Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tieu luan nang cao chat luog hoat dong cua he thong chinh tri cap xa thuan dong bao dan toc thieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.69 KB, 21 trang )

1
A.LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây nhiều vấn đề bức xúc đã và đang đặt ra cho
hệ thống chính trị cấp cơ sở. Việc nâng cao chất lượng hoạt động và đổi mới,
tăng cường hệ thống chính trị cấp cơ sở là vấn đề quan trọng để đảm bảo sự
phát triển toàn diện, ổn định lâu dài của nông thôn Việt Nam. Đổi mới và
nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ( HTCT) ở cơ sở xã, phường, thị trấn
là một chủ trương lớn của Đảng ta. Vì thế ngày 01/11/ 2002 Tỉnh uỷ Bình
thuận đã ra nghị quyết số 11- NQ/TU “ Về đổi mới và nâng cao chất lượng
HTCT ở cơ sở xã, phường, thị trấn”. Riêng đối với các xã vùng đồng bào dân
tộc thiểu số (DTTS), tỉnh uỷ còn có thêm Nghị quyết 04 - NQ/TU “Phát
triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội” và Nghị quyết 05- NQ/TU về “Xây
dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ huyện Phú Quý đến năm 2005”.
Trong thời gian thực hiện các nghị quyết trên; 11 xã ( Phan Dũng, Phan
Sơn, Phan Lâm, Phan Điền, Phan Tiến, Đông Tiến, Đông Giang, La Dạ, La
Ngâu, Hàm Cần, Mỹ Thạnh) thuần đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao (gọi
tắt là các xã vùng cao và viết tắt XVC) ở tỉnh Bình Thuận có chuyển biến
đáng kể. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới, các xã trên còn khó khăn và hạn chế
nhiều mặt, nhất là HTCT chưa đủ mạnh, chưa ngang tầm để lãnh đạo sự
nghiệp phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội. Chính vì lý do đó để đánh giá
đúng thực trạng và đề ra giải pháp khả thi nhằm đổi mới nâng cao chất lượng
HTCT của 11 XVC, để mỗi cơ sở đủ sức lãnh đạo, tổ chức phát triển dân
sinh, kinh tế, xã hội, nhằm phát triển một cách toàn diện các XVC của tỉnh
Bình Thuận; qua đó giảm bớt sự chênh lệch giữa miền núi, vùng cao có đồng
bào DTTS với vùng đồng bằng và miền xuôi, đồng thời tạo cơ sở tiền đề cho
sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn; ổn định tình hình kinh tế chính trị - xã hội - quốc phòng an ninh và đặc biệt góp phần thực hiện ngày
một tốt hơn chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Đây là việc làm vừa
có ý nghĩa lý luận, vừa mang tính thực tiễn, vừa cấp bách vừa cơ bản lâu dài.


2


Chính từ những lý do trên: “ Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ
thống chính trị cấp xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao tỉnh Bình
Thuận hiện nay.” Làm tiểu luận hết môn, vì phạm vi nghiên cứu giới hạn chỉ
xin trình bày những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất: Một số vấn đề cơ bản về HTCT ở cơ sở.
Thứ hai: Thực trạng chất lượng hoạt động của HTCT cấp xã thuần đồng
bào dân tộc thiểu số vùng cao tỉnh bình thuận.
Thứ ba: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
của HTCT các xã vùng cao tỉnh Bình Thuận.


3
B. NỘI DUNG
1. Một số vấn đề cơ bản về HTCT ở cơ sở.
1.1.Khái niệm HTCT ở cơ sở.
1.1.1. Khái niệm HTCT.
Ở Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm HTCT được Đảng ta chính thức sử
dụng từ Hội nghị Trung ương 6 khoá VII (tháng 3/1998) và sau đó chính thức
được đề cập trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH, Văn kiện đại hội VII của Đảng (tháng 6/1991). Và cho đến nay khái
niệm này được dùng phổ biến. Nhưng quan niệm đúng về HTCT phải đạt được
hai yêu cầu sau: Một là. Phục vụ cho mục đích nhận thức về hệ thống các tổ
chức. Thiết chế có vai trò thực tế và được thừa nhận trong việc thực hiện quyền
lực chính trị hoăc tham gia quyền lực chính trị một cách thường xuyên. Hai, phải
đủ tính khái quát để không chỉ phản ánh hiện thực chính trị ở một hay một nhóm
nước mà còn phản ánh được hiện thực chính trị ở nhiều quốc gia có chế độ chính
trị - xã hội khác nhau.
Xuất phát từ yêu cầu trên: “ HTCT là tổ chức có tính chỉnh thể các thiết
chế chính trị (các cơ quan quyền lực nhà nước, các đảng chính trị các tổ
chức và phong trào xã hội)…được xây dựng trên các quyền và các chuẩn

mực xã hội, phân bố theo một kết cấu chức năng nhất định, vận hành theo
những nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể, nhằm thực thi quyền lực chính
trị.”[Đề cương bài giảng chính trị học. HVCTQG HCM năm 2005].
1.1.2 Khái nệm HTCT ở cơ sở.
Khi nghiên cứu về hệ thống chính trị ở cơ sở có nhiều cách tiếp cận
khác nhau. Trước hết, người ta thường xem xét hệ thống chính trị ở cơ sở như
là một hệ thống về mặt tổ chức và chức năng của các bộ phận hợp thành đó là
tổ chức Đảng, chính quyền (gồm có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân),
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở xã, thị trấn, phường. Mỗi bộ
phận hợp thành trong hệ thống chính trị cơ sở có, vị trí, vai trò, chức năng,
thẩm quyền khác nhau. Cách tiếp cận thứ hai, không chỉ về mặt tổ chức pháp


4
lý mà còn bao gồm cả các yếu tố thể hiện bản chất của hệ thống chính trị nói
chung và những điều kiện đảm bảo cho các bộ phận của hệ thống đó vận hành
được. Ở nghĩa này hệ thống chính trị cơ sở được hiểu theo tính chất của việc
thực hiện dân chủ ở cơ sở, thực hiện quyền lực của nhân dân.
Qua phân tích những cách tiếp cận trên, có thể hiểu: “ HTCT cơ sở là toàn
bộ các thiết chế chính trị như tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân
dân được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắt nhất định và gắn bó hữu
cơ với nhau nhằm thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và
phát huy quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở.”[ Hệ thống chính trị cơ sở, thực
trạng và một số giải pháp đổi mới. Nxb Chính trị quốc gia HCM.]
1.2. Cơ cấu của hệ thống chính trị cơ sở.
Ở nước ta, hệ thống chính trị là một thể thống nhất, toàn vẹn bao gồm
nhiều tổ chức, nhiều bộ phận hợp thành: Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội của
quần chúng tham gia vào Mặt trận với tư cách là thành viên, như: Tổng Liên
đoàn lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản

Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Mô hình này được thành lập giống nhau theo hệ thống 4 cấp gắn với 4 cấp
hành chính.
Ở cơ sở, hệ thống chính trị gồm: Hệ thống tổ chức Đảng (Đảng bộ, chi
bộ xã); Chính quyền (HĐND và UBND); Mặt trận tổ quốc (Mặt trận xã) và
các đoàn thể chính trị - xã hội (Hội Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân,
Công đoàn, Hội cựu chiến binh). Mỗi tổ chức có vị trí vai trò khác nhau và có
mối quan hệ mật thiết với nhau.
Gắn liền với tổ chức bộ máy và tạo thành tổ chức bộ máy của HTCT đó
là con người, do cơ cấu bộ máy hệ thống chính trị gồm nhiều thành tố, có
nhiều tổ chức đoàn thể, nên ở cấp xã hiện nay, số định biên theo qui định là 17
- 25 người. Ngoài ra, để đảm bảo HTCT vận hành được thông suốt, có hiệu
lực và hiệu quả các địa phương còn bố trí thêm một số chức danh không
chuyên trách.


5
1.3. Vị trí, vai trò của các bộ phận trong hệ thống chính trị cơ sở.
Trên cơ sở vị trí, vai trò của các bộ phận trong HTCT nói chung, theo
đó, vị trí của các bộ phận trong HTCT cơ sở được biểu hiện như sau:
-Vị trí vai trò của tổ chức Đảng.
Trong hệ thống chính trị cơ sở, Đảng bộ, chi bộ cơ sở là hạt nhân chính trị
lãnh đạo toàn diện việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước. Căn cứ vào các chủ trương, chính sách nghị quyết của Đảng và Nhà
nước cấp trên, xuất phát từ thực tế của địa phương, từ nguyện vọng và lợi ích
của quần chúng, các Đảng bộ, chi bộ cơ sở đề ra nghị quyết, chủ trương chương
trình hành động với những biện pháp cụ thể, thiết thực để lãnh đạo nhân dân địa
phương, xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng; xây
dựng Đảng chính quyền, công tác tổ chức và cán bộ, công tác vận động quần
chúng trên địa bàn đẩy mạnh sản xuất, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng

thu nhập cho nhân dân trong từng thời gian cụ thể.
Bên cạnh đó cấp uỷ Đảng thông qua hệ thống tổ chức Đảng, đảng viên,
các đoàn thể và trực tiếp cùng nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của
Chính quyền, phát hiện sai lầm, khuyết điểm trong tổ chức và điều hành của
chính quyền để cải tiến nội dung, phương thức lãnh đạo của cấp uỷ Đảng lãnh
đạo Mặt trận, các đoàn thể đổi mới nội dung, phương thức hoạt động cho sát
đối tượng, gắn chặt với nguyện vọng, lợi ích và điều kiện sinh hoạt của từng
tổ chức, hướng dẫn các đoàn thể hoạt động đúng hướng, đúng điều lệ, đúng
luật, có hiệu quả.
- Vị trí vai trò của chính quyền.
Chính quyền là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân
bầu ra, là công cụ chủ yếu để quản lý mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội,
để nhân dân thực hiện quyền dân chủ cơ sở. Chính quyền cơ sở là người chấp
hành các quyết định quản lý của cơ quan nhà nước cấp trên, vừa là người cụ
thể hoá những nghị quyết của cấp uỷ Đảng thành chương trình hành động ở
cơ sở, trực tiếp tổ chức thực hiện chương trình đó theo pháp luật, chịu trách
nhiệm pháp lý với cơ quan nhà nước cấp trên, chịu sự kiểm tra, giám sát của
nhân dân ở cơ sở


6
Với tư cách là người quản lý, chính quyền cơ sở đảm bảo cho các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, đảm
bảo nghĩa vụ, quyền lợi công dân đối với nhà nước, giải quyết đúng đắn mối
quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, lợi ích địa phương, cả nước và lợi ích
chung của xã hội; đồng thời chính quyền thay mặt nhân dân đưa ra những
kiến nghị kịp thời đối với cấp uỷ Đảng, cung cấp tình hình để cấp uỷ Đảng đề
ra phương hướng lãnh đạo đúng, quyết định những chủ trương sát hợp, với
tình hình thực tế.
- Vị trí, vai trò của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Trong hệ thống chính trị cơ sở, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, là
những tổ chức quần chúng rông rãi, đại diện cho lợi ích và nguyện vọng của
các tầng lớp nhân dân, các tổ chức này có vị trí rất quan trọng, thể hiện việc
phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Nhiệm vụ của đoàn thể là chăm lo giáo dục, động viên tổ chức quần
chúng thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nghị quyết
của Đảng bộ, chi bộ, nghị quyết của HĐND, các qui định của chính quyền cơ
sở, bồi dưỡng tính tích cực, ý thức công dân cho đoàn viên, hội viên, phát huy
tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong nội bộ cũng như đối với
các đoàn thể khác, đi sâu, đi sát quần chúng, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của
quần chúng để phản ánh và góp ý kịp thời với tổ chức Đảng và chính quyền,
đấu tranh ngăn chặn những vi phạm dân chủ và những hành vi phạm pháp
ngay tại cơ sở. Vận động nhân dân thực hiện các phong trào hành động cách
mạng và mang lại lợi ích hợp pháp, chính đáng cho họ; thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sở.
Tóm lại: Vị trí, vai trò của các bộ phân trong HTCT được thể hiện và
thực hiện đầy đủ hay không phải thông qua đội ngũ cán bộ, đây là nhân tố có
ý nghĩa quyết định đến chất lượng của từng bộ phận trong HTCT cũng như cả
HTCT đủ khả năng lãnh đạo, điều hành quản lý và tổ chức cho nhân dân thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.


7
2. Thực trạng chất lượng hoạt động của HTCT cấp xã thuần đồng
bào dân tộc thiểu số vùng cao tỉnh Bình Thuận.
Bình thuận có 11 XVC thuộc 5 huyện với diện tích tự nhiên: 183.892
ha; giữ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh; là căn cứ
cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Địa hình khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi, với địa hình dạng lượng sóng dốc
thẳm; bị chia cắt nhiều bởi các sông, suối và đồi núi nên gặp nhiều khó khăn

trong việc bố trí mạng lưới giao thông, thuỷ lợi.
Khí hậu 11 XVC nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc
trưng khí hậu khô hạn và bán khô hạn của vùng cực Nam Trung bộ.
Tổng diện tích 11 XVC hiện nay là 4.733 ha, bình quân 1,52 ha/hộ, hầu
hết các xã đã phát triển chăn nuôi (bò,dê) và các loại cây như điều, bắp lai, lúa
nước, cao su…Kết cấu hạ tầng, điện, đường, trường học, trạm y tế, bưu điện
văn hoá, nhà văn hoá hệ thống thuỷ lợi v.v. phát triển khá toàn diện.
Tính đến cuối năm 2006, trong 11 XVC có: 2.974 hộ; với tổng số:
14.796 khẩu, có 8 thành phần dân tộc thiểu số (chiếm 90%), chủ yếu là K ’ Ho,
RắcLây và Rai còn lại là Tày, Nùng, Thái, Chăm, Khơ me, Hoa, Kinh.
Từ những đặc điểm tự nhiên, xã hội vừa nêu ở trên HTCT cấp xã vùng
cao tỉnh Bình Thuận đã có những kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại
của như sau:
2.1. Kết quả đạt được.
2.1.1. Chất lượng tổ chức Đảng.
- Về tổ chức bộ máy.
Tính đến cuối năm 2006 toàn tỉnh Bình Thuận có 11/11 XVC đã có tổ
chức cơ sở Đảng (TCCSĐ) với 383 đảng viên, đang sinh hoạt ở 04 đảng bộ và
07 chi bộ cơ sở; trong đó có 21 chi bộ trực thuộc Đảng bộ, bộ máy tổ chức
đảng ở cơ sở vùng cao từng bước được kiện toàn, cũng cố, phát triển và nâng
cao năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng, nghị quyết của Tỉnh của Huyện vào thực tiễn cuộc sống, góp phần
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ vững an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở.


8
- Về hoạt động của đội ngũ cấp uỷ.
Cấp uỷ ở các xã vùng cao được đề cập ở đây bao gồm Bí thư, Phó bí
thư, Đảng Ủy viên của đảng bộ và Bí thư, Phó bí thư, Chi Uỷ viên của các chi

bộ cơ sở. 11 xã vùng cao hiện có 63 cấp Uỷ viên, trong đó có 01 nữ chiếm tỉ
lệ 1,59%. Được phân bổ như sau: Khối Đảng 20, khối Chính quyền 26, khối
đoàn thể 10 và Thôn, Trường học là 07.
Đại đa số cấp uỷ viên là người dân tộc thiểu số (58/63) người, đặc biệt
có 10/11 bí thư là cán bộ dân tộc thiểu số người tại chỗ, đây là một chỉ số có ý
nghĩa rất là quan trọng đối với các xã vùng cao. Đa số cán bộ cấp uỷ có phẩm
chất đạo đức trong sáng, trung thực, thật thà thẳng thắn đấu tranh chống các
hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xấu, tác phong giản dị gần dân, nói đi đôi với làm.
Các cấp uỷ đã từng bước nhận thức và thực hiện đúng nguyên tắc tập
trung dân chủ trong tổ chức sinh hoạt đảng, trong bầu cử, trong thảo luận,
tranh luận, biểu quyết nghị quyết. Trong đấu tranh tự phê bình và phê bình
một số cấp uỷ làm rất nghiêm túc.
2.1.2. Chất lượng tổ chức chính quyền.
- Về tổ chức bộ máy và hoạt động.
Bộ máy 11 XVC có HĐND và UBND, 9/11 XVC thành lập được 26
thôn, bản, trong đó có 2 xã chưa thành lập thôn, bản. Như vậy, về tổ chức bộ
máy cơ bản được thành lập theo đúng qui định của pháp luật.
Hoạt động của HĐND: Trong những năm qua có những bước tiến bộ
đáng ghi nhận, hầu hết các xã đã tổ chức kỳ họp HĐND đúng thời hạn, công
việc chuẩn bị nội dung và tài liệu cho kỳ họp có sự tiến bộ rõ rệt, do đó chất
lượng kỳ họp được nâng cao hơn trước, các nghị quyết của HĐND xã ban
hành bảo đảm thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, đồng thời đảm bảo
đi sát thực tế địa phương, hoạt động giám sát của HĐND các XVC bước đầu
có những chuyển biến nhất định và được thể hiện trong các kỳ họp HĐND.
Hoạt động của UBND: Trong những năm qua, chất lượng hoạt động
của UBND các XVC của tỉnh Bình Thuận đã từng bước được nâng lên. Điều
đó được thể hiện qua kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, về quốc phòng, an ninh, về dân tộc, tôn
giáo, về thi hành pháp luật.



9
- Về đội ngũ cán bộ, công chức.
11/11 XVC bố trí đủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND và các
thành viên của UBND cơ bản bảo đảm đúng quy định của Nghị định số
121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ và hướng dẫn của tỉnh.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ công chức được trẻ hoá, có sức khoẻ, mặc dù thực
tiễn chưa nhiều, trình độ năng lực công tác còn hạn chế nhưng đã thể hiện tinh
thần trách nhiệm cao trong công tác, hoàn thành tốt công việc họ đang đảm
nhiệm, gần gũi với nhân dân. Về phẩm chất của đa số đội ngũ cán bộ, chính
quyền các XVC luôn trung thành với tổ quốc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng, có tinh thần cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực
thù địch. Như vậy, về phẩm chất đạo đức của phần lớn cán bộ, công chức
chính quyền xã về cơ bản là tốt, không có biểu hiện dao động về lập trường
chính trị, sa sút về phẩm chất đạo đức.
Tóm lại: Công chức cấp xã đã hoàn thành nhiệm vụ trên các lĩnh vực
chuyên môn ở một mức độ nhất định, góp phần giúp đỡ cho UBND hoàn thành
nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở địa phương.
2.1.3. Chất lượng của tổ chức Mặt trận và các đoàn thể nhân dân.
- Về tổ chức bộ máy.
+ Uỷ ban mặt trận các xã.
Tính đến tháng 12 năm 2006 đã có 11/11 XVC thành lập UBMT, đạt tỉ
lệ 100%, có 26/26 ban công tác Mặt trận thôn, chiếm tỉ lệ 100%. Như vậy
không còn thôn trắng trong hệ thống chân rết của tổ chức Mặt trận xã.
+ Các tổ chức đoàn thể nhân dân.
Hội Phụ nữ: Tính đến nay, đã xây dựng củng cố hoàn thiện 11/11 BCH
Hội Phụ nữ xã và 69 tổ hội ở 26 thôn. Qua kết quả đánh giá phân loại hàng
năm, Hội phụ nữ các XVC đã có sự chuyển biến khá.
Hội Nông dân: Hiện nay đã có 100% tổ chức hội Nông dân xã và có
26/26 thôn hình thành được tổ chức chi hội, tổ hội đạt tỉ lệ 100%. Đánh giá xếp

loại hàng năm, xét về bình diện chung, thì chất lượng đạt loại khá ổn định.
Hội Cựu chiến binh: Tính đến nay, có 11/11 XVC thành lập được tổ
chức hội, Bên cạnh đó, 100% thôn hình thành mạng lưới tổ chức chân rết và
đã đi vào hoạt động nề nếp và từng bước được nhân dân đánh giá cao.


10
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Tính đến nay, ở 11/11 XVC thành lập được
tổ chức Đoàn và có 26/26 thôn hình thành được tổ chức chi đoàn trực thuộc
xã đoàn.
+ Hoạt động của tổ chức Mặt trận và các đoàn thể nhân dân
Trong những năm gần đây, trên cơ sở thực hiện chỉ đạo trực tiếp, sát
thực của Mặt trận và các đoàn thể cấp trên, Mặt trận và các đoàn thể các XVC
đã tổ chức thực hiện một số hình thức hoạt động có hiệu quả và mang lại lợi
ích thiết thực cho mỗi đoàn viên, hội viên. Bên cạnh đó, cùng với Ban, Ngành
các cấp thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng-Nhất là, thực hiện tốt tinh
thần Nghị quyết 24-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khoá IX, gắn với đẩy
mạnh việc thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của BCH Đảng bộ khoá X về xây
dựng và phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS,
bước đầu đạt được những hiệu quả nhất định, một mặt giúp đồng bào nơi đây
cải thiện, ổn định cuộc sống gia đình, nhiều hộ gia đình đoàn viên, hội viên
nghèo từng bước vươn lên hộ khá; mặt khác, đã tạo điều kiện thuận lợi cơ bản
để Mặt trận và các đoàn thể thực hiện công tác vận động, tập hợp quần chúng
ngày càng tốt hơn.
- Về đội ngũ cán bộ.
+ Uỷ ban Mặt trận: Hiện nay, ở 11 XVC có 158 người tham gia UBMT
cấp xã. Trong đó, có 86 người là đại diện cho các tổ chức thành viên như: Hội
phụ nữ, Hội nông dân, Hội CCB, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội CTĐ, Hội
khuyến học, Hội người cao tuổi…Và có 72 người là cá nhân tiêu biểu cho các
tầng lớp khác ở địa phương như đại diện các dân tộc chức sắc tôn giáo. Trong

158 người là thành viên của UBMT 11 xã, có 21 nữ chiếm 23,29%; cán bộ là
người dân tộc thiểu số 143 người, chiếm 90,5%. Đảng viên có 67 người
chiếm 42,4%, song hầu hết là những người nắm giữ các chức danh Trưởng,
Phó UBMT và các tổ chức thành viên của Mặt trận. Đặc biệt, cán bộ Mặt trận
các xã hiện nay so với trước đây, tuổi đời ngày càng trẻ hơn.
+ Các tổ chức đoàn thể nhân dân. Tính đến cuối năm 2006 tổng số cán
bộ tham gia vào Ban chấp hành 4 đoàn thể chính trị - xã hội ( Hội Phụ nữ,
Nông dân, CCB và Đoàn Thanh niên) 11 XVC là 261 người. Trong đó, có 95


11
nữ, chiếm tỉ lệ 36,39%; cán bộ người DTTS là 222 người chiếm 85,04; có 80
đảng viên, chiếm 30,65%. Riêng về tuổi đời, do đặc thù của từng tổ chức
đoàn thể, nên cơ cấu tuổi không giống nhau.
2.2. Những hạn chế.
2.2.1. Hạn chế của tổ chức cơ sở Đảng các xã vùng cao
- Qua kết quả khảo sát cấp uỷ 11 XVC, thăm dò ý kiến của Thường trực
huyện uỷ và các ban Đảng ở 5 huyện có XVC, cho thấy 6/11 tổ chức Đảng nhận
thức chưa thật đầy đủ, đúng đắn chức năng lãnh đạo toàn diện ở cơ sở; vai trò
hạt nhân lãnh đạo của cấp uỷ rất mờ nhạt, lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ
chính trị còn yếu, hiệu quả thấp. Việc tổ chức triển khai, thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa đến nơi đến chốn; khả năng tiếp
thu, nhận thức một số chủ trương, nghị quyết của Đảng thiếu sâu kỹ, nên việc cụ
thể hoá nghị quyết của cấp trên thành chương trình hành động để lãnh đạo tổ
chức thực hiện còn nhiều hạn chế.
- Điểm nổi bật của cấp uỷ XVC là trình độ kiến thức, tư duy về các mặt
còn nhiều hạn chế, bất cập so với yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng hệ
thống chính trị ở các xã, trình độ học vấn, chủ yếu trình độ tiểu học và THCS
chiếm số đông. Do đó, năng lực, trình độ tư duy kinh tế còn yếu, nên vai trò
lãnh đạo phát triển kinh tế còn lúng túng, buông lỏng chưa định hướng phát

triển cây trồng, con nuôi phù hợp, chủ yếu vẫn còn sản xuất tự phát, thiếu tính
tích cực, chủ động, còn ỷ lại cán bộ tăng cường, nên kết quả sản xuất chưa
thật vững chắc, chưa vận động được đồng bào tích cực lao động, chăn nuôi để
phát triển kinh tế, thậm chí có nơi cấp uỷ còn buông lỏng để một số hộ tự ý
bán bò, đổi bò bằng nguồn vốn vay của 04. Một số nơi để xảy ra tình trạng
bán đất, cho thuê đất trái phép, chẳng hạn như La Dạ bán 31,7 ha/34 hộ [Theo
Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 04-NQ của tỉnh uỷ Bình Thuận].
- Sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với chính quyền có nơi còn buông
lỏng, lúng túng, do đó hoạt động của HĐND, UBND xã, kém hiệu lực, nhiều
cuộc họp của HĐND chưa thiết thực, kỹ cương chưa nghiêm. Phương thức
lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền chậm được đổi mới, một số cấp uỷ


12
còn bao biện làm thay công tác của chính quyền hoặc can thiệp quá sâu vào
công việc của chính quyền.
Tình trạng cấp uỷ buông lỏng lãnh đạo, biểu hiện khoáng trắng cho các
đoàn thể đã xảy ra nhiều nơi. Một số cấp uỷ chưa quan tâm qui hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các tổ chức đoàn thể, còn có tình trạng cán bộ
không bố trí được ở các ngành lại bố trí chức vụ chủ chốt trong các đoàn thể.
2.2.2. Hạn chế của Chính quyền ở các XVC.
Trình độ các mặt của đại biểu HĐND các XVC còn nhiều hạn chế
nên đã chi phối đến các hoạt động của HĐND, chưa nhận thức đầy đủ vị
trí, vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Qua kết quả khảo
sát ở tỉnh cho thấy, 58,3% ý kiến của đối tượng điều tra cán bộ chính quyền
11 xã đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND ở mức trung bình và mang
tính hình thức.
Nhiều xã còn lúng túng trong việc xác định nội dung chính của kỳ họp;
việc chuẩn bị tài liệu chưa kịp thời, còn chậm so với thời gian luật định, do đó
không có thời gian nghiên cứu, thẩm định tại kỳ họp. Phần đông các đại biểu

ít phát biểu ý kiến, nghị quyết HĐND thường là tổ chức thực hiện nhiệm vụ
của cấp trên, thiếu tính chủ động trong việc xác định nhiệm vụ cụ thể của địa
phương đặt ra. Nhiều địa phương, việc tiếp xúc cử tri thiếu tính thiết thực,
nặng về hình thức, do đó nhiều vấn đề bức xúc cử của cử tri chậm không
được phản ánh tại kỳ họp. Hoạt động giám sát chủ yếu chỉ được thực hiện
thông qua các kỳ họp, hiệu quả hạn chế.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo UBND kiểm tra, đôn đốc công chức cấp xã
trong việc thực hiện Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp
trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp chưa được tiến hành thường xuyên.
Việc cải tiến lề lối làm việc, quản lý điều hành bộ máy hành chính ở xã còn
nhiều hạn chế, chưa có chuyển biến đáng kể. Phần lớn Phó Chủ tịch và Ủy
viên UBND chưa chủ động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lúng
túng trong thi hành nhiệm vụ, chỉ thực hiện nhiệm vụ khi có sự phân công, chỉ
đạo trực tiếp, cụ thể.


13
2.2.3. Hạn chế của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân các XVC.
- Nội dung và phương thức hoạt động của đa số UBMT và các tổ chức
đoàn thể cò rập khuôn, máy móc, chưa biết cụ thể hoá thành những nội
dung, biện pháp, cách làm cụ thể, sát hợp với tình hình, đặc điểm của địa
phương; phù hợp với đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán thói quen cũng
như để đáp ứng được những nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích thiết thực, sát
sườn của đoàn viên, hội viên. Do đó, nhiều đoàn viên, hội viên không hứng
thú tham gia sinh hoạt đoàn thể, ít gắn bó với tổ chức và cũng không mấy
nhiệt tình hưởng ứng, tham gia các phong trào do Mặt trận, các đoàn thể ở
địa phương phát động; nhiều quần chúng khi được cán bộ đoàn viên, hội
viên đến vận động tham gia vào các tổ chức, đều có tâm lý ngán ngại.
- Việc duy trì chế độ, nề nếp sinh hoạt, hội họp của Mặt trận, đoàn thể ở
các XVC còn khó khăn, tỉ lệ đoàn viên hội viên tham dự rất là thấp, có một số

hội viên các đoàn thể còn cử con em mình đi dự họp thay.
- Việc thu đoàn phí, hội phí cũng gặp rất là nhiều khó khăn: thường
phải đợi đến mùa thu hoạch vụ mùa hoặc vài ba tháng mới thu luôn một lần
nhưng lúc có lúc không. Công tác gây quỹ cho đoàn thể hoạt động còn nhiều
hạn chế kinh phí cho hoạt động cả năm, chủ yếu là dựa vào nguồn ngân sách
do Nhà nước cấp theo định mức.
- Chăm lo đời sống thiết thực của đoàn viên, hội viên và quần chúng
nhân dân. Mặt trận, các đoàn thể thiếu sự năng nổ, tích cực nổ lực phấn đấu
tìm kiếm, khơi dậy các nguồn lực tại chổ, để góp phần giúp đoàn viên, hội
viên cải thiện nâng cao đời sống kinh tế của gia đình. Mặc dù, đây là những
địa bàn có rất là nhiều ngồn nguyên liệu như song, mây, tre, lá…có thể giúp
người dân nơi đây thoát được đói, giảm được nghèo.
- Mối quan hệ giữa các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận và các
đoàn thể nhân dân còn lỏng lẻo. Sự phân công phối hợp giữa các bộ phận
trong HTCT ở một số xã chưa rành mạch, kém hiệu quả, chưa phân định sâu
kỹ chức năng nhiệm vụ của các tổ chức và trách nhiệm của cá nhân của người
đứng đầu các tổ chức trong HTCT. Vì vậy, còn bao biện, chồng chéo hoặc
buông lõng, không làm đúng chức năng nhiệm vụ.


14
2.3. Nguyên nhân và những hạn chế tồn tại.
2.3.1. Nguyên nhân khách quan.
- Điều kiện đặc thù của các XVC tác động rất lớn đến quá trình xây
dựng và phát triển về chính trị, văn hoá, xã hội ở vùng này. Điều kiện địa lý,
khí hậu, môi trường tự nhiên rất phức tạp đặt ra những khó khăn, thử thách
lớn cho HTCT trong việc tổ chức, thực hiện phát triển kinh tế xã hội. Hoạt
động kinh tế xét cho đến cùng vẫn còn tính chất tự nhiên, tự cung, tự cấp,
trình độ sản xuất thấp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển. Những qui ước, luật
tục của các thiết chế xã hội truyền thống mang tính chất bất thành văn đã

truyền từ đời này sang đời khác, mang tính quần chúng dễ thuộc đã ảnh
hưởng tới việc tổ chức, quản lý điều hành một xã hội theo quản lý điều hành
của nhà nước.
- Điểm xuất phát thấp của các mặt cả về kinh tế, chính trị, văn hoá làm
tiền đề cho sự phát triển ở các XVC còn ở mức thấp. Mặt bằng dân trí, kỹ thuật
sản xuất, trình độ thâm canh của đa số nhân dân đang ở trình độ thấp.
- Trung ương, tỉnh, huyện, các ngành đầu tư giúp đỡ về nhiều mặt cho
các XVC, đây là yếu tố ngoại lực quan trọng nhưng thiếu sự chuyển hoá
thành nội lực, tự bản thân HTCT các xã này tiếp biến được để vươn lên đảm
đương nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá.
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan.
- Khả năng lãnh đạo, quản lý điều hành, tập hợp quần chúng của các tổ
chức trong HTCT và các XVC chưa ngang tầm đòi hỏi thực tiễn địa phương
đặt ra và sự đầu tư phát triển của cấp trên. Đây là gánh nặng quá sức, “lực bất
tòng tâm” cho HTCT và các XVC.
- Mỗi tổ chức trong HTCT chưa nhận thức toàn diện, sâu sắc vai trò,
chức năng, nhiệm vụ của mình; thiếu chủ động tích cực trong hoạt động, chỉ
trông chờ cấp trên chỉ đạo, giúp đỡ.
- Mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chức trong HTCT ở mức độ nào đó
chỉ mang tính hình thức, thiếu tính cộng đồng trách nhiệm, nhất là lúc gặp
khó khăn.
- Trình độ, năng lực của cấp uỷ Đảng, Chính quyền, UBMTTQ, BCH
các đoàn thể, đội ngũ cán bộ chủ chốt đa số còn hạn chế, số đủ chuẩn còn


15
thấp, lề lối làm việc theo tư duy đơn giản, máy móc, phương thức hoạt động
thiếu linh hoạt. Đây là yếu tố tác động rất lớn đến chất lượng HTCT
- Đời sống các mặt của đa số cán bộ và nhân dân các XVC ở dưới mức
trung bình cả về vật chất và tinh thần. Phong tục tập quán lạc hậu chậm được

xoá bỏ trong nhân dân; những biểu hiện tiêu cực trong đội ngũ cán bộ công
chức chậm khắc phục, một số cán bộ sa sút phẩm chất đạo đức, giảm sút uy
tín trong nhân dân. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng địa phương
nói chung và HTCT nói riêng.
3. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hoạt động của HTCT các
XVC ở Tỉnh Bình Thuận.
Nâng cao chất lượng HTCT các XVC là nâng cao chất lượng ba bộ
phận cấu thành của hệ thống ấy, đó là nâng cao chất lượng Chi bộ, Đảng bộ,
Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân ở các XVC.
3.1. Nhóm giải pháp về nhận thức.
- Đảng bộ, chi bộ, cấp uỷ và đảng viên ở các XVC cần xác định đúng vị
trí, vai trò hạt nhân lãnh đạo toàn diện các mặt công tác, nắm vững nhiệm vụ
phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng đảng là then chốt, chăm lo xây dựng
chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân từng bước vững mạnh.
- Chính quyền các XVC phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ
chức mình.Về phía HĐND và UBND, huyện cần xác định rõ hơn trách nhiệm
xây dựng chính quyền các XVC nhằm từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả
tổ chức thực hiện, điều hành quản lý toàn bộ đời sống ở cơ sở.
- Mặt trận và các đoàn thể nhân dân các XVC xác định đúng đắn, vai
trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ của tổ chức mình, là lực lượng nồng cốt xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Tiến hành có hiệu quả các cuộc vận động và
phong trào thi đua ở cơ sở, xứng đáng là cơ sở chính trị, là chỗ dựa của chính
quyền nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân địa phương,
góp phần xây dựng chính quyền ngày càng trong sạch vững mạnh.
- Cấp uỷ viên chi, Đảng bộ, thành viên HĐND và UBND, UBMT và
BCH các đoàn thể nhân dân các XVC tiếp tục nêu cao tính tiền phong gương
mẫu, nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình góp phần xây dựng HTCT ngày


16

càng vững mạnh, đủ sức tự mình từng bước vươn lên xây dựng quê hương
giàu mạnh.
3.2. Nhóm giải pháp về xây dựng tổ chức bộ máy HTCT các XVC.
- Kiện toàn, củng cố chi, đảng bộ các XVC bảo đảm hạt nhân lãnh đạo
HTCT.
Tiếp tục thực hiện và hoàn chỉnh qui chế hoạt động của đảng bộ, chi bộ,
qui chế làm việc của cấp uỷ; qui chế hoạt động giữa chi, Đảng bộ, Bí thư và
Chính quyền, Chủ tịch UBND và Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và người đứng
đầu các tổ chức đoàn thể nhân dân.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của cấp uỷ cấp trên, cấp uỷ các
XVC tiếp tục thực hiện nghiêm túc cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng
gắn với xây dựng đội ngũ đảng viên nhất là nâng cao chất lượng về mọi mặt
của từng cấp uỷ viên và cán bộ chủ chốt để xây dựng chi, đảng bộ trong sạch
vững mạnh, đảm bảo vai trò là hạt nhân lãnh đạo HTCT.
- Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền các XVC
- Tăng cường công tác xây dựng, củng cố bộ máy tổ chức Mặt trận và
các đoàn thể nhân dân.
3.3. Nhóm giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ.
Đây là nhóm giải pháp có ý nghĩa quyết định vừa mang tính cấp bách,
vừa cơ bản lâu dài. Vì chính đội ngũ cán bộ tác động trực tiếp đến hoạt động
và chất lượng của HTCT, hơn nữa đội ngũ cán bộ ở các XVC thiếu và yếu cần
đòi hỏi tăng cường xây dựng để từng bước có đội ngũ đáp ứng yêu cầu sự
nghiệp đổi mới CNH, HĐH nông nghiêp, nông thôn.
- Công tác qui hoạch cán bộ chủ chốt cho các XVC.
Trước hết, cấp uỷ đảng mỗi xã xây dựng cán bộ chủ chốt cho cả hệ
thống chính trị; trong qui hoạch phải bảo đảm: Mỗi chức danh phải từ hai
người trở lên, ngược lại mỗi người được qui hoạch ở 2 đến 3 chức danh; cán
bộ trong diện qui hoạch phải đủ chuẩn theo qui định
Trong qui hoạch cần chú ý các chức danh Bí thư chi, đảng bộ xã; Chủ
tịch HĐND; Chủ tịch UBND; Chủ tịch MTTQ và những người đứng đầu các



17
tổ chức đoàn thể nhân dân ở xã. Đồng thời cần qui hoạch các chức danh
chuyên môn để khắc phục tình trang hẫng hụt như hiện nay.
- Công tác tạo nguồn cán bộ lâu dài cho các XVC.
Hiện trạng các XVC cán bộ thừa, thiếu, hẫn hụt trong tương lai của các
xã mà từng huyện phải xây dựng kế hoạch tạo nguồn cán bộ lâu dài cho phù
hợp, sát thực tế. Trước mắt, chọn các em đã được đào tạo văn hoá và lý luận
chính trị ở trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh, hiện đang công tác tại
địa phương để cử đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với chức danh
được phân công hiện nay.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các XVC.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho từng loại cán bộ theo quan
điểm: “Tích cực trẻ hoá và từng bước chẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức cơ
sở”. Cần đào tạo bồi dưỡng trước khi đề bạt bổ nhiệm đối với cán bộ trong
diện qui hoạch; đối với cán bộ thiếu chuẩn, thiếu nội dung nào đào tạo nội
dung ấy. Trước mắt tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt và cán bộ
công chức.
Để thực hiện tốt, có chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
cho các XVC, đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải đổi mới căn bản chương trình,
nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng củng cố tăng cường chất lượng
đội ngũ giảng viên, cán bộ quảng lý, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh
phí và chế độ chính sách thoả đáng đảm bảo cho công tác đào tạo bồi dưỡng.
- Bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ các XVC.
Cần bố trí cho phù hợp với năng lực, sở trường công tác. Từng bước bố
trí cán bộ đảm nhận đủ các chức danh để khắc phục tình trạng một cán bộ
kiêm nhiệm nhiều công việc. Tiếp tục thực hiện chủ trương bố trí đội ngũ cán
bộ chủ chốt ở các XVC theo hướng: Bí thư Đảng uỷ, Chi uỷ cơ sở được giới
thiệu để bầu đồng thời làm Chủ tịch HĐND, Phó Bí thư đảng uỷ cơ sở được

giới thiệu bầu đồng thời làm Chủ tịch UBND. Với các chức danh này từng
bước nhất thiết phải đủ chuẩn.
3.4 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra giúp đỡ của cấp trên đối
với việc xây dựng HTCT các XVC.
Tỉnh và huyện phải đổi mới phương thức chỉ đạo, hướng mạnh về cơ
sở, nắm chắc đặc điểm tâm lý, tâm tư nguyện vọng của nhân dân, cùng các cơ


18
sở giải quyết vướng mắt cho nhân dân. Thường xuyên hướng dẫn, tập huấn
nghiệp vụ, cho đội ngủ cán bộ công chức XVC…
C.KẾT LUẬN
HTCT cơ sở có vai trò hết sức to lớn trong việc tổ chức, củng cố xây
dựng thiết chế chính trị xã hội và huy động nhân lực, vật lực, tài lực cho sự
phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Chính vì vậy, Đảng và nhà nước đã
quan tâm, tập trung đầu tư củng cố xây dựng, nâng cao chất lượng HTCT ở cơ
sở. Cùng với cả nước tỉnh Bình Thuận đã đề ra nhiều nghị quyết nhằm đổi
mới và nâng cao chất lượng HTCT ở cơ sở, trong đó quan tâm đặc biệt HTCT
các XVC. Sau 3 năm triển khai thực hiện các nghị quyết, HTCT các XVC
từng bước trưởng thành, thực sự là nền tảng chính trị vững chắc ở cơ sở, đội
ngũ cán bộ của các tổ chức trong HTCT đã không ngừng tiến bộ về mọi mặt
đã tạo nên sự phát triển kinh tế, xã hội; chính trị ổn định; bộ mặt nông thôn ở
vùng cao thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên, do đặc thù tự nhiên, địa lý, khí hậu, môi
trường, thiết chế xã hội truyền thống, trình độ dân trí thấp, đời sống đồng bào
còn khó khăn, đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập đã gây trở ngại không ít cho
việc phát triển toàn diện ở vùng này. Do đó, đòi hỏi càng phải nâng cao chất
lượng HTCT các XVC đủ sức đảm đương được nhiệm vụ chính trị mà nhân
dân giao phó, giải quyết được các yêu cầu thực tiễn đặt ra, đáp ứng được nhu
cầu phát triển ở địa phương.
Nâng cao HTCT các XVC vừa có tính cấp thiết, bức xúc vừa lâu dài, có

việc phải thực hiện ngay, nhưng có việc cần phải thận trọng có thời gian và
bước đi thích hợp. Mặc khác, phải kết hợp nhiều yếu tố cả khách quan và chủ
quan, nội lực và ngoại lực trong đó yếu tố chủ quan, nội lực của HTCT ở các
XVC là yếu tố quyết định. Để phát huy các yếu tố nêu trên, cần bảo đảm các
điều kiện sau đây: Một là, đầu tư xây dựng nguồn nhân lực - nhân tố quan
trọng nhất là con người, trong đó xây dựng đội ngũ cán bộ tại chỗ có vai trò
quyết định. Hai là, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm cho sự
phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế - xã hội. Ba là, xây dựng cơ chế hoạt
động đồng bộ, thông thoáng giữa các tổ chức trong HTCT và một hệ thống


19
chính sách, chế độ phù hợp tạo đà động lực cho sự phát triển và vững mạnh
để HTCT đủ sức thực hiện nhiệm vụ ở địa phương.


20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Tô Huy Rứa - PGS.TS Nguyễn Cúc - PGS.TS Trần Khắc Việt,
Giải pháp đổi mới hoạt động của HTCT ở các tỉnh miền núi nước ta hiện
nay. NxB CTQG - Hà Nội.
2. Đề tài “ Nghiên cứu một số vấn đề nhằm củng cố và tăng cường hệ thống
chính trị ở cơ sở trong sự nghiệp đổi mới và phát triển ở nước ta hiện nay.
3. PGS. TS Vũ Hoàng Công. Hệ thống chính trị cơ sở - Đặc điểm, xu hướng,
những vấn đề bức xúc.
4. Đề cương bài giảng chính trị học. HVCTQG Hồ Chí Minh - Viện chính trị
học - Hà Nội - 2005.
5. TS. Nguyễn Duy Hùng. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường hiện nay.
6. Bộ nội vụ. Hệ thống chính trị cơ sở thực trạng và một số giải pháp đổi mới,
Nxb Chính trị quốc gia.

7. Tỉnh uỷ Bình thuận, Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện nghị quyết 24-NQ/TW
của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về Công tác dân tộc, ngày
02/3/2006.


MỤC LỤC
Trang
A.Lời nói đầu
B.Nội dung
1.Một số vấn đề cơ bản của THCT ở cơ sở
1.1.Khái niệm HTCT ở cơ sở
1.1.1. Khái niệm HTCT
1.1.2. Khái nệm HTCT ở cơ sở
1.2. Cơ cấu của hệ thống chính trị cơ sở
1.3. Vị trí, vai trò của các bộ phận trong hệ thống chính trị cơ sở
2. Thực trạng chất lượng hoạt động của HTCTcấp xã thuần đồng bào
dân tộc thiểu số vùng cao tỉnh Bình Thuận
2.1. Kết quả đạt được
2.2. Những hạn chế
2.3. Nguyên nhân và những hạn chế tồn tại
3. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hoạt động của HTCT các XVC
ở Tỉnh Bình Thuận
3.1. Nhóm giải pháp về nhận thức
3.2. Nhóm giải pháp về xây dựng tổ chức bộ máy HTCT các XVC
3.3. Nhóm giải pháp về xây dựng đội ngủ cán bộ
3.4 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra giúp đỡ của cấp trên
đối với việc xây dựng HTCT các XVC
C.Kết luận




×