Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

sáng kiến một số giải pháp giúp học sinh hứng thú học tốt môn âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.26 KB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:…………………………………………….

1. Tên sáng kiến
Một số giải pháp giúp học sinh hứng thú học tốt môn Âm nhạc.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Giáo dục Âm nhạc ở trường Tiểu học.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là: “Hình thành cho học sinh những cơ sở
ban đầu để phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất, năng lực
thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học tiếp các bậc học trên hoặc để đi vào cuộc
sống lao động”. Âm nhạc có vai trò tích cực trong việc tham gia mục tiêu giáo
dục Tiểu học. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới
xung quanh và bản thân mình. Do đó, từ việc nghe hát, tập hát và biết được một
số kiến thức về âm nhạc sẽ góp phần giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích
thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú,
lành mạnh, tạo điều kiện để trẻ bộc lộ và phát triển được năng khiếu Âm nhạc.
Trong những năm qua đã có nhiều đề tài đưa ra nhằm giúp học sinh học tốt
môn Âm nhạc trong đó có cả phần tập đọc nhạc. Các tác giả sử dụng nhiều
1


phương pháp giúp học sinh học tốt môn học này như: Phương pháp nghiên cứu,
phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp, phương pháp thực hành, phương
pháp ghi nhớ khắc sâu kiến thức, phương pháp ghi chép nhạc, phương pháp
lắng nghe, phương pháp làm mẫu, phương pháp dạy tập biểu diễn bài hát,…


+ Ưu điểm
Tất cả các phương pháp giáo viên dạy nhạc áp dụng như trên đều giúp học
sinh tiếp thu bài nhanh, phát huy tính tích cực trong học tập.
+ Hạn chế
- Giáo viên còn mất nhiều thời gian chuẩn bị cho tiết dạy bài tập đọc nhạc
nhất là khối 4,5.
- Giáo viên chưa có giải pháp cụ thể thúc đẩy giúp học sinh học tốt môn
Âm nhạc.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
- Mục đích của giải pháp:
+ Giúp học sinh hứng thú ham thích học âm nhạc.
+ Giúp giáo viên dạy Âm nhạc ở Tiểu học không tốn nhiều thời gian để
làm đồ dùng dạy học phần tập đọc nhạc.
+ Tạo mô hình trực tiếp để học sinh quan sát, từ đó giúp học sinh tiếp thu
bài nhanh, bền vững hơn.
+ Thông qua hình thức khen thưởng bằng phiếu hoa hồng đơn giản, ngầm
động viên học sinh phấn đấu học môn Âm nhạc tốt hơn.
+ Và cũng dựa vào hình thức khen tặng phiếu hoa hồng đó, giúp giáo viên
nhận xét, đánh giá học sinh ở cuối kì, cả năm được chính xác.
2


+ Riêng đối với HS khối lớp 1, những trò chơi vui nhộn, đa dạng sẽ giúp
người giáo viên ở khâu ổn định lớp dễ dàng hơn; từ đó các em học tốt tiết âm
nhạc hơn.
- Nội dung của giải pháp:
Tính mới của giải pháp
+ Đó là hộp đựng khuông nhạc, nốt nhạc (trang 3) và phiếu hoa hồng.
+ Giáo viên tốn ít thời gian làm đồ dùng dạy học dạy phần Tập đọc nhạc.
+ Qua hình thức tặng phiếu hoa hồng thúc đẩy các em học âm nhạc tốt hơn.

Trước đây, khi chưa áp dụng các giải pháp này, muốn dạy một bài tập đọc
nhạc giáo viên phải chuẩn bị 1 bảng phụ cho phần luyện tập cao độ, 1 bảng phụ
cho phần luyện tập tiết tấu và bài tập đọc nhạc do thư viện cung cấp thì mới
dạy được bài tập đọc nhạc theo cầu. Như vậy, tính tổng cộng số đồ dùng dạy
học tự làm để dạy cho cả năm là 42 món: khối 5 là 16 món, khối 4 là 18 món và
khối 3 là 8 món. Vì vậy, khi dạy một tiết tập đọc nhạc giáo viên phải tốn khá
nhiều công sức cho việc chuẩn bị đồ dùng dạy học và mang các đồ dùng đã
chuẩn bị lên lớp khá cồng kềnh. Nhưng khi áp dụng tạo mô hình trực tiếp trong
giảng dạy phần tập đọc nhạc thì giáo viên đỡ phải tốn nhiều công sức trong việc
chuẩn bị đồ dùng dạy học. Và áp dụng hình thức động viên khen thưởng bằng
phiếu hoa hồng khí thế học tập của các em rất sôi nổi vượt xa hơn khi chưa áp
dụng giải pháp này.
Đặc biệt đối với HS ở khối lớp 1, các em rất hiếu động và dễ lơ là trong
học tập. Vì thế, để giúp các em hát đúng, hát hay và tham gia những trò chơi
hào hứng, sôi nổi giáo viên đòi hỏi các em phải tập trung chú ý. Hình thức khen
3


thưởng bằng phiếu hoa hồng sẽ giúp các em chăm ngoan và thi đua học tập tích
cực, nghiêm túc.
Với những mục đích và những nội dung như đã nêu trên nên tôi chọn đề tài
“Một số giải pháp giúp học sinh hứng thú học tốt môn Âm nhạc”.
Để đạt được hiệu quả cao trong việc giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc,
giáo viên cần thực hiện các giải pháp như sau:
* Giải pháp 1: Tạo mô hình dạy tập đọc nhạc đa năng
- Mô hình nầy sử dụng cho tất cả các bài tập đọc nhạc ở khối 4,5 và phần
nhạc lí cơ bản ở khối 3. Mô hình gồm:
+ Một hộp nhựa dài 20 cm, rộng 10 cm để đựng các nốt nhạc
+ 15 nốt đen, 15 nốt trắng, 15 nốt móc đơn, 10 nốt móc kép
+ 5 khóa sol, 5 dấu lặng, 15 gạch nhịp

Khuông nhạc trống dài 1m, rộng 15cm được làm bằng nhựa mỏng, in vi
tính, bọc đờ kal để dễ dàng khi đính nốt nhạc vào và gỡ ra. Tất cả các nốt nhạc
…được làm bằng chất xốp, in vi tính, cắt đờ kal.
Ngoài ra, khi sử dụng mô hình này, giáo viên chỉ cần chuẩn bị thêm 4 viên
nam châm và 1 que chỉ.
* Cách sử dụng:
Ví dụ: Hướng dẫn học sinh học bài tập đọc nhạc: Sau khi hướng dẫn học
sinh tìm hiểu về tựa bài tập đọc nhạc, tác giả, nhịp. Giáo viên đính khuôn nhạc
trống lên bảng rồi hỏi học sinh: Bài tập đọc nhạc nầy có nốt nào thấp nhất?
HS trả lời, GV kết hợp đính nốt nhạc lên bảng. Tương tự, giáo viên đặt
từng câu hỏi để giúp HS tìm nốt cao nhất và các nốt còn lại có trong bài Tập
4


đọc nhạc theo chuỗi âm thanh đi lên dần...Sau đó, giáo viên tiến hành luyện tập
cao độ cho học sinh. Bước kế tiếp, giáo viên gỡ các nốt nhạc phần luyện tập cao
độ xuống và hỏi học sinh: Bài TĐN nầy có mấy loại hình nốt ? HS trả lời, đồng
thời đọc các loại hình nốt ở khuông nhạc thứ nhất. GV kết hợp đính các loại
hình nốt và khuông nhạc lên bảng rồi hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu...
Giải pháp này giúp học sinh năng động hơn trong giờ Tập đọc nhạc và giáo
viên dễ phân hóa đối tượng học sinh. Nhờ đó, giáo viên có thể nhận biết được
khả năng tiếp thu của từng em mà có biện pháp giúp đỡ từng học sinh tiếp thu
bài tập đọc nhạc tốt hơn.
* Giải pháp 2: Giúp học sinh thuộc nhanh bài hát
- Giáo viên: Trong quá trình dạy hát giáo viên thường xuyên sử dụng đồ
dùng hỗ trợ dạy học nhằm tăng hiệu quả của tiết dạy. Đó là sử dụng nhạc cụ để đệm hát
cho học sinh trong giờ học là rất cần thiết, giúp cho tiết học diễn ra một cách nhe
nhàng, học sinh sẽ cảm thấy hứng thú mà tập trung vào nội dung học tập.
+ Khi hát mẫu giáo viên có thể kết hợp với một vài động tác phụ họa đơn
giản, nhịp nhàng thì học sinh sẽ cảm thấy thích thú hơn khi nghe bài hát qua

máy Casseter.
+ Sau khi nghe giáo viên hát mẫu, yêu cầu học sinh nêu cảm nhận về giai
điệu bài hát.
+ Tùy theo từng khối lớp giáo viên cho học sinh đọc lời ca hoặc chia đoạn,
chia câu. Dạy hát từng câu theo lối móc xích. Giáo viên dùng đàn tấu câu đó
đến 2 – 3 lần để giúp học sinh xác định được độ cao và trường độ của câu hát
sau đó mới bắt nhịp.
5


+ Giáo viên tổ chức ôn luyện cho học sinh hát theo hình thức gõ đệm, hát
đối đáp từng câu theo tổ hoặc nhóm. Tổ chức thi đua hát giữa các nhóm, tổ chức
các hoạt động kết hợp để thay đổi không khí học tập của học sinh. Việc hát kết
hợp gõ đệm với nhạc cụ đơn giản như thanh phách tre giúp các em hứng thú học
thuộc nhanh bài hát hơn và nhớ bài lâu hơn.
+ Sau khi hướng dẫn học sinh hát đúng giai điệu và thuộc bài hát, giáo viên
dành thời gian còn lại luyện các em gõ phách, vỗ tay, gõ đệm hoặc vận động
phụ họa thành thạo để các em khắc sâu nội dung bài hát.
+ Khuyến khích những em có khả năng hát tốt trình bày lại bài hát cho cả
lớp nghe nhằm rèn cho các em sự tự tin khi đứng trước các bạn .
Trong mỗi tiết dạy, lúc kiểm tra bài cũ hoặc khi dạy xong bài hát giáo viên
nên cho học sinh hát với đàn có micro.
+ Phối hợp với nhà trường Tổ chức Hội thi văn nghệ trong nhà trường hàng
năm để các em được thi đua biểu diễn. Qua hội thi phát hiện học sinh năng
khiếu; tích cực đăng ký và tập dợt chuẩn bị tham gia Hội thi “Tiếng hát Hoa
phượng đỏ” cấp huyện, tỉnh tổ chức. Có như thế các em sẽ thích hát, tăng cường
luyện hát biểu diễn dạn dĩ hơn, tập làm “ca sĩ nhí” tốt hơn.
- Đối với phụ huynh học sinh: Trong Đại hội phụ huynh học sinh đầu năm ở
tất cả các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5, giáo viên nhờ phụ huynh có khả năng về
âm nhạc hỗ trợ cho con em mình luyện hát thêm ở nhà đồng thời xin ý kiến ban

lãnh đạo nhà trường bàn bạc với phụ huynh vấn đề “Sang đĩa bài hát cho tất cả
học sinh”. Mỗi phụ huynh mua một đĩa VCD, giáo viên dạy âm nhạc hỗ trợ
sang đĩa giúp học sinh. Về nhà, phụ huynh thường xuyên mở máy cho các em
6


nghe các bài hát đó vào thời điểm thích hợp nhất: khi các em học bài xong, lúc
sáng đang tập thể dục hoặc buổi chiều khi dùng cơm xong,…Có thực hiện được
như thế các em sẽ nhanh chóng quen dần giai điệu các bài hát trong chương
trình, thuộc một vài câu trong bài hát hoặc có thể thuộc cả bài hát đó trước khi
được thầy cô hướng dẫn. Nhờ vậy, khi đến lớp chắc chắn các em sẽ tiếp thu bài
hát nhanh hơn và hát được những bài hát phù hợp với lứa tuổi của các em.
- Tổng phụ trách Đội: Giáo viên liên hệ tổng phụ trách tổ chức phát thanh
măng non chọn lọc cho học sinh nghe các bài hát giáo viên đang dạy, sắp dạy
trong tất cả các giờ ra chơi. Đây cũng là điều kiện tốt giúp học sinh tiếp cận
nhanh bài hát.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp: Sau khi hướng dẫn học sinh học xong bài hát mới,
giáo viên Âm nhạc nên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp nhờ hỗ trợ nhắc
nhở tất cả học sinh đem theo sách hát nhạc mỗi ngày và nhắc lớp phó văn thể
mĩ cho cả lớp hát đầu- giữa giờ bài hát mới đó. Mỗi bài hát các em học trong 2
tiết học – có tiết ôn tập. Như vậy, trong một bài hát các em được hát tất cả 10
ngày, mỗi ngày 2 lần- tổng cộng hát 20 lần. Đây cũng là thời gian luyện tập
dài nhất giúp tất cả các em đều thuộc bài hát.
* Giải pháp 3: Sưu tầm, tổ chức nhiều trò chơi mới, hấp dẫn, vui nhộn
để dần dần đưa HS khối lớp 1 vào nề nếp và học tốt môn âm nhạc
Dựa vào tâm sinh lý HS lớp 1, dựa vào phân phối chương trình môn âm
nhạc khối lớp 1, mỗi tiết học các em được chơi trò chơi 5 phút. Giáo viên sưu
tầm và tự sáng tạo ra nhiều trò chơi vui nhộn, mang tính tập thể. Ví dụ: Trò chơi
trồng cây, trò chơi con voi, trò chơi làm trái với lời nói, trò chơi đi chợ, trò chơi
7



đứng, ngồi....Giáo viên tổ chức, hướng dẫn và cùng các em thực hiện trò chơi
với yêu cầu cả lớp “Tiết học nào các em ngoan, học tốt thầy mới cho các em
chơi”. Bên cạnh đó giáo viên cùng tham gia các trò chơi trên với các em nhằm
mục đích dần đưa các em vào nề nếp học tập, tự quản lớp.
* Giải pháp 4: Động viên khen thưởng HS thông qua việc tặng phiếu
hoa hồng
Đây là giải pháp khi áp dụng tôi thấy cũng đạt hiệu quả cao trong giảng
dạy bộ môn Âm nhạc. Giải pháp gồm lời động viên và khen thưởng thông qua
việc tặng phiếu hoa hồng .
Hình thức khen như sau:
- Tặng thưởng mỗi em một phiếu hoa hồng màu vàng khi đọc được bài tập
đọc nhạc, gõ đệm, ghép được lời bài tập đọc nhạc đúng và nhanh nhất.
- Tặng phiếu hoa hồng màu hồng: dành cho những em thuộc bài hát có
trong tháng và biết vỗ tay, gõ đệm theo nhịp - theo phách...
- Tặng phiếu hoa hồng màu cam: dành cho những em được khen tất cả các
tháng và được khen hết các bài tập đọc nhạc trong học kì.
- Tặng phiếu hoa hồng màu đỏ : dành cho những học sinh có phong cách
biểu diễn tốt cả năm học .
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Đề tài có tính khả thi dễ thực hiện đối với tất cả giáo viên dạy bộ môn Âm
nhạc trong nhà trường tiểu học. Riêng giải pháp 1 và 2 GV dạy nhạc ở các
trường THCS cũng có thể áp dụng được.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
8


Khi áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy thu được nhiều
lợi ích như: giáo viên lên lớp mang đồ dùng dạy học gọn nhe, đep mắt, học sinh

hứng thú khi quan sát, tiếp thu các bài tập đọc nhạc nhanh hơn và khi vận dụng
các em nắm được giai điệu của bài hát. Nhờ đó, các em gần gũi với thầy cô hơn,
tiếp thu bài nhanh hơn, hứng thú tham gia hoạt động học tập tốt hơn và không
còn tình trạng không thuộc bài hát.
* Kết quả đạt được ở Học kì I:

TS
HS
492

ĐẠT
SL

TL

492

100%

CHƯA ĐẠT
SL
TL
0

/

Qua thực tế giảng dạy trên lớp với đối tượng học sinh tiểu học, bản thân
tôi bước đầu đã tích lũy được vốn nhỏ kinh nghiệm về “Một số giải pháp giúp
học sinh hứng thú học tốt môn Âm nhạc.” Với những giải pháp nêu trên khi
thực hiện sẽ góp phần tích cực trong phong trào thi đua xây dựng trường học

thân thiện, học sinh tích cực; góp phần xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Đề tài “Một số giải pháp giúp học sinh hứng thú học tốt môn Âm nhạc”
như đã nêu trên xin được phép trình bày với mong muốn những giải pháp đó sẽ
đóng góp phần nào vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc dạy và
học âm nhạc của giáo viên và học sinh trong nhà trường tiểu học.
3.5. Tài liệu kèm theo
Không có.
9


10



×