Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Sáng kiến một số giải pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mẫu giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.47 KB, 16 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ………………………………………………..
1. Tên sáng kiến: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG
MẪU GIÁO
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục mầm non.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là một vấn đề luôn
được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương.
Trong quá trình hội nhập cùng sự phát triển của đất nước như hiện nay,
giáo dục mầm non lại càng chiếm vị trí hết sức quan trọng. Công tác chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu trong độ tuổi mầm non được phát triển
toàn diện về thể chất lẫn tinh thần nhằm làm tiền đề chuẩn bị tâm thế cho
các cháu vào tiểu học đáp ứng yêu cầu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.
Vì vậy, trường mầm non có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ có được những thói quen trong ăn, ngủ, học
tập, vui chơi, vệ sinh, lao động trong sinh hoạt hàng ngày. Muốn thực hiện
được điều đó, trước hết người cán bộ quản lý phải chú trọng chất lượng
công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non; phải nhận
thức đúng mục tiêu yêu cầu của giáo dục mầm non, đồng thời nắm vững
các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch của Ngành đã giao trong năm học.
Đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non có vai trò quyết định trong việc
nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường; vì vậy người cán bộ

1


quản lý không thể bỏ qua công tác bồi dưỡng tư tưởng, phẩm chất chính trị,


đạo đức, năng lực chuyên môn cho lực lượng cán bộ, giáo viên.
Mục tiêu của công tác bồi dưỡng lực lượng cán bộ, giáo viên nắm
vững Chương trình GDMN, với nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ là nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, phát huy ưu điểm, khắc phục
những sai sót hạn chế trong công tác giáo dục mầm non về nhận thức, quan
điểm, lựa chọn nội dung phương pháp giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới
với sự phát triển ngày càng cao của xã hội.
Năm học 2015- 2016 là năm học toàn ngành tiếp tục thực hiện tốt
cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và
sáng tạo” với nội dung không vi phạm đạo đức nhà giáo; đẩy mạnh vận
dụng có hiệu quả việc “Học tập làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí
Minh”. Tiếp tục thực hiện tốt chủ đề “Đổi mới căn bản và toàn diện, nâng
cao chất lượng giáo dục” là nội dung, nhiệm vụ trọng tâm trong năm học
2015- 2016.
Với trách nhiệm của một người cán bộ quản lý, tôi luôn suy nghĩ làm
thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn.
Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm
cao; cần phải chú trọng công tác chuyên môn, làm tốt công tác xã hội hóa
giáo dục, công tác nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
nhằm duy trì và phát triển chất lượng chăm sóc, giáo dục trong nhà trường
ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ
em 5 tuổi;
Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất
lượng nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mẫu giáo”
Sáng kiến kinh nghiệm này có một số giải pháp tích cực là một trong
những nội dung quan trọng để góp phần thực hiện nâng chất lượng phổ cập
GDMN cho trẻ 5 tuổi và dạy học lấy trẻ làm trung tâm trong trường mẫu
giáo còn rất khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất.
2



3.2. Ý nghĩa việc nghiên cứu
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm
sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt góp phần rất lớn đến chất lượng
giáo dục ở bậc tiểu học. Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan
trọng nhằm phát triển toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm
mỹ, nhận thức, là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới XHCN
Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề, tâm thế cần thiết cho trẻ bước vào
trường tiểu học thật tốt;
Trẻ học Chương trình GDMN 2 buổi trên ngày phụ huynh phải đưa
rước trẻ 4 lần/ ngày; buổi trưa trẻ về gặp nắng, ăn uống chậm, không có
thời gian ngủ trưa; chiều đến lớp sẽ rất mệt mõi, ngủ gục ảnh hưởng rất
nhiều đến sức khỏe và hoạt động chiều của trẻ;
Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư cải tạo khang trang, các thiết bị,
đồ dùng, đồ chơi cho lớp được ưu tiên trang bị khá đầy đủ. Đây là một
trong những điều kiện cần thiết để tổ chức bán trú cho trẻ mẫu giáo.
3.3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về hình thức tổ chức bán trú cho trẻ mẫu giáo ở
trường mầm non, mẫu giáo;
Khảo sát thực tế việc thực hiện bán trú cho trẻ trong một lớp mẫu
giáo 5 tuổi ở tại đơn vị;
Phân tích kết quả nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, biện pháp phù hợp
với điều kiện hiện có của nhà trường;
Đề xuất ý kiến và bài học kinh nghiệm về công tác tổ chức bán trú
cho trẻ mẫu giáo.
3.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu:

3



Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là trẻ 5 tuổi trong trường mẫu
giáo nơi tôi đang công tác.
b) Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu các hoạt động nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trong trường mẫu giáo.
I. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
1. Mục đích của giải pháp:
Chất lượng giáo dục quyết định sự hình thành và phát triển nhân
cách con người. Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế
nào phụ thuộc rất lớn vào sự chăm sóc, giáo dục của giáo viên đối với trẻ
trong trường mầm non, mẫu giáo.
Trường mầm non, mẫu giáo là ngôi nhà thứ hai của trẻ. Vì vậy việc
nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn
diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm xã hội và lao
động vệ sinh là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của công tác phát triển
GDMN; với nhiệm vụ là cán bộ quản lý của nhà trường, chỉ đạo hoạt động
chuyên môn, việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch,
chỉ đạo thực hiện kiểm tra, theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ, phương
pháp dạy của giáo viên, đánh giá, khảo sát chất lượng giáo dục, xây dựng
kỷ cương, nề nếp trong nhà trường, phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng;
nâng cao năng lực sư phạm, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên,
nhân viên trường, hưởng ứng tốt các phong trào thi đua góp phần hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2015 – 2016.
2. Tính mới của giải pháp:
Trong những năm qua, việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ trong trường mẫu giáo nơi tôi công tác còn có nhiều hạn
chế: Do trình độ, chuyên môn, tay nghề của giáo viên chưa đồng đều; đa số
giáo viên lớn tuổi có trình độ THSP MN vừa học nâng chuẩn. Bên cạnh đó

4


cơ sở vật chất còn rất khó khăn, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi của trường
còn thiếu nhiều chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục. Vì vậy việc
nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ nhằm thực hiện tốt chất lượng chương trình giáo dục mầm non, vận
dụng đổi mới phương pháp giáo dục trẻ một cách toàn diện góp phần thực
hiện tốt việc dạy học lấy trẻ làm trung tâm là rất cần thiết.
Nghiên cứu, chỉ đạo thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ một cách khoa học nhằm thực hiện tốt mục tiêu của giáo dục mầm
non là giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ nhận thức, thẩm mỹ,
hình thành những yếu tố đấu tiên của nhân cách, chuẩn bị tâm thế cho trẻ
vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh
lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần
thiết, phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng
tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo và cho việc
học tập suốt đời; đáp ứng với yêu cầu đổi mới trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Mô tả chi tiết giải pháp:
3.1.Thực trạng của nhả trường trước khi áp dụng giải pháp:
Năm học 2015 – 2016 nhà trường tăng cường tham mưu với các cấp
lãnh đạo ngành và địa phương khắc phục mọi khó khăn về cơ sở vật chất,
thực hiện chương trình GDMN cho trẻ 5 tuổi dạy 2 buổi/ ngày duy trì thực
hiện chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ MN 5 tuổi trong toàn xã; được các cấp
lãnh đạo ngành đầu tư cấp phát một số trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo
danh mục đồ dùng đồ chơi tối thiểu cho lớp MG 5 tuổi do Bộ qui định;
Với quyết tâm phấn đấu ngoài việc triển khai sử dụng, mua sắm bổ
sung thêm trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi phục vụ tổ chức các hoạt
động giáo dục trẻ, còn cần phải có nhiều biện pháp tích cực để cải tạo, bổ

sung cơ sở vật chất phục vụ tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ.
5


Trong quá trình thực hiện việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo
dục trẻ của trường có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Nhà trường luôn được sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể,
lãnh đạo ở địa phương và đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra sâu sát,
tận tình của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đa tạo trong các hoạt động của
nhà trường;
- Có cơ cấu tổ chức trường theo Điều lệ trường mầm non, đặc điểm
trường hạng hai, đủ cán bộ quảnlý, đủ giáo viên, nhân viên;
- Đội ngũ giáo viên trong nhà trường đa số trẻ, khỏe, nhiệt tình, tận
tụy, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi
công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Tích cực tham gia học tập
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản
thân;
- Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng dạy học được cải tạo, đầu tư,
trang bị đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay;
- Ban đại diện các bậc cha mẹ trẻ của trường rất quan tâm, chăm lo
việc đến trường ăn ngủ, học tập, vui chơi của các cháu, luôn tích cực tham
gia đóng góp, ủng hộ vật chất, ngày công lao động để xây dựng môi trường
góp phần vào việc tổ chức tốt các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ của nhà trường.
* Khó khăn:
- Trường có 1 điểm chính và hai điểm lẻ cách xa điểm chính trên
4km .
- Cơ sở vật chất do sử dụng từ nguồn kinh phí xã hội hóa giáo dục

xây dựng bán kiên cố từ những năm 2000 nên chất lượng đã xuống cấp và
quy cách phòng học chưa phù hợp với tiêu chuẩn lớp học mầm non;

6


- Có 4/5 giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để
đạt trên chuẩn từ trung cấp SPMN vẫn còn hạn chế về kiến thức và chậm
nắm bắt trong nghiên cứu thực hiện Chương trình GDMN. Năng lực
chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của giáo viên chưa đồng đều, có 2/5 giáo
viên lớn tuổi hay đau ốm nên ảnh hưởng đến việc tham gia tổ chức các hoạt
động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường;
Qua khảo sát chất lượng tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục
trẻ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu cho trẻ học bán trú của phụ
huynh. Trước tình hình thực trạng về chất lượng của nhà trường, tôi suy
nghĩ tìm ra một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường.
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trong trường mẫu giáo nơi tôi công tác:
Giải pháp 1: Công tác xây dựng kế hoạch;
Trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học các cấp đã chỉ đạo và hướng
dẫn từ đó xây dựng kế hoạch năm học; kế hoạch tháng; kế hoạch tuần; kế
hoạch thu sinh, kế hoạch họp ban đại diện các bậc cha mẹ trẻ, kế hoạch tổ
chức lớp mẫu giáo bán trú, kế hoạch kiểm tra nội bộ, kế hoạch chuyên
môn, thực hiện Chương trình GDMN và các kế hoạch khác theo quy định
của ngành; công tác lập kế hoạch có chú trọng thể thức văn bản theo Thông
tư 01/TT-BNV; đảm bảo nội dung, biện pháp thực hiện, chỉ tiêu phấn đấu
cụ thể phù hợp với đặc điểm tình hình của trường. Chỉ đạo P. hiệu trưởng,
tổ chuyên môn, giáo viên các nhóm lớp xây dựng kế hoạch hoạt động và
được Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, nhận xét, đánh giá. Hàng tháng

giáo viên báo cáo kế hoạch công việc trọng tâm trong tháng, kế hoạch hoạt
động của lớp cho nhà trường. Qua đó hiệu trưởng có cơ sở để theo dõi,
kiểm tra và có biện pháp chỉ đạo kịp thời tốt hơn.
Giao chỉ tiêu phát triển, chất lượng hoạt động cho từng khối, lớp:

7


- Dựa vào đặc điểm tình hình của các lớp, giao chỉ tiêu chất lượng
cho các khối cụ thể:
+ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi :
- Tỉ lệ chuyên cần dạt 98%.
- Tỉ lệ bé khỏe – bé ngoan đạt : 95%
- Tổ chức 01 lớp bán trú, trẻ được ăn ngủ tại lớp( phụ huynh đem
cơm).
+ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi:
- Tỉ lệ chuyên cần đạt 97%.
- Tỉ lệ bé khỏe – bé ngoan đạt : 90%
- Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ gắn với chỉ tiêu thi đua của lớp,
của cá nhân vào cuối năm. Với biện pháp này giáo viên trăn trở, tìm tòi có
nhiều biện pháp trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ trong kế hoạch, phương
pháp cung cấp kiến thức ôn luyện rèn kỹ năng cho trẻ thêm vào các thời
điểm trong ngày.
Giải pháp 2: Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nâng cao nhận thức, vai
trò, trách nhiệm qua tổ chuyên môn;
Tổ chuyên môn là lực lượng nòng cốt, vì vậy phải chọn giáo viên có
trình độ trên chuẩn, có phẩm chất đạo đức, có uy tín đối với đồng nghiệp,
có năng lực sư phạm tốt để chỉ đạo phân công điều hành giáo viên trong tồ.
Xây dựng kế hoạch hoạt động từng tháng, tuần. Sinh hoạt chuyên môn 02
tuần một lần đúng theo Điều lệ trường mầm non, duy trì tạo nề nếp trong

sinh hoạt, tập trung trao đổi thảo luận việc vận dụng các phương pháp trong
tổ chức các hoạt động; Đẩy mạnh công tác tự học bồi dưỡng thường xuyên,
vận dụng rèn luyện tay nghề, phát huy phong trào tự làm đồ dùng dạy học,
đồ chơi, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng trong tổ chức các hoạt động chăm
sóc, giáo dục trẻ có hiệu quả; từng tháng có xây dựng tiết thao giảng, dự

8


giờ, kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn, nhận xét đánh giá ưu,
khuyết điểm, xếp loại kết quả và triển khai kế hoạch tiếp theo.
Giải pháp 3: Chỉ đạo tích cực việc thực hiện: "Dạy học lấy trẻ làm
trung tâm";
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chăm sóc,
giáo dục trẻ, nhà trường đã phát động phong trào nghiên cứu xây dựng môi
trường và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
hiện có. Nhằm tạo cho giáo viên có tính chủ động, có nhiều biện pháp tích
cực và hình thức sáng tạo trong tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, ăn,
ngủ tại lớp nhằm cung cấp kiến thức, rèn kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp,
phát triển toàn diện cho trẻ.
Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ vấn đề đầu tiên đó là tỷ
lệ chuyên cần của lớp, trẻ khỏe mạnh, dạn dĩ tự tin, lễ phép, nhanh nhẹn
tích cực tham gia các hoạt động; trẻ 5 tuổi được đánh giá đạt các tiêu chuẩn
theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Bởi vậy tích cực hướng dẫn việc tổ
chức các hoạt động có nề nếp, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ là việc làm
thường xuyên, có hiệu quả.
Mỗi giáo viên nghiêm túc thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ, tổ chức
đầy đủ các hoạt động trong ngày như: Hoạt động ngoài trời, hoạt động
chung; hoạt động góc; hoạt động lao động vệ sinh; hoạt động chiều với lớp
dạy chương trình GDMN. Giáo án soạn đầy đủ, đúng nội dung, nêu rõ mục

tiêu yêu cầu về kiến thức, kỹ năng phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, đạo đức,
thẩm mỹ cho trẻ phù hợp từng độ tuổi. Biết lựa chọn, vận dụng phương
pháp giáo dục tích cực tạo tình huống, cơ hội nhằm phát huy trí tuệ, tính
sáng tạo của trẻ. Tạo môi trường giáo dục phù hợp với chủ đề, kích thích
trẻ tìm tòi, khám phá, tìm ra cái mới, thể hiện sự hiểu biết của trẻ trong
cuộc sống hàng ngày. Chỉ đạo nghiêm túc các hoạt động chuyên môn, tổ
chức tốt các hội thi.

9


Trẻ tích cực, hứng thú, tự nguyện tham gia váo các hoạt động giáo
dục trẻ tạo ra sản phẩm, tìm tòi khám phá, giáo viên không làm thay, vẽ
thay, viết thay cho trẻ. Giáo viên hình thành và rèn luyện để cho trẻ có thao
tác đúng, thuần thục một số thói quen về nề nếp học tập, tư thế ngồi, cách
cầm bút.
Giáo viên luôn theo dõi sự phát triển, sự hiểu biết của trẻ trên các
lĩnh vực phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ và
phát triển thể lực. Đánh giá kết quả của trẻ đúng thực chất, khách quan,
công bằng, tôn trọng sản phẩm của trẻ. Vì thế người giáo viên muốn có kết
quả tốt thì phải biết thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực, lấy trẻ làm
trung tâm, biết tạo môi trường và mọi cơ hội để cung cấp kiến thức, ôn
luyện, mở rộng thêm kiến thức, rèn kỹ năng cho trẻ vào các thời điểm trong
ngày. Trẻ mầm non dễ nhớ, mau quên nên hoạt động vui chơi là hoạt động
chủ đạo của trẻ. “Học mà chơi, chơi mà học” là kết quả tốt nhất vì trong
quá trình chơi trẻ được giao lưu giúp trẻ ôn luyện kiến thức hình thành, rèn
luyện các kỹ năng mà trẻ đã được thực hành trải nghiệm, được khám phá.
Vì vậy, việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
tốt góp một phần không nhỏ vào việc thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và chuyên đề “Dạy học lấy

trẻ làm trung tâm”. Đưa chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngang tầm với
yêu cầu giáo dục trong thời kỳ đổi mới.
Giải pháp 4: Chỉ đạo chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục;
Thực hiện phân loại giáo viên, phân công phụ trách các lớp theo từng
độ tuổi để có kế hoạch bồi dưỡng thích hợp, đối với giáo viên lớn tuổi có
tay nghề còn hạn chế phân công dạy lớp mẫu giáo 4 tuổi; chú trọng bồi
dưỡng thêm phương pháp dạy, cách tổ chức hoạt động giáo dục; tổ chức
thao giảng, dự giờ dạy tốt; công tác tự học tập bồi dưỡng thường xuyên.
Đối với giáo viên có tay nghề, năng lực chuyên môn, phân công dạy lớp
mẫu giáo 5 tuổi theo Chương trình GDMN trẻ được ăn, ngủ tại lớp, bồi
10


dưỡng năng lực sư phạm, kỹ năng, tác phong nhanh nhẹn, sự sáng tạo linh
hoạt cho giáo viên.
* Tổ chức hội thi: Hội thi là đỉnh cao của phong trào thi đua dạy tốt,
học tốt. Vì vậy, phải có kế hoạch chỉ đạo thực hiện một cách nghiêm túc và
khoa học. Trong năm qua đã tổ chức tốt các hội thi như: Hội thi làm đồ
dùng đồ chơi; bé tham gia An toàn giao thông và bảo vệ môi trường cấp
trường; Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường đạt: 5/5. Qua các hội thi rút ra
được nhiều kinh nghiệm về nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục và là
dịp để giáo viên, các cháu thể hiện những năng khiếu của mình và có sự
học hỏi, giao lưu giúp đỡ lẫn nhau.
* Chỉ đạo lớp điểm: Chỉ đạo lớp điểm tổ chức cho trẻ ăn ngủ tại lớp
là đòn bẩy phong trào, là cơ sở để nâng cao năng lực chuyên môn và chất
lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục toàn diện cho trẻ. Từ đó để nhân ra
diện rộng về chất lượng chăm sóc, giáo dục trong toàn trường. Trong năm
học 2015-2016 đã chỉ đạo xây dựng lớp điểm. Điểm toàn diện về chất
lượng chăm sóc, giáo dục. Với các lớp chỉ đạo điểm nhà trường đã có kế
hoạch chỉ đạo ngay từ đầu năm học, đầu tư về CSVC, đồ dùng trang thiết bị

dạy học, đồ chơi. Công tác chỉ đạo trang trí lớp, tạo môi trường giáo dục
thân thiện. Chỉ đạo việc thực hiện tổ chức các hoạt động, đầu tư xây dựng
lớp điểm;
Qua chỉ đạo điểm, giáo viên có tập trung tự học tập thực hiện tốt
nhiệm vụ chuyên môn. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng lên.
* Đánh giá chất lượng giáo dục, khảo sát chất lượng: Đánh giá đúng,
thực chất kết quả giáo dục trẻ, theo dõi đánh giá trẻ 5 tuổi theo bộ chuẩn
phát triển trẻ 5 tuổi do Bộ Giáo dục và đào tạo qui định.
Qua đánh giá kết quả của giáo viên, cán bộ quản lý phải có sự kiểm
tra xác suất, thực chất kết quả. Từ đó có biện pháp chỉ đạo tích cực, bổ
sung những thiếu sót, kịp thời chấn chỉnh, bồi dưỡng cho giáo viên cách

11


đánh giá, phát hiện những cháu chậm phát triển, còn hạn chế trong vận
động, nhút nhát, thiếu tự tin để động viên, bồi dưỡng, ôn luyện thêm.
* Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi: Đối với trẻ,
đồ chơi là công cụ quan trọng không thể thiếu được. Hoạt động vui chơi là
hoạt động chủ đạo của trẻ đối với việc “Học mà chơi, chơi mà học” giúp
cho trẻ nắm được những kiến thức cơ bản, ôn luyện củng cố kiến thức cho
trẻ qua hoạt động vui chơi. Vì vậy, việc phát động phong trào tự làm đồ
dùng, đồ chơi là một việc làm thường xuyên, mỗi tháng mỗi giáo viên làm
tối thiểu 2 loại đồ chơi/tháng và tham dự hội thi làm đồ dùng, đồ chơi cấp
trường. Do đó, số lượng đồ chơi, đồ dùng đã được tăng lên.
Trong năm học các lớp và tổ chuyên môn có tự làm đồ dùng, đồ
chơi trưng bày triển lãm tại trường và tuyển chọn dự hội thi tự làm đồ dùng
đồ chơi cấp huyện.
Giải pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá;
Kiểm tra nhận xét đánh giá là một việc làm thường xuyên rất quan

trọng đối với người cán bộ quản lý, kiểm tra bằng nhiều hình thức, kiểm tra
toàn diện, chuyên đề, kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột xuất. Kiểm tra
việc thực hiện kế hoạch, chương trình, kiểm tra hồ sơ, giáo án, kiểm tra
thực hiện chế độ sinh hoạt, kiểm tra việc đánh giá chất lượng. Kiểm tra kỹ
năng của trẻ qua các hoạt động ăn, ngủ, học tập, vui chơi. Qua kiểm tra,
nhận xét đánh giá để uốn nắn một số sai lệch của giáo viên trong công tác
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Từ đó có biện pháp chỉ đạo cụ thể giúp
cho giáo viên ôn luyện kiến thức, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giúp giáo
viên tổ chức tốt hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, đảm bảo an
toàn tuyệt đối cho trẻ.
Giải pháp 6: Phối kết hợp với gia đình, cộng đồng để xây dựng môi
trường, tổ chức tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;

12


Đối với nhiệm vụ giáo dục mầm non, thực hiện tốt công tác tuyên
truyền, phổ biến kiến thức khoa học về chăm sóc, nuôi dạy trẻ đến các bậc
cha mẹ trẻ nhằm góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trong nhà trường. Vì vậy, trường chú trọng tổ chức phối kết hợp với
phụ huynh qua các cuộc họp phụ huynh toàn trường qua ba lần trong năm;
từng lớp chú trọng xây dựng góc tuyên truyền qua các góc tuyên truyền
những điều cha mẹ cần quan tâm, nhằm giúp cho phụ huynh nắm được một
số kiến thức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; rèn luyện cho trẻ có thói
quen, hành vi văn minh trong giao tiếp, trong sinh hoạt hàng ngày, giáo dục
trẻ biết yêu thương quý trọng cô giáo, bố mẹ, người lớn, có thói quen nề
nếp trong các hoạt động, ăn, ngủ, học tập, vui chơi, lao động vệ sinh; từ đó
chất lượng chăm sóc, giáo dục được nâng lên, trẻ được phát triển toàn diện
về thể chất lẫn tinh thần, trẻ nắm vững các kiến thức, kỹ năng, khỏe mạnh
hồn nhiên, nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin.

4. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Các giải pháp nêu trên rất phù hợp với người làm công tác quản lý ở trường
mầm non, mẫu giáo; tùy theo điều kiện, đặc điểm tình hình, điều kiện hiện
có của từng trường mà người cán bộ vận dụng vào trong công tác quản lý
GDMN.
5. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
Trong năm học 2015-2016 nhờ có biện pháp chỉ đạo, xây dựng thực
hiện kế hoạch một cách khoa học, đã nâng cao được số lượng và chất lượng
nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ năm sau cao hơn năm trước;
Kết quả khảo sát cụ thể:
Nội dung
Sĩ số trẻ/ lớp
Tỷ lệ chuyên cần

Năm học

Năm học

2014 - 2015

2015 - 2016

28 cháu/lớp

31 cháu/lớp

97,8%

98,8%
13


Ghi chú


Tỷ lệ bé ngoan
Trẻ được ở bán trú

90%

95%

30 cháu

40 cháu

ăn ngủ tại lớp
III. Bài học kinh nghiệm:
- Giáo dục mầm non là một bậc học đòi hỏi có nghệ thuật quản lý
thật khoa học khác với các bậc học khác do đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên đa số là nữ. Vì vậy, trước hết người cán bộ quản lý phải
luôn thể hiện sự năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn vững vàng,
nghiệp vụ sư phạm, có phẩm chất đạo đức lối sống trong sáng, luôn gương
mẫu, chủ động trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn, từng bước phát
triển chất lượng chăm sóc, giáo dục trong nhà trường vững chắc.
- Phân công, sử dụng cán bộ, nhà giáo phù hợp năng lực chuyên
môn, biên chế được giao, rõ ràng minh bạch.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động một cách khoa học và chỉ đạo thực
hiện thật nghiêm túc kế hoạch đã triển khai.
- Tham mưu tích cực với các cấp lãnh đạo khắc phục khó khăn về
điều kiện cơ sở vật chất, tiết kiệm các khoản chi không cần thiết để mua

sắm, bổ sung đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho trẻ.
- Chỉ đạo thực hiện đúng Chương trình, chế độ sinh hoạt theo quy
định từng độ tuổi phù hợp với chủ đề, chủ điểm; duy trì tổ cho trẻ ăn ngủ
tại lớp
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục,
khảo sát chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ đúng quy trình.
- Thực hiện tốt công tác sinh hoạt bồi dưỡng chuyên môn.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích động viên đội ngũ luôn
học tập bồi dưỡng thường xuyên không ngừng nâng cao phẩm chất, tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nắm bắt kịp thời các thông tin đổi mới về
14


phương pháp giáo dục góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ
trong nhà trường, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ: "Vì lợi ích mười năm
trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người".
Ngành học mầm non là nền tảng đầu tiên của ngành giáo dục và đào
tạo, chất lượng giáo dục trẻ tốt góp phần vào việc xây dựng và phát triển
trường học, đưa chất lượng giáo dục đảm bảo yêu cầu đạt chuẩn và yếu tố
quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện ở trẻ. Hình thành
nhân cách con người mới XHCN, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ bước vào
trường tiểu học thật tốt. Muốn đạt được điều đó, người cán bộ quản lý, giáo
viên mầm non phải luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, học tập,
nghiên cứu, chỉ đạo sát sao trong việc đánh giá chất lượng nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục qua tổ chức các hoạt động ăn, ngủ, học tập, vui chơi
của trẻ, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo" đưa chất lượng giáo dục mầm non ngày
càng đi lên đáp ứng với Chương trình hành động của cấp Ủy Đảng về “Đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Trên đây là sáng kiến của bản thân trong việc nâng cao chất lượng
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo Chương trình giáo dục mầm non
được áp dụng thực hiện ở trường mẫu giáo. Kính mong sự góp ý chân
thành của hội đồng khoa học để bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm trong
quản lý giáo dục mầm non tốt hơn.
……….., ngày

tháng 3 năm 2016

Người viết
Phan Thị Châu

15


16



×