Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động vui chơi, học tập cho thiếu nhi tại cung thiếu nhi hà nội giai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244 KB, 49 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

TRẦN MINH TUẤN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI, HỌC TẬP CHO THIẾU NHI
TẠI CUNG THIẾU NHI HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2016


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI, HỌC TẬP CHO THIẾU NHI
TẠI CUNG THIẾU NHI HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Người thực hiện: Trần Minh Tuấn
Lớp:

CCLLCT B5 - 2015

Chức vụ:


Phó Giám đốc

Đơn vị công tác: Cung thiếu nhi Hà Nội

HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại lớp Cao cấp Lý luận chính trị B5-15 khóa
học 2015-2016 tại Học viện Chính trị Khu vực I, tôi luôn nhận được sự quan
tâm của Ban tổ chức lớp học, cô giáo chủ nhiệm, các thầy, cô giáo, cơ quan,
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám đốc, các phòng ban, các
thầy cô giáo Học viện Chính trị Khu vực I đã tận tình giảng dạy, trang bị cho
tôi những kiến thức cần thiết trên lĩnh vực lý luận chính trị để vận dụng vào
quá trình công tác của bản thân. Với vốn kiến thức đã được tiếp thu trong quá
trình học tập sẽ là nền tảng cho quá trình thực hiện nhiệm vụ của tôi tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Ban Tổ chức Thành ủy
thành phố Hà Nội; Thường trực Thành Đoàn Hà Nội, Cung thiếu nhi Hà Nội
đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập cũng như đi
thực tế nghiên cứu, xây dựng đề án tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin chân thành
cảm ơn giáo viên theo dõi và cố vấn đề án đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thành đề án này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm bản thân chưa nhiều và là
lần đầu tiên xây dựng đề án khoa học nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, tôi mong nhận được sự bổ sung đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và
các đồng nghiệp để đề án này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2016
Học viên

Trần Minh Tuấn


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN CỬ ĐI HỌC
1. Ý nghĩa khoa học và tính cấp thiết của đề án: Nâng cao chất
lượng quản lý hoạt động vui chơi, học tập cho thiếu nhi tại Cung thiếu nhi
Hà Nội là vấn đề cần được quan tâm đúng mức và cấp thiết. Đặc biệt đối
với Hà Nội, thủ đô của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, để kịp thời đáp
ứng nhu cầu vui chơi, học tập cho các em thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
2. Mục tiêu của đề án: Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động vui
chơi, học tập cho thiếu nhi tại Cung thiếu nhi Hà Nội góp phần tạo sân
chơi lành mạnh cho thiếu nhi đến sinh hoạt, học tập, vui chơi, đáp ứng nhu
cầu vui chơi, giải trí, học tập của thiếu nhi cũng như mong muốn nguyện
vọng của các bậc phụ huynh và các cấp, các ngành, xã hội quan tâm đến
vấn đề này.
3. Nội dung và kết quả đạt được: Đề án đã có những giải pháp
trong nâng cao chất lượng quản lý hoạt động vui chơi, học tập và giải trí
cho thiếu nhi và bước đầu đã có những kết quả đáng ghi nhận. Hàng năm
thu hút hàng ngàn thiếu nhi đến học tập, sinh hoạt và vui chơi.
4. Hiệu quả và khả năng áp dụng vào thực tiễn: Đề án được thực
hiện, tạo điều kiện tốt hơn cho thiếu niên, nhi đồng tham gia sinh hoạt vui
chơi, tâp luyện thể dục thể thao, phát triển thể chất và tâm hồn theo hướng
lành mạnh. Là cơ sở hoạt động của đội ở ngoài nhà trường, qua đó tập hợp,
định hướng thiếu niên, nhi đồng phát triển toàn diện về trí, đức, thể, mỹ.
Là nơi tập hợp, tổ chức các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể thao và các
hoạt động xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của đông đảo thiếu niên,
nhi đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 -2020.
5. Đánh giá: Xuất sắc
Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2016

Thủ trưởng cơ quan cử đi học


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
BCH

Ban chấp hành

BCHTW

Ban chấp hành Trung ương

CP

Chính phủ

CT

Chỉ thị

CTr

Chương trình

GD-ĐT

Giáo dục – đào tạo

HDLT


Hướng dẫn liên tịch

KH

Kế hoạch

H/s

Học sinh



Nghị định

NQ

Nghị quyết

QH

Quốc hội

TDTT

Thể dục thể thao

TNTP

Thiếu niên tiền phong


TTg

Thủ tướng Chính phủ

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

VĐV

Vận động viên

VN

Việt Nam

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH.....................................1
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH.....................................2
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN CỬ ĐI HỌC.....................................................4
1. Ý nghĩa khoa học và tính cấp thiết của đề án: Nâng cao chất lượng quản lý

hoạt động vui chơi, học tập cho thiếu nhi tại Cung thiếu nhi Hà Nội là vấn đề
cần được quan tâm đúng mức và cấp thiết. Đặc biệt đối với Hà Nội, thủ đô
của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, để kịp thời đáp ứng nhu cầu vui chơi,
học tập cho các em thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội..........4


1

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do xây dựng đề án
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Trẻ em là tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại. Trẻ em
cần phải được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục toàn diện để trở thành người chủ
tương lai của đất nước. Điều này được khẳng định rõ trong công ước Quốc tế
về quyền trẻ em và Luật “Bảo vệ và chăm sóc trẻ em” của Việt Nam. Việt
Nam tự hào là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và thứ 2 trên thế giới ký Công ước
Quốc tế về quyền trẻ em.
Phát huy tinh thần và ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, Đảng ta đã và đang rất coi trọng công tác thiếu nhi. Bởi Đảng,
Nhà nước ta và mọi người không bao giờ quên lời nhắc nhở của Người trước
lúc đi xa: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy,
chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân (...)
Trước hết, các gia đình phải làm thật tốt công việc ấy. Các Đảng ủy đường
phố... Ủy ban Thiếu niên, nhi đồng, Đoàn Thanh niên, ngành giáo dục và các
ngành các đoàn thể khác cần phải có kế hoạch cụ thể chăm sóc, giáo dục các
cháu ngày càng khỏe mạnh và tiến bộ”1.
Trách nhiệm của toàn xã hội và của cha mẹ là tạo ra môi trường đầy đủ
về vật chất; an toàn, lành mạnh về tinh thần để tạo điều kiện tốt nhất cho sự
phát triển của các em.

Song, trên thực tế đã và đang có rất nhiều nguyên nhân khác nhau ảnh
hưởng đến sự phát triển của trẻ, trong đó, có các thiết chế văn hóa đáp ứng
nhu cầu vui chơi, giải trí của trẻ em. Nhu cầu vui chơi, giải trí hình thành và
1

“Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng” đăng trên Báo Nhân Dân

ngày 1-6-1969.


2

phát triển qua từng giai đoạn phát triển của trẻ. Ở mỗi lứa tuổi khác nhau trẻ
em có một nhu cầu về vui chơi, giải trí khác nhau. Trẻ em dù ở thời đại nào
cũng có nhu cầu được vui chơi, giải trí, được giao tiếp với mọi người rất
mạnh mẽ. Việc vui chơi, giải trí của trẻ em ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình
thành và phát triển nhân cách của trẻ. Một khu vui chơi cho trẻ em vừa phải
thỏa mãn nhu cầu giải trí, nhu cầu giao tiếp và cả nhu cầu tìm hiểu và khám
phá thế giới. Có những trò chơi đáp ứng một cách tối đa nhu cầu giải trí của
trẻ. Nhưng bên cạnh đó cũng không ít trò chơi ảnh hưởng tiêu cực đến việc
phát triển của trẻ. Vì vậy mà chúng ta cần phải có một định hướng và giải
pháp rõ ràng cụ thể để khôi phục và phát triển các khu vui chơi, giải trí dành
cho trẻ em nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ, tạo điều kiện cho các em
phát triển toàn diện về vật chất và tinh thần.
Thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) và Nghị quyết của
Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12, ngày 29 tháng 05
năm 2008 và Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm
2008, toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội sau hợp nhất, mở rộng
địa giới hành chính Thủ đô bao gồm: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện
Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình.

Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, lớn
gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào tốp 17 Thủ đô trên thế giới có diện tích
rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rưỡi, hơn 6,2 triệu người, hiện nay là hơn 7
triệu người; gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, 577 xã,
phường, thị trấn.
Do dân số đông, số lượng trẻ em trên địa bàn Thành phố Hà Nội nhiều
nên việc đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, học tập cho các em, đặc biệt là vào
các dịp lễ hội, tết, các ngày lễ lớn của Đảng, của đất nước và của dân tộc tăng
đột biến. Việc đảm bảo hoạt động vui chơi, giải trí, học tập cho các em vào


3

dịp hè là một thách thức đặt ra với Cung thiếu nhi Hà Nội vì số lượng các em
đăng ký tham gia học tập rất đông, có lúc vượt quá khả năng đáp ứng của
Cung thiếu nhi vì điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế. Do vậy, với kinh
nghiệm của bản thân được tích lũy trong quá trình công tác, cùng với những
kiến thức được lĩnh hội từ chương trình cao cấp lý luận chính trị, học viên lựa
chọn đề tài: "Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động vui chơi, học tập cho
thiếu nhi tại Cung thiếu nhi Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020” làm đề án tốt
nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị tại Học viện Chính trị Khu vực I, niên khóa
2015-2016.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
- Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động vui chơi, học tập cho thiếu
nhi Thủ đô.
- Tạo sân chơi lành mạnh cho thiếu nhi đến sinh hoạt, học tập, vui chơi.
Đáp ứng nhu cầu của Thiếu nhi và nguyện vọng của cha mẹ.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ lãnh đạo, cán bộ của Cung thiếu nhi để

luôn chủ động đáp ứng tốt nhiệm vụ chuyên môn.
- Xã hội hóa kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào các loại hình
vui chơi giải trí tại Cung Thiếu nhi Hà Nội.
- Tập hợp được ngày càng đông đảo đội ngũ cán bộ, giáo viên, cộng tác
viên có trình độ chuyên môn cao nhiệt tình, tâm huyết với thiếu nhi, các nghệ
sỹ, ca sỹ, diễn viên chuyên nghiệp, huấn luyện viên để giảng dạy, tư vấn giúp
đỡ lâu dài đối với Cung Thiếu nhi trong tổ chức các hoạt động, các phong trào
thiếu nhi trên địa bàn Thành phố Hà Nội, mời hội đồng cố vấn chuyên môn
phối hợp.


4

- Chỉnh trang quy hoạch lại các phòng làm việc, phòng học năng khiếu,
Hội trường, các khu vui chơi, thể dục thể thao, khu liên kết hoạt động vui chơi
cho thiếu nhi, đáp ứng nhu cầu vui chơi học tập của 30.000 h/s trong năm.
Sắp xếp bố trí lại nhân sự các phòng làm việc, các bộ phận theo đúng chuyên
môn nghiệp vụ được đào tạo
- Xây dựng các loại hình trò chơi mới, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí
của các em thiếu nhi.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Chất lượng quản lý hoạt động vui chơi, học tập, giải trí
cho thiếu nhi.
- Không gian: Đề án được nghiên cứu và áp dụng tại Cung Thiếu nhi
Hà Nội
- Thời gian: Đề án được áp dụng trong giai đoạn 2016 - 2020.


5


B. NỘI DUNG
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Một số khái niệm
* Chất lượng: “Chất lượng” là một phạm trù phức tạp và có nhiều định
nghĩa khác nhau. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng. Hiện nay
có một số định nghĩa về chất lượng đã được các chuyên gia chất lượng đưa ra
như sau:
“CChất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định”
Theo Giáo sư Crosby.
“Chất lượng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất”
Theo Giáo sư người Nhật - Ishikawa.
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan
điểm về chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được
thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc
tế. Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa chất lượng là:
“Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có”
* Quản lý: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ
thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất
các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện
môi trường luôn biến động.
* Hoạt động vui chơi, giải trí
Vui chơi, giải trí là hoạt động ngoại khóa, nhằm giải tỏa căng thẳng trí
não, tạo sự hứng thú cho con người và là điều kiện phát triển con người một


6

cách toàn diện về trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ. Vui chơi, giải trí mang tính chất
tự do hơn các dạng hoạt động khác. Vì không gắn với nhu cầu sinh học nào,

nó không hề mang tính cưỡng bức; con người có quyền lựa chọn theo sở
thích, trong khuôn khổ hệ chuẩn mực của xã hội. Nó là bước chuyển từ những
hoạt động nghĩa vụ, bổn phận sang những hoạt động tự nguyện. Nó đồng thời
là những hoạt động không mang tính vụ lợi nhằm mục đích giải tỏa sự căng
thẳng tinh thần để đạt tới sự thư giãn, thanh thản trong tâm hồn. Thời gian
dành cho hoạt động này được gọi là thời gian hoạt động ngoại khóa.
* Hoạt động học tập ở Cung Thiếu nhi Hà Nội
Hoạt động học tập ở Cung Thiếu nhi rất đa dạng với nhiều bộ môn
thuộc 6 khoa như: Khoa nghệ thuật, Khoa thể dục thể thao, Khoa giáo dục
tổng hợp, Khoa mỹ thuật, Khoa ngoại ngữ, Khoa kỹ thuật công nghệ.
Thông qua các hoạt động giáo dục đào tạo, Cung Thiếu nhi Hà Nội đã
góp phần vào sự phát triển toàn diện của thiếu nhi Thủ đô, là địa chỉ ươm
mầm những năng khiếu. Từ mảnh vườn ươm này, nhiều học sinh đã trưởng
thành và trở thành những tài năng thực sự của đất nước.
1.1.2. Quản lý hoạt động vui chơi, học tập tại Cung Thiếu nhi Hà Nội
Giai đoạn tuổi thiếu nhi trẻ em đã có thể tự tìm hiểu được cái gì là thích
hợp với mình nhất. Chẳng hạn như chọn bạn để chơi, chọn loại hình để tham
gia hoạt động. Do vậy nhu cầu vui chơi của các em ở giai đoạn này cũng dần
được nâng cao hơn. Không chỉ đơn giản là vui chơi với thiên nhiên mà đòi
hỏi phát triển khu vui chơi giải trí tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc, giao lưu với
mọi người. Các em thích nơi vui chơi thoải mái và phải có đông đúc bạn
bè, cha mẹ…Ở giai đoạn này trí não của trẻ em cũng phát triển rất nhanh, tiếp
thu rất nhanh những điều xảy ra xung quanh. Và đây cũng là giai đoạn này trẻ
đã bắt đầu hình thành nhân cách cá tính riêng cho mình. Nhu cầu tự khẳng


7

định bản thân cũng bắt đầu xuất hiện. Chính vì vậy mà quản lý hoạt động vui
chơi giải trí, học tập cho các em cần hiểu và nắm bắt được đặc trưng tâm lý

lứa tuổi ở giai đoạn này.
Quản lý hoạt động vui chơi giải trí tại Cung Thiếu nhi là một hoạt động
mà toàn thể lãnh đạo, cán bộ, viên chức và lao động Cơ quan Cung Thiếu nhi
có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều hành, điều chỉnh và
kiểm soát các hoạt động vui chơi, giải trí. Quản lý là xây dựng và duy trì một
môi trường vui chơi giải trí tốt nhất sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và
đáp ứng được yêu cầu của thiếu nhi cũng như các bậc phụ huynh, qua đó giúp
đơn vị hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
Ngay từ ngày thành lập, Đảng ta đã rất quan tâm đến công tác thiếu
niên nhi đồng. Tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ nhất (10/1930) và
lần thứ hai (3/1931), Đảng đã có những quyết định quan trọng về công tác
thanh niên, về tổ chức Đồng Tử Quân, thiếu niên cách mạng và giao cho
Đoàn thanh niên phụ trách thiếu nhi.
Năm 1941, sau 30 năm xa Tổ quốc, Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo
phong trào cách mạng. Cùng với những công việc đại sự, Người còn chú ý
ngay đến phong trào thiếu nhi, Bác vừa giáo dục các em theo tinh thần cách
mạng, vừa coi các em là một lực lượng cách mạng. Ý Đảng - lòng Bác đã gặp
nhau ở một điểm, đó chính là tinh thần của Nghị quyết Trung ương Đảng lần
thứ 8 (5/1941): ... tổ chức ra các đoàn thể cứu quốc như “Nhi đồng cứu vong
Đoàn” là đoàn thể cứu quốc của trẻ em và giao cho Đoàn Thanh niên phụ
trách. Trên quan điểm đó, ngày 15/5/1941, tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà,
huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Đội TNTP, Hội Nhi đồng cứu vong được
thành lập với 5 đội viên đầu tiên đó là: Nông Văn Dền với bí danh Kim Đồng;


8

Nông Văn Thàn, tức Cao Sơn; Lý Văn Tịnh, tức Thanh Minh; Lý Thị Ni, tức
Thủy Tiên và Lý Thị Xậu, tức Thanh Thủy. Nông Văn Dền (tức Kim Đồng)

được bầu làm đội trưởng đầu tiên. Các thành viên của Đội đã làm lễ tuyên thệ
suốt đời trung thành với Đảng, tuyệt đối giữ bí mật cho dù phải hy sinh đến
tính mạng cũng không phản bội lại nhân dân, phản bội lại cách mạng.
Tháng 02/1948, dù bận trăm công ngàn việc, nhưng Bác Hồ kính yêu
vẫn luôn theo sát phong trào thiếu nhi. Người đã có thư để định hướng công
tác cần làm cho tuổi nhỏ. Công tác Trần Quốc Toản. Bác đã căn dặn: Các
cháu tổ chức những đội Trần Quốc Toản, trước thì giúp những nhà chiến sĩ,
nhà thương binh, lần lượt giúp những nhà ít người. Sức các cháu làm được
việc gì thì giúp việc ấy. Thí dụ: quét nhà, gánh nước, lấy củi, xay lúa, giữ em,
dạy chữ quốc ngữ... Các cháu nên hiểu rằng: giúp đỡ đồng bào tức là tham gia
kháng chiến... luyện tập tinh thần siêng năng và bác ái để sau này trở thành
công dân tốt.... Đối với cán bộ phụ trách thiếu nhi, Người định hướng một
cách cụ thể: Với trẻ, dạy trẻ, cần làm cho các em biết yêu Tổ quốc, thương
đồng bào, yêu lao động biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Tuy nhiên phải
giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên... không nên làm cho các em “già
sớm”. Hơn thế, người phụ trách thiếu nhi cần phải liên lạc mật thiết với cha
mẹ và thầy giáo của thiếu nhi. Người nói thật chí tình, chí lý: “Ngày nay
chúng là thiếu nhi. Ít năm sau, chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy, Chính
phủ, các đoàn thể, và tất cả đồng bào đều có trách nhiệm giúp sức vào việc
giáo dục thiếu nhi. Giáo dục thiếu nhi là một khoa học” nên người phụ trách
phải cố gắng học tập, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, nhất là phải làm kiểu
mẫu trong mọi việc v.v...
Những định hướng đó của Người cho đến bây giờ vẫn còn nguyên giá
trị. Phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã và đang rất coi trọng công tác
thiếu nhi. Đảng ta đã xác định: Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai


9

của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn

Đảng, toàn dân. Trước hết, các gia đình phải làm thật tốt công việc ấy. Các
Đảng ủy; Ủy ban Thiếu niên, nhi đồng; Đoàn Thanh niên; ngành giáo dục và
các ngành các đoàn thể khác cần phải có kế hoạch cụ thể chăm sóc, giáo dục
các cháu ngày càng khỏe mạnh và tiến bộ. Trên tinh thần đó, thời gian qua,
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản đối với công tác thanh thiếu
nhi như:
1- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 được
Quốc Hội thông qua ngày 15/6/2004;
2- Luật thanh niên số 53/2005/QH11 được Quốc Hội thông qua ngày
29/11/2005;
3- Chỉ thị số 1408/CT-TTg ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em;
4- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
5- Hướng dẫn liên tịch số 15-HDLT / BTCTW - TƯĐ TNCSHCM ngày
29/ 12/ 2002 của Ban Tổ chức Trung ương và Trung ương Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh về việc “Hướng dẫn liên tịch về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế của các Nhà Thiếu nhi”;
6- Quy định số 223/ QĐ/ TWĐ ngày 20/12/1986 của BCH Trung
ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về cơ chế hoạt động của hệ thống nhà
thiếu nhi;
7- Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội thành lập Cung
Thiếu nhi Thành phố Hà Nội;


10

8- Kế hoạch số 50-KH/TU, ngày 08 tháng 7 năm 2013 của Thành ủy
Hà Nội về việc thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW, ngày 05/11/2012 của Bộ chính

trị (khoá XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc,
giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới;
9- Chương trình số 12/CTr-UBND, ngày 04/4/2011 của Uỷ ban nhân dân
thành phố Hà Nội về Bảo vệ trẻ em thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Vui chơi giải trí là một nhu cầu văn hóa không thể thiếu của con người,
đặc biệt đối với trẻ em. Các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh rèn luyện
cho trẻ những phẩm chất cơ bản về trí tuệ, đạo đức, thể chất theo quy luật của
cái đẹp. Tuy nhiên vấn đề sân chơi cho trẻ em hiện nay không chỉ dừng lại ở
phạm vi hẹp, nó đang trở thành vấn đề ở tầm quốc gia.
Thiếu nơi vui chơi, giải trí là một trong những lý do dẫn đến một bộ
phận trẻ em hư hỏng, tụ tập đánh nhau, hoặc say “game” quên ăn, quên học…
Ở các huyện ngoại thành các em phải tự tìm sân chơi cho mình với những trò
chơi thường là đá cầu, nhảy dây, bắn bi… hoặc rủ nhau tắm ở sông, suối, hồ,
ao; chơi ở ven đường quốc lộ đi qua thôn với nhiều nguy hiểm rình rập khi
không có sự giám sát của người lớn. Còn tại những quận trung tâm thành phố,
dường như có nghịch lý là thành phố càng mở rộng, càng hiện đại thì sân chơi
càng thu hẹp, nhường chỗ cho các công trình xây dựng nhà chung cư, các khu
biệt thự, khu công nghiệp… Do không có sân chơi, nhiều em đã dùng vỉa hè
làm sân bóng, sa đà vào các trò chơi nguy hiểm, hay game online không lành
mạnh cũng là điều dễ hiểu. Theo thống kê của Bộ LĐ,TB&XH cho thấy, trong
vòng 5 năm (2005-2009), tổng số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích là
36.130 trẻ, trung bình mỗi tháng có khoảng 586 trẻ bị tử vong do tai nạn
thương tích. Năm 2010 tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích là 875/100.000 trẻ.


11

Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong do tai nạn thương tích,
sau đó đến tai nạn giao thông, bỏng.

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, từ đầu năm học 2009 - 2010 đến nay,
toàn quốc đã xảy ra 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường
học, nhiều vụ có tính chất nguy hiểm, thậm chí tử vong; một số học sinh nữ
đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn rồi quay clip tung lên mạng; tình trạng trẻ
em bỏ học hoặc trốn học tụ tập thành “băng, nhóm”, sử dụng hung khí gây ra
không ít vụ án nghiêm trọng đang là mối quan ngại của toàn xã hội. Hầu hết
những em này khi được hỏi đều trả lời do bắt chước những nhân vật “siêu
nhiên” trong thế giới game, không có sự định hướng của người lớn hoặc chẳng
có trò chơi gì bên ngoài nên “đành” vào quán Internet “giải trí” với những “trò
chơi đen”…Tác hại của việc thiếu sân chơi lành mạnh cho trẻ em thì mọi người
đã rõ. Trong bài phát biểu tại Quốc hội phân tích sâu sắc về nguyên nhân tỷ lệ
thanh thiếu niên phạm tội đang gia tăng, Nguyên Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Võ
Văn Thưởng chỉ ra một nguyên nhân có mối liên hệ chặt chẽ giữa tỷ lệ gia tăng
tội phạm trong thanh thiếu niên với việc thiếu những nơi vui chơi, giải trí cho
lứa tuổi này, cũng như thiếu những công cụ để giáo dục thanh thiếu niên một
cách toàn diện. Tại các khu đô thị, các huyện của các địa phương, nhà thiếu nhi
không phải nơi nào cũng có; có nơi có địa điểm nhưng lại không dung nạp
được nhu cầu của giới trẻ. Ở các trường học, chỗ học cũng còn thiếu nên nơi
vui chơi càng thiếu hơn, như vậy không đủ các điều kiện để giáo dục ngoài giờ,
giáo dục kỹ năng, giáo dục đạo đức và các sinh hoạt cộng đồng tập thể khác.
Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý một số bạn trẻ. Có thể đây là nguyên
nhân tỷ lệ rối nhiễu tâm lý của thiếu niên VN cao nhất thế giới. Các tài liệu
nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ rối nhiễu tâm lý trong trẻ em ở VN khoảng 22%,
trong khi đó ở Mỹ, Nhật Bản chỉ khoảng 11-13%, Trung Quốc cũng chỉ khoảng


12

11%. Chính việc rối nhiễu tâm lý này là nguyên nhân tiềm ẩn của những hành
động bộc phát, dẫn đến hành vi phạm tội.

Việt Nam chúng ta là một trong những nước đầu tiên ký công ước về
quyền trẻ em. Mà quyền trẻ em không thể thiếu là quyền được vui chơi, học
tập và giải trí. Việc chuẩn hóa sân chơi cho trẻ em được đề cập trong các quy
phạm pháp luật. Quyết định 37/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy
định tạo môi trường sống an toàn, thân thiện với trẻ em; để tất cả trẻ em đều
có sự khởi đầu tốt đẹp nhất trong cuộc sống, có cơ hội phát triển toàn diện cả
về thể chất, trí tuệ, tinh thần và nhân cách.
Cho các em nhỏ tham dự các hoạt động Văn hoá - Văn nghệ, Thể dục
- Thể thao trong những ngày hè là lựa chọn của nhiều bậc cha mẹ. Vì vậy, cần
mở nhiều lớp học kỹ năng cho các em như võ thuật, cờ vua, bóng đá, bơi, thể
dục nhịp điệu, thanh nhạc, organ, guitar, piano, múa, mỹ thuật; các chương
trình đào tạo kỹ năng khám phá, thể hiện cảm xúc, giao tiếp, ứng xử, kỹ năng
thuyết trình…
Không chỉ cho trẻ vui chơi, giải trí bằng các trò chơi, môn học yêu
thích, nhiều gia đình còn tổ chức những chuyến về nguồn. Đây là dịp để các
em tham quan di tích, tìm hiểu lịch sử, văn hoá của quê hương, đất nước. Xu
hướng đưa con về quê nghỉ hè được nhiều bậc phụ huynh ở thành phố lựa
chọn nhằm giúp các em nhỏ cảm nhận được sự vất vả của người nông dân để
biết quý trọng công sức lao động của cha mẹ, từ đó có ý thức hơn trong việc
học hành, rèn luyện đạo đức, lối sống.
Để thực hiện thành công phải có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp,
các ngành, sự quan tâm của chính quyền địa phương; có những chính sách bắt
buộc các khu đô thị, các trung tâm thương mại phải có khu vực vui chơi, giải


13

trí dành cho trẻ em; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây
dựng cơ sở văn hóa, vui chơi, giải trí, Thể dục, Thể thao dành cho trẻ em.
Với Thành phố Hà Nội, điểm vui chơi, giải trí dành cho trẻ em đã ít lại

phần lớn tập trung ở các quận trung tâm nên vẫn không đáp ứng được nhu cầu
vui chơi, học tập của trẻ em. Một thực tế đáng buồn là không ít cơ sở văn hóa,
vui chơi, giải trí cho trẻ em được đầu tư trang thiết bị đã lâu, nay đang bị
xuống cấp, hư hỏng nhưng không có nguồn kinh phí để sửa chữa. Và, cũng có
không ít cơ sở vui chơi, giải trí cho các em tại các địa phương mới được xây
khang trang nhưng do không có đủ kinh phí để mua sắm trang thiết bị nên
không đưa vào sử dụng được.
Nhu cầu về nơi vui chơi cho thiếu nhi trên địa bàn Thành phố Hà Nội
còn rất thiếu. Các cơ sở vui chơi cho thiếu nhi hiện có mới chỉ ở khu trung
tâm chưa đáp ứng được yêu cầu của thiếu nhi, hoạt động của Đoàn thanh
niên, Hội đồng Đội các cấp còn thiếu cơ sở vật chất để hoạt động và tập hợp
thiếu nhi. Hiện nay cả Thành phố Hà Nội mới có 01 nơi vui chơi giải trí, sinh
hoạt học tập đúng nghĩa dành cho thiếu nhi đó là Cung Thiếu nhi Thành phố
Hà Nội. Vì vậy việc nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động
vui chơi, học tập cho thiếu nhi tai Cung Thiếu nhi Hà Nội là một yêu cầu của
thực tiễn trong giai đoạn tới.
2. Nội dung thực hiện đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) và Nghị quyết của
Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12, ngày 29 tháng 05
năm 2008 và Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm
2008, toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội sau hợp nhất, mở rộng
địa giới hành chính Thủ đô. Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng có diện tích


14

tự nhiên 334.470,02 ha, lớn gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào tốp 17 Thủ
đô trên thế giới có diện tích rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rưỡi, hơn 6,2 triệu
người, hiện nay là hơn 7 triệu người; gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận,

huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn.
Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên,
Vĩnh Phúc ở phía bắc; phía nam giáp Hà Nam và Hoà Bình; phía đông giáp
các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh Hoà Bình và
Phú Thọ.
Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, vị trí và
địa thế thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và
đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.
(Theo“Niên giám thống kê Hà Nội năm 2010” của Cục Thống kê
thành phố Hà Nội).
Với quá trình lịch sử phát triển lâu đời, Hà Nội sở hữu rất nhiều tài
nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa phong phú như di tích Hoàng Thành
Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, khu phố cổ, những làng nghề truyền
thống cùng những cảnh quan mang giá trị riêng như Hồ Tây, Hồ Hoàn
Kiếm… Chính vì vậy thu hút du khách quốc tế lớn nhất cả nước bởi vẻ đẹp
trầm mặc, thanh lịch.
Hà Nội với bề dày lịch sử văn hiến và là nơi tập trung các cơ quan hành
chính của Đảng và Nhà nước, là nơi kinh tế phát triển song tỷ lệ thất nghiệp
còn cao, trình độ học vấn không đồng đều, tiếp cận khoa học công nghệ,
ngoại ngữ, tư duy kinh tế còn hạn chế, một bộ phận lao động thiếu ý chí phấn
đấu vươn lên, thụ động, sống thực dụng, lười lao động, đòi hỏi hưởng thụ cao
hơn so với cống hiến và khả năng đáp ứng của bản thân. Tình trạng thiếu việc
làm, lao động trẻ vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp,
và có xu hướng gia tăng do vây cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu về
vui chơi giải trí nói chung.


1

Cung Thiếu nhi có trụ sở tại trung tâm thành phố có vị trí đẹp nơi tập

trung đông dân cư vì vậy có nhiều thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động
vui chơi giải trí cho thiếu nhi. Trong những năm qua Cung Thiếu nhi đã phát
huy tối đa các loại hình vui chơi, liên kết với các cá nhân đầu tư mới và nâng
cấp các loại hình vui chơi giải trí, thể dục thể thao mang tính lành mạnh để
phục vụ thiếu nhi trên địa bàn, hàng năm thu hút trên 30.000 lượt thiếu nhi
đến vui chơi. Đồng thời lắp đặt nhiều loại hình trò chơi miễn phí như cầu
trượt liên hoàn, bập bênh, dụng cụ tập luyện thể thao ngoài trời trị giá hàng
trăm triệu đồng để phục vụ cho thiếu nhi trên địa bàn đến tham gia tập luyện
và vui chơi được quần chúng nhân và dư luận đánh giá cao, hàng năm đều
được bằng khen của Trung ương Đoàn và được UBND thành phố công nhận
là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Ngay từ khi thành lập, đi vào hoạt động Cung Thiếu nhi Hà Nội luôn
nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Hội đồng Đội Trung ương, của Thành Uỷ,
UBND thành phố, sự chỉ đạo trực tiếp của Thường trực Thành Đoàn, Hội
đồng Đội Thành phố Hà Nội và sự quan tâm tạo điều kiện của các ngành
chuyên môn như: Giáo dục và Đào tạo, Văn hoá Thể thao và Nghệ thuật…
Tập thể cán bộ viên chức, lao động đều xác định tốt lập trường tư tưởng, an
tâm công tác, có sự phấn đấu chủ động sáng tạo trong công việc hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao.
Cung Thiếu nhi đã từng bước đổi mới thu hút đông đảo thiếu nhi tham
gia, các hoạt động của Đội được duy trì tốt và luôn có sự đổi mới các hình
thức hoạt động. Các đội chuyên, các câu lạc bộ được tập luyện, sinh hoạt
thường xuyên để phục vụ tốt các hoạt động chính trị của Thành phố Hà Nội,
của Đoàn, của Đội. Tham gia các kỳ Liên hoan, Hội diễn, Hội thi, giải thi đấu
cấp khu vực và toàn quốc đạt kết quả cao. Các hoạt động vui chơi giải trí hiện
có của Cung Thiếu nhi được sửa chữa bảo dưỡng nâng cấp thường xuyên,


16


hàng năm đã đầu tư mua sắm thêm nhiều loại hình trò chơi mới phục vụ miễn
phí, để đáp ứng nhu cầu của thiếu nhi.
Tuy nhiên, hiện nay các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt
động của thiếu nhi còn hạn chế.
Cung thiếu nhi hiện tại đang trong quá trình xây dựng nên ảnh hưởng
đến việc tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập cho thiếu nhi.
2.2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết
2.2.1. Tổng quan về Cung Thiếu nhi Hà Nội
Hơn nửa thế kỷ qua, biết bao thế hệ người Hà Nội đã gắn bó với ngôi
nhà tuổi thơ, bên cạnh tượng đài vua Lý Thái Tổ và Hồ Gươm huyền thoại,
nơi diễn ra sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Hiệp định sơ bộ 6/3/1946. Cung
Thiếu nhi Hà Nội - ngôi trường thứ hai, mảnh vườn ươm đã góp phần chăm
sóc, giáo dục biết bao thế hệ thiếu nhi thành những chủ nhân xứng đáng của
Thủ đô anh hùng và ngàn năm văn hiến.
Từ khu vui chơi chỉ dành cho con em các gia đình giàu có tên là Ấu trĩ
viên, Câu lạc bộ Thiếu nhi Hà Nội - tiền thân của Cung Thiếu nhi - ra đời
ngày 1/6/1955 đã thu hút hàng vạn con em những người lao động đến tham
gia sinh hoạt, trở thành lá cờ đầu trong phong trào “Việc nhỏ nghĩa lớn, chống
Mỹ cứu nước” của thiếu nhi Hà Nội.
Năm 1974, được sự giúp đỡ của Tiệp Khắc (cũ), một toà nhà 6 tầng
gồm 100 phòng học, sinh hoạt được thiết kế, trang bị hiện đại trên nền của
Câu lạc bộ thiếu niên Hà Nội với diện tích gần 8 nghìn m2 ra đời. Câu lạc bộ
Thiếu niên được đổi tên thành Nhà Văn hoá Thiếu nhi, đây là thời kỳ có
những hoạt động quốc tế khá sôi động, hiệu quả, thúc đẩy mối quan hệ chặt
chẽ với các nước XHCN về hoạt động Cung, Nhà Thiếu nhi.
Ngày 1/6/1985 đã trở thành mốc son vẻ vang của Nhà Văn hoá Thiếu
nhi khi tập thể cán bộ, thiếu nhi Nhà văn hoá vinh dự được đón nhận Huân


17


chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì và quyết định nâng cấp thành Cung
Thiếu nhi Hà Nội.
Chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành, Cung Thiếu nhi
Hà Nội đã trở thành “cánh chim đầu đàn” trong cả nước về giáo dục ngoài
nhà trường cho thiếu nhi. Với tình yêu trẻ, mong muốn mang đến cho các em
niềm vui, say mê sau mỗi ngày trên lớp, các anh chị phụ trách đã dày công
chọn lọc nội dung, xây dựng chương trình phù hợp với tuổi thơ. Qua sàng lọc
và thử nghiệm chất lượng, hiện nay, Cung Thiếu nhi đã có hơn 60 bộ môn
thuộc các lĩnh vực: Nghệ thuật, Mỹ thuật, Thể dục thể thao, Giáo dục Tổng
hợp, Ngoại ngữ, Kỹ thuật công nghệ. Trong đó, nhiều môn mang tính bổ trợ
cho việc học ở trường như: Văn, Toán, Tin học, Ngoại ngữ,… nhưng với cách
tiếp cận “học mà chơi, chơi mà học”. Nhiều môn được thiết kế góp phần định
hướng thẩm mỹ, khuyến khích tư duy sáng tạo như: hội hoạ, âm nhạc, thiết
kế, trình diễn thời trang; rèn luyện thể lực như: bóng chuyền, bóng bàn, võ
thuật, thể dục nhịp điệu…; đặc biệt, bám sát yêu cầu của xã hội và nhu cầu
ngày càng cao của thiếu nhi, Cung còn mở thêm nhiều bộ môn mới như: rèn
luyện kỹ năng giao tiếp, dẫn chương trình, viết chữ đẹp, nữ công, hiphop,
chương trình Tiếng Anh dành cho trẻ em.
Là trung tâm sinh hoạt vui chơi, giải trí lành mạnh cho thiếu nhi Thủ
đô, hàng năm, Cung Thiếu nhi tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện lớn dành
riêng cho thiếu nhi như: kỷ niệm ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6), rằm Trung thu,
Lễ hội chào năm mới, Thi thiết kế thời trang, Liên hoan các ban nhạc tốp hát,
Liên hoan hát tiếng Anh, Liên hoan hát tiếng Pháp, Liên hoan nghệ thuật trẻ
em thiệt thòi…Xây dựng các chương trình biểu diễn, nghi thức phục vụ các
hoạt động, sự kiện chính trị - xã hội lớn của Thủ đô và Trung ương. Thông
qua các hoạt động giao lưu, biểu diễn, Cung Thiếu nhi còn “kết nối tình yêu
thương” đến những thiếu nhi nghèo, có hoàn cảnh khó khăn không có cơ hội



18

đến sinh hoạt. Tổ chức các giải thi đấu TDTT quy mô khu vực phía Bắc, đặc
biệt tổ chức định kỳ giải Taekondo quốc tế.
Thông qua các hoạt động giáo dục đào tạo, Cung Thiếu nhi Hà Nội đã
góp phần vào sự phát triển toàn diện của thiếu nhi Thủ đô, là địa chỉ ươm
mầm những năng khiếu. Từ mảnh vườn ươm này, nhiều học sinh đã trưởng
thành và trở thành những tài năng thực sự của đất nước như: Hồng Nhung,
Thanh Lam, Ngọc Khuê…là những VĐV tiêu biểu như kiện tướng bóng bàn
Quốc Hoàng, Kim Hạnh, kiện tướng cầu lông Hồng Hạnh, “công chúa”cờ vua
Hoàng Thanh Trang…Nhiều em từng sinh hoạt tại Cung Thiếu nhi sau này
cũng đã trở thành những tấm gương tiêu biểu về học tập và công tác xã hội
như: Trần Kim Lan, Đoàn Hương, Tạ Bích Loan, Phi Tiến Sơn…vv. Về Thể
thao môn Võ Taekwondo: Nguyễn Mạnh Toàn, Nguyễn Duy Hải, Doãn Mạnh
Hà, Nguyễn Quang Thịnh, Nguyễn Thu Trang, Đào Ngọc Ly, Trần Thị Huệ
Anh. Môn Võ Karate: Đình Thị Thu Thủy, Nguyễn Thu Trang..v..v
Trong chặng đường xây dựng và trưởng thành, Cung Thiếu nhi Hà Nội
đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương độc lập hạng Ba
(năm 1995), hạng Nhì (năm 2000) và hạng Nhất (2005) cùng nhiều phần
thưởng cao quý ghi nhận những nỗ lực cống hiến hết mình vì sự nghiệp trồng
người mà Đảng, Nhà nước giao phó.
Qua 60 năm Cung Thiếu nhi xây dựng và trưởng thành, phát huy truyền
thống tốt đẹp của mình, để xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước;
các em thiếu nhi, sự gửi gắm của các bậc cha mẹ, Cung Thiếu nhi Hà Nội tiếp
tục đổi mới toàn diện, có bước đột phá về chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội,
góp phần giáo dục toàn diện thiếu nhi Thủ đô, xứng đáng là nơi chắp cánh
ước mơ để tuổi thơ bay xa.
- Về cơ cấu tổ chức:
+ Ban Giám đốc: 04 đồng chí. Trong đó có 01 đ/c trình độ Thạc sỹ, 03



19

đ/c trình độ chuyên môn đại học. Về lý luận chính trị: 03 có trình độ lý luận
cao cấp; 02 đ/c trình độ Trung cấp.

+ Phòng khoa: Tổng số Cung thiếu nhi có 11 khoa, phòng chức năng
chuyên môn . Trong đó mỗi khoa, phòng gồm có 01 trưởng phòng, và từ 01
đến 02 phó khoa, phòng. Trình độ chuyên môn 100% cán bộ có trình độ
chuyên môn đại học và sau đại học.
+ Nhân viên: Tổng số nhân viên, giáo viên của Cung Thiếu nhi là 101
nhân viên, và 200 cộng tác viên. 100% giáo viên và cộng tác viên có trình độ
chuyên môn đại học.
- Về chức năng, nhiệm vụ được giao
+ Chức năng: Cung Thiếu nhi Hà Nội là trung tâm giáo dục ngoài nhà
trường cho trẻ em nhằm giáo dục lý tưởng, rèn luyện kỹ năng, đạo đức xã hội
chủ nghĩa, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, tính sáng tạo trong thiếu nhi để
cùng gia đình và nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục con người mới xã
hội chủ nghĩa.
+ Nhiệm vụ: Tổ chức các lớp học năng khiếu, các câu lạc bộ, tổ, đội,
nhóm... về văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, nghi thức Đội, vui chơi, giải
trí bổ ích cho thiếu nhi; các hoạt động xã hội nhằm phát hiện năng khiếu để
đào tạo, bồi dưỡng, thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia.


×