Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến giá cổ phiếu của các công ty cổ phần niêm yết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.55 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


DƢƠNG THỊ HOÀNG OANH

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ
ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY
CỔ PHẦN NIÊM YẾT

Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng
Mã Số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tôi viết và kết quả nghiên cứu là của riêng tôi, không
sao chép của ai. Nôi dung luận văn có tham khảo và sử dụng các thông tin đƣợc đăng
tải trên các ấn phẩm, sách báo, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu tham
khảo của luận văn.
Tác giả luận văn

Dƣơng Thị Hoàng Oanh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
5. Ý nghĩa thực tiễn đề tài nghiên cứu
6. Kết cấu của đề tài

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG
ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT ............. 1
1.1 Khái niệm công ty cổ phần sản xuất chế biến chế tạo .................................................1
1.1.1 Khái niệm công ty cổ phần ...............................................................................1
1.1.2 Công ty cổ phần sản xuất chế biến chế tạo .......................................................2
1.2 Cổ phiếu .......................................................................................................................3
1.2.1 Khái niệm Cổ phiếu ..........................................................................................3
1.2.2 Phân loại giá cổ phiếu .......................................................................................3
1.2.2.1 Mệnh giá của cổ phiếu......................................................................3
1.2.2.2 Giá trị sổ sách ...................................................................................4
1.2.2.3 Giá trị nội tại .....................................................................................4
1.2.2.4 Giá trị thị trƣờng ...............................................................................4


1.3 Các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu ..........................................................................4
1.3.1 Lạm phát ...........................................................................................................6
1.3.2 Tổng sản phẩm quốc nội ...................................................................................8
1.3.3 Cung tiền ...........................................................................................................8

1.3.4 Tỷ giá hối đoái ..................................................................................................9
1.3.5 Lãi suất ............................................................................................................10
1.4 Sự cần thiết nghiên cứu tác động của các yếu tố vĩ mô đến biến động giá cổ phiếu 11
1.4.1 Đối với nhà đầu tƣ ..........................................................................................11
1.4.2 Đối với chính phủ ...........................................................................................11
1.4.3 Đối với thị trƣờng ...........................................................................................12
1.5 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây về tác động của các yếu tố vĩ mô lên giá
chứng khoán .......................................................................................................................12
1.5.1 Các nghiên cứu trên thế giới về sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô
đến giá chứng khoán ..........................................................................................................12
1.5.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam về sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô
đến giá chứng khoán ..........................................................................................................14
1.6 Thiết kế mô hình và phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................15
1.6.1 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................16
1.6.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................17
1.6.2.1 Thu thập dữ liệu..............................................................................17
1.6.2.2 Phân tích dữ liệu thu thập ...............................................................17
1.6.2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................17
1.6.2.4 Các bƣớc thực hiện .........................................................................18
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...................................................................................................18

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TÁC
ĐỘNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT19


3.2.1.2 Giải pháp cho Lãi suất ....................................................................62
3.2.1.3 Giải pháp cho Cung tiền .................................................................63
3.2.1.4 Giải pháp cho Tỷ giá hối đoái ........................................................64
3.2.1.5 Giải pháp cho Chỉ số sản xuất công nghiệp ...................................65
3.2.2 Nhóm giải pháp cho các Công ty niêm yết .....................................................66

3.2.3 Nhóm giải pháp cho Thị trƣờng chứng khoán ................................................67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3...................................................................................................70
KẾT LUẬN CHUNG .........................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh ...................................................................................................................................19
2.2 Thực trạng biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô trong giai đoạn từ 2009 đến
2013 ....................................................................................................................................20
2.2.1 Lạm phát .........................................................................................................20
2.2.2 Chỉ số sản xuất công nghiệp ...........................................................................21
2.2.3 Cung tiền .........................................................................................................23
2.2.4 Tỷ giá hối đoái ................................................................................................24
2.2.5 Lãi suất ............................................................................................................26
2.3 Thực trạng tình hình hoạt động của các công ty cổ phần ngành sản xuất chế biến
chế tạo niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ......................28
2.4 Đo lƣờng tác động các yếu tố vĩ mô đến giá cổ phiếu công ty cổ phần niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh ..............................................................42
2.4.1 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................42
2.4.2 Chọn mẫu dữ liệu ............................................................................................43
2.4.3 Các bƣớc thực hiện .........................................................................................46
2.4.4 Kết quả nghiên cứu .........................................................................................46
2.5 Đánh giá chung tác động các yếu tố vĩ mô đến giá cổ phiếu công ty cổ phần niêm
yết ....................................................................................................................................53

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ TÁC ĐỘNG BẤT THƢỜNG
CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ NHẰM ỔN ĐỊNH THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ............................................................................ 57

3.1 Định hƣớng phát triển Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam .......................................57
3.2 Giải pháp hạn chế sự tác động bất thƣờng của các yếu tố vĩ mô nhằm ổn định Thị
trƣờng Chứng khoán Việt Nam ..........................................................................................59
3.2.1 Nhóm giải pháp cho Chính sách kinh tế vĩ mô...............................................60
3.2.1.1 Giải pháp cho Lạm phát .................................................................60


1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADF
CPI
DN
EX
FDI
FE
FGLS
GDP
HNX
HNX-Index
HOSE
IIP
IMF
IR
LR
M2
MP
NĐT
NHTM
NHNN

ODA
OLS
PP
REE
S&P 500
SAM
SGDCK
SR
TTCK
VAR
VECM
VN–Index

(Augemented Dickey Fuller Test)
Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index)
Doanh nghiệp
Tỷ giá hối đoái (Exchange Rate)
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Investmen)
Ảnh hƣởng cố định (Fixed Effect)
Phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu có trọng số (Feasible Generalized Least
Squares)
Tổng Sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
Chỉ số giá chứng khoán SGDCK Hà Nội
Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh Stock
Exchange)
Chỉ số giá sản xuất (Index-Industry Products )
Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
Tỷ lệ lãi suất (Interest Rate)
Lãi suất dài hạn (Long Rate)

Cung tiền M2
Lệnh thị trƣờng (Market Price)
Nhà đầu tƣ
Ngân hàng Thƣơng mại
Ngân hàng Nhà nƣớc
Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)
Phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất (Ordinary Least Squares)
Kiểm định Phillip Person
Mã cổ phiếu Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh
Chỉ số giá cổ phiếu S&P 500 của Mỹ (Standard & Poor's 500 Stock Index)
Mã cổ phiếu Công ty Cổ phần Đầu tƣ và phát triển Sacom
Sở Giao dịch Chứng khoán
Lãi suất ngắn hạn (Short Rate)
Thị Trƣờng Chứng khoán
Mô hình Véc tơ tự hồi quy (Vector Autoregressive)
Mô hình vecto hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model)
Chỉ số giá chứng khoán SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh


2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Lợi nhuận của các công ty nhóm thực phẩm giai đoạn 2009 – 2013 ............ 29
Bảng 2.2: Lợi nhuận của các công ty nhóm thuỷ sản giai đoạn 2009 - 2013 ................ 31
Bảng 2.3: Lợi nhuận của các công ty nhóm dƣợc phẩm y tế giai đoạn 2009 – 2013 ..... 33
Bảng 2.4: Lợi nhuận của các công ty nhóm khác giai đoạn 2009 - 2013 ..................... 35
Bảng 2.5: Mô tả biến quan sát ......................................................................................... 42
Bảng 2.6: Mô tả nguồn các biến sử dụng ....................................................................... 44
Bảng 2.7: Kết quả hồi quy có trọng số ........................................................................... 46

Bảng 2.8: Thống kê số lƣợng công ty chịu tác động của các biến ................................. 49


3
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Diễn biến Lạm phát giai đoạn 2009 – 2013 ............................................... 20
Biểu đồ 2.2: Diễn biến Chỉ số sản xuất công nghiệp giai đoạn 2009 -2013 .................. 22
Biểu đồ 2.3: Diễn biến tốc độ tăng cung tiền giai đoạn 2009 – 2013 ............................ 24
Biểu đồ 2.4: Diễn biến tỷ giá hối đoái giai đoạn 2009 – 2013 ...................................... 25
Biểu đồ 2.5: Diễn biến lãi suất giai đoạn 2009 – 2013 .................................................. 27


4
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề nghiên cứu
TTCK Việt Nam là một thị trƣờng mới ra đời sau so với các nƣớc trong cùng
khu vực và trên thế giới. TTCK là thị trƣờng diễn ra các hoạt động phát hành và mua
bán chứng khoán, giúp cung ứng các nguồn vốn nhanh chóng cho nền kinh tế. TTCK
đặc biệt nhạy cảm với những thông tin và thay đổi của các chính sách của Chính phủ.
Từ đó, TTCK có nhiều biến động làm cho giá cổ phiếu chịu ảnh hƣởng nhiều. Việc
nghiên cứu ảnh hƣởng các yếu tố vĩ mô đến giá cổ phiếu là một trong những vấn đề mà
nhà đầu tƣ quan tâm khi đƣa ra quyết định đầu tƣ, giúp chính phủ có chính sách hợp lý
can thiệp vào thị trƣờng một cách hiệu quả.
Trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, giá chứng khoán Việt Nam
đã sụt giảm đáng kể do chịu ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng này. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến sự thay đổi giá chứng khoán. Tại Việt Nam số lƣợng các nghiên cứu về
tác động của các yếu tố vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán nhiều nhƣng ít có nghiên
cứu về tác động của các yếu tố vĩ mô đến từng công ty riêng lẽ hoặc từng nhóm ngành
cụ thể. Do đó, tác giả sẽ đi vào phân tích mối quan hệ của các yếu tố vĩ mô đến giá cổ
phiếu của các công ty trong lĩnh vực công nghiệp. Nhóm ngành công nghiệp đƣợc chia

theo quy định về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam vào năm 2007. Các công ty chọn
lựa theo danh sách phân ngành các công ty niêm yết của SGDCK thành phố Hồ Chí
Minh năm 2013.
Để tìm hiểu ảnh hƣởng của các nhân tố vĩ mô đến giá chứng khoán thì tác giả
thực hiện nghiên cứu: “Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến giá cổ phiếu của
các công ty cổ phần niêm yết”. Luận văn thực hiện trên cơ sở xem xét ảnh hƣởng của
5 yếu tố vĩ mô: lạm phát, GDP, cung tiền, tỷ giá và lãi suất có tác động nhƣ thế nào đến
giá cổ phiếu ở các công ty cổ phần niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí
Minh.


5
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô: lạm phát, GDP, tỷ giá hối
đoái, lãi suất, cung tiền đến giá cổ phiếu của các công ty cổ phần thuộc lĩnh vực sản
xuất, chế biến, chế tạo niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh. Qua đó, vận dụng sự tác động các yếu tố nhằm hạn chế sự biến động bất thƣờng
của các yếu tố này đến sự phát triển TTCK Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: các yếu tố kinh tế vĩ mô lạm phát, GDP, cung
tiền, tỷ giá và lãi suất trong nền kinh tế và tác động của các yếu tố này đến giá cổ phiếu
các công ty công nghiệp, chế biến, chế tạo niêm yết trên HOSE.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 5 yếu tố lạm phát, GDP, cung tiền, tỷ giá và lãi
suất đến giá cổ phiếu niêm yết trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, chế tạo trên HOSE.
Lĩnh vực công nghiệp là lĩnh vực chủ chốt trong nền kinh tế đang dần hƣớng
đến công nghiệp hoá nhƣ hiện nay. Đây là lĩnh vực quan trọng để có thể phát triển nền
kinh tế theo định hƣớng công nghiệp hoá của Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu các
công ty trong lĩnh vực công nghiệp đóng vai trò quan trọng, biến động trong giá cổ
phiếu của các công ty này ảnh hƣởng không nhỏ đến TTCK và có thể dự báo tình hình
của khu vực công nghiệp.

Không gian: các công ty niêm yết trên SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian: từ năm 2009 đến năm 2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu kết hợp định lƣợng và định tính phân
tích từ các dữ liệu thu thập.
Dữ liệu chọn nghiên cứu là: lạm phát, GDP, cung tiền, tỷ giá và lãi suất
của Việt Nam nguồn từ Quỹ Tiền Tệ thế giới IMF và các số liệu giá chứng khoán của
32 công ty niêm yết trên sàn HOSE. Giá chứng khoán đƣợc chọn là giá đóng cửa ngày
cuối mỗi tháng.


1
CHƢƠNG 1:

TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG

ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT

1.1

Khái niệm công ty cổ phần sản xuất chế biến chế tạo
1.1.1 Khái niệm công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, đƣợc thành lập

và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty đƣợc chia nhỏ
thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và đƣợc phát hành huy động vốn có sự
tham gia của các nhà đầu tƣ thuộc mọi thành phần kinh tế.
Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình
thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Trong công ty cổ phần,
số vốn điều lệ của công ty đƣợc chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các

cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần đƣợc gọi là cổ đông. Cổ đông đƣợc cấp một giấy
chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Chỉ có công ty cổ phần mới đƣợc phát
hành cổ phiếu. Nhƣ vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của
một cổ đông đối với một Công ty Cổ phần và cổ đông là ngƣời có cổ phần thể hiện
bằng cổ phiếu. Công ty cổ phần là một trong các loại hình công ty căn bản tồn tại trên
thị trƣờng và nhất là để niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán.
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ đƣợc chia thành nhiều
phần bằng nhau là cổ phần và đƣợc phát hành ra ngoài thị trƣờng nhằm huy động vốn
tham gia đầu tƣ từ mọi thành phần kinh tế. Ngƣời sở hữu cổ phần đƣợc gọi là các cổ
đông.
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, thì công ty cổ phần là: Doanh nghiệp có
vốn điều lệ đƣợc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông là những
ngƣời sở hữu các giấy chứng nhận cổ phần. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh
nghiệp. Cổ đông có quyền chuyển nhƣợng cổ phần của mình cho ngƣời khác, trừ


6
Phƣơng pháp phân tích: thu thập dữ liệu, dùng phần mềm Eviews để phân tích
dữ liệu thu thập đƣợc.
Mô hình nghiên cứu: xem xét mối quan hệ giữa giá cổ phiếu là biến phụ thuộc
với các biến độc lập: lạm phát, GDP, cung tiền, tỷ giá và lãi suất ở Việt Nam.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Xác định tác động các yếu tố vĩ mô tác động đến giá cổ phiếu của các công ty cổ
phần niêm yết. Mức độ tác động của từng yếu tố từ đó đề ra các giải pháp phát triển
TTCK Việt Nam.
Điểm nổi bật của luận văn so với các nghiên cứu trƣớc đó là luận văn tập trung
nghiên cứu các yếu tố vĩ mô tác động đến giá cổ phiếu của từng công ty niêm yết riêng
lẽ.
6. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc kết cấu bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến giá cổ phiếu công
ty cổ phần thuộc ngành sản xuất chế biến chế tạo niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Chƣơng 2: Thực trạng các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến giá cổ phiếu
của các công ty cổ phần thuộc ngành sản xuất chế biến chế tạo niêm yết trên Sở Giao
dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Chƣơng 3: Giải pháp vận dụng tác động của các yếu tố vĩ mô nhằm hạn
chế sự tác động đến Thị trƣờng Chứng khoán Việt Nam.


2
trƣờng hợp pháp luật có quy định khác. Cổ đông nói chung có thể là tổ chức, cá nhân,
số lƣợng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lƣợng tối đa. Công ty cổ phần có tƣ
cách pháp nhân kể từ ngày đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ
phần có quyền phát hành chứng khoán các loại ra công chúng để huy động vốn.
1.1.2 Công ty cổ phần sản xuất chế biến chế tạo
Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật
chất mà sản phẩm đƣợc chế tạo, chế biến cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt
động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, đƣợc sự hỗ
trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật.
Sản xuất chế biến chế tạo là các hoạt động làm biến đổi về mặt vật lý, hoá học
của vật liệu, chất liệu hoặc làm biến đổi các thành phần cấu thành của nó, để tạo ra sản
phẩm mới. Vật liệu, chất liệu, hoặc các thành phần biến đổi là nguyên liệu thô từ các
sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, khai thác mỏ hoặc quặng cũng nhƣ các
sản phẩm khác của hoạt động chế biến. Những thay đổi, đổi mới hoặc khôi phục lại
hàng hoá thƣờng đƣợc xem xét là hoạt động chế biến. Các đơn vị chế biến ở đây còn
bao gồm các hoạt động xử lý vật liệu hoặc ký kết với các đơn vị chế biến khác về vật
liệu của họ. Cả hai loại hình của các đơn vị này đều là hoạt động chế biến. Đầu ra của
quá trình sản xuất có thể đƣợc coi là hoàn thiện dƣới dạng là sản phẩm cho tiêu dùng

cuối cùng hoặc là bán thành phẩm và trở thành đầu vào của hoạt động chế biến tiếp
theo.
Công ty cổ phần sản xuất chế biến chế tạo là các công ty cổ phần có các hoạt
động trong lĩnh vực công nghiệp mà doanh thu chủ yếu từ các lĩnh vực này theo quy
định phân ngành Chuẩn phân ngành Việt Nam VSIC 2007.


3

1.2

Cổ phiếu
1.2.1 Khái niệm Cổ phiếu
Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tƣ đóng góp vào công ty phát hành.

Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác
nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Theo Luật chứng khoán Việt Nam, Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận
quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức
phát hành. Cổ phiếu là giấy chứng nhận cổ phần, nó xác nhận quyền sở hữu của cổ
đông đối với công ty cổ phần. Ngƣời mua cổ phiếu thƣờng trở thành cổ đông thƣờng
hay cổ đông phổ thông.
Khi một công ty gọi vốn, số vốn cần gọi đó đƣợc chia thành nhiều phần nhỏ
bằng nhau gọi là cổ phần. Ngƣời mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông đƣợc cấp một
giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu và chỉ có công ty cổ phần mới phát
hành cổ phiếu. Nhƣ vậy, Cổ phiếu chính là một chứng thƣ chứng minh quyền sở hữu
của một cổ đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là ngƣời có cổ phần thể hiện
bằng cổ phiếu.
1.2.2 Phân loại giá cổ phiếu
1.2.2.1 Mệnh giá của cổ phiếu

Mệnh giá cổ phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa là giá trị ghi trên giấy
chứng nhận cổ phiếu. Mệnh giá của cổ phiếu ít có ý nghĩa kinh tế.
Mệnh giá cổ phiếu thƣờng đƣợc sử dụng để ghi sổ sách kế toán của công
ty. Mệnh giá cổ phiếu không có giá trị thực tế đối với nhà đầu tƣ khi đã đầu tƣ, nên nó
không liên quan đến giá thị trƣờng của cổ phiếu đó, nó chỉ có ý nghĩa quan trọng vào
thời điểm công ty phát hành cổ phiếu thƣờng lần đầu huy động. Mệnh giá thể hiện số
tiền tối thiểu công ty phải nhận đƣợc trên mỗi cổ phiếu mà công ty phát hành ra. Một
số nƣớc luật pháp cho phép công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu thƣờng không
có mệnh giá.


4

1.2.2.2 Giá trị sổ sách
Là giá cổ phiếu ghi trên sổ sách kế toán phản ánh tình trạng vốn cổ phần của
công ty ở một thời điểm nhất định. Trƣờng hợp công ty chỉ phát hành cổ phiếu
thƣờng thì giá trị sổ sách của một cổ phiếu thƣờng đƣợc xác định bằng cách lấy vốn
chủ sở hữu hoặc tổng giá trị tài sản thuần (phần giá trị chênh lệch giữa giá trị tổng tài
sản với tổng số nợ) của công ty chia cho tổng số cổ phiếu thƣờng đang lƣu hành.
Trƣờng hợp công ty phát hành cả cổ phiếu ƣu đãi, thì phải lấy tổng giá trị tài sản thuần
trừ đi phần giá trị thuộc cổ phiếu ƣu đãi rồi mới chia cho số cổ phiếu thƣờng đang lƣu
hành.
1.2.2.3 Giá trị nội tại
Là giá trị thực của cổ phiếu ở thời điểm hiện tại, đƣợc tính toán căn cứ vào cổ
tức công ty, triển vọng phát triển của công ty và lãi suất thị trƣờng. Đây là căn cứ quan
trọng của nhà đầu tƣ khi quyết định đầu tƣ vào cổ phiếu, đánh giá đƣợc giá trị thực của
cổ phiếu, so sánh với giá của thị trƣờng và lựa chọn phƣơng án có hiệu quả nhất.
1.2.2.4 Giá trị thị trƣờng
Là giá trị thị trƣờng hiện tại của cổ phiếu thƣờng, đƣợc thể hiện trong giao dịch
cuối cùng đã đƣợc ghi nhận. Giá trị thị trƣờng hay còn đƣợc gọi là giá thị trƣờng. Thực

tế, giá thị trƣờng của cổ phiếu không phải do công ty ấn định mà giá thị trƣờng của cổ
phiếu đƣợc xác định bởi giá thống nhất mà ngƣời bán sẵn sàng bán nó và giá cao nhất
mà ngƣời mua sẵn sàng trả để mua nó. Có nghĩa là giá trị thị trƣờng của cổ phiếu đƣợc
xác định bởi quan hệ cung - cầu trên thị trƣờng. Giá thị trƣờng có thể thấp hơn, cao hơn
hoặc bằng giá trị thực của nó tại thời điểm mua bán. Giá thị trƣờng cổ phiếu của một
công ty phụ thuộc rất nhiều yếu tố, do vậy nó thƣờng xuyên biến động.
1.3

Các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu
Giá của cổ phiếu phản ánh tình hình hoạt động của từng công ty, giá cổ phiếu

nhạy cảm với mọi thông tin và các sự kiện bất ngờ khó đoán chịu ảnh hƣởng bởi rất


5
nhiều yếu tố. Giá cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm cả các yếu tố vi mô và
yếu tố vĩ mô.
Các yếu tố vi mô bao gồm các lĩnh vực kinh doanh của từng công ty, vốn và cơ
cấu vốn, các chỉ số tài chính của công ty, chính sách phát triển, tỷ lệ chia cổ tức của
công ty ảnh hƣởng đến giá cổ phiếu của mỗi công ty. So sánh với các đối thủ cạnh
tranh trong nội bộ ngành thì thƣơng hiệu, chất lƣợng sản phẩm, mạng lƣới hoạt động là
những yếu tố có tác động đến giá cổ phiếu của công ty. Những yếu tố nội tại gắn liền
với doanh nghiệp phát hành nhƣ: yếu tố về kỹ thuật sản xuất: trang thiết bị máy móc,
công nghệ, tiềm năng nghiên cứu phát triển. Những yếu tố về thị trƣờng tiêu thụ: khả
năng về cạnh tranh và mở rộng thị trƣờng, yếu tố về con ngƣời: chất lƣợng ban lãnh
đạo, trình độ nghề nghiệp của công nhân, tình trạng tài chính của DN là yếu tố quan
trọng tác động đến kết quả kinh doanh của DN có những ảnh hƣởng đến lợi nhuận từ
cổ phiếu do đó có ảnh hƣởng đến biến động giá cổ phiếu của bản thân DN đó. Do đó,
khi đầu tƣ cổ phiếu nhà đầu tƣ cần quan tâm tìm hiểu và phân tích tác động của các yếu
tố tới cổ phiếu mình đang đầu tƣ, để đƣa ra các quyết định đầu tƣ thích hợp.

Các yếu tố vĩ mô tác động đến giá cổ phiếu bao gồm các yếu tố kinh tế vĩ mô,
các yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật. Các yếu tố về chính sách thuế của
Nhà nƣớc đối với thu nhập từ chứng khoán: Nếu mức thuế đánh vào thu nhập từ chứng
khoán cao (hoặc tăng lên) sẽ làm cho số ngƣời đầu tƣ giảm xuống vì mức thuế đánh
trên lợi nhuận cao khó thu hút đƣợc nhà đầu tƣ, từ đó làm cho giá chứng khoán giảm.
Những biến động về tình hình chính trị, xã hội, quân sự của quốc gia: Đây là những
yếu tố phi kinh tế có những ảnh hƣởng không nhỏ đến giá cổ phiếu trên thị trƣờng.
Các yếu tố kinh tế vĩ mô từ nền kinh tế đều có tác động đến TTCK. Các yếu tố
kinh tế vĩ mô nhƣ giá dầu, tăng trƣởng tín dụng, kim ngạch xuất nhập khẩu, lãi suất,
cung tiền, tỷ giá, GDP, lạm phát… đặc biệt có tác động đến giá cổ phiếu. Trên thế giới
có rất nhiều nhà nghiên cứu thực hiện việc nghiên cứu tác động của các yếu tố vĩ mô
đến giá chứng khoán và có những kết quả khác nhau đối với từng nền kinh tế. Mỗi kết


6
quả nghiên cứu giúp cho các cá nhân và tổ chức liên quan có nhận định về những yếu
tố tác động đến TTCK nhƣ thế nào và có giải pháp thích hợp trong chọn cổ phiếu đầu
tƣ. Từ những vấn đề tìm hiểu các yếu tố tác động trực tiếp cũng nhƣ gián tiếp, cấp vi
mô đến vĩ mô đối với TTCK cũng nhƣ giá cổ phiếu của từng công ty thì tác giả xin
đƣợc chọn phạm vi nghiên cứu là 5 yếu tố kinh tế vĩ mô là lạm phát, GDP, cung tiền, tỷ
giá, lãi suất để xem xét sự tác động của nó đến giá cổ phiếu nhƣ thế nào. Do hạn chế về
thời gian nghiên cứu cũng nhƣ việc tìm kiếm và thu thập số liệu nên luận văn sẽ nghiên
cứu 5 yếu tố kinh tế vĩ mô này.
1.3.1 Lạm phát
Lạm phát đƣợc hiểu là tốc độ gia tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ, sự gia tăng
giá cả trong nền kinh tế. Tuy nhiên các nhà kinh tế thích đo lƣờng bằng chỉ số cụ thể
hơn, đó là chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
CPI tính theo tỷ lệ phần trăm để phản ánh mức thay đổi tƣơng đối của giá tiêu
dùng theo thời gian. CPI là một chỉ tiêu tƣơng đối phản ánh xu thế và mức độ biến
động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cƣ và

các hộ gia đình. Bởi vậy, nó đƣợc dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt
theo thời gian. Khi CPI tăng nghĩa là mức giá trung bình tăng và ngƣợc lại. Chỉ số giá
tiêu dùng đo lƣờng mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một ngƣời tiêu
dùng điển hình mua. Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng ngƣời ta tính số bình quân gia
quyền theo công thức Laspeyres của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở:
CPIt =

Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ t
∗ 100%
Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở

CPI thể hiện sự thay đổi tính theo phần trăm của bình quân giá hàng tiêu dùng
qua một giai đoạn nhất định. Do không thể tính giá của tất cả hàng hóa trên thị trƣờng,
CPI đƣợc tính trên cơ sở bình quân gia quyền của tập hợp một số hàng hóa đại diện.
Lạm phát tăng thƣờng là dấu hiệu cho thấy, sự tăng trƣởng của nền kinh tế sẽ
không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của DN bị hạ thấp khiến


7
giá cổ phiếu giảm. Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ phiếu sẽ tăng giá
và ngƣợc lại.
Lạm phát là một trong những yếu tố vĩ mô quan trọng có tác động đến thị
trƣờng chứng khoán. Lạm phát ảnh hƣởng đến cung cầu về chứng khoán nhất là đối
với các chứng khoán có thu nhập cố định. Giá trị các khoản đầu tƣ về cổ phiếu luôn bị
ảnh hƣởng trực tiếp đối với những thay đổi của lạm phát. Đây là rủi ro khi đầu tƣ vào
cổ phiếu do ảnh hƣởng của yếu tố lạm phát, gây ảnh hƣởng tới giá cả của các cổ phiếu
niêm yết trên thị trƣờng.
Tác động của lạm phát ảnh hƣởng gián tiếp đến thị trƣờng chứng khoán thông
qua tác động đến tình hình sản xuất hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp nói chung
và các doanh nghiệp niêm yết nói riêng. Lạm phát tăng làm chi phí đầu vào của các

doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tăng. Do đó, làm cho lợi nhuận của các doanh
nghiệp giảm. Lợi nhuận kỳ vọng của các doanh nghiệp giảm, dẫn đến giá cổ phiếu của
doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán cũng bị suy giảm theo.
Lạm phát cũng tác động đến tâm lý của nhà đầu tƣ và giá trị của các khoản đầu
tƣ trên TTCK. Nếu lạm phát tăng cao chứng tỏ nền kinh tế bất ổn, nhà đầu tƣ sẽ mất
niềm tin vào thị trƣờng, từ đó tạo tâm lý lo sợ và mất niềm tin vào nền kinh tế. Họ sẽ
bán tháo cổ phiếu làm giá cổ phiếu giảm giá trị hơn so với lúc nền kinh tế khi lạm phát
chƣa tăng. Lúc này, TTCK trở nên kém hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tƣ. Vì vậy, giá của
cổ phiếu của các công ty cũng bị ảnh hƣởng.
Lạm phát tác động gián tiếp đến chỉ số giá chứng khoán thông qua lãi suất. Khi
lạm phát gia tăng để có thể kiềm chế lạm phát ổn định thị trƣờng, Chính phủ sẽ có
chính sách tiền tệ thích hợp nhƣ việc gia tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Việc gia
tăng lãi suất tác động đến nhà đầu tƣ khi họ tìm thấy kênh sinh lợi hơn TTCK nơi họ
đầu tƣ là cổ phiếu của các doanh nghiệp khi lợi nhuận kỳ vọng giảm do chi phí sản
xuất và lãi suất vay tăng cao. Họ bắt đầu chuyển sang nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn


8
nhƣ gửi tiền vào ngân hàng. Điều này làm cho cổ phiếu bớt tính hấp dẫn hơn, làm cho
giá cổ phiếu sụt giảm.
1.3.2 Tổng sản phẩm quốc nội
Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa tức tổng sản phẩm quốc
nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trƣờng của tất cả hàng
hóa và dịch vụ cuối cùng đƣợc sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất
định (thƣờng là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là một năm).
Giá cổ phiếu có xu hƣớng tăng khi nền kinh tế phát triển và giảm khi nền kinh tế
kém phát triển. Bởi khi đó, khả năng về kinh doanh có triển vọng tốt đẹp, nguồn lực tài
chính tăng lên, nhu cầu cho đầu tƣ lớn hơn nhiều so với nhu cầu tích luỹ và nhƣ vậy,
nhiều ngƣời sẽ đầu tƣ vào cổ phiếu. Tuy nhiên, không phải khi nền kinh tế tăng trƣởng
thì giá tất cả các cổ phiếu cũng tăng theo mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác

nhƣ tình hình sản xuất kinh doanh của từng ngành của từng công ty. Nhìn chung với
tốc độ tăng trƣởng kinh tế ổn định qua từng năm thì thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ hơn.
1.3.3 Cung tiền
Là khối lƣợng tiền cung ứng cho lƣu thông bao gồm các tài sản là tiền và các tài
sản khác đƣợc coi là tiền nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch và nhu cầu cất trữ giá trị của
các chủ thể phi ngân hàng.
Mức cung tiền, hay còn gọi là cung ứng tiền tệ hoặc cung tiền, là một khái niệm
kinh tế vĩ mô, để chỉ lƣợng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu
mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản...của các cá nhân (hộ gia đình) và doanh nghiệp (không
kể các tổ chức tín dụng).
Cung tiền là một trong những công cụ của Ngân hàng nhà nƣớc nhằm duy trì ổn
định của nền kinh tế, là yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả của chính sách tiền tệ.
Khi trong nền kinh tế có sự gia tăng cung tiền sẽ làm cho thanh khoản tăng lên
dẫn đến chỉ số giá chứng khoán cũng tăng lên. Lƣợng tiền trong nền kinh tế tăng thông
qua chính sách điều hành của Chính phủ là giảm lãi suất, khi lãi suất giảm, chi phí vay


9
vốn thấp, kích thích các doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất, nền kinh tế tăng trƣởng, giá cổ
phiếu cũng gia tăng. Tuy nhiên, việc tăng cung tiền vừa phải phù hợp sẽ kích thích nền
kinh tế, ngƣợc lại gia tăng cung tiền quá mức sẽ gây ra lạm phát, lạm phát tăng làm ảnh
hƣởng đến tình hình kinh tế khiến lãi suất phải gia tăng do đó ảnh hƣởng tiêu cực đến
TTCK.
1.3.4 Tỷ giá hối đoái
Các phƣơng tiện thanh toán quốc tế đƣợc mua và bán trên thị trƣờng hối đoái
bằng tiền tệ quốc gia của một nƣớc theo một giá cả nhất định. Vì vậy, giá cả của một
đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nƣớc kia gọi là tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái còn đƣợc định nghĩa ở một khía cạnh khác, đó là quan hệ so
sánh giữa hai tiền tệ của hai nƣớc với nhau theo tiêu chuẩn nào đó.
Việc so sánh hai đồng tiền với nhau đƣợc thực hiện bằng so sánh sức mua của

hai tiền tệ với nhau, gọi là ngang giá sức mua của tiền tệ.
Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa tiền của các quốc gia đƣợc quyết định bởi
cung và cầu ngoại tệ. Cung ngoại tệ là lƣợng ngoại tệ mà thị trƣờng muốn mua vào
bằng các đồng nội tệ. Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ sẽ làm cho giá ngoại tệ
giảm, tức tỷ giá hối đoái tăng. Ngƣợc lại, khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ giá
ngoại tệ sẽ tăng, tức tỷ giá giảm. Ở vị trí cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ xác định trạng
thái cân bằng không có áp lực làm cho tỷ giá thay đổi nhƣng thực tế thì tỷ giá hối đoái
luôn thay đổi. Sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái sẽ giúp xác định một đồng tiền lên giá
hay giảm giá (đồng tiền đó mạnh hơn hay yếu hơn).
Trƣờng hợp với các doanh nghiệp có xuất khẩu khi tỷ giá hối đoái tăng (đồng
nội tệ giảm giá) làm tiền nội tệ thu đƣợc nhiều hơn. Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ
tăng, khi tình hình hoạt động của doanh nghiệp phát triển thì thu hút các nhà đầu tƣ
hơn vào cổ phiếu của doanh nghiệp đó, làm cho giá cổ phiếu tăng lên. Ngƣợc lại, đối
với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá, nguyên vật liệu thì khi tỷ giá hối đoái gia
tăng sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp khi cần nhiều tiền nội tệ hơn để thanh toán chi


10
phí, do đó chi phí đầu vào tăng cao ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi
nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm, tình hình hoạt động của công ty xấu đi sẽ không hấp
dẫn đối với các nhà đầu tƣ làm cho giá cổ phiếu của doanh nghiệp này sẽ giảm.
Tỷ giá hối đoái có những ảnh hƣởng đến TTCK nếu có biến động tăng thì tăng
dòng chu chuyển vốn từ nƣớc ngoài vào thị trƣờng để đầu tƣ, kinh doanh chứng khoán
hƣởng lợi từ chênh lệch giá nhờ tỷ giá tăng. Nhƣng cũng chính tỷ giá tăng làm cho các
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chịu lỗ tỷ giá khi cùng một lƣợng nội tệ sẽ thu về ít ngoại tệ
hơn. Điều này gây ảnh hƣởng đến các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi tham gia vào TTCK
Việt Nam. Do đó, biến động của tỷ giá có tác động đến TTCK thông qua dòng chu
chuyển vốn từ nƣớc ngoài.
1.3.5 Lãi suất
Lãi suất là giá hay chi phí mà ngƣời vay phải trả để đƣợc sử dụng tiền không

thuộc sở hữu của họ và là lợi tức ngƣời cho vay có đƣợc đối với việc trì hoãn chi tiêu.
Lãi suất là công cụ điều tiết của chính phủ để ổn định nền kinh tế thông qua lãi
suất các chính sách tiền tệ đƣợc thực hiện. Vì vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế. Biến động của lãi suất sẽ có tác động đến giá cổ phiếu. Lãi suất giảm
thì giá cổ phiếu tăng và ngƣợc lại. Lãi suất giảm sẽ làm cho kênh đầu tƣ ngân hàng
kém hấp dẫn và do đó dòng tiền có xu hƣớng chảy đến kênh có tỷ suất sinh lợi cao
hơn, lãi suất giảm thì chi phí lãi vay và áp lực tài chính đối với doanh nghiệp sẽ giảm
đi, từ đó cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp. Lãi suất tăng làm tăng chi phí vay đối
với doanh nghiệp, điều này làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp nên tỷ lệ thanh toán
cổ tức sẽ thấp. Cổ tức từ cổ phiếu thƣờng sẽ tỏ ra không mấy cạnh tranh đối với nhà
đầu tƣ tìm lợi tức, sẽ làm họ chuyển hƣớng sang tìm nguồn thu nhập tốt hơn ở bất cứ
nơi nào có lãi suất cao. Do đó, lãi suất tăng sẽ làm giảm giá cổ phiếu.
Hơn nữa, lãi suất tăng còn gây tổn hại cho triển vọng phát triển của doanh
nghiệp vì nó khuyến khích doanh nghiệp giữ lại tiền nhàn rỗi, hơn là liều lĩnh dùng số
tiền đó mở rộng sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, lãi suất tăng sẽ dẫn đến giá cổ


11
phiếu giảm. Ngƣợc lại, lãi suất giảm có tác động tốt cho doanh nghiệp vì chi phí vay
giảm và giá cổ phiếu thƣờng tăng lên.
1.4

Sự cần thiết nghiên cứu tác động của các yếu tố vĩ mô đến biến động giá cổ
phiếu
1.4.1 Đối với nhà đầu tƣ
Các nhà đầu tƣ phải tìm hiểu kỹ các thông tin cũng nhƣ có những dự báo về các

yếu tố vĩ mô tác động đến chỉ số giá chứng khoán nói chung và giá cổ phiếu nói riêng
cho từng ngành. Từ đó có cái nhìn toàn diện hơn, lựa chọn đƣợc những công ty có khả
năng đem lại lợi nhuận đầu tƣ cao, so sánh mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố vĩ mô đến

từng ngành và có lựa chọn hợp lý cơ cấu danh mục đầu tƣ khi muốn đa dạng hoá các
công ty chọn lựa đầu tƣ. Các nhà đầu tƣ cũng cần tìm hiểu xem nhóm nhân tố nào có
tác động mạnh nhất đối với giá cổ phiếu của từng ngành.
Đối với các nhà đầu tƣ chứng khoán cần phải tìm hiểu rõ những thông tin, tránh
trƣờng hợp thông tin bất lợi gây tâm lý ảnh hƣởng kết quả đầu tƣ. Dự báo các biến kinh
tế vĩ mô trƣớc khi quyết định đầu tƣ.
1.4.2 Đối với chính phủ
Nâng cao công tác chất lƣợng dự báo và phân tích diễn biến của TTCK, dự báo
các diễn biến của các chỉ số vĩ mô, các chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá trong
nƣớc và tình hình quốc tế để có giải pháp thích hợp tránh bị ảnh hƣởng đến nền kinh tế.
TTCK là phƣơng tiện giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế tài chính ổn
định vĩ mô nền kinh tế.
Một trong những chính sách quan trọng của Chính phủ trong việc ổn định và
phát triển TTCK là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Hai chính sách này có
mối quan hệ mật thiết với nhau và cùng tác động đến nền kinh tế. Do đó, chính phủ cần
phối hợp hai chính sách này một cách thống nhất và hiệu quả hơn, từ đó phát huy hết
tác dụng ổn định tiền tệ của chính sách tiền tệ, phân bổ nguồn lực một cách hợp lý của
chính sách tài khoá. Việc điều hành chính sách tiền tệ theo hƣớng nới lỏng hay thắt


12
chặt đều ảnh hƣởng không nhỏ đến tính thanh khoản của TTCK. Do đó, chính phủ cần
có chính sách hợp lý khéo léo để có thể điều tiết hạn chế tác động mạnh đến TTCK.
1.4.3 Đối với thị trƣờng
TTCK là kênh huy động vốn trung và dài hạn của nền kinh tế hoạt động mua
bán chứng khoán diễn ra sôi động trên thị trƣờng, chịu ảnh hƣởng nhiều từ các thông
tin kinh tế vĩ mô. Do đó, việc nghiên cứu tác động của các yếu tố vĩ mô đến TTCK là
vấn đề cần thiết nhằm tăng cƣờng và củng cố thông tin giúp ổn định thị trƣờng.
TTCK ổn định giúp nền kinh tế huy động vốn từ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, gia
tăng sức hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Thông qua TTCK mà nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có

những nhận định về nền kinh tế Việt Nam. Có sự tham gia của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
cung cấp lƣợng vốn lớn cho nền kinh tế, tăng tính thanh khoản của thị trƣờng.
Nghiên cứu tác động của các yếu tố vĩ mô đến giá cổ phiếu giúp các công ty có
chiến lƣợc hợp lý trong đầu tƣ, và có biện pháp giảm thiểu ảnh hƣởng của các yếu tố vĩ
mô đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty mình.
1.5

Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây về tác động của các yếu tố vĩ mô lên
giá chứng khoán
Có rất nhiều các nghiên cứu trƣớc đây nhằm xác định các yếu tố tác động đến

giá chứng khoán. Tuy nhiên, tuỳ vào mỗi quốc gia khác nhau thì có nhiều yếu tố khác
nhau tác động đến giá chứng khoán. Vì vậy, rất khó để có thể liệt kê tất các các yếu tố.
Sau đây là một số các nghiên cứu tiêu biểu tác động lên giá chứng khoán của các nhà
nghiên cứu trên thế giới và các nghiên cứu tại thị trƣờng Việt Nam.
1.5.1 Các nghiên cứu trên thế giới về sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ
mô đến giá chứng khoán
Trên thế giới có rất nhiều các nghiên cứu về ảnh hƣởng các yếu tố vĩ mô đến chỉ
số giá chứng khoán. Sau đây là một vài nghiên cứu của các tác giả trên thế giới đã thực
hiện ở nhiều quốc gia khác nhau:


13
Islam, Watanapalachaikul và Billington (2003) thực hiện nghiên cứu trên TTCK
Thái Lan có kết quả là có mối tƣơng quan trong dài hạn giữa chỉ số giá chứng khoán và
lạm phát. Ratanapakorn và Sharma (2007) thực hiện nghiên cứu nhằm tìm ra mối quan
hệ giữa lạm phát và giá chứng khoán, kết quả nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ tích
cực giữa giá chứng khoán và lạm phát. Humpe và Macmillan (2009) đƣa kết quả
nghiên cứu là có tác động ngƣợc chiều của lạm phát đến giá cổ phiếu.
Fama (1981) đã kiểm tra mối quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc gia và giá chứng

khoán và cho thấy rằng có mối quan hệ mạnh mẽ giữa giá cổ phiếu và tổng sản phẩm
quốc gia. Humpe và Macmillan (2009) khám phá mối quan hệ tích cực trong dài hạn
giữa giá cổ phiếu và chỉ số giá sản xuất công nghiệp Mỹ. Theo nghiên cứu của Nishat
và Shaheen (2004) kiểm tra mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến kinh tế vĩ mô và
chỉ số giá chứng khoán tại Pakistan từ năm 1973 đến năm 2004. Kết quả cho thấy có
mối quan hệ tích cực nhất trong các biến vĩ mô là chỉ số sản xuất công nghiệp với chỉ
số giá chứng khoán.
Fama (1981) nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và chỉ số giá chứng
khoán ở thị trƣờng mới nổi Sri Lanka thấy rằng tỷ giá hối đoái và chỉ số giá chứng
khoán có mối quan hệ ngƣợc chiều. Abdulrasheed Zubair (2013) nghiên cứu mối quan
hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán tại Nigeria từ 2001 – 2011, kết quả nghiên
cứu này không tồn tại mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán tại Nigeria
trong giai đoạn này.
Các mối quan hệ giữa cung tiền và giá cổ phiếu đã đƣợc thử nghiệm rộng rãi
cho nhiều nền kinh tế. Ratanapakorn và Sharma (2007) khám phá mối quan hệ tích cực
giữa giá cổ phiếu và cung tiền ở Mỹ. Trong khi, Humpe và Macmillan (2009) tìm thấy
tác động tiêu cực của cung tiền trên chỉ số giá chứng khoán tại Nhật Bản.
Lena Shiblee (2009) nghiên cứu ảnh hƣởng của 4 yếu tố kinh tế là lạm phát,
GDP, tỷ lệ thất nghiệp và cung tiền đến giá cổ phiếu của 10 công ty lựa chọn. Nghiên
cứu này nhằm mục tiêu xem xét mối quan hệ giữa giá cổ phiếu của 10 công ty và các


×