Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại chi nhánh tổng công ty mía đường II – nhà máy cồn xuân lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.27 KB, 49 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Chi Nhánh
Tổng Công Ty Mía Đường II – Nhà Máy Cồn Xuân Lộc


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: NGUYỄN VIẾT TRỌNG

MỤC LỤC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.............................................................1
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Chi Nhánh Tổng
Công Ty Mía Đường II – Nhà Máy Cồn Xuân Lộc........................................1
MỤC LỤC...................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................2
-----***-----..........................................................................................2
1.2.1.3 Quy trình công nghệ sản xuất cồn tại Nhà máy.................8

SVTT: LÊ THỊ THẢO

1

LỚP TCKT 36G


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: NGUYỄN VIẾT TRỌNG

LỜI MỞ ĐẦU


-----***----Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài
người. Để tiến hành sản xuất phải có 3 yếu tố: Lao động, đất đai, vốn, thiếu một
trong 3 yếu tối đó quá trình sản xuất sẽ không thể diễn ra. Nếu xét mức độ quan
trọng thì lao động của con người đóng vai trò quan trọng, là yếu tố cơ bản của quá
trình sản xuất, yếu tố tư liệu sản xuất là quan trọng, nhưng nếu không có sự kết hợp
với sức lao động của con người thì tư liệu sản xuất không phát huy được tác dụng,
tiền lương vừa là động lực thúc đẩy con người trong sản xuất kinh doanh vừa là một
chi phí được cấu thành vào giá thành sản phẩm, dịch vụ, tiền lương là một đòn bẩy
quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng năng suất lao động, có
tác dụng động viên khuyến khích công nhân viên trong mỗi doanh nghiệp tích cực
tham gia lao động, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình. Khi tiến hành hoạt động
sản xuất, vấn đề đặt ra cho nhà quản lý doanh nghiệp phải chi tiền lương bao nhiêu,
việc sử dụng lao động như thế nào, để mang lại hiệu quả hơn, hữu ích hơn trong quá
trình sản xuất, từ đó đặt ra kế hoạch sản xuất cho kỳ tới. Đây là lý do tại sao hạch
toán tiền lương trong doanh nghiệp lại có tầm quan trọng đặc biệt.
Việc phân tích đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch quỹ tiền lương
nhằm cung cấp cho nhà quản lý những thông tin khái quát về tình hình thực hiện
tiền lương của toàn bộ doanh nghiệp, thấy được ưu, nhược điểm chủ yếu trong công
tác quản lý cũng như đi sâu vào nghiên cứu các chế độ chính sách định mức tiền
lương. Tiền thưởng để trả lương đúng những gì mà người lao động đóng góp và bảo
đảm cho người lao động. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của tiền lương và
các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp với mong muốn vận dụng những kiến
thức ở nhà trường với thực tế em đã chọn đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương tại Chi Nhánh Tổng Công Ty Mía Đường II – Nhà Máy Cồn Xuân
Lộc”. Vì điều kiện thời gian có hạn, do đó em chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm
vi số liệu về tiền lương và các khoản trích theo lương của năm 2011; 2012 và năm
2013 để từ đó đưa ra những vấn đề có tính chất chung nhất về thực trạng hạch toán

SVTT: LÊ THỊ THẢO


2

LỚP TCKT 36G


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: NGUYỄN VIẾT TRỌNG

kế toán tiền lương và kiến nghị các giải pháp giải quyêt vấn đề còn tồn tại về tiền
lương tại Chi Nhánh Tổng Công Ty Mía Đường II – Nhà Máy Cồn Xuân Lộc.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG CỦA
CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG II - CÔNG TY CỔ
PHẦN - NHÀ MÁY CỒN XUÂN LỘC
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Tổng Công Ty Mía Đường
II – Công ty Cổ Phần – Nhà máy Cồn Xuân Lộc.
- Tên đơn vị: Chi nhánh Tổng Công ty Mía Đường II – Công ty Cổ Phần –
Nhà máy Cồn Xuân Lộc.
- Địa chỉ: Ấp 4 – Xã Xuân Tâm – Xuân Lộc – Đồng Nai
- Ngày thành lập: 06/01/2006
- Mã số thuế: 0300673461 – 014
- Vốn điều lệ: 40.000.000.000 đồng
- Điện thoại: 0613 759668
- Fax: 0613 758350
- Tài khoản số: 5902201000121 tại NH NN&PTNT, Chi nhánh Huyện Xuân
Lộc.
- Giám đốc: Ông Trương Minh Hải.
- Tổng diện tích: 45.000m²
- Diện tích xây dựng: 40.000m²
- Diện tích cây xanh : 5.000m²


Logo của Chi
nhánh tổng Công Ty
Mía Đường II –
Công ty Cổ
Phần – Nhà máy
Cồn Xuân Lộc

SVTT: LÊ THỊ THẢO

3

LỚP TCKT 36G


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: NGUYỄN VIẾT TRỌNG

Hình: Tổng thể Nhà máy Cồn Xuân Lộc
1.1.1 Lịch sử hình thành.
Nhà máy Cồn Xuân Lộc – Tổng Công ty Mía Đường II được thành lập theo
Quyết định số 340 QĐ/MĐII-HĐQT ngày 12/12/2005 của Hội Đồng Quản Trị Tổng
Công ty Mía Đường II được đổi thành Chi Nhánh Tổng Công ty Mía Đường II –
Cty TNHH MTV- Nhà Máy Cồn Xuân Lộc theo Quyết định số: 29 QĐ/MĐII –
HĐTV ngày 04/08/2011 của Hội Đồng Thành Viên Tổng công ty Mía Đường II –
CTy TNHH MTV và được đổi thành Chi Nhánh Tổng Công ty Mía Đường II – Cty
Cổ Phần - Nhà Máy Cồn Xuân Lộc theo Quyết định số: 02/QĐ-MĐII–HĐQT ngày
26/06/2013 của HĐQT Tổng công ty Mía Đường II – CTy Cổ Phần (sau đây gọi tắt
là Nhà máy).

Nằm ở trung tâm vùng nguyên liệu, là đầu mối giao thông quan trọng của hệ
thống quốc lộ 1A, tỉnh lộ 766, tuyến đường sắt xuyên việt, thuân lợi cho việc vận
chuyển nguyên liệu trong vùng. Đường dây trung thế sẽ được đầu tư phủ lưới. Nước

SVTT: LÊ THỊ THẢO

4

LỚP TCKT 36G


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: NGUYỄN VIẾT TRỌNG

phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của khu Nhà máy được khai thác sử dụng từ 2
nguồn: Nước hồ Gia Ui và nước ngầm (hệ thống giếng khoan).
- Được sự đồng ý của Bộ Nông Nghiệp và PTNT và Tổng Công ty mía đường II
đã đầu tư dây chuyền sản xuất cồn tinh luyện được thiết kế và chỉ đạo một phần tại
Tây Ban Nha thuộc cộng đồng Châu Âu.
- Trên cơ sở dự án này UBND Tỉnh Đồng Nai đã qui hoạch 4 xã (Xuân Tâm,
Xuân Hưng, Xuân Thành, Suối Cao…) thuộc vùng sâu, vùng xa cũng trên vùng đất
bạc màu chỉ thuận lợi cho cây sắn. Nhằm góp phần giải quyết khó khăn cho người
dân địa phương tăng thêm thu nhập cho từng gia đình đồng thời tạo thêm việc làm
cho người dân.
- Từ tháng 09/2006 Nhà máy đi vào hoạt động dưới tên Nhà máy Cồn Xuân Lộc
- Tổng công ty Mía đường II. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chi nhánh
số : 4716000054 Đăng ký lần đầu ngày 06 tháng 01 năm 2006. Do sở Kế hoạch và
Đầu tư Tỉnh Đồng Nai cấp.
Hoạt động theo uỷ quyền của Doanh nghiệp Nhà nước và trực thuộc Tổng công ty

Mía Đường II.
- Căn cứ điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng Công ty mía đường II – Công ty
TNHH một thành viên được ban hành theo quyết định số 1709/QĐ-BNN-ĐMDN
ngày 22/6/2010 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Căn cứ biên bản họp Hội đồng thành viên ngày 02/08/2010: Nhà Máy Cồn
Xuân Lộc - Tổng Công ty Mía Đường II đổi thành chi nhánh tổng công ty mía
đường II - công ty TNHH một thành viên - nhà máy cồn Xuân Lộc.
- Căn cứ giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế chi nhánh, mã số
doanh nghiệp là 0300673461-014, do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp ngày
17/07/2013 dưới tên gọi là Tổng công ty Mía Đường II – Công ty cổ phần – Nhà
máy cồn Xuân Lộc và đi vào hoạt động cho đến nay.
- Nhà máy Cồn Xuân Lộc công suất thiết kế 20.000 lít/ngày, tương đương 6 triệu
lít/năm.
1.1.2 Quá trình phát triển.

SVTT: LÊ THỊ THẢO

5

LỚP TCKT 36G


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: NGUYỄN VIẾT TRỌNG

Chi nhánh Tổng Công ty Mía Đường II - CTy Cổ Phần – Nhà máy Cồn Xuân
Lộc là một doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Nhà máy đã tồn tại và phát triển cho đến nay được gần 08 năm, đây chưa
phải là một thời gian dài nhưng là khoảng thời gian mà nhà máy tích lũy được nhiều

kinh nghiệm với đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật sản xuất cồn có nhiều kinh
nghiệm, để tạo điều kiện sản xuất nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Chi nhánh Tổng Công ty Mía Đường II - Cty Cổ Phần – Nhà máy Cồn Xuân
Lộc. Như vậy trải qua nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ khó khăn với sự nghiệp đổi
mới của đất nước cho đến nay nhà máy vẫn luôn đứng vững và ngày càng phát
triển.
Tuy nhiên, để tiêu thụ sản phẩm phải tiếp cận nhu cầu của khách hàng, cung
cấp các thông tin cần thiết về chất lượng và giá cả sản phẩm để người tiêu dùng tin
tưởng, coi đó là điều kiện kiên quyết để tồn tại và phát triển. Nhà máy luôn được
các đối tác đánh giá tốt về tiến độ chất lượng của sản phẩm.
Từ khi thành lập cho đến nay vẫn đang hoạt động ổn định, giải quyết công ăn
việc làm cho các lao động tại địa phương và các khu lân cận, cũng như đóng góp
vào ngân sách hàng năm cho Nhà nước.
Hiện nay, Nhà máy đã có 92 người CB – CNV trong đó:
-

Khối văn phòng:

39 CBCNV.

-

Tổ bảo vệ:

10 CBCNV

-

Phân xưởng sản xuất:


43 CBCNV

Tất cả 92 người CB - CNV của Nhà máy đều được tham gia BHYT, KPCĐ, BHXH,
BHTN theo qui định của Nhà nước.
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và sơ đồ tổ chức tại Chi nhánh
Tổng Công ty Mía Đường II - CTy Cổ Phần – Nhà máy Cồn Xuân Lộc.
1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất.
Cồn có tên hoá học là etylic, tên khoa học là spiritus-vini. Dựa vào nguyên
liệu sản xuất mà còn gọi là cồn ngũ cốc hay cồn rỉ đường dựa vào chất lượng và
công dụng mà còn gọi là cồn công nghiệp, cồn y dược hay còn gọi là cồn uống.

SVTT: LÊ THỊ THẢO

6

LỚP TCKT 36G


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: NGUYỄN VIẾT TRỌNG

Etylic có tính chất lỏng hơn màu nhẹ hơn nước, có mùi thơm đặc trưng, vị cay, hoà
tan vô hạn trong nước nhưng có hiện tượng, có thể tích và toả nhiệt.

1.2.1.1 Sản phẩm chính của Nhà máy.
STT
01
02
03

04
05

Loại sản phẩm
Cồn tinh luyện (sản phẩm chính)
Dầu fusel (sản phẩm phụ)
Bã sắn tươi (sản phẩm phụ)
Bã sắn khô (sản phẩm phụ)
CO2 (sản phẩm phụ)

Đơn vị tính
Lít
Lít
Tấn
Tấn
Tấn
(Nguồn: Phòng PXSX)

1.2.1.2 Nguyên liệu đầu vào sử dụng cho sản xuất.
STT Tên nguyên liệu
01
Sắn lát khô
02
Sắn củ tươi
03
Enzime
04
Men tươi
05
Vỏ hạt điều đã ép dầu


SVTT: LÊ THỊ THẢO

Đơn vị tính
Tấn
Tấn
Kg
Kg
Tấn
(Nguồn: Phòng KD-NL)

7

LỚP TCKT 36G


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: NGUYỄN VIẾT TRỌNG

1.2.1.3 Quy trình công nghệ sản xuất cồn tại Nhà máy.
Sắn củ tươi, Sắn
lát khô

Sữa tinh bột

Nghiền

Nấu, đường hóa


Thu hồi CO2

Men tươi

(Nguồn: Phòng KT – KCS)


Diễn giải quy trình:

SVTT: LÊ THỊ THẢO

8

LỚP TCKT 36G


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: NGUYỄN VIẾT TRỌNG

- Sắn củ tươi, sắn lát khô được nạp vào phểu chứa để đưa đến công đoạn tách cát
và đất, sau đó cho vào máy nghiền để nghiền thành bột mịn (độ min 0.8mm). Máy
nghiền được trang bị nam châm từ tính để tách kim loại ra khỏi bột sắn. Tiếp theo,
bột sắn được chuyển tới thùng cấp liệu, tại đây bột được hoà chung với nước nóng
tạo thành sữa tinh bột và được chuyển sang công đoạn trích ly (tách bã, tách nước,
…).
- Dung dịch tách ly được chuyển đến nồi nấu sơ bộ sau đó được đưa sang nồi
nấu phun và dung dịch được điều chỉnh PH trước khi đưa sang nồi đường hoá.
Enzim được cung cấp thêm vào hổ trợ quá trình chuyển hoá tinh bột thành đường.
Dung dịch sau khi qua công đoạn đường hoá được làm nguội và được đưa sang

thùng lên men và men tươi được bổ sung thêm vào để xúc tác cho quá trình lên men
yếm khí. Và thu hồi khí C02.
Sản phẩm sau quá trình lên men được chuyển sang chưng cất thu được cồn tinh
luyện và Dầu fusel.
* Mỗi công đoạn người phụ trách, người vận hành, người lao động cần có
những chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao:
- Người phụ trách phải có chuyên môn nghiệp vụ và quản lý được những gì
mình đảm nhiệm như:
+ Công đoạn nấu, đường hoá, lên men, chưng cất cần phải có chuyên ngành
công nghệ hoặc chuyên ngành hoá.
+ Điện cần phải có chuyên ngành điện, hàn cần phải có chuyên ngành cơ
khí…
1.2.1.4 Những thiết bị máy móc sử dụng trong sản xuất.
Máy móc thiết bị hiện tại của Nhà máy cồn xuân lộc chủ yếu là thiết bị nhập
khẩu mới 100%.
* Danh mục máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất:
STT
A
01
02
03

Đơn

Tên thiết bị

Vị
Công đoạn nghiền nguyên liệu sắn tươi
Phiểu chứa sắn tươi
Cái

Băng tải cao su
Cái
Máy rửa củ sắn
Cái

SVTT: LÊ THỊ THẢO

9


lượng
01
02
01

Đặt tính kỹ thuật
Thể tích 6,5 m3
Năng suất: 7.000 kg/h
Năng suất: 145 tấn/ngày
LỚP TCKT 36G


BÁO CÁO THỰC TẬP

04
05
06
07
B
01

02
03
04
C
01
02
03
D
01
02
03

GVHD: NGUYỄN VIẾT TRỌNG

Máy bóc vỏ
Cái
Máy nghiền thô
Cái
Máy nghiền tinh
Cái
Máy tách ly tâm
Cái
Và một số thiết bị khác
Công đoạn nghiền nguyên liệu sắn khô
Phễu chứa sắn khô
Cái
Vít tải ø 250 * 7000
Cái
Sàn làm sạch sắn khô
Cái

Máy nghiền
Cái
Và một số thiết bị khác…
Thiết bị công đoạn đường hoá
Thùng chứa các loại Enzimes
Thùng
Nồi nấu sơ bộ
Nồi
Nồi đường hóa
Nồi
Và một số thiết bị khác…
Công đoạn lên men
Thùng nuôi cấy men
Thùng
Thùng nhân giống men
Thùng
Thùng lên men
Thùng
Và một số thiết bị khác…

01
01
01
10

Năng suất: 7.000 kg/h
Năng suất: 7.000 kg/h
Năng suất: 5.000 kg/h
Công suất 10m3/h


01
01
01
01

Thể tích 300 lít
Công suất: 7m3/h
Công suất: 3000 kg/h
Công suất: 3000 kg/h

03
01
01

Dung tích 0,23 m3
Dung tích 11,2 m3
Dung tích 23,18 m3

01
02
06

Dung tích 1,1 m3
Dung tích 125m3
Dung tích 196 m3

(Nguồn: Phòng KT – KCS)
1.2.2 Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
1.2.2.1 Sơ đồ tổ chức của đơn vị sinh viên tham gia thực tập.
Ban điều hành Nhà Máy gồm giám đốc và phó giám đốc kỹ thuật hỗ trợ giám

đốc trong tất cả các hoạt chuyên môn và nghiệp vụ. Bên cạnh đó còn có các phòng
ban chuyên môn. Nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người và phòng ban như sau:

Giám đốc

SVTT: LÊ THỊ THẢO

10

LỚP TCKT 36G


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: NGUYỄN VIẾT TRỌNG

Phó Giám Đốc
Kỹ thuật
Phòng tổ
chức-Hành
chính

Phòng tài
chính kế
toán

P. Kinh
doanh nguyên liệu

Phòng Phân

xưởng sản xuất

Phòng Kế
hoạch Vật tư

Phòng kỹ
thuật - KCS
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

1.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban của đơn vị sinh viên tham gia thực
tập.
GIÁM ĐỐC
Là người điều hành cao nhất Nhà máy theo uỷ quyền của Tổng giám đốc,
chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh của Nhà máy:
- Trực tiếp quản lý và điều hành công việc của phòng Tổ chức hành chính,
phòng Tài chính kế toán, Phòng Kinh Doanh - Nguyên Liệu, Phòng Kế Hoạch - Vật
Tư.
- Thừa uỷ quyền của Tổng giám đốc mua, bán nguyên – nhiên vật liệu và
thành phẩm.
- Ký duyệt các loại tờ trình gửi tổng giám đốc.
- Phê duyệt các loại báo cáo tháng, năm.
- Tổ trưởng phòng chống khủng bố Nhà máy.
- Trưởng ban phòng chống cháy nổ của nhà máy.
- Trưởng ban thi đua khen thưởng Nhà Máy và Chủ tịch hội đồng lương Nhà
máy…
PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT

SVTT: LÊ THỊ THẢO


11

LỚP TCKT 36G


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: NGUYỄN VIẾT TRỌNG

Thừa uỷ quyền Giám đốc nhà máy trực tiếp quản lý, điều hành mọi hoạt
động phân xưởng sản xuất, phòng KT-KCS và các phần việc cụ thể:
- Trực tiếp ký duyệt đề nghị mua vật tư và xuất vật tư cho sản xuất.
- Chủ tịch hội đồng nghiệm thu nguyên – nhiên, vật liệu của nhà máy.
- Trưởng ban Bảo hộ – An toàn lao động vệ sinh công nghiệp nhà máy, chủ
tịch hội đồng thi nâng bậc nghề Kỹ thuật Nhà máy.
- Trực tiếp quản lý, điều hành hệ thống xử lý nước thải và môi trường Nhà
máy.
- Ký duyệt Báo cáo ngày của Phân xưởng sản xuất.
- Quản lý lao động thuộc phân xưởng sản xuất và phòng KT-KCS.
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
Chức năng
Phòng tài chính kế toán là phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng tham mưu cho
Giám đốc trong lĩnh vực Tài chính và kế toán của Nhà máy.
Nhiệm vụ
* Công tác tài chính
- Lập kế hoạch tài chính (tháng, quý, năm) theo yêu cầu sản xuất của Nhà máy
trình Tổng Nhà Máy phê duyệt và tổ chức quản lý, sử dụng đúng quy định.
- Quản lý chặt chẽ việc thu, chi các nguồn tài chính theo quy định của Tổng Nhà
Máy, pháp luật hiện hành và báo cáo kết quả thực hiện hàng quý, năm về Tổng Nhà
Máy.

- Thực hiện đầy đủ các quy định của Tổng Nhà Máy về công tác quản lý tài
chính tại Nhà máy và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
* Công tác kế toán
- Tổ chức thực hiện nội dung công tác kế toán: Mở sổ sách kế toán ghi chép,
theo dõi, phản ánh đầy đủ và kịp thời toàn bộ tài sản, tiền vốn của Nhà máy trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cuối tháng khóa sổ kế toán, kiểm kê quỹ
tiền mặt, đối chiếu xác nhận số dư ngân hàng.

SVTT: LÊ THỊ THẢO

12

LỚP TCKT 36G


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: NGUYỄN VIẾT TRỌNG

- Tập hợp đầy đủ các chứng từ, sổ sách kế toán phù hợp với hình thức hạch toán
kế toán tập trung, đồng thời thực hiện việc luân chuyển, báo cáo về Tổng Nhà Máy
đúng quy định.
- Thực hiện các công việc cụ thể khác có liên quan đến công tác chuyên môn,
nghiệp vụ tài chính – kế toán theo yêu cầu của Tổng Nhà Máy.
- Cùng với phòng chức năng tổng hợp xây dựng kế hoạch tác nghiệp theo yêu
cầu sản xuất.
- Thay mặt Giám đốc giám sát việc thương thảo, lập và thực hiện các loại hợp
đồng kinh tế trong toàn Nhà máy.
- Nhà máy chịu sự kiểm tra, hướng dẫn của Kế toán trưởng Tổng Nhà Máy theo
Luật Kế toán và các quy định hiện hành của Nhà nước.

PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
Chức năng
Phòng Tổ chức – hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng tham mưu
cho Giám đốc trong lĩnh vực tổ chức và hành chính của Nhà máy.
Nhiệm vụ gồm các công tác sau
- Công tác tổng hợp, hành chính, văn thư, lưu trữ.
- Công tác quản trị, lái xe, bảo vệ, tổ chức bộ máy, nhân sự, chế độ chính sách.
- Công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.
- Công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật.
PHÒNG KINH DOANH – NGUYÊN LIỆU
Chức năng
Phòng Kinh doanh – Nguyên liệu là phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng tham
mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh về nguyên liệu, nhiên liệu của Nhà
máy.
Nhiệm vụ gồm các công tác sau
- Công tác nguyên liệu, nhiên liệu, thành phẩm.
- Báo cáo nhập, xuất, tồn nguyên liệu, nhiên liệu, thành phẩm.
- Công tác quản lý bàn cân.

SVTT: LÊ THỊ THẢO

13

LỚP TCKT 36G


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: NGUYỄN VIẾT TRỌNG


PHÒNG KẾ HOẠCH - VẬT TƯ
Chức năng
Phòng Kế hoạch – vật tư là phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng tham mưu cho
giám đốc trong lĩnh vực kế hoạch – vật tư của Nhà máy.
Nhiệm vụ gồm các công tác sau:
- Công tác kế hoạch và tham gia điều hành sản xuất.
- Công tác thống kê, tổng hợp, dự báo, vật tư và quản lý kho.
PHÒNG KỸ THUẬT - KCS
Chức năng
Phòng Kỹ thuật – KCS là phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng tham mưu cho
Giám đốc trong lĩnh vực kỹ thuật và kiểm tra chất lượng nguyên, nhiên liệu, vật tư
đầu vào, đầu ra và sản phẩm của Nhà máy.
Nhiệm vụ gồm các công tác sau:
- Công tác xây dựng định mức, kế hoạch, vận hành sản xuất, đào tạo tay nghề.
- Công tác quản lý an toàn thiết bị - công nghệ sản xuất.
- Công tác thống kê, tổng hợp, dự báo, thiết bị và vệ sinh môi trường.
PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT
Chức năng
Phân xưởng sản xuất có chức năng tổ chức sản xuất sản phẩm cồn và các sản
phẩm khác theo kế hoạch, tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý, sửa
chữa và thay thế thiết bị phù hợp với dây chuyền sản xuất của Nhà máy.
Nhiệm vụ :
- Công tác quản lý lực lượng lao động.
- Công tác quản lý thiết bị trong dây chuyền sản xuất và hệ thống xử lý nước
thải.
- Công tác quản lý trang thiết bị, PCCC của khu vực sản xuất và kho cồn thành
phẩm.
- Công tác quản lý các quy trình, thông số, tiêu chuẩn, định mức lao động, kinh
tế - kỹ thuật.


SVTT: LÊ THỊ THẢO

14

LỚP TCKT 36G


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: NGUYỄN VIẾT TRỌNG

- Công tác ghi chép, thống kê số liệu, diễn biến tình hình hoạt động sản xuất.
- Công tác xây dựng kế hoạch và phương án bảo dưỡng, tu bổ, sửa chữa máy
móc thiết bị định kỳ và hàng năm.
1.2.2.3 Nội quy làm việc của đơn vị, bộ phận, công đoạn nơi sinh viên tham gia
thực tập.
Thời gian làm việc tiêu chuẩn áp dụng trong Nhà máy là 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần
đối với khối hành chính.
- Đối với khối văn phòng làm việc theo giờ hành chính
+ Sáng

: Từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.

+ Chiều

: Từ 13 giờ đến 17 giờ.

- Đối với khối sản xuất làm việc theo ca (kể cả bảo vệ Nhà máy):
+ Ca 1


: Từ 06 giờ đến 14 giờ.

+ Ca 2

: Từ 14 giờ đến 22 giờ.

+ Ca 3

: Từ 22 giờ đến 06 giờ ngày hôm sau.

- Làm thêm giờ
Do nhu cầu sản xuất hoặc xử lý các sự cố (trong sản xuất, do thiên tai, hỏa
hoạn…), Giám đốc Nhà máy có thể huy động Người lao động làm thêm giờ, nhưng
không quá 4 giờ/ngày, 200 giờ/năm.
- Làm việc vào ban đêm
Thời gian làm việc từ 22 giờ đến 06 giờ ngày hôm sau được tính là thời gian
làm việc vào ban đêm. Người lao động làm việc vào ban đêm được hưởng phụ cấp
làm đêm theo quy định.
- Nghỉ giữa ca
Người lao động làm việc trong 8 giờ liên tục được nghỉ 30 phút (kể cả thời
gian ăn bồi dưỡng giữa ca), được bố trí nghỉ vào thời gian bồi dưỡng giữa ca. Thời
gian này tính vào giờ làm việc.
Người lao động làm ca đêm được nghỉ giữa ca 45 phút (kể cả thời gian ăn bồi
dưỡng giữa ca), được bố trí nghỉ vào thời gian bồi dưỡng giữa ca. Thời gian này
tính vào giờ làm việc.
- Nghỉ hàng tuần

SVTT: LÊ THỊ THẢO

15


LỚP TCKT 36G


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: NGUYỄN VIẾT TRỌNG

Người lao động làm việc theo giờ hành chính: được nghỉ vào ngày chủ nhật.
Người lao động làm việc theo ca được bố trí nghỉ luân phiên vào một ngày
trong tuần.
- Nghỉ lễ, nghỉ tết
Người lao động làm việc tại Nhà máy được nghỉ làm việc, hưởng nguyên
lương ngày lễ, tết theo quy định tại điều 73 Bộ luật lao động.
- Nghỉ hàng năm
Người lao động được nghỉ hàng năm theo quy định tại Điều 74,75 Bộ Luật lao
động và được hưởng lương những ngày nghỉ theo Quy chế trả lương.
Phép năm nào thì giải quyết trong năm đó, không được thanh toán tiền lương
không nghỉ phép, trừ trường hợp đặc biệt xem xét giải quyết cụ thể.
- Nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương, nghỉ hưởng BHXH
* Nghỉ về việc riêng
Người lao động được nghỉ việc riêng có hưởng lương theo quy định tại Điều 78
Bộ luật lao động gồm: do kết hôn: nghỉ 03 ngày; do con kết hôn: nghỉ 01 ngày; do
bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: nghỉ 03 ngày.
* Nghỉ không hưởng lương
Vì lý do riêng, Người lao động có thể đề nghị Giám đốc xem xét việc nghỉ
không hưởng lương và tự nộp BHXH (nếu có nhu cầu).
* Nghỉ hưởng BHXH
Người lao động được nghỉ hưởng BHXH do ốm đau, thai sản… phải có giấy
chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH của cơ quan y tế cấp.

* Đối với lao động nữ
Các chế độ nghỉ trước, trong, sau khi sinh và đang nuôi con dưới 12 tháng
tuổi… thực hiện theo Điều 114 và 115 của Bộ luật Lao động nước Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã được sửa đổi và bổ sung.
* Tại nơi làm việc
Người lao động phải ở tại cương vị làm việc được phân công, chỉ rời khỏi
cương vị khi có yêu cầu công tác do cấp trên phân công hoặc được sự đồng ý của

SVTT: LÊ THỊ THẢO

16

LỚP TCKT 36G


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: NGUYỄN VIẾT TRỌNG

cấp trên trực tiếp. Tuyệt đối không uống rượu, bia, không được hút thuốc, không
được sử dụng lửa.
Mọi người lao động phải tự giác thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự nơi
công sở và Nhà máy. Hết giờ làm việc, người lao động phải vệ sinh máy móc thiết
bị, sắp xếp, cất giữ hồ sơ tài liệu, ngắt nguồn điện các thiết bị văn phòng, khóa các
cửa tủ, cửa phòng, kho tàng và gửi chìa khóa tại cổng bảo vệ.
* Các hành vi, vi phạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động và
trách nhiệm vật chất
- Không chấp hành sự điều động lao động hợp pháp của Giám đốc Nhà máy,
sự phân công công tác của cấp trên.
- Người lao động vi phạm một trong những điều của nội quy lao động này.

- Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong một tháng và 20 ngày
cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.
- Người lao động có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản của Nhà máy, trộm cắp,
tham ô, hối lộ, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc hành vi khác gây thiệt hại
nghiêm trọng về tài sản, lợi ích, uy tín của Nhà máy.
* Các hình thức xử lý kỷ luật lao động
Tùy theo mức độ vi phạm kỷ luật lao động mà áp dụng các hình thức kỷ luật
sau :
- Khiển trách.
- Kéo dài thời hạn nâng bậc lương không quá 06 tháng hoặc chuyển làm công
việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 06 tháng hoặc cách chức.
- Sa thải.
Bộ phận và công đoạn nơi sinh viên tham gia làm việc có những quy định về
an toàn lao động, (an toàn vệ sinh, an toàn điện…)
- Trước giờ làm việc, người lao động phải tự kiểm tra lại các máy móc thiết bị,
phương tiện làm việc. Nếu phát hiện hư hỏng, trục trặc kỹ thuật, không thể tự khắc
phục được phải báo ngay cho cấp trên trực tiếp để kịp thời giải quyết. Tránh mọi
trường hợp xảy ra tai nạn lao động do thiếu trách nhiệm của người lao động.

SVTT: LÊ THỊ THẢO

17

LỚP TCKT 36G


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: NGUYỄN VIẾT TRỌNG


- Người lao động có trách nhiệm tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an
toàn vệ sinh lao động, pḥòng chống cháy nổ có liên quan đến công việc được giao.
- Trước khi đi về phải tắt máy và cúp cầu dao.
* Chấp hành các biện pháp đảm bảo An toàn lao động – An toàn vệ sinh – An toàn
điện:
- Người lao động được trang bị đủ các phương tiện và trang bị BHLĐ theo đúng
các chế độ Nhà nước quy định và được huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao
động trước khi nhận việc.
- Các bộ phận nghiệp vụ xây dựng quy trình vận hành, nội quy an toàn cho các
loại máy móc thiết bị, đồng thời hướng dẫn, phổ biến cho người lao động thực hiện.
* Quy định về PCCC, vệ sinh, môi trường tại Nhà máy cồn Xuân Lộc.
* Quy định về PCCC:
- Phòng cháy, chữa cháy là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người dân nói
chung và của mỗi CBCNV cũng như người đến quan hệ công tác tại Nhà máy Cồn
Xuân Lộc

- Trang bị đầy đủ dụng cụ PCCC và để đúng nơi quy định.

- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của cơ quan về an toàn PCCC.
- Không tự ý câu nối dây điện, sử dụng điện riêng,… khi cần sử dụng phải có
hướng dẫn của cán bộ chuyên môn về điện. Không để chất nổ, dễ cháy nơi làm việc.
- Hết giờ làm việc khi ra khỏi nơi làm việc phải cúp các thiết bị sử dụng điện
không cần sử dụng, bảo vệ cúp cầu dao chính, kiểm tra các phòng làm việc.
* Công tác bảo vệ vệ sinh Môi trường:
- Quản lý và theo dõi công tác vận hành hệ thống xử lý nước thải, luôn đảm bảo
cho hệ thống xử lý nước thải phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất của Nhà máy.
- Thường xuyên lập kế hoạch tu tạo, giữ gìn môi trường, cảnh quan trong toàn
khu vực Nhà máy.
• Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng.
+ Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm:

* Phân tích chỉ tiêu cảm quan.
-

Tiến hành các chỉ tiêu cảm quan trong phòng sáng, thoáng không khí, không
có mùi lạ, màu sắc và độ trong.

SVTT: LÊ THỊ THẢO

18

LỚP TCKT 36G


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: NGUYỄN VIẾT TRỌNG

* Phân tích hàm lượng etanol (độ cồn)
-

Dùng cồn kế (hoặc bình tỷ trọng) và nhiệt kế để đo độ cồn và nhiệt độ của
mẫu, tiến hành đo ở 20°C.

-

Kết quả đo được tại Nhà máy thường là 96,2°GL.
Các tiêu chuẩn quy định của bộ y tế: Nhà máy kiểm tra bằng máy sắc ký khí.
+ Tiêu chuẩn chất lượng:

Bảng tiêu chuẩn chất lượng:

Tên chỉ tiêu

Mức quy định

Nồng độ
Độ Axít
Aldehyt

> 96%
< 10 mg/l
< 2,5 mg/l

Menthanol

< 10mg/l

Este
Rượu bậc cao

< 10 mg/l
< mg/l

Thời gian oxy hoá

> 30 phút

Furfurol

Không có


Chất khô

< 15 mg/l

Cảm quan

Trong suốt, không màu, có mùi đặc trưng của cồn



Văn hoá cơ quan/đơn vị hay phương châm của đơn vị, phương châm sản
phẩm.
* Văn hoá của Nhà máy:
- Văn hoá Nhà máy là ăn mặc đẹp, gọn gàng, lịch sự.
- Cách ứng xử văn minh với đồng nghiệp và khách hàng.
- Phong cách làm việc, bảo vệ thương hiệu của Nhà máy nơi mình làm việc.
- Xây dựng phong cách làm việc, chuyên nghiệp tạo nét đẹp văn hoá của

người cán bộ – công nhân viên của Nhà máy.
- Ngăn nắp, gọn gàng nơi làm việc và biết nhận trách nhiệm của mình trong
công việc và cuộc sống, biết lắng nghe, biết xin lỗi và biết nói lời cảm ơn chân
thành.
1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm 2012-2013.
1.3.1 Mặt hàng kinh doanh.

SVTT: LÊ THỊ THẢO

19

LỚP TCKT 36G



BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: NGUYỄN VIẾT TRỌNG

Thống kê mặt hàng kinh doanh của công ty qua 2 năm: 2012-2013

Bảng 1.1: Mặt hàng kinh doanh
Năm 2012 SO
Năm 2013
STT

Mặt hàng

1
2
3

Cồn tinh luyện
Cacbonic (Co2)
Bã sắn

Năm 2012
Giá trị
Tỷ

Năm 2013
Giá trị
Tỷ


Giá trị

Tôc độ

(1.000

trọng

(1.000

trọng

(1.000

tăng

đồng)

(%)

đồng)

(%)

đồng)

(%)

81.747.729

552.050
200.350
82.500.129

99,1
0,7
0,2
100

95.279.864
620.045
350.200
96.250.109

99
0,6
0,4
100

13.532.135
67.995
149.850
13.749.980

TỔNG
(Nguồn: Phòng Kế Toán)
Nhận xét:
Mặt hàng của công ty tăng qua 2 năm.
+ Mặt hàng cồn tinh luyện năm 2013 so với năm 2012 tăng 13.532.135 (ngàn đồng)
do nhà máy tăng nguyên liệu sản xuất. Các sản phẩm phụ cũng tăng theo như

Cacbonic (CO2) từ 552.050 (ngàn đồng) năm 2012 lên 620.045 (ngàn đồng) năm
2013. Bã sắn tăng lên 149.850 (ngàn đồng).
+ Chính sách của công ty là sẽ tiếp tục tăng nguyên liệu đầu vào, tăng thành phẩm
cồn tinh luyện nhiều hơn nữa.
1.3.2 Kết quả sản xuất hoạt động kinh doanh năm 2012 – 2013.
STT
1
2
3

CHỈ TIÊU
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận

SVTT: LÊ THỊ THẢO

NĂM 2012

NĂM 2013

(1.000 đồng)

(1.000 đồng)

82.500.129
79.976.675
2.523.454

96.250.109

92.639.268
3.610.841

20

2013 SO 2012
Giá trị
Tôc độ
(1.000 đồng)
tăng (%)
13.749.980
17
12.662.593
16
1.087.387
43
(Nguồn: Phòng Kế Toán)
LỚP TCKT 36G

0,1
0,1
0,2


BÁO CÁO THỰC TẬP

SVTT: LÊ THỊ THẢO

GVHD: NGUYỄN VIẾT TRỌNG


21

LỚP TCKT 36G


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: NGUYỄN VIẾT TRỌNG

Nhận xét:
+ Doanh thu năm 2013 tăng 13.749.980 (ngàn đồng) ứng với tốc độ tăng
17% so với năm 2012.
+ Chi phí năm 2013 tăng 12.662.593 (ngàn đồng) ứng với tốc độ tăng 16%
so với năm 2012.
+ Lợi nhuận năm 2013 tăng 1.087.387 (ngàn đồng) ứng với tốc độ tăng 43%
so với năm 2012.
Ta thấy Doanh thu năm 2013 tăng so với năm 2012 chủ yếu do doanh thu từ
hoạt động sản xuất. Chi phí trong năm 2013 tăng là do Nhà máy tăng thêm năng
xuất Cồn, dẫn đến chi phí tăng. Với tỉ lệ tăng chi phí nhỏ hơn tỉ lệ tăng của doanh
thu. Mặt dù trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ lạm
phát thị trường có nhiều sự biến động... Nhưng do doanh nghiệp quản lý chi phí
trong quá trình sản xuất có phần tiết giảm nên ngày càng hiệu quả và tăng lợi
nhuận.
1.4 Sơ đồ, chức năng, nhiệm vụ của phòng tài chính - kế toán.
1.4.1. Sơ đồ tổ chức của Phòng Tài Chính Kế Toán.

TRƯỞNG PHÒNG

KẾ TOÁN
TỔNG HỢP


KẾ TOÁN
TIỀN LƯƠNG

KẾ TOÁN
THANH TOÁN,
CÔNG NỢ

THỦ QUỸ

KẾ TOÁN
NGUYÊN NHIÊN
LIỆU, VẬT TƯ

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ các thành viên trong bộ máy Kế toán.
* Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng TCKT):
- Chức năng:
+ Tổ chức hệ thống tài chính Kế toán trong Nhà máy, số liệu báo cáo tài chính.
SVTT: LÊ THỊ THẢO

22

LỚP TCKT 36G


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: NGUYỄN VIẾT TRỌNG


+ Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính.
- Nhiệm vụ:
+ Lập kế hoạch, quản lý tài sản, có kế hoạch cân đối trong việc phân phối vốn
kinh doanh và sử dụng vốn có hiệu quả, vốn giá thành, quỹ lương.
+ Tổ chức phổ biến, hướng dẫn kịp thời các chế độ chính sách, quy định về công
tác tài chính kế toán của Nhà nước cho các bộ phận trong Nhà Máy.
+ Kiểm tra kiểm soát việc chấp hành chế độ bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn của
doanh nghiệp, chính sách kinh tế tài chính, tín dụng và các hợp đồng kinh tế đã ký
kết.
+ Kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch sản xuất, tài chính, định mức kinh tế kỹ
thuật, đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sản xuất, chi phí quản lý.
+ Chịu trách nhiệm toàn bộ công việc của Phòng trước Giám đốc nhà máy.
* Kế toán tổng hợp (Phó phòng TCKT):
- Chức năng:
+ Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về tất cả các số liệu báo cáo tổng hợp.
- Nhiệm vụ:
+ Kiểm tra, xem xét toàn bộ số liệu kế toán, lập báo cáo tổng hợp.
+ Thường trực Hội đồng nghiệm thu nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, hoá chất, tài
sản của Nhà máy theo Quyết định Nhà máy đã ban hành.
+ Theo dõi, đối chiếu các khoản công nợ phát sinh của Nhà Máy và các đơn vị
liên quan.
* Kế toán tiền lương:
- Chức năng:
+ Lập các báo cáo nội bộ về quỹ lương và tình hình thay đổi quỹ lương.
+ Các công việc thống kê về lao động tiền lương.
- Nhiệm vụ:
+ Tập hợp các bảng chấm công của các phòng.
+ Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu kịp thời, chính xác.
+ Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các
đối tượng sử dụng.


SVTT: LÊ THỊ THẢO

23

LỚP TCKT 36G


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: NGUYỄN VIẾT TRỌNG

+ Lập báo cáo về lao động và tiền lương kịp thời và chính xác.
+ Tính lương, lập bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho
các Phòng Ban, Bộ phận như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ….
+ Lập bảng tổng hợp và phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương.
+ Trích BHXH, BHYT phải chi trả cho người lao động ốm đau, thai sản.
* Kế toán thanh toán, công nợ.
- Chức năng:
+ Thực hiện việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản tiền
mặt.
+ Xác định các hoá đơn chứng từ trước khi thu chi, các khoản thuế phải nộp Nhà
nước.
- Nhiệm vụ:
+ Kiểm tra chứng từ thanh toán, lập phiếu thu, phiếu chi theo thực tế phát sinh
của từng hạng mục chi phí, báo cáo tiền mặt, và báo cáo thuế.
+ Lập báo cáo TSCĐ và giá trị hao mòn của các loại TSCĐ trong Nhà máy (các
bảng phân bổ khấu hao TSCĐ hàng tháng).
+ Theo dõi, đối chiếu các khoản công nợ phát sinh của Nhà Máy và các đơn vị
liên quan. Theo dõi công nợ tạm ứng, đối chiếu các khoản công nợ phải trả, phải thu

của CB-CNV trong Nhà máy.
+ Thực hiện một số công việc khác do trưởng phòng phân công.
* Kế toán nguyên liệu, vật tư, thành phẩm:
- Chức năng:
+ Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nguyên liệu, vật tư,
thành phẩm. Số liệu sổ sách kế toán của các tài khoản liên quan.
- Nhiệm vụ:
+ Tổ chức theo dõi nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ chính xác các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh liên quan đến hạch toán.
+ Tổ chức kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện những thiếu sót, sai phạm trong
quá trình lập chứng từ, bản biểu kế toán thống kê.

SVTT: LÊ THỊ THẢO

24

LỚP TCKT 36G


×