Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

GVCN 1 phát huy tính tự giác học tập của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 17 trang )

PHềNG GIO DC V O TO QUN THANH XUN
TRNG TIU HC NHN CHNH

XY DNG V PHT HUY TNH T GIC
HC TP CHO HC SINH LP 1

Môn
: Sinh hoạt tập thể
Tên tác giả
: Đinh Thu Hà
Chức vụ
: Giáo viên
Tài liệu kèm theo: Đĩa CD

Nm hc: 2013 2014


MC LC
Trang
Mở đầu ...........................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .....................................................................1
1.1. Cơ sở lí luận .......................................................................1
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................2
3. Đối tợng nghiên cứu......................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................2
5. Phơng pháp nghiên cứu .............................................................2
Nội dung ..........................................................................................3
1 Thực trạng ...................................................................................3
1.1. Thuận lợi ..............................................................................3
1.2. Khó khăn .............................................................................3


2. Các biện pháp thực hiện ...........................................................4
2.1. Bầu ban cán sự lớp ngay từ đầu năm học ...........................4
2.2 Rèn luyện ý thức tự giác học tập của các em thông qua việc
giảng
dạy đạo đức ..............................................................................4
2.3. Phát huy vai trò của đôi bạn cùng tiến ................................5
2.4. Rèn ý thức tự giác học tập của học sinh thông qua các hoạt
động
tập thể .......................................................................................6
2.5. Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc hình
thành
ý thức tự giác học tập của các em ..............................................9
2.6. Vai trò của ngời giáo viên trong việc hình thành ý thức tự
giác
học
tập
của
học
sinh
....................................................................................................
10
Kết
quả
thực
hiện
...........................................................................................................
12
Kết luận và khuyến nghị
...........................................................................................................
13

1.
Kết
luận


.......................................................................................................
13
2.
KhuyÕn
nghÞ
.......................................................................................................
13


Sáng kiến kinh nghiệm

Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài:
1.1. Cơ sở lí luận:
Một trong những mục tiêu quan trọng của Đảng và nhà nớc
hiện nay là phổ cập giáo dục. Bậc tiểu học là bậc nền tảng
khai phá, hình thành cho học sinh thói quen, ý thức, nếp t duy
và những nhận biết về thế giới xung quanh. Để có đợc con ngời
mà nhà trờng, gia đình và đất nớc mong muốn thì ngay từ
những ngày đầu tiên đợc gọi là học sinh, những con ngời đó
phải đợc hởng một nền giáo dục chân chính. Ai sẽ là ngời đem
lại quyền lợi và hạnh phúc cho các em đây? Ngời đó chẳng
phải ai khác chính là ngời giáo viên Tiểu học.
Xuất phát từ quan điểm: Một lớp học có nề nếp, kỉ luật
tốt nhất định sẽ có nếp học tốt. Muốn có đợc nề nếp, kỉ luật

và học tập thì học sinh phải có đợc khả năng tự quản và tinh
thần tập thể cao. Vì thế các em mới có thể kiểm tra nhau,
nhắc nhở và thi đua nhau cùng thực hiện những yêu cầu của
giáo viên và nhà trờng đề ra. Tất cả học sinh trong lớp đều có
ý thức tự giác học tập giúp cho giáo viên chủ nhiệm rất nhiều
việc trong và ngoài lớp, nhất là khi không có mặt của giáo viên.
Học sinh có ý thức tự giác học tập, ý thức tự giác trong mọi hoạt
động thì sẽ hoàn thành tốt các phong trào thi đua của Đội và
của nhà Trờng phát động.
Trong nhà trờng Tiểu học, công tác giảng dạy không thể
tách rời công tác chủ nhiệm. Việc tu dỡng và rèn luyện đạo đức
cho học sinh Tiểu học là rất quan trọng, nhất là đối với học
sinh lớp 1, vì không phải học sinh nào khi đến lớp cũng có sẵn
ý thức kỉ luật và những hiểu biết về sự cần thiết phải tuân
theo kỉ luật của nhà trờng.
Bớc chân tới trờng là một biến đổi quan trọng đối với đời
sống của trẻ. Hoạt động học ở trờng trở thành hoạt động chủ
đạo buộc các em phải phấn đấu, nỗ lực vợt mọi khó khăn trở
ngại. Những phẩm chất, ý chí và tình cảm của học sinh cũng
bắt đầu nảy sinh và phát triển. Các em có thể rèn luyện để
có tính tự giác. Đặc điểm nhân cách của các em đợc bộc lộ ra
bên ngoài qua hành vi, cử chỉ. Đó là điều kiện thuận lợi trong
việc tìm hiểu nhân cách của các em.
Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 1 là nhận thức cụ
thể, trực tiếp, máy móc và thích bắt chớc. Các em trong lứa
tuổi này hiếu động , hồn nhiên vo t và rất chóng quên, ý thức
kỉ luật, khẩ năng tự kiềm chế kém nên nhiều em thích chơi
hơn học, dễ gây mất trật tự, làm việc riêng trong các giờ học
hay khi vắng mặt giáo viên.
1



Sáng kiến kinh nghiệm

Mặt khác, thực tế trong xã hội hiện nay còn tồn tại nhiều
hiện tợng có tác động không lành mạnh đến học sinh. Hàng
ngày các em đợc chứng kiến nhiều hành vi đạo đức thiếu văn
hóa nh: đánh nhau, nói tục, chửi bậy, hỗn láo với ngời trên, một
số em còn đợc tự do xem các loại phim, băng hình, trò chơi
điện tử không có tính giáo dục lành mạnh.
Muốn giáo dục trẻ thì phải hiểu trẻ. Song song với việc giáo
dục tri thức thì ngời giáo viên cần giáo dục và rèn luyện cho các
em về nhân cách. Mà một trong những việc giáo dục nhân
cách là rèn ý thức tự giác cho học sinh. Mỗi học sinh có ý thức tự
giác là điều kiện tiên quyết để sau này chúng ta có một con
ngời nhiệt tình học tập, lao động và sáng tạo. Xây dựng đợc
lòng yêu mến, sự hăng say trong học tập có điểm xuất phát là
xây dựng đợc trong các em ý thức tự giác. Khi có ý thức tự giác
trong học tập các em sẽ không ngừng phấn đấu học hỏi. Các em
có ý thức tự giác giúp cho nhà trờng và gia đình bớt gánh nặng
về thời gian, công sức trong quá trình quản lí việc học của các
em.
Trong một tập thể lớp, nếu các em có ý thức tự giác thì
chắc chắn phong trào học tập của lớp sẽ sôi nổi, các em sẽ thi
đa học hành và kết quả học tập sẽ cao hơn. Hơn nữa, tạo đợc
ý thức tự giác học tập cho học sinh cũng là một trong những
mục đích quan trọng của giáo dục. Ngời thầy đóng vai trò
quan trong trong quá trình xây dựng ý thức tự giác cho học
sinh.
1.2. Cơ sở thực tiễn:

Qua thực tế giảng dạy tôi thấy ý thức tự giác học tập của
các em cha cao, tính tự giác của học sinh lớp 1 còn hạn chế và
khó hình thành. Khi tìm hiểu nguyên nhân sâu xa khiến học
sinh cha có ý thức tự giác, tôi thấy có nhiều nguyên nhân nh
sau: trẻ còn mải chơi, cha thấy việc học là cần thiết, nhiều khi
bố mẹ bắt học quá nhiều khiến cho trẻ chán nản, khi bảo học
trẻ thấy sợ. Bản thân trẻ cha có nhận thức đúng về việc học,
học vì bố mẹ thởng tiền, thởng đồ chơi, học không tốt thì bố
mẹ mắng, chỉ học khi có ngời kèm bên cạnh, không có ngời
khen thì không học.
Một số học sinh trong lớp có hoàn cảnh đặc biệt nh sống
với ông bà, bố mẹ đi làm ăn xa, bố mẹ bỏ nhau, sống với mẹ,
phần lớn các em trong lớp có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ xuất
thân từ thành phần nông dân, trình độ văn hóa thấp, không
có khả năng kèm cặp con cái ở nhà, bản thân các em rất thiếu
thốn cả về vật chất lẫn tinh thần.

2


Sáng kiến kinh nghiệm

Là một ngời làm công tác giáo dục, tôi luôn băn khoăn và
trăn trở làm thế nào để cho học sinh có tính tự giác trong học
tập, trong mọi sinh hoạt và hoạt động tập thể . Chính vì lí do
đó mà tôi chọn đề tài: Xây dựng và phát huy tính tự giác
học tập cho học sinh lớp 1 trờng tiểu học Nhân Chính.
2. Mục đích nghiên cứu:
Bản sáng kiến kinh nghiệm này nhằm góp phần nhỏ bé
của tôi vào việc nâng cao chất lợng hiệu quả giảng dạy và góp

phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện.
3. Đối tợng nghiên cứu:
Học sinh lớp 1, trờng tiểu học Nhân Chính năm học 2013
2014.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm này, do thời
gian có hạn nên tôi xin phép chỉ đề cập đến việc xây dựng
và phát huy tính tự giác học tập học sinh lớp 1.
5. Phơng pháp nghiên cứu:
Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi sử dụng một số phơng pháp sau:
- Phơng pháp điều tra
- Phơng pháp đàm thoại
- Phơng pháp trắc nghiệm, thống kê
- Phơng pháp nghiên cứu tai liệu.

Nội dung
1 Thực trạng:
1.1. Thuận lợi:
Trờng Tiểu học Nhân Chính có cơ sở vật chất đầy đủ là
điều kiên đầu tiên giúp cho việc học tập và vui chơi của các
em đợc thuận lợi.
Ban giám hiệu trờng Tiểu học Nhân chính luôn luôn quan
tâm đến các lớp học, tạo điều kiện cho lớp có khung cảnh s
phạm sạch đẹp giúp cho các em hứng thú học tập, giáo viên
hăng say nghiên cứu các đề tài s phạm để áp dụng vào thực
tiễn ngày càng dạy tốt hơn.
Bản thân tôi với cơng vị là giáo viên chủ nhiệm lớp luôn có
lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, hết lòng dạy dỗ các em
đồng thời cũng luôn có ý thức truyền đạt có kết quả cái mà
học sinh cần lĩnh hội, dạy học sinh cách học và cao hơn nữa là

xây dựng cho học sinh ý thức tự giác học tập.
3


Sáng kiến kinh nghiệm

Đa số các em học sinh khi bớc vào môi trờng mới đều
ngoan, dễ bảo. Ban phụ huynh quan tâm sâu sắc tới tập thể
lớp. Học sinh chủ yếu c trú tại địa bàn Nhân Chính nên giáo
viên có điều kiện thuận lợi trong việc gặp gỡ, trao đổi và góp
ý về học sinh.
1.2. Khó khăn:
Khi đến trờng, sự gắn bó của các em với nhà trờng, với tập
thể lớp và cô giáo chủ nhiệm chiếm nhiều thời gian hơn ở gia
đình. Năm học 2013 2014 tôi đợc phận công chủ nhiệm lớp
1 A2. Tổng số học sinh là 44 em, trong đó có 24 em nữ, 20 em
nam. Qua điều tra cơ bản, tôi thấy 55% các em sống trong gia
đình là công nhân viên nhà nớc, bố mẹ các em đều đi làm
cả ngày nên ngoài giờ ở trờng không có ngời quản lí, uốn nắn
kịp thời khi các em mắc sai phạm. Còn 45% các em có bố mẹ
là ngời làm tự do, trình độ nhân thức có hạn nên không quan
tâm đến việc giáo dục, chăm sóc con cái cả về mặt vật chất
lẫn tinh thần. Vì thiếu sự giáo dục của gia đình đã làm cho ý
thức tự giác của các em không đợc cao trong ý thức học tập, do
đó đã ảnh hởng đến kết quả học tập của cả lớp và nhà trờng.
Trớc tình hình trên, đợc sự giúp đỡ của đồng nghiệp,
Ban giám hiệu nhà trờng và kết hợp của những năm dạy học
vừa qua tôi thấy: để nâng cao chất lợng, góp phần đào tạo các
em sau này trở thành con ngời phát triển toàn diện, có ích cho
xã hội thì ngời giáo viên không chỉ chú trọng bồi dỡng nâng

cao cho các em về mặt kiến thức mà còn phải giáo dục cho các
em cả về mặt nhân cách mà trong đó ý thức học tập là không
thể thiếu đợc.
Là một giáo viên đợc phân công giảng dạy lớp 1 nhiều năm
tôi luôn trăn trở và mong muốn tất cả học sinh của mình đều
say mê học tập với tinh thần tự giác. Mỗi học sinh của tôi sau
này đều là những công dân có ích cho xã hội. Muốn vậy cần
có những biện pháp và phơng pháp phù hợp để tạo đợc cho các
em có ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện. Tôi đã áp dụng
một số biện pháp nhằm giúp các em có ý thức hơn trong học
tập và rèn luyện.
2. Các biện pháp thực hiện:
2.1. Bầu ban cán sự lớp ngay từ đầu năm học
Khi đến trờng, sự gắn bó của các em với nhà trờng, với tập
thể lớp và cô giáo chủ nhiệm chiếm nhiều thời gian hơn ở gia
đình. Muốn công tác chủ nhiệm đạt kết quả tốt thì phải kể
đến sự hỗ trợ của các học sinh làm cán bộ lớp. Chính vì vậy việc
4


Sáng kiến kinh nghiệm

xây dựng đội ngũ cán bộ lớp gơng mẫu, nhiệt tình, chăm học
và có phơng pháp làm việc khoa học là một việc làm cần thiết.
Đội ngũ cán bộ lớp có thể coi là cánh tay đắc lực của giáo viên chủ
nhiệm trong việc đôn đốc, nhắc nhở các bạn. Tôi phân công
nhiệm vụ cụ thể cho từng em trong ban cán sự lớp nh sau:
- Nhiệm vụ của lớp trởng: điều khiển các bạn ra vào lớp,
tập thể dục đầu giờ. Hô các bạn chào cô và khách. Thông qua
tổ trởng theo dõi thi đua của cả lớp. Báo cáo sĩ số hàng ngày.

Đôn đóc, nhắc nhở các bạn làm bài khi vắng cô. Cuối tuần,
cuối tháng sơ kết tình hình của lớp vào các giờ sinh hoạt lớp và
đề ra phơng hớng cho tuần, tháng tiếp theo.
Trong lớp tôi thấy có em Bảo Châu là một học sinh chăm
ngoan, học giỏi lại có năng lực quản lí, đôn đốc các bạn trong
lớp nên tôi phân công cho em làm lớp trởng.
- Nhiệm vụ của lớp phó học tập: theo dõi về mặt học tập
của các bạn trong lớp. Đôn đốc, giúp đỡ các bạn trong học tập. Ôn
bài cho các bạn khi lớp tự quản. Ghi lại kết quả theo dõi khi các
bạn học bài, làm bài theo báo cáo của tổ trởng vào sổ học tập.
Tôi thấy em Khánh Linh là một học sinh học giỏi, có ý thức
tự giác học bài nên tôi phân công em làm lớp phó học tập.
- Nhiệm vụ của lớp phó lao động: Theo dõi, nhắc nhở các
bạn giữ vệ sinh trờng , lớp, bàn ghế, dụng cụ học tập, tài sản
của lớp, không vẽ bậy, bôi mực ra bàn ghế. Ghi lại những hiện tợng cần nhắc nhở để báo cáo với lớp trởng.
- Nhiệm vụ của các tổ trởng: Theo dõi, kiểm tra việc học
bài, làm bài của các bạn trong tổ cũng nh việc giữ vệ sinh trờng lớp, vệ sinh cá nhân của các bạn tổ viên ghi chép vào sổ
theo dõi của mình và báo lại cho lớp trởng.
Ngoài ra tổ trởng còn giúp cô giáo thu bài và trả bài cho tổ của
mình.
Qua sự phân công đó, tôi thấy công việc và nhiệm vụ cụ
thể theo nh phân công cho các em đã tạo cho các em ý thức
trách nhiệm đối với mình và đối với tập thể. Các em luôn có ý
thức phấn đấu trong học tập để làm gơng cho các bạn và
hoàn thành tốt nhiệm vụ đợc giao đồng thời kết hợp tốt với cô
giáo chủ nhiệm trong việc theo dõi, nhắc nhở các bạn khác
chặt chẽ và thờng xuyên, động viên những bạn có cố gắng
kịp thời và phát hiện sai sót của các bạn để các bạn kịp thời
sửa chữa.
2.2 Rèn luyện ý thức tự giác học tập của các em thông

qua việc giảng dạy đạo đức
5


Sáng kiến kinh nghiệm

Muốn giáo dục các em có ý thức học tập tốt, tôi đã thông
qua các bài giảng đạo đức để giáo dục các em.
Trong mỗi bài giảng, sau khi giúp học sinh xây dựng đợc
các hành vi chuẩn mực đạo đức thông qua các truyện kể của
bài, tôi thờng gắn chặt các tiết thực hành đạo đức để giúp
các em có ý thức học tập đúng đắn.
Ví dụ : Bài Đi học đều và đúng giờ, Trật tự trong trờng học thực tế đây là một bài học giáo dục cho các em dù
hoàn cảnh thế nào cũng phải có ý thức đi học đều, giữ trật tự
trong việc xếp hàng ra vào lớp cũng nh ngồi nghe cô giáo giảng
bài.
Trong lớp tôi có em Thùy Linh, Trọng Tuyển, Nhật Anh là
những em hay nghỉ học, ngồi trong lớp hay mất trật tự, sự tập
trung chú ý nghe giảng cha cao. Vì vậy, khi giảng bài này, để
đạt đợc mục đích của bài thông qua bài giảng đạo đức để
các em thấy thế nào là đi học đều và đúng giờ và trật tự
trong trờng học thông qua hệ thống câu hỏi:
- Thế nào là đi học đều và đúng giờ ( trật tự trong trờng học)?
- Đi học đều và đúng giờ ( trật tự trong trờng học) thể
hiện nh thế nào?
- Đi học đều và đúng giờ ( trật tự trong trờng học) có lợi
gì?
+ Giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn.
+ Đợc thầy cô khen, bạn bè yêu mến.
+ Thực hiện tốt quyền học tập.

+ Bố mẹ, thầy cô hài lòng.
Sau khi cho các em liên hệ trớc lớp, các bạn nhận xét. Qua
đó các em sẽ tự rút ra đợc bài học cho mình về tính tự giác
trong học tập, tránh đợc việc nhận thức đơn thuần chỉ là một
bài giảng mà thôi. Khi các em đã rút ra đợc bài học cho riêng
mình, tôi đa ra cho các em tình huống để các em thảo luận,
đóng vai:
+ Tình huống 1: Trong lớp, cô giáo đang giảng bài thì Phơng và Linh nói chuyện riêng. Em sẽ làm gì nếu em ngồi cạnh
hai bạn đó.
+ Tình huống 2: Trên đờng đi học, đi qua cửa hàng chơi
điện tử, Sơn rủ Linh vào chơi một lúc rồi hãy đến trờng. Nếu
con là Linh con sẽ làm gì?
Khi cho học sinh đóng vai những tình huống này, tôi thờng chú ý gọi những nhóm có các em có ý thức học tập cha
cao để các em có ý thức về sự tự giác trong học tập.
6


Sáng kiến kinh nghiệm

Trong các bài giảng đạo đức trên, tôi cũng rèn cho học sinh
luôn có ý thức thấy rõ đợc nhợc điểm của mình và của bạn
để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Để đạt đợc mục đích của các
bài đó, tôi đã cho các em tìm hiểu thông qua đàm thoại, từ
đó giúp học sinh rút ra bài học về ý thức trong học tập cũng
nh trong mọi hoạt động khác.
2.3. Phát huy vai trò của đôi bạn cùng tiến:
Qua một thời gian nhận lớp, tôi phân loại học lực của các
em học sinh thành 2 nhóm:
- Nhóm 1: Gồm những học sinh tiếp thu bài nhanh (học
sinh Khá, Giỏi)

- Nhóm 2: Gồm những học sinh tiếp thu bài cha nhanh
(học sinh Trung bình, yếu)
Đề công việc rèn ý thức tự giác học tập đợc đều đặn
hơn, tôi giúp các em xây dựng những đôi bạn cùng tiến, trên
cở sở một em khá, giỏi giúp đỡ một em trung bình, yếu.
Năm học 2013 - 2014, tôi đã xây dựng đợc 4 đôi bạn cùng
tiến đó là:
1. Bảo Châu (Giỏi) Gia Hoàng ( Trung bình)
2. Khánh Linh (Giỏi) Nhật Anh ( Trung bình)
3. Tiến Hùng ( Giỏi) - Trọng Tuyển( Trung bình)
4. Phơng Anh (Giỏi) Thùy Chi ( Trung bình).
Nhờ có đôi bạn cùng tiến mà cho đến cuối năm học các
em Gia hoàng, Thùy Chi, Trọng Tuyển, Nhật Anh đã có những
tiến bộ rõ rệt trong học tập. Còn các em Bảo Châu, Khánh Linh,
Tiến Hùng và Phơng Anh là những học sinh xuất sắc nhng ý
thức tự giác và tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn đợc nâng lên
rất đáng khen.

7


Sáng kiến kinh nghiệm

Đôi bạn cùng tiến Bảo Châu Gia Hoàng
2.4. Rèn ý thức tự giác học tập của học sinh thông qua các
hoạt động tập thể:
Hoạt động tập thể là hoạt động mà học sinh cũng rất háo
hức tham gia, vì trong các giờ sinh hoạt tập thể học sinh đợc
nói, đợc hát múa, đọc thơ, đợc nêu ý kiến, đợc thể hiện mình.
Nội dung của các giờ sinh hoạt tập thể cũng rất phong phú và

đa dạng, hoạt động theo các chủ điểm: chủ điểm An toàn
giao thông, kính yêu chú bộ đội, mừng Xuân ơn Đảng, yêu
quý mẹ và cô, hòa bình hữu nghị, phòng tránh tai nạn thơng
tích,
Giáo viên cùng học sinh tham gia đầy đủ các buổi sinh
hoạt tập thể do nhà trờng, đoàn đội tổ chức nh kỉ niệm
những ngày lễ lớn: 5 - 9, 20 - 10, 20 - 11, 22 - 12 , 3 - 2 , 8 - 3,
26 - 3 , 30 - 4 , 1 - 5, 15 - 5 , 19 - 5 .. Các hội thi nh: thi báo tờng,thi văn nghệ, trò chơi dân gian, Nhân Chính gotallent, thi
cây cảnh, hội chợ, aerobic,.

8


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

C¸c con häc sinh tham gia Héi kháe Phï §æng cÊp trêng

9


Sáng kiến kinh nghiệm

Các con tham gia thi báo tờng chào mừng ngày Nhà giáo
Việt Nam

Hội thi cây cảnh và Hội chợ xuân năm 2014
Những hoạt động này thức sự lôi cuốn đợc cả tập thể lớp
nên góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện tính tổ chức, kỉ
luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, tình yêu
bạn bè, tập thể, khả năng tự quản cho các em.


10


Sáng kiến kinh nghiệm

Một buổi tham quan dã ngoại tại Thiên Đờng Bảo Sơn
Trong các giờ múa hát tập thể, đội ngũ cán bộ luôn xuống
sân sớm nhắc nhở những bạn cha đứng vào hàng hoặc vừa
tập, vừa đùa nghịch trong hàng.
Từ những việc làm rất nhỏ đó hình thành nên ý thức tự
giác xếp hàng cho các em. Chính nhờ đó mà khi có tiếng trống
đầu giờ, tất cả các em học sinh trong lớp đã có ý thức tự giác
đứng vào đúng vị trí của mình, tự so hàng cho thẳng.

Học sinh tập thể dục buổi sáng tại sân trờng
Trong giờ sinh hoạt sao, sinh hoạt lớp thông qua các đợt thi
đua từng tháng, từng kì tôi đề ra chỉ tiêu để phấn đấu và
khen thởng cho các em bằng những đồ dùng học tập tuy nhỏ
nhng giúp cho các em phấn khởi, tự hào, hứng thú hơn trong
học tập nh: nhãn vở, bút chì, thớc kẻ,. Nêu gơng tốt trong lớp,
trong trờng để các em học tập và noi theo.

11


Sáng kiến kinh nghiệm

2.5. Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc
hình thành ý thức tự giác học tập của các em:

Đây là một trong những biện pháp quan trọng và không
thể thiếu. Hằng ngày, thông qua sự phản ánh của phụ huynh
về tình hình học tập của các em ở nhà, tôi nắm đợc việc học
và làm bài của các em. Tôi gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh để
họ ý thức đợc trách nhiệm và vai trò của họ đối với con em
mình; trách nhiệm kết hợp với nhà trờng trong việc giáo dục
con em; thờng xuyên kèm cặp và quan tâm đến việc học
hàng ngày của học sinh.
Cụ thể:
- Phụ huynh cần kiểm tra sách vở của con sau khi con từ
trờng về xem ngày hôm đó ở lớp con học những gì, cô giáo
dặn dò, nhắc nhở gì để hớng dẫn các con học ở nhà.
- Phụ huynh cần kiểm tra lại việc học bài, làm bài, chẩn bị
bài của con ở nhà. Chuẩn bị đồ dùng, soạn sách vở đầy đủ
theo thời khóa biểu trớc khi con đến lớp. Sang học kì 2, phụ
huynh có thể để cho con tự chuẩn bị đồ dùng, sách vở , bố
mẹ chỉ quan sát thao tác của con mình để các con tự giác.
- Phụ huynh kiểm tra sổ liên lạc hàng ngày thông qua sổ
liên lạc điện tử hoặc chủ động liên lạc với giáo viên để nắm
bắt kịp thời những tiến bộ và những hoạt động của con em
mình ở lớp, sau đó có thông tin phản hồi lại ngay cho giáo viên
chủ nhiệm.
- Phụ huynh không đợc làm hộ bài cho con mà cần giảng
cho con hiểu để con tự làm bài, nếu có khó khăn gì cần trao
đổi với giáo viên chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
- Nếu học sinh hoàn thành bài tập mà con nhiều thời gian
thì phụ huynh có thể hớng dẫn cho con làm thêm những bài
tập nâng cao.
2.6. Vai trò của ngời giáo viên trong việc hình thành ý
thức tự giác học tập của học sinh:

Tôi luôn quan niệm mình nh là ngời mẹ thứ hai cảu các
con ở trờng, vì vậy tôi luôn yêu thơng và dạy bảo các em nh
con. Để giáo dục học sinh trong học tập, tôi nghĩ ngời giáo viên
phải là ngời có lòng yêu mến trẻ và tâm huyết với nghề của
mình. Các cô phải thực sự là ngời mẹ thứ hai của các em. Do
đó tôi thờng xuyên gần gũi, động viên, dùng tình cảm để cảm
hóa các em.
Hiểu rõ tâm lí của lứa tuổi tiểu học là yếu tố hết sức
quan trọng để xây dựng phơng pháp phù hợp, động viên các
em nâng cao ý thức tự giác trong học tập. Sự quan tâm, lòng
12


Sáng kiến kinh nghiệm

nhiệt tình của giáo viên dành cho các em cũng góp phần rất
quan trọng, nhiều khi chỉ một nụ cời, một ánh mắt đầy sự
khích lệ cũng giúp các em tự tin hơn.
Trong các em học sinh còn cha tốt, tôi phân thành 2 nhóm
và vận dụng phơng pháp giáo dục tơng ứng đối với từng nhóm
Nhóm 1: Đối với những em tiếp thu đợc nhng cha chăm học
nh em Trọn Tuyển, Gia Bách tôi cùng cán bộ lớp tăng cờng kiểm
tra sự chuẩn bị bài ở nhà; đồng thời kết hợp gặp gỡ trao đổi
với phụ huynh đề nghị họ tăng cờng kèm cặp, kiểm tra việc
học của con em mình ở nhà.
Trên lớp tôi có những động viên phì hợp để các em tích
cực tham gia xây dựng bài. Khi đặt câu hỏi nếu lúc nào giáo
viên cũng chỉ nêu câu hỏi rồi kết thúc bằng ai biết thì trả
lời?, ai trả lời đợc? hoặc chỉ định học sinh trả lời luôn thì
sẽ không hiệu quả bằng xen kẽ thay đổi hình thức hỏi, chẳng

hạn cô muốn xem bạn nào là ngời hiểu bài nhất nhé hoặc
bạn nào nhanh có thể trả lời ngay đợc nào? làm học sinh tự
nảy sinh nhu cầu tự khẳng định mình trớc cô giáo và các bạn.
Điều đó giúp các em tự tin vào bản thân mình hơn rất nhiều
và sẵn sàng xung phong trả lời dù trả lời cha đúng.
Sau khi học sinh trả lời đúng giáo viên nên khích lệ các em
bằng những câu khen ngắn gọn nh: rất đúng, rất chính
xác, cô khen con, con trả lời rất tốt hoặc con rất hiểu bài,
đôi khi cũng có thể thởng cho học sinh một tràng pháo tay
làm các em trả lời đúng thấy phấn khởi, các em khác cũng vui
và mong muốn đợc nh bạn dần dần tạo cho các em ý thức tự giác
học tập và thích học.
Nếu các en trả lời sai thì giáo viên cần phải ứng sử tế nhị,
s phạm. Mỗi lời nói của giáo viên lúc này rất quan trọng. Nếu
phủ định với thái độ nóng nảy, quát nạt các em thì vô tình
giáo viên đã dập tắt hứng thú phát biểu không chỉ của em đó
mà còn của các em khác trong lớp. Điều đó thật tai hại vì học
sinh sẽ sợ theo khía cạnh: nhỡ mình nói sai, không đúng ý sẽ
bị cô mắng chứ không để ý đến mục đích học tập là có
tìm ra kiến thức hay không. Nh vậy, lời nhận xét của giáo viên
lúc này phải đạt đợc hai mục đích chính: Thứ nhất phải ghi
nhận và động viên đợc ngời phát biểu. Thứ hai: phải chỉ ra đợc
ý kiến phát biểu của học sinh đúng hay sai ở chỗ nào, để em
đó có thể so sánh, đối chiếu, hiểu ra vấn đề.
Với sự ngầm động viên một cách khéo léo, kịp thời tôi tin
rằng những học sinh đó sẽ không xấu hổ, tự ti mà sẽ lắng
nghe ý kiến của các bạn khác để biết mình trả lời thiếu
những gì, sai ở đâu và sẽ cẩn thận hơn khi giải bài tập. Với

13



Sáng kiến kinh nghiệm

cách thức nh vậy tôi chắc chắn các em sẽ ngày càng có hứng
thú và tự giác học tập hơn.
Nhóm 2: Đối với những em tiếp thu chậm và cha chăm học
nh em Nhật Anh, Đức Dơng. Với những em này, tôi cần áp dụng
đồng thời nhiều biện pháp:
+ Các em cần có thời gian, cần sự kiên trì. Trong các tiết
học, tôi luôn quan tâm đặc biệt đến các em, nếu thấy các
em cha hiểu, tôi giảng lại cho đến khi các em hiểu và làm đợc
bài. Tôi thờng xuyên tạo hứng thú cho các em trong các giờ học.
Khi các em tham gia dù chút ít vào xây dựng bài cũng cần biểu
dơng để động viên các em. Đồng thời cũng cần củng cố kiến
thức cho các em vào buổi học thứ hai nhiều hơn.
+ Xếp một bạn khá, giỏi ngồi cạnh để giúp bạn học tập,
xây dựng đôi bạn cùng tiến.
+ Kết hợp với phụ huynh hớng dẫn các em học bài ở nhà.
+ Động viên các em kịp thời khi các em học tốt. Ví dụ:
tặng một tràng pháo tay, thởng cờ thi đua, . Uốn nắn kịp
thời tỉ mỉ khi các em con sai sót.
+ Giao cho các em dạng bài phù hợp từ đơn giản đến phức
tạp, nâng dần lên theo sự tiến bộ của các em.
Học sinh ở lứa tuổi này, kiến thức phải đem lại cho các
em sự yêu thích và thú vị nên tôi luôn cố gắng tạo không khí
hào hứng trong bài giảng trên lớp, kết hợp nhiều trò chơi, nhiều
phơng pháp trong tiết học.

14



Sáng kiến kinh nghiệm

Kết quả thực hiện
Qua thời gian áp dụng các biện pháp trên, lớp 1 A2 do tôi
chủ nhiệm đã có những tiến bộ rõ ràng về ý thức học tập, chất
lợng học tập của học sinh cũng đợc nâng lên. Cụ thể:
- Các em đã có ý thức tự giác trong việc xếp hàng ra vào
lớp. Khi xếp hàng các em không chen lấn, xô đẩy, không để
cho cô giáo và các bạn phải nhắc nhở về việc xếp hàng cha
thẳng, con nói chuyện, đùa nghịch trong hàng.
- Trong các giờ học, các em đã biết giữ trật tự, không làm
việc riêng, nói chuyện riêng, lắng nghe cô giáo giảng bài, hăng
hái giơ tay phát biểu.
- Trong các giờ sinh hoạt tập thể, các em đều có ý thức tự
giác tham gia các hoạt động một cách nhiệt tình và đầy hứng
khởi.
Đối với các em trớc đây cha có ý thức trong mọi hoạt động
đến nay đã có tiến bộ hơn, không còn em nào rụt rè, ngại tham
gia các hoạt động và thực hiện không đúng các nội quy của lớp,
của trờng, của đội, chủ động tích cực trong mọi hoạt động.
Kết quả về xếp loại hạnh kiểm của lớp tôi cuối năm học nh
sau:
+ Thực hiện đầy đủ: 100%
+ Cha thực hiện đầy đủ: 0%
Nh vậy, có thể thấy rèn luyện ý thức tự giác học tập cho
các em học sinh không thể tách rời việc rèn luyện về đạo đức,
về ý thức tự giác nói chung.
Bảng kết quả so sánh xếp loại văn hóa Học kỳ I

Sĩ số
44

Giỏi

Khá

SL

%

SL

%

33

75%

7

16%

Trung bình
SL
%
4

9%


Bảng kết quả so sánh xếp loại văn hóa Học kỳ II
Sĩ số
44

Giỏi

Khá

SL

%

SL

%

36

82%

6

14%

15

Trung bình
SL
%
2


4%


Sáng kiến kinh nghiệm

Nhìn vào hai bảng kết quả trên ta thấy nhờ có ý thức tự
giác học tập nên xếp loại văn hóa của các em đợc nâng lên rõ
rệt.

Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận:
Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1,
tôi thấy để đạt đợc mục tiêu giáo dục của nh trờng Tiểu học,
xây dựng nhà trờng văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh
thanh lịch thì điều qua trọng trong công tác giáo dục học sinh
là cách dạy làm sao, dỗ làm sao để các em trở thành con
ngoan, trò giỏi, tôi tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân
mình nh sau:
- Ngời giáo viên phải luôn luôn tâm huyết với nghề, luôn
luôn tận tụy với sự nghiệp trồng ngời. Phải yêu thơng và tôn
trọng các em. Có nh vây học sinh mới phấn khởi, tin tởng vào
giáo viên chủ nhiệm và đội ngũ cán bộ lớp.
- Các em học sinh tiểu học còn luôn lấy cô giáo là hình
mẫu, là thần tợng của mình. Vì vậy, mỗi hành động, mỗi lời
nói của giáo viên phải mẫu mực. Phải thật sự là mô phạm để
các em noi theo.
- Ngời giáo viên cần kết hợp nhiều biện pháp để giáo dục
học sinh, tiến hành một cách thờng xuyên. Cần biết đánh giá
một cách khách quan những u điểm, nhợc điểm của các em

để giúp các em phát huy u điểm, hạn chế nhợc điểm; Không
nôn nóng, vội vã, phải biết kiên trì và tỉ mỉ để đạt đợc mục
đích. Luôn giúp học sinh xây dựng nếp học, lòng hiếu học từ
đó các em sẽ tự biết vơn lên trong cuộc sống.
Mỗi một năm học mới, ngời giáo viên lại đón nhận một lớp
học sinh mới mà không lứa học sinh nào giống với lứa học sinh
nào, nên giáo viên phải luôn đổi mới phơng pháp dạy học, hình
16


Sáng kiến kinh nghiệm

thức dạy học tạo cho các em hứng thú với tiết học, luôn lấy học
sinh làm trung tâm để tim biện pháp, phơng pháp dạy học đạt
hiệu quả cao nhất.
Ngời giáo viên không ngừng trau dồi và nâng cao kiến
thức và nghiệp vụ của mình. Bởi xã hội ngày càng phát triển,
nếu tự bản thân mỗi giáo viên không tự học tập, không tự
nâng cao trình độ của mình chỉ dậm chân tại chỗ, không
những không đủ điều kiện để truyền đạt kiến thức cho học
sinh mà sẽ không bắt kịp đợc sự phát triển của xã hội và lập tức
sẽ bị xã hội đào thải.
Tóm lại, trong công tác giảng dạy và giáo dục, để đạt đợc
các mục tiêu đề ra, ngời giáo viên phải biết kết hợp giữa tri
thức khoa học với tri thức giáo dục học, tâm lí học lứa tuổi để
nghiên cứu đặc điểm của lớp, của học sinh từ đó vận dụng
sáng tạo vào trờng hợp cụ thể của lớp mình, học sinh mình
đang dạy nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
2. Khuyến nghị:
- Nhà trờng nên tổ chức các chuyên đề về rèn ý thức tự

giác học tập cho học sinh.
- Tổ chức nhiều buổi thảo luận trong tổ, trong nhóm để
trao đổi những kinh nghiệm về việc rèn ý thức tự giác học tập
cho học sinh.
- Đội nên tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt tập thể hơn
nữa để học sinh có nhiều cơ hội tham gia.
Trên đây là một số biện pháp nhỏ mà tôi đã thực hiện và
thu đợc một số kết quả nhất định. Tôi rất mong nhận đợc sự
góp ý xây dựng của Ban giám hiệu và các bạn bè đồng nghiệp
để tôi có điều kiện học tập kinh nghiệm cho công tác chủ
nhiệm đạt kết quả tốt hơn.

xác nhận của thủ trởng đơn vị

Hà Nội, ngày 6 tháng 4 năm
2014
Ngời viết

17


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….

§inh Thu Hµ


18


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Bộ giáo dục và đào tạo; Vụ giáo viên (2010) - Công tác giáo viên chủ
nhiệm lớp ở trường phổ thông.

2.

Tạp chí giáo dục số 42

3.

Tâm lí lứa tuổi tiểu học.

19


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP XẾP LOẠI
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................

20




×