Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN Nhận biết di truyền phân li độc lập, di truyền liên kết và tương tác gen bằng các phép lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.79 KB, 19 trang )

NHẬN BIẾT DI TRUYỀN PHÂN LI ĐỘC LẬP, DI TRUYỀN LIÊN KẾT
VÀ TƯƠNG TÁC GEN BẰNG CÁC PHÉP LAI
I- Phần mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong chương trình sinh học ở cấp THPT, phần di truyền học chiếm một vị
trí rất quan trọng. Nó giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về cơ sở vật
chất, cơ chế của hiện tượng di truyền ở các cơ thể sống và tính quy luật của hiện
tượng di truyền.
Thông qua các kiến thức di truyền học, học sinh được rèn luyện khả năng tư
duy, trí sáng tạo và phương pháp nghiên cứu khoa học. Học sinh sẽ rất say mê,
hứng thú với các thí nghiệm về di truyền, cũng như các bài tập vận dụng kiến thức.
Cũng trong phần này, mọi khả năng của học sinh đều được thể hiện và phát huy,
đặc biệt phương pháp luận và tư duy toán học.
Tuy có vị trí rất quan trọng trong chương trình Trung học phổ thông lại là
nội dung chủ yếu của thi tốt nghiệp THPT, thi Học sinh giỏi lớp 12 và thi Quốc
gia, cũng như thi tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng ... nhưng thời gian
dành cho nội dung này không nhiều (đặc biệt trong Chương trình Chuẩn lớp 12
hiện hành). Riêng thời gian cho tiết phần bài tập và ôn tập quá ít. Do đó phần lớn
học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn khi nhận dạng bài toán thuộc các hiện tượng
và quy luật di truyền khác nhau như di truyền phân li độc lâp, di truyền liên kết và
tương tác gen.
Để giúp học sinh hiểu rõ hơn về bản chất các hiện tượng, các quy luật di truyền
và nhận biết chính xác các quy luật di truyền, từ đó áp dụng giải các bài tập di
truyền một cách có hiệu quả nhất. Trong phạm vi “SKKN” nhỏ này, tôi xin trình
bày “Phương pháp nhận biết các bài tập di truyền về phân li độc lập, di truyền liên
kết và tương tác gen” mà bản thân đã áp dụng có hiệu quả trong quá trình giảng
dạy vừa qua.

1



1.2. Phạm vi của SKKN:
- Sáng kiến này được áp dụng để giảng dạy đối với học sinh lớp 12 THPT ,
đặc biệt là những học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi của trường tham gia thi
học sinh giỏi tỉnh và những học sinh dự thi tuyển sinh vào khối B các trường Đại
học và Cao đẳng trong cả nước.
- Về kiến thức chỉ tập trung vào cách nhận biết (phân biệt) các hiện tượng di
truyền chủ yếu trong các cơ thể sinh vật là di truyền phân li độc lập (PLĐL), di
truyền liên kết (DTLK) và tương tác gen nằm trong chương II, phần năm: Tính qui
luật của hiện tượng di truyền - Sinh học lớp 12 THPT.

2


II- Nội dung:
2.1. Thực trạng của nội dung khi nghiên cứu.
- Trong quá trình giảng dạy bộ môn Sinh học nói chung và thực tế qua bồi
dưỡng học sinh giỏi bộ môn lớp 12 thi tỉnh tại trường THPT Bán công Đồng Hới
(nay là trường THPT Phan Đình Phùng), trường THPT Đồng Hới và trường THPT
số 1 Bố Trạch, bản thân nhận thấy học sinh còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn
khi vận dụng các kiến thức lí thuyết để nhận dạng các bài tập thuộc về các qui luật
di truyền nói trên. Chính vì không nhận dạng được nhanh bài toán thuộc qui luật di
truyền PLĐL, DTLK hay tương tác gen mà học sinh có cách giải sai, hoặc xác định
đúng qui luật di truyền nhưng mất rất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến việc học tập
các môn học khác.
Để giúp các em hiểu rõ hơn về lí thuyết và củng cố những kiến thức đã học,
trong quá trình giảng dạy tôi đã rút ra được một số vấn đề để giúp các em phân biệt
được bài toán nào thuộc di truyền PLĐL, bài toán nào thuộc DTLK, hay tương tác
gen, từ đó các em chọn được phương pháp phù hợp để giải các bài toán đó một
cách tốt nhất.
2.2 Các giải pháp thực hiện (nội dung của SKKN):

Nội dung của SKKN gồm:
- Nhận biết di truyền phân li độc lập.
- Nhận biết di truyền liên kết: + Liên kết hoàn toàn
+ Liên kết không hoàn toàn
- Nhận biết di truyền tương tác (hay tác động qua lại giữa các gen).
Trong phạm vi nghiên cứu của SKKN này, tôi chỉ trình bày cách nhận biết di
truyền PLĐL, DTLK và tương tác gen bằng các phép lai. Các phép lai được dùng
để nhận biết quy luật di truyền nói trên là:
- Phép lai phân tích.
- Phép lai giữa các cá thể F1 với nhau.
Sau đây là các phép lai cụ thể được dùng để nhận biết các hiện tượng và
quy luật di truyền nói trên
3


2.2.1. Phép lai phân tích:
- Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể có kiểu hình trội (chứa các gen
trội - đồng hợp hay dị hợp) với cơ thể có kiểu hình lặn (chứa các gen lặn).
- Mục đích của phép lai phân tích nhằm phân biệt kiểu gen của các cơ thể
có kiểu hình giống nhau, đồng hợp hay dị hợp và xác định các quy luật di truyền.
2.2.1.1. Di truyền phân li độc lập: Hiện tượng di truyền PLĐL là hiện
tượng các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau
nên chúng di truyền độc lập với nhau.
- Khi dùng phép lai phân tích đối với cơ thể chứa 2 cặp gen ta sẽ thu được
tối đa 4 loại kiểu hình theo tỉ lệ 1:1:1:1.
Nếu với cơ thể 3 cặp gen ta được 8 loại kiểu hình theo tỉ lệ:
1:1:1:1:1:1:1:1
Nói chung số loại kiểu hình ứng với số loại giao tử của cơ thể cần phân tích
kiểu gen sinh ra.
* Ví dụ: Cho cây đậu Hà Lan thân cao hạt vàng lai với cây đậu thân thấp hạt

xanh được F1 đồng loạt các cây đậu thân cao hạt vàng.
a. Hai cặp gen quy định 2 cặp tính trạng trên nằm trên cùng một cặp NST
hay nằm trên 2 cặp NST khác nhau?
b. Cho F1 lai với nhau được F2. Làm thế nào để phân biệt được kiểu gen của
các cây đậu thân cao hạt vàng ở F2?
Giải: Ở F1 thu được các cây đậu đồng loạt thân cao hạt vàng → 2 cơ thể bố,
mẹ thuần chủng. Hai tính trạng thân cao, hạt vàng là trội hoàn toàn so với thân
thấp, hạt xanh.
Quy ước: Gen A quy định tính trạng thân cao.
Gen a quy định tính trạng thân thấp.
Gen B quy định TT hạt vàng. Gen b quy định TT hạt xanh.
a. Muốn xác định 2 gặp gen quy định 2 cặp TT trên nằm trên cùng 1 cặp
NST (di truyền liên kết) hay nằm trên 2 cặp NST khác nhau (di truyền PLĐL) ta
cho cây đậu F1 lai phân tích (lai với cây đậu thân thấp hạt xanh). Nếu F B thu được
4 kiểu hình với tỉ lệ: 25% thân cao, hạt vàng: 25% thân cao, hạt xanh: 25% thân
thấp, hạt vàng: 25% thân thấp, hạt xanh → cây đậu F1 cho 4 loại tử và có kiểu gen
AaBb và 2 cặp gen trên nằm trên 2 cặp NST khác nhau và chúng di truyền theo
định luật phân li độc lập (định luật III Men đen).
4


- Nếu FB thu được 2 kiểu hình theo tỉ lệ 50% thân cao hạt vàng: 50% thân
thấp hạt xanh → cây đậu F1 thân cao hạt vàng có kiểu gen

và 2 cặp gen trên

cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và chúng di truyền theo hiện tượng di truyền
liên kết.
(Tuy nhiên qua nhiều thí nghiệm của Men đen chúng ta đều biết 2 cặp TT
nêu trên ở đậu Hà Lan do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định).

Sơ đồ lai minh hoạ:
P. Thân cao hạt vàng
x
Thân thấp hạt xanh
AABB
aabb
G:
AB
ab
F1 :
AaBb
(100% thân cao hạt vàng)
F1 :
AaBb
x
aabb
G: AB, Ab, aB, ab
ab
FB: KG: 25% AaBb
Kiểu hình: 25% thân cao hạt vàng
25% Aabb
25% thân cao hạt xanh
25% aaBb
25% thân thấp hạt vàng
25% aabb
25% thân thấp hạt xanh
P. thân cao hạt vàng
x
Thân thấp hạt xanh


G: AB = ab
F B:

ab
Kiểu gen: 50%

: 50%

Kiểu hình: 50% thân cao hạt vàng: 50% thân thấp hạt xanh
(Kết quả này không xảy ra trong thực tế thí nghiệm)
- Nếu FB thu được 2 kiểu hình 50% thân cao hạt xanh: 50% thân thấp hạt
vàng thì … KG
b. Ở F2 thu được 4 kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1. Các cây thân cao hạt vàng ở F 2
có kiểu gen A-B- (AABB, AABb, AaBB, AaBb).
5


Muốn phân biệt các kiểu gen trên ta cũng dùng phép lai phân tích. Cho các
cây thân cao hạt vàng ở F2 lai với cây thân thấp hạt xanh.

6


Kết quả: - Nếu FB phân li 4 kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1 thì cây thân cao hạt vàng có
kiểu gen AaBb.
- Nếu FB cho 2 kiểu hình với tỉ lệ 1:1 (50% thân cao hạt xanh: 50%
thân cao hạt vàng) thì cây thân cao hạt vàng ở F2 có kiểu gen AABb.
- Nếu FB cho 2 kiểu hình với tỉ lệ 50% thân cao hạt vàng: 50% thân
thấp hạt vàng thì cây thân cao hạt vàng ở F2 có kiểu gen AaBB.
Sơ đồ lai minh hoạ:

1. P: AaBb
x
aabb
G: AB = Ab = aB = ab
ab
FB: 25% AaBb: 25% Aabb: 25% aaBb: 25% aabb
Kiểu hình: 25% TCHV: 25% TCHX: 25% TTHV: 25% TTHX
2. P: AABB
x aabb
G: AB
ab
F B:
AaBb
(100% thân cao hạt vàng)
3. P: AABB
x aabb
G: AB = Ab
ab
FB: Kiểu gen: 50% AaBb:
50% Aabb
Kiểu hình: 50% thân cao hạt vàng: 50% thân cao hạt xanh
4. P: AaBB
x aabb
G: AB = aB
ab
FB: Kiểu gen: 50% AaBb:
50% aaBb
Kiểu hình: 50% thân cao hạt vàng: 50% thân thấp hạt xanh.
2.2.1.2.. Di truyền liên kết:
* Liên kết hoàn toàn: Là hiện tượng các gen cùng nằm trên 1 NST, phân li

và tổ hợp cùng nhau trong quá trình phân bào. Chúng hợp thành một nhóm liên
kết.
* Liên kết không hoàn toàn (hoán vị gen): Là hiện tượng các gen tương ứng
nằm trên 1 cặp NST tương đồng có thể đổi chỗ cho nhau, do đó làm xuất hiện các
tính trạng mới.
- Bằng phép lai phân tích ta có thể dễ dàng nhận biết được hiện tượng liên
kết gen hoàn toàn với hoán vị gen, giữa liên kết gen với di truyền PLĐL.

7


2.2.1.2.1. Liên kết gen hoàn toàn:
Cho cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen lai phân tích. Dấu hiệu nhận biết: Kết quả lai
phân tích cho ra 2 kiểu hình với tỉ lệ 1:1. Nếu 2 kiểu hình đó giống bố mẹ thì cơ
thể dị hợp tử 2 cặp gen có kiểu gen dị hợp tử đều. (Ví dụ:

). Nếu 2 kiểu hình đó

khác bố mẹ thì cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen có kiểu gen dị hợp tử đối (Ví dụ

).

Còn trong trường hợp các gen PLĐL, với 2 cặp gen dị hợp thì kết quả phép
lai phân tích sẽ cho 4 kiểu hình theo tỉ lệ 1:1:1:1 (như đã trình bày ở phần trên).
Ví dụ 1: Cho ruồi dấm thuần chủng Mình xám cánh dài lai với ruồi dấm
thuần chủng Mình đen cánh cụt được F1 đồng loạt ruồi Mình xám cánh dài. Cho
ruồi đực F1 lai phân tích kết quả FB cho 2 kiểu hình với tỉ lệ 1:1 (50% Mình xám
cánh dài: 50% Mình đen cánh cụt).
Sơ đồ lai: P. Mình xám cánh dài x Mình đen cánh cụt


GP:
F1 :

AB

ab
(100% Mình xám cánh dài)

F1:
GF1: 50% AB, 50%ab
FB: Kiểu gen: 50%

x
100% ab
:

50%

Kiểu hình: 50% Mình xám cánh dài: 50% Menđen cánh cụt
Trong trường hợp này FB cho 2 kiểu hình giống bố mẹ, kiểu gen của F1 là dị
hợp tử đều.
Ví dụ 2: Cho ruồi dấm thuần chủng Mình xám cánh cụt lai với ruồi dấm
thuần chủng Mình đen cánh dài được F1 đồng loạt Mình xám cánh dài. Cho ruồi
đực F1 lai phân tích kết quả FB cho 2 kiểu hình theo tỉ lệ 1:1 (50% Mình xám cánh
cụt: 50% Mình đen cánh dài).
8


Sơ đồ lai:
P. Mình xám cánh cụt


GP:

x

Ab

aB

F1 :

(100% Mình xám cánh dài)

F1:

x

GF1: 50% Ab, 50% aB
F B:

Mình đen cánh dài

50%

100% ab
:

50%

KH: 50% Mình xám cánh cụt: 50% Mình đen cánh dài

Hai kiểu hình này khác với bố mẹ khi đem lai phân tích. Đây là một đặc
điểm của cơ thể có 2 cặp gen dị hợp tử đối ( )
2.2.1.2.2. Liên kết gen không hoàn toàn: (hoán vị gen)
Muốn nhận biết có hiện tượng hoán vị gen ta cũng cho cơ thể dị hợp tử 2
cặp gen lai phân tích.
Dấu hiệu nhận biết: Thế hệ FB cho 4 kiểu hình khác tỉ lệ 1:1:1:1. Hai kiểu
hình có tỉ lệ bé sẽ khác bố mẹ, được sinh ra từ giao tử hoán vị, từ đó rút ra kiểu gen
của cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen là

(dị hợp tử đều); hay là

(dị hợp tử đối)

Ví dụ: Cho ruồi dấm cái Mình xám cánh dài dị hợp tử 2 cặp gen (hoặc ruồi
cái F1) lai phân tích (lai với ruồi đực Mình đen cánh cụt) được FB phân li theo tỉ lệ:
- Trường hợp 1: 41% Mình xám cánh dài
41% Mình đen cánh cụt
9% Mình xám cánh cụt
9% Mình đen cánh dài
- Trường hợp 2: 41% Mình xám cánh cụt
41% Mình đen cánh dài
9


9% Mình xám cánh dài
9% Mình đen cánh cụt
Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ laic ho mỗi trường hợp?
* Giải thích kết quả: - Ở ruồi dấm mình xám cánh dài là 2 tính trạng trội,
mình đen cánh cụt là 2 TT lặn. Gen A quy định mình xám, gen a: Mình đen, gen B:
cánh dài, gen b cánh cụt, 2 cặp gen quy định 2 cặp TT này cùng nằm trên 1 cặp

NST.
- Ruồi dấm F1 mình xám cánh dài có kiểu gen

hoặc

.

Trong các phép lai phân tích trên ruồi đực mình đen cánh cụt chỉ cho 1 loại
giao tử. Tỉ lệ kiểu hình trong 2 phép lai trên phụ thuộc vào số loại giao tử ở ruồi
cái mình xám cánh dài và tỉ lệ từng loại giao tử ứng với tỉ lệ từng loại kiểu hình
của mỗi phép lai.
- Trong 2 trường hợp trên ruồi cái đều cho 4 loại giao tử. Ở trường hợp 1 có
9% kiểu hình mình xám cánh cụt → Ruồi cái cho giao tử Ab chiếm tỉ lệ 9%, giao
tử aB chiếm tỉ lệ 9%. Đây là 2 giao tử được sinh ra từ sự hoán vị gen. Vậy kiểu
gen ruồi cái trong trường hợp 1 là

và tần số hoán vị gen là: 9% + 9% =18%.

- Trong trường hợp 2 ruồi cái cho 9% giao tử AB, 9% giao tử ab. Vậy kiểu
gen của ruồi cái là

. Tần số hoán vị gen của ruồi cái mình xám cánh dài cũng là:

9% + 9% = 18%.
* Sơ đồ lai:
- Trường hợp 1: P

x

G: 41% AB, 41% ab

9% Ab, 9% aB
FB: KG: 41%

: 41%

100% ab
: 9%

: 9%

KH: 41% MXCD: 41% MĐCC: 9% MXCC: 9% MĐCD

10


- Trường hợp 2: P

x

G: 41% Ab, 41% aB
9% AB, 9% ab
FB: KG: 41%

: 41%

100% ab
: 9%

: 9%


KH: 41% MXCC: 41% MĐCD: 9% MXCD: 9% MĐCC
2.2.1.3. Tương tác gen: Là hiện tượng hai hoặc nhiều cặp gen cùng tác
động lên sự hình thành một cặp tính trạng hay trường hợp 1 gen này kìm hãm sự
hoạt động của 1 gen khác không cùng lô cut.
a. Các dạng tương tác gen:
* Tương tác bổ trợ: Là trường hợp hai hoặc nhiều gen không alen cùng tác
động làm xuất hiện một tính trạng mới so với lúc mỗi gen tác động riêng rẽ.
Các dạng tương tác bổ trợ thường gặp là:
+ Tương tác bổ trợ kiểu 9:6:1. (Ví dụ ở SGK)
+ Tương tác bổ trợ kiểu 9:7
Ví dụ: Cho cây ngô thân cao F1 tự thụ phấn được F2 phân li theo tỉ lệ 9 thân
cao: 7 thân thấp. Các cây thân cao có kiểu gen A-B-, các kiểu gen còn lại A-bb,
aaB-, aabb cho kiểu hình cây thấp.
* Tương tác át chế: Là trường hợp 1 gen này kìm hãm sự hoạt động của 1
gen khác không cùng locus.
Ví dụ sự di truyền màu long ở ngựa (ví dụ ở SGK)
Các dạng tương tác át chế thường gặp:
+ Tương tác do gen trội: tỉ lệ kiểu hình ở F2 thường là 12:3:1 hay 13:3
+ Tương tác át chế do gen lặn: tỉ lệ ở F2 thường 9:3:4.
* Tương tác cộng gộp (tương tác tích luỹ): là trường hợp 1 tính trạng bị chi
phối bởi 2 hoặc nhiều cặp gen, trong đó mỗi gen góp một phần như nhau vào sự
biểu hiện của tính trạng.
Ví dụ: Lai lúa mì hạt đỏ với lúa mì hạt trắng ở F 1 được toàn hạt đỏ, F2 được
15 đỏ: 1 trắng.
b. Nhận biết di truyền tương tác bằng phép lai phân tích:
- Cho cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen lai phân tích.
- Dấu hiệu nhận biết: cơ thể FB cho 2 kiểu hình với tỉ lệ 3:1 hay 3 kiểu hình
với tỉ lệ 1:2:1. Các tỉ lệ này không có ở phép lai phân tích 1 cặp tính trạng trội lặn
hoàn toàn, 2 cặp tính trạng phân li độc lập, hay liên kết gen và hoán vị gen.
11



c. Các ví dụ minh hoạ:
* Ví dụ 1: Cho 2 thứ bí quả tròn thuần chủng lai với nhau được F1. Cho F1
lai với nhau được F2 phân li theo tỉ lệ 9 bí quả dẹt: 6 bí quả trò: 1 bí quả dài. Cho
cây F1 quả dẹt lai phân tích (lai với cây bí quả dài) kết quả FB sẽ thế nào?
Giải thích: - Hai cây bí quả tròn TC có kiểu gen AAbb, aaBB.
Sơ đồ lai: P. AAbb
x
aaBB
G: Ab
aB
F1 :
AaBb (100% quả dẹt)
Sự tương tác của 2 gen trội A, B với nhau cho kiểu hình quả dẹt.
F2 cho tỉ lệ 9 A-B- : quả dẹt
3 A-bb
3 aaB6 quả tròn
1 aabb: quả dài (do sự tương tác của 2 cặp gen lặn aabb)
F1: AaBb
x
aabb
G: AB, Ab, aB, ab
ab
FB: 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb: 1aabb
Kiểu hình: 1 dẹt (AaBb)
2 tròn
(Aabb, aaBb) và 1 dài (aabb)
Tỉ lệ 1:2:1 là tỉ lệ phép lai phân tích trong tương tác bổ trợ kiểu 9:6:1.
* Ví dụ 2: Cho 2 giống ngô thuần chủng thân thấp lai với nhau được F1

đồng loạt thân cao. Cho cây F1 lai phân tích, kết quả FB thu được 2 kiểu hình với
tỉ lệ 3 thấp: 1 cao.
Giải thích: - Hai giống ngô thuần chủng thân thấp có kiểu gen AAbb, aaBB.
Sơ đồ lai: P.
AAbb
x
aaBB
G:
Ab
aB
F1 :
AaBb (thân cao)
G:
AB, Ab, aB, ab x
aabb
FB: 1 AaBb: 1Aabb: 1aaBb: 1aabb
Kiểu gen AaBb: Cây cao
Do sự tương tác của 2 gen trội A và B. Các kiểu gen còn lại cho kiểu hình
cây thấp.
Như vậy tỉ lệ 3:1 là tỉ lệ của phép lai phân tích trong tương tác bổ trợ kiểu
9:7.
* Ví dụ 3: Cho chuột lông trắng lai với chuột lông nâu được F1 đồng loạt
chuột lông trắng. Cho F1 lai phân tích được FB phân li theo tỉ lệ 3:1. Đây là tỉ lệ của
quy luật tương tác gen. Kiểu tương tác át chế do gen trội.
12


- Chuột lông trắng thuần chủng có kiểu gen: AAbb. Chuột lông nâu thuần
chủng có kiểu gen aaBB.
Quy ước: Gen A át các gen khác không alen → màu trắng.

Cặp gen aa không át – gen B quy định màu nâu.
Gen b quy định màu trắng. (hay kiểu gen aabb: lông trắng).
Sơ đồ:
P:
AAbb
x
aaBB
G:
Ab
aB
F1 :
AaBb (100% lông trắng)
Do gen A át gen B nên màu lông nâu không được biểu hiện.
F1: AaBb
x
aabb
G: AB, Ab, aB, ab
ab
FB: 1 AaBb: 1Aabb: 1aabb: 1aaBb
Kiểu hình: 3 lông trắng (AaBb, Aabb, aabb)
1 lông nâu (aaBb)
* Cũng ví dụ trên, nếu F1 lai phân tích cho tỉ lệ 2 chuột lông trắng: 1 chuột
lông nâu: 1 chuột lông xám. Đó là tỉ lệ của lai phân tích trong trường hợp tương
tác át chế kiểu 12:3:1. (Trong ví dụ trên nếu ta quy ước gen b quy định lông xám.
Thì kiểu hình lông xám có kiểu gen aabb).
* Ví dụ 4: Cho bố mẹ thuần chủng, có kiểu hình lông trắng và lông nâu, lai
với nhau được F1 đồng loạt lông đen. F2 phân li theo tỉ lệ 9 đen: 3 nâu: 4 trắng.
Giải thích quy luật di truyền chi phối phép lai. Nếu cho F1 lai phân tích kết quả sẽ
thế nào?
Giải: Từ kết quả F2 có 16 tổ hợp giữa các loại giao tử. Điều đó chứng tỏ tính

trạng được chi phối bởi 2 cặp gen. Cơ thể F1 cho 4 loại giao tử → F1 dị hợp tử 2
cặp gen.
Tỉ lệ 9:3:4 là tỉ lệ của quy luật tương tác gen, kiểu át chế do gen lặn.
Quy ước: Gen A quy định màu lông đen. Gen a quy định lông nâu. Gen B
không át. Cặp gen bb át các gen khác.
Kiểu gen A-B-: Lông đen, AAbb: lông trắng, aaBB: lông nâu, aabb: lông
trắng.
- Sơ đồ lai từ P → F2:
P. lông trắng
AAbb
G:
Ab
F1 :

x

lông nâu
aaBB
aB
AaBb (lông đen)
13


GF1 : AB, Ab, aB, ab.
F2: KG: 9 A- BKiểu hình: 9 lông đen
3aaB3 lông nâu
3 A-bb
1 aabb
4 lông trắng
- Cho F1 lai phân tích:

F1: AaBb
x
aabb
G:
AB, Ab, aB, ab
ab
FB: 1 AaBb: 1Aabb: 1aaBb: 1aabb
Kiểu hình: 1 lông đen (AaBb)
2 lông trắng (Aabb, aabb)
1 lông nâu (aaBb)
Qua các ví dụ trên, ta thấy trong trường hợp có tương tác gen, kết quả của
phép lai phân tích là 3:1 hay 1:2:1.

14


2.2.2. Phép lai giữa các cá thể F1 với nhau
Bằng phép lai giữa các cá thể F1 với nhau, hay dùng cơ thể dị hợp tử 2 cặp
gen tự thụ phấn hay giao phối với nhau. Từ kết quả thu được của phép lai, dựa vào
công thức phân tính cơ bản của lai 2 cặp tính trạng mà rút ra kết luận.
Di truyền phân li độc lập, di truyền liên kết, tương tác gen:
- Cho cơ thể F1 (hoặc cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen) lai với nhau.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Nếu F2 phân li theo tỉ lệ 9:3:3:1 → 2 cặp gen trên phân li độc lập với nhau.
(di truyền PLĐL)
+ Nếu F2 phân li theo tỉ lệ 3:1 hay 1:2:1 thì 2 cặp gen trên nằm trên 1 cặp
NST và liên kết hoàn toàn.
+ Nếu F2 phân li 4 kiểu hình với tỉ lệ khác 9:3:3:1 thì 2 cặp gen nằm trên
cùng 1 cặp NST tương đồng và liên kết không hoàn toàn (hoán vị gen).
+ Nếu F2 phân li kiểu hình là một biến dạng của tỉ lệ phân tích cơ bản

(3+1)n, trong trường hợp 2 cặp gen các tỉ lệ đó là 9:7, 9:6:1; 12:3:1; 13:3; 9:3:4,
15:1 v.v… thì 2 cặp gen trên nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau và di
truyền theo quy luật tương tác gen.
- Các ví dụ minh hoạ:
Ví dụ 1: Cho cây đậu Hà Lan F1 thân cao hạt vàng tự thụ phấn, ở F 2 phân li
theo tỉ lệ: 9 thân cao hạt vàng: 3 thân cao hạt xanh: 3 thân thấp hạt vàng: 1 thân
thấp hạt xanh.
Sơ đồ lai: P thân cao hạt vàng
x
thân thấp hạt xanh
AABB
aabb
G:
AB
ab
F1 :
AaBb (thân cao hạt vàng)
GF1: AB, Ab, aB, ab
F2: 9 A-B→
9 thân cao hạt vàng
3 A-bb

3 thân cao hạt xanh
3 aaB

3 thân thấp hạt vàng
1 aabb

1 thân thấp hạt xanh
Ví dụ 2: Cho ruồi dấm thuần chủng mình xám cánh dài lai với ruồi mình đen

cánh cụt được F1 đồng loạt mình xám cánh dài, cho F1 lai với nhau được F2 phân li
theo tỉ lệ:
- Trường hợp 1: 75% mình xám cánh dài: 25% mình đen cánh cụt.
- Trường hợp 2: 70% mình xám cánh dài: 20% mình đen cánh cụt.
5% mình xám cánh cụt: 5% mình đen cánh dài

15


* Trong ví dụ trên, ở trường hợp 1 các gen liên kết hoàn toàn, còn trường
hợp 2 các gen liên kết không hoàn toàn, ở cá thể cái có xảy ra hoán vị gen với tần
số 20%.
Sơ đồ lai: P. Mình xám cánh dài x Mình đen cánh cụt

G:

AB

ab

F1 :

(Mình xám cánh dài)

+ Trường hợp 1:
F1.
G:

x
AB, ab


F2 :

AB, ab
1

Kiểu hình: 75% AB:
25%

:

:2

: 1

Mình xám cánh dài
Mình đen cánh cụt

+ Trường hợp 2: F1

x

G: 40% AB, 40% ab
10% Ab, 10% aB
F2: 70% AB: 20%

50% AB
50% ab
: 5%


: 5%

Kiểu hình: 70% Mình xám cánh dài: 20% Mình đen cánh cụt
5% Mình xám cánh cụt: 5% Mình đen cánh dài.
Ví dụ 3: Cho 2 thứ bí thuần chủng quả tròn lai với nhau được F1 đồng loạt
quả dẹt. Cho F1 lai với nhau được F2 phân li theo tỉ lệ 9 quả dẹt: 6 quả tròn: 1 quả
dài.
- 2 thứ bí tròn thuần chủng có kiểu gen AAbb, aaBB.
Sơ đồ lai từ P → F2:
P.
AAbb
x
aaBB
G:
Ab
aB
F1 :
AaBb (quả dẹt)
GF1: AB, Ab, aB, ab
16


F2:

9A-B9 quả dẹt
3 A-bb
6 quả tròn
3 aaB1 aabb
1 quả dài
Tỉ lệ 9:6:1 là tỉ lệ của quy luật tương tác gen, kiểu tương tác bổ trợ.

III- Kết luận:
Hiểu được các hiện tượng, các quy luật di truyền, cũng như xác định đúng
các bài tập thuộc quy luật di truyền nào để có phương pháp giải phù hợp không
phải là vấn đề quá khó đối với học sinh. Cũng không phải chỉ có học sinh các lớp
Nâng cao, học sinh khá giỏi mà tất cả các đối tượng học sinh học theo chương
trình Chuẩn nếu nắm được các kiến thức cơ bản về cơ sở vật chất và cơ chế của
hiện tượng di truyền, cũng như các định luật di truyền đều có thể xác định được.
Qua thực tế giảng dạy ở các đối tượng học sinh (giỏi, khá, trung bình, yếu) ở
các trường khác nhau: THPT Số 1 Bố Trạch, trường THPT Đồng Hới, THPT Phan
Đình Phùng và qua công tác bồi dưỡng HS giỏi, tôi nhận thấy nếu
i, hiểu được bản chất các hiện tượng, các quy luật di truyền
ii, nắm được tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình của từng định luật
iii, hiểu rõ khái niệm, cách tiến hành, kết quả của phép lai phân tích
thì học sinh nào cũng có thể nhận dạng được các quy luật di truyền, cũng như giải
được các bài tập cơ bản vận dụng các quy luật di truyền. Đồng thời thông qua giải
các bài tập học sinh được củng cố, khắc sâu lý thuyết và hứng thú hơn với việc học
tập bộ môn. Đặc biệt học sinh được rèn luyện kỹ năng tư duy, tính toán. Học sinh
sẽ tích cực, chủ động hơn trong việc lĩnh hội tri thức.
Cũng thông qua nhận biết các quy luật di truyền bằng các phép lai mà học
sinh rút ra được sự khác nhau về bản chất giữa các hiện tượng, các quy luật di
truyền. Đồng thời thấy được sinh giới tuy đa dạng, phong phú nhưng cũng tuân
theo các quy luật chung của sự sống.
Vì điều kiện thời gian và khả năng có hạn, chắc còn nhiều thiếu sót. Song
bản thân cũng hy vọng với những gì đã được trình bày sẽ có tác dụng ít nhiều với
các bạn đồng nghiệp và các em học sinh đang quan tâm đến môn học này.
Đồng Hới, tháng 4 năm 2013
Người viết
17



Hoàng Tiến Hiền

18


Ý KIÊN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN :

Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC:

19



×