Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục tại trường tiểu học lý thường kiệt, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh chu kì 2016 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.78 KB, 47 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

NGUYỂN THỊ HƯƠNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT,
THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
CHU KÌ 2016 - 2021

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2016


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT,
THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
CHU KÌ 2016 - 2021

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương
Lớp: CCLLCT K8 Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt,


Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân
thành cảm ơn Ban Giám đốc và các thầy cô giáo trong Học viện Chính trị
Khu vực 1 đã tận tình quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được
học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào
tạo Quảng Ninh, Phòng Giáo dục & Đào tạo Thành phố Hạ Long, Ban giám
hiệu và đồng nghiệp ở các trường Tiểu học thành phố Hạ Long đã nhiệt tình
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn
thiện Đề án này.
Do điều kiện về thời gian và phạm vi nghiên cứu kiến thức có hạn, Đề
án không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến chỉ dẫn
quý báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để Đề án được hoàn
thiện hơn.
Hà Nội, tháng 4 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Hương


MỤC LỤC
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án...........................................................................................14
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội..................................................................................15
3.1. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án....................................................................37

3.2. Tiến độ thực hiện đề án............................................................................................38
3.3. Kinh phí thực hiện các hoạt động của đề án.............................................................38
4. Dự kiến hiệu quả của đề án.........................................................................................39
4.1. Ý nghĩa thực tiễn của đề án......................................................................................39
4.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án.................................................................................39
4.3. Thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đề án..................................................................39


1

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề án
Theo quan điểm của Mác, con người vừa là trung tâm, vừa là mục tiêu,
động lực của sự phát triển. Với tư cách đó, Giáo dục và Đào tạo đóng vai trò
quan trọng chuẩn bị cho con người sự phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh
vực, cho lợi ích hiện tại và tương lai của đất nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã từng căn dặn thế hệ trẻ “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay
không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường
quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập
của các em”. Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã luôn
khẳng định: Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là những chính sách
trọng tâm, có vai trò chính yếu của Nhà nước, được ưu tiên trước nhất, thậm
chí đi trước một bước so với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác.
Việt Nam đang nỗ lực để nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác kiểm định
chất lượng giáo dục được xem như là trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm
phục vụ cho mục đích này. Kiểm định chất lượng giáo dục đang được hình
thành và phát triển ổn định, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới.
Nghị quyết số 29/NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn
bản Giáo dục và Đào tạo đã xác định: Đổi mới Giáo dục và Đào tạo cần hoàn
thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục, định kỳ kiểm định chất lượng

các cơ sở giáo dục. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở các cơ sở
giáo dục hiện nay. Kiểm định chất lượng giáo dục nhằm góp phần đảm bảo và
nâng cao chất lượng giáo dục, là một giải pháp quản lý chất lượng và hiệu quả
nhằm mục đích đánh giá hiện trạng, xác định chính xác các điểm mạnh, điểm
yếu của các cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn đề ra, từ đó xây dựng kế hoạch
phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để đảm bảo chất lượng và không
ngừng phát triển.


2

Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo
dục phải thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Đó là giải pháp
nhằm quản lý đồng bộ các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục (đầu vào),
quá trình giáo dục và kết quả giáo dục (đầu ra). Kiểm định chất lượng giáo
dục hướng tới việc giao quyền tự chủ về chất lượng giáo dục cho các nhà
trường. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục là cơ sở để các cấp chính
quyền, cơ quan quản lý giáo dục và xã hội thực hiện việc giám sát, hỗ trợ nhà
trường duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục. Hiện nay, các trường học
trong cả nước nói chung và trường Tiểu học nói riêng đã và đang rất quan tâm
đến công tác này. Đây là một nội dung quản lý mới, chuyển từ tư duy quản lý
theo kinh nghiệm (từ trước tới nay) chuyển sang quản lý theo khoa học (theo
yêu cầu kiểm định chất lượng giáo dục) đang phải trải qua một thời kỳ quá độ
nên không tránh khỏi những bở ngỡ, khó khăn với nhiều nguyên nhân khác
nhau. Bằng nhận thức và ý thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của công tác
kiểm định chất lượng giáo dục cùng với việc triển khai công tác kiểm định
chất lượng giáo dục một cách tích cực, khách quan, trung thực, tạo ra được
những chuyển biến mới, hình thành "văn hóa chất lượng" trong nhà trường.
Với nhiệm vụ được giao là Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, vậy làm
thế nào để đổi mới công tác quản lý, nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục,

tôi đã suy nghĩ và đưa ra đề án " Nâng cao hiệu quả công tác kiểm định chất
lượng giáo dục tại trường tiểu học Lý Thường Kiệt, thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh chu kì 2016 - 2021".
2. Mục tiêu của đề án
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề án nhằm đưa ra biện pháp nâng cao
hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục ở trường tiểu học Lý Thường


3

Kiệt, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chu kì 2016 - 2021, góp phần thực
hiện đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- 100% các chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn đều đạt. Nhà trường đạt
chuẩn chất lượng giáo dục ở cấp độ 3.
- Đăng kí thời gian đánh giá ngoài đúng tiến độ trong chu kì 5 năm giai
đoạn 2016 - 2021.
- Nhà trường được công nhận kiểm định chất lượng giáo dục vào năm
2021 đạt cấp độ 3.
3. Giới hạn của đề án
3.1. Đối tượng của đề án: Hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo
dục trường Tiểu học Lý Thường Kiệt.
3.2. Không gian: Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
3.3. Thời gian thực hiện: Chu kì 5 năm; Từ năm 2016 đến 2021.


4

B.NỘI DUNG

1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học, lý luận
Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản có liên quan đến nghiên cứu đề án
1.1.1 Kiểm định là gì?
- Kiểm định trong trường học được hiểu trước hết là một quá trình tự
nguyện của một nhà trường, tự đánh giá mình qua điểm mạnh điểm yếu. Từ
đó có biện pháp cải tiến hiệu quả trong thời gian tới. Kiểm định là sự tự chịu
trách nhiệm của quá trình Giáo dục và Đào tạo.
1.1.2 Chất lượng: Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam: “Chất lượng là
cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một người, một sự vật, một sự việc. Đó là
tổng thể các thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của một sự vật, phân biệt
nó với sự vật khác”.
1.1.3. Chất lượng giáo dục: Chất lượng giáo dục gắn liền với sự hoàn
thiện của tri thức- kĩ năng – thái độ của sản phẩm Giáo dục & Đào tạo và sự
đáp ứng yêu cầu đa dạng của nền kinh tế xã hội trong quá trình phát triển.
Chất lượng giáo dục gắn với hiệu quả trong và hiệu quả ngoài của Giáo dục &
Đào tạo. Theo Nguyễn Kế Hào : “Chất lượng giáo dục Tiểu học có thể hiểu
chính là những gì mà học sinh được hưởng thụ, là sự tiến bộ của học sinh
theo hướng mục tiêu giáo dục”.
1.1.4 Kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục là hoạt động đánh
giá (bao gồm tự đánh giá và đánh giá ngoài) để xác định mức độ cơ sở giáo dục
đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và việc công nhận cơ sở
giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của cơ quan quản lý nhà nước.
1.1.5. Tự đánh giá của cơ sở giáo dục là hoạt động tự xem xét, kiểm tra,
đánh giá của cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.


5


1.1.6. Đánh giá ngoài cơ sở giáo dục là hoạt động đánh giá của cơ quan
quản lý nhà nước nhằm xác định mức độ đạt được tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục của cơ sở giáo dục.
1.1.7 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục
Kiểm định chất lượng giáo dục là những vấn đề còn khá mới ở Việt
Nam. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục được hiểu là
một cơ chế quản lý nhằm duy trì các chuẩn mực và không ngừng cải tiến,
nâng cao chất lượng giáo dục. Kiểm định chất lượng được hiểu là quá trình
đánh giá từ bên ngoài để công nhận các cơ sở giáo dục và chương trình giáo
dục đạt được sứ mạng và các chuẩn mực đã được tuyên bố.
1.1.8 Tiêu chuẩn đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu
học: gồm 5 tiêu chuẩn và 28 tiêu chí đánh giá
1/ Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường, gồm 7 tiêu chí
- Tiêu chí 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường theo quy định của Điều
lệ trường Tiểu học.
- Tiêu chí 2: Lớp học, số học sinh, điểm trường theo quy định của Điều lệ
trường tiểu học.
- Tiêu chí 3: Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ
chuyên môn, tổ văn phòng theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học.
- Tiêu chí 4: Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và
cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong
hoạt động của nhà trường.
- Tiêu chí 5: Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua theo
quy định.
- Tiêu chí 6: Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên,
nhân viên, học sinh và quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất theo quy định.


6


- Tiêu chí 7: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho học sinh và cho cán
bộ, giáo viên, nhân viên; phòng chống bạo lực học đường, phòng chống dịch
bệnh, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, các tệ nạn xã hội trong trường.
2/ Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh, gồm
5 tiêu chí.
-Tiêu chí 1: Năng lực của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trong quá trình
triển khai các hoạt động giáo dục.
- Tiêu chí 2: Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên theo quy định của
Điều lệ trường tiểu học.
- Tiêu chí 3: Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc đảm bảo các quyền
của giáo viên.
- Tiêu chí 4: Số lượng, chất lượng và việc đảm bảo các chế độ, chính
sách đối với đội ngũ nhân viên của nhà trường.
- Tiêu chí 5: Học sinh của nhà trường đáp ứng yêu cầu theo quy định của
Điều lệ trường tiểu học và của pháp luật.
3/ Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, gồm 6 tiêu chí
- Tiêu chí 1: Khuôn viên, cổng trường, biển trường, tường hoặc hàng rào
bảo vệ, sân chơi, bãi tập theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.
- Tiêu chí 2: Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh.
- Tiêu chí 3: Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản
lý, dạy và học theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.
- Tiêu chí 4: Công trình vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống
thoát nước, thu gom rác đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục.
- Tiêu chí 5: Thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ,
giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Tiêu chí 6: Thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng thiết
bị, đồ dùng dạy học.



7

4/ Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, gồm 3 tiêu chí
-Tiêu chí 1: Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học
sinh.
- Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính
quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn
lực xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục.
- Tiêu chí 3: Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa
phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch
sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.
5/ Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục, gồm 7 tiêu chí
- Tiêu chí 1: Thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo
dục địa phương.
- Tiêu chí 2: Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường.
- Tiêu chí 3: Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi của địa phương.
- Tiêu chí 4: Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh đáp ứng mục tiêu
giáo dục.
- Tiêu chí 5: Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục thể chất, giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường.
- Tiêu chí 6: Hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Tiêu chí 7: Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống, tạo cơ hội để học sinh
tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
1.1.9 Công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
Trường tiểu học được đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng
giáo dục theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học với 3
cấp độ:



8

- Cấp độ 1: Trường tiểu học có từ 60% tiêu chí trở lên đạt yêu cầu;
- Cấp độ 2: Trường tiểu học có từ 70% đến dưới 85% tiêu chí đạt yêu
cầu, trong đó phải đạt được các tiêu chí sau:
+ Tiêu chuẩn 1 gồm các tiêu chí: 1, 2, 4, 6;
+ Tiêu chuẩn 2 gồm các tiêu chí: 1, 2, 3, 5;
+ Tiêu chuẩn 3 gồm tiêu chí: 6;
+ Tiêu chuẩn 4 gồm tiêu chí: 1;
+ Tiêu chuẩn 5 gồm các tiêu chí: 1, 2, 4, 6, 7;
- Cấp độ 3: Trường tiểu học có ít nhất 85% tiêu chí đạt yêu cầu, trong đó
phải đạt được các tiêu chí quy định ở cấp độ 2.
1.1.10 Vai trò công tác kiểm định trong trường Tiểu học
Kiểm định chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục phổ thông nói chung
và trường tiểu học nói riêng là một nhiệm vụ cần thiết và quan trọng, góp
phần làm chuyển biến và nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện
nay. Với tầm quan trong đó, ngày 05/8/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban
hành Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT về tăng cường công tác đánh giá và
kiểm định chất lượng giáo dục. Trong đó, chỉ thị cho các cấp quản lý giáo
dục, các cơ sở giáo dục “Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý,
giáo viên, giảng viên về công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục;
đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo
dục; triển khai các hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông... Các
cơ quan quản lý trực tiếp của các cơ sở giáo dục có trách nhiệm chỉ đạo, đôn
đốc triển khai tự đánh giá, tiếp nhận báo cáo tự đánh giá, nghiên cứu và có ý
kiến phản hồi cho các cơ sở giáo dục; giám sát việc triển khai thực hiện các
giải pháp cải tiến chất lượng trên cơ sở kết quả tự đánh giá...”.
Công tác kiểm định nếu được tiến hành khoa học, khách quan, chính
xác sẽ góp phần làm chuyển biến, nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là trong



9

tình hình hiện nay. Kết quả của công tác kiểm định khi được thông báo công
khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội sẽ là căn cứ để cơ quan chức
năng và cả dư luận đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu
chuẩn chất lượng giáo dục.
1.1.11. Ý nghĩa của kiểm định chất lượng giáo dục
Kiểm định chất lượng không những mang lại cho cộng đồng bằng
chứng về chất lượng giáo dục mà còn mang lại cơ hội và động cơ để nâng cao
chất lượng cho các nhà trường qua kiểm định. Một trường chỉ được công nhận
đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chí của hội đồng sau khi nhà trường chịu sự
kiểm tra của các cán bộ đánh giá giàu kinh nghiệm và hiểu các yêu cầu kiểm
định của giáo dục. Quá trình kiểm định cũng mang lại cho các trường đã qua
kiểm định cơ hội tự phân tích đánh giá để có những cải tiến về chất lượng.
Kết quả kiểm định góp phần định hướng các hoạt động của xã hội: Ðịnh
hướng lựa chọn đầu tư của người học, của phụ huynh đối với cơ sở giáo dục
có chất lượng và hiệu quả hơn phù hợp với khả năng của mình. Ðịnh hướng
lựa chọn đầu tư của Nhà nước để phát triển mạng lưới trường lớp cần thiết,
phù hợp cho sự phát triển từng giai đoạn và trong tương lai. Ðịnh hướng đầu
tư của các doanh nghiệp muốn đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Ðịnh hướng phát triển cho các cơ sở giáo dục để tăng cường năng lực cạnh
tranh trong và ngoài nước (xây dựng văn hoá chất lượng, không ngừng nâng
cao chất lượng và hiệu quả học thuật, quản lí và tài chính…).
1.1.12 Nhiệm vụ, quyền hạn của trường Tiểu học
- Nhiệm vụ, quyền hạn trường Tiểu học được quy định tại Điều 3
chương 1 Điều lệ trường Tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010
ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.1.13 Vai trò, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường Tiểu học

Ngày nay, với sự phát triển của thế kỉ 21, thế kỉ của nền tri thức, người
quản lý giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Sự phát triển xã hội đặt ra cho Hiệu


10

trưởng nhà trường những trọng trách lớn lao trong việc điều hành các quá
trình dạy học và quá trình giáo dục sao cho đạt hiệu quả, đào tạo nhân tài đáp
ứng xu thế phát triển.
* Vai trò của Hiệu trưởng nhà trường là bảo đảm chỉ đạo toàn diện việc
vận hành guồng máy quản lý, phối hợp nhịp nhàng hoạt động của các bộ
phận, huy động toàn lực lượng tham gia giáo dục. Hiệu trưởng cần phải biết
cách quản lý sáng tạo, đó là nghệ thuật điều hành.
Điều 20, chương II, Điều lệ trường Tiểu học đã chỉ rõ :
“ Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản
lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường".
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1 Cơ sở chính trị
Giáo dục và Đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống
chính trị là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi nước. Vì vậy ngay từ khi
giành được chính quyền Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "một dân tộc dốt là
một dân tộc yếu". Do đó xác định Giáo dục và Đào tạo là một nhiệm vụ quan
trọng của cách mạng Việt Nam.
Nghị quyết Đại hội IV nêu rõ: Tiến hành cải cách giáo dục trong cả
nước; phát triển giáo dục phổ thông; sắp xếp, từng bước mở rộng và hoàn
chỉnh mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp;
phát triển rộng rãi các trường dạy nghề.
Nghị quyết Đại hội VI xác định: Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và
phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội
ngũ lao động có kỹ thuật đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân

công lao động của xã hội.
Nghị quyết Đại hội VII nêu rõ: Mục tiêu Giáo dục và Đào tạo nhằm
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao


11

động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và
sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng lực chuyên
môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần.
Đến Đại hội VIII, về Giáo dục và Đào tạo, Nghị quyết nhấn mạnh với
những nội dung chủ yếu: Cùng với khoa học và công nghệ, Giáo dục và Đào
tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài.
Tại Đại hội IX, về vấn đề Giáo dục và Đào tạo, Nghị quyết nêu rõ:
Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương
pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực
hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Phát huy tinh thần độc lập suy
nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn
thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào tự học tập trong nhân dân
bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện
“giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”. Thực
hiện phương châm “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất, nhà trường gắn với xã hội.
Tại Đại hội X, Đảng chủ trương: Đổi mới toàn diện giáo dục và đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Nghị quyết đã nhấn mạnh các
nhiệm vụ cần đổi mới trong đó cần chú ý nội dung: Hoàn thiện hệ thống đánh
giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

Nghị quyết số 29/NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới
căn bản Giáo dục và Đào tạo đã xác định một trong các nội dung cần đổi mới
đó là cần hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục, định kỳ kiểm


12

định chất lượng các cơ sở giáo dục. Đây là một trong những nhiệm vụ quan
trọng ở các cơ sở giáo dục hiện nay.
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta lại càng phải quan tâm hơn nữa đến sự
nghiệp Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ và
nhân dân lao động để họ tham gia hội nhập mà vẫn giữ vững truyền thống văn
hoá dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại làm chủ khoa học
tiên tiến.
1.2.2 Cơ sở pháp lý
- Luật giáo dục năm 2005: Điều 17 và 58; Luật Sửa đổi và bổ sung một
số điều của Luật Giáo dục năm 2009: Mục 3a gồm có 3 điều bổ sung về kiểm
định chất lượng giáo dục;
- Chính phủ có các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 75/2006/NĐ-CP Chương II, Điều 38-40 về kiểm định chất lượng
giáo; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 38 và 39 của Nghị
định số 75/2006/NĐ-CP;
- Công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục cũng được quy
định cụ thể trong các văn bản quan trọng khác của Chính phủ như Chiến lược
phát triển giáo dục 2011-2020 với yêu cầu “xây dựng hệ thống kiểm định độc
lập về chất lượng giáo dục, thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục của
các cấp học, trình độ đào tạo và kiểm định các chương trình giáo dục nghề
nghiệp, đại học”.
-Trong quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy
hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020 đã

đưa ra giải pháp “Triển khai đại trà công tác đánh giá và kiểm định chất lượng
giáo dục đại học”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
về quy trình và chu kỳ KĐCLGD, các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục, kèm theo đó là các văn bản hướng dẫn chi tiết để triển khai thực hiện:


13

-Thông tư số 42/2012/TT- BGD ĐT ngày 23/11/2012 " Thông tư Ban
hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu
kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục
thường xuyên;
-Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu
kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục
thường xuyên Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23
tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Công văn số 8987/BGD ĐT - KTKĐCLGD ngày 28/12/2012 " V/v
Hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở
giáo dục thường xuyên;
- Công văn số 46 /KTKĐCLGD-KĐPT ngày 15/01/2013 " V/v xác định
yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
trường tiểu học và trường trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Công văn số 2210/ BGD ĐT- KTKĐCLGD ngày 12/5/2015 " V/v thực
hiện kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông
và trung tâm giáo dục thường xuyên" của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Công văn số 616/PGD&ĐT - CM ngày 19/9/2013 " V/v hướng dẫn
nhiệm vụ khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục từ năm 2013 - 2014" của
Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long;
-Thực hiện công văn 384/SGD&ĐT-KTKĐCLG ngày 18/1/2012 của

Sở GD&ĐT Quảng Ninh V/v hướng dẫn công tác tự đánh giá trường tiểu học
và trường trung học từ năm 2013,
Các văn bản quy phạm pháp luật là những công cụ pháp lý quan trọng
để triển khai các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại các nhà trường.
Các văn bản đó còn tạo ra một hành lang pháp lý để đảm bảo cho công tác
kiểm định chất lượng giáo dục được triển khai một cách ổn định và bền vững.


14

1.3. Cơ sở thực tiễn
Công tác kiểm định chất lượng giáo dục hiện nay đã được Sở Giáo dục
Quảng Ninh và Phòng Giáo dục Hạ Long triển khai rộng khắp tại các trường
từ cấp học Mầm non đến các trường Phổ thông và thường xuyên. Công tác
kiểm định chất lượng giáo dục thực sự cần thiết trong hoạt động giáo dục nhà
trường. Từ các tiêu chuẩn, tiêu chí và các chỉ số là cơ sở để thúc đẩy các
trường có biện pháp cải tiến hoạt động, phấn đấu đạt được chuẩn chất lượng
giáo dục.
Liên Bộ tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo
Quảng Ninh đã có nhiều văn bản hướng dẫn về mức chi công tác kiểm định
chất lượng giáo dục: Thông tư 125/TT/2014/ TTLT-BTC-BGD ĐT Liên Bộ
tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo " Về việc Hướng dẫn nội dung mức chi
cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại cơ sở giáo dục mầm non,
phổ thông và thường xuyên"; Công văn số 2594/GD ĐT- KHTC ngày
28/10/2015" Về việc Hướng dẫn nội dung mức chi cho hoạt động kiểm định
chất lượng giáo dục tại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên"
của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh.
2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Trong những năm qua, giáo dục nói chung đặc biệt là giáo dục Tiểu học

đã được nhà nước và xã hội quan tâm. Thành phố Hạ Long cũng đã có nhiều
văn bản hướng dẫn chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng toàn diện đối với giáo
dục tiểu học, đồng thời đã quan tâm đầu tư xây dựng mới nhiều trường Tiểu
học trên địa bàn Thành phố để đáp ứng nhu cầu học của nhân dân khi mà tốc
độ đô thị hóa ở Hạ Long rất nhanh kèm theo đó là sự gia tăng đột biến về dân
số trong thời gian qua (Năm 2010 dân số Hạ Long là 200.000 người, Năm 2015


15

theo thống kê đã lên 250.000 người). Dự kiến tốc độ dân số còn tăng nhanh do
Hạ Long đang trên đà phát triển cao về du lịch, dịch vụ và công nghiệp.
Đời sống nhân dân ngày một tăng lên, cha mẹ học sinh có điều kiện nên
đã có sự quan tâm đến con cái ngay từ khi còn nhỏ, có nhu cầu đòi hỏi về chất
lượng cao trong giáo dục Tiểu học, đây là động lực để giáo dục tiểu học cần
phải thay đổi nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trình độ của giáo viên để
đáp ứng nhu cầu học.
2.1.1. Vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên của thành phố Hạ Long
Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích
đất là 27.195,03 ha, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của Thành
phố, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ Long 2 lần được
UNESCO công nhận là Di sản thế giới với diện tích 434km2.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Thành phố Hạ Long là Trung tâm phát triển của Vùng trọng điểm ven
biển Bắc bộ và trở thành đô thị loại I năm 2012. Thành phố Hạ Long là thành
phố du lịch mang tầm quốc tế, các ngành du lịch, dịch vụ thương mại phát
triển nhanh, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ổn định, văn hóa giáo dục, y tế
phát triển, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng an ninh được giữ vững, an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tạo môi trường thuận lợi
cho phát triển của Thành phố

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của Thành phố Hạ Long còn bộc lộ một
số hạn chế: một số ngành, lĩnh vực như kinh tế biển, du lịch, thương mại phát
triển chưa tương xứng với tiềm năng nên doanh thu và đóng góp vào ngân
sách còn thấp. Môi trường du lịch, dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu của đô thị
loại I. Phát triển văn hóa chưa ngang tầm với phát triển kinh tế. Kết cấu hạ


16

tầng kinh tế, xã hội chưa đáp ứng yêu cầu của đô thị loại I, nhất là hệ thống
giao thông, một số công trình xuống cấp...
2.1.3 Giới thiệu khái quát trường Tiểu học Lý Thường Kiệt
Nhà trường thuộc khu vực miền Tây thành phố Hạ Long thành lập vào
tháng 9 năm 1991. Trải qua 25 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường
được các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân địa phương, doanh nghiệp và
phụ huynh quan tâm, giúp đỡ xây dựng có cơ sở vật chất hiện đại phục vụ
hoạt động giáo dục. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tâm
huyết, cha mẹ học sinh đồng thuận, học sinh chăm ngoan. Với sự quan tâm
của các cấp ủy Đảng, chính quyền và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng
Ninh, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hạ Long cùng sức mạnh đoàn
kết, sự nỗ lực phấn đấu của tập thể sư phạm, cha mẹ học sinh nhà trường, quy
mô trường lớp ngày càng được mở rộng, đổi mới phát triển lớn mạnh, chất
lượng dạy học đạt kết quả tốt và trường được đón bằng công nhận trường tiểu
học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2001 và năm 2011. Năm học 20102011: Nhà trường được Sở Giáo dục và Đào tạo tặng giấy khen. Năm học
2011- 2012: Nhà trường vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính
phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh. Năm học 2012 - 2013 nhà trường được Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh tặng cờ dẫn đầu phong trào thi đua khối tiểu học, công đoàn
được nhận Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Năm học

2013 - 2014, nhà trường được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động
hạng Ba.
2.2. Thực trạng công tác kiểm định chất lượng giáo dục ở trường
Tiểu học Lý Thường Kiệt, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
2.2.1. Đánh giá các yếu tố tác động tới công tác kiểm định chất lượng
giáo dục tiểu học


17

2.2.1.1. Quy mô số lớp, học sinh trường Tiểu học Lý Thường Kiệt
Năm học
2015-2016
2016-2017
2017-2018
2018-2019
2019-2020
2020-2021

Tổng số
Số
Số
lớp
HS
51
2195
56
2319
60
2393

63
2416
66
2398
69
2387

Lớp 1
Số Số
lớp HS
12 541
12 407
13 450
14 480
15 520
15 530

Lớp 2
Số Số
lớp HS
12 538
12 541
12 407
13 450
14 480
15 520

Lớp 3
Số
Số

lớp HS
11 456
12 538
12 541
12 407
13 450
14 480

Lớp 4
Số
Số
lớp HS
9
377
11 456
12 538
12 541
12 407
13 450

Lớp 5
Số
Số
lớp HS
7
283
9
377
11 456
12 538

12 541
12 407

2.2.1.2 Cơ sở vật chất
- Diện tích nhà trường: 8752.3 m2. Trong đó diện tích sân chơi, bãi tập:
4004.3 m2. Khuôn viên trường học: Nhà trường có cổng và hàng rào xung
quanh kiên cố, có cây xanh bóng mát, bồn rửa tay chân cho học sinh, đảm bảo
đủ diện tích sân chơi cho học sinh. Nhà trường có công trình nước sạch, nhà
vệ sinh học sinh ở 2 khu trường đủ tiêu chuẩn
- Hệ thống các phòng:
+ Khối phòng hành chính quản trị được xây dựng kiên cố gồm đủ các
phòng phục vụ công tác quản lý, hành chính, công tác Đội, y tế, thư viện thiết
bị dạy học.
+ Khối phòng học:
Năm học

2015-2016
2016-2017
2017-2018
2018-2019
2019-2020
2020-2021

Số phòng

23
63
63
63
63

63

Số lớp

51
56
60
63
66
69

Nhu
cầu cần
số
phòng

69
64
68
71
74
77

Thiếu, thừa

Thiếu phòng học trong thời gian
xây trường. Nhà trường học
chung trường THCS Lý Tự
Trọng
- Thiếu 1 phòng học

- Thiếu 5 phòng học
- Thiếu 8 phòng học
- Thiếu 9 phòng học
- Thiếu 14 phòng học

Ghi chú: Tháng 7 năm 2016, nhà trường được Ủy ban Nhân dân thành
phố Hạ Long xây mới và giao nhà trường sử dụng 40 phòng học kiên cố. Nhu


18

cầu cần số phòng tổ chức học 2 buổi/ngày gồm số phòng tương ứng với số lớp
và 8 phòng dạy các môn chuyên trách Âm nhậc; Mỹ thuật; Tiếng Anh; Tin
học ở 2 điểm trường.
+ Bàn ghế học sinh
Năm học

Số

Số bộ bàn

Nhu cầu cần

học sinh

ghế hiện

số bộ




bàn ghế

826

552

Thừa 274 bộ, do xây trường

826

1160

nên HS học 1 buổi.ngày.
Thiếu 334 bộ bàn ghế. Do

1160
1197
1208

1197
1208
1199

HS học 2 buổi/ngày
Thiếu 36 bộ
Thiếu 13 bộ
Đủ, vì một số bàn ghế bị

1208


1194

hỏng
Đủ

2015-2016

2195

2016-2017

2319

2017-2018
2018-2019

2393
2416

2019-2020

2398

2020-2021

2387

Thiếu, thừa


* Đánh giá chung: Các phòng học của nhà trường đảm bảo kiên cố, an
toàn, đủ ánh sáng, đủ quạt mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Năm học 20152016 do xây trường nên thiếu phòng học, nhà trường chỉ tổ chức học sinh học
1 buổi/ngày. Bắt đầu từ năm học 2016 - 2017, nhà trường cơ bản có đủ phòng
học tổ chức được từ 80% đến 98% các lớp học 2 buổi/ngày và có phòng dạy
chuyên trách riêng. Trong 5 năm tới, nhà trường đủ phòng học tổ chức học
sinh học 2 buổi/ngày, nhà trường thiếu 383 bộ bàn ghế học sinh.
2.2.13 Kết quả học tập: - Chất lượng học sinh đại trà đánh giá theo
Thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Danh hiệu
Năm học

HSG

Tỉ lệ
%

HSTT

Tỉ lệ

Tỉ lệ học

Tỉ lệ

học sinh

sinh lưu

%


lên lớp

ban

Tỉ lệ HS
Hoàn
thành
CTTH


19

2011- 2012
2012 - 2013
2013 -2014

731
846
1011

58
58.1
59

381
472
518

30.2
32.4

30.2

100
100
99.8

0
0
0.2

100
100
100

- Chất lượng học sinh đại trà đánh giá theo Thông tư 30 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
* Học tập và rèn luyện năm học 2014-2015
Khen thưởng

Lên lớp
thẳng

Kiểm tra
lại

Lên lớp

Lưu ban

Sĩ số

toàn
trường

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1960

1792

92,8

1078

55

714

36,4

1948

99.4

12

0.6

1957

99,8

3

0,2


Số HS

Cả ba mặt

Từng mặt

* Học tập và tèn luyện học kì 1 năm học 2015 - 2016
KẾT QUẢ RÈN LUYỆN

Khối

Tổng

Sĩ số

2195

Năng lực
Đ
2195

%
100

KHEN THƯỞNG

Phẩm chất
Đ
2195


Tổng
số

%
100

2026

Cả ba mặt
SL
1139

%
51,9

Từng mặt
SL
887

%
40,4

- Chất lượng học sinh năng khiếu học sinh giỏi
Cấp thành

Cấp

phố


tỉnh

2011 - 2012

41

19

2012 - 2013

42

16

2013 - 2014

31

4

2014 - 2015

6

5

2015 - 2016

10


5

Tổng

130

49

Năm học

Cấp quốc gia
2 huy chương Đồng
môn Toán, Tiếng Anh
2 huy chương Đồng
môn Toán, Tiếng Anh
01 Huy chương vàng môn Tiếng Anh
01 Huy chương bạc
môn tiếng anh
6

Ghi chú: Năm học từ 2014 -2015, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện
Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ tổ chức học sinh giao lưu học
sinh giỏi môn Tiếng anh và viết chữ đẹp, không tổ chức thi học sinh giỏi môn
Toán, Tiếng Việt cấp thành phố và cấp tỉnh.


20

* Đánh giá chung: Chất lượng giáo dục của nhà trường hàng năm giữ
vững ổn định, đảm bảo chất lượng đại trà và phát huy phong trào học sinh

giỏi. Tuy nhiên nhà trường còn một số học sinh chưa hoàn thành môn học cần
tiếp tục kèm cặp tiến bộ đảm bảo được lên lớp.
2.2.1.4. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên năm học 2015 -2016
* Số lượng
STT

Cán bộ, GV, NV

Chia ra

Biên chế HĐ TP
PGD
4
1
54
10
50
5
1
2
2
1
2
1

Tổng số

1
2
3


CBQL
Tổng PT
Giáo viên
+ GV Tiểu học
+ GV Tiếng Anh
+ GV Âm nhạc
+ GV Mỹ Thuật
+ GV Thể dục
+ GV Tin học
4
Nhân viên
+ Kế toán
+ Thủ quỹ
+ Ytế
+ Thư viện
+Thiết bị
+ Bảo vệ
+ Lao công
+ Phục vụ bán trú
Tổng số:

4
1
65
55
3
2
3
1

1
11
1
1
1
1
0
4
2
1
81

2
1

HĐ Trường

1

1
7

2
1

1
1

61


4
2
1
8

12

* Trình độ chuyên môn, chính trị và độ tuổi

TT

Cán bộ,
GV, NV

1

CBQL

2

Tổng PT

3

Giáo viên

Trình độ đào tạo
Thạc



Đại
học

1

3
30

Cao
đẳng

Trung
cấp

Độ tuổi
Dưới
30

1

1

35

23

31->40

41->50


3

1

17

14

trên 50

9


21

4

Nhân viên
Tổng số:

1

2

1

8

4


35

37

8

28

20

2

7

17

16

* Nhu cầu về giáo viên
Năm học

Số lớp

Số giáo
viên hiện


2015-2016

51


65

65

Đủ giáo viên

2016-2017

56

65

84

Thiếu 21 giáo viên

2017-2018

60

65

88

Thiếu 23 giáo viên

2018-2019

63


65

91

Thiếu 26 giáo viên

2019-2020

66

65

95

Thiếu 30 giáo viên

2020-2021

69

65

96

Thiếu 31 giáo viên

Nhu cầu cần giáo
viên dạy


Thiếu, thừa

* Đánh giá chung: Nhà trường có đủ cơ cấu về đội ngũ cán bộ, nhân
viên. Cán bộ giáo viên nhân viên đảm bảo đủ về trình độ đào tạo theo quy
định. Hiện nay, nhà trường có đủ số lượng giáo viên giảng dạy. Trong những
năm sau, nhà trường có đủ cơ sở vật chất phòng học tổ chức học 2 buổi/ngày
nên nhu cầu về bổ sung giáo viên tăng cao. Chính vì vậy, Hiệu trưởng nhà
trường cần tham mưu kịp thời với Ủy ban Nhân dân thành phố và Phòng Giáo
dục và Đào tạo thành phố Hạ Long bổ sung giáo viên đáp ứng dạy học 2
buổi/ngày tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh.
2.2.2 Thực trạng công tác kiểm định tại các trường Tiểu học trong
thành phố Hạ Long và trường Tiểu học Lý Thường Kiệt
Hiện nay, các trường Tiểu học trong thành phố Hạ Long đã thực hiện
công tác đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục. Bản thân tôi được Sở Giáo
dục bồi dưỡng đào tạo công tác đánh giá ngoài, tôi đã tham gia đánh giá ngoài
30 trường tiểu học trong toàn tỉnh và kiểm tra hồ sơ 20 trường tiểu học trong
thành phố Hạ Long. Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt cũng đã được công nhận
kiểm định chất lượng giáo dục chu kì 2010 - 2015. Qua kiểm tra đánh giá ngoài
và trực tiếp thực hiện công tác này, tôi nhận thấy các trường đã triển khai
nghiêm túc công tác kiểm định chất lượng theo công văn hướng dẫn. Thu thập


×