Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Vài kinh nghiệm giúp giáo viên chủ nhiệm dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp TH phước hiệp tống hoàng phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.56 KB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ………………….............................
1. Tên sáng kiến: Vài kinh nghiệm giúp giáo viên chủ nhiệm dạy giải
toán có lời văn cho học sinh lớp 4
2. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến: Giáo dục Tiểu học
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1.Tình trạng giải pháp đã biết
a) Ưu điểm
- Đa số học sinh khá giỏi môn toán, rất say mê khi học toán có lời văn,
luôn tìm cách giải mới, nhanh gọn nhất mà kết quả vẫn đúng;
- Phát huy được tính tích cực trong học sinh. Luôn nắm vững cách giải bài
toán có lời văn trong đó có các bài toán điển hình;
- Đa số học sinh có đầy đủ các dụng cụ học tập.
b) Hạn chế
- Việc giảng dạy của giáo viên có khi còn chưa đáp ứng được trình độ
nhận thức nhạy bén của học sinh, việc giảng dạy còn theo đáp án bài tập chưa đi
sâu vào phương pháp hướng dẫn cách giải bài toán và có tình trạng giáo viên
giải mẫu cho học sinh chép vào vở. Đôi khi một bài toán có nhiều cách nhưng
giáo viên chỉ cho học sinh chọn một cách giải áp đặt theo ý của giáo viên không
để tự học sinh tìm tòi cách giải khác;
- Nguyên nhân quan trọng nữa là giáo viên chưa dùng nhiều phương pháp
trực quan để giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức dẫn đến tiết học chưa sinh động,
chưa thu hút học sinh, nặng về giảng giải khô khan, áp đặt;
- Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều;
- Một số học sinh yếu mất căn bản từ lớp dưới, nên khi gặp phải các bài
toán có lời văn các em thường lúng túng chẳng biết giải bằng cách nào. Vì các
em đọc bài nhưng không phân tích được đề toán (có nghĩa là không biết cho như



thế để làm gì? Bài toán hỏi như vậy thì cần có dữ kiện nào mới giải được? Đa số
các em không trả lời được các câu hỏi đó). Từ lí do trên các em không tóm tắt
được đề toán, không phân tích được các mối “quan hệ” giữa các dữ kiện đã cho
với “kết luận” để tìm ra cách giải bài toán;
- Một số em thì đoán biết đó là dạng toán gì? Nhưng không tìm ra đủ dữ
kiện của dạng bài bài toán đó thì làm sao giải đúng được;
- Có em thì nắm được cách giải nhưng lại trình bày bài toán chưa đầy đủ,
rõ ràng, lời giải thiếu tính chính xác;
- Một số học sinh còn chậm, nhút nhát, kĩ năng tính nhẩm với các phép
tính (hàng ngang) và kĩ năng thực hành diễn đạt bằng lời còn
hạn chế;
- Ngoài ra một số em tính toán còn yếu dẫn đến làm bài sai kết quả;
- Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên
chóng quên các dạng toán;
Từ những hạn chế trên tôi suy nghĩ tìm ra những biện pháp nâng cao
hiệu quả việc giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp
Khi nghiên cứu đề tài này tôi hướng tới hai mục đích:
- Giúp học sinh nhận dạng bài toán và lựa chọn phương pháp giải toán
thích hợp để giải từng bài toán cụ thể trong quá trình học toán;
- Giúp học sinh định hướng đúng đắn cách giải và trình bày bài giải một
cách khoa học, chính xác, đầy đủ. Từ đó giáo viên đưa ra một số phương pháp,
biện pháp và “qui trình giải toán” có lời văn nhằm giúp học sinh tháo gở những
vướng mắc thường gặp phải, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
3.2.2. Nội dung của giải pháp
Tính mới của giải pháp:
Những tính mới của đề tài mà tôi áp dụng là:
- Phân nhóm toán có lời văn;

- Dạy giải toán có lời văn theo 4 bước;
2


- Một số biện pháp để giúp học sinh học tốt khi giải toán có lời văn;
- Cách dạy dạng bài toán có lời văn.
Các bước thực hiện của giải pháp:
a) Phân nhóm toán có lời văn
Đối với toán có lời văn ở lớp 4, chủ yếu là các bài toán hợp, giải bài
toán cũng có nghĩa là giải quyết các bài toán đơn. Mặc khác các dạng toán đều
đã được học ở các lớp trước, bao gồm 2 nhóm chính như sau:
* Nhóm 1: các bài toán hợp mà quá trình giải không theo một phương
pháp thống nhất cho các bài toán đó.
* Nhóm 2: các bài toán điển hình, các bài toán mà trong quá trình giải có
phương pháp riêng cho từng dạng bài toán như:
- Tìm số trung bình cộng;
- Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó;
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó;
- Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
Người giáo viên phải nắm vững các dạng toán để khi hướng dẫn học sinh
giải toán, trước hết xác định dạng toán để có cách giải phù hợp. Giải toán là một
hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp. Hình thành kĩ năng giải toán khó hơn nhiều
so với hình thành kĩ năng tính vì bài toán là sự kết hợp đa dạng nhiều khái niệm,
nhiều quan hệ toán học. Giải toán không chỉ là nhớ mẫu để rồi áp dụng, mà đòi
hổi nắm chắc khái niệm, quan hệ toán học, nắm chắc ý nghĩa của phép tính, đòi
hỏi khả năng độc lập suy luận của học sinh, đòi hỏi biết tính đúng.
b) Dạy giải toán có lời văn theo các bước
Trong quá trình giải một bài toán cần có 4 bước:
- Tìm hiểu bài toán;
- Lập kế hoạch giải;

- Thực hiện kế hoạch giải;
- Nhìn lại bài toán.
* Tìm hiểu bài toán:

3


- Tìm hiểu bài toán là làm rõ phần đã cho và phần phải tìm của đề bài. Nếu
trong các phần đó có những cái khó hiểu thì có thể diễn đạt lại bằng cách khác;
- Để làm rõ phần đã cho và phần cần tìm có thể tóm tắt kí hiệu, bằng công
thức và bằng sơ đồ đoạn thẳng.
Ví dụ: Năm nay tuổi con ít hơn tuổi bố 35 tuổi và bằng

2
tuổi bố. Hỏi
9

năm nay con bao nhiêu tuổi ? (Bài 4 trang 153 sách Toán 4).
- Phần đã cho: Hiệu và tỉ số.
- Phần cần tìm: Tuổi con.
Ta tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
Tuổi mẹ:
35 tuổi
Tuổi con:
? tuổi
* Lập kế hoạch giải toán:
Lập kế hoạch giải toán là tìm phương hướng giải cho bài toán.
- Đầu tiên xét xem bài toán cần giải có thuộc dạng toán điển hình hay không;
- Nếu không thì tìm cách phân tích bài toán cần giải thành các bài toán
thành phần mà các em đã biết cách giải. Sự phân tích có thể tiến hành theo

nhiều cách: Phân tích bài toán ban đầu thành một số bài toán nhỏ đơn giản hơn;
- Để giải một bài toán, chúng ta cần phối hợp nhiều phương pháp giải.
Điều đó có nghĩa là năng lực lập kế hoạch giải các bài toán cũng chính là năng
lực phối hợp các phương pháp giải trong toán.
Ví dụ: Có 9 ô tô chuyển thực phẩm vào thành phố, trong đó 5 ô tô đi đầu,
mỗi ô tô chuyển được 36 tạ và 4 ô tô đi sau, mỗi ô tô chuyển được 45 tạ. Hỏi
trung bình mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tấn thực phẩm?
Phân tích bài toán thành 3 bài toán đơn giản hơn (hay chia quy trình giải
thành 3 bước).
- Tìm số tạ thực phẩm của 5 ô tô đi đầu chuyển được;
4


- Tìm số tạ thực phẩm của 4 ô tô đi sau chuyển được;
- Tìm trung bình mỗi ô tô chuyển được số tấn thực phẩm (đến đây giáo
viên cần lưu ý cho học sinh nắm: Ta tìm trung bình mỗi ô tô chuyển được số tạ
thực phẩm, sau đó để có cùng đơn vị mà bài toán yêu cầu thì chúng ta chỉ việc
đổi kết quả từ đơn vị tạ sang đơn vị tấn). Nếu lớp có học sinh yếu không hiểu
giáo viên đến hướng dẫn các em một bước nữa là tìm tổng số tạ thực phẩm của 9
ô tô rồi mới tìm trung bình của mỗi ô tô chuyển được tạ thực phẩm. (Bài 4 trang
28 sách Toán 4).
* Thực hiện kế hoạch giải:
- Thực hiện kế hoạch giải là thực hiện các phép tính theo trình tự mà bước
lập kế hoạch giải đã xác định, sau đó viết lời giải;
- Ở ví vụ trên, bước lập kế hoạch phải phác thảo ra hướng giải đã thực hiện;
- Thực hiện kế hoạch giải cần thực hiện các phép tính tương ứng;
36 x 5 = 180 (tạ)
45 x 4 = 180 (tạ)
(180 + 180) : 9 = 40 (tạ) = 4 tấn
- Sau đó viết lời giải tương ứng, giáo viên cần hướng các em cách viết lời

giải cho đúng với mỗi phép tính. Câu kết luận nên dựa vào câu hỏi của bài toán
mà viết lời giải.
* Nhìn lại bài toán:
Bước nhìn lại bài toán không phải là hướng bắt buộc đối với quá trình giải
toán, nhưng lại là bước không thể thiếu trong dạy và học toán.
Bước nhìn lại bài toán có các mục đích:
- Kiểm tra, rà soát lại công việc giải;
- Tìm cách giải khác và so sánh các cách giải.
Ở tiểu học mục đích cơ bản của bước nhìn lại bài toán là kiểm tra, rà soát
lại công việc giải. Cần rèn cho học sinh tiểu học thói quen kiểm tra lại 3 bước:
- Tìm hiểu bài toán;
- Lập kế hoạch giải toán;
- Thực hiện kế hoạch giải.
5


* Đối với học sinh giỏi rèn thêm thói quen tìm thêm cách giải khác, so
sánh các cách giải.
* Ví dụ: Tính số trung bình cộng của 3 số: 46, 50, 54
Giáo viên cho tất cả học sinh tính bằng phương pháp cơ bản:
(46 + 50 + 54): 3 = 50
Sau đó khuyến khích học sinh giỏi tìm cách giải khác. Chẳng hạn:
- Chuyển 4 đơn vị từ số 54 sang số 46. Sau khi chuyển cả 3 số đều bằng
50. Vậy số trung bình cộng của 3 số bằng 50;
- Các số hạng của dãy số đã cho là số chẵn (dãy số có từ 3 số trở lên) thì
trung bình cộng của dãy số là trung bình cộng của số đầu và số cuối:
( 46 + 54): 2 = 50
Vậy số trung bình cộng của 3 số bằng 50. So sánh 3 cách giải ta thấy cách
thứ nhất là cách áp dụng trực tiếp qui tắc, hai cách sau giúp ta tính toán nhanh.
c) Một số biện pháp để giúp học sinh học tốt khi giải toán có lời văn

Ở lớp:
Đầu năm tôi cho học sinh cả lớp làm bài kiểm tra khảo sát chất lượng để
nắm sát đối tượng học sinh trong lớp. Tiếp đó tôi phân loại học sinh yếu theo
từng nhóm, từng dạng:
- Dạng học sinh có khả năng giải được nhưng trình bày bài giải không rõ ràng;
- Dạng học sinh không phân tích được đề toán, chưa có khả năng giải;
Từ đó tôi đề ra những biện pháp phụ đạo phù hợp với từng nhóm, từng
dạng học sinh như sau:
- Đối với dạng học sinh biết giải toán nhưng khả năng trình bài lời giải
không rõ ràng, thì chúng ta phân tích dữ kiện nào cần tìm trước, dữ kiện nào cần
tìm sau và cuối cùng là dựa vào yêu cầu của bài toán mà ghi lời giải;
- Đối với học sinh chưa có khả năng giải toán có lời văn. Tôi yêu cầu học
sinh đọc đề bài nhiều lần (đọc thành tiếng hoặc đọc thầm) để các nhận ra dạng bài
tương tự hoặc các kiến thức đã học trong các mối quan hệ cụ thể của nội dung bài
tập thì tự học sinh sẽ biết cách làm bài. Nếu học sinh nào chưa nhận ra dạng bài
tương tự hoặc các kiến thức đã học trong bài tập thì tôi sẽ giúp các em bằng cách
6


hướng dẫn, gợi ý, để học sinh tự nhớ lại kiến thức, cách làm (hoặc để học sinh
khác giúp bạn nhớ lại), từ đó tự các em tìm những dữ kiện của bài toán cho và tập
dần cách giải quyết những vấn đề mà bài toán đặt ra (đặc biệt giáo viên tránh làm
thay học sinh, vì làm như vậy các em sẽ ỉ lại, lười biếng). Sau đó tôi cho học sinh
giải nhiều bài toán có lời văn theo mức độ từ đơn giản đến khó hơn;
- Giáo viên dùng nhiều đồ dùng trực quan như sơ đồ, hình vẽ,...để giúp
học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức và nhớ lâu hơn;
- Trong lớp tôi tổ chức cho các em học theo nhóm, theo tổ, theo đôi bạn
cùng tiến, xây dựng các phong trào thi đua giữa các tổ, các nhóm như: phong trào
thi đua học giỏi môn Toán. Ngoài ra tôi còn xếp học sinh khá giỏi kèm học sinh
yếu, nhằm để cho học sinh yếu bắt chước cách học tập năng động của học sinh

giỏi mà từ đó các em sẽ tiến bộ hơn;
- Trong tiết dạy, tôi kiểm tra bài cả ba đối tượng học sinh: Khá giỏi, trung
bình và yếu. Tôi tập trung phụ đạo học sinh yếu vào những tiết ôn tập hay phụ
đạo trái buổi;
- Tôi cho lớp làm bài kiểm tra sau mỗi chương, mỗi phần học để nắm
được sự tiến bộ của các em;
- Hướng dẫn học ở nhà: Đối với học sinh khá giỏi, tôi yêu cầu các em về
nhà tìm thêm cách giải khác hay hơn hoặc tìm bài tập tương tự với dạng đã học
ở sách tham khảo để giải thêm, nhằm nâng cao khả năng tư duy khi giải toán.
Đối với học sinh yếu thì tôi yêu cầu các em về nhà phải xem lại hoặc làm lại các
bài tập đã làm ở lớp để khắc sâu hơn.
Đối với gia đình học sinh:
Khi họp cha mẹ học sinh, tôi gặp gỡ trao đổi riêng với người của từng học
sinh yếu, nêu rõ về tình trạng học yếu của con em họ. Hằng tháng tôi gửi sổ liên
lạc về gia đình để báo những tiến bộ hay chưa tiến bộ của từng học sinh, đồng
thời nhờ phụ huynh chú ý quan tâm nhắc nhở đến việc học ở nhà của từng học
sinh.
d) Cách dạy dạng bài toán có lời văn:
Giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”:
7


- Không bắt buộc phải tìm số bé trước (hoặc số lớn trước), tùy điều kiện
bài toán mà chọn cách thích hợp. Tuy nhiên, khi trình bày bài giải chỉ nêu một
trong hai cách giải bài toán;
- Không bắt buộc phải vẽ sơ đồ vào bài giải toán (giai đoạn đầu có thể cần
vẽ sơ đồ để học sinh hiểu rõ cách tìm số lớn (số bé), sau đó học sinh có thể dùng
“công thức” để tính số lớn (số bé) mà không phải vẽ sơ đồ nữa;
- Chẳng hạn, bài 3 trang 47 - Toán 4: Cả hai lớp 4A và 4B trồng được 600
cây. Lớp 4A trồng được ít hơn lớp 4B là 50 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao

nhiêu cây?
Bài giải
Số cây lớp 4B trồng được là:
( 600 + 50 ) : 2 = 325 (học sinh)
Số cây lớp 4A trồng được là:
600 – 325 = 275 (học sinh)
Đáp số: 325 cây; 275 cây
Giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó”:
- Trong phần trình bày bài giải yêu cầu học sinh phải vẽ “sơ đồ đoạn
thẳng” trước khi viết bài giải bài toán;
- Nếu học sinh không vẽ sơ đồ vào trong bài giải bài toán thì có thể diễn
đạt như sau:
Chẳng hạn, bài toán: Một người đã bán được 280 quả cam và quýt, trong
đó số cam bằng 2/5 số quýt. Tìm số cam, số quýt đã bán”.
Để giải được bài toán trên, trước hết học sinh phải đọc kĩ đề để xác định
được đâu là tổng và đâu là tỉ số rồi tìm hiểu xem:
+ Đề bài cho biết gì? (Bán được 280 quả cam và quýt; 280 chính là tổng
số quả cam và quýt, cam bằng

2
2
quýt; chính là tỉ số của quả cam và quýt);
5
5

+ Yêu cầu gì? (tìm số cam, số quýt đã bán);
+ Làm thế nào để tính số cam, số quýt đã bán? (ta tìm tổng số phần bằng
nhau, sau đó đi tìm số quả cam, quả quýt đã bán);
8



+ Học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
? quả
Cam:
280 quả
Quýt:
? quả
Bài giải
Biểu thị số cam đã bán là 2 phần bằng nhau thì số quýt đã bán là 5 phần
như thế.
Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 (phần)
Số cam đã bán là:
280 : 7 x 2 = 80 (quả)
Số quýt đã bán là :
280 – 80 = 200 (quả)
Đáp số: 80 quả cam; 200 quả quýt
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Đề tài này tôi áp dụng trong việc dạy học toán có lời văn khối lớp 4 ở tiểu
học tôi dạy, có thể nhân rộng cho các trường khác nữa.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được
- Bằng các biện pháp đã thực hiện ở trên, tôi nhận thấy việc rèn kĩ năng
giải toán có lời văn ở lớp 4 của tôi có tiến bộ rõ rệt. Hầu hết các em đã có kĩ
năng giải đúng, chính xác, khoa học các bài toán có lời văn;
- Học sinh có thói quen đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu đề và tóm tắt bài
toán trước khi giải;
- Học sinh thực hành theo 4 bước giải toán;
- Mọi học sinh đều được hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực, có
kết quả cao. Học sinh hứng thú học toán, giải toán có lời văn làm cho tiết học
9



sinh động, sôi nổi, nhẹ nhàng và tự lĩnh hội, chiếm lĩnh kiến thức của bài học.
Cụ thể như sau:
Thời điểm

Khảo sát đầu năm

Cuối học kỳ I

6

15

- Số học sinh làm đúng từng phần

12

8

- Số học sinh làm sai
Từ kết quả trên tôi thấy:

8

3

Kết quả
- Số học sinh làm đúng hoàn toàn


- Để không còn học sinh yếu trước hết cần phải tiến hành việc điều tra, tìm
hiểu cụ thể từng đối tượng học sinh trong từng thời điểm cụ thể mà có biện pháp
phụ đạo phù hợp cho từng đối tượng học sinh;
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường;
- Khi thực hiện phụ đạo học sinh yếu cần tránh xúc phạm đến nhân cách
của học sinh, giáo viên cần có thái độ phù hợp và phải có tính kiên trì, yêu
thương gần gũi với học sinh;
- Những em có tiến bộ nhiều cần tuyên dương khen thưởng kịp thời;
- Không ngừng học hỏi trao đổi với đồng nghiệp để nghiên cứu đổi mới
phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng./.
…………, ngày … tháng … năm 201..
NGƯỜI VIẾT

10



×