Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Trung học phổ thông chuyên đề Lý luận văn học và Nghị luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.89 KB, 85 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn được xem là công tác mũi nhọn và trọng
tâm của trường THPT Chuyên nói chung và là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của
người giáo viên dạy chuyên nói riêng. Nó góp phần quan trọng trong việc hình thành,
phát triển các năng lực, bồi dưỡng nhân tài của người học đồng thời nâng cao trình độ
chuyên môn, tay nghề của người dạy.
Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn là công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi
nhiều công sức của cả thầy và trò, đặc biệt người thầy phải thật tâm huyết, tinh tế
trong công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng.
Những năm gần đây, đề thi chọn học sinh giỏi các cấp của các Tỉnh, Khu vực,
Quốc gia có cấu trúc chung gồm hai câu: câu 1 là câu nghị luận xã hội với mức điểm
8/20 điểm, câu 2 là nghị luận văn học với mức điểm 12/20 điểm; trong câu hỏi số 2
học sinh cần phải có những kiến thức lý luận văn học cơ bản để làm bài. Trên thực tế,
phạm vi đề ra về kiến thức lý luận và nghị luận xã hội là rất rộng mà số tiết phân bố
cho việc dạy bồi dưỡng không nhiều nên việc bồi dưỡng còn gặp những khó khăn nhất
định.
Sau nhiều năm nghiên cứu, với những kết quả đã đạt được, chúng tôi xin trao
đổi kinh nghiệm và chia sẻ nguồn từ liệu để áp dụng vào công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi môn Ngữ văn nhằm nâng cao chất lượng đội tuyển với giải pháp Một số kinh
nghiệm dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Trung học phổ thông chuyên đê
Lý luận văn học và Nghị luận xã hội.
2. Giới hạn (Phạm vi và mục đích nghiên cứu)
2.1. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu của đề tài này gồm hai nội dung: Lý luận văn học (một phần yêu
cầu trong câu 12 điểm) và Nghị luận xã hội (câu 8 điểm). Nghiên cứu được tiến hành
giảng dạy ở các đội tuyển chọn học sinh giỏi dự thi cấp Tỉnh, Khu vực của trường
THPT Chuyên Bảo Lộc và đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp Quốc gia của Tỉnh Lâm
Đồng cụ thể như sau:
- Đội tuyển Olimpic Ngữ văn 10 năm học 2012 – 2013
1




- Đội tuyển Olimpic Ngữ văn 10,11 năm học 2013 – 2014
- Đội tuyển Olimpic Ngữ văn 10,11 năm học 2014 – 2015
- Đội tuyển Olimpic Ngữ văn 10,11 năm học 2015 – 2016
- Đội tuyển thi chọn Học sinh giỏi cấp Tỉnh năm học 2013 – 2014
- Đội tuyển thi chọn Học sinh giỏi cấp Tỉnh năm học 2014 – 2015
- Đội tuyển thi chọn Học sinh giỏi cấp Tỉnh năm học 2015 – 2016
- Đội tuyển thi chọn Học sinh giỏi cấp Quốc gia năm học 2015 – 2016
2.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm mục đích:
- Trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ nguồn tư liệu dùng cho giảng dạy, bồi dưỡng
học sinh giỏi môn Ngữ văn các cấp.
- Đổi mới phương pháp dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn theo hướng
tích hợp, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng đội tuyển.
- Phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng làm văn nghị
luận xã hội và Lý luận văn học.
3. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện giải pháp này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu: Thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu, tổng hợp đánh giá vấn đề, thực nghiệm…
4. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9/ 2012 đến nay.

2


PHẦN NỘI DUNG
A. Cơ sở lí luận
I. Văn nghị luận
“Văn nghị luận: Thể văn nghị luận viết về những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều

lĩnh vực đời sống khác nhau: chính trị, xã hội, triết học, văn hoá. Mục đích của văn
chính luận là bàn bạc, thảo luận, phê bình hay truyền bá tức thời một tư tưởng, một
quan điểm nào đó. Đặc trưng cơ bản nhất của văn chính luận là tính chất luận thuyết.
Văn chính luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lí
lẽ” (Lại Nguyên Ân, 150 Thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H.1999)
Như vậy, văn nghị luận là loại văn phổ biến trong nhà trường, thường được lấy
làm yêu cầu của phần làm văn trong các đề thi hiện nay. Nội dung và cấu trúc của một
văn bản nghị luận được hình thành từ các yếu tố cơ bản là: Vấn đề cần nghị luận (luận
đề), luận điểm, luận cứ và lập luận (luận chứng). Căn cứ vào nội dung nghị luận, có
thể chia văn nghị luận thành hai loại: nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
II. Nghị luận xã hội
Nghị luận xã hội là một dạng bài trong văn nghị luận, dùng lí lẽ và dẫn chứng
để bàn bạc về một vấn đề xã hội nhằm thể hiện quan điểm, tư tưởng, lập trường của
người viết. Nghị luận xã hội không chỉ mang những đặc điểm chung của văn nghị luận
mà còn có những đặc trưng riêng. Trước hết, đề tài của dạng bài nghị luận xã hội hết
sức rộng mở gắn liền với đời sống thực tiễn phong phú đa diện đa chiều. Nó gồm tất
cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, lối sống, quan niệm sống hay một hiện tượng tích
cực hoặc tiêu cực đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, có thể nói,
nghị luận xã hội là dạng bài văn ghi đậm dấu ấn cá nhân của người viết nhất. Trước
các vấn đề xã hội, người viết có quyền bộc lộ thẳng thắn suy nghĩ, quan điểm của
mình, có quyền đồng tình hoặc không đồng tình, bảo vệ quan điểm của mình hoặc
phản bác những ý kiến đi ngược lại với nhận thức của bản thân.
Nghị luận xã hội thường được chia thành ba dạng:

3


- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: Bàn luận về một vấn đề tư tưởng, đạo đức,
lối sống… của con người, mang tính khái quát cao về những chân lí, những bài học
đạo đức; góp phần định hướng cho con người có lẽ sống tốt đẹp.

- Nghị luận về một hiện tượng đời sống: Bàn luận về một hiện tượng, một vấn
đề có tính thời sự, được dư luận xã hội quan tâm, thường đi vào những vấn đề cụ thể
(như những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực) trong cuộc sống. Từ đó, gợi ý cho con
người những hành vi và cách ứng xử đúng đắn.
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học: Bàn luận về
một vấn đề xã hội (một tư tưởng, đạo đức, lối sống hoặc một hiện tượng đời sống)
được rút ra từ một câu/ một đoạn trích hoặc rút ra từ nội dung của một tác phẩm văn
học nào đó. Xuất phát từ nội dung xã hội cụ thể trong một tác phẩm văn học, đề bài
hướng đến mục tiêu: Hình thành cho học sinh năng lực khái quát vấn đề, thể hiện quan
điểm của mình trước những vấn đề đời sống.
Ngoài những nét khác biệt như trên, ba dạng đề này còn có những điểm tương
đồng về:
- Về nội dung: Cùng đề cập đến những vấn đề xã hội, góp phần nâng cao nhận thức và
định hướng về lối sống, cách ứng xử cho con người.
- Về phương pháp nghị luận: Để thực hiện các dạng bài trên, người viết đều cần vận
dụng kết hợp các thao tác lập luận như: giải thích, bình luận, phân tích, chứng minh,
bác bỏ để bàn luận, trình bày quan điểm của mình xoay quanh vấn đề xã hội được đề
cập.
III. Lý luận văn học
Lý luận văn học là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát,
bao gồm trong đó sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội
-thẩm mỹ của nó, đồng thời xác định phương pháp luận và phương pháp phân tích
văn học văn học. Đối tượng nghiên cứu gồm các nhóm lý thuyết chính:
- Đặc trưng văn học: là hoạt động sáng tạo tinh thần của con người bao gồm tính hình
tượng, tính nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ, các thuộc tính xã hội của văn học, các
4


nguyên tắc đánh giá sáng tác văn học nói chung.
- Cấu trúc tác phẩm: bao gồm các khái niệm về đề tài, chủ đề, nhân vật, tính cách, cảm

hứng, cốt truyện, kết cấu, các vấn đề phong cách học, ngôn ngữ, thi pháp, luật thơ ...
- Quá trình văn học: bao gồm các khái niệm chính về phong cách, các loại và các thể
văn học, các trào lưu, khuynh hướng văn học và các quá trình văn học nói chung
B. Cơ sở thực tiễn
I. Thời lượng và nội dung kiến thức học sinh được học
1. Lý luận văn học
Chương trình Ngữ văn THPT, phần Lí luận văn học được phân bố 7 tiết với 4 bài:
+ Lớp 10: Văn bản văn học (1 tiết).
+ Lớp 11: Một số thể loại văn học (2 tiết).
+ Lớp 12: Quá trình văn học và phong cách văn học (2 tiết), Giá trị văn
học và tiếp nhận văn học (2 tiết).
Chương trình chuyên sâu, phần Lí luận văn học được phân bố 33 tiết với 5 chuyên đề:
+ Văn học – Nhà văn – Quá trình sáng tác (5 tiết) - Lớp 10.
+ Đọc hiểu văn bản văn học (6 tiết) – Lớp 11.
+ Đọc thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch (8 tiết) - Lớp 11.
+ Tiếp nhận văn học và các giá trị của văn học (7 tiết) - Lớp 12.
+ Một số vấn đề về quá trình văn học (7 tiết) - Lớp 12.
Kiến thức lí luận văn học vốn là những kiến thức khái quát về bản chất, giá trị
của văn học, cấu trúc tác phẩm, quá trình văn học...được vận dụng trong bài làm văn.
Đối với một bài văn học sinh giỏi, đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kết hợp kiến
thức lí luận với khả năng đọc - hiểu, cảm thụ văn bản. Vậy, dạy thế nào để trang bị
được những kiến thức lí luận văn học cơ bản và cần thiết cho học sinh?
2. Nghị luận xã hội
Chương trình Ngữ văn THPT, nội dung nghị luận xã hội được phân bố như sau:
+ Lớp 10: Bài viết số 3 (2 tiết).
+ Lớp 11: Bài viết số 1 (1 tiết), Bài viết số 5 (1 tiết),
5


+ Lớp 12: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (1 tiết), Nghị luận về một

hiện tượng đời sống (1 tiết), Bài viết số 1 (1 tiết), Bài viết số 2 (về nhà)
Số tiết phân bố cho dạy đội tuyển quốc gia là 48/300 tiết, đội tuyển Tỉnh, Khu
vực là 20/90 tiết.
II. Thống kê một số đề thi chọn học sinh giỏi các cấp trong thời gian gần đây
1. Đề thi chọn học sinh giỏi của Tỉnh Lâm Đồng
- Năm học 2013 - 2014
Câu 1: (8 điểm)
Một anh chàng nọ nói với mọi người rằng anh ta rất muốn từ bỏ thế giới này
nhưng vì gia đình quá yêu thương anh ta nên anh không đành lòng ra đi.
Chuyện này đến tai một nhà thông thái. Ông bèn bảo anh chàng kia rằng:
- Có thật như vậy không? Để ta thử xem nhé …
Nhà thông thái yêu cầu anh chàng hãy giả vờ chết để xem chuyện gì sẽ xảy ra.
Ngày hôm sau, theo hướng dẫn của nhà thông thái, anh chàng giả chết y như thật. Cả
gia đình anh ta không ngừng khóc than thảm thiết. Đúng lúc ấy, nhà thông thái xuất
hiện và bảo rằng ông có khả năng làm cho anh chàng sống lại với điều kiện ai đó chịu
chết thay cho anh ta. Ông hỏi:
- Có ai tình nguyện không?
Và “xác chết” đã hết sức ngạc nhiên khi mọi thành viên trong gia đình đều từ chối
yêu cầu chết thay. Họ đưa ra những lý do hết sức chính đáng cho việc vì sao mình cần
phải sống…, vợ anh ta nói rằng:…………..
(Theo Hạt giống tâm hồn: Bài học vô giá từ những điều bình dị, NXB Tổng hợp
TPHCM)
1.

Lời người vợ?

2.

Câu chuyện trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?


Câu 2: (12 điểm)
Sự thăng hoa tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu trong thi phẩm Vội vàng và
Hàn Mặc Tử trong thi phẩm Đây thôn Vĩ Dạ.
Vội vàng
6


Xuân Diệu
Tặng Vũ Đình Liên
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…
- Năm học 2014 - 2015
Câu 1: (8 điểm)
7


Đây là câu chuyện có thật diễn ra ở Nhật Bản – câu chuyện lạ lùng và cảm động
về một loài vật vốn đã rất quen thuộc với chúng ta.
Chuyện kể rằng, khi sửa nhà, một anh thanh niên người Nhật đã tìm thấy một
con thằn lằn bị kẹt bên trong khe hở nhỏ giữa hai bức tường bằng gỗ. Một sự tình cờ
nào đó đã khiến chân chú thằn lằn tội nghiệp bị cây đinh ghim vào tường. Nhưng lạ
lùng hơn nữa là căn nhà đã được xây dựng hơn mười năm, điều đó đồng nghĩa với
việc chú đã sống trong tình trạng này suốt thời gian qua.
Quá ngạc nhiên với những gì diễn ra trước mắt, chàng trai bèn ngưng làm việc
và tò mò theo dõi xem chú thằn lằn đã sống ra sao trong tình trạng bị “cầm tù” như
vậy. Không lâu sau đó, anh nhìn thấy một con thằn lằn khác xuất hiện, miệng ngậm đồ
ăn đến bên con thằn lằn bị ghim vào tường.
Một cảnh tượng thật cảm động. Con thằn lằn bị ghim đinh đã được một con
thằn lằn khác nuôi ăn trong suốt mười năm qua. Không ngờ loài vật tưởng chừng
không suy nghĩ, không cảm xúc lại có thể có một tình cảm sâu nặng đến như vậy. Có
lẽ, chỉ tình yêu mới tạo nên nghị lực sống và tinh thần phục vụ kỳ diệu đến thế.
Thử tưởng tượng cặp thằn lằn ấy đã sống thế nào suốt chừng ấy năm. Chắc
hẳn con thằn lằn bị đinh ghim dù phải chịu đau đớn nhưng vẫn không ngừng hy vọng.
Với con còn lại, nó đã làm việc không biết mệt mỏi và không hề bỏ rơi bạn mình trong
suốt mười năm. Loài sinh vật nhỏ này đã làm được điều mà con người chúng ta cũng
phải thán phục. Chúng ta thì sao?…
(Theo Hạt giống tâm hồn: Những câu chuyện cuộc sống, Nxb Tổng hợp
TPHCM, 2013).

Đọc câu chuyện trên, anh/chị có suy nghĩ gì?
Câu 2: (12 điểm)
“Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung
lượng lớn; là lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa
nói hết.”
(Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục, năm 1992, trang 253)

8


Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng việc tìm hiểu một số truyện
ngắn trong chương trình Ngữ văn THPT, anh/chị hãy trình bày ý kiến của mình.
- Năm học 2015 - 2016
Câu 1: (8 điểm)
Sự bình yên
Một vị vua treo giải thưởng cho họa sĩ nào vẽ được bức tranh đẹp nhất về
sự bb́nh yên. Nhiều họa sĩ đã cố công dùng tài năng của mình để thể hiện sự bình yên ở
nhiều góc độ của cuộc sống. Nhà vua ngắm tất cả những bức tranh, nhưng ông chỉ
thích có hai bức, và phải chọn lấy một.
Trong hai bức tranh đó:
– Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ với những
ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng
bồng bềnh, trôi lững lờ. Tất cả những ai ngắm bức tranh đều cho rằng đây là một bức
tranh bình yên thật hoàn hảo.
– Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng là những ngọn núi trần
trụi và lởm chởm đá. Bên trên, bầu trời giận dữ đổ mưa như trút, kèm theo sấm chớp
ầm ầm. Bên vách núi là dòng thác cuồn cuộn nổi bọt trắng xóa. Thật chẳng bình yên
chút nào!
Nhưng sau khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây
nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Nơi đó, giữa dòng thác trút nước xuống một

cách giận dữ, có con chim mẹ đang thản nhiên đậu trên tổ của mình, bên cạnh đàn
chim con ríu rít… Bình yên thật sự…
“Ta chấm bức tranh này!”- Nhà vua công bố. “Sự bình yên không có nghĩa là
không ồn ào, không giận dữ. Bình yên có nghĩa là ngay chính khi đang ở trong phong
ba bão táp, ta vẫn cảm thấy còn có sự yên tĩnh hiện diện trong nội tâm mình. Đó mới
là ý nghĩa thực sự của sự bình yên”.
Anh (chị) hãy bình luận về sự lựa chọn của nhà vua.
Câu 2: (12 điểm)

9


Quy luật tổng quát, bao trùm của văn học là “tương ứng với cuộc sống, với thời đại, là
độc đáo, là không lặp lại”. (Theo Lí luận văn học – vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục,
1999, trang 38)
Qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THPT, anh (chị) hãy làm
sáng tỏ ý kiến trên.
2. Đề thi chọn học sinh giỏi Khu vực (Olimpic truyền thống 30/4 của các trường
THPT chuyên và không chuyên các tỉnh miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên)
- Năm học 2013 – 2014
*Lớp 10
Câu 1: (8 điểm)
Từ điển Oxford vừa công nhận YOLO (viết tắt của You only live once – mang ý nghĩa
là Bạn chỉ sống có một lần) là từ mới kể từ năm 2012. trong khi những từ khác thì phải
mất nhiều năm mới được ghi nhận sự tồn tại của mình một cách chính thức thì YOLO
chỉ cần một năm sau ngày chào đời vào tháng 11 năm 2011.
(Theo Hạ Chi– Báo Hoa học trò)
Anh (chị) có suy nghĩ gì về việc mọi người, đặc biệt là giới trẻ, đón nhận khẩu
hiệu YOLO một cách nồng nhiệt đến vậy?
Câu 2: (12 điểm)

Nhà thơ lớn ư? Là để cho nhân loại yêu mình bằng mọi cách
Khi thì nâng niu. Khi thì hạch sách.
Khi giày vò mỗi chữ
Khi trân trọng ngắm từ xa
Nhà thơ vẫn vẹn nguyên qua trăm lần thử lửa
(Thơ Bình Phương – đời lập phương, Chế Lan Viên toàn tập, NXB Văn học, 2002)
Anh (chị) hiểu như thế nào về ý thơ trên? Bằng những hiểu biết về Truyện Kiều,
đặc biệt là các đoạn trích được học trong chương trình Ngữ văn 10, hãy chứng minh
10


Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du xứng đáng là một kiệt tác qua trăm lần thử
lửa.
*Lớp 11
Câu 1: (8 điểm)
Nick Vujicic – tác giả cuốn sách Cuộc sống không có giới hạn từng tâm sự: “Từ sâu
thẳm trái tim mình, tôi tin rằng cuộc đời không có bất cứ giới hạn nào hết. Cho dù
những thách thức mà bạn đang phải đối mặt là gì đi nữa, cho dù những thách thức ấy
co khốc liệt, nghiệt ngã đến mức nào chăng nữa, tôi cũng mong bạn hãy tin tưởng và
cảm thấy như vậy về cuộc sống của mình”
Ý kiến trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ già về những giới hạn của cuộc sống?
Câu 2: (12 điểm)
Văn học của cả dân tộc giống như một cây đàn và mỗi nhà văn giống như một sợi dây.
Trên cây đàn có những cung bậc riêng, âm điệu riêng nhưng chúng hợp lại tạo nên
một giai điệu chung. Từ hiểu biết về các tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu, Chí Phèo
của Nam Cao, làm sáng tỏ ý kiến trên.
- Năm học 2014 – 2015
*Lớp 10
Câu 1: (8 điểm)
Nhà văn Lỗ Tấn khẳng định: “Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi

mãi thì thành đường thôi”
Nhà thơ Robert Frost viết: “Trong rừng có nhiều lối đi/ Và tôi chọn lồi đi không có
dấu chân người”
Anh (chị) sẽ chọn lối đi đã được người ta đi mãi thành đường hay lối đi không có dấu
chân người?
Câu 2: (12 điểm)
Nhà thơ Xuân Diệu nhận định: “Trán thi sĩ chạm mây nhưng trong ruột thơ vẫn cháy
lên một ngọn lửa đời rất ấm”.
11


Ạnh (chị) hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy cảm nhận về ngọn lửa đời rất ấm
trong các tác phẩm Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) và Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du)
*Lớp 11
Câu 1: (8 điểm)
“Bạn là một nhãn hiệu. Khi người ta nghe tên bạn, họ liên tưởng ngay đến điều gì đó.
Khi nhìn thấy bạn, họ nảy sinh một cảm xúc nhất định. Dù thích hay không, bạn vẫn
thực sự là một nhãn hiệu”
Đó là chia sẻ của Robin Sharma, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về
huấn luyện nghệ thuật lãnh đạo và phát triển bản thân, tác giả của tám cuốn sách bán
chạy nhất thế giới. Còn anh (chị) , anh (chị) nghĩ sao về nhãn hiệu của con người trong
cuộc sống?
Câu 2: (12 điểm)
Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã phai tàn tháng ngày
(Hành trình của bầy ong – Nguyễn Đức Mậu)

Hành trình của bày ong trong đoạn thơ trên gợi cho anh, chị suy nghĩ gì về hành trình
sáng tạo của người nghệ sĩ? Anh, chị có cảm nhận gì về những mùa hoa mà Xuân
Diệu và Nguyễn Tuân đã giữ lại cho con người, cuộc đời qua các tác phẩm Vội vàng
và Chữ người tử tù.
- Năm học 2015 – 2016
*Lớp 10
Câu 1: (8 điểm)
12


Đất ôm ấp cho những hạt nảy mầm
Nhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Thì chắc gì ta nhận được ra nhau?
(Tự sự – Nguyễn Quang Hưng)
Đoạn thơ trên gợi cho anh/ chị những suy nghĩ gì về vấn đề “ta nhận được ra ta” trong
đời sống?
Câu 2: (12 điểm)
Nhà văn là “người vẫn còn mang vết thương đã lại đi chữa vết thương cho người
khác”
(Theo Sỏi đá buồn tênh – Nguyễn Ngọc Tư)
Bằng một vài tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 10, anh/ chị hãy
làm sáng tỏ ý kiến trên.
*Lớp 11
Câu 1: (8 điểm)
Phải chăng “sự thỏa hiệp là một cái ô tốt” (Lowei) ?
Câu 2: (12 điểm)
Có những tác phẩm văn học ít quan tâm đến cái thế giới đang là mà quan tâm nhiều
đến cái thế giới có thể là và phải là (theo A-ri-xtôt).
Anh (chị) hãy làm rõ ý kiến trên qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ

văn 11.
3. Đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia
- Năm 2013 - 2014
Câu 1 (8,0 điểm): Phải chăng sống là tỏa sáng?
Câu 2 (12,0 điểm): “Văn học chân chính ngay cả khi nói về cái xấu, cái ác cũng chỉ
nhằm thể hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện” Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
13


- Năm học 2014 – 2015
Câu 1 (8,0 điểm): Nếu không sống bằng cái đầu của mình thì có nghĩa là bạn đang
sống bằng cái đầu của người khác. Ý kiến trên gợi cho bạn những suy nghĩ gì?
Câu 2 (12,0 điểm): Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng
chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc. Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của
mình, bạn hãy bình luận ý kiến trên.
- Năm học 2015 – 2016
Câu 1 (8,0 điểm): Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến của Oliver Wendell Holmes “Điều
quan trọng không phải là chúng ta có được vị trí nào trong cuộc đời, mà là đích đến
cuối cùng của chúng ta ở đâu”
Câu 2 (12,0 điểm): Marcel Proust quan niệm: “Thế giới được tạo lập không phải một
lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập”.
Tô Hoài cho rằng: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”. Bằng trải
nghiệm văn học của bản thân anh/ chị hãy bình luận những nhận định trên.
Qua khảo sát, nghiên cứu chúng tôi nhận thấy nghị luận xã hội và Lý luận văn
học là dạng đề đắc dụng trong các đề thi chọn học sinh giỏi Tỉnh, Khu vực, Quốc gia.
Do vậy, chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm bồi dưỡng chuyên đề Nghị luận xã
hội và Lý luận văn học.
III. Giải pháp dạy bồi dưỡng đội tuyển
1. Chuyên đề Lý luận văn học*
a. Thời lượng dạy chuyên đề Lí luận văn học với trường THPT chuyên khoảng 20

tiết, với trường THPT không chuyên khoảng 30 tiết (trong tổng số tiết bồi dưỡng), đội
tuyển quốc gia 50/ 300 tiết.
b. Tài liệu tham khảo cần co:
- Hà Minh Đức (chủ biên) – Lí luận văn học – NXB Giáo dục, H, 2007.
………………………………………………………………………………….
*Đăng trên Tạp chí chí Dạy và học ngày nay số 12/2014, đăng trong Kỉ yếu của Hội nghị Liên kết bồi dưỡng
học sinh giỏi các tỉnh khu vực Duyên hải, Nam trung bộ và Tây nguyên lần thứ V và báo cáo tại Hội nghị.

14


- Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) – Từ điển thuật ngữ
văn học – NXB giáo dục, H, 1992.
- Lê Anh Xuân (chủ biên) – 100 đề chuyên bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT –
NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2011.
- Đỗ Ngọc Thống – Tài liệu chuyên văn – NXB Giáo dục Việt Nam, H, 2012.
c. Phương pháp giảng dạy: Cung cấp kiến thức lí luận văn học thật cô đọng, ở mỗi
vấn đề lí luận văn học, giáo viên cung cấp đề bài minh họa cho học sinh giải đề. Với
chuyên đề lí luận văn học, học sinh cần:
- Nắm được vai trò và ý nghĩa của lí luận văn học:
+ Hiểu sâu hơn tác phẩm (tiếp nhận).
+ Viết dạng đề lí luận văn học tốt hơn (tạo lập).
- Nắm được các nội dung lí luận văn học cơ bản
+ Một số khái niệm/ thuật ngữ văn học cơ bản.
+ Một số vấn đề lí luận văn học cơ bản.
- Nắm được yêu cầu:
+ Nội dung cơ bản của khái niệm/ vấn đề lí luận văn học.
+ Vai trò và ý nghĩa của khái niệm/ vấn đề lí luận văn học ấy đối với người học/
người đọc
+ Vận dụng được trong tiếp nhận và tạo lập văn bản.

d. Nội dung giảng dạy: GV tiến hành giảng dạy 5 vấn đề lí luận văn học quan trọng sau:
* Vấn đê 1. Tác phẩm văn học - đặc trưng và cấu trúc:
- Đặc trưng ngôn từ và lao động ngôn từ, tính đa nghĩa.
- Cấu trúc: Nội dung và hình thức (loại, thể…).
- Đề bài minh họa:
Đê 1: Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ. Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.
Đê 2: Anh, chị hãy giải thích câu nói của nhà nghiên cứu văn học Khrapchenco: Sáng tạo
nghệ thuật chân chính tuyệt nhiên không phải là sự minh họa giản đơn cho tư tưởng này
hoặc tư tưởng khác cho dù đó là tư tưởng rất hay.
Đê 3: Nhà văn Sô-lô-khôp đã từng khẳng định: Người nghệ sĩ không thể lạnh lùng khi
sáng tạo. Khi viết, máu phải sôi lên. Hãy bình luận ý kiến trên.
15


Đê 4: Nhà phê bình Nga, Belinsky (1811-1848) đã định nghĩa điển hình nghệ thuật như
là một người lạ mặt quen biết. Anh, chị hiểu điều đó như thế nào? Hãy phân tích một số
điển hình văn học để làm sáng tỏ ý kiến của mình.
Đê 5: Trong Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du khẳng định: Chữ tâm kia mới bằng ba
chữ tài. Ý kiến trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về phẩm chất của người nghệ sĩ?
Đê 6: Nghệ sĩ là người biết khai thác các ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm trong
ấn tượng riêng ấy cái có giá trị khái quát và làm cho chúng có được hình thức riêng.
(M.Gorki - Bàn về văn học). Hãy bình luận ý kiến trên.
Đê 7: Hình tượng là kết tinh của những ấn tượng sâu sắc về cuộc đời, từng làm nhà văn
day dứt, trăn trở và thôi thúc họ phải nói to lên để chi sẻ với người khác . (Văn học 10,
tập 2, trang 111, NXB Giáo dục 2003)
Đê 8: Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn, Mác-xen Pruxt cho rằng: Một cuộc thám
hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới. Anh/chị
hãy trình bày ý kiến của mình về nhận định trên?
Đê 9: Trong bài viết Sự sáng tạo cái mới trong văn học nghệ thuật, Giáo sư Trần Đình Sử
cho rằng: Điều then chốt là phải luôn luôn sáng tạo ra cái mới…Cái quý của nhà văn là

sáng tạo ra cái mới chứ không phải viết được nhiều. (Văn học và thời gian – NXB Văn
học, 2001 – trang 185). Ý kiến của anh, chị về nhận định trên? Hãy làm sáng tỏ qua một
số tác phẩm văn học mà anh chị biết.
Đê 10: Giải thích quan niệm sau đây của nhà thơ Chế Lan Viên:
Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật
Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay
Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc,
Ngọt mật ở đồng bằng mà hút nhị tận miền Tây
(Tuyển tập Chế Lan Viên, Ong và mật, NXB Văn học, 1985)
* Vấn đê 2. Tiếp nhận và phân tích tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại:
- Tiếp nhận và đọc - hiểu.
- Cảm nhận và phân tích.
- Những xu hướng cần tránh.
- Đề bài minh họa:
16


Đê 1: Có ý kiến cho rằng: Khi đọc một tác phẩm văn học, người đọc cần sống với tác
phẩm bằng toàn bộ tâm hồn để cảm nhận thông điệp thẩm mĩ mà tác giả gửi đến cho
người đọc. Suy ngẫm của anh, chị về ý kiến trên.
Đê 2: Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ
tứ tuyệt. Trong đó những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ
vậy. (Nguyễn Đăng Mạnh – Trong cuộc tọa đàm về cuốn sách Chân dung và đối thoại
của Trần Đăng Khoa báo Văn nghệ số 14, 4/1999).
Anh/chị hãy giải thích ý kiến trên. Chọn phân tích một truyện ngắn trong
chương trình Ngữ văn lớp 11 để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đê 3: Bàn về thơ, nhà phê bình văn học Belinsky (1811- 1848) cho rằng: Thơ trước
hết là cuộc đời, sau đó là nghệ thuật. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Hãy phân tích và làm sáng tỏ điều đó qua các tác phẩm thơ đã học trong sách giáo
khoa Ngữ văn 12.

Đê 4: Mỗi bài thơ hay là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, có khả năng làm sống dậy
trong lòng người đọc những liên tưởng phong phú. Cảm nhận của anh/chị về một bài
thơ như thế.
Đê 5: Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh.
Để đạt được một lúc ba điều ấy, đối với các thi sĩ vẫn là điều bí mật. Anh (chị) hãy
bình luận nhận định trên. Liên hệ với thực tế thơ ca để làm sáng rõ ý kiến của anh
(chị).
* Vấn đê 3. Các mối quan hệ trong văn học:
- Nội dung và hình thức.
- Nhà văn - hiện thực cuộc sống và tác phẩm.
- Dân tộc - cổ điển và hiện đại.
- Tâm và tài…
- Đề bài minh họa:
Đê 1: Cái đẹp mà văn học đem lại không phải là cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật
đời sống được khám phá một cách nghệ thuật (Hà Minh Đức). Suy nghĩ của anh, chị
về ý kiến trên.
Đê 2: Trong Sổ tay thơ Chế Lan Viên có viết:
17


Bài thơ anh làm một nửa mà thôi
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy
Suy nghĩ của anh chị qua một số tác phẩm văn học.
Đê 3: Tác phẩm văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Đê 4: Là sản phẩm của sự khái quát hóa đời sống, hình tượng nghệ thuật là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan. (Lí luận văn học, trang 27, NXB Giáo dục, 1997)
Đê 5: Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày
và gửi gắm tâm tư. (Lê Ngọc Trà). Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích
một tác phẩm tự chọn để chứng minh.
Đê 6: Có ý kiến cho rằng :Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc

đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát
và cũng là nơi đi tới của văn học. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua tác phẩm
Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
Đê 7: Hai người cùng nhìn xuống, một người chỉ nhìn thấy vũng nước, người kia lại
nhìn thấy những vì sao – (Đốp – gien – cô). Hãy bình luận kiến trên.
*Vấn đê 4. Vai trò và tác dụng của văn học
- Đề bài minh họa:
Đê 1: Trong tác phẩm Việt Hán văn khảo, Phan kế Bính viết: Ngồi trong xó nhà mà
lịch lãm suốt hết các nơi danh lam thắng cảnh của thiên hạ, xem trên mảnh giấy mà
tinh tường được hết các việc hay, việc dở của thế gian; sinh ở sau mấy nghìn năm mà
tự hồ như được đối diện và được nghe tiếng bàn bạc của người sinh về trước mấy
nghìn năm, cũng là nhờ có văn chương cả. Bằng những hiểu biết của mình về văn học
anh, chị hãy bình luận và làm sáng tỏ nhận định trên.
Đê 2: Anh, chị hiểu và suy nghĩ như thế nào khi nhà thơ R. Gamzatov nói: Thơ ca,
nếu không có người, tôi đã mồ côi. (Trích Đagextan của tôi, tập 1, trang 150).
Đê 3: Văn chương có đủ sức để sửa sang cuộc đời mới đáng lưu truyền ở đời. (Ngô thế
Vinh)
Đê 4: Nhà tiết học Hi Lạp cổ đại Aristote có nói: Nhiệm vụ của nhà thơ không chỉ nói
về cái thực tại xảy ra mà là cái lẽ ra có thể xảy ra. Ý kiến của em về câu nói trên.

18


Đê 5: Có ý kiến cho rằng: Tác phẩm nghệ thuật thực sự bao giờ cũng làm cho độc giả
sửng sốt bởi tính chân thực, tính tự nhiên, tính đúng đắn, tính thực tế đến mức khi đọc
nó, bất giác ta tin tưởng sâu sắc rằng: Tất cả những gì kể trong đó đều diễn ra đúng
như thế chứ không thể khác được (Belinsky).
Đê 6: Bàn về chức năng của văn học nghệ thuật, Nguyên Ngọc cho rằng: Nghệ thuật
là phương thức tồn tại của con người, giữ cho con người mãi mãi là con người, không
sa xuống thành con vật và cũng không thành những ông thánh vô bổ vô duyên. Nghệ

thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính con người cho con người.
Cái cốt lỗi của nghệ thuật là tính nhân bản. (Báo văn nghệ, số 44). Anh, chị hãy bình
luận ý kiến trên.
*Vấn đê 5: Phong cách văn học: tác phẩm, tác giả…
- Đề bài minh họa:
Đê 1: Trong bài Ngoại cảnh trong văn chương, in trên báo Tràng An, số 82, ngày
10/12/1935, Hoài Thanh viết: Nhà văn không có phép thần thong để vượt ra ngoài thế
giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng. (Hoài
Thanh, trích từ cuốn Bình luận văn chương, NXB Giáo dục, 1998, trang 54). Hãy bình
luận và làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đê 2: Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: “Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám
ảnh. Để đạt được một lúc ba điều ấy, đối với các thi sĩ vẫn là điều bí mật”.Anh (chị)
hãy bình luận nhận định trên. Liên hệ với thực tế thơ ca để làm sáng rõ ý kiến của anh
(chị).
Đê 3: Nhà văn Macxim Gorki có nói: Bạn hãy giữ lấy cái gì là của riêng mình, hãy
săn sóc nó phát triển tự do. Lúc một nghệ sĩ không có cái là của riêng mình thì phải
thấy người đó không có gì hết. Suy nghĩ của em về ý kiến trên? Chọn một tác gia và
một tác phẩm để làm sáng tỏ.
Đê 4: Nhà văn I.X.Tuocghenhev nói: Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng
nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng
của bất kì một người nào khác. (Dẫn theo Khravchenko, Cá tính sáng tạo của nhà văn
và sự phát triển văn học, NXB Tác phẩm mới, 1978). Anh, chị hãy bình luận ý kiến

19


trên và làm sáng tỏ giọng điệu riêng biệt của Nguyễn Khuyến so với Trần Tế Xương
qua một số bài thơ tiêu biểu.
Đê 5: Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao viết: Văn chương không cần đến những
người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu văn mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp

được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng
tạo những cái gì chưa có. Hãy bình luận ý kiến trên.
Đê 6: Trong truyện ngắn Giăng sáng (1942) nhà văn Nam Cao viết: Nghệ thuật không
cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là
tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. Hãy giải thích và bình luận ý kiến
trên.
e. Hướng dẫn học sinh học và giải quyết đề bài
- Mỗi nội dung lí luận chọn một số tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc để chứng minh (Chọn
chi tiết, hình ảnh, câu…)
- Chọn dẫn chứng để chạm ngay vào vấn đề.
- Khai thác sâu dẫn chứng (tinh, chọn lọc), bình luận, đánh giá.
- Đánh giá, khái quát luận điểm đó.
- Mở rộng vấn đề: Theo thời gian (thời kì của văn học viết), theo không gian (Văn học
Việt Nam và Văn học nước ngoài) rồi tìm ra tiêu chí để phân loại, so sánh.
2. Chuyên đề Nghị luận xã hội*
a. Số tiết, nội dung bồi dưỡng
- Số tiết dạy: 50 tiết (đội tuyển quốc gia), 20 tiết (đội tuyển Khu vực, Tỉnh)
- Nội dung: các dạng đề nghị luận xã hội:
+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
…………………………………………………………………………………….....
*Đăng trên Kỉ yếu của Hội nghị Liên kết bồi dưỡng học sinh giỏi các tỉnh khu vực Duyên hải, Nam trung bộ và
Tây nguyên lần thứ VI.

20


+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
b. Phương pháp giảng dạy
Trong chuyên đề này, giáo viên định hướng để học sinh biết xây dựng luận

điểm, chọn luận cứ, nắm một số phương pháp viết mở bài, nắm kĩ năng làm bài:
c. Nội dung giảng dạy
*Vấn đê 1: Tìm luận điểm tốt khi viết văn nghị luận xã hội
a. Thế nào là luận điểm tốt?
- Chính xác: không trái với thực tại khách quan và lí luận khoa học.
- Rõ ràng: khẳng định cái gì, phủ định cái gì, lập trường rõ ràng không lập lờ.
- Sâu sắc: cần phải đi sâu vào sự vật hiện tượng để làm lộ ra cái bản chất của các sự
vật và tìm ra những thứ có quy luật.
- Độc đáo: có những kiến giải độc đáo, mới mẻ đối với các sự việc và các loại vấn đề
khác nhau trong cuộc sống.
b. Cách đưa ra luận điểm tốt
- Đọc kĩ đề (tài liệu), xác định rõ nội dung yêu cầu.
- Đi sâu suy ngẫm, nắm vững trọng tâm của đề bài học tài liệu.
- Chọn đúng góc độ lập luận.
- Khái quát luận điểm bằng ngôn từ sắc bén.
*Vấn đê 2: Nên chọn luận cứ như thế nào?
a. Hình thức luận cứ: Trong văn nghị luận xã hội, luận cứ có hai hình thức:
- Luận cứ thực tế: bao gồm sự thực trong lịch sử, những loạt truyện điển hình hay
những con số được thống kê.

21


- Luận cứ đạo lí: bao gồm chân lí qua kiểm nghiệm thực tế, những luận điểm được
thuật lại bởi các danh nhân, trình bày và phân tích, cách ngôn, cùng với những nguyên
lí, khái niệm, định luật, công thức của tự nhiên và khoa học xã hội.
b. Phương pháp chọn luận cứ:
- Chọn luận cứ từ cuộc sống.
- Chọn luận cứ từ việc đọc sách.
c. Các nguyên tắc chọn luận cứ

- Xoay quanh luận điểm chính.
- Có tính đặc trưng.
- Luận cứ phong phú.
- Luận cứ có ý nghĩa thời đại.
- Luận cứ đầy đủ.
- Kết cấu chặt chẽ.
*Vấn đê 3: Một số phương pháp viết mở bài
Giáo viên giới thiệu cho học sinh một số phương pháp viết mở bài, mỗi phương
pháp giáo viên minh họa kèm theo đề bài, mở bài mẫu để học sinh tự so sánh, hình
dung:
-

Mở bài bằng câu danh ngôn.

-

Mở bài bằng cách đi thẳng vào vấn đề.

-

Mở bài bằng cách dẫn dắt nội dung bằng một câu chuyện.

-

Mở bài bằng cách đặt câu hỏi.

-

Mở bài bằng cách giải thích khái niệm.


-

Mở bài bằng phương pháp so sánh

*Vấn đê 4: Những yêu cầu vê ngôn ngữ trong bài nghị luận xã hội
- Lời văn phải chọn lọc, chuẩn xác.
22


- Ngôn ngữ phải giàu hình tượng.
- Ngôn ngữ phải có khí thế.
Ngôn ngữ phải mang tính logic chặt chẽ.
*Vấn đê 5: Tạo hứng thú học tập (Tích hợp, đổi mới phương pháp)
Thay vì cung cấp văn bản, giáo viên thay đổi cách thức để tạo hứng thú học tập
theo hướng dạy học tích hợp: Cung cấp văn bản bằng những clip, cho học sinh thưởng
thức âm nhạc,… để học sinh tự ra đề nghị luận xã hội rồi bàn bạc để tìm ra luận điểm,
luận cứ,…
*Vấn đê 6: Rèn luyện kĩ năng làm bài
1. Kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
a. Phạm vi đề tài
- Nhận thức về lí tưởng, mục đích sống…
- Đề cập đến mối quan hệ giữa con người với gia đình và xã hội.
- Đề cập đến vẻ đẹp tính cách, tâm hồn con người: lòng yêu nước, lòng nhân ái, bao
dung, lòng dũng cảm, thái độ trung thực…
b. Yêu cầu về nội dung
- Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
- Giải thích, phân tích theo từng ý, từng vế của vấn đề được nêu.
- Phát biểu nhận định, đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí đó (Khẳng định đối với
những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch).
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí.

c. Yêu cầu hình thức
- Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc.
- Có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp và có
chừng mực.
2. Kiểu bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống
23


a. Phạm vi đề tài
- Môi trường.
- Giao thông.
- Các tệ nạn xã hội.
- Lối ứng xử
- Hành vi lệch chuẩn
b. Yêu cầu về nội dung
- Nêu rõ hiện tượng đời sống cần bàn luận.
- Phân tích, đánh giá các biểu hiện của hiện tượng (tốt - xấu, đúng - sai, lợi - hại).
- Lí giải các nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng.
- Bày tỏ thái độ, ý kiến đối với hiện tượng đời sống đó. Đề xuất giải pháp đối với hiện
tượng đời sống đó.
- Rút ra bài học về cách sống, cách ứng xử nói chung và đối với bản thân.
c. Yêu cầu về hình thức
- Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc.
- Có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải có hiệu quả, nhất là
phần nêu chính kiến của bản thân.
*GV cần hướng dẫn HS:
- Tìm hiểu, nhận diện được hiện tượng đời sống được nêu trong đề bài.
- Chọn lựa những dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu để chứng minh cho vấn đề nghị
luận nhằm làm tăng sức thuyết phục đối với người đọc.
3. Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học

a. Rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn học
- Đọc hiểu những chi tiết quan trọng, tiêu biểu trong tác phẩm có liên quan đến vấn đề
cần nghị luận.
24


- Xác định tư tưởng, chủ đề, nội dung chính của tác phẩm hoặc hình tượng trung tâm.
- Khái quát vấn đề xã hội được đặt ra qua tác phẩm.
b. Rèn kĩ năng bình luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
- Giải thích, làm rõ vấn đề cần nghị luận nếu thấy cần thiết.
- Phân tích vai trò, ý nghĩa của vấn đề xã hội được đề cập.
- Chỉ ra những biểu hiện đa dạng phong phú của vấn đề xã hội đó trong đời sống hiện
nay.
- Nêu được những suy nghĩ cá nhân của người viết về vấn đề xã hội đó.
c. Rèn kĩ năng viết mở bài
- Cách 1. Giới thiệu vấn đề cần bàn luận rồi khẳng định vấn đề đó không chỉ là câu
chuyện/ tình tiết được đề cập trong một tác phẩm văn học cụ thể mà còn là một vấn đề
có ý nghĩa với xã hội hiện nay.
- Cách 2. Giới thiệu về tác phẩm văn học có liên quan, khẳng định một phương diện
quan trọng làm nên giá trị nội dung của tác phẩm chính là vấn đề có ý nghĩa xã hội
được tác giả đề cập. Sau đó nêu rõ vấn đề xã hội đó là gì.
d. Rèn kĩ năng viết thân bài
- Mỗi đoạn văn là sự triển khai hoàn chỉnh một nội dung đã được xác định từ khi lập
dàn ý.
- Bám sát dàn ý để viết thân bài là kĩ năng học sinh đã được rèn luyện khá nhiều, do đó
bài viết này chỉ tập trung trình bày về cách cách liên kết, việc tổ chức điểm nhìn cho
bài văn trong khi viết.
+ Dùng từ ngữ để liên kết
++ Nếu muốn nối các đoạn có quan hệ thứ tự để làm rõ tính hệ thống của việc sắp xếp
ý trong bài, ta có các từ ngữ liên kết như: trước tiên, trước hết, thoạt nhiên, tiếp theo,

sau đó, cuối cùng, một là, hai là, bắt đầu là…

25


×