Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

CỦNG CỐ VÀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰCCỦA HỌC SINH TRONG TIẾT ÔN TẬP pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.67 KB, 13 trang )



CỦNG CỐ VÀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
CỦA HỌC SINH TRONG TIẾT ÔN TẬP

I/. THựC TRạNG BAN ĐầU CủA VấN Đề :
+ Trong chương trình văn học của học sinh trung học, thông
thường khi học một thời kì văn học thì đầu tiên là bài khái quát, sau đó sẽ học
lần lượt những tác giả, tác phẩm tiêu biểu , một số bài đọc thêm, cuối cùng là
một hoặc hai tiết ôn tập.
+ Tiết ôn tập của một thời kì văn học sẽ giúp các em củng cố, hệ
thống hóa các kiến thức đã học và nâng cao trên cơ sở có sự so sánh với các
thời kì văn học trước và sau nó .
+ Theo cách dạy thông thường , giáo viên sẽ giữ vai trò chủ đạo
trong việc hướng dẫn ôn tập và học sinh sẽ chuẩn bị nội dung . Sau đó giáo
viên kiểm tra và bổ sung để hoàn thiện kiến thức .
+ Ngoài phương pháp giảng dạy thông thường , nên chăng giáo
viên vừa củng cố , hệ thống và nâng cao kiến thức cho học sinh đồng thời với
việc phát huy tính tích cực cho học sinh bằng nhiều phương pháp khác nhau để


cho tiết học thêm phong phú và sinh động . Đây là một vấn đề khiến người
giảng dạy phải suy nghĩ và trăn trở .
II/. LÝ DO ĐặT VấN Đề:
+ Tâm lý chung của học sinh ở phổ thông là thích những gì khác
lạ, vừa học vừa vui , các em rất hứng thú trước những vấn đề mới mẽ và hưởng
ứng rất tích cực . Đây là điều kiện thuận tiện để giáo viên tác động phát huy
tính tích cực của học sinh . Hơn nữa, dạy tiết ôn tập rất khó bởi vì giáo viên
phải đạt nhiều yêu cầu cùng một lúc nên rất cần sự hỗ trợ từ phía học sinh .
+ Trong thực tế học sinh của ta có nhiều em có năng khiếu riêng
như vẽ tranh, hát, ngâm và diễn kịch, giáo viên nên phát huy sở trường của các


em để giúp thêm cho việc giảng dạy của rmình .
+ Học văn không chỉ là nắm tác phẩm văn chương, đôi lúc giáo
viên nên tạo điều kiện cho các em sống với không khí văn chương để hiểu sâu
thêm tác phẩm , thích học văn hơn . Đây là một yêu cầu quan trọng đối với việc
dạy và học bộ môn văn .
III/. CÁC BIệN PHÁP TIếN HÀNH:
1/. Vài điều lưu ý :


a/. Giáo viên có thể áp dụng phương pháp chung của tiết
ôn tập sẽ trình bày vào tất cả tiết ôn tập của các thời kì văn học .
b/. Trong phạm vi bài viết này, để cụ thể hóa phương pháp
giảng dạy , người viết chỉ lấy ví dụ ở chương trình văn học khối 11 tiết 104 bài
“Ôn tập văn học từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”
+ Khi ôn tập giáo viên có thể thực hiện
nhiều phương pháp khác nhau nhưng hai phương pháp cơ bản nhất được tiến
hành là thuyết trình và minh họa .
+ Giáo viên giữ vai trò chủ đạo gợi ý đặt vấn đề
với lớp và trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện của các em .
2/. Phần chuẩn bị của giáo viên :
a/. Bước 1 : Khi còn khoảng 2 hoặc 3 tuần trước khi ôn
tập ( tùy theo lớp) giáo viên đặt vấn đề với học sinh về tiết ôn tập và hướng
dẫn các em về nội dung để về nhà xem trước ( phần hướng dẫn ôn tập ở sách
giáo khoa văn 11 tập 1 trang 274 và 275)
b/. Bước 2 : Giáo viên định hình nội dung ôn tập theo từng
lớp từng đối tượng học sinh .
 Ở lớp khá có học sinh năng khiếu và nhiệt tình :


+ Giáo viên chọn 3 câu : câu1,2 và 4 (trong

phần hướng dẫn ôn tập của SGK) cho 3 học sinh thuyết trình. Giáo viên nên
chọn những em học sinh có chất giọng tốt , diễn đạt lưu loát và có bản lĩnh .
Các em sẽ chuẩn bị nội dung , giáo viên duyệt bài và hướng dẫn học sinh chuẩn
bị. Bài thuyết trình của các em thực hiện từ 5 đến 7 phút .
+ Tất cả học sinh còn lại sẽ chuẩn bị các câu
1, 2 3, 4, 5 và6.
– Ở câu 3 , giáo viên hướng dẫn học sinh
thực hiện sơ đồ về các xu hướng văn học ( phần này các em học kĩ rồi nên chỉ
thực hiện sơ đồ ) .
– Ở các câu 5, 6 giáo viên hướng dẫn
học sinh làm bảng tổng kết như sách giáo khoa gợi ý :

Tác phẩm Tác giả Thời gian sáng tác Nội dung chính Thể loại







– Riêng câu 5 giáo viên cho học sinh
ghép chung vào câu 6 trong bảng tổng kết như vậy sẽ tiện lợi và sáng tạo hơn .

Bộ phận
văn học
Tác
giả
Tác
phẩm
Thời

gian
sáng tác
Nội dung chính Thể
loại
Giá trị
tư tưởng
thẩm mỹ
cơ bản











 Ở lớp yếu :
+ Giáo viên hướng dẫn cho học sinh lập
bảng như trên .Tuy nhiên , phần hướng dẫn nên cụ thể, phân công theo từng tổ
để các em có thể trao đổi nhau ở phần khó .
+ Ở phần thuyết trình giáo viên giúp các em
ở khâu chuẩn bị nhiều hơn ( cả nội dung và cách trình bày)
+ Phần minh họa giáo viên giúp thêm các em
ở khâu chuẩn bị kịch bản, chọn vai, cách thể hiện . Có thể khuyến khích sự
tham gia của các em bẳng hình thức cho điểm .
c/. Bước 3 :
+ Sau khi chọn học sinh thuyết trình và hướng dẫn

các em còn lại của lớp lập bảng tổng kết, giáo viên gợi ý và hướng dẫn cho các
em phần minh họa .
+ Giáo viên có thể dùng hình thức vẽ tranh , đọc
diễn cảm, ngâm thơ và diễn một vài trích đọan văn học .
– Về vẽ tranh : nếu lớp có học sinh vẽ
được hoặc có năng khiếu vẽ thì giáo viên cho học sinh phác họa nhanh một


cảnh nào đó trên bảng hoặc vẽ trước trên giấy và phải nêu được ấn tượng của
mình về tác phẩm văn học mà em tâm đắc .
– Về đọc diễn cảm hoặc ngâm: nếu
trong lớp có học sinh có chất giọng tốt thì cho các em ngâm hoặc đọc diễn cảm
một bài thơ của phong trào thơ mới .
– Phần diễn lại một trích đọan văn học
: giáo viên gợi ý cho học sinh diễn lại một vài trích đọan của tác phẩm có trong
chương trình .
Thí dụ :
 Cảnh Chí phèo đến nhà Bá Kiến đòi quyền làm người(
tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao ).
 Cảnh cho chữ ( tác phẩm “Chữ người tử tù” của
Nguyễn Tuân )
 Cảnh cha con Trần văn Sửu gặp nhau ( tác phẩm “
Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh )
 Cảnh cửa hàng âu hóa của ông Minh ( tác phẩm “ Số
đỏ” của Vũ Trọng Phụng )


………
d/. Bước 4 :
Giáo viên định hình nội dung của tiết ôn tập , phân bố thời

gian hợp lý để thiết kế tiết dạy.
3/. Phần thực hiện trên lớp :
a/. Giáo viên tranh thủ ghi trước nội dung của tiết dạy trên
bảng:
Thí dụ :

Số
TT

Hình thức Nội dung Học sinh thực
hiện
1
2
3
-Thuyết trình
-Vẽ Tranh
-Thuyết trình
- Hoàn cảnh xã hội văn hóa để văn
học tồn tại và phát triển
- Cảnh tràng giang
Nguyễn Thị A
Nguyễn văn B
Nguyễn văn C


4
5
6
7
-Ngâm thơ

-Thuyết trình
-Trích đọan
-Trích đọan
- Nền văn học hiện đại hóa
- Bài “ Đây thôn Vĩ Dạ”
- Nội dung yêu nước và nhân đạo
- “Chí Phèo”
- “Cha con nghĩa nặng”
Nguyễn thị D
Nguyễn văn E
Nhóm học sinh
Nhóm học sinh
b/. Sau đó giáo viên sẽ giới thiệu vấn đề và giới thiệu nội
dung của tiết học
c/. Tiếp theo là phần thuyết trình và minh họa theo thứ tự đã
nêu trên .
+ Sau mỗi bài thuyết trình của học sinh giáo viên nên
nhấn mạnh những ý cơ bản của nội dung, nhận xét chung về phần thực hiện để
rút kinh nghiệm .
+ Phần thuyết trình phải xen kẽ phần minh họa để đảm
bảo tính khoa học .


d/. Cuối cùng giáo viên tổng hợp đánh giá chung , nhận xét
ưu khuyết điểm , thu bài soạn của các em ( bằng giấy rời) và dặn dò
chuẩn bị bài mới.
* Lưy ý :
+ Trong 45 phút của tiết học phần thuyết trình và minh họa của
học sinh chiếm khoảng 35 phút . 10 phút còn lại giáo viên giới thiệu vấn đề nội
dung và phương pháp thực hiện , giới thiệu các phần thực hiện của học sinh ,

nhận xét đánh giá và dặn dò chuẩn bị bài mới.
+ Thời gian không nhiều nên giáo viện cần sắp xếp một cách
khoa học các nội dung cũng như phương pháp giảng dạy .
+ Trong phẫn diễn các trích đọan , giáo viên nên giúp các em
chọn vai cho phù hợp với nhân vật .
Thí dụ : Em đóng vai Trần văn Sửu phải có vẽ mặt hiền lành,
hơi to một chút, còn em đóng vai thằng Tí phải nhỏ hơn.
+ Vì diễn trích đọan ngắn nên cần có một em dẫn truyện để giới
thiệu bối cảnh thời gian không gian và nhân vật để tái hiện không khí của câu
chuyện. Em dẫn truyện phải có chất giọng tốt , phải thuộc lời dẫn .


+ Những trích đọan nên có hóa trang để các em có thể sống thật
với vai diễn. Khối 11 các em đã lớn nên có thể tự hóa trang cho nhau . Giáo
viên chỉ gợi ý .
Thí du : Vai Bá Kiến có thể mặc áo dài đen hoặc áo bà ba
của mấy ông già xưa , có đeo kính, có ống điếu v.v…
Vai Trần Văn Sửu cho em mặc áo bà ba đen , đầu
khăn cột chéo , vẽ râu .
+ Trong tiết ôn tập giáo viên nên cho các em thuyết trình và
minh họa ngồi ở vị trí thuận tiện nhất cho việc đi lại để không gây ảnh hưởng
đến không khí chung của lớp .
+ Những phần của câu 1, 2, 4 khi bạn thuyết trình các em còn
lại nên ghi chép cẩn thận và bổ sung kiến thức .
+ Khi kiểm tra bài sọan nếu bài làm tốt thì cho giáo viên cho
điểm cộng để khuyến khích các em.

IV/. KếT QUả :



+ Tuy mặt nổi của tiết học chỉ tập trung vào một số em thuyết
trình và có thực hiện phần minh họa nhưng mặt chìm của tiết học ( điều mà
người giảng dạy mong muốn ) là học sinh nào cũng phải soạn bài và làm bảng
tổng kết nên các em có điều kiện đầu tư tìm tòi về tác giả, tác phẩm . Do đó
khắc sâu được kiến thức . Hơn nửa khi vào lớp các em lại được nghe, nhìn,
trao đổi nên sẽ nhớ kĩ bài hơn .
+ Phát huy được tính tích cực của học sinh ( cá nhân và tập thể )
+ Tiết học rất vui lôi cuốn và sinh động vì có sự kết hợp của giáo
viên và nhiều học sinh .
+ Làm phong phú thêm hình thức ôn tập, gợi sự hứng thú cho
học sinh .
+ Qua tiết ôn tập, giáo viên phát hiện được những học sinh có
năng khiếu , còn học sinh tự nhận thức về khả năng của bản thân, góp một
phần trong việc định hướng nghề .
V/. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :

+ Giáo viên nên tùy theo tình hình của từng lớp mà thiết kế nội
dung tiết dạy cho phù hợp .


+ Giáo viên cần phải thận trọng trong khâu chọn lựa học sinh
thuyết trình vì đây là phần quan trọng .
+ Cần chú ý phân bố thời gian hợp lý .
+ Giáo viên phải có hướng chuẩn bị từ xa , chú ý theo dõi kiểm
tra tình hình thực hiện của các em.
+ Cần kiểm tra bảng tóm tắt của học sinh để tránh trường hợp
chép lẫn nhau .
+ Dù vất vả trong khâu chuẩn bị nhưng lớp sẽ có một tiết học
tốt vui, sinh động , một kỉ niệm đẹp của thời học sinh .


xXx

×