Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Văn hóa ẩm thực trong hoạt động kinh doanh lữ hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.59 KB, 33 trang )

BÀI ĐIỀU KIỆN
MÔN: VĂN HÓA ẨM THỰC

Văn hóa ẩm thực trong hoạt động kinh
doanh lữ hành

1


Trong những năm gần đây, văn hóa ẩm thực đã và đang trở thành một
yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Trong bối cảnh đó, vấn đề khai
thác các giá trị của văn hóa ẩm thực để tổ chức xúc tiến quảng bá thu hút
khách du lịch được các cơ quan quản lý quan tâm đặc biệt. Bài viết đề cập
đến văn hóa ẩm thực truyền thống Việt Nam, vai trò, vị thế của văn hóa ẩm
thực trong hoạt động kinh doanh lữ hành, giới thiệu các chương trình du lịch
ẩm thực đã được các công ty du lịch triển khai trên thực tế. Đồng thời, đưa ra
những ý kiến đề xuất nhằm phát huy hơn nữa những đặc trưng của di sản
văn hóa này trong hoạt động du lịch.
Trong xu thế phát triển đa dạng trong nhu cầu du lịch, ẩm thực không
còn chỉ đóng vai trò là yếu tố hỗ trợ, phục vụ cho nhu cầu của khách về ăn
uống đơn thuần mà đã trở thành mục đích của các chuyến du lịch. Thực tế,
nhiều doanh nghiệp lữ hành trên thế giới đã tổ chức những chương trình du
lịch ẩm thực với mục đích chủ yếu phục vụ nhu cầu du khách về thưởng thức
những hương vị truyền thống đặc sắc tại các điểm du lịch.
Xuất phát từ lý do đó, trong những năm gần đây văn hoá ẩm thực đã trở
thành một trong những yếu tố được khai thác và sử dụng trong hoạt động xúc
tiến thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc sử dụng các yếu tố
ẩm thực để tổ chức các hoạt động xúc tiến thu hút khách du lịch hiện nay còn
nhiều vấn đề cần phải cải tiến để phù hợp hơn với nhu cầu và đáp ứng hiệu
quả hơn hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch.
1. Khái quát chung


1.1

Khái quát về hoạt động kinh doanh lữ hành.

1.1.1 Khái niệm lữ hành và hoạt động kinh doanh lữ hành.
Theo tiếp cận của các nhà kinh doanh du lịch ở Việt Nam thì lữ hành
được hiểu là: “ việc thực hiện chuyến đi du lịch, theo kế hoạch, lộ trình,
chương trình đã định trước” . Như vậy, hoạt động kinh doanh lữ hành có
nghĩa là hoạt động cung cấp chuyến đi du lịch với mục đích sinh lợi. Kinh
2


doanh lữ hành (tour operators) là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị
trường, thiết lập các chương trình du lịch chọn gói, hay từng phần, quảng cáo
và bán các chương trình du lịch này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian
hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du
lịch. Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được tổ chức mạng lưới lữ hành .
1.1.2 Sản phẩm lữ hành
- Sản phẩm lữ hành có tính chất tổng hợp: sản phẩm lữ hành là sự kết
hợp của nhiều dịch vụ như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn
uống... của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh. Sản
phẩm lữ hành là các chương trình du lịch trọn gói (package tour) hay từng
phần, khách hàng phải trả tiền trọn gói các dịch vụ trong chương trình du lịch
trước khi đi du lịch.
- Sản phẩm lữ hành không đồng nhất giữa các lần cung ứng do chất
lượng dịch vụ cấu thành phụ thuộc vào tâm lý, trạng thái tình cảm của cả
người phục vụ lẫn người cảm nhận. Mà các yếu tố đó thì lại thay đổi và chịu
tác động của nhiều nhân tố trong những thời điểm khác nhau.
- Sản phẩm lữ hành bao gồm các hoạt động điễn ra trong cả một quá
trình từ khi đón khách theo yêu cầu, cho đến khi khách trở lại điểm xuất phát

gồm:
+ Những hoạt động đảm bảo nhu cầu của chuyến đi nhu cầu giải trí,
tham quan.
+ Những hoạt động đảm bảo nhu cầu thiết yếu của khách chuyến đi như
đi lại, ăn ở, an ninh...
- Không giống như ngành sản xuất vật chất khác, sản phẩm lữ hành
không bảo quản, lưu kho, lưu bãi được và giá của sản phẩm lữ hành có tính
linh động cao.

3


- Chương trình du lịch trọn gói được coi là sản phẩm đặc trưng trong
kinh doanh lữ hành. Một chương trình du lịch trọn gói có thể được thực hiện
nhiều lần vào những thời điểm khác nhau.
1.1.3 Đặc điểm về mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong kinh
doanh lữ hành.
- Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hành diễn ra trong cùng
một thời gian. Trong kinh doanh lữ hành, chúng ta chỉ tiến hành phục vụ
khách du lịch khi có sự có mặt của khách trong quá trình phục vụ.Có thể xem
khách hàng là yếu tố “nguyên liệu đầu vào” trong quá trình kinh doanh lữ
hành. Vì thế trong kinh doanh lữ hành sản phẩm không thể sản xuất trước.
- Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hành diễn ra trong cùng
một không gian. Các sản phẩm lữ hành không thể vận chuyển mang đến tận
nơi để phục vụ khách hàng. Khách hàng chỉ có thể thoả mãn nhu cầu khi vận
động gặp gỡ. Như vậy, khách hàng là bộ phận tham gia trực tiếp không thể
tách rời từ quá trình sản xuất.
Ngoài ra những đặc điểm trên, hoạt động kinh doanh lữ hành còn phụ
thuộc khá nhiều vào yếu tố tự nhiên, quỹ thời gian nhàn rỗi, trình độ dân trí
cũng như phụ thuộc vào thu nhập của người dân. Từ những đặc điểm cơ bản

trên cho thấy việc kinh doanh lữ hành rất dễ gặp rủi ro, nó đòi hỏi các công ty
lữ hành phải có mối quan hệ rộng với các đối tác, các nhà cung ứng tin cậy có
đội ngũ nhân viên lành nghề.
1.1.4 Nội dung của hoạt động kinh doanh lữ hành.
Nội dung đặc trưng và cơ bản nhất của hoạt động kinh doanh lữ hành
đó chính là kinh doanh các chương trình du lịch trọn gói. Hoạt động kinh
doanh lữ hành bao gồm 4 nội dung như sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu thị trường và tổ chức thiết kế các chương trình
du lịch.

4


Nghiên cứu thị trường thực chất là việc nghiên cứu sở thích, thị hiếu,
quỹ thời gian nhàn rỗi, thời điểm và nhu cầu, đặc điểm tiêu dùng, khả năng
thanh toán của du khách. Nghiên cứu thị trường là nghiên cứu các yếu tố cung
về du lịch trên thị trường (nguyên cứu về tài nguyên du lịch, khả năng tiếp
cận các điểm hấp dẫn du lịch, khả năng đón tiếp của nơi đến du lịch) và các
đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường. Trên cơ sở đó, sẽ tiến hành để tổ
chức sản xuất các chương trình du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của tập khách
hàng mà doanh nghiệp lựa chọn. Việc tổ chức sản xuất các chương trình du
lịch phải tuân thủ theo quy trình bao gồm bốn bước sau:
- Bước 1: Thu thập đầy đủ các thông tin về tuyến điểm tham quan, giá
trị của tuyến điểm đó, phong tục tập quán và các thông tin có liên quan đến
việc tổ chức các chuyến đi như: loại hình phương tiện vận chuyển, loại hình
cơ sở lưu trú và chất lượng, giá cả các dịch vụ các thông tin khác như thủ tục
hải quan, vi sa, đổi tiền, chế độ bảo hiểm cho khách...
- Bước 2: Sơ đồ hoá tuyến du lịch, lên kế hoạch và lịch trình chi tiết về
các tuyến điểm, độ dài tour, địa điểm xuất phát, phương tiện vận chuyển và
các dịch vụ ăn nghỉ. Việc thiết kế hành trình du lịch đòi hỏi các doanh nghiệp

phải cân nhắc kỹ lưỡng về tính khả thi của chương trình, thông qua việc
nghiên cứu và khảo sát thực địa, hợp đồng với các đối tác cung cấp dịch vụ.
- Bước 3: Định giá chương trình du lịch phải căn cứ vào tổng chi phí
chương trình du lịch bao gồm chi phí cố định (giá vận chuyển, quảng cáo,
quản lý, hướng dẫn viên) và các chi phí biến đổi khác( ăn, ngủ, bảo hiểm,
tham quan…) và lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp. Mức giá trọn gói
chương trình du lịch nhỏ hơn mức giá các dịch vụ cung cấp trong chương
trình du lịch, việc tính giá phải đảm bảo tính đúng, tính đủ để có thể trang trải
các chi phí bỏ ra cũng như mang lại lợi nhuận cần thiết cho doanh nghiệp và
có khả năng hấp dẫn thu hút khách hàng.

5


- Bước 4: Viết thuyết minh cho chương trình du lịch, ứng với mỗi
chương trình du lịch thì phải có một bản thuyết minh. Một điểm quan trọng
trong bản thuyết minh là phải nêu lên giá trị của tuyến, điểm du lịch. Bản
thuyết minh phải rõ ràng, chínhxác, có tính hình tượng, có tính biểu cảm
nhằm phản ánh và nâng cao chất lượng và giá trị các điểm đến.
Thứ 2: Quảng cáo và tổ chức bán
Sau khi xây dựng và tính toán giá xong một chương trình du lịch các
doanh nghiệp cần tiến hành quảng cáo và chào bán.Trong thực tế mỗi doanh
nghiệp có cách trình bày chương trình của mình một cách khác nhau. Tuy
nhiên, những nội dung chính cần cung cấp cho một chương trình du lịch trọn
gói bao gồm: tên chương trình, mã số, độ dài thời gian, mức giá, hành trình
theo ngày. Các khoản không bao gồm giá trọn gói như đồ uống, mua bán đồ
lưu niệm và những thông tin cần thiết khác tuỳ theo đặc điểm riêng của
chương trình du lịch. Chương trình du lịch là sản phẩm không hiện hữu,
khách hàng không có cơ hội thử trước khi quyết định mua. Do đó quảng cáo
có một vai trò rất quan trọng và cần thiết nhằm khơi dậy nhu cầu, thuyết phục,

giúp khách hàng lựa chọn và thúc đẩy quyết định mua. Các phương tiện
quảng cáo du lịch thường được áp dụng bao gồm: Quảng cáo bằng ấn phẩm,
quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng,...
Doanh nghiệp tổ chức bán chương trình du lịch của mình thông qua hai
hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Bán trực tiếp nghĩa là các doanh nghiệp lữ
hành trực tiếp bán các chương trình du lịch của mình cho khách hàng. Doanh
nghiệp quan hệ trực tiếp với khách hàng thông qua các hợp đồng bán
hàng.Bán gián tiếp tức là doanh nghiệp lữ hành uỷ quyền tiêu thụ các chương
trình du lịch của mình cho các đại lý du lịch. Doanh nghiệp quan hệ với các
đại lý du lịch thông qua các hợp đồng uỷ thác.
Thứ ba: Tổ chức thực hiện chương trình du lịch du lịch theo hợp đồng
đã ký kết.
6


Bao gồm quá trình thực hiện các khâu: tổ chức tham quan, vui chơi giải
trí, mua sắm, làm các thủ tục hải quan, bố trí ăn ở, đi lại. Để tổ chức thực hiện
các chương trình du lịch doanh nghiệp cần có những chuẩn bị nhất định về:
Hướng dẫn viên, các thông tin về đoàn khách, các lưu ý về hành trình và các
yếu tố cần thiết khác. Trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch
hướng dẫn viên sẽ là người chịu trách nhiệm chính. Vì vậy hướng dẫn viên
phải là người có khả năng làm việc độc lập, có trình độ nghiệp vụ, phải có
những kiến thức hiểu biết về lịch sử, văn hoá, chính trị, kinh tế, luật pháp và
những hiểu biết nhất định về tâm lý khách hàng, về y tế... để ứng xử và quyết
định kịp thời các yêu cầu của khách và đảm bảo chương trình du lịch được
thực hiện theo đúng hợp đồng.
Hướng dẫn viên sẽ phải thực hiện việc giao dịch với các đối tác dịch vụ
trong việc cung cấp dịch vụ theo đúng hợp đồng đảm bảo thực hiện hành trình
du lịch đã ký kết (giúp khách khai báo các thủ tục có liên quan đến chuyến đi,
sử lý kịp thời các tình huống phát sinh...) cung cấp các thông tin cần thiết cho

khách về phong tục tập quán, nơi đến, mạng lưới giao thông các dịch vụ vui
chơi giải trí ngoài chương trình... Giám sát các dịch vụ cung cấp và báo cáo
kịp thời các vấn đề phát sinh trong chương trình du lịch để xin ý kiến cấp
quản lý có thẩm quyền giải quyết.
Thứ tư: Thanh quyết toán hợp đồng và rút kinh nghiệm về thực hiện
hợp đồng
Sau khi chương trình du lịch đã kết thúc, doanh nghiệp lữ hành cần làm
thủ tục thanh quyết toán hợp đồng trên cơ sở quyết toán tài chính và giải
quyết các vấn đề phát sinh còn tồn tại tiến hành rút kinh nghiệm về thực hiện
hợp đồng. Khi tiến hành quyết toán tài chính doanh nghiệp thường bắt đầu từ
khoản tiền tạm ứng cho người dẫn đoàn trước chuyến đi, đến các chi tiêu phát
sinh trong chuyến đi và số tiền hoàn lại doanh nghiệp. Trước khi quyết toán
tài chính người dẫn đoàn phải báo cáo tài chính với các nhà quản trị điều hành
7


khi được các nhà quản trị chấp thuận. Sau đó sẽ chuyển qua bộ phận kế toán
của doanh nghiệp để thanh toán và quản lý theo nghiệp vụ chuyên môn. Sau
khi thực hiện chương trình du lịch xong, doanh nghiệp lữ hành sẽ lập những
mẫu báo cáo để đánh giá những gì khách hàng ưa thích và không ưa thích về
chuyến đi để từ đó rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục cho chương
trình du lịch tiếp theo. Các mẫu báo cáo này thường được thiết lập từ những
phiếu điều tra được doanh nghiệp in sẵn phát cho khách hàng để khách hàng
tự đánh giá về những ưu nhược điểm của những chương trình du lịch mà họ
vừa tham gia. Tất cả các báo cáo trên được các nhà quản lý điều hành và
người thiết kế chương trình nghiên cứu để đưa ra những điều chỉnh và thay
đổi cho chương trình. Những thay đổi đó có thể áp dụng ngay cho các chuyến
đi tiếp theo hoặc cho mùa vụ du lịch sau.
1.2 Khái quát về văn hóa ẩm thực Việt Nam
Ẩm thực Việt Nam mang những nét văn hóa riêng với ba miền Bắc,

Trung và Nam. Mỗi vùng miền có những món ăn mang đậm nét địa phương,
chịu nhiều ảnh hưởng của tập quán dân cư và các điều kiện tự nhiên phong
phú, tạo ra sự đa dạng cho văn hoá ẩm thực của cả nước.
Văn hóa ẩm thực Việt Nam còn được hình thành và phát triển gắn với
sự phát triển của xã hội. Món ăn Việt ngày nay, do đã trải qua quá trình phát
triển lâu dài của lịch sử dân tộc rất đa dạng, hài hòa. Có những món ăn thuần
Việt, có những món ăn ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, văn hóa ẩm thực
Pháp và cả văn hóa ẩm thực Ấn Độ ...
Thông qua sự giao thương giữa các quốc gia mà món ăn Việt Nam chịu
ảnh hưởng của cách thức chế biến của Ấn Độ với những gia vị đặc trưng, các
món ăn đặc trưng. Giai đoạn lịch sử gần 1000 năm Bắc thuộc đã cho thấy
không chỉ có chữ viết mà các tập quán ăn uống, chế biến cũng bị ảnh hưởng
từ Trung Quốc, tạo nên một hệ thống các món ăn mang nét văn hóa ẩm thực
Trung Quốc. Bên cạnh đó, với gần 100 năm dưới chế độ thuộc địa của Pháp,
8


các món ăn Việt Nam lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ cách thức chế biến của
người Pháp với đặc trưng rất nhiều loại sốt, nước dùng.
Trong giai đoạn hiện nay, bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế đang diễn ra sâu rộng, văn hóa ẩm thực Việt lại càng có nhiều điều
kiện để tiếp biến và phát triển.
Văn hóa ẩm thực được cấu thành cơ bản bởi các yếu tố hữu hình và vô
hình. Trong đó, hình thức thể hiện mang tính phi vật chất của hoạt động ẩm
thực là: những nghi thức, cách thức thực hiện hoạt động ẩm thực; cách thức
lựa chọn nguyên liệu, gia vị trong chế biến; cách thức sắp xếp cơ cấu bữa ăn
trong ngày...
Yếu tố hữu hình bao gồm các món ăn thức uống đã hình thành và phát
triển và định hình với những đặc điểm rất đa dạng và phong phú. Trong hệ
thống các món ăn Việt Nam tồn tại bốn loại chính:

- Món ăn thuần Việt, những món ăn này mặc dù trải qua nhiều biến cố
thăng trầm của lịch sử, vẫn không thay đổi, mang đậm nét Việt Nam.
- Món ăn ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Trung Quốc: cách thức chế
biến sử dụng nhiều mỡ hoặc dầu thực vật đã ảnh hưởng mạnh mẽ từ Trung
Quốc, cách điều vị đặc trưng (dùng các vị thuốc bắc).
- Món ăn ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Pháp: cách thức chế biến có
sử dụng các loại sốt. Các món ăn được sử dụng nhiều loại sốt và nước dùng:
sốt chua ngọt, sốt chua cay, nước dùng trong.
- Món ăn ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Ấn Độ và các nước Đông
Nam Á do chịu ảnh hưởng của các gia vị có nguồn gốc từ Ấn Độ. (3, tr.29).
Các nét văn hóa ẩm thực, đặc biệt là cách thức chế biến, điều vị và các
giá trị về mặt cảm quan được người Việt tiếp thu và thay đổi cho phù hợp với
nhu cầu, điều kiện sống và sở thích. Mặc dù văn hóa ẩm thực chịu ảnh hưởng
từ Trung Quốc nhưng món ăn không có quá nhiều chất béo trong chế biến.
Mặt khác, văn hóa ẩm thực Việt chịu ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Pháp
9


nhưng không quá cầu kỳ trong việc sử dụng các loại sốt như người Pháp; chịu
ảnh hưởng của Ấn Độ, Thái Lan... nhưng vị của món ăn không quá cay...
Món ăn Việt Nam được chế biến theo nguyên tắc hài hòa âm dương.
Đặc điểm này được Trần Ngọc Thêm (5, tr. 369) cho rằng người Việt Nam
phân biệt thức ăn theo năm mức âm dương, ứng với ngũ hành: Hàn (Thủy),
nhiệt (Hỏa), ôn (Mộc), lương (Kim) và bình (Thổ). Để tạo ra sự hài hòa âm
dương đó, có vai trò của nhiều loại gia vị khác nhau: chua, cay, mặn, ngọt và
các loại rau gia vị khác.
Các món ăn miền Bắc có vị tương đối hài hoà giữa cay, chua, mặn,
ngọt. Món ăn miền Trung có vị cay nóng và mặn. Món ăn miền Nam có vị
cay, ngọt và béo ngậy của nước cốt dừa. Các đặc điểm khác biệt này do ảnh
hưởng của khí hậu vùng miền.

Cách thức ăn uống của người Việt cũng có những khác biệt so với hầu
hết các quốc gia trên thế giới. Đặc điểm ăn chung mâm, sử dụng nước chấm
chung, ăn bằng đũa... đã thể hiện cách thức ăn uống mang đậm nét truyền
thống văn hóa dân tộc.
Các loại đồ uống cũng rất đa dạng phong phú, thể hiện theo mùa, gắn
với hiện trạng thời tiết và với những điều kiện về thiên nhiên và phong tục tập
quán theo từng vùng miền.
1.3

Văn hóa ẩm thực trong hoạt động kinh doanh lữ hành
Trong thực tế, không phải lúc nào văn hóa ẩm thực cũng được sử dụng

trong các hoạt động kinh doanh lữ hành, tuy nhiên văn hóa ẩm thực có những
vai trò nhất định và góp phần tạo nên thành công cho hoạt động xúc tiến, làm
tăng hiệu quả của hoạt động này. Vai trò đó được thể hiện qua những điểm
sau:
- Văn hóa ẩm thực là một yếu tố cấu thành của hoạt động tuyên truyền
để thu hút khách du lịch.

10


Văn hóa ẩm thực được chắt lọc qua các món ăn, đồ uống đặc trưng và
cách thức ăn uống tiêu biểu là một yếu tố cấu thành của hoạt động xúc tiến
quảng bá du lịch, cung cấp thông tin, tạo cơ hội cho khách du lịch được trải
nghiệm những khía cạnh văn hóa truyền thống và từ đó kích thích nhu cầu đi
du lịch của khách.
- Văn hóa ẩm thực góp phần đa dạng hóa, tăng sức hấp dẫn cho hoạt
động kinh doanh lữ hành.
Bên cạnh nhiều hoạt động trải nghiệm có thể được tổ chức như tham

gia làm đồ thủ công mỹ nghệ, tham gia diễn xướng các loại hình văn hóa nghệ
thuật truyền thống, một hoạt động mà khách có nhiều cơ hội trải nghiệm, đó
là tham gia chế biến và thưởng thức các món ăn truyền thống dân tộc.
- Văn hóa ẩm thực truyền thống là một nội dung thông tin quan trọng.
Hoạt động kinh doanh lữ hành không chỉ là việc cung cấp thông tin đơn
thuần mà cần phải có nhiều nội dung khác nhau để tạo ra một hệ thống các
hoạt động mang tính tổng hợp tác động đến tâm lý, kích thích tính tò mò và
kích cầu khách du lịch tiềm năng.
Thông tin tuyên truyền du lịch được khách du lịch quan tâm rất đa
dạng, cụ thể là khách sạn, điểm du lịch, cảnh quan, các phương tiện vận
chuyển, điều kiện giao thông, và yếu tố ẩm thực (thể hiện qua danh mục các
món ăn). Như vậy, thông tin về vấn đề ăn uống không kém phần quan trọng vì
nhiều khách du lịch rất quan tâm đến vấn đề này.
2 Vị thế của ẩm thực trong hoạt động kinh doanh lữ hành:
Du khách đi du lịch là tách khỏ môi trường sống hàng ngày của mình
để đến với những miền đất mới để nghỉ ngơi, thư giãn, thăm thú khám phá
những điều mới lạ mà nơi cư trú của mình không có để nâng cao hiểu biết, tự
hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên con người không thể tách khỏi nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày la nhu cầu cơ bản cấp thiết để con người có thể tồn tạ được.
Du khách không thể đi du lịch mà không ăn uống, vì vậy ăn uống là 1 trong
11


những điều kiện cần thiết không thể thiếu để tạo nên một sản phẩm du lịch.
Cũng giống như di tích lễ hội, các làng nghề truyền thống...Ẩm thực Việt
Nam là 1 nguồn nguyên liệu tạo nên sản phẩm du lịch mang đậm nét văn hóa
Việt Nam, góp phần làm phong phú, đa dạng cho các loại hình du lịch. Đối
với khách phương Tây nơi phát triển thịnh hành của nền văn hóa ẩm thực
công nghiệp với những món ăn nhanh và những bữa ăn tranh thủ bên tay lái ô
tô hoặc bên bàn phím máy tính thì ẩm thực Việt Nam thực sự là 1 điều hấp

dẫn. Họ thích không chỉ vì sự khác lạ với những món ăn công nghiệp của họ
mà còn là những đặc trưng ẩm thực Việt Nam như tính tổng hợp, tính cộng
đồng, tính triết lý, tính thẩm mỹ, tính biểu trưng.
Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều chương trình du lịch khám phá ẩm
thực Việt Nam như công ty Mỹ Á đã mở 1 chương trình hướng dẫn nấu ăn
cho khách có tên :” Viet Nam lookery center” . Du khách được nấu các món
ăn Việt Nam trong 1 buổi và thưởng thức thành quả lao động của chính mình.
Chương trình có nhân viê giúp khách đo chợ, phụ bếp. Đây chính là cách giúp
khách tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Việt Nam, đồng thời tạo cho họ những kỉ
niệm thú vị, ẩn tượng tốt đẹp về Việt Nam.
Như chúng ta đã biết con người đi du lịch ngoài nhu cầu khám phá các
giá trị vă hóa nơi họ đến. Đặc biệt là với loại hình du lịch văn hóa bằng việc
thưởng thức những món ăn truyền thống những món ăn bản địa. Nhu cầu này
của du khách đã được đáp ứng. Đó là những món ăn mang phong vị quê
hương, vùng miền , là sản phẩm riêng của vùng.
Mặt khác, mỗi món ăn đều chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc.
Do vậy việc thưởng thức món ăn chính là việc thẩm nhận các giá trị văn hóa,
tất cả những điều trên sẽ tạo nên những ấn tượng mạnh và bền vững cho tâm
trí du khách. Đây là những thứ dễ gây ấn tượng cho khách không chỉ vì tính
độc đáo mà còn vì: “con đường tới trái tim phải đi qua dạ dày”

12


Cũng chính vì thế mà ẩm thực Việt Nam còn trở thành 1 phương tiện
quảng bá cho du lịch Việt Nam, đất nước, con người Việt Nam, góp phần đa
dạng hóa hình thức quảng bá du lịch. Bởi vì qua ẩm thực chúng ta có thể hiểu
được văn hóa Việt Nam, đời sống kinh tế-xã hội, phương cách ứng xử, và đó
chính là nét tạo nên du lịch Việt Nam.
Như vậy có thể khẳng định ẩm thực Việt Nam là nguồn nguyên liệu có

giá trị tạo ra sản phẩm độc đáo mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, cho
ngành du lịc, cho xã hội và quốc gia, là 1 phương tiện quảng cáo hữu hiệu thu
hút khách du lịch đến với Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
dịch vụ, đóng vai trò hàng đầu của cả nước.
3 Giới thiệu các chương trình du lịch ẩm thực đã được các công ty
du lịch triển khai trên thực tế.
3.1 Chương trình“Ẩm thực xuyên Việt"
3.1.1 Nội dung thưc hiện :
Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist đã tổ chức tour “Ẩm thực xuyên
Việt” cho đoàn 68 khách quốc tịch Hồng Kông và Trung Quốc với nhân vật
chính là vua bếp Martin Yan nổi tiếng với biệt danh Yan Can Cook với các
show trình diễn món ăn trên truyền hình. Chương trình thành công, tạo dấu ấn
đặc biệt với du khách khi có sự sắp xếp hợp lý giữa điểm tham quan, vui chơi
giải trí và các “show” trình diễn của Yan Can Cook để du khách được dịp
khám phá các vi diệu của ẩm thực Việt.
Loại hình tour du lịch kết hợp ẩm thực không chỉ dành riêng cho khách
quốc tế mà đối tượng còn có những du khách Việt kiều.
Tại khu du lịch Sài Gòn – Phú Quốc (Kiên Giang): trong thời gian
qua khi đưa ra tour đã thu hút không ít du khách Việt kiều bên cạnh khách
quốc tế, chương trình hấp dẫn du khách bằng các hình thứcnhư :
Đầu bếp cùng hướng dẫn khách ra chợ chọn thực phẩm, gia vị, sau đó
về chính tay đầu bếp hướng dẫn du khách có ướp, chế biến và nấu. Được tự

13


tay thưởng thức các món ăn Việt do chính mình thực hiện, đã tạo ra cảm giác
thú vị đối với du khách.
Tại các khu du lịch Mũi Né:trong thời gian qua cũng đã áp dụng hình
thức này, góp phần không nhỏ trong việc tạo hấp dẫn trong chuyến trải

nghiệm của du khách.
Tại các khách sạn lớn tại TP.HCM như Rex, Majestic, Continental…
cũng đưa loại hình này vào chương trình sự kiện ẩm thực của mình.
Tại khách sạn Rex, hình thức “Cooking show” tại nhà hàng Cung
Đình rất được du khách Mỹ, Nhật, Châu Âu yêu thích. Với nội dung như :
Mỗi khách bỏ ra 8 USD sẽ được thưởng thức bữa trưa được phục vụ
thịnh soạn với 6 món ăn từ khai vị đến tráng miệng, trong 6 món trong thực
đơn đầu bếp sẽ hướng dẫn thực hiện một món ngay tại chỗ. Tùy theo ngày mà
món đó có thể là chả giò, cá cuốn chiên giòn, bánh tôm Hồ Tây, bánh khoái,
gỏi bưởi hoặc gỏi hành hương. Có nhiều phu nhân của các chính khách đã
tham gia chương trình này tại Rex.
Tại nhà hàng Cyclo Cafe của Majestic cũng đưa ra chương trình này
phục vụ khách quốc tế và Việt kiều.
Trong khi đó tại khách sạn Continental với các show dạy nấu ăn của
bếp trưởng Châu Tấn Hiệp cũng được nhiều du khách đánh giá cao, trong đó
không ít du khách tự học các món ăn Việt Nam để về nước họ nấu đại bạn bè
hoặc mở nhà hàng Việt kinh doanh.
3.1.2. Kết quả
Thông qua các chương trình ẩm thực được xây dựng tại công ty lữ hành
Saigontuorist, các nhà hàng , khách sạnthì : Các món ăn thuần Việt Nam đang
được rất nhiều khách quốc tế ưa chuộng vì không chỉ vì vị ngon, hương vị lạ,
mà còn ít chất béo và tốt cho sức khoẻ. Chính vì vậy, tour sẽ tiếp tục là sản
phẩm thu hút khách quốc tế, góp phần vào sự đa dạng sản phẩm du lịch nước
ta.
14


3.2 Lễ hội Ẩm thực "Sài Gòn - Ăn và Uống"
3.2.1 Nội dung thực hiện :
Từ ngày 21/12/2004 – 01/1/2005, một sự kiện lễ hội ẩm thực lớn tại

TP.HCM sẽ do hệ thốngnhà hàng, khách sạn Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn
(Saigontourist) thực hiện. Chủ đề lễ hội ẩm thực lần này mang tên “Sài Gòn
ăn & uống”.
Địa điểm tổ chức tại công viên 30/4, trước dinh Thống Nhất, nằm trên
trục đường Lê Duẩn – công xã Paris – Hàn Thuyên – Pasteur. Diện tích tổ
chức khu ẩm thực khoảng 5.000 m2.
Có 12 nhà hàng, khách sạn trực thuộc hệ thống Saigontourist tham gia
trong chương trình “Sài Gòn ăn và uống”, đó là: khách sạn Grand, khách sạn
Đồng Khánh, khách sạn Quê Hương, khách sạn Thiên Hồng, khách sạn Bát
Đạt, khách sạn Bông Sen, khách sạn Oscar, khách sạn Kim Đô, khách sạn
Continental, nhà hàng thuộc công ty du lịch sinh thái Cần Giờ, nhà hàng
thuộc khu du lịch rừng Madagui và nhà hàng Ái Huê thuộc công ty dịch vụ du
lịch Chợ Lớn.
Hấp dẫn của chương trình phải kể đến cuộc ra quân của khoảng 200
món ăn theo phong cách Á, đặc biệt loại hình ẩm thực dân gian 3 miền được
chọn lọc đa dạng, phong phú, như: bún riêu, mực nướng muối ớt, gỏi ngó sen
tôm thịt, cá cuốn lá dứa hấp, phở, nem nướng Thủ Đức, tôm nướng mật ong,
chả cua, súp mimosa, chả cá cần Giờ, tôm sắt nướng, gỏi kìm khô cá hú, ba
khía rang me, các loại fast-food... cùng nhiều thức uống cũng không kém
phần hấp dẫn, như đậu hủ, nước ép dưa hấu, sương sâm, sương sáo, hạt lựu,
chè sữa phục linh Hồng Kông... Vé bán theo hình thức coupon, tối thiểu 5.000
đồng/coupon. (Coupon là phiếu giảm giá được định nghĩa để giới thiệu 1
chương trình, sản phẩm hoặc dịch vụ đang khuyến mại. Coupon được sử
dụng trong tất cả nghành nghề dịch vụ có thể mua bán và trao đổi nhằm

15


mục đích thương mại hóa sản phẩm theo mô hình marketting riêng từng
sản phẩm hoặc dịch vu.)

Ngoài hoạt động ẩm thực, “Sài Gòn ăn và uống” còn phục vụ thực
khách những chương trình văn nghệ dân gian Việt Nam.
Bên cạnh đó, cũng tại khu vực tổ chức lễ hội ẩm thực, những công ty
kinh doanh lữ hành thuộc hệ thống Saigontourist như công ty dịch vụ lữ hành
Saigontourist, Fiditourist, Chợ Lớn Tourist, công ty du lịch Rừng Madagui,
công ty Du lịch Sinh Thái Cần Giờ, khu du lịch Sài Gòn – Côn Đảo giới thiệu
đến du khách những chương trình tour, tuyến trong và ngoài nước hấp dẫn
diễn ra trong những ngày cuối năm 2004, đầu năm 2005, đặc biệt trong đợt
này một số công ty lữ hành đưa ra các hình thức khuyến mãi, giảm giá dành
cho du khách.
3.2.2 Kết quả
Tổ chức các chương trình lễ hội văn hóa ẩm thực là một trong những
thế mạnh của các nhà hàng, khách sạn Saigontourist. Trong năm 2004,
Saigontourist đã tổ chức thành công các chương trình lễ hội văn hóa ẩm thực
quy mô dành cho công chúng, như Liên hoan Văn hóa Nghệ thuật Dân gian
2004 dịp 30/4, Lễ hội Giao lưu Văn hóa Du lịch Việt – Nhật giữa tháng 11
vừa qua.
Trong đợt tổ chức lễ hội ẩm thực là dịp để quảng bá thương hiệu của
Saigontourist và các đơn vị trực thuộc, đặc biệt góp phần tạo những sự kiện
văn hóa ẩm thực hấp dẫn trong thời điểm cuối năm, phục vụ thực khách trong
và ngoài nước.
3.3. Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist tổ chức tour ăn Tết cho
khách nước ngoài “ Tây ăn tết ta ”
3.3.1 Nội dung thực hiện
Nhân dịp Tết nguyên đán, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist triển
khai tour ‘Tây ăn Tết ta’ tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 01 - 04 Tết ÂL
16


(7/2 - 10/2/2008) và tại Mỹ Tho từ 23 - 30 tháng Chạp (30/1 - 6/2/2008). Đây

là năm thứ 6 liên tiếp, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist tổ chức
chương trình tour đặc biệt này cho các du khách quốc tế tại thành phố Hồ Chí
Minh.
Theo tour ‘Tây ăn Tết ta’tại thành phố Hồ Chí Minh để cảm nhận
hương vị Tết của người dân Nam Bộ với những sắc màu rực rỡ của Hội hoa
Xuân Tao Đàn. Theo chương trình, du khách sẽ đến nhà dân, cùng chia sẻ
những lời chúc may mắn đầu năm và thưởng thức các món ăn ngày Tết, và
cùng với người dân Việt Nam cầu chúc may mắn và hạnh phúc tại Chùa Thiên
Hậu, chùa Xá Lợi, chùa Giác Lâm, Lăng Ông (tùy theo chương trình). Đặc
biệt, du khách sẽ có 1 tiếng đồng hồ đi xích lô tham quan China town với
những điệu múa lân và các trò chơi dân gian. Giá tour: 30USD/khách.
Với tour Tết tại Đồng bằng sông Cửu Long (Mỹ Tho), du khách sẽ
có khoảng thời gian tuyệt vời khi tham quan vườn hoa Lạc Hồng - hội hoa
xuân và chùa Vĩnh Trang với không khí chuẩn bị đón tết đặc trưng của người
dân miền sông nước, đến thăm nhà dân trong khuôn viên vườn trái cây và học
cách gói bánh Tét. Ngoài ra, du khách sẽ tham quan chợ dưa hấu nổi tiếng của
miền Tây, và nghe nhạc tài tử, ăn trưa tại một nhà dân trên cù lao Thới Sơn.
Giá tour: 40USD/khách. (29/1).
3.3.2. Chương trình “Tour học nấu ăn tại gia”.
Chị Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân - một đầu bếp nổi tiếng, người hướng dẫn
nấu ăn trên truyền hình TP Hồ Chí Minh đã có hơn mười năm dạy nấu ăn cho
du khách nước ngoài. Căn nhà của chị (số 344/493 đường Cách Mạng Tháng
Tám, phường 5, Tân Bình) như một studio với 25 bếp và nhiều "đạo cụ", có
thể dạy nấu ăn cùng lúc cho 35 người. Trung bình mỗi tháng, chị Vân dạy nấu
ăn cho 10-25 đoàn khách, có đoàn hai người, đoàn 30 người. Chị Vân dẫn
khách đi chợ Bến Thành - nơi có đầy đủ các loại thực phẩm, đến chợ Bình
Tây, chợ An Đông chị không chỉ hướng dẫn khách mua thực phẩm mà còn
17



giới thiệu với họ nét văn hóa chợ sỉ Việt Nam. Tích lũy nhiều kiến thức, ưu
thế vốn là một giáo viên dạy văn, giỏi tiếng Anh... đã giúp những bài học nấu
ăn của chị phong phú, có hồn hơn.
Theo chị Vân, hiện nay ẩm thực Việt Nam được nhiều thực khách quốc
tế ưa thích, được xếp loại "ẩm thực sức khỏe" do món ăn Việt Nam nhẹ, ít
béo, nhiều rau, gia vị không tạp. Cách ăn, món nào ăn với rau nào, nước chấm
gì, mấy chục loại rau, củ đều có thể làm gỏi, mấy chục loại nước chấm, cách
trình bày món ăn... với du khách là cả một sự khám phá.
3.4 Học nấu ăn tại Hội An
Tai đây, các nhà hàng đã khai thác nguồn khách thông qua các chương
trình ẩm thực như:
3.4.1 Nhà hàng Red Bridge Hội An
Nhà hàng Red Bridge nằm giữa dòng sông Thu Bồn thơ mộng, từ thị
trấn Hội An, du khách ngồi thuyền ngược sông khoảng 20 phút. Đến với nhà
hàng là khoảng thời gian du khách tận hưởng vẻ đẹp của dòng sông Thu Bồn
tuyệt đẹp. Với không gian và kiến trúc mở, các loại rau thơm, nguyên liệu gần
như được lấy từ khu vườn của chính nhà hàng. Du khách tham gia học nấu ăn
ở Red Bridge có thể lựa chọn chương trình nửa ngày bắt đầu vào buổi sáng
hoặc buổi chiều hay chương trình cả ngày kết hợp thăm quan, hái rau ở làng
rau Trà Quế, nơi trồng các loại rau sạch ở Hội An.
3.4.2 Nhà Hàng Morning Glory
Nhà hàng Morning Glory nằm trong trung tâm phố cổ Hội An với lối
kiến trúc pháp cổ kính, sang trọng. Morning Glory là một nơi tuyệt vời để
thực hành các món ăn đường phố nổi tiếng của Hội An như Cao Lầu, Bánh
Khoái hay bánh bèo. Với không gian ấm cúng, sang trọng, đây là một trong
những địa điểm thú vị đối với du khách muốn tham gia học nấu ăn ở Hội An.
Để biết thêm thông tin tour du lịch nấu ăn ở Hội An hay thông tin cần
thiết khách cho chuyến đi của bạn đến Hội An vui lòng liên hệ với chúng tôi.
18



Asian Essence Tours với sự hiểu biết sâu sắc nhất về từng vùng miền của Việt
Nam, có thể giúp bạn xây dựng một chương trình tour phù hợp đúng với nhu
cầu, sở thích của bạn.
3.5 Chương trình: “ Ẩmthực OSK Việt Nam”.
3.5.1 Nội dung:
Chào mừng 68 năm ngày Quốc khánh nước Cộng xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và đón nhận TP. VũngTàu là đô thị loại I thuộc tỉnh, đồng thời thúc đẩy
quảng bá văn hóa ẩm thực cùng các món ăn đặc sắc của địa phương và tạo sân
chơi cho du khách cũng như dân địa phương, UBND thành phố Vũng Tàu tổ
chức Lễ hội ẩm thực phố biển tại hoa viên Trưng Trắc Trưng Nhị, Bãi Trước
thành phố Vũng Tàu.
Lễ hội được tổ chức từ ngày 22-25/8/2013 với sự tham gia của 37 gian
hàng của các đơn vị đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, nhà hàng, ẩm thực
trên địa bàn TP.Vũng Tàu.
OSC Việt Nam tham gia Lễ hội với 03 gian hàng tham gia trưng bày dự
thi nhiều món ăn đặc trưng của đặc sản miền biển như: Tôm hùm xé phay,
Càng cua bách hoa, Bồ câu tiềm vi cá, Cá bớp nướng… các món ăn đều được
các khách sạn thuộc OSC Việt Nam: Grand, Palace và Rex đầu tư trang trí cả
về hình thức, chất lượng. Đây là điểm nhấn của gian hàng, thu hút đông đảo
sự quan tâm của du khách đến tham quan chụp ảnh lưu niệm. Tại gian hàng,
đơn vị lữ hành OSC Việt Nam Travel thuộc OSC Việt Nam cũng tổ chức giới
thiệu, tư vấn cho du khách nhiều chương trình, tuyến điểm tham quan trong
và ngoài nước. Bên cạnh đó, các đầu bếp OSC Việt Nam còn tổ chức biểu
diễn nghệ thuật cắt tỉa rau củ quả, biểu diễn nghệthuật chế biến món ăn để
phục vụ du khách tham quan.
Nghệ thuật trưng bày trái cây với chủ đề Long Phụng hội ngộ
Tôm hùm xép hay – Khách sạn Grand
Tôm hùm sốt bào ngư – Khách sạn Palace
19



Bồ câu tiềm vi cá – Khách sạn Rex
3.5.2 Kếtquả
Lễ hội ẩm thực diễn ra trong 04 ngày, thu hút khoảng 30.000 lượt người
dân địa phương và du khách đến tham quan, mua sắm, ăn uống. Có hơn 200
món ănchế biến từ hải sản tươi sống mang đặc trưng ẩm thực của các vùng
miền trên cả nước và các nước trên thế giới. Công tác tổ chức, chất lượng
món ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự…
được đảm bảo trong suốt thời gian diễn ra liên hoan
3.6 Chương trình nấu ăn tại Hà Nội
Du khách đến với Hà Nội, tìm hiểu văn hóa Hà Nội nếu bỏ qua ẩm thực
Hà Nội thì quả thực đó là một sự thiếu sót trong cuộc hành trình văn hóa. Đến
với các lớp dạy nấu ăn, du khách không chỉ hiểu biết về ẩm thực Việt Nam
nói chung, của Hà Nội nói riêng mà còn có được những trải nghiệm khó quên
trong qua trình học và thực hành chế biến. Ở Hà Nội hiện nay có nhiều điểm
dạy nấu ăn cho người nước ngoài như: nhà hàng Spices Garden của Sofitel
Legend Metropole Hà Nội, trường Hoa Sữa, nhà hàng Ánh Tuyết, nhà hàng
Highway 4, Hanoi Cooking centre, Old Hanoi Restaurant Cooking Class,
Hidden Hanoi Vietnamese Language, Cultural & Culinary Center… Tuy
nhiên, hầu hết các điểm này đều có quy mô tương đối nhỏ.
Thành công nhất trong dịch vụ dạy nấu ăn cho khách ở Hà Nội phải kể
đến khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội. Đây là loại hình dịch vụ bổ
sung đặc trưng riêng mà khách hàng không thể tìm thấy tại các khách sạn
khác trên địa bàn Hà Nội. Dịch vụ này của khách sạn ra đời vào năm 1996
dưới thời tổng giám đốc Gilles Cretallar - người luôn quan tâm chú trọng phát
triển hoạt động kinh doanh các sản phẩm ẩm thực tại khách sạn. Đây cũng là
dịch vụ góp phần khẳng định tên tuổi của khách sạn này. Dịch vụ đã thu hút
rất nhiều khách có nhu cầu học nội trợ và thích tìm hiểu về ẩm thực Việt Nam.


20


Khách hàng – học viên đăng ký loại hình lớp học nấu ăn thông qua bộ
phận “Concierge”. Các sản phẩm đưa ra để dạy học viên rất đa dạng bao gồm
món chính và món khai vị đậm đà chất Việt. Món khai vị bao gồm: nộm hoa
chuối, nem rán Hà Nội. Các món chính gồm có: gọn bí xào tỏi, cá quả hấp bia
và rau gia vị, gà nướng lá chanh, thịt lợn nướng ống tre... Bên cạnh đó, khách
sẽ được tự mình lựa chọn một trong ba chương trình học đã được các đầu bếp
soạn sẵn.
Chương trình 1: “Khám phá hương vị địa phương”. Chỉ với 100USD,
khách hàng được tham gia một lớp học từ 10h00 sáng cho tới 14h00. Bắt đầu
là việc gặp gỡ đầu bếp và cùng đi chợ với đầu bếp bằng xích lô – các học
viên được đóng vai người nội trợ và khám phá từng loại hương liệu truyền
thống của người Việt. Sau đó các học viên quay trở lại khách sạn chế biến
thực phẩm và kết thúc bằng việc thưởng thức các món ăn do chính tay mình
nấu tại nhà hàng Spices Garden.
Chương trình 2: “Niềm đam mê của những người sành ăn”. Cũng chỉ
với 100USD, khách được tham gia một lớp học nấu ăn tương tự như chương
trình 1, tuy nhiên lớp học này phục vụ cho những học viên có thời gian rảnh
rỗi từ 15h00 tới 21h00 và học viên sẽ được thưởng thức bữa tối tại nhà hàng
Spices Garden.
Chương trình 3: “Cuộc hành trình tìm hiểu nội trợ Việt”. Từ 8h30 sáng,
các học viên được đưa đi khám phá chợ quê Đình Bảng với món bánh “phu
thê” nổi tiếng của ngôi làng cổ Bắc Ninh. Sau đó các học viên trở về thưởng
thức bữa trưa tại nhà hàng Spices Garden và bắt đầu thực hành việc học nấu
ăn, thưởng thức những thành quả lao động của mình từ 14h30 tới 16h00.
Những ớp học nấu ăn tại khách sạn Metropole và các cơ sở khác không
chỉ đem lại hiệu quả về kinh tế mà còn góp phần đưa văn hóa ẩm thực của
nước ta đến với bạn bè quốc tế. Vì vậy, việc phát triển, tuyên truyền quảng bá

sâu rộng về loại hình dịch vụ này là điều vô cùng cần thiết.
21


4. Những ý kiến đề xuất nhằm phát huy hơn nữa những đặc trưng
của di sản văn hóa này trong hoạt động du lịch
Nâng cao chất lượng quảng cáo và đa dạng hóa các hình thức quảng
cáo văn hóa ẩm thực Việt:
Chất lượng quảng cá, hình thức quảng cáo là yếu tố quyết định tới hiệu
qur quảng cáo. Chất lượng quảng cáo tốt, hình thức quảng cáo phong phú đa
dạng sẽ có tác động thu hút sự chú ý của du khách, thôi thúc hành động mua
của du khách. Sản phẩm du lịch với đặc thù là tính vô hình và tính khó dịch
chuyển chất lượng quảng cáo càng có tính quyết định lớn.
Hình thức quảng cáo du lịch bằng ẩm thực là hình thức quảng cáo kép
(quảng cáo cho cả du lịch và quảng cáo cho cả ẩm thực) hiệu quả của quảng
cáo sẽ tác động đến cả hai mặt hàng ă uống và du lịch. Do vậy vấn đề nang
cao chất lươgj quảng cáo và đa dạng hóa hình thức quảng cáo có vai trò hết
sức quan trọng.
Quản cáo du lịch bằng ẩm thực qua các hội chợ liên hoan ẩm thực, tuần
lễ ẩm thực tại nước ngoài, liên hoan lễ hội trái cây, khu ẩm thực, khu chợ
đêm...là hình thức quảng cáo trực tiếp chát lượng sản phẩm tác động trực tiếp
vào khách hàng. Do vậy để nâng cao chất lượng quảng cáo chúng ta phải
nâng cao chất lượng của việc tổ chức các sự kiện này.
Về không gian tổ chức: nên chọn không gian mới, gắn liền với những
điểm du lịch, những khu vui chơi giả trí... để con người có không gian và
khung cảnh ăn uống đẹp, thoáng đãng, du khách có thể vừa ngồi vừa thưởng
thức mốn ăn vừa ngắm cảnh tạo nên sự thoải mái giúp du khách ngon miệng
hơn. Các gian hàng ăn uống nên được sắp xếp bố trí theo từng vùng miền với
những nét trang trí đặc trưng cho thiên nhiên vùng đó để du khách có thể dễ
dàng nhận thấy sự khác biệt, nét đặc trưng cũng như tính cách ăn uống của

từng vùng.

22


Trong mỗi gian hàng nên trang trí bằng những bức tranh dân gian hay
những bức tranh phong cảnh vùng miền.
Du khách sẽ thấy rất thích thú, thoải mái khi được ngồi ăn trên những
chiếc chõng tre, dưới mái lá bêb cạnh những gánh hàng rong.
Ccá đối tượng tham gia hội chợ: Mời tất cả những đầu bếp, những nghệ
nhân giỏi, các khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp kinh doanh ăn uống lớn
trong vùng tham gia. Có thể mời cả những khách sạn nước ngoài tham gia để
mở rộng quy mô. Có quy định về tiêu chuẩn cho các đơn vị tham gia hội chợ.
Như vậy chất lượng món ăn sẽ được đảm bảo chế biến theo đúng cách, đúng
quy trình, giữ được sắc thái dân tộc của mỗi món ăn.
Ngoài các đối tượng là các nhà hàng, khách sạn các doanh nghiệp kinh
doanh ăn uống nên mời cả những đoàn biểu diễn nghệ thuật truyền thống như
chèo, tuồng, quan họ Bắc Ninh...tham gia biểu diễn. Đồng thời tổ chức trò
chơi dân gian nhue đánh đu, đánh cờ người... tổ chức các hội thi nấu ăn giỏi
giữa các đầu bếp của các đơn vị tham gia, tổ chức các lớp dạy nấu ăn
ngắn,với những món Việt Nam đơn giản cho khách quốc tế biểu diễn cách chế
biến một số món ăn trực tiếp tại các gian hàng làm choô hoạt động trong hội
chợ phong phú hơn, thực sự trở thành một không gian sinh hoạt văn hóa đầy
hấp dẫn. Du khách đến đó không chỉ được ăn uống, được khám phá nền văn
hóa Việt Nam mà còn được khám phá nhiều loại hình văn hóa khác. Đội ngũ
nhân viên tham gia hội trợ nên mặc những trang phục truyền thống. Mỗi gian
hàng đều có những nhâ viên có kiến thức để giới thiệu các món ăn cho khách,
cách ăn và cách chế biến món ăn, ý nghĩa của món ăn. Đặc biệt với du khách
nước ngoài họ rất thích được giới thiệu về các mốn ăn mà họ thưởng thức.
Luôn đặc biệ chú ý đến vấn đè vệ sinh an toàn thực phẩm trong ăn

uống, vấn đè xử lý rác thải tại khu hội chợ để luôn đảm bảo giữ 1 môi trường
ăn uống sạch sẽ.
- Xây dựng các khu phố ẩm thực, khu chợ đêm:
23


Cần quy hoạch có quy mô, có quy định cụ thể đối với các hộ kinh
doanh, các hộ kinh doanh trong khu phố phải thực hiện cam kết vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm. Chỉ nên bán những món ăn thuần Việt, quy hoạch
từng khu theo vùng miền hay theo từng chủng loại món ăn. Nếu là các khu
chợ đêm chuyên phục vụ ăn uống thì không gian chợ nên xây dựng, bài trí
theo kiểu truyền thống với những lán lá, những gánh hàng...như thế sẽ tạo ấn
tượng thu hút khách.
-Quảng cáo ẩm thực bằng sách báo và tạp trí:
Sử dụng các bài viết, các bài văn nói về đặc sản của từng vùng miền
trên món ăn nên gắn liền với tên của các vùng miền đó như: nen chua Thanh
Hóa, bánh cáy Thái Bình...giới thiệu cách chọn nguyên liệu, cách thức chế
biến, thưởng thức món ăn. Qua đó bạn đọc sẽ thấy được phần nào văn hóa của
vùng, miền đó. Đồng thời giới thiệu cả về vùng đất cũng như những danh
thắng, những điểm du lịch mà du khách có thể đến thăm khi đến vùng đất đó.
Địa chỉ của các nhà hàng, khách sạn phục vụ món đó nên có tranh ảnh kèm
theo để minh họa về món ăn hay vùng đất đó cho bài viết thêm sinh động.
Nên đưa các bài viết lên những trang báo nước ngoài, các sách hướng dẫn du
lịch hoặc xuất bản sách bằng nhiều thứ tiếng.
Quảng bá văn hóa ẩm thực Việt bằng tập gấp, tờ rơi:
-Nội dung ngắn gọn xúc tích:
+ giới thiệu các món đặc sản chính của nhà hàng, khách sạn
+ Gía cả món ăn.
+ Địa chỉ nhà hàng, khách sạn.
+ Những dịch vụ mà bạn có thể tận hưởng khi đến hthưởng thức món

ăn tại nhà hàng.
- Hình ảnh đẹp, sinh động gồm:
+ Tổng thể của nhà hàng
+ Trang trí bên trong nhà hàng
24


+ Một số món đặc sản của nhà hàng
+ Hình ảnh thắng cảnh
Sử dụng băng hình để giới thiệu về văn hóa ẩm thực Việt Nam cho du
khách bốn phương được biết:
Có thời lượng dài do vậy có thể giới thiệu mở rộng về lịch sử của vùng
miền, đặc điểm chung về văn hóa ẩm thực, giới thiệu về các món ăn đặc sản,
địa chỉ quán ăn, nhà hàng, có kèm theo hình ảnh của các thắng cảnh của vùng
miền, nhạc nền là những làn điệu dân ca. Ví dụ giới thiệu món ăn Huế thì
nhạc nền là ca Huế hoặc nhã nhạc cung đinh Huế. Băng hình có thể trình
chiếu tại các nhà hàng, khách sạn, các điểm du lịch hoặc trên máy bay, hay
trên kênh truyền hình của đài truyền hình các nước
Thông qua internet: thiết lập những websites chung về ẩm thực Việt
Nam hoặc các nhà hàng, khách sạn có thể thiết kế những websites riêng cho
mình. Nên có hình ảnh động kèm theo.
Ngoài các phương tiện quảng cáo nêu trên chúng ta có thể thực hiện
các hình thức quảng cáo khác như:
- Mỏe các hội chợ, tuần lễ ẩm thực Việt Nam, tham dự các liên hoan
ẩm thực tại nước ngoài.
- Tổ chức giao lưu, trao đổi giữa các đầu bếp khách sạn trong nước với
các khách sạn trên thế giới để giới thiệu món ăn Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
- Làm các bộ phim giới thiệu về món ăn Việt Nam(ví dụ như Mùi ngò
gai...)
- Xây dựng những nhà hàng thuần Việt ở cả trong nước và ngoài nước.

4.1 Thiết lập các bộ phận quảng cáo đặc trách về quảng cáo du lịch
bằng ẩm thực:
Quảng cáo du lịch bằng ẩm thực là một phương thức quảng cáo hữu
hiệ, song vẫn chưa được đầu tư đúng mức, chưa có cơ quan ban ngành nào
đứng ra chịu trách nhiệm. Do vậy hoạt động quảng cáo còn mang tính nhỏ lẻ,
25


×