bộ tiểu thuyết
tự truyện của mình, Gorki miêu tả quá trình phức tạp, gian khổ của một đứa con
ruột thịt của nhân dân lao động nỗ lực vượt lên không ngừng, nhằm đạt tới đỉnh cao
về văn hóa, tư tưởng, trở thành con người chân chính, ưu tú của thời đại mới. Gorki

1


cũng nhằm xây dựng hình tượng nhân dân Nga vĩ đại, hiện thân của những con
người có phẩm chất tốt đẹp, có những khát vọng cao cả, những năng lực sáng tạo và
sức mạnh tiềm tàng. Tất cả điều đó là những điều kiện để đảm bảo cho sự thắng lợi

của cuộc cách mạng vô sản ở nước Nga và cũng là những đóng góp lớn làm nên tên
tuổi của Gorki, góp phần tô đẹp cho giá trị, phẩm chất con người Nga.
Thời thơ ấu thuật lại quãng đời của chú bé Aliôsa từ lúc bố qua đời khi mới
ba tuổi cho đến khi mười tuổi phải vào đời kiếm sống. Đó là câu chuyện của quá
khứ, trong thế giới ấy chú bé Aliôsa xuất hiện không phải nạn nhân đáng thương mà
như một nhân tố của tương lai. Chú nhận xét, suy nghĩ, tìm hiểu, phân biệt đúng sai,
tốt xấu... Khi đến với Kiếm sống cậu thiếu niên Aliôsa Pescôp như trưởng thành
hơn, bươn trải cuộc sống hơn, đó là quãng thời gian khi cậu thiếu niên từ mười tuổi
đến mười sáu tuổi. Chỉ sáu năm, Pescôp đã phải làm qua nhiều nghề để kiếm sống,
từ công việc đi bới rác, đi ở, làm thằng nhỏ, chạy hiệu... M.Gorki khi viết Những
trường đại học của tôi là khoảng thời gian mà ông đang chữa bệnh tại Italia. Truyện
thuật lại cuộc sống của Aliôsa Pescôp ở Cazan với việc tham gia các hoạt động xã
hội, trải nghiệm với thực tế cuộc sống... Cả bộ ba tiểu thuyết tự truyện như sợi dây
vô hình nối kết chuỗi dài các sự kiện trong cuộc đời của Gorki. Các tác phẩm tự
truyện đó đã có những đóng góp lớn về mặt tư tưởng, cũng như những nét đặc sắc
về nghệ thuật đối với sự nghiệp sáng tác của ông. M.Gorki đã dành một khoảng thời
gian dài từ năm 1912 đến năm 1921 để tiếp cận với thể loại tự truyện, viết chuyện
của quá khứ, viết về những điều đã xảy ra... Ông cũng đã thuật lại, viết lại toàn bộ
những câu chuyện về cuộc đời của mình qua bộ ba tiểu thuyết tự truyện Thời thơ
ấu, Kiếm sống và Những trường đại học của tôi bằng hồi ức và tiếng nói của cái
"tôi".
M.Gorki là một tác giả được chọn giảng dạy trong chương trình ở nhà
trường phổ thông và bậc đại học. Bởi thế, chúng tôi thấy việc nghiên cứu về con
người và sự nghiệp văn chương của ông sẽ giúp cho giáo viên có kiến thức vững
chắc, có tầm khái quát từ đó có khả năng xác định trọng tâm bài giảng một cách
chuẩn xác.

2



Với tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn và thực hiện đề tài: Nghệ thuật
tự truyện trong Thời thơ ấu, Kiếm sống và Những trƣờng đại học của tôi của
M.Gorki.
2. Lịch sử vấn đề
M.Gorki là một gương mặt tiêu biểu trong văn học Nga thế kỷ XX. Ông là
một nhà văn lớn, có đóng góp về nhiều thể loại văn học khác nhau, từ truyện ngắn,
kịch đến tiểu thuyết, tự truyện. Trên trang viết của mình ông luôn để lại những dấu
ấn riêng, có dấu “vân tay” in trên chữ, có một giọng điệu riêng, một cách nói riêng.
Các trang viết với giọng điệu và cách thể hiện riêng ấy đã đem đến cho Gorki một
phong cách nghệ thuật đặc sắc. Hơn nữa, ông sáng tác trong thời gian dài nên đồ sộ
về số lượng, phong phú về thể loại, lại có những đóng góp lớn cho quá trình phát
triển nền văn học dân tộc Xô Viết. Chúng tôi bắt gặp một số lượng không nhỏ
những chuyên luận, những cuốn sách, những tài liệu ở những mức độ khác nhau
bàn về phong cách nghệ thuật, tác phẩm, con người, cuộc đời nhà văn Gorki.
Với nhiều tác phẩm nổi tiếng trong đó có bộ ba tiểu thuyết tự truyện,
M.Gorki đã tái hiện lại quá khứ của bản thân, tái hiện lại quá trình trưởng thành của
một người lao động từ dưới đáy xã hội vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao văn hóa
và đấu tranh cho tự do.
M.Gorki đã có những đóng góp lớn lao cho nền văn học Xô Viết, tên tuổi
ông đã vượt ra ngoài nước Nga mà đến với bạn đọc trên toàn thế giới. Nghiên cứu
về M.Gorki và đặc điểm nghệ thuật tự truyện trong bộ ba tiểu thuyết tự truyện của
ông, với những tài liệu liên quan mà chúng tôi đọc được, chúng tôi thấy có hai công
trình đề cập đến bộ tiểu thuyết tự truyện này là cuốn Lịch sử văn học Nga của nhà
xuất bản Giáo dục do tập thể tác giả Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn
Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên biên soạn và cuốn Văn
học Nga trong nhà trường của nhà xuất bản Giáo dục do tác giả Hà Thị Hòa biên
soạn. Trong cuốn Lịch sử văn học Nga phần viết về tác giả M.Gorki, các tác giả có
dành khoảng 5 trang để điểm qua về bộ ba tiểu thuyết tự truyện của Gorki. Đặc biệt
khi nói về nghệ thuật của bộ ba tiểu thuyết, ông có viết: "Cũng như những hồi kí tự
thuật khác, bộ tiểu thuyết của Gorki không có một cốt truyện theo nghĩa thông

thường, quen thuộc trong tiểu thuyết. Từ chương này qua chương khác trong suốt

3


ba tập, trước mắt chúng ta, tái hiện lại những cảnh đời, những con người mà Aliôsa
từng gặp trên bao chặng đường "phiêu lưu" của mình" [2,550]. Khi nói về giọng
điệu trần thuật và không gian trần thuật, các tác giả cũng có nhận xét: "Bộ tiểu
thuyết mở đầu bằng những "âm điệu" đối chọi nhau mạnh mẽ. Mở đầu là "âm điệu"
đau buồn, chết chóc (bố chết, nghĩa địa hoang vắng, huyệt sâu thẳm...), nhưng rồi
tiếp ngay đó, một "âm điệu" khác vang lên – âm điệu của sức sống phong phú, của
vẻ đẹp đa dạng (hình ảnh người bà với "mái tóc đen nhánh, ánh xanh dày kì lạ", với
lời nói "trầm bổng nghe như tiếng hát"; cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trên dòng Vonga
cùng "cảnh vật xung quanh đổi mới từng giờ từng phút"). Hai âm điệu đó tạo nên
"hợp âm" mở đầu cho "giai điệu" của toàn tác phẩm" [2,551]. Bên cạnh đó, trong
cuốn Văn học Nga trong nhà trường tác giả Hà Thị Hòa cũng đã viết về bộ ba tiểu
thuyết này. Chúng tôi đặc biệt chú ý tới nhận định của tác giả Hà Thị Hòa khi nói về
bộ ba tiểu thuyết tự truyện: "Viết tự truyện, khai thác đề tài quá khứ, Gorki muốn
miêu tả quá trình phức tạp, gian khổ của một con người xuất thân từ tầng lớp nhân
dân lao động nỗ lực không ngừng vươn tới đỉnh cao văn hóa, trở thành con người
ưu tú của thời đại mới..." [7,76].
Tất cả những điều đó giúp chúng tôi có cơ sở, có thêm tư liệu để tìm hiểu kĩ
hơn về đặc điểm nghệ thuật tự truyện trong bộ ba tiểu thuyết tự truyện Thời thơ ấu,
Kiếm sống và Những trường đại học của tôi của M.Gorki.
3. Đối tƣợng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghệ thuật tự truyện trong bộ ba tiểu thuyết Thời thơ
ấu, Kiếm sống và Những trường đại học của tôi của M.Gorki.
- Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi tập trung nghiên cứu hai vấn đề chính đó là:
Nghệ thuật trần thuật và không gian - thời gian nghệ thuật trong bộ ba tiểu thuyết tự

truyện của M.Gorki.
3.2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu: "Nghệ thuật tự
truyện trong bộ ba tiểu thuyết của M.Gorki" nhằm tới các mục đích sau:
+ Cảm thụ về nghệ thuật tự truyện của M.Gorki một cách sâu sắc hơn, hiểu
rõ hơn một số đặc điểm nghệ thuật của thể loại tự truyện.

4


+ Từ đó, chúng ta có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về đóng góp của
M.Gorki trong nền văn học Nga, đặc biệt trong thể loại tự truyện.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng
tôi đề ra nhiệm vụ:
+ Khảo sát tác phẩm Thời thơ ấu, Kiếm sống và Những trường đại học của
tôi của M.Gorki để thấy rõ được những đặc điểm nghệ thuật trong thể loại tự truyện.
+ Phân tích làm rõ hai vấn đề chính: Nghệ thuật trần thuật và yếu tố không
gian thời gian trong tác phẩm Thời thơ ấu, Kiếm sống và Những trường đại học của
tôi để thấy được tài năng sáng tạo nghệ thuật của M.Gorki.
4. Giới thuyết khái niệm tự truyện
Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi đồng chủ biên định nghĩa: “Tự truyện là tác phẩm văn học thuộc thể loại tự sự
do tác giả viết về cuộc đời mình…” [5,389].
Theo Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên, hệ thống: “Tự truyện thường
là những câu chuyện viết bằng văn xuôi, kể lại dĩ vãng của chính tác giả…Theo
Lơjon, bởi vì về quá khứ, kỷ niệm bị xóa mờ với thời gian, vì tư duy khi viết về tự
truyện đã trải qua biết bao cảnh đời, và vì các sự kiện được sắp xếp, bố cục lại, suy
ngẫm lại, nên khó mà trùng hợp với sự thật…Tự truyện không phải là một tập hợp
những kỷ niệm tản mạn, mà được bố trí như một truyện, một tiểu thuyết…” [6,19051906].
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn, tác giả đưa

ra định nghĩa: “Tự truyện là tác phẩm văn học tự sự, thường được viết bằng văn
xuôi, trong đó tác giả tự kể và miêu tả cuộc đời của bản thân mình” [1,98]. Tác
phẩm tự truyện thường có phương hướng lý giải cuộc sống đã qua (của tác giả) như
một chỉnh thể, tạo ra những đường nét mạch lạc cho cuộc sống trải nghiệm của
mình. Người viết tự truyện có khi cũng vận dụng hư cấu, “thêm thắt” hoặc “sắp xếp
lại” các chi tiết của cuộc đời mình, nhằm làm cho sự trình bày về cuộc đời ấy trở
nên hợp lý, nhất quán. Tự truyện luôn luôn là nghệ thuật khắc phục cái thời gian đã
lùi xa, là ý đồ của tác giả muốn quay về thời tuổi thơ, tuổi trẻ, làm sống lại những
đoạn đời quan trọng nhất, nhiều kỷ niệm nhất, như là “sống lại” cuộc đời mình từ

5


đầu. Tự truyện thường được viết vào thời gian tác giả đã trưởng thành, đã trải qua
phần lớn các chặng đường đời của mình.
Tác giả Phạm Ngọc Lan trong luận văn Tự truyện trong văn học Việt Nam
hiện đại, có trích dẫn khái niệm về tự truyện của tác giả Bruce Mazlish: "Tự truyện
là một thể loại văn học, khai sinh từ chủ nghĩa lãng mạn, cho chúng ta một bức
chân dung về sự hình thành cuộc đời quá khứ của một cá nhân nào đó từ điểm nhìn
của thời hiện tại, được hoàn thành thông qua nội quan và hồi ức, trong đó cái tôi
hiện ra như một thực thể đang phát triển” [8,19].
Như vậy, ở thể loại tự truyện khi viết lại câu chuyện đời mình, nhà văn đã tạo
ra cho cuộc đời ấy một bức chân dung tự họa, xét một cách khách quan có thể khác
với chân dung thật của mình, dẫu có những nét tương đồng nhưng tất cả đã được
cấu trúc lại, nhào nặn lại thành một sáng tạo nghệ thuật.
Theo tác giả Phạm Ngọc Lan: "Công trình của Elizabeth W.Bruss nghiên cứu
sự hành chức của diễn ngôn tự thuật cả về phương diện người viết lẫn người tiếp
nhận trong công trình Hoạt động tự thuật: Vị thế đang thay đổi của một thể loại văn
học (Autobiographical Acts: The Changing Situation of a Literary Genre), và từ góc
nhìn đó Elizabeth W.Bruss đề ra 3 nguyên tắc xác định tự truyện" [8,21] . Ba

nguyên tắc đó là:
1/ Tác giả tự truyện đảm nhận một vai trò kép. Ông ta phải là điểm khởi đầu
của chủ đề cũng như của cấu trúc văn bản.
2/ Những thông tin, những sự kiện được trình bày trong mối quan hệ với tác
giả tự truyện được xác nhận phải có khả năng là sự thật.
3/ Tác giả tự truyện vẫn tin vào điều mà ông trình bày cho dù những điều
được trình bày có bị nghi ngờ hay không, cho dù những điều đó có thể bị tái công
thức hóa theo hướng nào đấy dễ tiếp nhận hơn từ điểm nhìn khác hay không.
Từ những định nghĩa trên, tác giả Phạm Ngọc Lan đã xác định hai tiêu chí
nhận diện thể loại mà chúng tôi cho rằng chính xác và khoa học. Người viết tiếp thu
và coi đó là một trong những cơ sở để tìm ra được nét riêng của thể loại tự truyện.
- Cái tôi tác giả và sự phát triển nhân cách của nó trong quá khứ, với tư cách là
hình tượng trung tâm của tác phẩm.
- Tính xác thực tương đối của cốt truyện.

6


Nguyễn Thành Thi trong Văn học thế giới mở đã viết: "Nhà văn khi sáng tác
tác phẩm bao giờ cũng sáng tác theo một mô hình thể loại xác định. Thể loại tác
phẩm văn học, thường được hiểu là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm
trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo
cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể" [10,12].
Khi nhà văn sáng tác theo một thể loại nào đó, họ sẽ tuân thủ theo những quy
định nghệ thuật đã được quy ước sẵn, tạo nên những nét riêng, những đặc trưng cơ
bản của thể loại đó. Ở thể loại tự truyện, nhà văn đóng vai trò trong tác phẩm là
nhân vật “tôi” đứng ra kể lại, tả lại những gì đã xảy ra. Vì vậy, cần khẳng định tự
truyện là tác phẩm văn học tự sự do tác giả viết về cuộc đời mình.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ lịch sử vấn đề, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:

-

Phương pháp loại hình.

-

Phương pháp lịch sử tác giả.

-

Phương pháp phân tích, tổng hợp.

6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm có hai chương:
Chƣơng 1: Nghệ thuật trần thuật trong bộ ba tự truyện của M.Gorki.
Chƣơng 2: Không gian và thời gian nghệ thuật trong bộ ba tự truyện
của M.Gorki.

7


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG BỘ BA TỰ TRUYỆN
CỦA M.GORKI
1.1. Điểm nhìn trần thuật
Điểm nhìn trần thuật là góc quan sát, vị trí mà người kể dựa vào để miêu tả,
trần thuật lại các nhân vật và sự kiện.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học khi định nghĩa về điểm nhìn trần thuật: "Là
điểm rơi của cái nhìn vào khách thể. Trong trường hợp này hệ thống các chi tiết,
sự phân bố và kết nối thưa, dày, sự thay thế loại chi tiết này bằng loại chi tiết khác

là biểu hiện của điểm nhìn trần thuật" [5,113].
M.Gorki là nhà văn có bản lĩnh nghệ thuật cao, tài năng của ông thể hiện ở
nhiều mặt trong đó có điểm nhìn trần thuật đã bộc lộ cá tính sáng tạo của nhà văn.
Thông thường trong tự truyện người kể chuyện là tác giả, hai vai này hòa làm một
để kể lại những câu chuyện của quá khứ, còn nhân vật đến với độc giả phải thông
qua tư tưởng, tình cảm của tác giả, điều đó được biểu hiện qua lời kể chuyện.
Điểm nhìn trần thuật là vị trí mà người trần thuật cảm nhận và miêu tả các sự vật
đối tượng trong tác phẩm. Cho nên trong tự truyện mỗi khi thay đổi điểm nhìn lại
tạo nên một cảm xúc, một thái độ đánh giá khác nhau. Sáng tạo nghệ thuật ở trong
mỗi thể loại văn học bao giờ cũng gắn liền với một tư tưởng nhất định, và tư tưởng
đó tập trung thể hiện qua cái nhìn của tác giả. Hay nói một cách khác, trong khi
phản ánh đời sống người nghệ sĩ không thể không có một cái nhìn nghệ thuật
riêng. Cái nhìn là một biểu hiện tinh thần đặc biệt của tác giả. Để hiểu được nội
dung phong phú của cuộc sống trong tác phẩm, chúng ta không thể không khám
phá cái nhìn nghệ thuật, cách tư duy và cách cảm nhận của chính nhà văn. Cái
nhìn thể hiện trong tri giác, cảm giác, trong quan sát, từ đó nó có thể phát hiện cái
đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi... Do cái nhìn thường xuất phát từ một cá thể nên nó
mang thị hiếu và tình cảm yêu, ghét rõ ràng. Chúng tôi khi xem xét về điểm nhìn
trần thuật trong bộ ba tự truyện của M.Gorki thấy rằng, xuyên suốt cả ba bộ tự
truyện đều có sự đan xen giữa các điểm nhìn trực tiếp của nhân vật tôi – Aliôsa và
điểm nhìn gián tiếp của tác giả - người kể chuyện, dẫn dắt chuyện.

8


1.1.1. Điểm nhìn trực tiếp
Trong tự truyện của M.Gorki, người kể chuyện tham dự vào truyện như là một
nhân vật ở ngôi thứ nhất. Với điểm nhìn của cái tôi chủ quan – tác giả, nhân vật
“tôi” – Aliôsa có điều kiện dẫn dắt người đọc qua những chặng đường phiêu lưu,
bộc lộ những trải nghiệm trong cuộc sống, thể hiện thái độ tình cảm của mình trước

từng diễn biến sự việc. Mỗi khi thay đổi điểm nhìn, cuộc sống được cảm nhận ở
nhiều góc cạnh, đa chiều, phong phú. Nhân vật tôi – Aliôsa khi đứng trên góc nhìn
của một đứa cháu chưa bao giờ gặp ông ngoại (người lạ), thì cái cảm nhận lúc này
của cậu lại khác so với cảm nhận khi cậu đứng trên một góc nhìn khác để kể về ông.
Ở điểm nhìn trước khi gặp ông nhân vật tôi đã có những suy nghĩ và cảm nhận về
ông ngoại mình: "Tôi không thích ông tôi tí nào. Tôi cảm thấy ngay ông tôi là kẻ
thù, ông làm cho tôi phải đặc biệt chú ý tới ông và gây cho tôi một mối hiếu kỳ lo
sợ"....[3,20]. Nhưng khi nhân vật tôi đứng trên điểm nhìn của hiện tại nhớ về quá
khứ, nhớ về những câu chuyện mà ông ngoại đã kể thì cậu có những suy nghĩ và lời
kể về ông rất tình cảm và yêu quý ông: "Ông tôi cúi xuống và hôn vào trán tôi. Sau
đó ông tôi vừa khe khẽ xoa đầu tôi với bàn tay nhỏ bé..." [3,36], "Với thân hình gầy
và cân đối nằm xuống bên cạnh tôi, ông tôi bắt đầu kể về những ngày thơ ấu của
mình bằng những lời nói rắn rỏi và mạnh mẽ, lời nọ nối tiếp lời kia một cách dễ
dàng và khéo léo" [3,37], lúc này người tường thuật xưng “tôi” tự kể về mình. Điểm
nhìn từ nhân vật “tôi” – Aliôsa là chủ thể kể về bản thân “tôi” một cách trực tiếp,
phơi bay trực tiếp trước mắt người đọc những gì “tôi” đã chứng kiến trong cuộc
sống. Ở kiểu thể loại tự truyện này, tác giả và nhân vật “tôi” hòa làm một, khoảng
cách giữa họ rất gần, để cho nhà văn gửi gắm quan điểm, thái độ, tình cảm của mình
ở trong đó. Điểm nhìn trần thuật này khiến cho cái "tôi" của nhà văn có dịp được
bày tỏ, được bộc bạch, phơi bày tâm trạng của mình. Mỗi con người chúng ta ai
cũng có một tuổi thơ để nhớ về, trong trí óc còn non dại, tinh khôi như một tờ giấy
trắng, thì ta thấy cuộc sống quả là thú vị và có bao điều mới lạ cần khám phá. Cho
nên tất cả những gì diễn ra quanh cuộc sống của một đứa trẻ, dù chỉ là rất nhỏ,
người lớn không để ý tới cũng sẽ để lại một ấn tượng sâu đậm trong kí ức trẻ thơ:
đây là kiểu tường thuật mà "người kể được cá thể hóa, đã nhập làm một với nhân

9


vật chính của tác phẩm" đang “kể chuyện về mình” với những tình cảm, cách cảm

nhận và lí giải mọi điều của người trong cuộc.
Do điểm nhìn xuất phát từ nhân vật "tôi" ở hiện tại nhớ về quá khứ nên những
kỉ niệm đã từng hằn sâu trong tâm hồn khi đã có dịp giãi bày, nó vùng vẫy lên với
một sức mạnh dữ dội của sự trải nghiệm và thấm thía. Từ điểm nhìn trực tiếp đó
nhân vật tôi hiện ra sinh động, có sức hấp dẫn, cuốn hút người đọc. Ngoài vai trò là
người dẫn chuyện, nhân vật "tôi" giữ vai chủ thể tự bộc lộ cảm xúc của mình có
nghĩa là ở điểm nhìn trực tiếp, trực diện. Với đặc trưng của thể loại tự truyện khi
miêu tả nhân vật "tôi", tác giả thường dùng cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp của nhân
vật. Tác giả dùng thủ pháp trực tiếp để nhân vật tôi tự kể, tự miêu tả cảm xúc, tâm
trạng của mình, như trong Kiếm sống nhân vật "tôi" đã tự kể, tự miêu tả cảm xúc
của mình trong khi phải đi làm kiếm sống: "Trong cái nghề đi lượm giẻ rách và
xương xẩu của tôi, tôi có thể dễ dàng sưu tầm những của vớ vẩn này nhiều gấp
mười lần trong vòng một tháng... Tôi thấy người ngùng và xót xa thương hại nó"
[3,31]. Nhân vật "tôi" đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình khi nhớ về câu chuyện
được thằng em họ Xasa cho xem đồ chơi, đứng trên góc nhìn trực tiếp của người
anh khi nói chuyện với em về những đồ chơi mà Xasa có, Aliôsa đã tự kể một cách
trực tiếp về kỉ niệm ấy, để bộc lộ cảm xúc buồn tủi vì trước cuộc sống thiếu thốn
của mình, nhưng rồi anh cũng tự an ủi mình rằng: trong cái nghề kiếm sống của anh
cũng có thể kiếm được nhiều thứ đồ chơi hơn thế nữa. Yếu tố hồi tưởng về miền kí
ức được kể qua điểm nhìn trực tiếp của nhân vật "tôi" thể hiện rõ nhất qua bộ tiểu
thuyết Những trường đại học của tôi: "Tôi đã biết tìm cách mơ ước đến những việc
mạo hiểm phi thường và những chiến công vĩ đại. Điều đó giúp tôi rất nhiều trong
những ngày gian nan của đời mình, và vì những ngày gian nan ấy rất nhiều, nên tôi
lại càng giỏi nghĩ ra những mộng tưởng..." [3,753] lúc này, nhân vật "tôi" – Aliôsa
đã đứng trên điểm nhìn trực diện, xưng "tôi", để tự bộc bạch suy nghĩ về công việc,
về cuộc đời của chính mình một cách tự nhiên. Như vậy, xuyên suốt cả cả bộ tiểu
thuyết, ta đều thấy được lời kể trên điểm nhìn trực tiếp của nhân vật "tôi", đây cũng
là một yếu tố nghệ thuật làm nên sự thành công của tác phẩm.

10



1.1.2. Điểm nhìn gián tiếp
Bên cạnh điểm nhìn trực tiếp, còn có điểm nhìn gián tiếp của tác giả về quá
khứ nhưng đã gắn vào nhân vật “tôi” để bày tỏ cảm xúc, thái độ và miêu tả mỗi sự
kiện đã diễn ra với mình. Như trong tự truyện của M.Gorki, khi nhà văn viết các tập
truyện thì ông đã ngoài 40 tuổi, già dặn và từng trải vì vậy toàn bộ cái hiện thực, các
sự kiện trong quá khứ được nhà văn hồi tưởng và đứng trên điểm nhìn gián tiếp gửi
gắm miêu tả qua cái nhìn ngây thơ của cậu bé Aliôsa còn non nớt (trong Thời thơ
ấu) hay cậu thiếu niên Aliôsa Pescôp (trong Kiếm sống và Những trường đại học
của tôi) với những mẩu chuyện còn rời rạc, con trẻ, tất cả các sự kiện, câu chuyện
chỉ được tái hiện qua trí nhớ chứ không phải tác giả đang trực tiếp trải qua.
Ngoài vai trò người dẫn chuyện, nhân vật "tôi" giữ vai chủ thể bộc lộ cảm xúc
của mình có nghĩa là điểm nhìn trực tiếp trực diện. Ở đây tác giả đóng vai kép vừa
là nhân vật xưng tôi kể lại các sự kiện diễn biến của cốt truyện, lại vừa đóng vai
người kể chuyện, dẫn dắt chuyện.
Bản thân tự truyện đã bao hàm tính chất hồi cố, là việc tái hiện lại quá khứ.
Tác giả khi hoài niệm, hồi tưởng về những cái đã qua cũng đã vận dụng nghệ thuật
tái hiện hồi ức, bằng việc thông qua cái “tôi” – người kể chuyện. Người kể lại câu
chuyện đời mình là người đi tìm gương mặt chính mình, là người khám phá và sáng
tạo ra cái tôi bằng chính cái tôi. Nhà văn đứng trong thời điểm hiện tại khi đã
trưởng thành, khi đứng tuổi để nghĩ về quá khứ trong đó có gia đình, quê hương bối
cảnh xã hội được nhớ lại, ghi lại. Yếu tố hiện thực trong tự truyện không phải như
trong truyện ngắn, mà hiện thực ở đây là trong quá khứ có một khoảng cách về
không gian, thời gian so với hiện tại trong tác phẩm. Hồi ức bao giờ được hiện lên?
bao giờ được hồi tưởng lại? Chỉ khi từ một sự việc, hình ảnh quá ấn tượng, gây sốc,
hoặc để lại một tổn thất đau đớn nào đó mà con người không thể nào quên. Khi hồi
tưởng về quá khứ nhu cầu được nhớ, được viết trỗi dậy, đó là những lúc con người
sống thật nhất, chân thành nhất với chính mình. Xét từ khía cạnh này, viết tự truyện
chính là một phương tiện giải phóng những năng lực nội tại của con người, cho con

người một cơ hội để nhận thức lại mình. Thế giới trong hồi ức, hồi tưởng được lọc
qua trí nhớ còn cuộc đời được khúc xạ qua tâm hồn và suy nghĩ của tác giả cho nên
thấm đẫm cảm xúc trữ tình, suy tư trải nghiệm có thể là sự ý thức, sự suy ngẫm rất

11


thực về cuộc sống hay về chính mình… Theo những ý nghĩa ấy, cuộc sống có thể
không trải dài qua thời gian mà mở rộng xuống theo chiều sâu của tinh thần. Qua
đây, chúng ta thấy hiện thực trong bộ ba tác phẩm tự truyện của Gorki khác với hiện
thực đã được tưởng tượng sáng tạo lại ở các loại hình văn học khác của ông và
những tác giả khác. Trong tác phẩm Thời thơ ấu, Kiếm sống và Những trường đại
học của tôi của M.Gorki, chúng ta thấy yếu tố hiện thực là yếu tố thuộc về hôm qua
được nhìn lại để suy ngẫm trải nghiệm, nói cái hôm qua để gián tiếp nói đến cái
hôm nay. Chính vì thế, chúng tôi thấy điểm nhìn trần thuật của thể loại tự truyện đã
chi phối đến các đặc điểm khác của thể loại này.
Hình ảnh nhân vật "tôi" là một bức chân dung tự họa nhưng không cho ta
một hình ảnh nguyên vẹn như đời thực mà là hình ảnh nhìn từ một góc độ nào đấy.
Cũng như vậy, tự truyện không phải là sự tái hiện đơn thuần về quá khứ như nó đã
xảy ra, bởi lẽ quá trình tâm lý của sự hồi tưởng và tái hiện sẽ cho chúng ta không
phải là chính bản thân quá khứ mà là sự hiện diện trong tinh thần của một thế giới
không bao giờ còn trở lại. Trong tự truyện quá khứ được gợi lại đã mất đi sự vững
chắc và nguyên vẹn của nó, nhưng một khi được hồi tưởng và dựng lại sau một
hành trình dài phân tán và tìm kiếm qua thời gian, thì quá khứ ấy sẽ có một mối
quan hệ mới và mật thiết hơn với cuộc đời hiện tại của cá nhân. Khi đi vào tổ chức
nghệ thuật của tự truyện, M.Gorki đã cho ta thấy “cuộc sống” của “một con người
có thật” sẽ không còn là quá khứ khách quan nữa mà là quá khứ từ điểm nhìn của
hiện tại – tính chân thực của nó nằm ở cái nhìn, cách nhìn chứ không phải bản thân
sự kiện.
Thế giới hồi ức trong tự truyện M.Gorki là thế giới thuộc về quá khứ. Nó được

thể hiện rõ ở một số phương diện sau:
Thứ nhất, khi hồi tưởng Gorki thường nhớ đến các sự kiện để lại ấn tượng sâu
đậm có sức tác động lớn đối với bản thân và mọi người xung quanh.
Thứ hai, dòng hồi tưởng nào cũng vậy, các sự kiện bao giờ cũng thẫm đẫm
cảm xúc trữ tình của nhân vật. Gorki thường trần thuật những điều gắn với những kỉ
niệm của chính tác giả như về cuộc sống thời còn nhỏ bị roi vọt của ông ngoại
(trong Thời thơ ấu )… hay những hồi ức về người bà ngoại của xuyên suốt trong cả
bộ tự truyện mình: “Bà tôi lưng còng gần như gù, và thân hình rất to béo, nhưng bà

12


tôi đi lại nhẹ nhàng, nhanh nhẹn như một con mèo to….” [3,14] (trong Thời thơ ấu),
"Bà tôi đi, vẻ nặng nhọc. Chân bà lún xuống cát nóng. Bà luôn luôn dừng lại, lấy
khăn lau mồ hôi trên mặt..." [3,69] (trong Kiếm sống).
Thứ ba, dòng hồi tưởng có khi đứt khi nối, có lúc nhớ lúc quên trong lúc hồi
tưởng của nhà văn. Hiện thực trong bộ ba tiểu thuyết tự truyện của M.Gorki luôn
khác với hiện thực đã được tưởng tượng sáng tạo lại ở các loại hình văn học khác
của ông.
Thứ tư, trong tự truyện của Gorki đôi khi có sự đan cài chồng chéo các lớp
thời gian, sự kiện khi hồi tưởng.
M.Gorki viết tự truyện như được sống lại một lần nữa đoạn đời đã qua của
mình, đời tư của nhà văn chỉ là chất liệu hiện thực được ông sắp xếp lại và sáng tạo
thêm cho sinh động. Vì thế trong quá khứ hồi tưởng và ôn lại quá khứ của mình,
nhà văn cũng đồng thời sáng tạo lại quá khứ. Thể loại tự truyện đã góp phần tạo nên
sự thành công đáng kể trong sự nghiệp của Gorki. Nó cũng đã thể hiện sự tìm tòi,
đổi mới tư duy văn học của Gorki, tạo nên một M.Gorki với phong cách riêng và có
một vị trí quan trọng trong nền văn học Nga - Xô Viết thể kỷ XX.
Hiện thực sống động trong cuộc sống đã được tác giả quan sát tỉ mỉ, ghi chép
cẩn thận, bằng trái tim nhạy cảm của một người nghệ sĩ, ông đã viết nên những

trang văn đầy ắp tình người, tình đời. Với cảm xúc chân thành mãnh liệt, tác phẩm
bao giờ cũng có sức mạnh hiện tại hóa quá khứ. Khi hồi tưởng, M.Gorki thường
nhớ đến các sự kiện để lại ấn tượng sâu đậm có sức tác động lớn đến bản thân và
mọi người xung quanh. Thế giới được hồi tưởng là những sự kiện, thời gian đáng
nhớ được nhà văn chắt lọc và sắp xếp đầy dụng ý nghệ thuật. Cách hồi tưởng làm
nổi bật lên thời gian quá khứ với bao biến động tác động mạnh đến đời sống con
người.
1.1.3. Dòng hồi ức qua các điểm nhìn
Nói đến dòng hồi ức là nói đến những hình ảnh, câu chuyện trong quá khứ
được in hằn trong trí nhớ của mỗi người, nó được họ nhớ lại một cách tỉ mỉ, chi tiết.
Dòng hồi ức ấy có khi chỉ là những câu chuyện vụn vặt, có thể những câu chuyện,
hình ảnh vụn vặt ấy đã để lại một xúc cảm lớn đối với người nhớ nó. Do vậy, họ

13


mới kể lại một cách rõ ràng, chi tiết những câu chuyện, hình ảnh ấy được. Tiếp cận
với bộ ba tiểu thuyết tự truyện của M.Gorki, chúng tôi thấy rõ dòng hồi ức trong
nhân vật "tôi" – Aliôsa, cậu đã nhớ về quá khứ, nhớ những câu chuyện, hình ảnh,
tính cách của người thân, bạn bè. Bởi họ là những người đã để lại một ấn tượng, xúc
cảm mạnh mẽ trong trí nhớ của Aliôsa.
Trong Thời thơ ấu, nhân vật tôi – Aliôsa cũng hồi tưởng nhiều chuyện của quá
khứ, những câu chuyện về gia đình, về người thân. Nhân vật “tôi” đang nhớ lại
những gì bản thân đã trải qua, ấn tượng mạnh mẽ nhất của tác giả khi nhớ về người
thân đó là cảm xúc về người bà: “Tóc bà tôi đen nhánh, ánh xanh, dày kì lạ, phủ kín
cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối và cả ra sàn” [3,13], “Lời bà tôi đặc
biệt, trầm bổng nghe như tiếng hát” [3,14], “Khi bà tôi mỉm cười, hai con ngươi
đen sẫm như quả anh đào, nở ra long lanh tia sáng dịu hiền khôn tả. Nụ cười để lộ
ra hai hàm răng trắng ngần chắc chắn và mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đen đã
có vô số những nếp nhăn... đã làm khuôn mặt xấu đi khá nhiều” [3,14], tất cả những

hồi ức về người bà đáng yêu đã được nhân vật “tôi” hồi tưởng lại một cách rõ nét.
Bà là người thân, người luôn che chở cho Aliôsa. Tình cảm mà Aliôsa dành cho bà
ngoại là trên hết, cậu luôn nhớ về bà luôn nhớ về những lời nói dáng hình của bà.
Điều đó đã cho chúng ta thấy trong suy nghĩ của nhân vật tôi – Aliôsa khi quay về
quá khứ thì hình ảnh bà ngoại luôn ùa về và nó trở thành một nguồn cảm xúc tình
thân. Nối tiếp mạch hồi tưởng về quá khứ, về người thân nhân vật tôi – Aliôsa cũng
hồi tưởng về người ông ngoại, người mẹ của mình: “Ông tôi dáng cân đối mảnh
khảnh, khuôn mặt dữ tợn, ông có cái áo ghi lê bằng vải xatanh thêu đã cũ sờn, áo
sơ mi vải hoa thì nhàu nát và trên hai đầu gối quần lộ ra những miếng vá lớn”
[3,25]. Hình ảnh của người ông cũng có chút ấn tượng, đọng lại trong suy nghĩ của
nhân vật tôi, ông ngoại là người dữ dằn và nghiêm khắc với tất cả mọi người trong
gia đình và nghiêm khắc cả ngay với đứa cháu ngoại Aliôsa. Trong suy nghĩ của
nhân vật tôi về ông ngoại, ông là người hà khắc và nghiệt ngã. Điều này được minh
chứng trong sự hồi tưởng về hành động của ông ngoại khi chuẩn bị đánh thằng em
Xasa vì mắc tội xúi Aliôsa vào phòng nhuộm vải: "Ông tôi đứng trong góc cạnh
một thùng gỗ, chọn ở trong thùng ra những chiếc roi dài, lấy tay đo từng chiếc rồi
xếp lại nhau và quất vun vút vào không khí" [3,32]. Rồi khi ông nói với thằng

14


Xasa:" Tao quật xong rồi tao tha – ông tôi nói, tay vuốt một chiếc roi dài và ướt, nào, tụt quần ra!..." [3,33]. Nhân vật tôi – Aliôsa nhớ về ông với những hành động
và lời nói nghiêm khắc, cay nghiệt "Đặc biệt tôi không thích ông tôi tí nào. Tôi cảm
thấy ngay ông tôi là kẻ thù, ông làm cho tôi phải đặc biệt chú ý tới ông và gây cho
tôi một hiếu kỳ lo sợ" [3,20], nhưng chính ông cũng là người đã dạy cho Aliôsa biết
chữ và học kinh thánh. Hơn nữa dòng hồi tưởng nào cũng có các sự kiện bao giờ
cũng thấm đẫm cảm xúc trữ tình của nhân vật. Gorki thường trần thuật những điều
gắn với những kỉ niệm của chính tác giả. Thế giới trong hồi ức về quá đã được khúc
xạ qua tâm hồn và suy nghĩ của tác giả nên thấm đẫm cảm xúc trữ tình. Trong tác
phẩm, nhân vật tôi – Aliôsa cũng hồi ức về mẹ thật cảm động mà theo N.V.

Senguno đã nói :“Hồi ức về mẹ bao giờ cũng tươi mát và sinh động. Ta càng xa tuổi
thơ thì hồi ức đó càng rõ rệt, dễ hiểu và thân thiết”. Cảm xúc về mẹ – đấng sinh
thành, là điểm tựa tinh thần luôn đem đến cho ta một cảm giác dễ chịu, thân thiết,
hồi ức về mẹ bao giờ cũng tạo được niềm vui và niềm tin trong ta. Khi trưởng
thành, hồi ức của nhân vật tôi – Aliôsa về những gì đã trải qua với những kỉ niệm
thật gần gũi và sinh động. Trong đôi mắt của con không ai gần gũi và thân thương
bằng mẹ, cũng không có cảm xúc nào chân thật hơn cảm xúc về mẹ, đó là tình yêu
thương, sự thấu hiểu của đứa con. Trong Thời thơ ấu nhân vật tôi – Aliôsa cũng hồi
tưởng về người mẹ của mình: “thân hình mẹ tôi to lớn, cân đối khuôn mặt tối sầm
và đanh lại…” [3,54] Aliôsa cũng quý và thương mẹ rất nhiều, tình cảm mà cậu
dành cho mẹ là nghĩa tình mẫu tử cao quý. Hình ảnh của mẹ hiện lên trong trí nhớ,
hồi tưởng của nhân vật tôi – Aliôsa "Hình ảnh mẹ tôi hiện lên trong óc tôi như qua
một lớp sương mù hoặc qua một đám mây trong vắt, trong đó lộ ra đôi mắt xám xa
lạ và lạnh lùng cũng to như đôi mắt bà tôi vậy..." [3,17]. Hình ảnh của một người
mẹ bao dung, luôn che chở và yêu thương con mình hết mực cũng ùa về trong trí
nhớ, hồi tưởng của nhân vật tôi – Aliôsa: Khi cậu Mikhain ( cậu ruột của nhân vật
tôi – Aliôsa) quát tháo đấm tay xuống bàn, thét và nói Vacvara ( mẹ của nhân vật
tôi) bảo Aliôsa không được nói câu chuyện cậu bị "tẩn" hay "nện" nữa nếu không
thì cậu sẽ vặn cổ nó ngay lập tức, mẹ của Aliôsa nói "Cứ thử đụng vào nó xem...".
Chỉ với câu nói đó thôi mà làm nhân vật tôi – Aliôsa nhớ mãi, mẹ luôn quan tâm,
bảo vệ cậu, mẹ không bao giờ bỏ rơi cậu... Chính điều này đã khiến nhân vật tôi rất

15


thích thú và tự hào về mẹ. Cậu luôn khoe với mọi người, với lũ em họ rằng: "Mẹ tớ
mạnh nhất!". Hình hình của người mẹ hiền từ trở về trong suy nghĩ của nhân vật tôi,
mẹ cậu đã bỏ cậu đi đâu sau một thời gian dài mới trở về. Trong sự hồi tưởng về
quá khứ của Aliôsa thì cậu đã có những cách nghĩ khác về mẹ:"Tôi lấy làm sung
sướng thấy mẹ tôi không giống một người nào khác. Nhưng tôi buồn và mẹ tôi ít nói

quá, nếu tôi không hỏi thì mẹ tôi sẽ chẳng nói gì hết" [3,275]. Nhưng tình cảm mà
mẹ dành cho cậu bé Aliôsa vẫn còn, mẹ vẫn thương cậu, vẫn luôn lo cho cậu. Mẹ
cũng là người dạy cho cậu viết chữ, học chữ.
Khi hồi tưởng về quá khứ, nhân vật tôi Aliôsa không chỉ nhớ về bà ngoại, về
ông, về mẹ mà trong chuỗi dài kí ức ấy cậu nhớ cả về những người cậu, người em
họ và thậm chí cả bác thợ cả Grigôri giúp việc trong xưởng nhuộm và anh
Txưganoc một người giúp việc được ông bà ngoại nhặt về. Hình ảnh về các cậu
trong trí nhớ nhân vật tôi là những người ngu ngốc, chỉ tranh giành tài sản và cãi vã
nhau. Các cậu bất chấp máu mủ tình thân đến đe dọa ông bà ngoại, chính các cậu
cũng là người gây ra bao sóng gió cho gia đình. Cậu Iakôp luôn đố kị và ghét mẹ
con nhà Aliôsa vì sợ mẹ con cậu tranh giành tài sản. Nhân vật tôi – Aliôsa cũng
luôn nhớ về những người giúp việc trong gia đình ông bà ngoại nào bác Grigôri,
anh Txưganôc, bác thợ bánh Piôt, bác Tốt Lắm... Hình ảnh họ cứ trở về trong suy
nghĩ của cậu, cậu coi họ là bạn là những người thân. Aliôsa luôn nói chuyện với họ,
chia sẻ nỗi buồn niềm vui với họ, họ cũng rất thương và quý Aliôsa. Bác thợ cả
Grigôri được Aliôsa nhớ lại với cái nhìn thật kĩ và trừu mến:"Người cao lớn, hốc
hác, trông như một bức tượng thánh..." [3,51] hay "Bác Grigôri xương xẩu, rậm
râu, người dài ngoẵng, đầu không đội mũ, tai to, giống như một lão phù thủy hiền
lành..." [3,64]. Aliôsa cũng rất thương bác khi đôi mắt của bác không còn tinh nữa,
bị ông ngoại đuổi khỏi nhà và phải đi ăn xin.
Dòng hồi tưởng như một sợi dây vô hình, chạy dài xuyên suốt trong trí nhớ
của nhân vật "tôi", đến tập truyện Kiếm sống, nhân vật "tôi" Aliôsa cũng hồi tưởng
nhớ về quá khứ - những ngày bươn trải làm việc kiếm sống. Anh nhớ về những tên
chủ xưởng, những bọn trưởng giả nhà giàu, ty hữu vị kỉ...và nhớ về cả những người
bạn – những người lao động, làm việc cùng anh. Ngay khi bước vào đời kiếm sống,
Aliôsa đã làm "thằng nhỏ" cho một cửa hiệu giày, hình ảnh về lão chủ hách dịch đã

16



in hằn trong kí ức của Aliôsa, cậu nhớ: "Lão chủ của tôi nhỏ bé, tròn trĩnh, mặt
nhẵn lì ngăm ngăm nâu, răng nhờ nhờ xanh, cặp mắt đờ đẫn màu xám đục..."
[3,16], rồi cậu nhớ đến hình ảnh về bác đầu bếp Xmurưi trên tàu thủy Đôbrưi, chính
bác là người đã giúp đỡ Aliôsa rất nhiều khi cậu làm việc trên tàu thủy. Bác là
người hiền hậu, công bằng và cao thượng chính điểm ấy của bác khiến cậu nhớ và
hồi tưởng về bác, dành cho bác ta những lời nhận xét và miêu tả hết ý: "Bác nheo
mắt, và bỗng nhiên một nụ cười rộng mở đã làm thay đổi hẳn bộ mặt hung dữ của
bác, đôi má đầy đặn, đỏ tía như những làn sóng chạy đến tận mang tai, để lộ ra
những chiếc răng to như răng ngựa..." [3,126-127]. Phải yêu mến bác đầu bếp lắm
thì nhân vật "tôi" – Aliôsa mới dành tình cảm chân thành và nỗi nhớ, sự kính trọng
đối với bác Xmurưi như vậy. Trong những ngày tháng làm việc tại tàu thủy, Aliôsa
cũng gặp phải bao nhiêu những hạng người ty tiện và thô tục, cậu chẳng ưa bọn
chúng tẹo nào – những người làm cùng, nhưng rồi chính họ cũng đã để lại trong trí
óc cậu những mảng sạm, khiến cậu phải nhớ và hồi tưởng lại: "Bác Iakôp Ivanưts to
béo, hói đầu chỉ toàn nói chuyện về đàn bà và luôn luôn nói một cách bẩn thỉu. Bộ
mặt bác ta phèn phẹt, điểm những nốt tím bầm..." [3,130], con người này đã đầu
độc tất cả mọi người xung quanh bằng nếp nghĩ ty tiện bẩn thỉu, chỉ nghĩ về đàn bà,
về làm chuyện ấy... khiến cho Aliôsa cảm thấy ghê tởm lão ta. Kí ức về những chủ
tiệm độc ác, về những con người như lão Iakôp, lại xuất hiện trong trí óc và dòng
hồi tưởng của nhân vật "tôi" – Aliôsa. Một lần nữa, Aliôsa lại làm việc kiếm sống
trên trên tàu thủy, nhưng lần này cậu làm trên chuyến tàu Pecmơ. Ở đây, cậu gặp
tên chủ tiệm ăn "là một người to béo, đầy vẻ dương dương tự đắc. Đầu lão hói như
một quả bóng. Tay chắp sau lưng, suốt ngày lão đi đi lại lại một cách nặng nề trên
boong tàu tựa như con lợn thiến đi tìm chỗ râm mát trong ngày oi bức..." [3,263].
Tên chủ tiệm này quả thật là kẻ ty tiện, hách dịch, chèn ép cuộc sống của Aliôsa
trên tàu và của bao nhiêu những người lao động khác trên tàu. Vì vậy, hắn đã trở
thành một kẻ thù, một kí ức không thể nào quên trong trí nhớ của Aliôsa khi cậu
nhớ và hoài niệm về quá khứ, hình ảnh những con người như họ, những câu chuyện
về họ cũng sẽ không thể nào quên được. Trong trí nhớ, dòng hồi tưởng của mình về
quá khứ, Aliôsa không chỉ nhớ về những con người ty tiện, những tên chủ khó tính,

độc ác mà cậu còn nhớ về những người bạn – những người làm cùng tốt bụng, nhân

17


hậu. Aliôsa không chỉ nhớ về bác Xmurưi mà khi cậu làm việc tại xưởng làm tượng
thánh, ấn tượng mãi không quên trong cậu còn có bác trưởng xưởng – Ivan
Lariônôvits: "Bác là người tính tình điềm đạm, bác có khuôn mặt xam xám, chòm
râu mảnh như towcungx màu xám; cặp mắt sáng của bác trông dường như sâu
thẳm lạ lùng và đậm một vẻ buồn ảo não..." [3,327] bác là người tốt bụng luôn giúp
đỡ và dạy cậu những công việc nhỏ trong xưởng, nói chuyện với cậu rất điềm đạm,
bình tĩnh khi mà cậu mắc phải lỗi gì đó. Aliôsa trong suốt mấy năm trời bươn trải
kiếp sống ngoài đời nào bới rác, đi ở, chạy hiệu, bẫy chim, phụ bếp khuân vác...
môi trường lao động nào cậu cũng trải qua, cậu được tiếp xúc với bao hạng người,
với bao công việc và bao nhiêu câu chuyện của cuộc sống. Nhưng trải qua mỗi công
việc, Aliôsa lại gặp những con người khác nhau, mỗi người để lại trong dòng hồi ức
của cậu một nếp nghĩ khác nhau, người thì tốt, kẻ thì xấu... Đây cũng là những
dòng hồi ức về quá khứ của nhân vật "tôi" – Aliôsa trên những điểm nhìn khi trực
tiếp khi thì gián tiếp, đó cũng là dụng ý nghệ thuật của M.Gorki khi viết về bộ ba
tiểu thuyết tự truyện này.
Cũng như ở cả hai bộ tiểu thuyết tự truyện trước, đến bộ thứ ba Những trường
đại học của tôi dòng hồi ức của nhân vật tôi về thời tuổi trẻ có hơi mờ nhạt, song
dòng hồi ức về quá khứ của chính nhân vật "tôi" tại thời điểm đang học tập tại
trường đời của mình lại vô cùng rõ nét. Aliôsa cũng nhớ về những người bạn những người đã giúp cậu thay đổi toàn diện về tư tưởng cũng như những suy nghĩ
về cuộc đời. Cậu nhớ về người đầu tiên mà cậu gặp khi đến với trường đại học
Cazan: "Tôi thích nhất là Guri Pletniov, anh có nước da rám nắng, tóc đen nhánh
như người Nhật Bản, mặt đầy những chấm đen li ti như xát thuốc súng...." [3,759].
Rồi Aliôsa cũng nhớ về gã cảnh sát trưởng – người mà đã giúp anh hiểu roc được
cái bộ máy nhà nước Nga lúc này như một sợi dây vô hình nó đi từ trái tim Đức
Hoàng Đế Alecxandr III và xuyên qua các ngài bộ trưởng, tỉnh trưởng... Gã cảnh sát

trưởng Nikiforitr: "Như một con diều hâu. Lão ta người cân đối, khỏe mạnh, đầu
hói sáng như bạc, bộ râu rậm được xén tỉa một cách chăm chút..." [3,818]. Tất cả
họ, câu chuyện về họ đã được nhân vật "tôi" – Aliôsa nhớ mãi, không bao giờ quên.
Aliôsa nhớ cả về dáng hình, điệu bộ và cử chỉ của họ, bởi họ là những người sát
cánh bên anh trong quãng thời gian anh đi tìm hiểu thực tế của cuộc sống ngoài

18


trường đời. Chính họ đã giúp anh có cái nhìn mới hơn về cuộc sống, có cái suy nghĩ
mới hơn về con người.
Dòng hồi tưởng nào cũng vậy, các sự kiện bao giờ cũng thấm đẫm cảm xúc
trữ tình của nhân vật. M.Gorki thường trần thuật những điều gắn với những kỉ niệm
của chính tác giả. Những kỉ niệm ấy, hầu hết Gorki đã được chứng kiến hay trực
tiếp là người cùng tham dự cho nên nó hiện lên rất sâu đậm, rõ ràng trong kí ức của
nhà văn. Do trần thuật theo dòng hồi tưởng nên câu chuyện về cuộc đời của bản
thân, về những người thân xung quanh tác giả không kể về toàn bộ cuộc đời sự
nghiệp của mình và của họ theo một trật tự thời gian nhất định mà chỉ kể ở từng
đoạn, từng quãng đời mà nhà văn biết, thậm chí biết rất kĩ.
Hồi ức về những kỉ niệm có ý nghĩa rất lớn đối với M.Gorki, nó đã khai phá
một lối viết mới, một cách thức tạo dựng chân dung độc đáo, đặc sắc. Từ đó người
đọc có sự hình dung rõ nét về cuộc sống con người của mỗi nhân vật trong những
thời điểm lịch sử khác nhau và trong tính cách của họ. Thời gian hồi tưởng như
ngẫu hứng, tuôn chảy theo dòng hoài niệm, đánh dấu sự chuyển đổi vị trí của cái
“tôi” trong tự truyện. Nhà văn viết tự truyện như được sống lại một lần nữa đoạn
đời đã qua của mình, đời tư của nhà văn là chất liệu hiện thực được tác giả sắp xếp
lại và sáng tạo thêm cho sinh động. Vì thế trong quá trình hồi tưởng và ôn lại quá
khứ của mình, nhà văn đồng thời cũng sáng tạo lại quá khứ. Thể loại tự truyện đã
góp phần tạo nên sự thành công đáng kể trong sự nghiệp của M.Gorki. Nó cũng đã
thể hiện sự tìm tòi, đổi mới tư duy văn học của nhà văn.

Cách xây dựng nhân vật qua hồi tưởng của M.Gorki khiến cho những trang tự
truyện của ông hiện lên thật cụ thể và sinh động. Mỗi chi tiết, mỗi đường nét như
những nét vẽ vừa chân thực lại vừa có hồn tạo nên phong cách riêng trong cách xây
dựng nhân vật qua hồi ức, tự thuật lại câu chuyện trong quá khứ của nhà văn.
Nhà văn khi hồi tưởng nhớ về những người thân yêu đã để lại cảm xúc sâu
đậm cho tác giả. Điều ấy khiến cho cái tôi của người cầm bút bao giờ cũng bộc lộ
đậm nét qua việc hồi tưởng. Cái tôi của người cầm bút bộc lộ tính chủ quan của
hoạt động sáng tạo. Sự thú vị khi đọc những chân dung văn học, ta thấy rất rõ tình
cảm của người viết bởi sự gần gũi thấu hiểu. Khi hồi tưởng lại quá khứ, người viết

19


×