Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

CẢI TỔ HỆ THỐNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.58 KB, 6 trang )

Cải tổ hệ thống nghiên cứu khoa học
Ở phần kết bài viết trên TBKTSG số ra ngày 25-10-2007, GS Hoàng Tụy có
nói tới “sự sai lầm hệ thống” trong hai lĩnh vực giáo dục và khoa học hiện
nay của đất nước. Mục tiêu của bài sau đây là thử tiếp tục đi tìm cội rễ của
cái “sai lầm hệ thống” ấy trong lĩnh vực hoạt động khoa học, xét dưới hai
góc độ định chế và tư tưởng.
Nhìn chung, cho đến nay hầu như ai cũng đồng ý rằng nền khoa học của
Việt Nam hiện nay quá mỏng manh và mờ nhạt. Năm 2006, ngân sách nhà
nước đầu tư cho khoa học mới chỉ đạt 0,43 % tính trên tổng sản phẩm trong
nước (số liệu của Bộ Khoa học và Công nghệ - KH&CN), trong khi tỷ lệ này
ở Trung Quốc là 1,3 % vào năm 2005, còn ở Hàn Quốc là 2,64 % và Nhật
3,45 % vào năm 2003. Điều đáng nói là mức chi cho nghiên cứu ngoài ngân
sách nhà nước (của các tổ chức và doanh nghiệp tư nhân) có lẽ chưa chiếm
tỷ lệ đáng kể bao nhiêu. Còn số người trực tiếp làm công tác nghiên cứu
khoa học cũng chỉ có trên dưới 40 ngàn người (khoảng 1/4 con số này ở
TPHCM), tức rất thấp, chỉ bằng khoảng 0,05/100 người dân, trong khi con
số này ở Hàn Quốc là 2,19 hay ở Mỹ 3,67 (năm 2003).
Nói đến các nguyên nhân của tình trạng lạc hậu của nền khoa học, người ta
có thể nghĩ tới yếu tố kinh tế (mức đầu tư quá thấp chẳng hạn), yếu tố trình
độ hay phẩm chất của người nghiên cứu (mà nhiều người đã lên tiếng báo
động), hoặc yếu tố quản lý. Một cuộc thăm dò của Sở KH&CN TPHCM cho
biết có tới 98 % trong số 233 cán bộ khoa học được hỏi trả lời rằng cần đổi
mới chính sách và cơ chế quản lý hoạt động khoa học (SGGP, 17-3-2006, tr.
9). Ngày 5-9-2005, chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 115 về cơ chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu công lập. Nhưng nếu
chỉ dừng lại ở những nguyên nhân ấy thì chúng tôi cho rằng vẫn chưa đụng
chạm tới những chiều sâu gốc rễ của vấn đề. Bài này có ý định đề cập tới
hoạt động nghiên cứu khoa học xét như là một định chế xã hội, và xét như là
một dạng hoạt động đặc thù của tư duy.
Nhà nước và khoa học
Cũng tương tự như nhiều định chế xã hội khác (như giáo dục, y tế, văn hóa,


thể dục thể thao hay truyền thông đại chúng), định chế khoa học cũng không
thoát khỏi thân phận nạn nhân của hai căn bệnh : căn bệnh nhà nước hóa
(hay hành chính hóa) xét về mặt tổ chức, và căn bệnh chính trị hóa xét về
mặt tư tưởng, vốn là những di chứng của chế độ quản lý tập trung quan liêu
xuất phát từ một mô hình chủ nghĩa xã hội sùng bái nhà nước mà chúng tôi
đã có dịp phân tích (xem TBKTSG, 6-7-2006, tr. 14-15). Nguồn gốc của hai
căn bệnh này xuất phát từ một não trạng mang nặng tiềm thức phong kiến
cho rằng nhà nước và những người lãnh đạo là “dân chi phụ mẫu” (cha mẹ
của dân), do đó thuộc về một đẳng cấp cao hơn và đứng bên trên dân chúng.
Hệ quả gần như tất yếu của não trạng này là thái độ độc quyền chân lý,
không chấp nhận những ai nói khác với mình, và cho rằng mình có quyền
nghĩ thay và quyết định thay cho người dân. Xét trong bối cảnh này, có thể
nói mà không sợ quá đáng rằng khoa học thực ra cũng buộc phải coi nhà
nước nếu không là “phụ mẫu” thì cũng là “bảo mẫu” của mình !
Hiện nay, thay vì chỉ cần xác định một số hướng nghiên cứu ưu tiên như các
nước khác vẫn làm, thì chính nhà nước lại giành quyền xác định luôn đề tài.
Hàng năm, Bộ KH&CN công bố danh sách các đề tài khoa học cấp nhà nước
sẽ được ngân sách cấp kinh phí (năm 2006 có 95 đề tài). GS Hoàng Tụy
bình luận về chuyện này như sau : “Không nước nào thực hiện quản lý bằng
cách cơ quan trung ương ban hành danh mục các đề tài cụ thể cần nghiên
cứu trong từng ngành KH&CN rồi chọn người giao nhiệm vụ và cấp kinh
phí thực hiện qua cơ chế đấu thầu hoặc tuyển trực tiếp” (TBKTSG, 18-1-
2007, tr. 15). Ở cấp địa phương, tình hình cũng y hệt như thế, có khác chăng
là danh mục đề tài do các sở KH&CN xác định và ban hành.
Theo PGS Trần Đình Thiên, nền khoa học của Việt Nam hiện nay vẫn là
“một nền khoa học bao cấp, vẫn tồn tại xin-cho, bộ chủ quản”, và nhà nước
vẫn chưa thực sự đặt niềm tin vào các nhà khoa học. Tình trạng tập trung
quan liêu này trong lĩnh vực khoa học khiến cho có người như GS Ngô Việt
Trung đề nghị thậm chí cần từ bỏ khái niệm “quản lý khoa học”, vì “hiện
nay ở Việt Nam có tình trạng nhiều cán bộ không phải là nhà khoa học lại đi

hoạch định chính sách và điều phối các hoạt động khoa học” (xem
TBKTSG, 18-1-2007, tr. 14).
Chế độ quan liêu và độc quyền trong nghiên cứu khoa học dẫn đến những
hậu quả tệ hại đáng xấu hổ, chẳng hạn như, theo GS Hoàng Tụy, “hiện
tượng chạy dự án nghiên cứu để tăng thu nhập cũng xuất phát từ chế độ đãi
ngộ cho giới khoa học hiện quá thấp” (Pháp luật TPHCM, 26-9-2005, tr. 3).
Hay một hậu quả khác là “nạn cai đầu dài”, theo lời GS Văn Tạo : “Cần
tránh nạn cai đầu dài trong quản lý khoa học, tránh việc chỉ giao chủ trì đề
tài khoa học cho những người có cương vị chính quyền, có chức sắc, dầu họ
không phải là chuyên gia đầu ngành” (Khoa học&Phát triển, 17-7-2003, tr.
3). Chính cơ chế làm việc chịu sự chi phối nặng nề của quyền lực và của óc
quyền lực làm cho “các giáo sư-nhà khoa học dễ đánh mất lòng trung thực,
nhiều lúc muốn có việc sẽ phải nói dối, đôi lúc còn đượm chút ‘mafia’”, theo
lời GS Lê Huy Bá (Tuổi trẻ, 13-7-2005, tr. 1).
Trở lại với mối quan hệ giữa định chế nhà nước với định chế khoa học,
chúng tôi cho rằng những người lãnh đạo nhà nước đã không phân biệt chức
năng của từng định chế, từ đó vô hình trung lẫn lộn và đồng hóa hai loại
định chế khác nhau hoàn toàn này. Vì thế mới dẫn đến tình trạng “nhà nước
hóa” hay “hành chính hóa” các tổ chức khoa học như đã nói trên. Ở đây, cần
nói rõ : nhà nước không có chức năng nghiên cứu hay làm khoa học, kể cả
bộ hay các sở KH&CN, vì nhà nước là một định chế chính trị. Chính các
viện nghiên cứu hay các trường đại học mới có chức năng này, vì đây là
những tổ chức thuộc về định chế văn hóa và định chế giáo dục của một hệ
thống xã hội. Chủ thể của hoạt động nghiên cứu khoa học không thể và
không bao giờ là nhà nước (mặc dù hoàn toàn có thể là của một viện nghiên
cứu của nhà nước ; nhưng một viện nghiên cứu của nhà nước vẫn không
phải là nhà nước), mà luôn luôn phải là nhà nghiên cứu. Nhà nước là người
có thể đặt hàng một số đề tài nghiên cứu nào đó, hay thậm chí định ra một số
hướng nghiên cứu ưu tiên kêu gọi các nhà khoa học tham gia, cung ứng tài
chính cho các tổ chức nghiên cứu, nhưng nhà nước không thể tự mình tiến

hành hoạt động nghiên cứu, mà cũng không có đủ thẩm quyền để thẩm định
các đề tài nghiên cứu, đơn giản là vì nhà nước không phải là một tổ chức
nghiên cứu, mà là một tổ chức chính trị mang những chức năng và nhiệm vụ
khác hẳn. Lâu nay, chúng ta có thể thấy một số hiện tượng bộc lộ sự ngộ
nhận không hề nhỏ này, chẳng hạn khi Bộ KH&CN trực tiếp giao đề tài cho
nhà nghiên cứu, rồi cuối cùng xét nghiệm thu đề tài, hay khi Bộ Giáo dục và
Đào tạo giành lấy quyền ra đề thi tuyển sinh hay cấp văn bằng tiến sĩ trong
khi lý ra những việc này hoàn toàn thuộc thẩm quyền và nhiệm vụ của các
trường đại học. Đây không chỉ là vấn đề không tin cậy vào các tổ chức cấp
dưới, mà nghiêm trọng hơn là vấn đề lẫn lộn chức năng, hoặc nói như người
Nam bộ là “đá lộn sân”, cũng giống y như trước đây lẫn lộn giữa chức năng
quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng sản xuất-kinh doanh.
Tính độc lập của người làm khoa học và quyền tự do tư tưởng
Ai cũng biết một trong những điều kiện cốt tử của một nhà nghiên cứu là
khả năng suy nghĩ độc lập và óc hoài nghi khoa học cũng như óc phê phán.
Và để bảo đảm được điều này thì không gì khác hơn là phải tuyệt đối tôn
trọng quyền tự do tư tưởng. Óc phê phán và môi trường thảo luận không làm
gia tăng vốn kiến thức, nhưng lại là điều kiện tối cần thiết để kiểm nghiệm
tri thức và kích thích óc sáng tạo. Và như nhà triết học Anh J. S. Mill từng
viết, “cái tai họa khác thường của việc cấm đoán phát biểu một ý kiến chính
là sự đánh cắp đối với loài người... [điều này] gây thiệt hại cho người bất
đồng với ý kiến đó nhiều hơn là cho chính người có ý kiến đó” (On Liberty,
1859, chương 2) (xem thêm TBKTSG, 23-2-2006, tr. 16).
Trên bình diện tư tưởng, nhiều ngành khoa học, nhất là các ngành khoa học
xã hội và nhân văn, nhiều năm nay đã bị nhiễm căn bệnh “chính trị hóa” một
cách nặng nề. Do chế độ “bao cấp” về tư tưởng, nên nhà nghiên cứu gần như
bị trói chặt trong cái vòng kim cô của những điều buộc phải chấp nhận như
chân lý cũng như của những điều cấm kỵ mang tính giáo điều, từ đó hệ quả
là buộc tự giới hạn lao động của mình vào công việc minh họa đến mức có
người phải tự trào là “ăn theo, nói leo” (Khoa học&Phát triển, 17-7-2003, tr.

3). Mọi nội dung nghiên cứu, mọi mục tiêu nghiên cứu đều phải qui về chính
trị, phải được xem xét và phán đoán dưới quan điểm chính trị. Gần đây có
người còn có sáng kiến hết sức kỳ quặc là định đưa cả việc chống tham
nhũng vào trong nội dung giảng dạy ở các nhà trường ! Ngay cả môn triết
học cũng không được giảng dạy và trình bày như một bộ môn khoa học, mà
thường được diễn giải một cách máy móc theo quan điểm gọi là “chính trị”
(xem thêm Tia sáng, 8-2006, tr. 18-19). Tình hình này dẫn đến chỗ làm tha
hóa (hiểu theo nghĩa triết học, tức là không còn là mình nữa), hay nếu dùng
một từ tượng hình hơn, làm “phân thân” người nghiên cứu – trong bụng nghĩ
một đàng nhưng nói ra hay viết ra một nẻo. Sự tha hóa này không chỉ gây
khổ sở cho nhà nghiên cứu, mà quan trọng hơn là còn gây thiệt thòi cho cả
xã hội, vì khoa học đã không được “trọng dụng” như những lời tuyên bố trên
diễn đàn. Điều này xảy ra không chỉ đối với giới khoa học xã hội, mà kể cả
giới khoa học tự nhiên và công nghệ. Và trong thực tế, đây là một sự lãng
phí chất xám không chỉ của giới nghiên cứu mà của cả xã hội một cách
nghiêm trọng.
Nếu nhà khoa học không tôn trọng tính khách quan, không mang tính độc
lập và không dám phản biện, thì theo GS Lê Ngọc Trà, sẽ “không ngăn cản
được những quyết định thiếu sáng suốt có ảnh hưởng đến lợi ích chung” (Tia
sáng, 16-9-2006). Tuy nhiên, trong thực tế, có ngăn cản được hay không lại
là chuyện khác. Trả lời cho câu chất vấn của một nhà báo rằng “nhà khoa
học ở đâu ?” sau khi xảy ra những hậu quả xấu của việc xây đập và cống ở
sông Ba Lai nhằm “ngọt hóa” đoạn sông này, ông Trần Đức Khâm, nguyên
phó viện trưởng Viện Qui hoạch Thủy lợi, nói rằng ông đã từng lên tiếng
cảnh báo về những điều bất hợp lý về mặt kinh tế-kỹ thuật cũng như những
tác động xấu về mặt môi trường, nhưng không hề được lắng nghe và xem xét
ý kiến (TBKTSG, 27-1-2005, tr. 4). Có lẽ cũng không khó để tìm được
những thí dụ tương tự liên quan tới những dự án lớn của quốc gia như dự án
xây các nhà máy xi măng lò đứng, các nhà máy đường, dự án xây hệ thống
các cảng biển ở các tỉnh, hay dự án đắp đê bao ngăn “lũ” ở đồng bằng sông

Cửu Long. Và kể cũng lạ, có những dự án còn được khuyến cáo là chính phủ
đã quyết định rồi, báo chí không nên hoặc không được lên tiếng nữa ! Báo
chí mà còn không được lên tiếng thì còn chỗ đâu cho tiếng nói của nhà
nghiên cứu, mặc dù những dự án ấy chẳng hề là chuyện quốc phòng hay bí
mật quốc gia.
Một trường hợp cũng khá điển hình là mới đây, Chủ tịch UBND TPHCM đã
yêu cầu các sở có liên quan tìm lại bộ bản đồ địa chất thủy văn và địa chất
công trình vốn đã được các nhà khoa học thiết lập từ năm 1982 nhưng đến
nay đã bị... thất lạc, nhằm phục vụ cho việc qui hoạch và xây dựng của thành
phố (Người lao động, 7-11, 8-11 và 10-11-2007). Cốt nền phục vụ cho công
tác xây dựng cơ sở hạ tầng của một thành phố lớn như TPHCM vẫn không
được xác định trong mấy chục năm liền. Đấy chỉ là một vài trong vô vàn thí
dụ cho thấy nhiều cơ quan nhà nước không những không quan tâm tới lĩnh
vực nghiên cứu khoa học, mà còn không bận tâm ngay cả tới công việc quản
lý của chính mình một cách khoa học !
Tính độc lập tư duy của nhà nghiên cứu trong thực tế cần được hiểu là trước
hết độc lập khỏi mọi áp lực chính trị và áp lực kinh tế. Bởi lẽ tính khách
quan cần thiết trong hoạt động nghiên cứu khó lòng được đảm bảo một khi
phải chịu những cưỡng chế nào đó về mặt chính trị hay phải chịu qụy lụy
trước sức ép của đồng tiền. Cũng không thừa nếu nói thêm rằng gần đây có
một xu hướng kỳ lạ là nhiều người thường có quan điểm duy kinh tế thô
thiển khi bàn đến hoạt động nghiên cứu khoa học, làm như thể khoa học lúc
nào cũng phải đẻ ra tiền ngay và cân đong đo đếm được, mà không phân biệt
giữa nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng hay nghiên cứu triển khai,
và cũng không ý thức rằng ngay nghiên cứu triển khai cũng không phải lúc
nào cũng dễ dàng đi đến thành công. Đã có lúc chính nhà nước cũng ban
hành qui định phấn đấu ít nhất 90 % đề tài nghiên cứu được ứng dụng trong
vòng sáu tháng sau khi nghiệm thu (SGGP, 13-6-2004, tr. 2). Và chính Bộ
KH&CN cũng đề ra cơ chế “đấu thầu” đề tài nghiên cứu một cách máy móc,
không khác gì một dự án xây dựng cầu đường !

Hoạt động nghiên cứu khoa học có những qui tắc riêng của nó mà nhà
nghiên cứu nào cũng phải tôn trọng và tuân thủ. Và xét cho cùng, theo lời
GS Lê Ngọc Trà, “sẽ không có một lập trình nào cho tương lai của khoa học

×