Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Báo cáo thực tập dầu nhờn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 59 trang )

Mục lục

MỞ ĐẦU
Nhằm giúp đỡ sinh viên chúng em có thể tiếp cận được với thực tế công việc
1


sau gần 5 năm học tập trên ghế nhà trường, sau khi hoàn thành học lý thuyết sinh viên
chúng em cần đến các đơn vị sản xuất để học hỏi thực tế, liên hệ giữa lý thuyết đã học
với thực tiễn sản xuất.
Tại các đơn vị sản xuất, sinh viên chúng em không chỉ tìm hiểu các tài liệu, số
liệu chuẩn bị cho việc làm báo cáo thực tập tốt nghiệp mà còn làm quen với công việc
thực tế chuẩn bị cho tương lai.
Trong thời gian thực tập 2 tuần tại NMDN Thượng Lý và Công ty TNHH Nhựa
đường Petrolimex chi nhánh tại TP Hải Phòng, được sự quan tâm, hướng dẫn và chỉ
đạo tận tình của các anh, chị tại công ty, em cũng đã làm quen và học hỏi được rất nhiều
kiến thức chuyên môn cũng như các kiến thức thực tế không thể thấy trong sách vở,
đồng thời được hòa nhập vào môi trường làm việc. Những điều đó sẽ rất có ích cho quá
trình làm việc của em sau này.
Bài bào cáo này được tổng hợp từ những kiến thức tích lũy từ quá trình thực tập
tại nhà máy cũng như đọc, tham khảo tài liệu, mặc dù đã cố gắng tìm hiểu trong quá trình
thực tế và tham khảo các tài liệu liên quan nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót và nhầm
lẫn. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô trong bộ môn để bài báo cáo của em
được hoàn thiện hơn.

2


Phần 1: Nhà máy dầu nhờn Thượng Lý
I. Giới thiệu nhà máy dầu nhờn Thượng Lý
1. Giới thiệu chung về nhà máy


1.1. Sơ đồ mặt bằng nhà máy:

4

3

1
2

Hình 1: Sơ đồ mặt bằng nhà máy dầu nhờn Thượng Lý
1. Khu hành chính
2. Xưởng pha chế dầu nhờn
3. Khu bể chứa
4. Kho





Tổng diện tích Nhà máy: 25.000 m2.
Công suất pha chế 25.000 MT/năm.
Cầu cảng: tiếp nhận tàu 1.500 - 3.000 DWT.
Bể chứa dầu gốc: 08 bể; dung tích từ 500 m3 đến 1.500 m3/bể; tổng sức chứa 8.000

m3.
− Bể chứa phụ gia: 04 bể, dung tích 50 m3/bể; tổng sức chứa 200 m3.
− Bể chứa thành phẩm: 07 bể, dung tích từ 50 m3 đến 500 m3/bể; tổng sức chứa 1.100
m3.
3



− Bể pha chế: 07 bể; dung tích các bể từ 2 m3 đến 20 m3; có thể pha đồng thời 5 sản
phẩm cùng một lúc.
− Nhà kho phuy dầu nhờn: 36 m x 100 m = 3.600 m2; Chứa được trên 200 chủng loại





DMN.
Dây chuyền đóng rót DMN phuy 209 lít: 100 MT/ca sản xuất.
Dây chuyền đóng rót DMN can nhựa 18 & 25 lít: 3.000 can/ca sản xuất.
Dây chuyền đóng rót, bao gói DMN lon hộp 0,5 lít – 4 lít: 10.000 lon/ca.
Lò gia nhiệt: Công suất 800.000 cal/h.
1.2. Sơ đồ tổ chức nhà máy

Hình 2: Sơ đồ tổ chức nhà máy
2. Nguyên liệu và sản phẩm của nhà máy
2.1. Nguyên liệu
a. Dầu gốc
Dầu gốc là thành phần mang tính quyết định cho chất lượng sản phẩm vì nó
quyết định độ nhớt và chỉ số độ nhớt của dầu nhờn. Công ty Dầu nhờn Thượng Lý
thường nhập 3 loại dầu gốc: SN 150, SN 500, BS 150. Đôi khi Công ty nhập thêm các
loại dầu gốc khác như: SN 400, SN 600... Đặc biệt dầu SN 500 được nhập về nhiều
nhất vì nó có độ nhớt phù hợp cho việc pha chế nhiều loại dầu nhờn như: dầu động cơ,
4


dầu thủy lực...
Bảng 1: Độ nhớt của các loại dầu gốc


Dầu gốc

Độ nhớt ở 100oC (Cst)

SN 150

5-6

SN 500

9 - 11

BS 150

30 - 32

Dầu gốc thường được nhập từ tàu lớn của ngước ngoài sau khi kiểm tra chất
lượng đạt các chỉ tiêu dầu nhờn được bơm vào các bể chứa:
Các chỉ tiêu quan trọng của dầu gốc. Khi lấy mẫu từ các hầm tàu mang về
phòng thử nghiệm đầu tiên là kiểm tra xem có lẫn nước hay không. Sau đó tiếp tục
xác định các chỉ tiêu khác.

Các chỉ tiêu phải kiểm tra trước khi nhập dầu gốc:
Tỷ trọng ở 15oC (ASTM D 1298-85)
Độ nhớt ở 40oC (ASTM D 445-94)
Độ nhớt ở 100oC (ASTM D 445-94)
Chỉ số độ nhớt (ASTM D 2270-93)
Màu ASTM (ASTM D 1500-96)
Nhiệt độ chớp cháy (ASTM D 92)

Hàm lượng nước (ASTM D 95)
Hàm lượng kiềm (ASTM D 2896)

Dầu gốc được chia thành 05 nhóm sau:
Bảng 2: Phân loại các nhóm dầu gốc

Nhóm dầu gốc

Chỉ số độ nhớt (VI) Hàm lượng lưu huỳnh (S)

Nhóm I

80 ≤ VI ≤ 120

S ≥ 0.03%

Nhóm II

80 ≤ VI ≤ 120

S < 0.03%

Nhóm III

VI > 120

S < 0.03%
5



Nhóm IV (dầu gốc PAO)

200

Nhóm V

Các loại dầu gốc khác trừ nhóm I, II, III, IV

Nhà máy hiện đang sử dụng các loại dầu gốc sau: SN150, SN500 và BS150
(SN150 có độ nhớt thấp nhất, SN500 có độ nhớt trung bình và BS150 có độ nhớt cao
nhất)… Ngoài ra, dầu gốc Heavy Base Oil cũng thuộc loại dầu gốc nhóm I .
b. Phụ gia
Phụ gia được thêm vào để cải thiện, tăng cường các tính năng của dầu gốc,
hoặc tạo ra các tính chất cần thiết cho dầu nhờn mà dầu gốc không có. Hiện nhà máy
đang dùng khoảng 60 loại phụ gia, cụ thể như sau:
Bảng 3: Các loại phụ gia và tính năng.
Loại phụ gia

Chức năng, thành phần, tỷ lệ pha trộn

Phụ gia kiềm

+ Có tác dụng tẩy rửa, được thêm vào dầu động cơ để tăng cường
khả năng tẩy rửa trên bề mặt xylanh – pittong của động cơ (24B,
66B…), bảo vệ động cơ khi làm việc ở nhiệt độ cao.
+ Có cấu tạo phân tử gồm một đầu phân cực nhỏ và một đuôi
hydrocacbon (không phân cực) dài.

Phụ gia chống + Thêm vào các loại dầu động cơ, dầu truyền nhiệt, tác dụng ức
oxy hóa


chế quá trình oxy hóa của dầu khi làm việc ở nhiệt độ cao, giảm
ăn mòn chi tiết và tạo cặn, đồng thời hạn chế quá trình oxy hóa
trong điều kiện bảo quản dầu (AO37)
+ Thường sử dụng các hợp chất hữu cơ chứa S, N.

Phụ gia tăng chỉ

+ Cải thiện chỉ số độ nhớt của dầu nhờn khi làm việc ở nhiệt độ

số độ nhớt

thấp hay nhiệt độ cao (PLC 75V, PLC 83V, PLC 26V)
+ Thành phần chủ yếu là các polyme hoặc sản phẩm đồng trùng
hợp có KLPT từ 20 000 – 1 000 000 đvC.

6


Phụ gia phân tán

+ Chiểm tới 50% lượng phụ gia thêm vào (không tính phụ gia
tăng chỉ số độ nhớt).
+ Ngăn ngừa, làm chậm quá trình tạo cặn và lắng đọng khi động
cơ làm việc ở nhiệt độ thấp.
+ Thành phần: có chứa các nhóm chức amin, amid, imid, các
nhóm hydroxyl-este. VD: Alkenyl-poly-amin-suxinimit, este
photpholat,…

Phụ gia chống + Có tác dụng ngăn cản sự hình thành bọt khí trong quá trình làm

tạo bọt

việc của dầu nhờn (PLC 88F)
+ Thành phần: các hợp chất silicon và hydro với tỷ lệ rất nhỏ:
0,001 – 0,004 %.

Phụ gia hạ điểm

+ Phụ gia hạ điểm đông đặc của dầu nhờn, giúp dầu nhờn làm việc

đông

được trong điều kiện nhiệt độ thấp (77B)
+ Thành phần: Parafin có lượng O.R.azolin không quá 1%.

Phụ gia khử nhũ

+ Phụ gia ngăn cản sự hình thành nhũ với nước, đặc biệt với các
loại dầu thủy lực, tiếp xúc nhiều với môi trường nước (PLC 521H)

Phụ gia tạo nhũ

+ Phụ gia tăng cường khả năng tạo thành nhũ với nước của các
loại dầu dùng trong lĩnh vực cắt gọt (PLC 150)

Phụ gia chống + Phụ gia giúp dầu nhờn làm việc được dưới điều kiện áp suất
mài mòn và cực cao, như các loại dầu hộp số, dầu bánh răng (PLC 39T) Phụ gia
áp

tăng cường khả năng chống mài mòn giữa các bề mặt bôi trơn của

dầu nhờn (PLC521H). Có tác dụng như một chất chống oxy hóa
và chống ăn mòn.
+ Thành phần có chứa S và P; tạo một lớp sunfit và photphit trên
bề mặt kim loại. VD: ZnDDP (dialkyldithiophotphat kẽm)

Phụ gia tạo mùi

+ Phụ gia nhằm tạo mùi cho sản phẩm có mùi đặc trưng (phụ gia
Fruajip có mùi dâu tây, đa phần pha vào sản phẩm dầu động cơ
cho xe máy như Racer SJ, SG...

Phụ gia tạo màu

+ Phụ gia màu (Red oil) để pha Racer SJ, SG, Plus...

Phụ gia đóng gói + Phụ gia đóng gói bao gồm nhiều loại phụ gia, tổng hợp, được
(Phụ

gia

tổng pha trộn sẵn (PLC880, PLC881, PLC882, 515U, Talupac B...)

hợp)
7


Dầu gốc và phụ gia được nhập hoàn toàn từ nước ngoài nên không chủ động. Để
đáp ứng tốt trong quá trình kinh doanh sản xuất Công ty đã chọn những nhà cung ứng
đảm bảo uy tín và tính toán chi tiết khâu nguyên liệu trong quá trình sản xuất. Nếu gặp
trường hợp đặc biệt thiếu loại nguyên liệu nào đó có thể điều chỉnh kế hoạch bằng cách

mua một vài loại dầu gốc có độ nhớt khác như: SN 400, SN 600 hoặc tự pha chế lấy
nguyên liệu với yêu cầu phải đạt được các chỉ tiêu của Công ty.
2.2. Sản phẩm
a. Dầu động cơ có kẽm
PLC RACER SF/SG/SJ/SM/PLUS: Dầu đa cấp chất lượng cao, hoạt động trong
điều kiện khắc nghiệt, được pha chế cho các loại động cơ xăng 4 thì thế hệ mới
PLC KOMAT SHD 40/50: Dùng trong các động cơ xăng và diesel của ôtô và máy
móc thiết bị sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp, hoạt động ở điều kiện
tương đối cao.
PLC CARTER CF-4, CH-4, CI-4: Dầu cacte dùng cho động cơ tăng áp. Chủ yếu
được sử dụng cho động cơ Diesel tăng áp tốc độ cao hoạt động dưới điều kiện khắc
nghiệt đòi hỏi cặn trên pittong thấp.
PLC KOMAT SUPER 20W-40/20W-50: Dầu nhờn đa cấp cho động cơ xăng và
diesel.
PLC KOMAT CF-10W/30/40/50: Dầu nhờn đơn cấp cho động cơ xăng và diesel.
TOTAL ATLANTA MARINE D3005/ 4005: Chuyên dùng bôi trơn cacte của động
cơ diesel 2 thì dạng chữ thập tốc độ chậm. Dùng để bôi trơn trục khuỷu, làm mát piston,
bôi trơn các ổ đỡ trục.
TOTAL DISOLA FP 30/40/50: Dầu chuyên dùng bôi trơn cho các động cơ diesel
hàng hải tốc độ cao. Bôi trơn tất cả các loại động cơ máy chính và phụ.
TOTAL DISOLA M 3015/4015: Dầu chuyên dùng cho động cơ Diesel hàng hải tốc
độ trung vào cao. Bôi trơn tất cả các loại động cơ có công suất khác nhau và loại có
tuabin tăng áp. Bôi trơn vòng bi, trục chân vịt và hộp giảm tốc.
TOTAL DISOLA W: Loại dầu đa cấp dùng cho động cơ tốc độ cao, được khuyến
cáo đặc biệt dùng cho động cơ diesel có tuabin tăng áp hoạt động trong điều kiện rất
khắc nghiệt.

8



TOTAL AURELIA TI 3030/4030/4040: Dùng bôi trơn cho các loại động cơ diesel
tốc độ trung bình và cao. Đối với các loại nhiên liệu nặng chứa nhiều lưu huỳnh thì đòi
hỏi dầu phải có TBN cao.
Bảng 4: Đặc trưng kỹ thuật đối với các loại dầu động cơ xăng 2 thì
Các chỉ tiêu kỹ
thuật

Mức chất lượng đối với các loại PLC 2T

RACER 2T
EXTRA
Độ nhớt động học ở 8.2
100oc cSt
Nhiệt độ chớp 86
cháy, min, oC
Nhiệt độ đông -9
đặc, max oC
0.894
Tỷ trọng ở 15oC
Kg/l

RACER 2T

MOTOR OIL2T

8.2

8.2

85


85

-9

-9

0.894

0.894

Bảng 5: Đặc trưng kỹ thuật các loại dầu động cơ Diesel
Loại
dầu

Chỉ
số độ
nhớt,
min

Trị số
kiềm
tổng
mgK
OH/g

Nhiệt
độ
chớp
cháy,

min,
o
C

Nhiệt
độ
đông
đặc,
max
o
C

Hàm
lượng
tro
Sunph
at
%Wt

Tỷ
trọng ở
15oC

103

150

13.2

230


-27

1.9

0.895

12
14.2
19.5

110
145
210

100
100
100

10.8
10.8
10.8

220
225
230

-10
-10
-10


DIESE L 40
DD- 40

14.5

135

98

9

230

-10

0.8

0.896

DIESE
L CF-II

14.5

140

110

9


230

-10

0.8

0.896

CATER
DESEL
EXTRA
30
40
50

Cấp
chất
lượn
g
SAE

Độ
nhớt
động
học ở
100o

Độ
nhợt

động
học ở
40oC

c cSt

cSt

15W
-40

14.8

30
40
50

40

Kg/l

0.900
0.905
0.905

9


b. Dầu xylanh
TOTAL TALUSIA HR70: Là loại dầu có giới hạn an toàn rất cao được dùng để bôi

trơn xilanh động cơ diesel 2 thì tốc độ chậm, dùng cho các động cơ chạy bằng nhiên liệu
nặng hoặc trung bình có hàm lượng lưu huỳnh cao.
TOTAL TALUSIA UNIVERSAL: Là sản phẩm được nâng cấp từ dòng sản phẩm
Talusia HR, đáp ứng được các chỉ tiêu về khí thải, thân thiện với môi trường, do đó rất
thích hợp cho các loại phương tiện vận tải biển chạy qua các vùng có đòi hỏi nghiêm
ngặt về khí thải của động cơ.
c. Dầu động cơ không Kẽm, Không Molipden
PLC RACER 2T: Dầu được pha trộn với xăng theo tỷ lệ thích hợp và đi vào buồng
đốt để bôi trơn xylanh, pittong, bạc xec-măng và đốt cháy cùng nguyên liệu.
d. Dầu động cơ có chứa Molipden
PLC RACER SCOOTER MB: Dầu dùng cho xe tay ga 4 thì cao cấp. Giúp xe tăng
tốc nhanh, làm mát động cơ, giảm tiêu hao nguyên liệu.
e. Dầu thuỷ lực
Gồm các sản phẩm





PLC AW HYDROIL 32/46/68/100;
PLC AW HYDROIL HM 32/46/68/100;
TOTAL VISGA FP 32/46/68/100/150;
TOTAL VISGA 46/68/100/150
Giúp bảo vệ hoàn hảo hệ thống thuỷ lực và các thiết bị sử dụng dầu.
Dùng cho các hệ thống thuỷ lực cánh gạt, bánh răng và piston với áp suất cao, tốc

độ cao.
Dùng cho các máy công cụ, máy nén khí, máy ép khuôn nhựa; các bộ trục và hộp
số tải trung bình.
Bảng 6: các chỉ tiêu kỹ thuật đặc trưng của dầu thủy lực

Các chỉ
tiêu kỹ
thuật
Phân loại
theo ISO

PLC AW HYDROIL

32

46

68

100

150

220

10


Độ nhớt
động học
ở 100oc

5.35

6.72


8.7

11.2

14.55

18.8

32

46

68

100

150

220

Chỉ số độ
nhớt
Nhiệt độ
chớp cháy,
min, oC

98

98


98

95

95

94

210

215

220

230

240

250

Khả năng
tạo bọt
Tỷ trọng ở
15oC Kg/l

50/0

50/0


50/0

50/0

50/0

50/0

0.866

0.870

0.874

0.881

0.888

0.894

cSt
Độ nhớt
động học
ở 40oC

f. Dầu truyền động, bánh răng
PLC GEAR OIL 90/140 (GL1): Được sử dụng để bôi trơn các loại bánh răng dạng
trụ, nón và trục vít, trong điều kiện tải trọng, tốc độ trung bình và nhiệt độ làm việc
không quá cao.
PLC GEAR OIL MP 90EP/140EP (GL4): Dầu có khả năng bôi trơn hoàn hảo, chịu

áp lực cao. Thích hợp cho hộp số của các phương tiện xa lộ hoặc điều kiện làm việc nặng
nhọc, trung bình.
PLC GEAR OIL GX 90EP/140EP (GL5): Dầu nhờn loại Sunphur-Phosphore để bôi
trơn các loại bánh răng, hộp số. Có phụ gia loại EP (chống mài mòn).
PLC GEAR OIL 80W- 90: Dùng cho các hộp số, cầu sau của xe hoạt động ở điều
kiện tốc độ cao, phù hợp cho các loại bánh răng công nghiệp đòi hỏi dầu nhờn có chất
lượng EP.
PLC ANGLA 68/100/150/220/320/460/680/1000/1500: Dầu có phụ gia không chì,
có tính bền nhiệt và khả năng chịu tải lớn, an toàn cho người vận hành. Chịu được áp
lực cao nhờ phụ gia có chứa lưu huỳnh và photpho. Dầu dùng để bôi trơn tuần hoàn
hoặc thuỷ động các loại bánh răng trụ thẳng, bánh răng trụ nghiêng, bánh vít và thiết bị
công nghiệp.
11


Bảng 7: Các chỉ tiêu kỹ thuật đặc trưng sản phẩm dầu hộp số, truyền động
Loại dầu

Cấp
chất
lượng
SAE

GEAR OIL
GX
90-EP
90
140-EP
140
GEAR OIL

MP 90-EP
140-EP
90
140
ANGLA 68
100
150
220
320
460
680
1000
1500

Độ nhớt
động
học ở
100oC
cSt

Độ
nhợt
động
học
ở 40
o
C
cSt

Chỉ

số
độ
nhớt
,
min

Ăn
mòn lá
đồng ở
100
o
C, 3h,
max

Nhiệt
độ
chớ p
chá y,
min
, oC

Nhiệt
độ
đông
đặc,
max,
o
C

Khả

năng
tạo
bọt

Tỷ
trọng
ở 15
o
C
Kg/l

19
31.5

224
525

95
90

1
1

200
220

-18
-10

Khô

ng
Khô

0.911
0.930

18.5
31

215
510

95
90

1
1

200
220

-18
-4

Khô
ng
Khô

0.905
0.925


8.8
11
14
18
23
30
34.2
49.5
64.8

65
96
140
210
305
460
630
1000
1500

104
100
96
94
92
90
85
87
90


10
10
10
10
10

224
224
238
241
243
243
246
246
240

-21
-21
-21
-18
-15
-6
-6
-6
-6

Khô
ng
Khô

ng
Khô
ng
Khô
ng
Khô
ng

0.900
0.902
0.905
0.907
0.912
0.920
0.940
0.930
0.910

68
100
150
220
320
460
680
600

95
95
95

92
92
92
92

4
4

190
195
200
210
215
220
235
270

Khô
ng
Khô
ng
Khô
ng
Khô
ng

0.890
0.900
0.902
0.905

0.907
0.920
0.922
0.985

INDUSGEA
R EP 68
EP 100
EP 150
EP 220
EP 320
EP 460
EP 680
SR-3050
GEAR OIL
90
140

90
140

18
32

85
90

235
320


0.890
0.915

12


g. Dầu công nghiệp, tuần hoàn
PLC ROLLING OIL 32/46/68/100/150/220/320/460: Nhóm dầu không phụ gia, có
chất lượng cao, có khả năng chống oxy hoá và chống nhũ hoá tốt, cho thời gian sử dụng
lâu dài. Dùng cho các hệ thống tuần hoàn trong các máy cán ép, bơm chân không, các
dạng hộp giảm tốc không đòi hỏi chịu áp lực cao.
PLC THERMO (Dầu tải nhiệt): Dầu có đặc tính chống oxy hoá cao, tính bay hơi
thấp và nhiệt độ bắt cháy cao nên được sử dụng làm chất truyền nhiệt trong hệ thống
truyền nhiệt.
Bảng 8: Chỉ tiêu kỹ thuật đặc trưng của dầu tuần hoàn
Các chỉ tiêu kỹ
thuật

PLC ROLLING OIL

Phân loại theo
ISO

32

46

68

100


150

220

320

460

Độ nhớt động học
ở 100oc cSt

5.2

6.5

8.5

10.5

14.7

18.1

23

30

Độ nhớt động học
ở 40oC


32

46

68

100

150

220

320

460

Chỉ số độ nhớt

95

95

95

95

95

95


95

95

Nhiệt độ chớp cháy, 210
min, oC

220

230

250

265

268

272

290

Nhiệt độ đông đặc

-9

-7

-7


-6

-6

-6

-6

-6

Tỷ trọng ở 15oC
Kg/l

0.870

0.875 0.880 0.885

0.886

0.888 0.895

0.910

h. Dầu cắt gọt
PLC CUTTING OIL; PLC HYDROIL FR: Dầu có chứa chất tạo nhũ có hiệu quả
và phụ gia tạo nhũ trắng có độ bền cao. Có chứa chất sát khuẩn để chống lại sự giảm cấp
do vi khuẩn. Dầu có tính truyền nhiệt cao, độ ổn định chống oxy hoá và chống nhiệt
phân rất tốt, dùng cho hệ thống truyền nhiệt tuần hoàn dạng kín và hở.

13



i. Dầu hàng hải
Bảng 9: Chỉ tiêu kỹ thuật dầu ATLANTA MARINE D dùng cho cacte động cơ diesel
2 thì dạng chữ thập tốc độ chậm
Các chỉ tiêu kỹ thuật ATLANTA MARINE D
3005
Phân loại SAE
30
Độ nhớt động học ở 11.5
100oc cSt
Độ nhớt động học 105
tại 40oC
Nhiệt độ chớp 220
cháy, min, oC
Nhiệt độ đông -9
đặc, max oC
TBN
5
0.895
Tỷ trọng ở 15oC

4005
40
14.7
145
230
-9
5
0.900


Kg/l
Bảng 10: Dầu AURELIA 3020 & 4020 dùng cho các loại động cơ Diesel tốc độ
trung bình và cao.

Các chỉ tiêu kỹ
thuật

AURELIA 3020 & 4020

3020
Phân loại SAE
30
Độ nhớt động học 12
ở 100oc cSt
Độ nhớt động học 110
tại 40oC
Nhiệt độ chớp 220
cháy, min, oC
Nhiệt độ đông -12
đặc, max oC
TBN
20
o
0.905
Tỷ trọng ở 15 C
Kg/l

4020
40

14
140
230
-9
20
0.910

14


j. Mỡ bôi trơn, bảo quản:

Bảng 11: chỉ tiêu kỹ thuật mỡ PLC GREASE BHT dùng cho các thiết bị làm
việc ở nhiệt độ cao
Các chỉ tiêu kỹ thuật

PLC GREASE BHT 252

Phân loại của NLGI
Độ xuyên kim động ở 25oC, 1/10mm
Độ nhỏ giọt, oC
Độ bền làm việc (100000 giờ), 1/10mm
Ăn mòn tấm đồng (24h, 25oC)
Độ bền oxy hóa (100h, 99oC), Kgf/cm
Tách dầu (24h, 100oC)
Khuynh hướng dò rỉ, g
Hàm lượng MOS2, %Wt

2
287

Không nhỏ giọt
315
Không
0.6
2.5
2.0
3.0

15


II.

Quy trình xuất nhập

Nhận
nguyên liệu

Kiểm tra

Định lượng

Phối trộn

Kiểm tra

Nghiền

Thành phẩm


Kiểm tra

Xuất khẩu

Hình 3: Sơ đồ quy trình xuất nhập
Một số lưu ý trong quá trình xuất nhập :
 Khi mua nhựa đường cán bộ mua hàng phải thu thập thông tin,đánh giá và
đề xuất lựa chọn nhà thầu phụ theo các tiêu chí :
+ Hãng cung cấp nhựa đường có uy tín trên thế giới.
+ Có mẫu chào hàng
+ Giay chứng nhận kiểm tra chất lượng của hãng
 Kiểm soát chất lượng khi nhập khẩu:
+ Mỗi khi nhập hàng,nhà thầu phụ phải cung cấp chứng chỉ chất lượng và
chứng chỉ nguồn của từng lô hàng
+ Tại cảng nhập,Công ty phải thuê cơ quan giám định độc lập về số lượng của
lô hàng đó
 Kiểm tra khi xuất hàng
+ Nhựa đường được rót vào xe sitec chuyên dụng,có hệ thống bảo ôn đảm bảo
nhiệt độ khi giao hàng như đã ký kết với khách hàng.Tại các vị tri xuất nhập
của sitec được niêm phong và số của niêm được ghi Phiếu cân kiêm biên bản
giao nhận.
+ Khi có yêu cầu ,kho nhựa đường lấy 3 mẫu :1 chuyển phòng thử nghiệm
để kiểm tra,1 mẫu để lưu và 1 mẫu giao cho khách hàng
 Giao nhận với khách hàng
+ Khách hàng chỉ tiếp nhận khi có đầy đủ các chứng từ quy định trong hợp
đồng với Công ty.
16


+ Các niêm phong kẹp chì không bị đứt, phá vỡ, các số liệu về nhiệt độ, số

lượng đảm bảo sai số cho phép trong hợp đông.
+ Khi có tranh chấp về giao nhận như số lượng, chất lượng, nhiệt độ phải
thông báo ngay về Phòng Kinh doanh nhựa đường của Công ty hoặc Chi
nhánh để khẩn trương phối hợp giải quyết với khách hàng.

17


III. Quy trình pha chế dầu nhờn

Hình 4: Sơ đồ quy trình pha chế dầu nhờn
(1) Chuyên viên KHSX gửi kế hoạch pha chế cho đội trưởng PCĐR thực hiện.
18


(2) Đội trưởng PCĐR cử chuyên viên xuống phòng Vilas 017 để lấy đơn Hướng dẫn
pha chế.
(3) Căn cứ hướng dẫn pha chế, tính toán khối lượng phụ gia cần dùng, lượng dầu gốc
cần dùng để chọn bể pha chế và xúc rửa. Kiểm tra số lượng dầu đầu ống và dầu xúc
rửa để đưa vào sử dụng.
(4) Thực hiện xúc rửa bồn bể theo ma trận xúc rửa. Yêu cầu phòng Vilas lấy mẫu xúc
rửa bể, nếu không đạt thì phải xúc rửa lại.
(5) Nạp dầu gốc dùng để pha loãng vào bể. Nạp phụ gia dạng xá/phuy vào bể.
Trong quá trình công nhân đổ phụ gia, lấy lẻ và nhập dầu gốc thì chuyên viên pha
chế và Đội trưởng kiểm tra giám sát trong quá trình lấy.
(6) Bật máy khuấy và gia nhiệt từ 50°C đến 60°C, sau khi đạt nhiệt độ và thời gian cần
thiết thì nối ống mềm ở chân bể cân phụ gia sang bể pha chế, rồi thực hiện quá trình
bơm chân bể cân phụ gia bơm sang bể pha chế. Để đảm bảo phụ gia và dầu gốc
được trộn đều thì phải sử dụng công nghệ pha chế khuấy trộn, bơm tuần hoàn và có
gia nhiệt.

(7) Khi nhiệt độ và thời gian khuấy trộn đạt yêu cầu, đội pha chế đóng rót thông báo
Phòng Vilas 017 lấy mẫu. Nếu không đạt thì tiến hành hiệu chỉnh theo hướng dẫn
của phòng Vilas 017, cho khuấy trộn, chạy tuần hoàn khoảng 30 phút sau đó thông
báo cho phòng vilas 017 lấy mẫu hiệu chỉnh.
(8, 9) Nếu đạt, chuyên viên chọn bể thành phẩm để chứa sản phẩm pha chế. Căn
cứ vào sản phẩm mà bể thành phẩm chứa trước đó và sản phẩm hiện tại chuẩn bị chứa
và căn cứ vào ma trận xúc rửa để xác định có phải xúc rửa không.
(10) Thực hiện kiểm tra chéo khi đấu nối đường ống, công nghệ đóng mở các van từ bể
pha chế ra bể thành phẩm.
(11) Lúc công nhân pha chế thực hiện, chuyên viên phải kiểm tra và Đội trưởng giám
sát.
(12) Phải theo dõi thường xuyên trong quá trình bơm ra bể thành phẩm như đường ống,
đồng hồ áp lực của bơm, van xả khí, cửa buồng banh khu pha chế và khu bể thành
phẩm có bị rò rỉ không.
(13) Kết thúc quá trình bơm chuyển Chuyên viên/Công nhân pha chế tiến hành đuổi khí

19


đường ống công nghệ. Sau khi bơm chuyển sản phẩm xong tiến hành đuổi PIG theo
quy trình đuổi PIG. Đóng tất cả các van công nghệ khi kết thúc công việc.
(14) Đuổi PIG xong chuyên viên pha chế tiến hành đo bể thành phẩm và hoàn thiện báo
cáo pha chế.
IV. Các thiết bị chính
1. Hệ thống bể pha chế dầu nhờn
Gồm hai loại bể pha chế là ở trong xưởng và ngoài trời:
Bể pha chế trong xưởng gồm có: 1 bể 20m3, 2 bể 10m3 và 1 bể 5m3 . Dầu gốc và
phụ gia sau khi đưa vào trong bể được duy trì gia nhiệt ở 50 – 60oC và khuấy trộn liên
tục trong 3 – 4 giờ.
Bể pha chế ngoài trời gồm có: 2 bể pha chế lớn với dung tích 250 m3. Hai bể này

được xây theo tiêu chuẩn Mỹ, có bảo ôn bên ngoài, hệ thống bơm dầu gốc, phụ gia và
hệ thống sục khí khuấy trộn.
Sơ đồ hệ thống:

Hình 5: Sơ đồ hệ thống bể pha chế dầu nhờn
1,2 Bể pha chế

6. Ống dẫn phụ gia xá

3. Bơm

7. Hệ thống sục khí
20


4. Hệ thống gia nhiệt 8. Van thở
5. Ống tuần hoàn

9. Mô tơ

Dầu gốc được bơm đưa từ các bể chứa dầu gốc trong khu bể chứa vào các bể 01,
02 và các bể pha loãng phụ gia phuy 05, 06. Tùy thuộc vào đơn pha chế mà lượng dầu
gốc có khác nhau. Các chất phụ gia xá được đưa thẳng vào bể pha loãng phụ gia xá
04, chất phụ gia phuy được đưa vào các bể pha loãng phụ gia 05, 06 thông qua máng
đổ phụ gia. Việc đổ phụ gia được thực hiện đổ phụ gia loãng trước, đặc sau cho ngập
cánh khuấy rồi mới bật máy. Việc đổ phụ gia phải đảm bảo loại phụ gia này khuấy
trộn xong rồi mới đổ tiếp loại phụ gia khác nhằm tránh các phản ứng có thể xảy ra
giữa hai loại phụ gia với nhau.
Việc đổ dầu gốc vào các bể được giám sát, định lượng qua hệ thống cân ba treo
trên mỗi. Đối với phụ gia phuy, tùy thuộc vào loại phụ gia và đơn pha chế mà cân thủ

công. Việc khuấy trộn phụ gia được thực hiện với nhiệt độ khoảng 40- 60 oC trong thời
gian 1 giờ. Sau đó hỗn hợp chất phụ gia này sẽ được bơm tới các bể pha chế 01, 02.
Tại bể pha chế, dầu gốc sẽ được khuấy trộn đều với các phụ gia ở nhiệt độ 4050oC trong khoảng thời gian 1-2 giờ, tùy thuộc vào độ nhớt của sản phẩm, độ nhớt
càng cao thì thời gian khuấy trộn càng lâu và nhiệt độ khuấy trộn sẽ càng cao.
Sự khuấy trộn được thực hiện nhờ hệ thống cành khuấy hai tầng cánh đồng thời
với đó là quá trình bơm tuần hoàn sản phẩm. Cuối cùng sản phẩm sẽ được phòng
Vilas lấy mẫu đi kiểm tra, nếu đạt thì sẽ bơm về bể chứa sản phẩm.
Ngoài ra, cùng với hệ thống pha loãng phụ gia và pha chế như trên, nhà máy còn
vận hành 2 hệ thống pha chế khác bao gồm hệ hai bể 250 m 3 với quy trình cũng gần
như vậy. Dầu gốc được bơm vào bể chứa, sau đó cho phụ gia tổng hợp vào khuấy trộn
bằng hệ thống sục khí khô (chứ không dùng máy khuấy). Quá trình được thực hiện ở
nhiệt độ, thời gian tùy thuộc vào độ nhớt của sản phẩm dầu nhờn.
Bên cạnh đó là một thùng pha chế 5 m 3 dùng để pha chế loại dầu cắt gọt PLC
M20-PLC 150, đây là loại dầu không cần tách nhũ, khác biệt hẳn so với các sản phẩm
còn lại của nhà máy. Do đó, việc pha chế được thực hiện riêng biệt so với các bộ phận
còn lại. Quy trình vận hành cũng tương tự hệ thống pha chế cũ trong thiết bị dạng
thùng cánh khuấy.

21


Quy trình xúc rửa: Khi thực hiện việc chuyển đổi pha chế hai loại dầu khác nhau
thì phai tiến hành công tác xúc rửa đường ống, bể pha chế. Việc xúc rửa nhằm đảm bảo
sản phẩm sau không bị thay đổi chất lượng. Công tác xúc rửa ở bất kỳ công đoạn nào
đều sử dụng dầu gốc làm tác nhân xúc rửa, sau khi xúc rửa thì phần dầu thu được sẽ
thành sản phẩm của quá trình pha chế trước đó. Lượng dầu gốc sử dụng khoảng 4-5
tấn, quá trình được thực hiện tuần hoàn và cứ 15-15 phút thì Vilas sẽ lấy mẫu một lần.
Do đó, đây là một quá trình khá tốn kém, yêu cầu sự bố trí, lên kế hoạch sản xuất phải
thật khoa học, với các nhóm sản phẩm có tính chất gần giống nhau được sản xuất liên
tiếp nhau.

2. Các loại bồn bể chứa
2.1. Bể chứa dầu gốc

Hình 6: Sơ đồ bể chứa dầu gốc
a. Cấu tạo bể:
Bể gồm bốn bộ phận chính: mái bồn, thân bồn, đáy bồn và móng bồn.
Cao 15.5m tính đến mái.
Là loại bể nổi, có hình trụ đứng, loại mái cố định. Trên
mái có 3 van thở, 1 cửa lấy mẫu và 4 lỗ ánh sáng.
Trên thành bể có 1 van xả đáy, 3 van lấy dầu gốc, 1 van nhập dầu gốc và 2
cửa người.

22


b. Các thiết bị phụ trợ:
Hệ van xuất: có 4 van
Van dùng hút nước, đâm sâu xuống rốn bể.
Van dùng hút cặn đáy, là đường ống bằng với bề mặt đáy.
Van to nhất, van cái, dùng hút sản phẩm thông thường, nó đơn thuần là đường
ống đi thẳng vào tâm, cách đáy 20 cm.
Van tuần hoàn, là van một chiều, dùng khi chuyển sản phẩm từ bể khác sang
hay khi bơm quẩn (dùng điều chỉnh lưu lượng bơm trước khi xuất sản phẩm ra).
Van nhập được nối với đường ống 8 inch dẫn thẳng ra cầu cảng.
Cửa người : để vào vệ sinh, kiểm tra bể.
Đường ống cứu hỏa có màu đỏ chạy vòng xung quanh bể trên đỉnh.Có 2
đường, đường to dùng bọt cứu hỏa, đường nhỏ dùng nước.
Hệ thống thu lôi.
c. Quy trình vệ sinh bể:
Do phần bên trên của bể không được phủ epoxy nên theo thời gian sử dụng sẽ

hình thành gỉ rồi rơi xuống đáy khiến phải vệ sinh bệ 2 năm 1 lần. Quy trình vệ sinh
bể như sau :
Đầu tiên bơm tháo sản phẩm, nước có trong bể qua các van tương ứng.
Để thông khí bên trong, đến khi không khí bên trong bể đạt ngưỡng an toàn
mới cho công nhân vào. Theo quy trình sẽ phải có thiết bị đo chất lượng không khí
nhưng ở đây chỉ cần để trong khoảng 40 phút là đảm bảo.
Công nhân vào trong bể qua cửa người, dùng xẻng xúc cặn dầu ra, khoảng 2
phuy, 400kg.
Tiếp theo dùng giẻ lau, hoàn toàn không sử dụng hóa chất.

23


2.2. Bể chứa phụ gia

Hình 7: Sơ đồ bể chứa phụ gia có bảo ôn ngoài bằng bông thủy tinh và hệ thống ống
ruột gà gia nhiệt,bên trong bằng dầu tải nhiệt

Hình 8: Sơ đồ bể chứa phụ gia không có bảo ôn và gia nhiệt
Phụ gia pha chế trong dầu nhờn có hai loại là phụ gia sáng và phụ gia phuy.
Phụ gia sáng được chứa trong các bể có dung tích 50 m3/ bể. Chứa các loại phụ
gia được sử dụng nhiều trong quá trình sản xuất như: PLC880, Talupac B,…
Phụ gia phuy là các loại phụ gia chứa trong thùng phuy có dung tích 209 lít, với
hơn 60 loại. Mỗi loại sản phẩm dầu nhờn pha chế sử dụng từ 1 – 7 loại phụ gia. Ở loại
phụ gia này, bên trong xưởng còn có hệ thống bể cân phụ gia với mục đích là để pha
loãng và cân phụ gia. Quá trình pha loãng này cần chú ý là khi cần pha loãng nhiều phụ
gia ta phải pha trộn từng loại phụ gia một chứ không được phép pha loãng đồng thời
nhiều loại phụ gia khác nhau.
Ngoài ra còn có 2 bể pha loãng phụ gia loại 2,5m 3 có hệ thống xử lý cơ sở và tự
động hóa.

24


2.3. Bể chứa bán thành phẩm
a. Cấu tạo
Gồm 9 bể chứa bán sản phẩm, mỗi bể có thể tích 50 m3 trong đó:

-

2 bể chia 4 ngăn, đánh số 1A,1B,1C, 1D; 2A,2B,2C,2D.

-

2 bể chia 3 ngăn, đánh số 3A,3B,3C;4A,4B,4C.

-

5 bể 1 ngăn.
Hình dạng: Bể hình trụ nằm ngang có chân đỡ bê tông.
Bể làm bằng kim loại bên trong bể có quét 1 lớp epoxy để chống ăn mòn. Trên

mỗi ngăn chứa sản phẩm đều có cửa lấy mẫu sản phẩm.
Hệ thống đường ống, van và bơm vào và ra mỗi ngăn chứa sản phẩm.
b. Nguyên lý hoạt động
Hệ thống bể dùng để chứa 8 nhóm sản phẩm chính của nhà máy (hay 1 số sản
phẩm khác khi có nhu cầu sản xuất ).
Sản phẩm của hệ thống khuấy trộn, tổng hợp sẽ được bơm vào các bể chứa bán
sản phẩm qua các van và đường ống. Mỗi ngăn chứa một loại sản phẩm và có một
đường ống riêng để bơm vào.
Sản phẩm trong bể sẽ được kiểm tra chất lượng trước khi được bơm sang công

đoạn đóng rót.
Sau một thời gian hoạt động hay khi cần chứa 1 loại sản phẩm khác ta cần xúc
rửa lại bể bằng cách bơm dầu gốc vào và cho bơm tuần hoàn liên tục.
2.4. Bể chứa thành phẩm
Gồm có:
− 2 bể thành phẩm lớn loại 250 m3 của xưởng làm ra.
− 2 bể thành phẩm từ Đình Vũ vận chuyển về cũng với dung tích 250 m3.
− 50 bể thành phẩm nhỏ có dung tích 50 m3/ bể. Mỗi bể chứa các loại sản
phẩm như nhãn mác bên ngoài có ghi (tức phân theo loại dầu).
Sau công đoạn pha chế vào bể thành phẩm, sản phẩm dầu nhờn được đưa vào hệ
thống thiết bị đóng rót sản phẩm bên trong xưởng (hoàn toàn tự động), sản phẩm xưởng
làm dưới dạng hộp lon (loại dung tích: 0,5 lít; 1lít; 4 lít;…) hay dưới dạng thùng 20 lít
hay phuy 209 lít.

25


×