Tải bản đầy đủ (.pdf) (390 trang)

Những điều chưa biết về nhật ký trong tù

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.31 MB, 390 trang )

HŨÀNG ŨUẢNG UYÊN


HOÀIIG Q IIÍIIG

V?;

í

1

UVẼn

~

...

H H ữ n e Đ I Ề U ỊC H Ư A B I Ế T


\

:-i-.5.





/n
l ê


/

> “

^

Yi

i

llì 10iỉ lỉl Illll BIÊfl

.1 • ■ .<
,


\ D

^

\ j r c )

Y ?

PHAN I

IIHẬĨ KÝ ĨROItG ĩù SỐ PHện & LỊCH sử


NHỮNG GIẤC Mơ

VỀ MỘT THỜI CHƯA XA

Cảm

hứng ngược dòng sứ

Tôi đã lại trở về từ chính nơi mình ra đi cùng với những
giấc mơ về văn chương, ẩn mình trong vùng lặng của th ế giới
thông tin, kỹ thuật số, thay đổi nhanh đến từng giây, ở cái
vùng lặng ấy, ít giao lưu, ít báo chí, không Internet, tôi muốn
tĩnh tại, trong cuộc sống bình lặng bớt lang thng phiêu bạt,
vẫn tự nhủ mình như thế. Ây vậy mà, vào một ngày kia, cái
thông tin về bản gốc

Ngục trung n h ật k ý “lưu lạ c ”

nào đó trên m ảnh đất Cao Bằng cách mạng, gây trong tôi nỗi
ám ảnh lớn. Đó là thông tin từ bài báo của anh Hoàng Cao
Thắng, Bí thư Huyện ủy huyện Trà Lĩnh, “kể lạ i” nội dung
bài báo của nhà báo Hồng Khanh in trên báo N hân dân : Bản
thảo gốc N gục trung n h ật k ỷ Bác Hồ viết từ năm 1943 bị “thất
7


Những điều chưa biết về n i l I f TROIS là
lạ c ” ở Cao Bằng, đến năm 1955 mới “tìm thấy”, trở về với
B ác Hồ. Đó là một “sự k iện ”, xét ra cũng rất bình thường
trong đời sống đầy biến động, nhưng x é t theo góc độ lịch sử,
đó là sự kiện đáng để tâm, vì làm rõ được “ngọn ngành” sẽ
có nhiều điều thú vị. Lịch sử cách m ạng giai đoạn tiền khởi

nghĩa ở Cao Bằng sẽ được bổ sung thêm những chi tiết xác
thực, có giá trị và cao hơn hết là giá trị của sự chân thực như
nó vốn tồn tại. Anh Hoàng Cao Thắng cũng như nhà báo
Hồng Khanh, “muôh” tỉnh Cao Bằng, V iện Văn học, Sở Văn
hóa-Thông tin (cũ), Bảo tàng Hồ Chí M inh.... đi tìm người đã
có công giữ gìn nguyên bản gốc

trung n h ậ t kỷ.

Nguồn thông tin bất ngờ đó lại một lần nữa khuấy động
tâm trí tôi ở vào thời kỳ muốn có sự tình lặng nhất trong thời
cuộc và kéo tôi đi theo một hành trình “tìm kiếm ” có thể rất
vô vọng, mơ hồ pha chút “điều tra”, “khám phá” của nhũng
người làm công việc hình sự.
Không ai phân công một người viết báo, viết vãn tự do
như tôi đi làm cái việc ấy, bởi còn bao nhiêu cơ quan, bao
nhiêu người có ừọng trách cao để làm cái việc bảo rằng quan
trọng thì quan họng, bảo rằng không quan trọng thì không quan
trọng. Bởi th ế mà nhiều người khi biết tôi “tự đi làm ” đã tỏ ra
nghi ngại. Nhưng có sao! Việc mình, m ình biết cứ gì phải cho
mọi người hiểu, mọi người thông cảm , mới làm!
Nơi đầu tiên tôi đến là Ban quản lý Di tích Hồ Chí Minh
tỉnh Cao Bằng để “khai thác thông tin ” và “gạ gẫm” cùng “đi
tìm ”. Là chỗ bạn bè thân quen nên những người trong ban
quản lý chẳng ngần ngại gì khi cung cấp thông tin, nhưng
những thông tin mà tôi nhận được nói chung là mù mờ. Còn

8



ROỈHGQUẩtlG
cái việc “cùng đi” thì chẳng mấy ai mặn mà! “Khó! Khó lắm!
Cực khó!”. T h ế thì thôi, còn mong ngóng gì nữa!.
Tôi bèn đổi “chiến thuật”. Thay vì đi tìm từ gốc (ở Cao
Bằng), tôi lại đi từ ngọn trở xuống: Tìm kiếm ở Hà Nội vào
thời điểm giữa năm 1955 - năm mà Vãn phòng Chính phủ
nhận được “công văn” từ Cao Bằng gửi xuống (theo như lời
thuật lại của ông Tạ Quang Chiến trong bài báo của ông Hồng
Khanh). Giữa tháng 6-2003, tôi xuống Hà Nội, đầu tiên tôi đến
báo N hân dân tìm ông Hồng Khanh. Ông Hồng Khanh đã nghỉ
hưu, nhưng rất may, ông thường trực của báo N hân dân chỉ
cho tôi chỗ ở và cung cấp số điện thoại của ông Hồng Khanh.
Tôi đến khu tập thể Văn Chương, gặp ông Hồng Khanh trên
một gác nhỏ. Ông người thấp, hiền từ, nhanh nhẹn, say công
việc (viết báo). Ông rất phấn khởi vì bỗng dưng lại gặp một
người có cùng “chí hướng”, tuy nhiên ông cũng không cung
cấp thêm được thông tin nào, ngoài những điều đã viết trong
bài báo. Ông cho tôi địa chỉ của ông Tạ Quang Chiến. Tôi bèn
đến gặp ông Chiến ở 149B - Nguyễn Thái Học. Ông Chiến là
người quắc thước, khỏe mạnh, còn rất minh mẫn. Ông cũng
chỉ nói lại những câu đã được ông Hồng Khanh in trên báo.
Ông Chiến khuyên tôi nên về tìm ở Cao Bằng, xem có gia đình
nào còn giữ được thư khen của Bác Hồ (nếu có) về việc lưu
giừ bản thảo gốc Ngục trung nhật ký, mà ông cho đó là vật gia
bảo! Lơi khuyên này cũng có lý, nhưng cũng mông lung lắm.
Vì rằng thời gian đã lâu và vùng biên giới h ả i qua sự biến
1979, tài liệu, giấy tơ cá nhân và cơ quan đã mất gần hết.
Tôi đến Viện Văn học ở 20 Lý Thái Tổ để “hỏi tình hình”,
tiến sĩ Nguyễn Hữu Sơn, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên...
những ngươi bạn cũ, ít nhiều “liên quan” tới việc nghiên cứu

9


Những diều chưa biết v ề l l ị l I! ĨIOIG m
Ngục trung n h ật ký. Các anh cung cấp cho tôi một hướng tìm
từ các thông tin đã đăng ừên sách báo từ năm 1946 đến nay
để từ đó lần ra đầu mối! Quả là một công việc tỷ mẩn và quá
mất thì giờ đối với những người hầu như chỉ có “tư duy sáng
tác” mà không có “tư duy nghiên cứu” như tôi. Tiến sĩ Nguyễn
Hữu Sơn đưa cho tôi T ạp

c h í Văn h ọ c số 8-2

giáo sư Phong Lê, “nói” về hành trình nguyên tác Ngục trung
n h ật ký. Tôi đọc ngay mà chẳng có thêm thông tin gì mới.
Chán nản vì công việc không tiến h iển trong cái nắng
quái đản của đất ừời Hà Nội, tôi mang theo nỗi thất vọng trở
về Cao Bằng. Trên đường về, tôi ghé chơi người bạn văn cùng
quê, hiện là cán bộ giảng dạy ở Trường Đại học Sư phạm T hái
Nguyên - Tiến sĩ Ngô Gia Võ. Lại có dịp đọc thơ, đàm đạo văn
chương. Trong lúc cao hứng, tôi kể về việc đi tìm nguyên tác
Ngục trung n h ật k ý đang ỏ đoạn ngõ cụt, Ngô Gia Võ hai tay vỗ
mạnh vào nhau, nhìn tôi phán bảo: “Anh chỉ được cái việc đi
sau người ta. Mọi việc xong hết rồi. Bài in trên báo đã mấy
năm mà chả chịu đọc. Cái việc của anh là viết văn, còn việc
này là dành cho cánh nghiên cứu. Mà người ta đã làm hết rồi”.
Tôi nghi ngờ vì lúc ấy “vãn cảnh” đã nặng mùi bia. Thấy tôi
bần thần, Ngô Gia Võ an ủi: “Em sẽ tìm gửi anh một bản, để
anh khỏi phải suy nghĩ mệt óc”.
Nửa tháng sau, không ngờ Ngô Gia Võ cho người mang đến

tận tay tôi ỏ Cao Bằng bài báo mà Võ nói là “in từ mấy năm
trước”. Ấy là bài: Nhũng điều ta chưa biết về Nhật k ý trong tù
của ông Trần Đắc Thọ in trên Tạp chí Hán Nôm số 1 (46) - 2001.
Đọc kỹ thì thấy bài của ông Thọ chỉ là phần cuối nối tiếp bài của
ông Hồng Khanh. Ông Thọ kể, từ khi bản thảo gốc từ Cao Bàng
gửi về, được đưa vào phòng lưu trữ Trung ương Đảng, mãi tới đầu
10


năm 1959, ông Phạm Văn Bình - Trưởng Ban Giáo vụ Trường
Đảng Nguyễn Ái Quốc tình cờ phát hiện, đem về dịch, rồi trình
đồng chí Trường Chinh, đồng chí Tố Hữu, thành lập ban dịch
thuật tại Viện Văn học. Tháng 5-1960 bản dịch ra chữ Quốc ngữ
Ngục trung nhật k ý với tên gọi N hật k ý ừong

được in ra nhiều

vạn bản. Ngục trung nhật k ý “ra mắt công chúng” bắt đầu từ đó.
Như vậy là với việc chưa tìm ra người lưu giữ bản gốc
Ngục trung n h ật k ý từ nãm 1943, thì nay lại nảy thêm một việc
mới là sự “phát hiện lại” với một nhân vật có tên là Phạm Văn
Bình, câu chuyện đã có sự nối kết lại quãng thời gian 17 năm
(từ 1943 đến 1960) Ngục trung n hật k ý “lưu lạc”. Nhiệm vụ tìm
kiếm càng thêm nặng nề, đồng thời với việc tìm kiếm người
lưu giữ bản gốc là việc tìm hiểu độ chính xác bài báo của ông
Trần Đắc Thọ. Lại có thêm những giấc mơ về thời những năm
đầu khi hòa bình mới lập lại, miền Bắc bắt đầu tiến hành xây
dựng xã hội chủ nghĩa, một thời mà mọi điều đều mới.
Ngày n ày qua ngày k h ác, những g iấc mơ về N gụ c
trung n h ậ t k ý trở đi, trở lại trong tôi, những giấc mơ bao

giờ cũng hướng vào ngõ cụt, tuy th ế vẫn tạo cho tôi cảm
hứng ngược dòng lịch sử, tìm về những vùng đất cũ, lần
lạ i những sự v iệ c , những sự tích đã đi qua hơn nửa th ế
kỷ. Có những sự v iệc xảy ra, khi m ình chưa h iển h iệ n
trê n cõi đời n ày. Khi đột n h iên “b ậ p ” vào một vấn đề
m ông lung như th ế , tôi tự ngẫm lạ i, h óa ra m ình chưa
h iể u gì về cá i thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc. M ột
giai đoạn d ài B á c Hồ gắn bó với con người, m ảnh đâ't Cao
B ằn g- một giai đoạn quan trọng trong sự nghiệp cá ch
m ạng của B ác Hồ, có th ể xem là giai đoạn đầu “thực sự
khở i n g h iệp ” củ a B ác Hồ. Để bổ sung cho những th iếu


Những diều chưa biết về n i l IT n o n lù
hụt đó, tô i tìm tà i liệ u lịch sử đã được in th àn h s á c h và
cả những tà i liệ u chưa in th àn h sá ch . Vừa để “bổ tú c ”,
vừa soi xem có chút ảnh sáng nào ch ợ t ló e lên trong chốn
mông lung, tăm tôi ấy. T ài liệu , sá ch vở thì không thiếu,
nhưng ch ọ n lọ c tà i liệ u như th ế n ào m ới là đ iều

quan

trọng. Tôi đã đọc lại nhiều cuốn lịch sử Đảng bộ địa phương
(tỉnh Cao Bằng, huyện Hà Quảng...) và những cuốn h ồi ký
cách mạng m à những đồng chí cán bộ đã có thời kỳ cùng
làm việc với B ác, đã được gặp B ác kể lại. T ài liệu ghi rõ:
B ác Hồ trở về nước sau khi thoát khỏi nhà tù Tưởng Giới
T h ạch vào ngày 20-9-1944. Như th ế là B ác đã ở lạ i Trung
Quốc đúng một năm. Sau khi ra tù (10-9-1943), B ác không
về Pác Bó như lần đầu mà đến ở vùng Nà Sác, một x ã khi

đó được gọi là xã hoàn toàn (toàn xã là V iệt Minh) - Nà S á c
nằm liền kề với Pác Bó, thời kỳ ấy địch tiến hành khủng bố
trắng, nhân dân “tan tá c”, dân vùng Pác Bó dạt sang Lũng
Ỷ , Lũng Cát - cả gia đình ông Dương Văn Đình (người anh
em kết nghĩa với B ác Hồ) cũng sơ tán về đấy. Tôi đã đôi
lần đến Nà S á c, hướng về Lũng Ỷ , Lũng Cát, nhưng những
lần ấy giống như là những lần đi xem đất, không kết quả gì.

Từ một chi tiết nhỏ như... sợi tóc
Trong những bài hồi ký cách mạng đọc được, tôi đặc biệt
chú ý tới bài: “Bác lại về Lam Sơn” của ông Hoàng Đức Triều
(In trong cuốn B á c H ồ về nước - Hội Văn nghệ Cao Bằng xuất
bản). Hồi ký kể lại khoảng thời gian ngắn Bác Hồ “dừng lại” ở
Lam Sơn trên đường Nam tiến (từ Pác Bó tới Tân Trào). Bác Hồ

12


loins Mils utEb
- Nhà thơ Hồ Chí Minh, trong những giờ phút nghỉ ngơi hiếm
hoi, trong khí thế cách mạng dâng cao đã đàm đạo thơ với các
đồng chí của mình (trong đó có ông Hoàng Đức Triều). Các bài
thơ, chủ đề thơ được nhắc tới, bàn luận tới là các bài thơ vịnh
Cao Bằng, bài thơ về Nùng Chí Cao, bài Thanh m inh của Đỗ
Mục (trong tập Ngục trung n h ật k ý cũng có bài Thanh m inh
tương tự) và đặc biệt là bài c ả m tưởng đ ọ c Thiên gia

chép

bong quyển sổ tay giấy mềm... Bài hồi ký (nhất là đoạn bàn về

thơ) đã hé lộ nhiều điều nếu ta thực sự nghiền ngẫm, mổ xẻ,
phân tích: Thứ nhất, ông Hoàng Đức Triều là người được Bác
Hồ tin cẩn trao đổi những “tâm sự thơ”. Thứ hai, “Quyển sổ tay
giấy m ềm ” đứng là quyển Ngục trung n hật k ý vì Bác Hồ chỉ có
độc nhất một quyển sổ chép thơ. Thứ ba, đến tận lúc này Ngục
trung n hật k ỷ vẫn là vật “bất ly thân” của Bác, cùng Bác đến
Lam Sơn. (Ở đây tôi trình bày rạch ròi được như vậy là sau thơi
gian dài tìm hiểu, suy ngẫm. Chứ lúc đầu cũng chỉ lơ mơ nhận
ra thôi). Cảm giác của tôi khi “phát hiện” ra vẩn đề này là sung
sướng như sắp chạm tới vấn đề bấy lâu nay mình dày công tìm
kiếm một kết quả ngoài sức tưởng tượng, đạt được một cách quá
dễ dàng, nhưng sự thận trọng của một “vấn đề lớn” không thể
tin tưởng một cách “ngây thơ” (nếu không muốn nói là hồ đồ!).
Do vậy sự hồ nghi vẫn luôn thương trực trong tôi. Rất muốn tín
m à lại không dám tin. Lập luận như thế nào đây để kết luận
một vấn đề lớn, chỉ dựa vào một chi tiết nhỏ như... sợi tóc (tôi
muốn so sánh với công việc phá án của bên hình sự). Tôi đã
đem những suy nghĩ này trao đổi với bạn bè. Đa số cũng hồ
nghi như vậy. “Có thật thế không? c ẩ n thận đấy!”.
Rõ ràng là phải cẩn thận rồi vì đây là một vấn đề lớn
chứ không phải chuyện đùa, vấn đề liên quan đến sự thật lịch
13


Những điều chưa biết về l l ị l I f IIOIS l i
sử, liên quan tới một tác phẩm thơ vĩ đại của Bác Hồ, một vấn
đề có thể làm thay đổi mọi suy nghĩ đã có từ trước và xa hơn
là để thấy một phần chân dung của B ác Hồ, một con người
giản dị, chân thực như... chính B ác Hồ!
Dẫu chita có một kết luận được công nhận, nhưng bài hồi

ký của ông Hoàng Đức Triều đã có định hướng cho sự tìm kiếm.
Bây giơ phạm vi tìm kiếm đã chuyển tới vùng đất Lam Sơn, “khu
trú” toong một vùng đất hẹp. v ấ n đề là từ một vấn đề nhỏ
như...sợi tóc làm sao chứiig minh được ràng Bác Hồ đã gửi Nhật
k ỷ trong tù cho ông Hoàng Đức Triều ở trên lán Pác Tẻng, sau đó
đến năm 1955 (mười năm sau) Bác Hồ mới được nhận lại. Tôi đã
đến Lam Sơn “khảo sát” nhiều lần, gặp nhà thơ Hoàng Triều Ân
(là con trai thứ ba của ông Hoàng Đức Triều). Rồi tìm gặp cả ông
Hoàng Tuấn Nam (anh trai của ông Hoàng Triều Ân). Các ông đã
cung cấp thêm một số chi tiết Ông Hoàng Triều Ân khẳng định
thời gian Bác đến Lam Sơn đàm đạo thơ vớỉ ông Hoàng Đứt Triều,
đọc, bình giảng một số bài thơ toong quyển sổ tay giấy mềm, rồi
“để quên” nơi Bác ở (lán sơ tán Pác Tẻng). Ồng Hoàng Triều Ân
đã dẫn tôi lên hang Ngườm Bốc, ra mỏ nước đầu nguồn, lên hang
Pác Tẻng, gặp một số nhân chứng... Sau nhữtig lần “khảo sát” đó,
những chứng cứ, những luận chứng để “chứng minh” càng rõ dần
ra, nhưng tôi vẫn chưa thật sự thỏa mãn. Quả thật, ở dơi nhiều khi
chỉ một lần, một việc làm không mấy đẹp đẽ, có sự khuất tất đã
đánh rơi mất niềm tin nơi mọi người mà rồi sau này dù chuyện có
thật mười mươi người ta đã chẳng buồn tin. Trong việc này “cái
sự ’ ấy nó cứ lởn vởn, ám ảnh tôi một thơi gian lâu, không tài nào
dứt ra được. Nhưng sự thực vẫn là sự thực, tôi tin vào những điều
mình phát hiện, cũng như tin một cách có cơ sở khoa học để chứng
minh tính đúng đắn cửa một vấh đề. Sự “chậm trễ" đó đã kéo dài
14


lotie

mn IITỈI


tới tháng 3 - 2004 tôi mới viết xong phần I và n bài Nhật k ý trong
tù -

s ố p h ậ n và lịch sử (phần nói về Ngục trung nhật k ý lưu lạc tìí

1945 tới khi được trả về cho Bác Hồ năm 1955). Tôi xuống Hà Nội
“nộp bài” cho báo L ao động, đồng theft tìm tư liệu để bổ sung hoàn
chỉnh phần m (giai đoạn từ năm 1955 đến 1960). Tôi đề nghị tòa
soạn, khi nào tôi viết xong phần ni báo sẽ đăng một thể cho bền
mạch, nhưng báo L ao động đã liu ái đăng sớm phần I, phần n còn
phần m mãi gần một tháng sau mới in (điều dễ hiểu là đầu đề phải
sửa thành: Trở lại s ố p h ận “Nhật k ý trong

0- Tuy “cách quãng”

như thế, nhưng những ai “kiên nhẫn” theo dồi thì vẫn thấy sự bền
mạch của bài viết (cũng chính vì vậy mà tôi đưa in trong sách này
bản thảo chứ không phải bài in trên báo đã được biên tập - sự
biên tập không làm khác đi bao nhiêu “tinh thần” cửa bài viết).
ở đây, tôi muốn nói một điều lằng, bài của tôi có lẽ thích hợp
hơn cho những báo chuyên về văn nghệ (như Tuần báo Văn nghệ
của Hội Nhà văn chẳng hạn). Tôi không chắc Văn nghệ đã in bài
của tôi, còn tô Lao động là tờ mà tôi đã có sự gắn bó trong vài năm
trở lại đây ờ mục “Phóng sự ’ - thể loại có uy tín trong làng báo. Và
với sự “quảng đại” của báo Lao động sẽ cho phép nhiều nguÊft “biết”
việc này hơn. Tuy nhiên, đăng ở Lao động, nhiều đoạn “văn” “nói
thêm” “tán ngang”... đều sẽ bị “phăng” đi cả (do tính chất của tờ
báo chứ chẳng có ý gì). Và quả thực khi báo in đã “phăng” của tôi
đi khá nhiều. Vậy đấy, làm sao cầu toàn được trong mọi vấn đề!.

Trước ngày xuống Hà Nội, tôi đã “cầu viện” tới một số cơ
quan ở Cao Bằng, mong nhận được sự giúp đỡ, ít nhất là cấp
cho tôi một vài giấy giới thiệu để tôi vào những nơi có thể tìm
được tài liệu, nhưng tất cả chẳng giúp được gì!
Xuống Hà Nội tôi đến Hội Nhà vãn Việt Nam, “trình bày

15


Những điều chưa biết về l l ỉ ĩ IT IIOIE ĩù
hoàn cảnh”. Văn phòng hội cấp ngay cho tôi đủ “cơ số ” giấy
giới thiệu cần thiết để tôi đi “thực tế sáng tá c” (nên coi việc
đi tìm là những chuyến đi thực tế cho có cảm xúc vãn chương).
Đầu tiên tôi đến Vụ tổ chức cán bộ Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh để “tìm ” ông Phạm Vàn Bình. Rất may Vụ trưởng
Vụ tổ chức cán bộ là bạn của Chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Cao
Bằng, gặp “bạn của bạn ” nên đã nhiệt tình, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi làm việc. Trong hồ sơ lưu tại Vụ tổ chức của
ông Phạm Văn Bình, không có một chữ nào, một dòng nào liên
quan hay hé mở đến việc ông Bình dịch

trung n h ậ t kỷ.

Tìm hỏi các “nhân chứng” cũng không thêm được thông tin gì,
ngay cả nhà con cái của ông ở đâu, cũng không ai biết rõ. Kết
quả sau mấy ngày “nghiên cứu” tư liệu ở Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh chỉ là một đoạn “trích ngang lý lịc h ”
mà tôi đã in trong phần III bài viết kể ở trên. “Xong” công
việc ở Học viện, tôi lạ i đến nhà ông Trần Đắc Thọ với mục
đích chính là “hối thú c” ông tìm lại cái băng ghi âm mà ông

đã thực hiện với các ông Phạm Văn Bình, Hồ V iết Thắng,
ồng Vũ Kỳ, nhà thơ T ố Hữu... Cũng như lần trước, ông m ệt
mỏi bảo: “Không b iết lẫn đi đầu rồ i!”. “Vật chứng” có giá trị
nhất xem chừng không bao giờ tìm thấy (hay là không có?).
Trong bài viết của ông Trần Đắc Thọ có chi tiết nói là, khi
dịch xong N gục trung n h ậ t k ý ông Bình đem đến V iện V ăn
học nộp một bản. Tôi dựa vào chi tiết này mà đến V iện Văn
học tìm xem, có tài liệu nào liên quan đến “chi tiết đắt g iá ”
này không. Rất may, hôm tôi đến Viện Văn h ọc gặp được
giáo sư Huệ Chi, tiến sĩ Đặng Thị Hảo. Họ đã cho tôi xem
thoải mái hai cặp tài liệu liên quan đến việc dịch N gục trung
n h ậ t kỷ. Tôi đã tìm thấy quyển vở chép tay bản dịch N gục
trung n h ậ t k ý của Văn Trực và Văn Phụng. Đó chính là bằng
1B


noềne QUÀRG ŨYÊII

chứng khẳng định chuyện ông Phạm Văn Bình (bút danh Vãn
Trực) dịch Ngục trung nhật ký là có thật. Tôi phỏng vấn ông
Huệ Chi thêm “dăm câu, ba điều”. Ông Huệ Chi khẳng định
ông Phạm Văn Bình là người tham gia dịch

trung n h ật

ký. Với những chứng cứ và tài liệu thu thập được, tôi đã hoàn
thành phần III bài viết rất nhanh, đem nộp cho báo L ao đ ộn g
rồi “vui v ẻ” về núi với cảm giác là mình đã làm được một
việc gì đấy có ích, tuy rất nhỏ. (Phần III, được in vào ngày 014-2004, sau phần I và phần n gần một tháng).
v ề Cao Bằng, tôi đưa bản thảo cho báo Cao Bằng. Báo Cao

Bằng in nguyên văn ữong 3 số báo hên tiếp. Báo in rồi, cũng chẳng
có ai “phản hồi”, ngoài nhữtig thắc mắc “vụn vặt”: Tại sao ở trang
bìa bản thảo ghi năm sáng tác là 1932-1933 mà báo lại viết là 19421943? Tập thơ có 113 bài hay 133 bài? Những điều thắc mắc ấy tôi
đã trả lcổ bạn đọc trên báo.

Tôikhông

tin...

Cứ ngỡ, mọi việc tôi nêu trên báo cũng sẽ “chìm đi” trong
cuộc sống đang chuyển động “ầm ào”, ai còn có thì giờ, công
sức để nghiên cứu, tìm tòi, ha cứu tài liệu để rồi “tranh luận”.
Lâu dần, tôi nghĩ những điều tôi đã trình bày tuy chưa thật sự
“tâm phục, khẩu phục”, thì cũng khó có thể bác bỏ và mình đã
làm được việc là “đặt vấn đề”, còn việc “giải quyết vấn đề” một
cách trọn vẹn là công việc còn phải tiếp tục dài dài, công việc
của nhiều người, nhiều ngành. Tôi tạm dừng công việc để
chuyển sang một phần khác cũng thuộc về

k ý trong tu, lần

này không phải đi tìm “hành trình lưu lạc” nữa mà là phân tích
17


Những điều chưa biết về HHẬĨIỸ ĨR0H6 Tù
thơ N hật k ý trong tù trên bản dịch, đặt những bài thơ - nhật ký
toong dòng chảy lịch sử của cuộc cách mạng ở vào giai đoạn
Bác Hồ bị bọn Tưởng giam cầm, đầy ải toong các nhà tù - nghĩa
là nghiên cứu văn bản thơ với tư cách đó là những toang nhật

ký (về đề tài này đã có luận án tiến sĩ của chị Vũ Thị Kim
Xuyến- một luận án được đánh giá tốt mà tôi chưa được đọc),
vẫn là nghiên cứu thơ trên văn bản nhưng là từ một hướng tiếp
cận mới: Thơ - Lịch sử - Con ngươi toong mối tương đồng.
Cuối tháng 4-2004 tôi bất c hợt nhận được một cú điện
thoại của Đài truyền hình V iệt Nam đề nghị tôi giúp đỡ thực
hiện một chương trình truyền hình về N h ậ t k ý trong tù từ
những bài báo của tôi đã in trên báo L ao động. Tôi sốt sắng
nhận lời. Đoàn làm phim lên Cao Bằng có mời tôi ra nhà nghỉ
để trao đổi, đạo diễn chương trình đưa tôi một đề cương sơ
lược để tôi góp ý. Tôi thành thực bảo rằng: Làm chương trình
này không thể vội vã như thế được. Chỉ quay ở Cao Bằng một
ngày với bao nhiêu cảnh quay như thế làm sao “kỹ” được. Tôi
cùng đạo diễn nhẩm tính, nếu làm cật lực thì may ra hai ngày
mới “tàm tạm ”. Thống nhất với nhau như thế, tôi dẹp việc
riêng của mình để nhập cuộc cùng đoàn làm phim. Trở về
nhà đã khuya, vừa ngả lưng, thì chuông điện thoại chợt réo,
đạo diễn thông báo: “sếp” đài vẫn quyết làm theo nội dung
của nhà đài, quay một ngày ở Cao Bằng, phải về ngay. Tôi
bảo, đó là tùy quyết định của đài, nhưng làm theo kiểu quá
“mì ăn liền ” thì tôi không tham gia và tôi không cho phép sử
dụng những điều tôi đã công bố trên báo. T h ế là tranh luận qua
điện thoại: T h ế nào là bản quyền? Cứ dằng dai mãi. Tôi quá
mệt mỏi chấm dứt cuộc “điện đàm ” bằng câu: “Tôi sẽ kiện đài
vi phạm bản quyền”. Hôm sau, đạo diễn vẫn thực hiện phần
10


HOÌDG QUÀHG UVẼ8
việc của mình, bất chấp những phản ứng của tôi. Một ngày,

xong việc, đoàn về Hà Nội. Tôi tìm số điện thoại của “sếp” đài
để “có ý kiến”. “Sếp ” hỏi tôi: “Đoàn đã về chưa?”. Tôi ữả lơi
“Đi rồi”. “S ếp ” bảo: “Quyền phát sóng hay không là ở tôi, anh
yên tâm”. Tôi làm sao “yên tâm ” với cung cách làm ăn như thế,
nhân chuyến về Lào Cai dự hội thảo vãn học dân tộc, miền núi,
tôi ghé Hà Nội, để gặp lãnh đạo đài. Một sếp khác - sếp trực
tiếp của những người làm chương bình bảo: “Nếu đoạn nào sử
dụng tư liệu của anh, chứng tôi sẽ “bắn“ tên anh lên màn hình!”.
Tôi bảo: “Tôi không cần có tên trên màn hình mà cần sự nghiêm
túc!”. Trao đổi qua lại có vẻ căng. Tôi đi Lào Cai họp rồi trở về
nhà, đến gần ngày 19-5-2004, thấy tivi phát chương trình
k ý trong

,nhưng đi theo một “mạch” khác, tuy vẫn sử dụng
tu

một số tư liệu của tôi- không đến nỗi “trầm trọng” nên tôi thôi.
Nói “tạt ngang” như thế để nối vào mạch chuyện, bởi cũng
thời gian được xem chương trình về Nhật k ý trong

tôi được

đọc 2 bài báo của ông Phong Lê đăng trên báo Lao động (ngày 18
và 19-5-2004). Tỏ ý không tin những chứng lý của tôi đưa ra trong
các bài viết vì rằng những chứng lý ấy chỉ dựa vào một bài hồi ký
của ông Hoàng Đức Triều và bài báo của ông Trần Đắc Thọ cùng
một số điều tra thực tế “lặt vặt” khác - Những giả thuyết được
“chứng minh” một cách dễ dàng và đơn giản như thế, chắc là
chưa đủ “trọng lương” về học thuật. Và mối lo lơ mơ của tôi về
cái sự “đọc lướt”, “xem qua”, cùng với cách làm truyền hình chưa

thật sự dụng công dễ gây ra một tác dụng ngược, tức là làm tăng
mối nghi ngơ về những kết luận mà tôi đưa ra - đã được trình bày
rất kỹ trong bài của ông Phong Lê với những “câu hỏi lớn”.
“Tôi không tin”- Không chỉ có ông Phong Lê mà có rất
nhiều độc giả được đọc bài báo của tôi cũng không tin, bởi vì họ
19


Những điều chưa biết v ề l I Ậ t IT ĨROBG ĩũ
không được “tiếp cận” “gặp gỡ” và đọc một cách kỹ lưỡng những
tài liệu mà tôi đã dẫn trong bài và cái quan trọng hơn là đối vởi
một tác phẩm vĩ đại như

Ngụctrung n hật kỷ, khô

lem nhem, vô tâm, vô ý như thế được! Có một điều ta cần thống
nhất ở đây là giá trị của N hật k ỷ trong

phải chờ đến năm 1960

mới bắt đầu được “thẩm định” và qua thời gian, giá trị của tác
phẩm càng ngày càng được đánh giá đúng tầm của nó, được khẳng
định là một tác phẩm thơ lớn. (Nói là một tác phẩm thơ vĩ đại
trong một hệ quy chiếu nào đó cũng không phải là nói quá). Để
h ả lời ông Phong Lê, tôi đã viết bài trả led hên báo L ao động (Nói
thêm về hành trình nguyên tác Ngục trung n hật k ỳ - s ố ngày 22
và 24 tháng 6-2004). ở bài viết ngày 22-6-2004, tôi muốn nói một
điều rằng, nhiều khi trong công tác điều tra một vụ án người ta chỉ
dựa vào những tang chứng, vật chứng rất nhỏ còn sót lại ở hiện
trường như một sợi tóc, một chiếc khuy áo... mà với những lập

luận và xét nghiệm khoa học ngưcd ta dựng lại chính xác vụ án
đã xảy ra. Nhưng... việc đi tìm hành trình... không phải là công
việc phá án! Tuy thế ở đâu cũng có một chút tương đồng, ấy là với
chứng lý còn “sót lại” của lịch sử (ghi trong hồi ký) với một cách
làm việc thận trọng, cẩn thận và khoa học có thể đưa ra được
những kết luận đúng. Chính vì vậy lập luận của tôi xoay quanh
hồi ký của ông Hoàng Đức Triều không thể được xem là thiếu
chứng cứ (cùng vcd nhiều chứng cứ khác). Có thể những lập luận
của tôi cần được thẩm định, xem xét thêm trên cơ sở khoa học.
Còn điều “không tin ” thứ hai của ông Phong Lê là về
ông Phạm Vãn Bình. Không thể có chuyện như ông Trần Đắc
Thọ kể trong bài báo của mình trên tạp chí H án N ôm . Tôi đã
“chứng m inh” tính x á c thực của bài báo dựa vào “tang
chứng” quyển vở ch ép tay dịch N gục trung n h ậ t k ỷ của V ăn
20


HOÍHG QUÀII6 UTỈI

Trực - Văn Phụng lưu ở V iện Văn học. Công bằng mà nói,
chỉ với điều đó không thôi thì kết luận của tôi chưa đủ để
khẳng định. Đọc bài báo của ông Phong Lê, tôi lại mất nhiều
đêm đọc thêm tà i liệu, sông lại với những giấc mơ về N gục
trung n h ạ t k ỷ của mình. Tôi quyết định đi tìm thêm những
chứng lý có sức thuyết phục ngoài bài của ông Trần Đắc Thọ
và quyển vở của ông V ăn Trực - Văn Phụng! Nhưng tìm ở
đâu, nếu có thì người Hà Nội đã tìm ra cả rồi, không phải
đợi một anh ở rừng ngơ ngác giữa đất ười Hà Nội tìm ra.

Nói thêm cho


rõ...

Phân vân là vậy, tôi vẫn lên k ế hoạch tiếp tục “xuống
núi”. Đang chuẩn bị đi thì chợt xem chương ưình tivi đã nói ở
ưên, thấy có một cảnh quay ông Trần Đắc Thọ đưa băng ghi
âm lắp vào máy, tiếng ưao đổi giữa ông và ông Phạm Văn
Bình phát ra... Tôi thật sự bất ngờ vì băng ghi âm đã mất mà
truyền hình “đóng lạ i” như thế là quá giỏi. Tôi vội alô cho ông
Trần Đắc Thọ, ông Trần Đắc Thọ vui vẻ bảo: “Thấy rồi, thấy
rồi”. Tôi nhắc cụ Thọ: “Cụ giữ băng cho cẩn thận n hé”. Cụ
Thọ bảo: “Đài ưuyền hình lấy đi rồi!”. Tôi chợt lo, bèn cung
cấp số điện thoại “người lấy đi” bảo cụ Thọ “đòi” cho được
băng ghi âm ấy về. Tôi nghĩ ưong băng ghi âm ẩn chứa nhiều
điều có thể khai thác làm chứng cứ, nhỡ mất thì thật là rủi!
Tôi thấp thỏm chờ đợi, cứ như là có vật quý sắp tuột khỏi tay.
Giữa tháng 6-2004, tôi xuống Hà Nội giữa kỳ Euro đang
sôi động hong cái nắng “hầm hập” của Hà Nội. Việc đầu tiên
là tôi đến “thăm ” cụ Trần Đắc Thọ (năm nay cụ đã 88 tuổi).


Những điều chưa biết v ề l l ị ỉ I Ỹ U O I G ĩ ỉ
Cụ vui mừng gặp lại “người quen cũ”. Cụ bảo con cháu đem
cái đài quay băng cũ ra “hình diễn” cho tôi nghe, nhưng bâng
cũ, đài cũ thành ra tậm tịt đoạn được, đoạn mất, tồi nản quá.
Loay hoay hồi lâu, không đạt kết quả, tôi xin phép cụ đưa bâng
ra cửa hiệu Bờ Hồ xử lý, tiện thể, sao thêm một băng. Tôi ra
Hàng Bài, mất một tiếng mới xử lỷ xong và sao thêm được một
băng, tiện thể mua luôn một máy nghe băng loại nhỏ để “chủ
động” nghe. Trở về nhà họ tôi bò ra chép toàn bộ nội dung

băng ghi âm ra giấy (hong phần Phụ lục có 2 bản chép nội
dung cuộc hao đổi). Nhờ hời chất lượng âm thanh của băng
vẫn còn “nghe được”. Tôi “nghiên cứu” đi “nghiên cứu” lại
nội dung băng ghi âm qua lời kể của cụ Phạm Văn Bình. Ở một
đoạn cụ Bình kể: “Trước khi in

k ý trong tù thành sách tôi

và cụ Nam Trân đã gửi một số bài in h ên báo N hân dân và
báo Văn nghệ". Tôi truy tìm và thấy hên báo có in những bài
thơ như cụ Bình kể. Ở một đoạn khác cụ Bình còn “tiết lộ” cụ
Nam Trân đã xác nhận cụ Bình đã tham gia ban dịch Ngục
trung n h ật k ý của Viện Văn học. (Điều này tôi cũng tìm thấy
hên tạp chí N ghiên cứu văn học). Những tư liệu đó đã góp thêm
chứng lý để khẳng định chắc chắn rằng, câu chuyện mà cụ
Trần Đắc Thọ kể lại h ên tạp chí Hán N ôm hoàn toàn có thật.
Như vậy, tư liệu để viết bài h ả lời ông Phong Lê (phần
về cụ Phạm Văn Bình) đã đầy đủ nhưng hời Hà Nội quá nóng
bức làm tôi không thể động bút được. Tôi định bụng, bao giờ
hời Hà Nội mưa, nhiệt độ giảm đôi chút mới bắt đầu vào cuộc.
Đang hong lúc “hông hời, hông đất, hông m ây” thì đột nhiên
Đỗ Doãn Hoàng, phóng viên báo An ninh T h ế g iớ i gọi điện
mời đến chơi. Đang lúc rỗi, tôi đến ngay phòng làm việc của
Hoàng ở tầng 4 ngôi nhà 100 phố Y ết Kiêu. Phòng có máy

22


I0ÌR6 QIIỈR6


min

lạnh, thật dễ chịu. Hoàng hỏi: “Đại ca xuống Hà Nội có công
chuyện gì?”. Tôi kể nguồn cơn cho Hoàng nghe và than vãn
rằng: Rất muốn viết, nhưng nóng quá, không thể cầm nổi bút.
Hoàng khẳng khái: “Anh đến đây mà viết”. Sáng hôm sau
tôi đến phòng Hoàng, cắm mặt vào trang giấy trắng, lia bút,
chỉ một buổi sáng là “cà y ” xong bài trả lời ông Phong Lê,
buổi chiều cho đánh m áy rồi đem sang báo L ao đ ộn g xếp số.
Khi báo in ra, tôi mua vài sô" tặng bạn bè. Người đầu
tiên tôi đem báo đ ến tặng là ông Phạm Thăng, con trai
cụ Phạm V ăn Bình ở khu tập th ể T hàn h Công. Ông Phạm
T hăn g n ăm nay 63 tuổi, là kỹ sư địa châ"t đã nghỉ hưu,
nay đi ‘Tàm th ê m ” cho một công ty nước ngoài với mức
lương tính theo đơn vị nghìn đô. Ông vẫn khỏe, thường đi
ch ơi te n ít “với T â y ”. Lần đầu gặp, ông T hăn g h ỏ i tôi:
“V iết văn thơ như ông, tháng thu nhập bao n h iêu ?” “Cô"
lắm cũng ch ỉ trên tr iệ u !”. Ông T hăn g cười: “Khổ quá
nhỉ!". Lần này đến, ông Thăng cởi mở hơn, ông cảm ơn
tôi và đưa tôi xem b ản thảo thơ 67 bài của ông sắp in với
lời giới th iệ u củ a nhà thơ Phan Thị T hanh N hàn. Ông
Thăng cười: “Gen của cụ tôi đ ây ”. Quả đúng thê", cụ Phạm
V àn Bình là người chuyên về chính trị nhưng có tâm hồn
thơ, cụ đã có m ột sô" bài thơ được in, đã dịch thơ chữ Hán
của các danh tướng đời Trần, và sau này là dịch Ngục trung
n h ậ t k ý cùng với V ăn Phụng (mà cụ khiêm tốn ghi là: lược
dịch) có n hiều bài dịch đạt đến độ chuẩn của thơ ca (điều
này tôi sẽ có dịp trở lạ i ở một phần khác). Tôi đem tờ báo
L a o đ ộ n g có in ảnh ch ân dung cụ Phạm Văn Bình và bài
viết của tôi đặt lên bàn thờ cụ rồi khấn... Tôi cứ nghĩ, ở

cõ i xa xăm kia, ch ắc cụ sẽ nở nụ cười mãn nguyện khi có
người làm sáng tỏ đ iều khi còn ở cõi dương cụ không ít
23


Những điều chưa biết v ề l l ỉ l I! Ĩ I 08G ỈV
b ận tâm , khúc m ắc... Nếu được vậy thì tôi đã làm được
m ột v iệc nhỏ cho cụ, cho lịch sử, “tìm r a ” người đầu tiên
dịch toàn bộ 133 bài thơ chữ H án củ a B á c Hồ trong
trung n h ậ t k ỷ ra chữ Quốc ngữ rồi chuyển cho V iện V ăn
học. Đó là cụ Phạm V ăn Bình (bút danh Văn Trực).

Cuộc gặp mặt “nho nhỏ”
Trong phần kết bài báo trả lời ông Phong Lê, tôi ngỏ ý
muốn có một cơ quan nào đó tổ chức một cuộc gặp mặt “nho
nhỏ” để tôi trình bày cho rõ một số điều tôi đã “tìm kiếm ”
được. Và thật là may mắn trong một buổi làm việc với Viện
Bảo tàng Hồ Chí Minh một tuần sau đó, V iện thông báo là
khoảng đầu tháng 9-2004, Viện sẽ tổ chức một cuộc tọa đàm
về hành hình nguyên tác Ngục trung n h ậ t kỷ. Tôi mừng và hy
vọng. Quả là một giấc mơ.
Đúng như giáo sư Phong Lê nói “cuộc tìm kiếm vẫn cứ
nên tiếp tục”. Công việc của tôi chỉ là chắp nối các sự kiện
gần như là có sẵn, để chứng minh một cách khoa học một vấn
đề mà tầm cỡ lớn hay nhỏ là tùy thuộc ở cách nhìn nhận và
quan niệm của từng người, từng ngành. Nếu như có thể ghi
công cho những người tìm kiếm thì rất nhiều người đáng được
ghi công như nhà báo Hồng Khanh, ông T ạ Quang Chiến, ông
Trần Đắc Thọ, ông Huệ Chi, v.v... và những người cần được
tôn vinh là các ông Hoàng Đức Triều, ông Phạm Văn Bình...

Ấy là tôi mơ như vậy. Và vấn đề dường như mới bắt đầu...

L àn g Dịch Vọng, 6-7-2004

24


M É LĂM IIĂM LƯU LẠC

25


L ịc h

sử k h ô n g t h ể

m à chỉ

đ ể su y n g ẫ m v à rút ra b à i h ọ c k in h
n g h iệ m . T uy n h iê n c ó n h ữ n g v ấ n đ ề
lịc h s ử d ù đ ã đ ư ợ c c h o là h o à n c h ỉn h
th ì v ẫn c ò n c ó n h ữ n g
được

g ó c kh u ất cần

r ọ is á n g b ở i

lự c k h ô n g


m ệt

T ìm h iể u tá c h d ò n g s ố p h ậ n

th ờ i g ia n và n
m ỏ i củ a c h ín h c o n người.
b ả n th ả o

g ố c N h ậ t k ý tron g tù tron g d ò n g c h ả y
củ a

lịc h s ử d â n tộ c là c ô n g v iệ c c ủ a

n h iề u n gư ời, đ ặ c b i ệ t là n h ữ n g n g ư ờ i
là m s ử v ăn h ọ c , b ở i vì s ố p h ậ n b ả n t h ả o
g ố c N h ậ t k ý tron g tù c ò n n h iề u đ iề u c ầ n
được

là m s á n g tỏ.
27


Phần một:

Ị ^ Ụ h ậ t k ý trong

tu,Bác Hồ viết bằng chữ H

8-1942 đến 10-9-1943, trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, trải
17 năm , đến năm 1960 mới được dịch ra chữ quốc ngữ và

xuất bản . Cuốn N hật k ý trong

một tập nhật ký ghi bằng

thơ lập tức được đón nhận như là một tác phẩm thơ xuất
sắ c, trở thành một di sản văn hoá của dân tộc ta, đất nước
ta. M ột tài sản quí như vậy tại sao lại bị "chìm đi” những
17 năm ? Trong thời gian dài đó N hật k ý trong

lưu lạc ở

đâu? Những câu hỏi đó nhiều người đã đặt ra rồi "quên đi"
20


Những điều chưa biết về m ị l I f m o i s ỉú
mà chưa ai có được câu trả lời, có th ể vì tìm câu trả lời là
một công việc còn khó hơn “đáy bể mò kim ”. Cũng có thể
câu hỏi đó quá vụn vặt, chỉ gây một chút tò mò không cần
th iết!? Có lẽ vì th ế mà nguồn thông tin từ bài báo của nhà
báo Hồng Khanh đăng trên báo

d â n ngày 17-5-2003

không gây được một chú ý đáng kể nào. Xin trích nguyên
văn một đoạn: "Đồng ch í Tạ Quang C hiến k ể: "M ột hôm
vào khoảng giữa năm 1955, khi hoà bình đã lậ p lạ i trên
m iền B ắc được gần m ột năm , tại văn phòng giúp v iệc cho
B á c tôi đang ngồi n h ận sô' công văn cá c nơi gửi đến thì
thây trong s ố đó có m ột phong bì dầy cộm hơn c á c phong

bì, công văn k h ác, n g o ài phong bì dầy cồ m cộ m n ày
không ghi tên ai gửi m à ch ỉ b iế t từ Cao Bằng gửi đ ến ghi
là: Gửi văn phòng Chủ tịch phủ đ ể trình lê n B á c Hồ. Khi
bóc phong bì ra, thây m ột cuốn sổ nhỏ v iết tay chữ H án
không có chỗ nào gạch xo á, tôi đưa lên trình B á c. c ầ m
quyển sổ nhỏ này xem qua m ột lượt, niềm vui củ a B á c
Hồ h iện rõ trên n ét m ặt. Bỗng B á c nắm ch ặ t tay tôi và
nói "B ác cảm ơn chú". Lặng giầy lát B ác nói tiế p rất cả m
động đại ý: Qua kháng ch iế n chín năm , B ác tưởng nó thâ't
lạ c đâu rồi, B ác chỉ nhớ m ang m áng khi ở Cao Bằng công
v iệ c cá ch m ạng cuốn hút khẩn trương, B á c gửi lạ i, g iắt
nó trên m ái tranh củ a m ột nhà đồng bào. Rồi B á c lạ i n ó i
văn phòng n ên có thư cảm ơn và thưởng cho người giữ
và chuyển đến đây "tà i liệu " này. "T à i liệu " m à B á c n ó i
chính là bản thảo gốc N h ậ t k ý tron g
Nguồn thông tin ngắn này gây trong tôi niềm xúc động và
cảm hứng mới. Tôi ngược trở về những sự kiện lịch sử diễn ra
trên mảnh đất Cao Bằng dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ những năm
30


×