Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

SKKN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ mẫu GIÁO 5 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG làm QUEN với môi TRƯỜNG XUNG QUANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.66 KB, 20 trang )

MÔ TẢ GIẢI PHÁP
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI THÔNG
QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

Tác giả sáng kiến: Tăng Thị Kim Loan
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Thị Trấn
1/ Tình trạng giải pháp đã biết:
Từ thời xa xưa, các nhà giáo dục cổ điển đã tận dụng môi trường xung quanh
làm phương tiện giáo dục cho trẻ em đặc biệt là trong việc phát triển nhận thức
cho trẻ . Theo Các Mác với quan niệm “ Con người là tổng hòa các mối quan hệ
xã hội” ông đã chỉ ra rằng nhân cách của trẻ hình thành và phát triển . Khi tích
cực tham gia vào các hoạt động với môi trường xung quanh, đặc biệt là hoạt
động nhận thức, phải luôn luôn chú ý đến hoạt động của trẻ và hướng chúng đến
hoạt động chủ đạo. Phải coi trẻ là chủ thể của quá trình nhận thức. Ở Việt nam
trong những năm gần đây đứng trước nhiệm vụ đổi mới và nâng vao chất lượng
gáo dục đào tạo, nhiều nhà nghiên cứu , tâm lý giáo dục đã đi sâu vào nghiên
cứu các vấn đề về bản chất và mối quan hệ giữa hoạt động dạy và học, trong đó
phải kể đến giáo sư Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ, Hồ Ngọc Đại… như vậy vấn
đề phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ đã được các nhà tâm lý học, giáo dục
học nghiên cứu.
Đây là một hoạt động rất lý thú và bổ ích giúp trẻ hòa nhập vào thế giới tự
nhiên, cảm nhận cái đẹp đa dạng, phong phú về thế giới xung quanh, giúp trẻ
khám phá môi trường tự nhiên, xã hội qua hoạt động ngoài trời, hoạt động học…
từ đó giúp trẻ có một số kiến thức về thế giới xung quanh trẻ, đó cũng là cơ sở
hình thành nhân cách cho trẻ . Các hoạt động nhận thức ở trường mầm non cung
cấp cho trẻ cơ hội khám phá và trãi nghiệm môi trường xung quanh.
* Ưu khuyết điểm của giải pháp:
Ưu điểm:
Góp phần phát triển hoàn thiện các giác quan, các quá trình tâm lý, cảm giác,
tri giác, tư duy, ngôn ngữ, ghi nhớ, chú ý …của trẻ.



1


Trong quá trình hoạt động với môi trường xung quanh, trẻ được tích cực sử
dụng các giác quan( nghe, nói, nhìn, sờ , mó…) và được tiến hành các thao tác
trí tuệ ( quan sát, so sánh, phân tích, nhận xét, tổng hợp…)
Giúp trẻ tích cực tham gia vảo hoạt động nhận thức thế giới xung quanh một
cách sinh động, thoải mái và đem lại hiệu quả cao. Phát triển nhận thức của trẻ
mẫu giáo 5- 6 tuổi đó là tiền đề là cơ sở để trẻ học tập ở trường phổ thông
Khuyết điểm:
Tuy nhiên trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh này đôi khi
giáo viên lại tiến hành một cách đơn điệu, giống như gợi hỏi những kiến thức
kinh nghiệm đơn giản, làm cho trẻ lo ra, thiếu tập trung chú ý. Giáo viên ít chú ý
vào sự lĩnh hội, khả năng rèn luyện các thao tác tư duy, làm hạn chế kết quả thu
nhận kiến thức, trẻ không biết vận dụng những hiểu biết của mình vào trong
cuộc sống, trẻ ít tìm hiểu, không có khả năng lập luận, diễn đạt những hiểu biết
mà trẻ đã thu nhận được. Mặc khác, giáo viên chưa chú trọng cho trẻ chủ động,
chưa phát huy được khả năng tích cực trong hoạt động nhận thức của trẻ.
Với những ưu khuyết điểm nêu trên tôi chọn đề tài “ Phát triển nhận thức
cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường
xung quanh” rèn luyện sự chú ý, tri giác, tư duy, trí nhớ cho trẻ nhằm giúp trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi khi chuyển từ trường mẫu giáo vào trường phổ thông có tẩm
hiểu biết khá đầy đủ, có sự phát triển khá tốt ở các mặt, đặc biệt là sự phát triền
về nhận thức. Đây là sự chuẩn bị cần thiết cho trẻ để bước vào lớp một.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
Trẻ sơ sinh đến 6 tuổi là một bước phát triển dài: ở giai đoạn này, có thể trẻ
có sự tăng trưởng và phát triển cực nhanh so với cả đời người.Các nhà tâm lý
học, giáo dục học cho rằng từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn rất quan trọng trong quá
trình hình thành nhân cách cho trẻ, đó là những phẩm chất như: tính tự tin, tính

độc lập, tính chủ động, tính tích cực,…
Đây là giai đoạn quan trọng không được bỏ qua, cần phải có tác động của
giáo dục

2


Hiện nay giáo dục mầm non đã từng lúc được đổi mới và chỉnh lý, cải cách,
đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức để phù hợp với yêu cầu đào tạo
con người trong giai đoạn phát triển hiện nay, đặc biệt là phát triển nhận thức,
con người phải có sự hiểu biết mới có khả năng vận dụng vào thực tiễn.
Đối với giáo dục mầm non, đứng trước xu thế đổi mới giáo dục đã chú ý đến
đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi đang chuẩn bị vào truồng phổ thông, đây là bước đi quan trọng trong đời
sống của trẻ. Vậy phải phát huy tối đa năng lực vốn có của trẻ, tích cực hòa
mình vào hoạt động để vừa khám phá vừa tiếp thu tri thức làm sao phải tạo cho
trẻ sự hứng thú, tự tin và tạo cơ hội cho trẻ được trãi nghiệm phù hợp với khả
năng của chúng. Như vậy cho thấy việc phát triển khả năng nhận thức của trẻ đã
được khoa học giáo dục quan tâm và đưa vào chương trình đổi mới hình thức
chăm sóc giáo dục trẻ ở các lứa tuổi mầm non. Điều mà tôi quan tâm là tính thực
tiễn của vấn đề, là làm cách nào để phát triển khả năng nhận thức của trẻ mẫu
giáo 5- 6 tuổi.
2.1 Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi:
* Chú ý:
Suốt thời kỳ mẫu giáo, do hoạt động của trẻ ngày càng phức tạp, trí tuệ của trẻ
cũng phát triển dần lên nên sự chý ý ngày càng tập trung hơn, bền vững hơn.
Trò chơi càng phản ánh được nhiều hành động và mối quan hệ phức tạp của
con người trong xã hội, càng nẩy sinh nhiều tình huống mới bao nhiêu sự chý ý
của trẻ vào trò chơi càng tập trung và bền vững. Sự phát triển chú ý của trẻ mẫu
giáo 5- 6 tuổi dựa trên nền tảng của tính chủ động biết hướng ý thích của mình

vào các đối tượng cần cho vui chơi, học tập hoặc lao động tự phục vụ. trẻ có
khả năng chú ý có chủ định từ 37- đến 51 phút nếu đối tượng chú ý hấp dẫn kích
thích được tính tò mò ham hiểu biết của trẻ.
Trẻ có khả năng phân phối chú ý của mình lên 2-5 đối tượng cùng một lúc.
Trẻ di chuyển chú ý nhanh, Ví dụ: Trẻ đang hoạt động vui chơi, cô dùng xắc xô
tập trung trẻ lại, trẻ di chuyển nhanh đến cô.

3


Tuy nhiên khả năng phân phối sự chú ý này chưa bền vững, dễ dao động, đặc
biệt trong những lúc quan sát tranh mô hình.
Sự phân tán chu ý của trẻ còn mạnh, nhiều khi trẻ không tự chủ được do xung
lực, khả năng chi phối, do vậy cần thay đổi trò chơi hấp dẫn hơn cho trẻ.
Chú ý âm thanh có ý nghĩa lớn đối với trẻ, cần tập luyện các phẩm chất chú ý
cho trẻ thông qua trò chơi và các hoạt động học…
Chú ý là một đặc điểm tâm lý vô cùng quan trọng đối với hoạt động trí tuệ
của trẻ, trong hoạt động học nếu trẻ không chú ý thì kết quả nhận thức sẽ hết sức
hạn chế, do đó cần giáo dục năng lực chú ý, đặc biệt chú ý có chủ định bền
vững.
Việc tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, hoạt động ngoài trời để trẻ quan
sát chý ý có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển chú ý có chủ định như tổ
chức cho trẻ quan sát các sự vật hiện tượng xung quanh theo chủ đề, cô khuyến
khích trẻ tham gia tích cực vào các trò chơi, kích thích trẻ múa hát …bằng
những phương pháp nhất định.
Cuối tuổi mẫu giáo việc rèn luyện chú ý sẽ giúp trẻ chú ý vào những vấn đề
mả trẻ không thấy hứng thú mà điều đó rất cần thiết cho sự tiếp thu kiến thức
mới, vì vậy cô tạo mọi điều kiện đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh, mô hình, vật thật
khi tổ chức cho trẻ khám phá, từ đó kích sự chú ý có chủ định trẻ sẽ tiếp thu
kiến thức có hệ thống thông qua hoạt động học vui chơi mà cô tổ chức.

* Tri giác:
Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi có mức độ phong phú hơn về các kiểu loại, các hoạt
động nhận thức như: tri giác không gian, thời gian hoặc tri giác nhìn, nghe, xúc
giác có độ nhạy cảm cao hơn, chính xác hơn…cuối tuổi mẫu giáo trẻ nhận các
hướng phức tạp như: góc trên bên phải, góc dưới bên trái. Khả năng định hướng
vào không gian quan hệ mật thiết tới việc diễn đạt bằng lời. Nhờ đó trẻ nhận ra
và ghi lại được các hướng không gian.
Định hướng thời gian đối với trẻ khó hơn định hướng không gian. Trẻ mẫu
giáo 5- 6 tuổi đã bắt đầu phân biệt được các khái niệm về thời gian như: “ hôm
nay”, “ ngày mai”, “ hôm qua”… đến cuối tuổi mẫu giáo mới phân biệt được rõ
4


nét phạm trù quá khứ hiện tại… phải cần có thời gian dài thì mới hình thành rõ
nét ở trẻ.
Tri giác nhìn và tri giác nghe phát triền mạnh .
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, đã có khả năng nhìn bao quát bức tranh và hiểu được
nội dung một số bức tranh có bố cụ phức tạp. Trẻ còn biết giải thích khi đúng về
nội dung bức tranh cho người khác hiểu nếu chủ đề tranh không vượt khỏi
khuôn khổ những hiểu biết và kinh nghiệm sống của trẻ.
* Trí nhớ
Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, năng lực ghi nhớ và nhớ lại của trẻ phát triển rất
mạnh. Nhờ vào mức độ phát triển tâm lý đã đạt và ảnh hưởng của những yêu cầu
do người lớn đặt ra cho trẻ trong quá trình tham gia vào các hoạt động mới, trí
nhớ của trẻ được phong phú và bền vững hơn.
Trong khi cho trẻ làm quen với thế giới xung quanh, trong khi tham gia vào
hoạt động học, tham gia vui chơi, tham quan dạo chơi…trẻ đã ghi lại nhiều ấn
tượng một cách tự nhiên không cố đặt cho mình nhiệm vụ phải ghi nhớ một điều
gì có ý nghĩa là trí nhớ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vẫn mang tính chất không chủ
định.

Bên cạnh trí nhớ không chủ định của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thì trí nhớ có chủ
định đã được hình thành, Có những thay đổi đó là vì điều kiện hoạt động phức
tạp hơn, người lớn yêu cầu cao hơn buộc trẻ không những định hướng vào hiện
tại mà cả quá khứ và tương lai nữa.
Ví vụ: khi trẻ tham quan vườn trường cô bảo các bé hãy quan sát kỹ các loại
rau vườn trường và nuôi các con vật nuôi… về nhà kể lại cho bố mẹ, ông bà
nghe cháu nào cũng quan sát kỹ và ghi nhớ đặc điểm các loại rau, con vật để kể
được đầy đủ và chính xác.
Để ghi nhớ có chủ định trước hết cô cần dạy trẻ nhận rõ nhiệm vụ đã đề ra là
phải nghi nhớ cái gì? Nhiệm vụ đó được trẻ nhận ra một cách dễ dàng nếu khi
thực hiện trẻ đạt được kết quả tốt. Đặc biệt nếu nhiệm vụ ghi nhớ đước gắn liền
với những trò chơi hấp dẫn thì chắc chắn trẻ sẽ ghi nhớ tốt hơn nhiều

5


Sự phát triển trí nhớ có chủ định đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị
cho trẻ vào lớp một, trẻ sẽ không học tốt ở trường phổ thông nếu chỉ ghi nhớ
những gì mà mình thích thú và ghi nhớ một cách tùy tiện. Do đó cô cần giúp trẻ
bước đầu phát triển trí nhớ có chủ định. Đặc biệt đối với những trẻ đãng trí hay
quên thì phải nhắc đi nhắc lại nhiệm vụ ghi nhớ nhiều lần, hướng dẫn trẻ quan
sát hoạt động, suy nghĩ về những đối tượng cần ghi nhớ. Ngoài ra, để trẻ ghi nhớ
tốt hơn giáo viên cần nhiều học cụ trực quan đẹp mắt được sử dụng đúng lúc
đúng chỗ kết hợp với lời nói diễn cảm. Sự phát triển trí nhớ có chủ định chủ yếu
là trong quá trình học ở phổ thông nhờ việc học tập các môn học một cách
nghiêm túc, học sinh không những nắm vững nội dung cần ghi nhớ mà còn tìm
ra các phương pháp để ghi nhớ tốt tài liệu.
* Tư duy
Sự phát triển lời nói đã được hoàn thiện ở tuổi mẫu giáo 5- 6 tuổi khi tư duy
phát triển. Trẻ biết phân tích , tổng hợp không chỉ ở đồ vật trước mắt mà còn

biết phân tích, tổng hợp hình ảnh, lời nói, thích tìm hiểu khám phá môi trường
xung quanh. Hay đặt câu hỏi: Tại sao? Để làm gì? Làm thế nào? Khi nào?
Phân biệt bản thân với bạn cùng tuổi, phân loại được một số đối tượng theo 2- 3
dấu hiệu cho trước. Tự tìm ra dấu hiệu phân loại…
Ví dụ:
Trong giờ nêu gương trẻ biết nhận xét bạn A đó là không ngoan, bởi vì bạn đã
hay khóc khi đến lớp, hoặc làm ồn trong giờ ngủ …Tư duy trẻ tiến dần đến hiện
thực khách quan, trẻ dần dần biết phân biệt được ngoan hư, tốt xấu.
Trẻ từng bước lĩnh hội các con số trừu tượng, nhiều khái trừu tượng ra đời
giúp trẻ tiếp thu và học tập được tất cả các tiết học.
Các phẩm chất tư duy của trẻ phát triển như: tính độc lập, sáng tạo, tính linh
hoạt độ mềm dẻo của tư duy từng bước phát triển ở trẻ.
Ở trẻ mẫu giáo để giúp trẻ phát triển tư duy nhận biết được các sự vật hiện
tượng thông qua các hoạt động học, vui chơi, hoạt động ngoài trời…cô cần tạo
điều kiện, phương tiện, cung cấp những hình ảnh trực quan đa dạng phong phú
giúp trẻ hứng thú hơn, tiếp thu bài tốt hơn.
6


2.2 ý nghĩa của việc cho làm quen với môi trường xung quanh trong sự
phát triển nhân cách, đặc biệt là phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi.
Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là một hoạt động quan trọng
trong việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non, nó tác dụng góp phần tích cực vào
việc giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục tình cảm, trí tuệ, tình cảm thẩm
mỹ, đạo đức.
Góp phần hình thành những biểu tượng đúng đắn về các sự vật hiện tượng
gần giũ xung quanh trẻ. Cung cấp cho trẻ những tri thức đơn giản có hệ thống
về thế giới xung quanh, giúp trẻ hiểu biết sơ đẵng về đặc điểm tính chất, giá trị
sử dụng, mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ
mẫu giáo 5- 6 tuổi khả năng nhận thức tiền khoa học một cách đúng đắn., làm

cơ sở cho trẻ bước vào trường phổ thông có thể tiếp nhận những tri thức khoa
học có hệ thống.
Góp phần phát triển hoàn thiện các giác quan, các quá trình tâm lý, cảm giác
tri giác, tư duy, ngôn ngữ, ghi nhớ, chú ý …của trẻ.
Trong quá trình hoạt động với môi trường xung quanh, trẻ được tích cực sử
dụng các giác quan( nghe, nói, nhìn, sờ , mó…) và được tiến hành các thao tác
trí tuệ ( quan sát, so sánh, phân tích, nhận xét, tổng hợp…)
Ví dụ:
Cho trẻ khám phá chủ đề về Phương tiện giao thông, cô tạo tiếng kêu của
động cơ cháu nghe và nhận xét xem đó là tiếng của phượng tiện gì?( máy bay,
ô tô, tàu lửa…)
Qua hoạt động học trẻ biễu đạt được những suy nghĩ của mình bằng ngôn
ngữ trong đàm thoại. Từ đó giúp trẻ nhận biết được các phượng tiện giao được
lưu hành trên các đường nào? So sánh được phương tiện giao thông nào nhanh,
chậm, phân tích được đặc điểm của từng loại phượng tiện…
Cuối tuổi mẫu giáo, các giác quan của trẻ đã phát triển và hoàn thiện, những
biễu tượng mà trẻ thu nhận được cụ thể, chính xác, sinh động và hấp dẫn hơn,
do đó trẻ ghi nhớ và nhớ lâu góp phần phát triển tình cảm thẩm mỹ- đạo đức.
7


Trẻ được giáo dục đúng đắn trong môi trường tự nhiên và xã hội, tạo điều
kiện hình thành và phát triển tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lòng nhân ái, tình
cảm yêu thương với người thân, kính trọng cô giáo, biết yêu quí và bảo vệ thiên
nhiên, bảo vệ những truyền thống văn hóa của quê hương, đất nước, yêu kính
người lao động, trân trọng giữ gìn sản phẩm lao động. Qua đó trẻ bước đầu có
lối sống văn minh trong giao tiếp và trong sinh hoạt hàng ngày, có tình yêu đối
với cái đẹp, biết yêu quí, tôn trọng và giữ gìn cái đẹp, thích góp phần tạo ra cái
đẹp và đưa cái đẹp vào trong cuộc sống một cách sáng tạo.
Ví dụ: Tim hiểu về “ Gia đình của bé” cháu biết được mối quan hệ giữa cha

mẹ, ông bà ngoại, nội, cô cậu, chú bác, dì, anh chị em trong gia đình…là những
người thân mối quan hệ giữa những người thân, sinh hoạt chung một mái nhà.
Từ đó cháu hiểu được vị trí của cháu đối với các người thân, tình cảm yêu quí
kính trọng với người lớn trong gia đình…
Thông qua đó góp phần tích lũy vốn sống của trẻ về gia đình và những người
thân, có thái độ phù hợp, tình cảm của trẻ cũng được phát triển.
Như vậy môi trường xung quanh có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển
nhận thức cho trẻ. Đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, nó cung cấp cho trẻ vốn
kiến thức tiền khoa học về xã hội, con người, thiên nhiên…là cơ sở để hình
thành nhân cách cho trẻ.
2.3 Các phương pháp và hình thức dạy trẻ làm quen vời môi trường xung
quanh ở trường mầm non hiện nay.
Để hoạt động làm quen với môi trường xung quanh được tiến hành một cách
có hiệu quả thì điều kiện quan trọng trước hết là cho trẻ trực tiếp quan sát, đây
là phương pháp quan trọng để giúp trẻ tiếp xúc với các hiện tượng xung quanh.
Điều đó có tác dụng củng cố, mở rộng và chính xác hóa vốn kiến thức cũ, tạo
cơ hội cung cấp cho trẻ những kiến thức mới làm giàu vốn từ cho trẻ . Phát
triển năng lực quan sát, rèn luyện các giác quan, các thao tác tư duy…
Để tập trung sự chú ý của trẻ, làm cho việc quan sát có hiệu quả cần cho trẻ
biết mục đích quan sát. Ví dụ: “ Cho trẻ quan sát các loại quả” trước khi tiến
hành quan sát cô cần hướng trẻ tập trung chú ý đến màu sắc bên ngoài của quả,
8


vỏ sần ( nhẵn)bên trong có vị ngọt, chua, cò múi, không múi, có hạt không
hạt…cô cho trẻ sờ nắn, nếm, ngữi mùi của quả…
Phải xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp, dẫn dắt trẻ tri giác đối tượng,
phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và đi đến kết luận về đối tượng nhận
thức.
Đối với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi cần hướng dẫn trẻ tự đặt ra mục đích quan sát

và cách tiến hành quan sát. Ví dụ: khi hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi quan
sát” hạt và sự nẫy mầm” hay “ cây và môi trường sống”
Tóm lại, quan sát là cơ sở rèn luyện khả năng tư duy tích cực, chuẩn bị cho
trẻ lĩnh hội tri thức khoa học ở trường phổ thông sau này.
Bên cạnh việc cho trẻ quan sát phương pháp đàm thoại là một trong những
phương pháp phát huy được tính tích cực, chủ động , sáng tạo của trẻ trong quá
trình làm quen với môi trường xung quanh. Nhờ tham gia vào quá trình đàm
thoại làm cho trẻ quan sát đạt kết quả cao( Nhanh chóng chính xác, bền vững),
sự hiểu biết của trẻ về môi trường xung quanh được cũng cố, mở rộng và chính
xác hơn, tiến hành được các thao tác tư duy, quá trình tâm lý được thúc đẩy
mạnh mẽ.
Trong quá trình cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh để đạt được
những mục tiêu và yêu cầu của hoạt động này, việc sử dụng trò chơi, câu đố,
truyện kể, thơ ca, bài hát, tranh ảnh…là biện pháp hữu hiệu, giúp trẻ tích cực
tham gia vảo hoạt động nhận thức thế giới xung quanh một cách sinh động,
thoải mái và đem lại hiệu quả cao.
Trò chơi được sử dụng rất nhiều trong quá trình hướng dẫn làm quen với môi
trường xung quanh để củng cố, bổ sung và mở rộng những hiểu biết của trẻ về
các sự vật hiện tượng xung quanh. Trò chơi bao gồm: trò chơi học tập, trò chơi
vận động, trò chơi sáng tạo.
Ví dụ: Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh đề tài” Tìm hiểu về
phương tiện giao thông đường bộ” cô giáo có thể sử dụng trò chơi “ lái ô tô về
bến “ cách chơi: cô giới thiệu cho trẻ biết đây là ngã tư đường, có chú cảnh sát
giao thông đứng hướng dẫn, các cháu cầm vô lăng giã làm tài xế lái xe ô tô
9


chạy qua ngã tư theo hiệu lệnh của chú cảnh sát giao thông, vừa lái xe cháu giã
làm động cơ của xe pin pin…”qua trò chơi cháu nắm được một số luật lệ khi
tham gia giao thông và thích thú khi được làm tài xế, hiểu được nhiệm vụ của

chú cảnh sát giao thông…
Sử dụng tranh, hình ảnh trên đèn chiếu khi: trẻ làm quen với các sự vật,
hiện tượng mà trẻ không có điều kiện tiếp xúc với vật thật. Được làm quen với
các sự vật hiện tượng qua tranh, đèn chiếu và những hình ảnh động trẻ sẽ tái
hiện được vốn hiểu biết trong cuộc sống.
Ví dụ: cô cho trẻ quan sát “ động vật sống trong rừng” cô cho trẻ nhận biết
gọi tên các con vật theo vốn hiểu biết của trẻ, sau để nhận ra các con vật sống
trong rừng, được nuôi ở sở thú…trước khi quan sát, đàm thoại trong quía trình
quan sát
Câu đố hấp dẫn trong quá trình làm quen kích thích trẻ tập trung chú ý,
phát triển tư duy, phát triển óc quan sát.
Ví dụ: “ Đuôi bé đầu to
Tai bằng quạt mo
Vòi dìa chấm đất
Đố biết con gì?

( Con voi)

Nhiều tác phẩm truyện thơ thể hiện một cách sinh động óc quan sát của con
người. Về truyện, chủ yếu là những tác phẩm nhằm mục đích giào dục trẻ yêu
ông bà, cha mẹ, cô giáo, bạn bè, yêu cái thiện, ghét cái ác. Về thơ chủ yếu là
những tác phẩm nhằm phát triền óc quan sát của trẻ, giáo dục đạo đức và thái
độ ứng xử với xung quanh. Các tác phẩm truyện, thơ phù hợp với nội dung đối
tượng mà trẻ sẽ được làm quen
Ca dao tục ngữ là tinh hoa của dân tộc. nhiều bài ca dao kích thích xúc cảm
và tình cảm của trẻ đối với thiên nhiên và cuộc sống xã hội.
Ví dụ: Câu ca dao
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm


10


Cô giải thích cho trẻ hiểu câu ca dao trên đã nói lên giũa mối quan hệ giữa
chuồn chuồn và thời tiết. Nếu chuồn chuồn bay thấp thì trời sắp mưa, nếu nó
bay cao thì trời nắng và bay không cao, không thấp là trời râm.
Một số bài hát , bản nhạc có tác dụng kích thích xúc cảm của trẻ đối với con
vật, quê hương, đất nước, Bác Hồ có thể sử dụng các bài hát về đề tài gia đình,
quê hương, trường học, cây, con, hoa, quả…
Trước hoặc sau khi quan sát, đàm thoại, nếu sử dụng bài hát phù hợp với chủ
đề mà cô cho cháu tìm hiểu về thế giới xung quanh một cách khéo léo chuyển
nội dung và dẫn dắt trẻ vào hoạt động. Chú ý khi sử dụng phương pháp này
phải biết linh hoạt áp dụng cho từng độ tuổi mới có hiệu quả cao.
Việc tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh được thực hiện qua
hoạt động chung và các hoạt động ngoài trời, ở mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt
hoạt động chung giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với môi trường xung
quanh có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ có hoạt động này mà kiến thức của trẻ sẽ
được hệ thống hóa, chính xác hóa những tri thức về tự nhiên, xã hội trẻ đã thu
nhập được trong cuộc sống hàng ngày. Trên cơ sở đó hình thành các quá trình
tâm lý( quan sát, ghi nhớ, tư duy, ngôn ngữ…) nhằm chuẩn bị cho trẻ vào lớp
một.
Qua hoạt động làm quen với mội trường xung quanh trên lớp trẻ được củng
cố hệ thống hóa, chính xác hóa và mở rộng hiểu biết, kỹ năng hoạt động về nội
dung, các sự vật hiện tượng trẻ đã được làm quen, phát triển năng lực hoạt
động trí tuệ của trẻ, đảm bảo không khí vui tươi, thoải mái, nhẹ nhàng.
Bên cạnh hình thức hoạt động chung, thì việc cho trẻ làm quen với môi
trường xung quanh ở các hoạt động khác củng không kém phần quan trọng.
Hoạt động góc: nhằm trang bị cho trẻ một số kiến thức, kĩ năng về tự nhiên
và xã hội thông qua những trò chơi và trẻ biết vận dụng những kiến thức đó.
Đối với những trò chơi có chủ đề về xã hội, có thể sử dụng những trò chơi như

trò chơi phản ánh sinh hoạt, trò chơi xây dựng
Dạo chơi, tham quan: có tác dụng mở rộng hiểu biết cho trẻ về môi trường
xung quanh, có thể cho trẻ dạo chơi quanh trường, quan sát thời tiết, bầu trời,
11


thiên nhiên, quan sát các hoạt động của con người, con vật, giao thông…tham
quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Công trình xây dựng, văn hóa,
phong cảnh thiên nhiên, trường học, bệnh viện…( nếu có điều kiện, hoặc cho
cháu xem qua hình ảnh đèn chiếu)
Hoạt dộng ngoài trời: củng cố những hiểu biết cho trẻ trong hoạt động làm
quen với môi trường xunh quanh.
Thông qua sinh hoạt hàng ngày như: sinh hoạt cá nhân, ăn, ngủ, vệ sinh…,
sinh hoạt tập thể: vui chơi, học tập, lao động. Thông qua qua đó dạy trẻ cách sử
dụng, giữ gìn bảo vệ các đồ dùng, đồ chơi, giáo dục trẻ nếp sống văn hóa.
Tóm lại: Việc tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh thông
qua hình thức hoạt động chung và các hoạt động khác, để giúp trẻ lĩnh hội
những tri thức về thế giới xung quanh, giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khi chuyển từ
trường mẫu giáo vào trường phổ thông có tẩm hiểu biết khá đầy đủ, có sự phát
triển khá tốt ở các mặt, đặc biệt là sự phát triền về nhận thức. Đây là sự chuẩn
bị cần thiết cho trẻ để bước vào lớp một.
2.4 Một số biện pháp phát triển tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh.
2.4.1 Khái niệm về tính tích cực nhận thức:
- Phát triển tính tích cực nhận thức cho trẻ đó là quá trình giáo dục theo tinh
thần vì trẻ và với trẻ, tức là trẻ phải được xem là chủ thể có ý thức trong
hoạt động thể hiện tính tích cực, chủ động, sáng tạo, độc lập.
Người lớn tạo mọi điều kiện thuận lợi để trẻ được hoạt động. Đứa trẻ vừa là
mục tiêu vừa là động lực của quá trình giáo dục, là nhân vật chính của quá
trình giáo dục.
2.4.2 Nguyên tắc xây dựng các biện pháp phát triển tính tích cực nhận thức

cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.
- Phải để trẻ tự phát hiện kiến thức bằng quá trình nhận thức.
- Trẻ phải được tạo cơ hội để tự thực hành
- Chủ đề, chủ điểm hoặc đề tài phải phù hợp với hứng thú, nhu cầu và phù
hợp với giai đoạn phát triển trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
12


- Đề tài giải pháp giúp trẻ có thể vận dụng được kiến thức mà trẻ lấy được từ
trong cuộc sống.
- Trẻ cần có cơ hội hoạt động với vật liệu hay bất kỳ tình huống nào mà giáo
viên đưa ra. Giáo viên giúp trẻ tiếp nhận thêm kiến thức theo kiểu làm giá
đỡ cho chúng. Trong sự tương tác này trẻ cũng được học cái mới trong mối
tương tác với vật liệu hay với các tình huống khác nhau.
2.4.3 Các biện pháp để phát triển tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi:
Với mục tiêu cuối cùng là phát triển tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo
5- 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xunh quanh. Gồm một
số biện pháp như sau:
2.4.4/Qua bài tập đánh giá
Thông qua một số bài tập mà cô đưa ra cho trẻ thực hiện, trẻ sẽ được củng cố
lại những hiểu biết về đối tượng, những tri thức mà trẻ đã học, đã tri giác, đồng
thời phát triển ở trẻ khả năng phân nhóm, phân loại các sự vật hiện tượng.

13


14


15



Sau khi trẻ thực hiện xong, cô có thể hỏi lại trẻ vì sao đánh dấu x vào
đối tượng đó và yêu cầu trẻ giải thích về sự lựa chọn của mình, qua đó phát triển
khả năng suy luận của trẻ.
Qua bài tập đánh giá giáo viên có thể nắm được khả năng nhận thức của
từng trẻ, phản ánh được kết quả quá trình nhận thức của trẻ trong suốt quá
trình học. Nếu giáo viên thường xuyên đưa ra những bài tập tương tự như
thế sẽ góp nâng cao quá trình nhận thức của trẻ, phát triển khả năng tư duy,
cung cấp kiến thức tiền khoa học cho trẻ một cách đầy đủ, chính xác và có
hệ thống, từ đó tạo nên tiền đề giúp trẻ học tốt hơn ở trường phổ thông.
2.4.5 Trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ:
Trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi rất thích tham gia vào trò
chơi đặc biệt là chơi cùng nhau trong nhóm bạn bè. Qua trò chơi trẻ thực
hiện thao tác với đồ vật, đồ chơi nên trẻ dễ dàng lĩnh hội được tri thức một
cách nhanh chóng. Trẻ vừa được học vừa được chơi giúp trẻ tích cực tham
gia, hào hứng khám phá những đối tượng mà giáo viên chuẩn bị cho trò
chơi.
Ví dụ: Trò chơi “ Chọn quả ”
Giáo viên chuẩn bị: Mỗi trẻ một số quả đồ chơi
Cách chơi: Chơi theo nhóm hoặc cả lớp
Giáo viên phát cho nhóm (lớp) các loại quả. Tùy vào loại quả mà giáo viên
chuẩn bị, cô có thể yêu cầu trẻ xếp theo yêu cầu của cô dựa theo các dấu
hiệu như:
Quả có hình dạng tròn( quả dài)
Quả có vỏ nhẵn ( Vỏ sần)
Quà có múi ( Không múi)
Hay “ Trò chơi tìm nhanh” giáo viên chuẩn bị: cho cô và trẻ mỗi người một
bộ đồ chơi, tranh quả, con vật…
Cách chơi: Chơi theo nhóm hoặc cả lớp

2.4.6 Phát triển tư duy sơ đồ:

16


Ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã bắt đầu hình thành tư duy sơ đồ, qua sơ đồ các
hoạt động nhận thức của như: sự tri giác không gian, thời gian có mức độ
nhạy cảm cao hơn, chính xác hơn.
Trước khi hình thành sơ đồ cho trẻ tri giác, giáo viên phải đàm thoại với trẻ
kết hợp với minh họa bằng tranh.
Ví dụ: Giáo viên đàm thoại với trẻ về những bức tranh vẽ các buổi trong
ngày:
+ Tranh buổi sáng:
Giáo viên hỏi trẻ: Nhìn vào bức tranh các con thấy gì? ( mặt trời, cây xanh,
bé đến trường, mọi người đi làm...)
Bức tranh vẽ buổi nào trong ngày? ( buổi sáng)
Sau con biết là buổi sáng? ( Bầu trời mát mẻ, không có nắng nhiều, sáng bé
đi học, mọi người đi làm…)
+ Tranh buổi trưa:
Giáo viên hỏi: Các con thấy bức tranh vẽ gì? Vào buổi nào? ( buổi trưa)
Vì sao con biết là buổi trưa? ( mặt trời lên cao, nắng chói chang…)
Giáo viên nhấn mạnh chi tiết thể hiện buổi trưa qua hình ảnh mặt trời lên
cao, nắng chói chang…
+ Tranh buổi chiều:
Giáo viên hỏi: con có nhận xét gì về bức tranh? Vào buổi nào? ( buổi chiều)
Vì sao con biết đó là buổi chiều?( Mặt trời xuống thấp,nắng dịu lại, bầu trời
hơi tối dần…)
+ Tranh buổi tối:
Giáo viên hỏi: các con thấy bức tranh vẽ cảnh buổi nào? ( buổi tối)
Sao con biết đó là buổi tối? ( bầu trời tối đen, mọi người nghỉ ngơi..)

Giáo viên liệt kê lại các chi tiết thể hiện các buổi trong ngày, lấy hình ảnh
mặt trời làm chi tiết chính hình thành tư duy sơ đồ cho trẻ về thời gian trong
ngày.
Tóm lại, kỹ năng sử dụng các hình tượng được sơ đồ hóa có tác dụng lớn
trong việc phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. Nó giúp trẻ phát triển
17


nhận thức một cách có hiệu lực để lĩnh hội những tri thức ở trình độ khái
quát, từ đó mà hiểu được mối quan hệ phức tạp của sự vật và hiện tượng.
2.4.7 Hệ thống câu hỏi
Việc chuẩn bị câu hỏi sẽ giúp trẻ có được một số hiểu biết nhất định và
phát triển kỹ năng tư duy. Phát huy được tính tích cực nhận thức, trẻ mạnh
dạn, tự tin, chủ động hơn trước tình huống mới, biết diễn đạt rõ ràng, mạch
lạc đưa ra nhận xét của mình về mội trường xung quanh.
Một số câu hỏi nhằm nâng cao sự phát triền nhận thức của trẻ mẫu giáo 56 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh
- Câu hỏi cô đặt ra phải phù hợp với khả năng nhận thức cảu trẻ, đối với
những cháu chưa mạnh dạn, yếu, cô đặt ra câu hỏi yêu cầu đơn giản nhằm
giúp cho những trẻ còn nhút nhát có điều kiện trả lời.
- Câu hỏi giúp trẻ quan sát tốt hơn, phát triển khả năng nhận xét, tìm tòi,
khám phá đối tượng: Nhìn vào bức tranh các con có nhận xét gì? (Chủ đề
thực vật)
Nó có những đặc điểm gì?
Ví dụ: Con nhận xét gì về cây hoa hồng? trẻ sẽ tập trung quan sát về đặc
điểm( có gai), lá (có răng cưa), đài hoa ( có nhiều cành hoa, cánh hoa xếp
thành tầng, có hương thơm)
- Câu hỏi giúp trẻ so sánh: Trẻ chỉ ra được đối tượng: nhỏ nhất? Lớn nhất?
Cao nhất? Thấp nhất? dài nhất? Ngắn nhất?
Vi dụ: Cho trẻ quan sát 3 cây xanh, giáo viên hỏi trẻ:
Cây nào cao nhất? Cây nào thấp nhất?..

- Câu hỏi giúp trẻ phân loại: chúng có điểm gì giồng nhau, khác nhau? Căn cứ
vào điểm nào mà xếp chúng vào một nhóm?
Ví dụ: nhìn vào tranh gà, vịt, chim các con thấy có đặc điểm gì giống
nhau, khác nhau?
Gà, vịt, chim thuộc nhóm nào? ( Gia cầm)
Căn cứ vào đặc điểm nào mà cháu xếp chúng vào nhóm gia cầm?
- Câu hỏi giúp trẻ đo lường: Có bao nhiêu bông hoa trong rổ? ( bằng bìa)
18


Ly nước này như thế nào so với ly nước kia?
- Câu hỏi giúp trẻ dự đoán: Điều gì sẽ xảy ra? Vì sao biết? Do đâu mà có? Ta
có thể đoán việc gì sắp xảy ra?
Ví dụ: Nhìn lên bầu trời (nhìn sắp mưa) các con có nhận xét gì? ( trời tối
lại, mây xám kéo đến nhiều, không có nắng, trời lặng gió…)
Các con có thể đoán điều gì sẽ sắp xảy ra? ( sắp mưa)
- Câu hỏi giúp trẻ suy luận: Nhìn vào thấy gì?
Ví dụ: buổi sáng sớm. Nhìn trên những lá cây ngoài vườn các con thấy gì?
( những giọt nước trên lá cây)
Tại sao như vậy? ( Do chiều hôm qua, ba vừa tưới, do hồi tối này trời có
mưa…)
Qua việc thực trạng của vấn đề nêu trên, tôi đã đưa ra một số biện pháp
như đã nêu trên nhằm bổ sung thêm vào hệ thống các phương pháp mà giáo
viên thường sử dụng với mục đích cuối cùng là phát triển tính tích cực nhận
thức của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường
xung quanh.
Nếu giáo viên biết phối hợp các biện pháp đó một cách hợp lý, khoa học thì
sẽ nâng cao được hiệu quả giáo dục mầm non, đạc biệt là phát triển nhận thức
cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.
2.5 Mục đích của giải pháp:

Góp phần vào việc phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thông qua
hoạt động làm quen với môi trường xung quanh. Bước đầu chuẩn bị những kiến
thức, kĩ năng, phát triển năng lực nhận thức… có khoa học để chuẩn bị tâm thế
cho trẻ bước vào môi trường học tập một cách thuận lợi.
2.6/ Tính mới của giải pháp so với giải pháp đã áp dụng
Phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với
môi trường xung quanh cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, giáo dục trẻ theo tinh thần vì
trẻ, và bởi trẻ, tức là trẻ phải được xem là chủ thể có ý thức trong hoạt động thể
hiện tính tích cực, chủ động, sáng tạo, độc lập.
3/ Khả năng áp dụng của giải pháp:
19


Qua đề tài “ Phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt
động làm quen với môi trường xung quanh ” cho tất cả giáo viên mầm non
có thêm một số kinh nghiệm từ thực tiễn và áp dụng ở các trường mầm non.
4/ Hiệu quả, lợi ích thu được:
Giúp cho giáo viên có thêm một số những kinh nghiệm thông qua hoạt động
làm quen với môi trường xung quanh. Đối với trẻ, có tác dụng củng cố, mở
rộng và chính xác hóa vốn kiến thức cũ, tạo cơ hội cung cấp cho trẻ những
kiến thức mới làm giàu vốn từ cho trẻ . Phát triển năng lực quan sát, rèn
luyện các giác quan, các thao tác tư duy. Đặc biệt là hoạt động nhận thức để
chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào môi trường học tập một cách thuận lợi./.

ngày 16 tháng 5 năm 2012

20




×